Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề. 1

1.1. Sự cần thiết của đề tài. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.2.1. Mục tiêu chung. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu. 3

1.3.1.Không gian .3

1.3.2. Thời gian. 3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu. 3

1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan. 3

2. Phuơng pháp nghiên cứu. 3

2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 3

2.2. Phương pháp phân tích số liệu. 4

2.2.1. Phương pháp so sánh. 4

2.2.2. Phương pháp tỷ trọng. 4

2.2.3. Phương pháp đánh giá cá biệt. 4

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT. 4

2.2.5. Phương pháp đánh giá toàn diện. 4

CHƯƠNG 2 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN. 5

2.1. Khái niệm về ngân hàng thuơng mại. 5

2.2. Hoạch định chiến lược. 5

2.2.1. Khái niệm chiến lược. 5

2.2.2. Nội dung của hoạch định chiến lược. 5

2.2.2.1. Sứ mệnh (nhiệm vụ). 5

2.2.2.2. Những mục tiêu của chiến lược. 6

2.2.2.3. Phân tích môi trường kinh doanh và xác định cơ hội và nguy cơ. 6

A. Môi trường kinh doanh bên ngoài. 6

a. Môi trường vĩ mô. 6

b. Môi trường vi mô. 6

B. Cơ hội và nguy cơ. 7

2.2.2.4. Phân tích môi trường bên trong và xác định điểm mạnh - yếu. 7

A. Môi trường bên trong. 7

B. Xác định điểm mạnh. điểm yếu. 8

2.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh. 8

2.2.3.1. Đưa ra chiến lược thay thế.8

a. Nhóm chiến lược tăng trưởng. 8

b. Chiến lược tăng trưởng mở rộng. 9

c. Nhóm chiến lược thu hẹp hoạt động . 9

2.2.3.2. Lựa chọn chiến lược cho sự tiến hành thay đổi. 10

2.2.3.3. Các ma trận sử dụng trong hoạch định chiến lược. 10

a. Ma trận SWOT. 10

b. Ma trận QSPM. 11

2.3. Các dịch vụ của ngân hàng. 12

2.3.1. Khái niệm về dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán, chuỵển tiền, thu đổi ngoại tệ. 12

a. Chuyển tiền nước ngoài. 12

b. Phát hành thư tín dụng. 12

c. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ (D/A, L/C, D/P). 13

d. Dịch vụ bảo lãnh. 13

e. Bao thanh tóan xuất khẩu. 14

f. Chuyển tiền cá nhân. 15

g. Thu đổi ngoại tệ. 15

h.Vay tài trợ xuất khẩu. 15

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU. 16

3.1. Tổng quan về ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau. 16

3.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau. 16

3.1.2. Quá trình phát triển. 16

3.1.3 Chức năng của ngân hàng. 16

3.1.4. Nhiệm vụ. 17

3.1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động cụ thể của bộ máy ACB chi nhánh Cà Mau. 17

3.1.5.1 Bộ máy tổ chức và quản lý. 17

3.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 18

a.Giám đốc. 18

b. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh. 18

c. Chức năng nhiệm vụ của phòng giao dịch và ngân quỹ. 18

d.Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính. 20

e. Bộ phận kế toán. 20

g. Bộ phận xử lý nợ. 21

3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cà Mau. 22

3.2.1. Về doanh thu .23

3.2.2. Về chi phí. 25

3.2.3. Lợi nhuận. 27

3.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2008. 28

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. 29

4.1. Phân tích môi trường bên ngoài. 29

4.1.1. Yếu tố kinh tế. 29

4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế. 29

4.1.1.2 Tốc độ phát triển kinh tế. 30

4.1.1.3 Kim ngạch xuất khẩu. 31

4.1.2. Về chính trị và pháp luật. 34

4.1.2.1. Về chính trị. 34

4.1.2.2. Về pháp luật. 34

4.1.3. Văn hoá – xã hội. 39

4.1.3.1. Quy mô dân số. 39

4.1.3.2. Trình độ, văn hoá xã hội. 39

4.1.4. Đối thủ cạnh tranh. 41

4.1.5. Phân tích khách hàng. 42

4.1.5.1. Những đánh giá của khách hàng đối với những dịch vụ của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. 42

4.1.5.2. Những mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ ACB Cà Mau. 44

4.1.5.3. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. 46

4.1.5.4. Tình hình giao dịch của khách hàng về các SPDV trong năm. 46

4.2. Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ACB Cà Mau. 47

4.2.1. Những cơ hội. 47

4.2.2. Những thách thức. 48

4.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh. 49

4.3.1. Chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. 49

4.3.2. Chiến lược giá và sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh 51

a. Lãi suất của các đối thủ cạnh tranh. 51.

b. Sản phẩm. 51

4.3.3. Chiến lược chiêu thị. 62

4.3.4. Chiến lược phân phối. 64

4.4. Phân tích môi trường bên trong. 65

4.4.1. Yếu tố tài chính. 65

4.4.2. Yếu tố sản phẩm. 68

4.4.2.1. Dịch vụ bảo lãnh trong nước. 68

4.4.2.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế. 69

4.4.2.3. Doanh số cho vay chiết khấu và vay tài trợ XNK qua các năm. 70

4.4.2.4. Dịch vụ bao thanh toán trong nước. 71

4.4.2.5. Dịch vụ chuyển tiền cá nhân và thu đổi ngoại tệ. 72

4.4.3. Yếu tố giá. 72

4.4.4. Yếu tố năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức.75

4.4.4.1. Năng lực quản lý. 75

a. Họat động kinh doanh 75

b. Sự tuân thủ pháp luật. 75

4.4.4.2. Cơ cấu tổ chức. 75

4.4.5. Nhân sự. 76

4.4.6. Hoạt động chiêu thị và chính sách khuyến mãi. 77

a. Hoạt động chiêu thị 77

b. Về quảng cáo. 78

c. Về hình thức khuyến mãi. 78

4.3.7. Mạng lưới phân phối. 79

4.5. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của ACB Cà Mau. 79

4.5.1. Điểm mạnh. 79

4.5.2. Điểm yếu. 80.

CHƯƠNG 4

CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC

5.1. Xây dựng chiến lược. 81

5.1.1. Ma trận SWOT. 81

5.1.2. Phân tích chiến lược. 83

5.1.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường. 83

5.1.2.2. Chiến lược phát triển thị trường. 84

5.1.2.3.Chiến lược cạnh tranh dựa vào khách hàng. 84

5.1.2.4. Chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 85

5.1.2.5. Chiến lược phòng thủ. 86

5.1.2.6. Chiến lược Marketing. 86

5.1.3. Lựa chọn chiến lược. 86

5.2. Giải pháp thực hiện chiến lược. 93

5.2.1. Giải pháp về nhân sự. 93

5.2.2. Giải pháp phát triển chính sách Marketing. 94

5.2.3. Giải pháp mở rộng mạng lưới phân phối. 95

5.2.4. Giải pháp về sản phẩm. 95

5.2.5 . Giải pháp về giá. 96

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận. 97

6.2. Kiến nghị. 97

 

doc99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lĩnh vực XNK. 4.1.2. Về chính trị và pháp luật. 4.1.2.1. Về chính trị. Trong những năm gần đây Việt Nam nói chung được xem như là nơi có nền chính trị ổn định nhất Đông Nam Á. Chính trị ổn định thúc đẩy nền kinh tế phát triển. GDP liên tục tăng kéo theo sự phát triển của các ngành công-nông nghiệp và dịch vụ trong đó có ngành ngân hàng. Tỉnh Cà Mau cũng vậy. Trong những năm qua nền kinh tế luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng. UBND TP luôn có những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với một số lĩnh vực, ngành nghề trong đó có lĩnh vực ngân hàng ban hành những chính sách ưu đãi đối với các NHTMCP nên đây cũng là yếu tố có lợi cho hoạt động kinh doanh của ACB. UBND Tỉnh rất quan tâm và phối hợp tốt với ngành thương mại về công tác quản lý, kiểm sóat được thị trường ổn định tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi sẽ tạo đà cho ngân hàng mở rộng thị phần. ACB cũng được thừa hưởng cơ hội ấy. 4.1.2.2. Về pháp luật. - Năm 2007 NHNN đã ban hành quyết định 18/2007/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. a. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ quy định: Nhóm 1:0%, nhóm 2:5%, nhóm 3:20%, nhóm 4:50%, nhóm 5:100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh cho chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo từng khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khỏan nợ được tính theo công thức: R=max{0,(A-C)} Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: Số dư nợ gốc của khỏan nợ. C: giá trị khấu trừ của TSĐB. R:Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. b. Trong khoản 3 điều 4 được sửa đổi bổ sung như sau: Đối với các khỏan bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các cam kết ngoại bảng), tổ chức tín dụng phải phân loại các nhóm quy định tại điều 6 hoặc điều 7 quy định này như sau: + Khi tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, tổ chức tín dụng phân loại và trích lập dự phòng đối với các khoản cam kết ngoại bảng như sau: Phân loại vào nhóm 1 và trích lập dự phòng chung theo quy định tại điều 9 quy định này nếu tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết. Phân loại vào nhóm 2 trở lên tùy theo đánh giá của TCTD và trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung theo quy định tại điều 8, điều 9 quy định này nếu tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết. + Khi TCTD phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD phân loại các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khỏan thanh tóan đối với chấp nhận thanh toán vào các nhóm nợ theo quy định tại điều 6 hoặc 7 quy định này với số ngày quá hạn được tính ngay từ ngày TCTD thực hiện nghĩa vụ thực hiện của mình theo cam kết như sau: Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày. Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn dưới 30 ngày đến 90 ngày. Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn dưới 91 ngày trở lên. TCTD phân loại theo nguyên tắc: Các khoản trả thay đổi với khoản bảo lãnh, các khỏan thanh tóan đối với chấp nhận thanh toán vào nhóm nợ có rủi ro tương đương hoặc cao hơn nhóm nợ mà các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán đã được phân loại trước đó theo quy định tại điểm a khoản 4 điều này. - Qđ 277/NVQĐ-KDN.07 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Á Châu ban hành những quy định cho cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. + Đối với cho vay tài trợ xuất khẩu có TSĐB: là vịêc cho vay tài trợ xuất khẩu mà đơn vị xuất khẩu có TSĐB cho tòan bộ 100% giá trị khỏan vay theo đúng theo đúng quy định hiện hành của ACB về đảm bảo nợ vay. Trong trường hợp này được áp dụng đối với các hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo phương thức L/C, D/P, D/A, T/T, CAD. + Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu không có TSĐB bao gồm: Trường hợp có TSĐB một phần: Là việc cho vay tài trợ xuất khẩu mà đơn vị xuất khẩu có đảm bảo tài sản trong đó tỷ lệ cho vay tài sản trên tài sản đảm bảo cao hơn quy định hiện hành của ACB về đảm bảo nợ vay, trường hợp này được áp dụng đối với các hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo phương thức L/C, D/P, D/A có thời gian trả chậm tối đa 90 ngày. Trường hợp không có TSĐB: Là việc cho vay tài trợ XNK hoàn tòan không có TSĐB nào khác ngoài TS hình thành từ vốn vay. Trường hợp này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng XK thanh toán theo phương thức L/C. + Các ngành hàng sau đây được ACB tài trợ: Dệt may, Da giầy, Thủy sản, Đồ gỗ, Gạo, Cao su, Thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh cho vay tài trợ XNK chủ yếu trong lĩnh vực thủy sản nên rất thuận lợi cho việc kinh doanh và ký kết các hợp đồng. + Điều kiện cho vay tài trợ XNK theo từng phương thức thanh toán. * Đối với L/C. L/C được phát hành bởi ngân hàng có uy tính là những ngân hàng năm trong danh sách ngân hàng được phát hành. ACB chấp nhận tài trợ do khối khách hàng đơn vị xuất khẩu doanh nghiệp công bố định kỳ. Các trường hợp khác phải có ý kiến của bộ phận phân tích định chế tài chính, phòng tín dụng hội sở. * Đối với L/C trả chậm không quá 180 ngày. L/C phải được thông báo qua ACB. Các L/C đều phải có ý kiến của bộ phận thanh toán quốc tế. Đối với phưong thức D/P, D/A.. Đơn vị nhập khẩu đã có quan hệ với đơn vị xuất khẩu ít nhất trong 12 tháng, đã có giao dịch bằng D/A và hoặc D/P ít nhất 05 lần và không có thanh toán trễ hạn nào quá 30 ngày đối với D/A và 60 ngày đối với D/P. * Đối với phương thức T/T,CAD, D/A đã có thời gian trả chậm trên 90 ngày và không quá 180 ngày (áp dụng cho trường hợp không có TSĐB) thì: ACB phải là ngân hàng duy nhất phục vụ đơn vị xuất khẩu (ngân hàng nhận thanh toán). Trường hợp ngân hàng phục vụ xuất khẩu thể hiện trên hợp đồng xuất khẩu không phải là ACB thì đơn vị xuất khẩu phải có văn bản gửi cho đơn vị nhập khẩu yêu cầu chuyển tiền thanh tóan qua tài khoản của đơn vị xuất khẩu mở tại ACB. + Số tiền vay: Cho vay tài trợ xuất khẩu có tài sản đảm bảo. Đối với hợp đồng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, T/T, CAD, L/C số tiền cho vay tài trợ xuất khẩu không quá 90 ngày giá trị hợp đồng và không quá 95% chi phí thực hiện phương án. Cho vay trợ xuất khẩu không cóTSĐB. * Trường hợp có TSĐB một phần. Đối với hợp đồng xuất khẩu một phần theo phương thức L/C số tiền cho vay tài trợ xuất khẩu không quá 75% giá trị và không quá 60% chi phí thực hiện phuơng án. Đối với hợp đồng xuất khẩu thanh tóan theo phương thức D/P, D/A có thời gian trả chậm tối đa 90 ngày số tiền cho vay tài trợ xuất khẩu không quá 70% giá trị hợp đồng và không quá 75% chi phí thực hiện phương án. * Trường hợp không có TSĐB. Đối với hợp đồng xuất khẩu thanh tóan theo phương thức L/C: Số tiền cho vay tài trợ xuất khẩu không qua 75% giá trị L/C xuất và không qua 80% chi phí thực hiện phương án. + Lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay tài trợ xuất khẩu: áp dụng theo quy định của Tổng Giám đốc ACB tại từng thời điểm. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. - Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 gồm các nội dung sau: Cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển các hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD có quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tạo nền tản xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực Châu Á, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Đảm bảo các NHTMNN và NHTMCP chi phối của Nhà Nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và hiệu quả kinh doanh. Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản cũng như nâng cao khả năng sinh lời. Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tác thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội và an toàn hệ thống, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng hàng đầu trên thế giới mua cổ phiếu và tham gia quản trị điều hành các NHTMVN. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với TCTD, đảm bảo cho các TCTD thực sự tự chủ về tài chính, nhân sự, tổ chức bộ máy và hoạt động trong khuôn khổ pháp lý bình đẳng, công khai minh bạch. Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và đảm bảo án toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an tòan đối với hoạt động tiền tệ ngân hàng. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về tiền tệ-ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống. Theo quy định của NHNN một số ngân hàng sẽ phải tăng tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu. Đến năm 2008 các NHTM phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 1000 tỷ và năm 2010 vốn điều lệ là 3000 tỷ. Như vậy với những chính sách mới của Ngân hàng Nhà Nước và chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam phát triển theo hướng năng động, tự chủ và có trách nhiệm hơn đối với hoạt động kinh doanh của mình vì đã xóa bỏ tình trạng bảo hộ, bao cấp, phân biệt đối xử trong ngành ngân hàng. Ngân hàng nào tiên phong đi đầu trong đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý thì đây là cơ hội tốt để vươn lên. Ngược lại, sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế hội nhập sẽ không còn chỗ đứng cho những ngân hàng không chủ động đón đầu các thử thách, những ngân hàng không đổi mới không theo kịp đối thủ cạnh tranh, không làm hài lòng khách hàng dẫn đến nguy cơ phá sản. * Một số chỉ tiêu phát triển chung của ngành ngân hàng 2006-2010 Tăng trưởng vốn huy động bình quân: 18-20%/năm. Tăng trưởng tín dụng bình quân: 18-20%/năm. Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng vốn huy động: 33-35%. Tăng trưởng doanh số thanh toán qua ngân hàng: 25-30%. Tỷ lệ nợ xấu: 5-7%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: >=8%. Nguồn : Ngân hàng Nhà Nước. 4.1.3. Văn hoá – xã hội. 4.1.3.1. Quy mô dân số. Tỉnh Cà Mau hiện nay có 1,2 triệu người với 20 dân tộc khác nhau sinh sống. Trong địa bàn thì người kinh chiếm đa số 97,1% còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số của tỉnh trung bình 230 người/km2 thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước và các tỉnh khu vực. Tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số và nam chiếm 49,1%. Thành phố Cà Mau có mật độ dân số cao nhất, với 797 người/km2. Đây là một thị trường đầy tiềm năng để ngân hàng cung cấp các SPDV cho khách hàng và cung cấp nguồn nhân lực cho ngân hàng. 4.1.3.2. Trình độ, văn hoá xã hội. Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động (LLLĐ) hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động. Chất lượng lao động của tỉnh xét theo học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Số lao động được đào tạo và lao động có tay nghề, kỹ thuật khoảng 110.000 người, chiếm 18 % so với lực lượng lao động; trong đó sơ cấp, học nghề 30.000 người; trung học chuyên nghiệp 15.000 người; cao đẳng, đại học, trên đại học 6.500 người, còn lại là lao động có kỹ thuật, tay nghề. Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa và các hình thức khuyến mãi nên tập trung mua sắm tại các siêu thị, các trung tâm mua sắm, các cửa hàng…từ đó đã làm thay đổi hành vi thương mại của những cửa hàng bán lẻ và những người buôn bán với khách hàng. Hiện nay, không chỉ cả nước Việt Nam nói chung và ở Cà Mau nói riêng tâm lý thích giữ tiền mặt, vàng và coi tiền như là công cụ giao tiếp hằng ngày và ngại đến ngân hàng vì tâm lý nói đến ngân hàng là đến những thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết các vấn đề khá dài nên họ thường vay vốn “nóng” ở ngoài hơn với lãi suất cao hơn hoặc khi họ đổi ngoại tệ thường đến thích đến các tiệm vàng hơn đến ngân hàng. Bảng 7: TỶ TRỌNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA CÁC NĂM 2001-2007. Đơn vị tính:% Năm Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán 2001 23,7 2002 22,56 2003 22,03 2004 20,35 2005 18,8 2006 18,13 2007 18,0 Nguồn: Báo cáo thường niên NHNNVN. Hình 7: Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán. Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng thanh tóan không dùng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán ngày một giảm nhưng tốc độ chậm. Đồng thời phản ảnh tỷ trọng TTKDTM của các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên trong tương lai đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ TTKDTM phải nổ lực hơn nữa. 4.1.4. Đối thủ cạnh tranh. * Bưu điện. Hiện nay bưu điện xin phép chính phủ kinh doanh, hoạt động như ngân hàng tuy nhiên chính phủ chưa cho phép, thế nhưng trong tương lai có sự thay đổi. Nếu được cho phép, bưu điện sẽ thực hiện một số nghiệp vụ của ngân hàng như trích tiền gửi trả tiền điện thoại, nước, và một số tiện ích khác thì một số khách hàng của ngân hàng sẽ sử dụng các tiện ích mà bưu điện cung cấp thêm vào đó bưu điện có công nghệ hiện đại, thường xuyên được cải tiến và đầu tư, thời gian làm việc lâu hơn các ngân hàng là một lợi thế khi cạnh tranh. * NHTMCP. Trên địa bàn TP Cà Mau chỉ có 5 NHTMCP và 6 ngân hàng quốc doanh (trong đó có 1 ngân hàng chính sách xã hội) 02 quỹ tín dụng, 02 công ty bảo hiểm và 01 bưu điện. Không có công ty tài chính và ngân hàng nước ngoài nào. Do đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ACB là các TCTD trên còn ngân hàng nước ngoài không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Và trong năm 2008 một số ngân hàng được phép thành lập tại Cà Mau như Eximbank, Việt Á, Nam Việt, Quốc Tế…và với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã tiếp cận vào thị trường tài chính -tiền tệ Việt Nam để tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau. Do áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với thể chế tài chính nên họat động của họ ngày càng sôi động hơn. Kể từ khi ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì đây là một bộ phận quan trong hệ thống các TCTD ở nước ta. Cà Mau là một thị trường đầy tiềm năng dẫn đến áp lực cạnh tranh rất cao và gay gắt giữa các ngân hàng đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ. Việt Nam trở thành thành viên của WTO, những chính sách của chính phủ trở nên thông thóang hơn cho các nhà đầu tư theo lộ trình mở cửa hội nhập của Việt Nam hiện nay. Ngày 01/04/2007 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam, được đối xử như các NHTM trong nước. Các ngân hàng này có công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý chuyên nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho họ trên thị trường Việt Nam khi đó các NHTM trong nước sẽ gặp khó khăn. 4.1.4.1. Chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. Vì là ngân hàng ra đời rất lâu trong các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Cà Mau nên các sản phẩm dịch vụ của ACB cũng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Mặt khách hình ảnh của Á Châu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ vào trong tâm trí của khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh ở đây xét về lịch sử ra đời gần mốc thời gian ra đời của ACB Cà Mau và sản phẩm dịch vụ cũng tương đối giống với ACB. Nên tôi chọn 4 ngân hàng chính là đối thủ canh tranh với ACB. Và những đối thủ này hiện nay cũng đang cạnh tranh quyết liệt với ACB trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn TP Cà Mau. a. Sài gòn thương Tín Mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi: Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội; tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư; tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. b. Phương Đông.   Định hướng của OCB là trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu (nhóm 1) tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, an toàn và bền vững với khách hàng mục tiêu là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân có nhu cầu được cung ứng các tiện ích Ngân hàng với chất lượng tốt nhất. Mục tiêu: Phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và cùng nhau phát triển. Gia tăng giá trị cổ phiếu của cổ đông. Giải quyết hài hòa lợi ích của khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên. c. Công Thương. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là: “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. d. Ngoại Thương. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2010 với những nội dung chính như sau: 1. Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế. 2. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần. e. Á Châu. Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ). 4.1.4.2. Chiến lược giá và sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. a. Lãi suất của các đối thủ cạnh tranh. Bảng 8: LÃI SUẤT CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Đơn vị tính:% Ngân hàng Cho vay ngắn hạn Trung và dài hạn Ghi chú Sài gòn thương tín >=1,5 >=1,6 Có thể thay đổi trong từng sản phẩm Công Thương >=1,6 2,0 Ngoại Thương 1,35-2,0 1,45-2,0 Dài hạn không cho vay Phương Đông 1,6-1,8 Không cho vay trung và dài hạn Á Châu 1,3-2,0 1,6-2,0 Hạn chế cho vay trung và dài hạn Nguồn: Phòng Tín Dụng Các ngân hàng. So với các đối thủ cạnh tranh thì lãi suất ACB là thấp hơn cả. Nguyên nhân mục tiêu của ngân hàng kinh doanh trong dịch vụ bán lẻ. Còn cho vay tài trợ những dự án trung và dài hạn thì rất hạn chế. Nhưng như vậy thì rất phù hợp với tâm lý khách hàng và thu hút được một lượng khách hàng khá lớn đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. b. Sản phẩm. Bảng 9: SẢN PHẨM CÁC NGÂN HÀNG. NGÂN HÀNG SẢN PHẨM SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Vay tài trợ xuất. Chuyển tiền cá nhân. Chuyển tiền ra nước ngoài. Từ nước ngoài về Việt Nam. Chuyển tiền dành cho doanh nghiệp. Thu đổi ngoại tệ. CÔNG THƯƠNG Thanh tóan thư tín dụng L/C xuất khẩu. Ngoài ra, còn có: +Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P). + Nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A) Chuyển tiền trong nước của cá nhân. Chuyển tiền nước ngoài. Chuyển tiền doanh nghiệp. Thu đổi ngoại tệ. Bảo lãnh thanh toán. NGOẠI THƯƠNG Bao thanh toán xuất khẩu. Bảo lãnh vay vốn trong nước và nước ngoài. Chiết khấu bộ chứng từ truy đòi. Chuyển tiền đi và đến của doanh nghiệp. Tín dụng xuất khẩu. Thu đổi ngoại tệ. Chuyển tiền cá nhân. PHƯƠNG ĐÔNG Bảo lãnh thanh tóan trong nước. Chuyển tiền bằng điện (T/T). Thư tín dụng xuất khẩu. Chiết khấu bộ chứng từ. Chuyển tiền cá nhân. + Trong nước. + Nước ngoài về VN. + VN ra nước ngoài. Thu đổi ngoại tệ. Á CHÂU Bảo lãnh trong nước. Chuyển tiền doanh nghiệp. Tín dụng xuất khẩu. Cho vay tài trợ XNK. Chiết khấu bộ chứng từ. Bao thanh tóan. Chuyển tiền, nhận tiền cá nhân. + Trong nước. + Ngoài nước. Thu đổi ngoại tệ. Nguồn: Tổng hợp từ các website. Bảng 10 : TIỆN ÍCH SẢN PHẨM CỦA CÁC NGÂN HÀNG. (Xem phụ lục) So với các đối thủ cạnh tranh, chỉ sau ngân hàng ngoại thương, ACB cũng đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng. Nguyên nhân ACB có những hình thức khuyến mãi cũng như mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng. Mặt khác là ngân hàng có bề dày lịch sử lâu nhất chỉ sau NHCT. Do vậy, trong tương lai ngân hàng nên tận dụng cơ hội này để quảng bá hình ảnh của Á Châu hơn nữa để khách hàng biết đến và giao dịch. Đồng thời cũng đưa ra mức lãi suất, phí hấp dẫn, thời gian nhanh chóng và phải có chiến lược phù hợp để phát triển mạng lưới kênh phân phối nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời gian sắp tới. 4.1.4.3. Chiến lược chiêu thị. a. Công thương. Với hơn 1.100 giải thưởng, tổng giá trị tiền thưởng lên tới gần 5 tỷ đồng cùng lãi suất hấp dẫn, chương trình “Gửi kỳ phiếu – Trúng Mercedes và Camry” của Ngân hàng Công thương Việt Nam lần đầu tiên trao tặng bạn niềm vui trở thành chủ nhân của hai chiếc ôtô sang trọng và cơ hội lớn trúng nhiều giải thưởng hấp dẫn khác: Phát hành thẻ ATM miễn phí. Thông báo chương trình khuyến mãi đặc biệt “Nhân lượng thưởng vàng cùng E-partner”. b. Ngoại thương. VCB chính thức trở thành đại lý hợp tác thanh toán thẻ nội địa và thanh toán quốc tế theo mô hình kết nối ngang với Việtcombank; cho phép khách hàng sử dụng thẻ Premium IVB rút tiền mặt tại hơn 800 máy ATM và thanh tóan hàng hóa dịch vụ tại các POS (Điểm chấp nhận thẻ) có biểu tượng Connect24 của VCB cũng như của các ngân khác trong Liên minh. Ngược lại, khách hàng của VCB và các ngân hàng trong Liên minh cũng tăng thêm tiện ích trong việc sử dụng dịch vụ thẻ tại các máy ATM của VCB đã được trang bị tại Hội sở và các chi nhánh/phòng giao dịch. - Phát hành những đợt làm thẻ miễn phí, tài trợ một số chương trình trên tivi, in logo trên các thời báo Sài Gòn. c. Sài gòn thương tín. Trong thời gian qua, Sacombank đã luôn nỗ lực không ngừng trong việc phát triển các sản phẩm- dịch vụ liên quan đến thẻ, nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ: truy cập số dư, chuyển khoản, thanh toán thẻ điện thoại,...Song song đó, mạng lưới máy ATM của Sacombank được phân bố rộng khắp các tỉnh thành và không ngừng mở rộng, dự kiến đạt 550 máy vào cuối năm nay. Sacombank cũng đã triển khai gần 2.000 máy POS tại khắp các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn,... ở các thành phố lớn. Với điều kiện thủ tục mở thẻ dễ dàng, nhanh chóng, các dịch vụ liên quan có nhiều giá trị tiện ích và biểu phí ưu đãi, thẻ thanh toán của Sacombank đang dần trở thành người bạn tin cậy của khách hàng trong cuộc sống hiện đại. Phát thành thẻ SacomPassport và Sacom Visa Debit miễn phí. Một số chương trình tài trợ được trực tiếp trên kênh truyền hình, trên báo… c. Phương Đông. Trong thời gian vừa qua, ngân hàng cũng đề ra nhiều chương trình chiêu thị, khuyến mãi hấp dẫn như Chương trình gửi tiết kiệm đồng hành cùng sinh viên, ươm mầm sinh viên, đồng hành cùng sinh viên…Thế nhưng, những chương trình này chỉ tổ chức tại TPHCM ở địa bàn Cà Mau thì không có. d. Á Châu. Thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi đánh vào tâm lý của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở khu vực thành thị thu hút 1 lượng khách đáng kể như Phát hành chương trình vui hè may mắn cùng ACB. Chương trình gửi tiết kiệm kỳ hạn có thưởng “lộc vàng đầu xuân” hay cơ hội vàng xuân an khang cùng ACB. Từ ngày 21/01/2008, ACB bắt đầu triển khai chương trình khuyến mại “Hân hoan đón Xuân, tưng bừng quà tặng” với 17.000 phần quà tặng có tổng giá trị trên 1 tỷ đồng dành cho khách hàng gửi Tiết Kiệm có kỳ hạn trên toàn hệ thống. Bảng 11 :MỨC GỬI TIỀN VÀ QUÀ TẶNG. Mức gửi (VND) Mức gửi (USD) Mức gửi (chỉ vàng) Kỳ hạn gửi Quà tặng 50 triệu – dưới 100 triệu 3.000 USD – dưới 6.000 USD 30 chỉ – dưới 60 chỉ Từ 3 tháng trở lên Đĩa nhạc xuân tươi vui Từ 100 triệu – dưới 250 triệu Từ 6.000 USD – dưới 15.000 USD 60 chỉ – dưới 150 chỉ Từ 3 tháng trở lên Đồng hồ pha lê để bàn sang trọng 250 triệu – dưới 500 triệu 15.000 USD – dưới 30.000 USD 150 chỉ – dưới 300 chỉ Từ 3 tháng trở lên Balô du lịch thời trang Từ trên 500 triệu Từ trên 30.000 USD Trên 300 chỉ Từ 1 tháng trở lên Vali kéo sành điệu Nguồn: www.acb.com.vn Ngoài ra, còn có Phát hành chương trình mùa hè may mắn, Chương trình gửi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất cao 12%/ năm đã thu hút một lượng khách hàng khá đông đảo tham gia. 4.1.4.4. Chiến lược phân phối. Bảng 12 :MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI CỦA CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH. Ngân hàng Mạng lưới phân phối(chi nhánh và PGD) Công thương 04 Ngoại thương 01 Sacombank 01 Phương Đông 01 ACB 01 Nguồn:Tổng hợp các website. So với đối thủ cạnh tranh, mạng lưới chi nhánh của ACB tương đối thấp. Chỉ có 01 chi nhánh đặt tại TP Cà Mau. Vì vậy trong tương lai ngân hàng phải tận dụng cơ hội này mở thêm phòng giao dịch trong địa bàn thành phố và ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016.doc
Tài liệu liên quan