LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU . viii
DANH MỤC HÌNH. ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN.x
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP.5
1.1. Những khái niệm cơ bản về chiến lược phát triển.5
1.1.1. Khái niệm về chiến lược phát triển.5
1.1.2. Phân loại chiến lược phát triển .7
1.1.2.1. Phân loại theo phạm vi .7
1.1.2.2. Phân loại theo hướng tiếp cận.8
1.1.3. Vai trò của chiến lược phát triển đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp .9
1.1.4. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển.10
1.2. Những khái niệm cơ bản về hoạch định chiến lược phát triển.12
1.2.1. Khái niệm hoạch định chiến lược phát triển .12
1.2.2. Mục đích của hoạch định chiến lược phát triển.12
1.3. Quy trình hoạch định chiến lược phát triển.13
1.3.1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược.14
1.3.1.1. Xác định sứ mệnh.14
1.3.1.2. Mục tiêu chiến lược.14
1.3.2. Phân tích môi trường kinh doanh .15
1.3.3. Xây dựng các lựa chọn chiến lược .15
1.3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược .16
1.3.5. Đề xuất và quyết định chiến lược .17
1.4. Phân tích môi trường kinh doanh .18
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển tổng công ty Đông Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-2018
Tóm lại: yếu tố lãi suất và xu hướng lãi suất trong thời gian tới dự báo có tác
động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của TCT Đông Bắc. Mặc dù TCT đã có
những biện pháp đối phó khá hiệu quả nhưng trước những diễn biến khó lường của
thị trường, TCT cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng đến yếu tố này khi xây dựng chiến lược
phát triển của mình trong giai đoạn tiếp theo.
❖ Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
TCT Đông Bắc là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh
than với thị phần nội địa, nguồn thu chủ yếu bằng tiền VND; trong khi đó, giao dịch
44
xuất nhập khẩu than chủ yếu bằng đồng USD. Vì vậy, việc biến động tỷ giá ảnh hưởng
lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của TCT.
Trong 05 năm giai đoạn 2014-2018, mặc dù công tác điều hành chính sách tỷ
giá phải chịu nhiều sức ép và các cú sốc bên ngoài, song Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã thể hiện được bản lĩnh và kiên định trong từng thời điểm, đồng thời phối hợp
đồng bộ với chính sách lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối
và công tác truyền thông để ổn định thị trường ngoại tệ, nâng cao niềm tin vào đồng
Việt Nam.
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Hình 2.5. Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2014-2018
Áp lực đối với lãi suất và tỷ giá hiện nay đã giảm rất nhiều so với giai đoạn
trước. Sức ép lên VND trong năm 2019 được dự báo là không quá lớn, nhờ dự trữ
ngoại hối của NHNN được củng cố và duy trì ở mức khá, USD nhiều khả năng sẽ đi
xuống nhẹ trong năm 2019 khi Fed giãn tăng lãi suất. Ngoài ra, cán cân thương mại
tiếp tục thặng dư 7,2 tỷ USD trong năm 2018 sẽ tạo thêm dư địa cho ổn định tỷ giá
tại Việt Nam. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, năm 2019, khả năng USD
không tăng nhiều, chỉ tăng nhẹ khoảng 1,5 -2%, nhằm cân đối hai mục tiêu là ổn định
vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu.
45
Như vậy, với cách thức điều hành mới của NHNN, tỷ giá hối đoái nói chung, tỷ
giá đồng USD nói riêng sẽ linh hoạt hơn, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của TCT Đông
Bắc.
2.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện văn hóa - xã hội
Thực tế thì với nhiều ngành kinh doanh, ảnh hưởng của môi trường xã hội đến
hoạt động của các doanh nghiệp thường khá rõ rệt và yếu tố này được xem xét rất kỹ
khi xây dựng chiến lược phát triển. Tuy nhiên, với đặc thù khai thác khoáng sản, đặc
biệt là khai thác than của TCT Đông Bắc thì yếu tố văn hóa xã hội lại có tác động
không lớn đến hoạt động kinh doanh của TCT.
Do vậy, yếu tố này sẽ không được đưa vào mô hình xây dựng chiến lược phát
triển cho TCT Đông Bắc trong giai đoạn tiếp theo, mà chỉ được tiếp cận một cách
khái quát nhất trong quá trình phân tích cũng như đề xuất các giải pháp thực hiện
chiến lược.
2.2.1.3. Phân tích sự ảnh hưởng của chính trị - luật pháp
Từ khi thực hiện chủ trương đổi mới (năm 1986) cho đến thời điểm hiện tại, Việt
Nam là một đất nước ổn định, an toàn về chính trị và đây là một trong những yếu tố
quan trọng, góp phần hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi
tham gia vào hoạt động kinh doanh. Nhờ đường lối đổi mới và các định hướng thực
hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi
ngành kinh tế, tạo điều kiện tìm kiếm, mở rộng thị trường và đặc biệt là những chính
sách khuyến khích xuất khẩu.
Bên cạnh đó, ngành than là một trong những ngành kinh tế trọng điểm và được
Nhà nước ưu tiên phát triển. Chính vì vậy nên ngành luôn nhận được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước. Năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành
than Việt Nam đến năm 2015 định hướng 2025 và năm 2016 Thủ tường phê duyệt đề
án quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có tính đến 2030: Phát triển ngành
than trên cơ sở ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo đảm việc xuất khẩu, nhập
khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than
trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch.
46
Nhà nước đã chú trọng vào việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản
lý, khai thác, chế biến, kinh doanh than và phát triển ngành than theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa
bàn vùng mỏ, phấn đấu cơ bản ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm
các nguồn nước.
Tuy nhiên, mặt trái của những thuận lợi từ sự ổn định chính trị - pháp luật và
chính sách mở cửa hội nhập kinh tế là áp lực cạnh tranh từ than nhập khẩu và các
công ty và tập đoàn nước ngoài trong ngành năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, thủy điện,
điện nguyên tử) đang được Nhà nước mời gọi đầu tư. Sản xuất kinh doanh của ngành
Than liên tục gặp nhiều khó khăn do than trong nước phải cạnh tranh với than nhập
khẩu có giá thành thấp, thị phần bị chia sẻ với những nguyên liệu năng lượng công
nghệ mới.
Đánh giá ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động của TCT Đông
Bắc hiện tại và tương lai:
- Cơ hội:
+ Môi trường chính trị ổn đinh hấp dẫn đầu tư, làm cho kinh tế phát triển, dẫn
đến nhu cầu sử dụng năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí) gia tăng, tạo cơ hội kinh
doanh cho doanh nghiệp trong ngành này.
+ Các doanh nghiệp trong nước (đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, có uy tín
lâu năm trên thị trường như TCT Đông Bắc) sẽ nhận được sự quan tâm từ phía các
doanh nghiệp nước ngoài, mở ra cơ hội hợp tác thương mại quốc tế cho doanh nghiệp.
+ Môi trường chính trị ổn định giúp TCT Đông Bắc yên tâm đầu tư mở rộng
hoạt động kinh doanh.
- Thách thức:
+ Sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước cùng với sự tham gia vào thị
trường than của các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh từ nước ngoài (như Indonesia,
Úc ...) khiến cho áp lực cạnh tranh đối với TCT Đông Bắc ngày càng lớn, thị phần bị
47
chia sẻ, hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn nếu như TCT không có chiến lược
đúng đắn, hiệu quả.
+ Những hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, nhũng nhiễu vẫn còn tồn tại,
khiến cho hoạt động của TCT Đông Bắc gặp khó khăn, hoặc có thể tạo ra sự cạnh
tranh không lành mạnh.
2.2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ
Ngành than là ngành kinh tế trọng điểm và là nguồn cung chính cho các ngành
công nghiệp khác nên nhà nước ta đã rất quan tâm tới việc đầu tư, đổi mới công nghệ
trong công tác khai thác - chế biến than để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường
trong nước, nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên than và tăng cường bảo vệ môi trường.
Một số công nghệ được áp dụng như:
- Khai thác than bằng phương pháp hầm lò: Ðào lò giếng đứng:
Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển từ nay đến năm 2030, ngoài việc mở rộng, nâng
công suất khai thác xuống sâu các mỏ hiện có, ngành than còn đầu tư thăm dò, thiết
kế xây dựng và khai thác các mỏ mới. Các mỏ lộ thiên vùng Quảng Ninh cũng có xu
hướng chuyển sang khai thác hầm lò. Khi nguồn than lộ thiên ngày một cạn kiện, việc
chuyển dịch này là điều tất yếu, vừa giúp tận thu nguồn tài nguyên, vừa bảo đảm môi
trường sinh thái. Nhằm chủ động trong thi công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng mỏ mới
cũng như phát huy cao nhất năng lực trong nước, ngành than đã thí điểm đầu tư xây
dựng một số mỏ giếng đứng do các đơn vị trong nước tự thiết kế, thi công và cung
cấp thiết bị, có liên danh hoặc thuê nhà thầu phụ nước ngoài. Hiện có khoảng 30 mỏ
hầm lò đang hoạt động. Trong đó có 9 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ
và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, công suất từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên, như các
mỏ: Mạo Khê (1,6 tr.tấn), mỏ Nam Mẫu (1,5 tr.tấn), mỏ Vàng Danh (3,1 tr.tấn), mỏ
Hà Lầm (1,77 tr.tấn), mỏ Ngã Hai (Quang Hanh, 1,05 tr.tấn), mỏ Khe Chàm (1,01
tr.tấn), mỏ Khe Tam (Dương Huy 2,0 tr.tấn), mỏ Lộ Trí (Thống Nhất 1,59 tr.tấn) và
mỏ Mông Dương (1,5 tr.tấn). Các mỏ còn lại công suất dưới 1,0 triệu tấn/năm, diện
tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và
cơ giới hoá dây chuyền công nghệ.
48
- Khai thác than bằng phương pháp lộ thiên:
Trong những năm qua, sản lượng than khai thác lộ thiên vẫn giữ vai trò chủ đạo
và chiếm khoảng 55 đến 60% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành. Hiện có
5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo
Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa với công suất từ 100 đến 700 ngàn tấn/năm
và một số điểm khai thác lộ vỉa với công suất dưới 100 ngàn tấn/năm.
- Sử dụng hệ thống băng tải than, vận tải bằng đường sắt để từng bước chấm dứt
hình thức vận chuyển than bằng ô tô, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Sử dụng công nghệ khí hoá than, than hoá lỏng
Nhà nước ta cũng khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến và sử dụng than như công nghệ sử dụng
than sạch, huyền phù than nước, chế biến than dùng cho luyện kim... Bể than Đông
Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng) phấn đấu đạt sản
lượng than sạch khoảng 60 – 65 triệu tấn vào năm 2020 và trên 75 triệu tấn vào năm
2025. Bể than đồng bằng sông Hồng năm 2010 đã đầu tư một số dự án với công nghệ
khai thác truyền thống bằng phương pháp hầm lò và công nghệ khí hóa than, than hóa
lỏng để làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2020.
Tuy đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ, nhưng bức tranh phát triển
công nghệ sản xuất than của của nước ta trong 20 năm qua vẫn chưa đáp ứng được
kỳ vọng, mới chỉ dựa vào mở rộng sản xuất chứ chưa đạt đến trình độ cao trong áp
dụng khoa học công nghệ. Trong quá trình thử nghiệm cơ giới hóa khai thác tại một
số mỏ than, thời gian khai thác chỉ chiếm chưa đầy một nửa quỹ thời gian sản xuất,
còn lại bị cản trở do các sự cố gây ách tắc sản xuất. Tiến độ đào lò ở nhiều mỏ còn
rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu về diện sản xuất và ảnh hưởng kế hoạch sản lượng
của các công ty. Ðây chính là rào cản khiến hàm lượng công nghệ trong khai thác
than còn thấp.
Đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ đến hoạt động của TCT
Đông Bắc:
- Cơ hội:
49
+ TCT Đông Bắc là một trong hai doanh nghiệp nòng cốt của ngành than, được
đánh giá không thua kém bất cứ tập đoàn lớn nào trên thế giới về mặt công nghệ khai
thác than hầm lò. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho TCT Đông Bắc.
+ Là doanh nghiệp đầu mối ngành Than nên TCT Đông Bắc được Nhà nước đặc
biệt quan tâm khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng
dụng công nghệ tiên tiến.
- Thách thức:
+ Thách thức về tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ, cơ giới hóa kịp thời đón
đầu và đáp ứng các nhu cầu của thị trường, trong nước và quốc tế.
+ Thách thức trong việc nâng cao hàm lượng công nghệ, nâng cao năng lực
người lao động, từ đó nâng cao sản lượng khai thác và năng lực cạnh tranh của TCT
Đông Bắc.
+ Hạ tầng giao thông kết nối mỏ khai thác với các khu dân cư, khu công nghiệp
mặc dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ
với đầu tư xây dựng hạ tầng mỏ khai thác, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng
hóa xếp dỡ.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kém và lạc hậu đòi hỏi phải có nguồn đầu tư lớn để tu
sửa, thay thế mới: Hạ tầng kỹ thuật ở vùng than tương đối thuận lợi, nhưng chưa đáp
ứng đúng nhu cầu thực tế, Hạ tầng xã hội ở các vùng miền khác đều đang được cải
thiện, nhưng còn chậm.
Như vậy, thuận lợi và cơ hội mở ra từ yếu tố môi trường công nghệ đối với TCT
Đông Bắc trong thời gian tới là rất lớn, tuy nhiên, khó khăn cũng không nhỏ, trong
đó, thách thức lớn nhất chính là việc tích tụ vốn để đầu tư đổi mới công nghệ khác
thác – sàng tuyển – chế biến vừa đảm bảo sức mạnh cạnh tranh, vừa đảm bảo phù
hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như xu thế vận động về công nghệ
của ngành than thế giới.
50
2.2.1.5. Phân tích ảnh hưởng của môi trường tự nhiên
Nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận
lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản. Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã
biết thì có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể. Tổng
tài nguyên than tính đến 1.1.2015: 49,8 tỉ tấn; tài nguyên xác minh là 7,6 tỉ tấn, trong
đó trữ lượng chắc chắn và tin cậy (cấp A+B+C1) chiếm 43%; tài nguyên dự tính cấp
333 (C2) 39% và cấp 334a (P) chiếm 28%. Tài nguyên than chưa xác minh: 42,2 tỉ
tấn, trong đó tài nguyên dự báo: 4,0 tỉ tấn (anthracite) ở vùng Quảng Ninh và tài
nguyên suy đoán khoảng 37,8 tỉ tấn (sub-bituminous coal) trên diện tích 2000 km2 ở
bể than đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Thái Bình), nhưng điều kiện địa chất và
khai thác rất phức tạp. Than mỡ ở phía Bắc và than bùn chủ yếu ở đồng bằng sông
Mekong.
Tuy nhiên, khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn
chế trong lòng đất do đó cần có chiến lược quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến để sử
dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Than biến chất cao (Anthracit) với
trữ lượng đã được đánh giá đạt nhiều tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và
hơn nữa mới bảo đảm cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Than biến chất
thấp ở Đồng bằng sông Hồng tuy dự báo có tài nguyên lớn đến vài trăm tỷ tấn, nhưng
ở độ sâu hàng ngàn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phức
tạp về công nghệ, về an sinh xã hội và môi trường.
Ngành công nghiệp than phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về môi trường tự
nhiên. Bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác
vùng chưa ổn định...
Địa hình và khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác than. Hàng năm do
điều kiện khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa, các mùa trong năm có sự khác biệt:
mùa khô và mùa mưa, chất lượng cũng như sản lượng khai thác bị ảnh hưởng bởi thời
tiết nên việc đối diện với mức tổn thất cao trong khai thác là không tránh khỏi nó làm
51
ảnh hưởng tới doanh thu của ngành. Thời tiết mưa nhiều sẽ làm quá trình khai thác
than bị ảnh hưởng, dễ gây sụt lở, tai nạn trong các mỏ khai thác.
Ô nhiễm môi trường: Việc khai thác than đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trong khu vực mỏ và các vùng lân cận. Môi trường vùng than bị suy thoái và ô
nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai
bị phá hủy. Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai
thác than gây ra là rất lớn, bằng khoảng 5% tổng giá thành than. Trong quá trình sản
xuất than thải ra nhiều chất thải: đất đá (mỗi năm trên 50 triệu m3); nước thải mỏ
(hàng trăm triệu m3/ năm), khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác , đồng thời
chiếm và phá hủy nhiều diên tích đất ( hàng trăm ngàn ha ), rừng đầu nguồn bị chặt
phá nhiều dẫn đến lũ quét, ảnh hưởng tới quá trình khai thác than.
Đánh giá ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động của TCT Đông Bắc:
- Cơ hội:
+ Nguồn dự trữ lớn với tổng lượng than được khai thác thăm dò, tìm kiếm trên
toàn quốc tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo của ngành than nói
chung và TCT Đông Bắc nói riêng.
- Thách thức:
+ Việc khai thác than đang càng ngày càng khó khăn, bởi điều kiện sản xuất của
các mỏ hiện nay đã xuống sâu -300m so với mặt nước biển và tỷ lệ than lộ thiên so
với than hầm lò chiếm 50-60%. Các mỏ than lộ thiên, hệ số bóc đất đá và cung độ
vận tải tăng nhanh cần phải có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
+ Mỏ khai thác than tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro cao do sự chồng lấn, sạt lở, trôi
lấp gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
+ Thách thức về tài chính để giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác than
đến môi trường xung quanh.
2.2.1.6. Phân tích ảnh hưởng của môi trường toàn cầu
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta cũng phải hòa nhịp với sự
phát triển của nền kinh tế thế giới, từ đó ngành công nghiệp than Việt Nam sẽ có thời
52
kỳ phát triển mới, than sẽ trở thành tiêu điểm trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Gia
nhập WTO sẽ cải thiện được môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp
nhưng nó cũng gây ra những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, môi
trường toàn cầu không chỉ mang đến cho ngành than Việt Nam cơ hội phát triển thuận
lợi mà còn có không ít những thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tổng
thể và lâu dài thì thuận lợi sẽ nhiều hơn khó khăn. Vì thế chúng ta cần phải biết nắm
bắt cơ hội, đối mặt với thách thức, nhận định thời cơ, nhờ vào sự ảnh hưởng của WTO
để thúc đẩy ngành than nước ta tiếp tục phát triển.
2.2.2. Phân tích môi trường ngành
2.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có
❖ Công ty cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin (HLC)
Mỏ Than Hà Lầm, nay là Công ty than Hà Lầm – Vinacomin, được thành lập từ
ngày 01 tháng 08 năm 1960 dựa trên cơ sở sản xuất của khoáng sàng khu vực Hà
Lầm, tách ra từ Xí nghiệp quốc doanh than Hòn Gai, tiếp quản từ thời Pháp để lại.
Đến năm 1997, Mỏ Than Hà Lầm được chuyển thành doanh nghiệp nhà nước thành
viên, hạch toán độc lập của Tổng công ty Than Việt Nam theo Quyết định số 25-
1997/QĐ-BCN ngày 29/12/1997 của Bộ Công nghiệp.
Ngày 01 tháng 10 năm 2001, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam
có quyết định số 405/QĐ-HĐQT, đổi tên Mỏ Than Hà Lầm thành Công ty Than Hà
Lầm. Ngày 08 tháng 11 năm 2006, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam
có quyết định số 2454/QĐ-HĐQT đổi tên Công ty Than Hà Lầm thành Công ty Than
Hà Lầm – TKV.
Ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số
3672/QĐ-BCN về việc CP hoá Công ty Than Hà Lầm - TKV. Theo quyết định số
2223/QĐ-HĐQT ngày 19 tháng 9 năm 2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc phê duyệt phương án CP hóa
Công ty Than Hà Lầm – TKV thành Công ty CP Than Hà Lầm - TKV. Công ty Than
Hà Lầm đã thực hiện triển khai đầy đủ các bước CP hóa theo quy định của Nhà nước,
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty CP kể từ ngày 01/02/2008 với tên
53
gọi mới là “Công ty CP Than Hà Lầm – Vinacomin” với số vốn điều lệ là 93 tỷ đồng,
hiện nay đã tăng lên đến 254 tỷ đồng.
Ngày 3/2/2009, Công ty cổ phần Than Hà Lầm – TKV đã khởi công xây dựng
dự án khai thác dưới mức – 50 mỏ Than Hà Lầm - Công ty cổ phần Than Hà Lầm.
Đây là công trình khai thác được mở vỉa bằng 3 giếng đứng đầu tiên tại Việt Nam,
tổng mức đầu tư trên 2,2 nghìn tỷ đồng, sản lượng khai thác 2,4 triệu tấn/ năm, thời
gian khai thác từ 40 - 50 năm.
58 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành từ vài công trường khai thác phân
tán, thủ công, nay Hà Lầm đã là một Công ty có quy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện
đại. Đội ngũ công nhân đông đảo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề ngày
càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.
❖ Công ty cổ phần kinh doanh Than miền Bắc – Vinacomin (TMB)
Tiền thân là Tổng công ty quản lý và phân phối than được thành lập năm 1974.
Sau nhiều lần chuyển đổi, đến năm 2003, công ty trở thành Công ty TNHH 1TV chế
biến và kinh doanh than Miền Bắc trực thuộc Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng
sản Việt Nam. Năm 2005, công ty nhận quyết định CP hóa và chính thức trở thành
công ty CP với tên giao dịch là Công ty CP kinh doanh than Miền Bắc vào năm 2007
với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc được đánh giá là một trong những mắt
xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất, chế biến và tiêu thụ than của Tập đoàn
Than - Khoáng sản Việt Nam. Công ty đã thực hiện đúng kế hoạch Tập đoàn giao
làm dịch vụ giao nhận than hộ lớn và các hộ xi măng lò đứng, đảm bảo cung cấp đủ
than cho nhu cầu sản xuất của khách hàng, chấp hành đúng kỷ luật tiêu thụ than và
quy định thanh toán của khách hàng. Đặc biệt, Công ty đã và đang đẩy mạnh công
tác xuất khẩu than, tìm kiếm khách hàng thị trường Trung Quốc, huy động mọi tiềm
năng để tăng xất khẩu tiểu ngạch. Trong năm vừa qua, mặc dù phải đối mặt với rất
nhiều những khó khăn thách thức, công ty vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan
và tăng trưởng so với năm trước. Với mục tiêu sẽ trở thành một công ty than phát
triển mạnh ở phía Bắc và là đơn vị thành viên xuất sắc của Tập đoàn Than - Khoáng
54
sản Việt Nam, Công ty luôn nỗ lực để có những bước phát trển nhanh, nâng tầm vị
thế doanh nghiệp trong ngành.
Điểm mạnh của hai công ty đối thủ cạnh tranh hiện có: Có kinh nghiệm hoạt
động lâu năm trong ngành; Có thương hiệu và tạo được mối quan hệ tốt với những tổ
chức lớn trong khu vực; Được sự hỗ trợ về vốn, về cơ sở vật chất do trực thuộc Tập
đoàn than và khoáng sản Việt Nam; Mạng lưới phân phối rộng lớn, chất lượng sản
phẩm tốt; Có nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp là công ty mẹ, có thể cạnh tranh tốt
về giá. Tuy nhiên, hai đối thủ này đều là các công ty có quy mô ở mức trung bình,
vừa phải trong ngành và tính đến nay thì các công ty này chỉ tập trung vào các khách
hàng lớn mà ít quan tâm đến đối tượng khách hàng vừa và nhỏ trong khu vực.
Bảng 2.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa TCT Đông Bắc và một số
đối thủ cạnh tranh hiện có
STT Chỉ tiêu
Điểm số đánh giá
khả năng phản ứng
Tầm
quan
trọng
Giá trị năng lực
cạnh tranh
HLC TMB
TCT
Đông
Bắc
HLC TMB
TCT
Đông
Bắc
1 Năng lực tài chính 3 2 4 0,3 0,9 0,6 1,2
2 Năng lực quản lý 3 3 3 0,1 0,3 0,3 0,3
3 Trình độ trang thiết bị và
công nghệ
2 2 3 0,3 0,6 0,6 0,9
4 Năng lực marketing 3 3 3 0,05 0,15 0,15 0,15
5 Cơ cấu tổ chức sản xuất 3 3 4 0,05 0,15 0,15 0,2
6 Nguồn nhân lực 2 3 3 0,1 0,2 0,3 0,3
7 Năng lực R&D 2 2 3 0,05 0,1 0,1 0,15
8 Năng lực hợp tác trong
nước và quốc tế
2 2 3 0,05 0,1 0,1 0,15
Tổng điểm 1,00 2,5 2,3 3,35
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
55
TCT Đông Bắc sau khi tách ra và không chịu sự quản lý của tập đoàn TKV về
mảng than công ty đã phát triển không ngừng sản lượng sản xuất cũng như về sản
lượng tiêu thụ. Nhờ tối tinh gọn triệt để trong bộ máy quản lý cũng như trong sản
xuất nên sản phẩm công ty có giá thành cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Nhờ vào
thế mạnh về giá công ty đã mở rộng thị trường, chiếm lĩnh một phần không nhỏ thị
trường của các công ty kinh doanh than trực thuộc tập đoàn TKV.
Tuy nhiên do sự hạn chế về các mỏ công ty được khai khác nên sản phẩm của
Tổng công ty Đông Bắc không có chất lượng tốt như sản phẩm của các công ty trực
thuộc tập đoàn TKV.
Như vậy, so với các đối thủ cạnh tranh, TCT Đông Bắc được đánh giá có ưu thế
cạnh tranh hơn so với 02 công ty cùng ngành là: Công ty CP Than Hà Lâm-
Vinacomin (HLC) và Công ty CP Kinh doanh Than miền Bắc – Vinacomin (TMB).
Trong đó, TCT Đông Bắc có lợi thế lớn về: tài chính, trang thiết bị - công nghệ, cơ
cấu tổ chức doanh nghiệp, năng lực R&D, năng lực hợp tác trong và ngoài nước.
TMB là công ty được đánh giá thấp nhất trong mảng kinh doanh này trong 03 công
ty vì tiềm lực của công ty khá thấp với vốn điều lệ chỉ là 100 tỷ đồng, rất thấp so với
các công ty còn lại.
2.2.2.2. Phân tích áp lực của nhà cung ứng
Nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận
lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản. Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã
biết thì có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể. Tổng
tài nguyên than tính đến 1.1.2015: 49,8 tỉ tấn; tài nguyên xác minh là 7,6 tỉ tấn, trong
đó trữ lượng chắc chắn và tin cậy (cấp A+B+C1) chiếm 43%; tài nguyên dự tính cấp
333 (C2) 39% và cấp 334a (P) chiếm 28%. Tài nguyên than chưa xác minh: 42,2 tỉ
tấn, trong đó tài nguyên dự báo: 4,0 tỉ tấn (anthracite) ở vùng Quảng Ninh và tài
nguyên suy đoán khoảng 37,8 tỉ tấn (sub-bituminous coal) trên diện tích 2000 km2 ở
bể than đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Thái Bình), nhưng điều kiện địa chất và
khai thác rất phức tạp. Than mỡ ở phía Bắc và than bùn chủ yếu ở đồng bằng sông
Mekong.
56
Với địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước đặc biệt là những
vùng trọng điểm, nên TCT Đông Bắc không bị áp lực về nguồn cung cho hoạt động
khai thác, chế biến, kinh doanh than.
Như vậy, yếu tố nhà cung ứng là một lợi thế của TCT Đông Bắc cần tính đến
khi xây dựng chiến lược phát triển, điều này thể hiện ở việc TCT hầu như không phải
chịu áp lực từ phía nhà cung ứng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2.2.3. Phân tích áp lực của khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, nó giúp doanh nghiệp lưu thông và tiêu thụ hàng hóa, quay vòng dòng tiền.
Tìm hiểu thị trường là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc phát triển thị
trường trong thời gian sắp tới. Thị trường của một doanh nghiệp bao gồm thị trường
đầu vào và thị trường đầu ra. Vùng thị trường của TCT Đông Bắc trải khắp các tỉnh,
thành trong cả nước.
Đối với thị trường trong nước,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoach_dinh_chien_luoc_phat_trien_tong_cong_ty_dong.pdf