LỜI CAM ĐOAN.i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .iii
DANH MỤC CÁC HÌNH . v
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do lựa chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu . 2
2.1. Mục tiêu của đề tài. 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu. 2
3. Phương pháp nghiên cứu. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3
5. Cấu trúc luận văn . 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH . 4
1.1. Khái niệm Quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược . 4
1.1.1.Khái niệm Quản trị chiến lược. 4
1.1.2.Khái niệm hoạch định chiến lược. 4
1.1.3.Mô hình quản trị chiến lược. 5
1.1.4.Mô hình hoạch định chiến lược. 18
1.2. Các dạng chiến lược. 19
1.2.1.Chiến lược cấp công ty . 19
1.2.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. 26
1.2.3. Chiến lược cấp chức năng. 29
1.3. Các công cụ phục vụ hoạch định chiến lược. 31
1.3.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE. 31
1.3.2.Ma trận các yếu tố bên trong IFE. 32
1.3.3. Ma trận SWOT . 33
1.3.4.Công cụ phân tích đầu tư – Ma trận BCG . 35
118 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh nhno & ptnt huyện Phú xuyên đến năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng, cũng qua đó tăng thêm thu nhập cho ngân hàng từ nguồn thu phí dịch vụ.
Các dịch vụ gửi tiền cũng rất phát triển, đặc biệt là ngân hàng có những
chương trình tham gia dự thưởng đã thu hút được sự chú ý của khách hàng. Các sản
phẩm cho vay cũng đa dạng phù hợp với nhu cầu đa dạng của người vay.
Tăng cường hệ thống quản lý rủi ro
Tăng cường khả năng tự đánh giá, dự đoán và hạn chế tối đa các rủi ro có thể
xảy ra trong mọi mặt hoạt động. Đảm bảo an toàn tài sản và duy trì khả năng thanh
toán; tăng cường uy tín, độ tin cậy của khách hàng, các đối tác kinh doanh. Đã thực
hiện tốt khâu đánh giá khách hàng qua chấm điểm tín dụng, phân loại tốt các khoản
vay và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và kế toán hiện đại tuân thủ chuẩn mực
kế toán quốc tế
Phát triển công nghệ tin học, mua sắm trang thiết bị gắn với phát triển và đổi
mới công nghệ , triển khai hệ thống Leased Line, hiện đại hoá hệ thống thanh toán
nội bộ ngân hàng và kế toán khách hàng
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 45
Trong giai đoạn cuối của dự án, các tiêu thức trên vẫn tiếp tục được tiến hành
và đã cho những kết quả rất khả quan.
Ngoài ra NHNo&PTNT huyện Phú xuyên cũng đã triển khai xong giai đoạn
2 của chương trình hiện đại hoá ngân hàng: Thực hiện IPCAS chuyển số liệu giao
dịch bằng máy tính hoà mạng trên toàn quốc. Đây là tiền đề quan trọng giúp ngân
hàng có được thông tin nhanh chóng về tình hình trả nợ, tình hình vay vốncủa
khách hàng, hạn chế được rất lớn về các loại rủi ro có thể xảy ra đặc biệt là rủi ro tín
dụng.
Giai đoạn 3 của chương trình này là Thực hiện giao dịch một cửa khiến rút
bớt được thời gian giao dịch. Một cán bộ tín dụng sẽ được coi như một giao dịch
viên, có két sắt riêng, có máy tính riêng và thực hiện toàn bộ các hoạt động cho vay,
thu nợ, cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi, cho rút tiền
2.1.2. Sản phẩm kinh doanh
Bảng 2.1: Các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
Tên sảm phẩm Nội dung
Huy động vốn thông qua
mở tài khoản tiền gửi
Huy động vốn thông qua việc mở tài khoản thanh toán
Huy động tiền gửi tiết
kiệm không kì hạn
Là loại tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo
yêu cầu mà không cần báo trước.
Huy động tiết kiệm trả lãi
sau toàn bộ
Là loại tiết kiệm có kì hạn mà toàn bộ tiền lãi được trả
vào ngày đến hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn trả lãi sau định kỳ
Là tiền gửi có kỳ hạn mà tiền lãi được trả theo định kỳ
hàng tháng, 3 tháng một lần .
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn trả lãi trước toàn bộ
Là loại tiền gửi mà toàn bộ lãi của kỳ hạn gửi sẽ được
NHNo&PTNT Việt Nam tính và trả lãi ngay khi gửi
Tiền gửi tiết kiệm hưởng
lãi bậc thang.
Là loại tiết kiệm mà người gửi được hưởng lãi với bậc
lãi suất lũy tiến phù hợp với thời gian gửi.
Huy động tiền gửi tiết
kiệm hưởng lãi bậc thang
theo lũy tiến số dư
Là loại tiết kiệm mà người gửi được hưởng lãi suất cao
hơn theo số dư tiền gửi lơn hơn với cùng một thời gian
gửi
Tiền gửi tiết kiệm gửi Là loại tiền gửi có kỳ hạn mà khách hàng có thể gửi
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 46
góp theo mức thỏa thuận nhiều lần vào một sổ tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm gửi
góp không theo định kỳ
Là loại tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi tiền nhiều
lần vào tài khoản và được rút tiền một lần khi đáo hạn
Tiền gửi tiết kiệm VND
bảo đảm bằng USD
Là loại tiết kiệm mà khách hàng được bảo đảm toàn bộ
số tiền gốc bằng USD
Tiền gửi tiết kiệm bảo
đảm bằng vàng
Khách hàng được bảo đảm toàn bộ số tiền gốc bằng
vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99%
Bao thanh toán Là một hình thức cấp tín dụng của NHNo&PTNT Việt
Nam cho bên bán hàng.
Tiền gửi tiết kiệm có
thưởng
Là loại tiết kiệm có kỳ hạn mà ngoài phần được hưởng
lãi, khách hàng được dự thưởng.
Huy động tiết kiệm tự
điều chỉnh lãi suất tăng
Là loại tiền gửi có kỳ hạn mà lãi suất tự điều chỉnh
tăng theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước
Cho vay Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với
doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh
Tài trợ xuất nhập khẩu
Cho vay cầm cố
Chiết khấu Giấy tờ có giá
Chiết khấu thương phiếu
Bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự
thầu.
Nhóm sản phẩm dịch vụ Dịch vụ chuyển tiền Atransfer
Dịch vụ SMS Banking
Dịch vụ VnTopup
Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Dịch vụ thẻ rút tiền tự động ATM
Chuyển lương qua tài khoản
Giao dịch gửi rút tiền nhiều nơi
Dịch vụ thanh toán tiền điện
Thu phí bảo hiểm Prudential qua Prunet
Chi trả kiều hối Western Union
Phát hành thẻ ghi nợ quốc VISA
Nguồn: NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 47
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
Cũng theo đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, thành công lớn
nhất của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên là đã xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ,
ban giám đốc điều hành hoạt động tập trung 66 nhân viên tại ngân hàng trung tâm
và các phòng giao dịch loại IV.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
a. Ban Giám đốc gồm:
- Một Giám đốc: phụ trách chung, tổ chức các hoạt động diễn ra, các công
tác đối ngoại, lên kế hoạchhoạt động kinh doanh ngắn và dài hạn cho toàn chi
nhánh, đồng thời đảm nhận một phần tín dụng Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm toàn
bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trước Tổng giám đốc
- Một Phó Giám đốc: Phụ trách Tín dụng và kiểm tra kiểm soát các hoạt
động ở cả trung tâm huyện và các phòng giao dịch ở các xã. Xử lý và báo cáo công
việc lên cho giám đốc nếu có những việc nằm ngoài quyền hạn của mình.
- Một Phó Giám đốc: Phụ trách Kế toán, phụ trách đoàn thể, kiêm chủ tịch
công đoàn kểm tra kiểm soát các hoạt động ở cả chi nhánh trung tâm huyện và các
phòng giao dịch ở các xã.
b. Phòng kế toán ngân quỹ
Giám đốc
Phòng kế toán
ngân quỹ
Phòng Tín dụng Phòng hành
chính nhân sự
Phòng giao
dịch
Phó giám đốc
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 48
Gồm một trưởng phòng, một phó phòng kiêm tổ trưởng bộ phận vi tính, một
thủ quỹ trưởng và các nhân viên kế toán, kiểm ngân. Chức năng của phòng kế toán
ngân quỹ là duy trì các hoạt động: nhận tiền gửi, thực hiện rút tiền cho khách hàng,
chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh, thanh toán liên ngân hàng và tất cả các giao
dịch khác. Ngoài ra còn thực hiện hạch toán kế toán cho vay kiểm soát và lưu giữ
hồ sơ tín dụng cũng như các hồ sơ về bảo đảm tiền vay.
c. Phòng tín dụng :
Gồm có một trưởng phòng, một phó phòng và 10 nhân viên.Chức năng của
phòng tín dụng là thực hiện nghiệp vụ tín dụng, kiểm tra kiểm soát các địa điểm
giao dịch trên toàn huyện. Ngoài ra thực hiện cho vay hộ sản xuất bao gồm 6
xã/tổng số 26 xã của toàn huyện, cho vay đối với toàn bộ doanh nghiệp (do phòng
giao dịch không được thực hiện cho vay doanh nghiệp)
d. Phòng hành chính nhân sự:
Gồm một trưởng phòng,một phó phòng và 4 nhân viên.Chức năng của phòng
hành chính nhân sự là giúp việc Giám đốc trong công tác tổ chức nhân sự, đảm
nhận các công việc hành chính, in và phát các văn bản
e. Bốn phòng giao dịch bao gồm:
Phòng giao dịch xã Minh Tân, phòng giao dịch xã Đại Xuyên, phòng giao
dịch xã Phú Minh, phòng giao dịch xã Đồng Quan.Mỗi phòng giao dịch có một
giám đốc, một phó giám đốc, một thủ quỹ trưởng, một kế toán và 4 đến 5 cán bộ tín
dụng.Hoạt động của phòng giao dịch gần như độc lập như một ngân hàng con, triển
khai hầu hết các nghiệp vụ thông thường như nhận tiền gửi, cho vay,riêng cho
vay doanh nghiệp thì chỉ có ngân hàng trung tâm (cấp huyện) triển khai.
Những hạn chế của mô hình tổ chức
Các phòng ban nghiệp vụ chi nhánh: Các phòng chuyên môn tại chi nhánh tổ
chức quản lý theo loại hình nghiệp vụ. Mỗi bộ phận là những mảng nghiệp vụ tách
rời không chú trọng quản lý theo thị trường và đối tượng khách hàng. Trong khi đó
những giao dịch cần xác nhận của nhiều phòng gặp nhiều khó khăn do đùn đẩy
trách nhiệm phòng, chưa có những quy trình, quy định cụ thể rõ ràng.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 49
Thiếu phòng marketing nhằm tư vấn cho khách hàng sản phẩm dịch vụ cần
và phù hợp và không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng. Dẫn đến tình trạng
khách hàng bỏ sang các ngân hàng khác để giao dịch. Điều này đặc biệt quan trọng
trong khi các ngân hàng khác đang cố gắng lôi kéo khách hàng của NHNo&PTNT
huyện Phú Xuyên. Đang cố gắng cạnh tranh rất quyết liệt.
Thiếu bộ phận kiểm soát nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt
động kinh doanh cũng như kiểm tra kiểm soát định kỳ các khoản vay tránh tình
trạng thiếu sót hồ sơ, ảnh hưởng uy tín của ngân hàng.
2.1.4. Cơ cấu nhân sự
Tổng số cán bộ của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên là: 66 cán bộ. Chi tiết
theo bảng dưới
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
STT PHÒNG BAN SỐ LƯỢNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
1 Ban lãnh đạo 03 1 Thạc sĩ, 2 cử nhân
2 Phòng kế toán ngân quỹ 12 2 thạc sĩ, 10 cử nhân
3 Phòng tín dụng 11 8 cử nhân, 3 cao đẳng
4 Phòng hành chính nhân sự 8 2 cử nhân, 1 kỹ sư, 5 cao đẳng
5 Phòng giao dịch 32 1 thạc sĩ, 20 cử nhân, 11 cao đẳng
TỔNG 66
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự, NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
Nguồn nhân lực: Với 71,2 % cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học, lực
lượng cán bộ tín dụng am hiểu có kinh nghiệm, năng động. Đây được xem là một
lợi thế tạo ra năng suất lao động cao, đầu tư có hiệu quả, rủi ro thấp.
NHNo&PTNT huyện Phú xuyên luôn giáo dục cán bộ tính minh bạch, khen
thưởng, kỷ luật đúng người đúng tội và do đó đã tạo dựng được một đội ngũ cán bộ
luôn yêu ngành, yêu nghề và có chuyên môn cao, am hiểu công việc.
Với năng lực và kinh nghiệm đó, các dạng rủi ro trong hoạt động của
NHNo&PTNT huyện Phú xuyên luôn được khống chế ở mức thấp so với tương
quan toàn hệ thống ngân hàng trong huyện Phú xuyên.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 50
2.2. Thực trạng quản trị chiến lược và hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT
huyện Phú xuyên
2.2.1. Sơ lược về Thị trường kinh doanh
Huyện Phú Xuyên có dân số đông (183.698 người) trong đó có 57% người
trong độ tuổi lao động, đây là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Phú Xuyên khai
thác các khách hàng tiềm năng. Hiện nay số khách hàng có quan hệ tín dụng với
NHNo&PTNT Phú Xuyên là 1.869 khách hàng, con số này vẫn còn khá khiêm tốn
(chiếm 1.7% số người trong độ tuổi lao động). Do đó trong thời gian tới, việc tìm
kiếm và mở rộng quan hệ khách hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu của
Ngân hàng Phú Xuyên.
Trên địa bàn Huyện có 53.816 hộ nhưng số hộ giàu và khá chiếm tỷ lệ thấp
(22.7%), số hộ nghèo chiếm 10%, hộ trung bình chiếm tỷ lệ lớn nhất: 67%, do đó
việc tập trung cho vay đối tượng trung bình và nghèo để thúc đẩy mức sống của
người dân cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước là rất cần thiết, phù
hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là
tập trung phát trển nông nghiệp nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Huyện Phú Xuyên mặc dù có truyền thống lâu đời với nghề trồng lúa nước,
nhưng song song với đó vẫn có rất nhiều làng nghề đang hoạt động và ngày càng
phát triển như: Làng nghề giầy da ở xã Phú Yên; Làng nghề thủ công mỹ nghệ ở xã
Phú Túc; Làng nghề dệt trã ở xã Quang Trung; Làng nghề Khảm trai ở xã Chuyên
Mỹ; Làng nghề gỗ, mộc ở xã Tân Dân; Làng nghề may mặc ở xã Vân Từ. Các sản
phẩm do các làng nghề sản xuất ra có tính chất ổn định khá cao bởi thông thường
các làng nghề sản xuất hàng hóa theo các đơn đặt hàng. Mặt khác số lượng lao động
tập trung ở các làng nghề cũng khá lớn, do đó đây là thị trường có tiềm năng rất lớn
để tăng cường hoạt động đầu tư tín dụng bởi khi thị trường hàng hóa phát triển sẽ
thúc đẩy hơn nữa sự phát trển của hàng hóa.
Hiện nay trên địa bàn có 7 tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có một
chi nhánh là của NHNo&PTNT Phú Xuyên, 4 Quỹ tín dụng nhân dân, 2 chi nhánh
thuộc ngân hàng khác. Do đó xét về tổng thể, trên địa bàn Huyện chưa có sự cạnh
tranh gay gắt giữa các ngân hàng, đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng
No&PTNT Phú Xuyên tranh thủ mở rộng quan hệ với khách hàng. Do đó cần chú
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 51
trọng đến việc tìm kiếm sàng lọc những khách hàng tiềm năng, xác định đây là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.
2.2.2. Phân tích ngắn gọn kết quả kinh doanh ba năm gần đây
NHNoN&PTNT Phú Xuyên đã thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, cũng qua đó tăng thêm
thu nhập cho ngân hàng từ nguồn thu phí dịch vụ. Dịch vụ chuyển tiền điện tử cho
doanh thu với tương đối cao. Các dịch vụ gửi tiền cũng rất phát triển, đặc biệt là
ngân hàng có những chương trình tham gia dự thưởng
Bảng 2.3: Bảng kết quả kinh doanh sản phẩm dịch vụ từ năm 2009 - 2012
Đơn vị Tính USD: Nghìn, VNĐ : Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thực
hiện
%
tăng
trường
Thực
hiện
%
tăng
trưởng
Thực
hiện
%
tăng
trường
Kinh doanh ngoại tệ:
- Doanh số mua ( quy
ngàn USD ) 239,8 651,7 412
773 121
1.066 293
- Doanh số bán ( quy ngàn
USD )
332,2 656,8 325
771 114
1.062 291
- Thu nhập ( thu - chi ) từ
H ĐKDNT 0,111 0,033 -0,078
52
Nghiệp vụ thẻ
- Số lượng thẻ
391 2.060 1669
6.604 4544
8.774
220,6
- Số dư tài khoản thẻ ( tỷ
đồng) 0,6 4,5 3,9 6,7 2,2 17,6 48,9
Kiều hối:
-
-
-
- Số món
1.270 1.626
356
1.723
97
2.243
520
- Doanh số ( Quy USD )
1.379 1.811
432
2.514
703
3
(2.511)
Bảo lãnh
-
-
-
- Doanh số ( tỷ đồng)
2,06 2,09
0,03
2,55
0,46
0,25
(2,30)
- Số món
21 35
14
43
8
1
(42)
Tổng thu từ hoạt động
dịch vụ ( tỷ đồng) 1,70 2,02 0,32 3,00 0,98 3,60 0,60
Tỷ lệ thu dịch vụ (%) 8,20 10,80 2,60 12,20 1,40 12,75 0,55
Nguồn: Phòng Kinh doanh, NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 52
Tiềm lực tài chính của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên với thị phần chi phối
trên thị trường về dư nợ, về huy động vốn đảm bảo cho NHNo&PTNT huyện Phú
xuyên khả năng cạnh tranh bền vững với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đây là
lợi thế mà các tổ chức tín dụng khác không có và rất khó có được.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của hệ thống các
ngân hàng Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Các ngân hàng ra sức tăng lãi suất huy
động để thu hút nguồn vốn nhằm tăng khả năng thanh khoản, giảm rủi ro.
NHNoN&PTNT huyện Phú Xuyên cũng không nằm ngoài guồng vận động đó.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
Đơn vị : Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Nguồn vốn huy động 427 514 606
2 Dư nợ tín dụng 548 587 622
3 Nợ xấu 35 28,8 26,1
4 Thu nhập 17 72 24
Nguồn: Phòng Kinh doanh, NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
427
514
606
548
587
622
Nguồn vốn huy động Dư nợ tín dụng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hình 2.2: Biểu đồ Nguồn vốn huy động và Dư nợ tín dụng năm 2010 – 2012
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 53
Từ biểu đồ trên ta thấy hoạt động tín dụng của NHNoN&PTNT huyện
Huyện Phú Xuyên liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của các năm là
không cao. Nguyên nhân do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác
động đến Việt Nam, khiến lạm phát tăng cao, giá cả vốn tín dụng theo đó cũng tăng,
nhu cầu vay vốn của khách hàng có dấu hiệu chững lại. Nhiều doanh nghiệp bị phá
sản hoặc hoạt động duy trì.
Nguồn vốn huy động của NHNoN&PTNT huyện Phú Xuyên liên tục tăng,
năm 2012 tăng 17.9% so với năm 2011. Ngoài ra NHNoN&PTNT huyện Phú
Xuyên cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền các hình thức tiết kiệm dự thưởng
để thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong lưu thông, đồng thời có sự đổi mới trong
cung cách làm việc, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng. Tuy nhiên cũng do tình hình bất ổn của nền kinh tế mà có sự dịch
chuyển cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn dài sang kỳ hạn ngắn hơn, có thể do tâm lý người
dân đã thận trọng hơn khi gửi tiền trong thời kỳ lạm phát cao.
Hình 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên 2011 - 2013
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
+ Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là :6,35%
+ Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là :4,56%
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 54
+ Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là :4,2%
Như vậy tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên đang có xu
hướng giảm trong khi nợ xấu chung của NHNo&PTNT Việt Nam và Hệ thống
Ngân hàng trong nước đang có xu hướng tăng. Kết quả này do hai yếu tố khách
quan và chủ quan: ngoài việc sát sao trong quản lý nợ và quản lý hồ sơ vay thì
khách hàng ở địa bàn huyện Phú xuyên chủ yếu là nông dân và kinh tế hộ sản xuất
nên ít chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái trên thế giới.
f. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế( ROA, ROE)
ROA: (Return on Assets – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) Là tỉ lệ lợi
nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp. ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp
hoạt động càng hiệu quả.
ROE: ( Return on Equity – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu) Là tỷ lệ lợi
nhuận doanh nghiệp thu được trên tổng số vốn mà doanh nghiệp đầu tư. ROE càng
cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả.
ROS: ( Return on Sale – Hệ số doanh lợi ) Cho biết với một đồng doanh thu
thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất
này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
Bảng 2.5: ROA, ROE, ROS qua các năm 2010 - 2012
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản 638 714 739
Vốn điều lệ 70 81 85
Doanh thu 90 162 116
Lợi nhuận 17 72 24
ROS (%) 18 44 21
ROA (%) 2,66 10 2,84
ROE (%) 24 89 28
Nguồn: Phòng Kinh doanh, NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 55
NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên tuy đã có những bước phát triển và đạt
được những thành quả nhất định, song đến nay NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên
vẫn chưa có một chiến lược kinh doanh được xây dựng một cách hoàn chỉnh để
hướng tới mục tiêu dài hạn. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phú
Xuyên vẫn còn mang tính chất đối phó ngắn hạn manh mún hơn là thực thi một
chiến lược trung và dài hạn. Trước khi kết thúc niên độ kế toán hàng năm, căn cứ
tình hình thị trường và các yếu tố bên trong, Ban lãnh đạo sẽ đưa ra các chỉ tiêu
kinh doanh chủ yếu làm cơ sở cho các đơn vị kinh doanh trực tiếp thực hiện.
2.2.3. Các chiến lược hiện tại của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên
2.2.3.1. Chiến lược tài chính
Để thu hút và mở rộng tín dụng ngắn hạn thì ngân hàng đã tìm mọi cách cải
tiến cơ chế, chính sách tín dụng cho phù hợp với đặc điểm riêng có của Ngân hàng,
đồng thời đảm bảo những nguyên tắc nhất định trong quản lý cho vay, thu nợ và
trong những quy định chung của ngành.
Về thủ tục cho vay: Thủ tục cho vay là một vấn đề hết sức cần thiết đối với
ngân hàng đặc biệt trong quá trình quản lý, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên
để thực hiện một món vay với khách hàng thì thông thường khách hàng phải thực
hiện theo hàng loạt các thủ tục và vấn đề này gây ái ngại cho không ít khách hàng,
do vậy trong quá trình tiếp xúc với khách hàng thì cán bộ tín dụng đã giải thích cho
khách hàng thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của các loại giấy tờ. Ngoài ra,
trong quá trình thực hiện thủ tục cho vay đã kết hợp giữa các bộ phận để có thể tiến
hành thủ tục một cách nhanh gọn.
Trong quá trình mở rộng tín dụng, một trong những vấn đề quan trọng nhất
là công tác kiểm tra, kiểm soát bởi đó là công tác mang lại chất lượng tín dụng- tạo
uy tín trong kinh doanh cho ngân hàng. Để tránh rủi ro tín dụng thì công tác kiểm
tra cần tiến hành một cách kỹ lưỡng, tuần tự.
Giai đoạn một: kiểm tra, phát hiện những bất hợp lý của nghiệp vụ tín dụng
trước khi tiến hành cung cấp tín dụng. Đây là việc thẩm định, tái thẩm định các điều
kiện vay vốn theo quy định.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 56
Giai đoạn hai: giám sát quá trình thực hiện, hạn chế xảy ra những sai sót
nhầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra, để phòng tránh thiệt hại, rủi ro tín dụng. Đây là
việc kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ
sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yêu tố chứng từ, sự khớp đúng giữa các giấy tờ,
chứng minh
Trong đó tất cả các giai đoạn đều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc
mang lại chất lượng tín dụng tốt cho khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng Phú Xuyên đã
rất quan tâm đến công tác này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một phần cán bộ có phẩm chất đạo đức
yếu kém đã cấu kết với khách hàng và các tổ chức tín dụng đen bên ngoài để làm
đẹp món vay, không sát sao trong việc giám sát sau giải ngân. Dẫn đến nợ xấu và
nợ khó đòi tăng cao. Một số tình trạng vay ké cũng vẫn diễn ra.
2.2.3.2. Chiến lược nguồn nhân lực
Để phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay,
không chỉ các doanh nghiệp các ngân hàng cũng thường xuyên phải thực hiện đào
tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về đạo đức và nghiệp vụ. Để làm được
việc này thì NHNo Phú Xuyên đã tuyển chọn những cán bộ có chuyên môn và trình
độ nghiệp vụ tốt để đào tạo nâng cao, đồng thời tăng yêu cầu đầu vào về kinh
nghiệm, nghiệp vụ cùng các kiến thức tin học, ngoại ngữ và khả năng nắm bắt kiến
thức để có thể có đội ngũ cán bộ mới với khả năng chuyên môn và trình độ cao. Bố
trí sắp xếp đội ngũ cán bộ một cách hợp lý để từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, do chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam, những cán bộ yếu
kém không chịu học hỏi và làm việc vẫn tồn tại. Một số cán bộ lớn tuổi sắp về hưu
không chịu cập nhật những quỳ trình, quy định mới nên dần bị tụt hậu và không đáp
ứng được công việc. Mặt khác, một số cán bộ vẫn còn phong cách phục vụ mang
nặng tính bao cấp, độc quyền thiếu trách nhiệm và tinh thần cầu thị. Điều này không
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 57
những gây bức xúc cho khách hàng khi đến làm việc tại ngân hàng mà còn ảnh
hưởng tiêu cực đến những cán bộ khác.
2.2.3.3. Chiến lược hệ thống thông tin
Ngày nay khi công nghệ thông tin bùng nổ, công nghệ ngân hàng ngày càng
hiện đại thì việc đưa tin học vào hoạt động ngân hàng trở thành một nhu cầu bức
xúc của hầu hết ngân hàng. Do đó NHNo Phú Xuyên đã trang bị cơ sở vật chất, kỹ
thuật hiện đại, trang bị các máy tính, máy thanh toán ở trụ sở và ở các quầy giao
dịch sao cho tiện lợi. Ngoài ra ngân hàng đã hiện đại hoá hệ thống thanh toán: tăng
cường sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ chuyển
tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử. Và NHNo Phú Xuyên đã tổ chức hướng
dẫn khách sử dụng các dịch vụ sản phẩm mới này, qua đó vừa quảng cáo, tuyên
truyền vừa thu hút khách hàng sử dụng thử các dịch vụ mới.
2.2.3.4. Đánh giá công tác Quản trị chiến lược tại Ngân hàng
Với đội ngũ cán bộ gồm 66 cán bộ trong đó: 71,2 % cán bộ có trình độ Đại
học và trên đại học, lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh
nghiệm, năng động. Với số vốn Huy động năm 2012 là 606 tỷ đồng, Vốn điều lệ
năm 2012 là 85 tỷ đồng. NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên đã thực hiện đề án “ Mở
rộng và phát triển hoạt động ngân hàng giai đoạn 2009 - 2012” với kết quả khá khả
quan năm 2012 doanh thu tăng từ 90 tỷ lên 116 tỷ đồng so với năm 2010, lợi nhuận
tăng từ 17 tỷ lên 24 tỷ, dư nợ tín dụng tăng từ 548 tỷ lên 622 tỷ. Nợ xấu giảm từ
6,35% xuống 4,2%.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc duy trì được lợi
nhuận và tỉ lệ nợ xấu như của NHNo&PTNT huyện Phú xuyên là một thành công.
Tuy nhiên, do không có một chiến lược hoạch định rõ ràng, cụ thể. Các giải pháp
đưa ra đều mang tính cảm quan, phán đoán, dễ gặp rủi ro trong điều kiện kinh
doanh bất lợi. Không đối phó kịp thời với những diễn biến phức tạp của thị trường
cạnh tranh cũng như tình hình kinh tế phức tạp như hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Phạm Ngọc Linh 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương 2 tập trung phân tích tình hình hoạt động, các kết quả đạt được trong
hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên và các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung trong những năm gần
đây NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên luôn phát triển ổn định, doanh thu và lợi
nhuận luôn duy trì ở mức cao trên thị trường.
Trước những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và yêu cầu phát triển
theo xu hướng mới, đòi hỏi NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên phải xây dựng cho
mình những bước đi có tính chiến lược xa hơn, đồng thời cũng tận dụng tối đa các
điểm mạnh nội bộ và hạn chế đương đầu với những đe dọa đến từ môi trường bên
ngoài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273322_6048_1951382.pdf