Luận văn Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực tại công ty thủy điện bản vẽ

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ.8

PHẦN MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC NGUỒN

NHÂN LỰC .4

1.1. Chiến lược và chiến lược nguồn nhân lực. 4

1.1.1. Khái niệm về chiến lược: .4

1.1.2. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp .5

1.1.2.1. Chiến lược cấp công ty: .5

1.1.2.2. Chiến lược cấp kinh doanh .6

1.1.2.3. Chiến lược cấp chức năng .7

1.1.3. Chiến lược nguồn nhân lực .9

1.1.3.1. Khái niệm chiến lược nguồn nhân lực:.9

1.1.3.2. Vai trò của chiến lược nguồn nhân lực: .10

1.2. Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực. 12

1.2.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược nguồn nhân lực.12

1.2.2. Các căn cứ hoạch định chiến lược nguồn nhân lực.12

1.2.2.1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty.12

1.2.2.2. Môi trường bên ngoài .15

1.2.2.3. Môi trường bên trong.17

1.2.3. Quy trình hoạch định chiến lược nguồn nhân lực. .18

1.2.3.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.18

1.2.3.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực .19

1.2.3.3. Đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực.20

1.2.3.4. Lập kế hoạch nguồn nhân lực .20

1.2.3.5. Giải pháp triển khai kế hoạch nguồn nhân lực.21

1.2.4. Các công cụ hoạch định chiến lược nguồn nhân lực.22

pdf100 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực tại công ty thủy điện bản vẽ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý dịch vụ du lịch. + Phòng Kế hoạch Vật tư (P2): Tham mưu và giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong công tác: Kế hoạch sản xuất-kinh doanh của Công ty; Quản lý đầu tư và xây dựng; Quản lý vật tư, thiết bị; Quản lý kinh doanh. + Phòng Tổ chức Lao động (P3): Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong các công tác: Tổ chức cán bộ, lao động ; Tuyển dụng và đào tạo; Thanh tra công tác an toàn lao động - phòng chống cháy nổ; Công tác pháp chế. + Phòng Kỹ thuật (P4): Tham mưu và giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong công tác:Quản lý kỹ thuật các công trình xây dựng, hệ thống thiết bị và vận hành Nhà máy; Quản lý công tác kỹ thuật an toàn của Nhà máy; Quản lý môi trường Nhà máy; Quản lý số liệu thuỷ văn, tham mưu công tác điều tiết hồ chứa. + Phòng Tài chính Kế toán (P5): Tham mưu và giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong công tác: Quản lý nguồn vốn, tài sản của Công ty; Hạch toán kế toán, kế toán quản trị và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty; Thu xếp khai thác các nguồn vốn phục vụ SXKD của Công ty. 34 + Phòng quản lý dự án (P6): Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong các công tác: Quản lý dự án và tư vấn quản lý dự án; Tư vấn giám sát; Tư vấn thiết kế; Quản lý khai thác các ngành nghề khác. + Phân xưởng vận hành (PXVH): Quản lý và vận hành Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ; Đào tạo quản lý, vận hành nhà máy thuỷ điện. + Phân xưởng sửa chữa (PXSC): Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện. Sửa chữa máy móc thiết bị khác; Đào tạo nghề nghiệp: sửa chữa cơ khí, thiết bị điện, bảo dưỡng sửa chữa các Nhà máy thuỷ điện; Quản lý dự án đầu tư phần thiết bị 2.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển của công ty thủy điện Bản Vẽ. * Mục tiêu chiến lược dài hạn - Xây dựng công ty thủy điện Bản Vẽ trở thành công ty mạnh có uy tín trên thị trường điện lực Việt Nam. Phát triển công ty thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy điện khác. - Giữ vững và phát huy thế mạnh của một công ty thủy điện, phát điện lớn nhất Bắc Miền Trung. Trung bình hàng năm là 1,1 tỷ kWh/năm. - Xây dựng thành công ty đa ngành trong đó có các lĩnh vực phát điện, phân phối điện, đầu tư tài chính, cung cấp các dịch vụ vận hành sửa chữa, tư vấn về quản lý dự án nhà máy thủy điện và các lĩnh vực khác. - Xây dựng công ty có tiềm lực tài chính mạnh, kinh doanh có hiệu quả; Bảo toàn và phát triển vốn. * Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2013 - 2018: - Liên doanh đầu tư xây dựng mới và vận hành, sửa chữa các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chiến lược đến năm 2018 công ty thủy điện Bản Vẽ sẽ tham gia xây dựng, vận hành sửa chữa các nhà máy thủy điện như bảng 2.1 sau: 35 Bảng 2.1: Các nhà máy thủy điện mà công ty thủy điện Bản Vẽ dự kiến tham gia vận hành và sửa chữa. Cung ứng dịch vụ Stt Tên nhà máy thủy điện Công suất (MW) Năm khai thác Vận hành Sửa chữa 1 Nậm Mô 18 2013 x x 2 Nậm Nơn 18 2014 x x 3 Thác Mơ 20 2017 x x 4 Thác Muối 60 2018 x x 5 Khe Bố 100 2013 x 6 Hủa Na 180 2013 x 7 Chi Khê 42 2016 x (Nguồn: Quy hoạch lưới điện tỉnh Nghệ An và quy hoạch sơ đồ 6 Quốc gia) Dự kiến rong những tới năm 2018, công suất điện năng do nhà máy thủy điện Bản Vẽ quản lý sẽ đạt 478 (KWh). Cụ thể trong bảng 2.2: Bảng 2.2: Các chỉ tiêu công suất dự kiến giai đoạn 2013 - 2018 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Công suất (KWh) 320 338 386 398 418 478 (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư Công ty thủy điện Bản Vẽ) Kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; đảm bảo các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cơ bản như sau: Bảng 2.3: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh dự kiến giai đoạn 2013 - 2018 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu (tỷ đồng) 1300 1500 1700 1900 2000 2100 Chi phí (tỷ đồng) 500 550 600 650 1030 1320 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 800 950 1100 1350 970 780 (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư Công ty thủy điện Bản Vẽ) 36 Các chỉ tiêu trên được xác định trên cơ sở tính toán: Sản lượng điện sản xuất của Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đạt trung bình hàng năm là 1,1 tỷ kWh/năm, giá bán điện trong năm 2012 là 530đ/kWh và giá bán điện các năm sau cao hơn khi Công ty tham gia chào giá trên thị trường điện (trung bình khoảng 620đ/kWh). Doanh thu từ các năm 2017, 2018 đã tính đến doanh thu tài chính từ phần vốn góp vào các nhà máy thuỷ điện khác và công ty sửa chữa. - Cải tiến trong phương pháp tổ chức nhằm tạo ra sự ổn định, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong công ty. Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý vận hành đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng + Trở thành doanh nghiệp đào tạo, tư vấn quản lý vận hành nhà máy thủy điện cho các nhà máy thủy điện khác ra đời sau trên địa bàn: Nậm Mô, Nậm Nơn, Thác Mơ, Thác Muối, Khe Bố, Hủa Na, Chi Khê.... + Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khác để đáp ứng các nhu cầu khác nhau trên thị trường vốn còn khá mở (bao gồm thị trường đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực, dịch vụ quản lý, vận hành nhà máy) * Kết quả kinh doanh: Thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011 – 2013 với một khí thế phấn khởi, tích cực của toàn thể CBCNV. Công ty thủy điện Bản Vẽ đã đạt được những kết quả nhất định trong nhiều lĩnh vực: Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Là một công ty mới thành lập, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh đã gặt hái được những kết quả khả quan và tăng đều qua các năm. Năm 2011 doanh thu đạt 820 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 1100 và năm 2013 ước đạt 1300 tỷ đồng, thể hiện trong hình 2.4 37 Hình 2.4: Biểu đồ doanh thu công ty thủy điện Bản Vẽ giai đoạn 2011 - 2013. Nhờ đó mà thu nhập của người lao động cũng được nâng cao, nếu năm 2011 thu nhập bình quân 9,7triệu/tháng thì năm 2013 thu nhập bình quân đạt 12 triệu/tháng. Tổng quỹ lương đạt 35 tỷ đồng. * Về nguồn nhân lực: Đối với bất kì doanh nghiệp nào cũng vậy, lực lượng lao động là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành bại. Nó là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận, là nguồn lực mang tính chiến lược. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, công ty thủy điện Bản Vẽ luôn quan tâm đến lực lượng lao động, không ngừng tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn nhân lực. Công ty thường xuyên cử cán bộ, công nhân tham gia các lớp học, khóa học về quản lý, kỹ thuật, kiểm soát chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của công ty; khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ cán bộ trẻ có tay nghề và tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Trong những năm qua quân số thường xuyên thay đổi đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tính đến tháng 12 năm 2013 tổng số CBCNV công ty là 236 người. Trong đó, lực lượng lao động trẻ 38 dưới 40 tuổi là 174 người (chiếm 73%) và lực lượng lao động có trình độ Đại học và sau Đại học là 193 người (chiếm 82%) Trong năm qua quân số thường xuyên thay đổi đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như sau: Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty thủy điện Bản Vẽ TT Nguồn nhân lực Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Ghi chú 1 Cán bộ quản lý 25 10,6 2 Cán bộ viên chức chuyên môn 154 65,3 3 Công nhân 43 18,2 4 Nhân viên phục vụ 14 5,9 5 Tổng số 236 100 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty thủy điện Bản Vẽ) Từ bảng 2.4 theo thống kê của Phòng tổ chức lao động công ty thủy điện Bản Vẽ cho thấy: Tổng số cán bộ công nhân viên công ty là 236 người, trong đó nhiều nhất là cán bộ viên chức chuyên môn với 154 người (chiếm 65,3%), tiếp theo là công nhân với 43 người (chiếm 18,2%), cán bộ quản lý 25 người (chiếm 10,6%) và cuối cùng là nhân viên phục vụ 14 người (chiếm 5,9%). Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa số lực lượng lao động được tuyển dụng phù hợp với chuyên ngành mà người lao động được đào tạo: Hệ thống phát dẫn điện 25 người; Xây dựng 25 người; Tự động hóa 14 người. Qua tìm hiểu về nguồn nhân lực tại công ty thủy điện Bản Vẽ cho thấy: + Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật mạnh có đủ năng lực quản lý, thi công dự án lớn. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thợ lành nghề tăng, có thể đảm đương công việc cao đòi hỏi kỹ, mỹ thuật. + Công ty đã tuyển dụng nguồn lao động, cán bộ lãnh đạo, kỹ sư cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại của công ty. 39 + Tuy nhiên, do tính chất công việc không ổn định, phân tán, đi xa nên nhiều lúc không sử dụng đúng theo chức danh nghề nghiệp người lao động, có khi là kiêm nhiệm. + Số lao động tuyển dụng chưa theo quy hoạch nên trong công tác đào tạo cũng còn nhiều khó khăn ở việc xác định nhu cầu đào tạo (theo tình hình sản xuất kinh doanh công ty). + Đối tượng đào tạo; các hình thức đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại; và trở ngại trong xây dựng các chương trình đào tạo, chưa sát thực tế của yêu cầu đào tạo. Những vấn đề nêu trên đòi hỏi trong công tác nhân lực của công ty thủy điện Bản Vẽ phải được xây dựng có kế hoạch bài bản, có lộ trình Có như vậy mới thu được kết quả cao trong công tác hoạch định chiến lược nguồn nhân lực. * Về phát triển nguồn nhân lực: Nhân lực là vốn quý nhất đối với doanh nghiệp và là nguồn tài sản quyết định sự phát triển bền vững của công ty. Công tác đào tạo phải đi trước một bước theo phương châm đồng bộ, hệ thống, từng bước theo chuẩn mực quốc tế. Chủ động và có chiến lược hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực lâu dài, đồng thời có cơ chế thu hút người giỏi về làm việc, giảm các chi phí đào tạo. Công ty có nguồn kinh phí sử dụng từ nguồn quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, năm 2011 là 748 triệu đồng tăng lên 1400 triệu đồng năm 2013 ngồn vốn này đa số do Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) cấp. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cũng tăng đều qua các năm thể hiện qua hình 2.5 40 Hình 2.5: Biểu đồ nhu cầu nguồn nhân lực cần phát triển và nguồn vốn cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Khi tìm hiểu về sự phát triển ngồn nhân lực tại công ty thủy điện Bản Vẽ trong những năm qua có thể nhận thấy: + Trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được ban lãnh đạo quan tâm, nhưng việc thực hiện là chưa đồng bộ và chưa có chiến lược dài hạn. + Công ty chưa chủ động trong xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, mà chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của người lao động. + Công ty chưa có cơ chế thực hiện rõ ràng, chưa có chế độ đãi ngộ khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ. Vì vậy rất cần thiết phải có một chiến lược dài hạn và có khoa học để phát triển nguồn nhân lực của công ty. 2.2. Phân tích các căn cứ cơ sở hình thành chiến lược nguồn nhân lực tại công ty thủy điện Bản Vẽ. 2.2.1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty thủy điện Bản Vẽ. Việc xác định nhiệm vụ và các mục tiêu chiến lược tổng thể của một công ty là điểm khởi đầu quan trọng cho các mục tiêu chi tiết cấp công ty và các phòng ban. Đồng thời đây cũng là phương hướng mà toàn bộ tổ chức sẽ theo đuổi trong nhiều năm, bao gồm các nội dung sau: 41 * Tầm nhìn (Vission): Tầm nhìn đến năm 2020 của công ty Thủy điện Bản Vẽ: Vận hành ổn định nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Xây dựng chiến lược kinh doanh với sức mạnh là nguồn nhân lực chất lượng cao. Luôn khẳng định năng lực của một công ty quản lý vận hành nhà máy thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung, trở thành công ty tiên phong trong cung cấp dịch vụ đào tạo, dịch vụ tư vấn, quản lý dự án, vận hành và sửa chữa các công trình thủy điện (Nguồn: Chiến lược phát triển của công ty thủy điện Bản Vẽ giai đoạn 2011-2020). Hình 2.6: Phòng điều hành thủy điện Bản Vẽ * Sứ mệnh (Mission): Công ty thủy điện Bản Vẽ luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất bằng cách: + Quản lý hiệu quả và vận hành ổn định, an toàn mọi hoạt động của nhà máy thủy điện Bản Vẽ 42 + Xây dựng một môi trường làm việc, hợp tác và phát triển sự nghiệp tốt nhất cho mọi nhân viên. Tăng trưởng của công ty luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng sống và làm việc của mỗi thành viên trong công ty. + Đào tạo, huấn luyện, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ người lao động, xây dựng hệ thống đãi ngộ hợp lý để duy trì và phát triển nguồn nhân lực + Có trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt trong các hoạt động cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn, chống lũ cho vùng hạ lưu + Bảo vệ và gia tăng lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội” (Nguồn: Chiến lược phát triển của công ty thủy điện Bản Vẽ giai đoạn 2011-2020) * Giá trị/năng lực cạnh tranh (value /core competency): Giá trị của công ty Thủy điện Bản Vẽ là: Xác định nguồn nhân lực phù hợp là tài sản quý giá nhất, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ đó công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo – huấn luyện nhằm xây dựng một ngũ nhân viên giỏi trong việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật cao trong vận hành nhà máy Thủy điện. Đặc biệt nhân viên luôn được trao dồi về đạo đức, thái độ nhận thức, từ đó hình thành niềm đam mê với công việc và lòng tự hào về công ty. Bên cạnh đó công ty luôn xây dựng các chích sách nhân sự hợp lý, năng động để tất cả các nhân viên đều được làm việc trong môi trường tốt nhất và phát huy được tối đa năng lực của bản thân (Nguồn: Chiến lược phát triển của công ty thủy điện Bản Vẽ giai đoạn 2011-2020) * Mục tiêu chiến lược kinh doanh: + Công ty thủy điện Bản Vẽ đề ra mục tiêu vận hành ổn định, an toàn và phát điện với công suất đạt và vượt thiết kế nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Trung bình hàng năm là 1,1 tỷ kWh/năm. + Hợp tác và mở rộng, đầu tư nhà máy mới (Nậm Mô, Nâm Nơn, Thác Muối) nhằm tăng công suất cung ứng ra thị trường và tăng giá trị lợi nhuận cho công ty. + Công ty thủy điện Bản Vẽ hướng đến việc cung ứng nguồn nhân lực vận hành, sửa chữa các thủy điện khác trong khu vực: Khe Bố, Hủa Na, Chi Khê.... 43 + Về các thiết bị của công ty thủy điện Bản vẽ: Công ty đề ra mục tiêu vận hành hiệu quả các thiết bị hiện có và sẽ phát triển như sau: Bảng 2.5: Danh mục các thiết bị vận hành trong giai đoạn 2013-2018 Số lượng (cái) TT Danh mục thiết bị 2014 2015 2016 2017 2018 2 TĐBV - Tổ máy 04 06 08 10 12 3 Hệ thống cơ khí thuỷ công 02 03 04 05 06 4 TĐBV - Trạm quan trắc 02 03 04 05 06 5 TĐBV - Trạm biến áp 02 03 04 05 06 6 Máy phát điện HT514T 02 03 04 05 06 7 Máy phát điện 02 03 04 05 06 8 máy phát điện SH7500 02 03 04 05 06 9 Máy khoan đế từ BP70 02 03 04 05 06 10 Máy hàn xách tay 02 03 04 05 06 11 Máy ép đầu cốt thuỷ lực 02 03 04 05 06 12 Tời điện 5 tấn KD-2M 02 03 04 05 06 13 Máy gia điện vòng bi 02 03 04 05 06 14 Máy hàn tích di động 02 03 03 03 03 15 Máy đo độ ẩm khí SF6 02 03 04 05 06 30 Xe cẩu tự hành 02 03 04 05 06 (Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty thủy điện Bản Vẽ) Qua phân tích, đánh giá các vấn đề nêu trên cho thấy, trong thời gian tới công ty thủy điện Bản Vẽ cần tập trung giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực, đặc biệt việc hoạch định cho được một chiến lược nguồn nhân lực dài hạn là một việc làm quan trọng. 2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược nguồn nhân lực là các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như các nhân tố về chính trị, trình độ phát triển kinh tế, đội ngũ lao động, văn hoá xã hội * Nhân tố về chính trị: Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành điện, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn ngành điện Việt Nam, điều này 44 thể hiện trong Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014); Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022); Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022) Theo tài liệu của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến cuối năm 2010, tổng công suất các nguồn điện toàn hệ thống là 21.542MW bao gồm các đơn vị sau: Bảng 2.6: Các đơn vị cung ứng điện tại Việt Nam năm 2010 Stt Đơn vị cung ứng điện Công suất (MW) Tỷ lệ % Ghi chú 1 Tập đoàn điện lực Việt Nam 14233 65.5 2 Tập đoàn dầu khí Quốc gia VN 2278 10.6 3 Tập đoàn than khoáng sản VN 1046 4.9 4 Các nhà đầu tư nước ngoài 2115 9.8 5 Tư nhân 50 2.7 6 Nhập khẩu 1000 4.7 7 Các loại hình khác 370 1.8 (Nguồn: Viện năng lượng Tập đoàn điện lực Việt Nam) Tại Thông báo số 344/TB-VPCP ngày 10/9/2013 về kiểm điểm tình hình thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương và EVN tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các đơn vị tham gia thị trường điện. Các đơn vị tham gia thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam thể hiện rõ nhất qua biểu đồ dưới đây: 45 Hình 2.7: Biểu đồ các đơn vị tham gia thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam Theo Cục Điều tiết Điện lực, để chuẩn bị nhân lực cho thị trường phát điện cạnh tranh, Cục Điều tiết Điện lực đã phối hợp với tập đoàn điện lực Việt Nam tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn cho hơn 300 cán bộ của các nhà máy tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong và ngoài tập đoàn điện lực Việt Nam. Nội dung tập trung vào các vấn đề cơ bản về thị trường điện, các thông tư và quy trình, quy định vận hành, chiến lược chào giá và kỹ năng tham gia thị trườngTrung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cũng chủ động chuẩn bị nhân lực, tập dượt các kỹ năng, thao tác trong tính toán, chào giá bán điện. Riêng đội ngũ kỹ sư trực tiếp vận hành thị trường điện đã được các chuyên gia của New Zealand, Hàn Quốc, Singapore, Braxin trực tiếp đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm... Qua những số liệu phân tích cho thấy: Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành điện nói chung và ngành thủy điện nói riêng, Quốc hội đã ban hành Luật Điện lực năm 2004 nhằm tạo động lực cho sự phát triển của nước nhà. Hàng năm, các trường Đại học khác như: Đại học Điện Lực, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và các trường Cao đẳng nghề đã đào tạo và cung cấp khoảng 3.860 kỹ sư, 46 8.900 lao động có trình độ Cao đẳng, khoảng 20.000 lao động có trình độ trung cấp nghề và công nhân, thể hiện rõ qua biều đồ 2.8 Hình 2.8: Biểu đồ nguồn nhân lực ngành điện qua đào tạo hằng năm của các trường. Qua hình 2.8 cho thấy, nếu tính riêng đội ngũ kỹ sư được bổ sung hằng năm từ các trường Đại học khoảng 3.860 người, tính trung bình mỗi tỉnh có 62 người. Trong khi đó Nghệ An hiện có 24 dự án thủy điện được đầu tư xây dựng với tổng công suất 912,9MW; trong đó có 7 nhà máy đã vận hành phát điện; 11 dự án đã khởi công xây dựng và một số dự án khác đang trong quá trình nghiên cứu lập dự án: Thủy điện Bản Vẽ, thủy điện Khe Bố, thủy điện Hủa Na, thủy điện Nậm Mô, thủy điện Nậm Pông, thủy điện Nậm Nơn... Như vậy, nếu tính trung bình một nhà máy, mới có 3 kỹ sư, mặt khác yếu tố về địa bàn đặt nhà máy cũng là một thách thức không nhỏ để công ty thủy điện Bản Vẽ thu hút nguồn nhân lực. Nhân tố chính trị tạo ra hành lang pháp lý rộng mở cho các tổ chức tham gia vào thị trường điện tạo ra sự thuận lợi trong tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty thủy điện Bản Vẽ, song cũng là thách thức khi các công ty khác phát triển sau có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Điều này cho thấy, công ty thủy điện Bản Vẽ cần có một 47 chiến lược nguồn nhân lực bài bản và khoa học nhằm mang lại hiệu quả và sự ổn định cho quản lý, vận hành nhà máy thủy điện Bản Vẽ. * Nhân tố phát triển kinh tế: Công nghiệp điện là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về điện của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Đóng góp của EVN thể hiện qua bảng 2.7. Bảng 2.7: Sự tăng trưởng của EVN giai đoạn 2009 - 2012 Tốc độ tăng điện thương phẩm (%) Lợi nhuận (tỷ đồng) Số khách hàng (triệu người) Giai đoạn 2009 - 2012 15,1 13900 9,1 Năm 2012 23,1 50262 10,5 (Nguồn: Tập đoàn điện lực Việt Nam) Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy: Tập đoàn điện lực Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao từ 15,1% giai đoạn 2009-2012 lên 23,1% năm 2012. Điều này tạo nền tảng về vốn cho các công ty thành viên, trong đó có công ty thủy điện Bản Vẽ. Thị trường tiêu thụ luôn rộng mở. Về kinh tế tỉnh Nghệ An – nơi xây dựng nhà máy thủy điện Bản Vẽ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt 9,7%. GDP bình quân đạt 14,16 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 lần so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,46%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,30% lên 33,46%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 38,08% năm 2010. Tóm lại: Nhân tố kinh tế có tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định chiến lược nguồn nhân lực tại công ty thủy điện Bản Vẽ, thị trường bán điện không chỉ trong nước mà còn vươn đến thị trường xuất khẩu, cơ hội phát triển ngành điện là rộng mở sẽ thu hút nhiều lực lượng khác phát triển lĩnh vực thủy điện, các lực lượng đó sẽ có chế độ đãi ngộ để tuyển dụng nguồn nhân lực, điều này đòi hỏi công ty thủy điện Bản Vẽ phải có chính sách linh động, thông thoáng hơn trong chiến lược nguồn nhân lực. Kinh tế tỉnh Nghệ An đã có sự phát triển mạnh mẽ, lực lượng kỹ sư giỏi sẽ tập trung ở thành phố nhiều hơn, với đặc thù đóng trên địa bàn miền núi, nên 48 để duy trì hoạt động vận hành ổn định nhà máy đòi hỏi công ty thủy điện Bản Vẽ phải có chiến lược ổn định nguồn nhân lực. * Đặc điểm của lực lượng lao động: Theo Quy hoạch điện VI, từ nay đến 2010 ngành điện sẽ đưa vào vận hành 45 nhà máy điện với tổng công suất đặt 14.581 MW, trong đó tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư 25 nhà máy điện với tổng công suất đặt 7.220 MW. Từ 2011- 2015 khoảng 50 nhà máy điện với tổng công suất đặt 34.463 MW, trong đó tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư 19 nhà máy với tổng công suất đặt 16.825MW. Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược nói trên, điện lực Việt Nam phải có một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, đồng bộ, có trình độ chuyên môn ngang tầm khu vực, đủ năng lực điều hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch công tác nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, công ty thủy điện Bản Vẽ luôn giữ vững quan điểm giữ vững ổn định nguồn nhân lực, hạn chế sự biến động nguồn nhân lực trong dài hạn, thường xuyên bổ sung nguồn nhân lực trẻ. Tuy nhiên trên địa bàn đã có các công ty quản lý điện ra đời, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với cơ chế mềm dẻo, linh hoạt đã thu hút lượng lớn cán bộ có trình độ, điều này tác động đến nguồn lực lao động trong công ty thủy điện Bản Vẽ. Tại công ty thủy điện Bản Vẽ nhân tố kinh tế trở thành thách thức không nhỏ, do trên địa bàn đã có thêm nhiều nhà máy thủy điện mới được đưa vào vận hành như: Thủy điện Nậm Pông, (huyện Quỳ Châu), thủy điện Hủa Na (Kỳ Sơn), Bản Mông (huyện Quế Phong), nhiệt điện Quỳnh Lập 1+2, khu kinh tế Đông Nam và nhiều nhà máy có công suất vừa và nhỏ khác, các thủy điện này ở gần các trung tâm văn hóa hơn, đã tác động đến tâm lý đội ngũ cán bộ trong công ty muốn có nhu cầu chuyển công tác. * Nhân tố về trình độ khoa học kĩ thuật: Tổng số CBCNV trong tập đoàn điện lực Việt Nam tính đến ngày 31/12/2012: 86.928 người, trong đó số lao động nữ là 17.807 người chiếm trên 19%. 49 Hình 2.9: Cơ cấu trình độ và số lượng đội ngũ CBCNV của EVN giai đoạn 2001 - 2012 (Nguồn: Tập đoàn điện lực Việt Nam) Số lao động chiếm tỷ lệ cao nhất là khối phân phối kinh doanh điện: 65,6 % (57.025 người); khối phát điện chiếm 10,8 % (9.514 người); khối truyền tải chiếm 7,9 % (6.900 người); số còn lại thuộc khối sản xuất kinh doanh khác như tư vấn, viễn thông, sản xuất thiết bị điện, quản lý dự án.v..v. Nhìn vào cơ cấu đào tạo, nguồn nhân lực của tập đoàn điện lực Việt Nam là một đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản. Trong vòng 7 năm qua (2005-2012), cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện lực, số lượng lao động không ngừng tăng nhanh, bình quân 12% năm. Về chất lượng, số lao động ở trình độ đại học và sau đại học có tốc độ tăng nhanh hơn so với các trình độ khác. Một số lượng đáng kể của đội ngũ lao động này được đào tạo ở nước ngoài và hiện nắm giữ các vị trí quản lý hoặc chuyên môn, kỹ thuật quan trọng của tập đoàn điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, nếu lấy trình độ đại học là trung tâm để so sánh với các trình độ khác lần lượt theo thứ tự trình độ đại học/ sau đại học/ trung học cao đẳng/ CNKT và trình độ khác thì tỷ lệ là: 1/0,027/0,66/2,11/0,46, trình độ đại học và cao đẳng còn quá thấp. Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273576_4347_1951415.pdf
Tài liệu liên quan