Luận văn Hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trên website: www.vtic.vn

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ TMĐT trên website: www.vtic.vn 9

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 11

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 12

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ TMĐT 13

2.1 Một số khái niệm cơ bản 15

2.1.1. Khái niệm dịch vụ 15

2.1.2 Khái niệm Thương mại điện tử 15

2.1.3 Khái niệm dịch vụ hỗ trợ TMĐT 15

2.2 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 14

2.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 15

2.3.1 Các công trình nghiên cứu

2.3.2 Sách, giáo trình

2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 19

2.4.1 Các nội dung cần nghiên cứu 19

2.4.2 Các lý thuyết cụ thể của vấn đề nghiên cứu 19

a. Đặc điểm của dịch vụ truyền thống 19

b. Quá trình cung ứng dịch vụ: 21

c. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ 21

d. Đặc điểm của dịch vụ TMĐT: 22

e. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT 22

f. Lợi ích và hạn chế của các dịch vụ TMĐT 23

g. Khái niệm đối với từng dịch vụ hỗ trợ TMĐT: 25

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRÊN WEBSITE: WWW.VITIC.VN

31

3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu 31

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 31

a. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 31

b. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 33

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 33

a. Phương pháp định lượng 33

b. Phương pháp định tính 33

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến dịch vụ hỗ trợ TMĐT 34

3.2.1 Tổng quan tình hình liên quan đến dịch vụ hỗ trợ TMĐT 34

a. Thực trạng chung về dịch vụ hỗ trợ TMĐT hiện nay 34

b. Thực trạng tại vtic.vn 41

3.2.2 Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tác động tới hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT của vtic.vn 45

a. Hệ thống pháp luật TMĐT 45

b. Hạ tầng công nghệ viến thông 47

c. Tình hình kinh tế - xã hội 50

d. Tâm lý thói quen sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp 51

3.2.3 Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố bên trong Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại tới hoạt động cung cấp dịch vụ của vtic.vn 51

a. Về công nghệ 51

b. Về nhân sự 52

c. Về tài chính 52

3.3 Kết quả xử lý phiếu điều tra (Questionaires) bằng phần mềm SPSS và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia (Interview) 53

 

CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ TMĐT TRÊN WEBSITE: WWW.VTIC.VN 57

4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 57

4.1.1 Những thành công đạt được từ hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT của vtic.vn 57

4.1.2 Những tồn tại từ hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp TMĐT của vtic.vn 59

4.1.3 Nguyên nhân tồn tại 60

4.2 Dự báo triển vọng thị trường và định hướng phát triển của vtic.vn trong thời gian tới 61

4.2.1 Dự báo triển vọng thị trường 61

4.2.2 Định hướng trong thời gian tới 63

4.2.3 Quan điểm hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ TMĐT của vtic.vn 64

4.3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp TMĐT trên website www.vitc.vn

65

4.3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống website của vtic.vn 64

4.3.2 Giải pháp thu hút khách truy cập vào website 64

4.3.4 Hoàn thiện dịch vụ thiết kế website 65

4.3.5 Hoàn thiện dịch vụ tên miền 66

4.3.6 Hoàn thiện dịch vụ đào tạo tập huấn về TMĐT 67

4.3.7 Hoàn thiện dịch vụ lưu trữ hosting, cho thuê chỗ đặt máy chủ 70

4.3.8 Hoàn thiện dịch vụ quảng bá website 71

4.4 Giải pháp khác 72

4.4.1 Nhóm giải pháp đào tạo đội ngũ nhân sự 72

4.4.2 Các giải pháp về cơ sở vật chất 73

4.4.3 Các giải pháp về quy trình 74

4.4.4 Nhóm các giải pháp marketing 74

4.5 Kiến nghị 78

4.5.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 78

a. Nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án được đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 78

b. Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tử 78

c. Ban hành kịp thời các Nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Thương mại 78

d. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với thương mại điện tử 79

4.5.2 Đối với các doanh nghiệp

a. Chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử 79

b. Xác định mô hình thương mại điện tử thích hợp và xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại doanh nghiệp 80

c. Tích cực tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử 81

 

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra và bản in kết quả xử lý dữ liệu phiếu điều tra 87

Phụ lục 2: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra 92

Phụ lục 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn 101

Phụ lục 4: Báo cáo hoạt động kinh doanh của DN 103

Phụ lục 5: Xác nhận của đơn vị thưc tập 107

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trên website: www.vtic.vn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần còn lại dành cho các trình duyệt khác trong đó ấn tưởng nhất là Chrome của Google chiếm tới 0,9% chỉ sau một thời gian ngắn, hơn hẳn Opera với 0,7% sau rất nhiều năm cố gắng. Hình ảnh, nghe nhìn 10 tỉ hình ảnh trên Facebook (tính đến 10/2008), 3 tỉ hình ảnh trên Flickr (tính đến 11/2008), 6,2 tỉ trên Photobucket (tính đến 10/2008) 12,7 tỉ video clip đã được tải lên mạng, ở lĩnh vực này thì YouTube hoàn toàn dẫn đầu (thống kê với người dùng Bắc Mỹ tính đến tháng 11/2008); lượng người xem video clip trực tuyến tại Bắc Mỹ tăng hơn 34% so với năm ngoái. Phần mềm độc hại Lượng virus máy tính toàn cầu chạm ngưỡng 1 tỉ loại vào tháng 4/2008. Các phần mềm gây hại và mã độc lây nhiễm và phát tán nhanh chóng, tăng 468% so với năm 2007 Tình hình phát triển công nghệ viễn thông tại Việt Nam Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới nhưng đứng thứ 93 thế giới về tỷ lệ người sử dụng. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000-2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai.  - Số người sử dụng :     Users 21070995  - Tỉ lệ số dân sử dụng Internet :     Users per capita 24.67   %  - Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam :     Total International connection bandwidth of Vietnam 51507   Mbps  - Tổng băng thông kênh kết nối trong nước:     Total domestic connection bandwidth 78900   Mbps     (trong đó băng thông kết nối qua trạm trung chuyển VNIX:     (Connection bandwidth through VNIX) 25000   Mbps)  -  Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX :     Total VNIX Network Traffic 37300335   Gbytes  -  Tổng số tên miền .vn đã đăng ký:      Dot VN domain names 100979  -  Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký:      Vietnamese domain names 4386  -  Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp :      Allocated Ipv4 address 6692864   địa chỉ -   Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp :      Allocated Ipv6 address 42065885184  /64 địa chỉ  -  Tổng thuê bao băng rộng (xDSL) :      Total broad bandwidth Subscribers 2271389 Bảng 3.7: Tình hình phát triển Internet Việt Nam đến hết tháng 3/2009 Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam Sự phát triển nhanh của công nghệ, mức độ gia tăng nhanh chóng của người dùng, số lượng các website cũng như hàng loạt các vấn đề về an ninh, bảo mật quyền riêng tư đang đặt ra những cơ hội cũng như thách thức rất lớn cho vtic.vn. Đòi hỏi tập thể các cán bộ nhân viên của vtic.vn cần sớm đưa ra được câu trả lời làm sao để có thể tận dụng được cơ hội và hạn chế thách thức một cách tốt nhất? Tình hình kinh tế - xã hội Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2009 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước (%): Tổng sản phẩm trong nước +3,1 Giá trị sản xuất công nghiệp +2,1 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +21,9 Tổng kim ngạch xuất khẩu +2,4 Tổng kim ngạch nhập khẩu -45,0 Khách quốc tế đến Việt Nam -16,1 Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện (so với kế hoạch 2009) 17,8 Chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2009 so với 3 tháng đầu năm 2008 +14,47 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quý I/2009 Theo tổng cục thống kê Trong thời kỳ hiện nay, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới từng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, làm cho các công ty rơi vào tình trạng khó khăn về kinh doanh, phải thắt chặt chi tiêu, cắt giảm chi phí, hạn chế đầu tư, năng lực tới đâu thì đầu tư tới đó. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối tượng khách hàng chính của Trung tâm thì tình hình càng khó khăn hơn. Các đơn hàng xuất nhập khẩu hiện nay giảm đáng kể, do các quốc gia đều ưu tiên phát triển cho thị trường trong nước và thực hiện các chính sách cứu trợ nền kinh tế nội địa. Bởi vậy, khi cân nhắc các khoản đầu tư cho dù là nhỏ họ cũng phải rất cẩn thận, khi nhìn thấy lợi nhuận họ mới đầu tư. Tuy nhiên, vtic.vn cũng có được một số thuận lợi nhất định. Thứ nhất là sự tăng nhanh về số lượng người truy cập internet ở Việt Nam, năm 2005 là 10 triệu người và tới nay đã có hơn 20 triệu người và dự kiến còn tăng nhanh trong các năm tới. Vì vậy, website sẽ là phương tiện quảng cáo, truyền thông có hiệu quả, việc liên kết quảng cáo trên website khác sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công ty. Thứ hai là chính sách khuyến khích ủng hộ phát triển thương mại điện tử của chính phủ, tạo điều kiện các công ty ứng dụng thương mại điện tử. Theo đó khách hàng tiềm năng sẽ tăng lên đáng kể, viêc liên kết quảng cáo trên website cũng có nhiều thuận lợi hơn. Các quy định của pháp luật về quảng cáo còn nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ nên công ty không gặp khó khăn nhiều khi thực hiên các chương trình quảng cáo của mình. Thứ ba là sự phát triển của công nghệ. Công nghệ là một phần tất yếu cho sự phát triển, là công cụ cạnh tranh tốt. Công nghệ ngày càng phát triển cũng làm đa dạng hơn các phương tiện quảng cáo có hiệu quả và chi phí thấp như phần mềm gửi thư tự động, phần mềm bảo mật...... Nói vậy, không có nghĩa là không có giải pháp, chính trong thời kỳ khủng hoảng này, mới chứng tỏ được năng lực thực sự của các Doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp vẫn có thể đứng lên tìm kiếm các đơn hàng mới, các bạn hàng mới với nhiều lợi thế hơn các bạn hàng quen thuộc trước kia thông qua các sàn giao dịch điện tử. Ở đó, sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích mà nhiều khi bình thường do quá bận rộn họ chưa khai thác hết. Do đó, ta thấy rằng ngay cả trong thời ký khủng hoảng thì TMĐT vẫn rất quan trọng, nó có thể vực Doanh nghiệp dậy trong lúc khó khăn nhất. d. Tâm lý, thói quen sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của TMĐT. Họ cũng rất muốn ứng dụng TMĐT vào các hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng có một số khó khăn trở ngại làm cho họ phải băn khoăn khi đưa doanh nghiệp của mình sang một lĩnh vực hoạt động hoàn toàn mới là TMĐT. Tâm lý chung của các doanh nghiệp hiện nay là nhận thức được cần phải ứng dụng TMĐT vào kinh doanh, nhưng làm như thế nào thì đó là một câu hỏi lớn mà đa phần các doanh nghiệp còn chưa có câu trả lời. Hơn nữa, họ chưa nhìn thấy lợi nhuận thực tế, hữu hình khi áp dụng TMĐT. Ví dụ đơn giản như một doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất nhập khẩu phân phối sản phẩm trong nước khi họ đăng ký gian hàng trên một website TMĐT trong một năm chi phí không ít, nhưng cả năm đó họ chỉ mới bán được vài sản phẩm trên website doanh số chưa bằng một ngày bình thường họ bán bằng phương pháp truyền thống. Thế nên, họ ngại thay đổi. Thói quen sử dụng các dịch vụ hỗ trợ TMĐT của các doanh nghiệp mới được hình thành, nhưng chưa ró nét. Còn nhiều dịch vụ TMĐT còn chưa hoàn chỉnh, độ an toàn bảo mật chưa cao. Hiểu biết của các Doanh nghiệp về TMĐT còn nhiều hạn chế: họ đa số bán hàng qua trung gian nên tuy rằng các sản phẩm sản xuất trong nước nhưng lại phải mang nhãn hiệu nước ngoài khi bán ở thị trường đó. Doanh nghiệp sản xuất hiện nay thì bị nợ rất nhiều, do chưa chủ động được nguồn hàng, nên nhiều khi không dám nhận những đơn hàng lớn. Đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ khả năng giao dịch bằng tiếng Anh rất kém, nên khó có thể kiếm được đơn hàng từ nước ngoài. Doanh nghiệp mong muốn làm xuất nhập khẩu thông qua TMĐT nhưng mỗi doanh nghiệp lại có tình trạng khác nhau. Thứ nhất, nhu cầu của khách hàng là không giống nhau, cùng một loại hàng hóa – dịch vụ của công ty nhưng mỗi khách hàng lại có yêu cầu khác nhau. Đối với Sản phẩm – dịch vụ của vtic.vn thể hiện rõ điều này. Yêu cầu về thiết kế website cảu một tổ chức kinh doanh chắc chắn sẽ khác so với tổ chức giáo dục, một phần mềm cho quản lý nhân sự chắc chắn khác phần mềm quản lý bán hàng. Thứ hai, quyền lực của khách hàng trong các hợp đồng, giao dịch. Khách hàng được coi là “thượng đế” trong lĩnh vực có nhiều người bán nên quyền thương lượng sẽ thuộc về họ. Đồng thời, họ cũng có khá đầy đủ thông tin về thị trường nên quyền thương lượng của họ càng lớn hơn. Những yếu tố này cũng làm tăng áp lực cạnh tranh cho vtic.vn. Đó những tác động rõ nhất của môi trường vĩ mô tới vtic.vn. Trung tâm phải dựa trên những tác động đó để đưa ra chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược quảng bá thương hiệu sao cho hiệu quả. 3.2.3 Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố bên trong Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại tới hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT của vtic.vn Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp được phân làm hai loại đó là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình như: Nguồn lực tài chính, nguồn lực tổ chức, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ…Nguồn lực vô hình như: nguồn nhân lực, nguồn lực đổi mới, sáng tạo, nguồn lực về danh tiếng, uy tín…Trong những nguồn lực trên chúng ta cần xác định được khả năng cốt lõi của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT để từ đó phát triển và hoàn thiện các dịch vụ cung cấp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT thì nguồn lực hữu hình là rất quan trọng. Việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ TMĐT đòi hỏi một nguồn vốn không nhỏ để đầu tư vào khoa học công nghệ tiên tiến và không ngừng đổi mới. Bên cạnh đó việc có một nguồn lực vô hình vững mạnh chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến thành công của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT. Bởi vì, các thành tựu khoa học công nghệ, rất dễ có được và cũng rất dễ bắt trước, nhưng riêng với ngành dịch vụ thì yếu tố quan trọng nhất để quyết định đến uy tín của doanh nghiệp chính là sự phục vụ chuyên nghiệp làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng mọi lúc mọi nơi, yếu tố này doanh nghiệp cần phải cố gắng rất nhiều mới có được. Để làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Dưới đây là tình hình cụ thể các nhân tố môi trường bên trong của vtic.vn và ảnh hưởng của nó tới hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT cho doanh nghiệp: a. Về công nghệ: Trang thiết bị phần cứng: Thiết bị mạng: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng của CISCO SYSTEM như hệ thống chuyển mạch (SWITCH Layer 2 & 3), hệ thống định tuyến  Internet (router) cho khả năng kết nối vật lý qua cấp quang lên tới 100Mbps, hệ thống tường lửa tích hợp PIX. Hệ thống máy chủ: Sử dụng các dòng máy chủ chuyên nghiệp của IBM xSeries 2 & 3, một hệ thống (tmđt, market news) có thể sử dụng tới 5 máy chủ song song. Hệ thống máy trạm: Mỗi cá nhân được trang bị 1 máy PC hoặc LAPTOP tuỳ vào tính chất của công việc, các máy PC này chủ yếu sử dụng của IBM và 1 số hãng máy tính trong nước. Điểm mạnh của vtic.vn là cơ sở vật chất. Tại vtic.vn, nhân viên được làm việc trong môi trường đầy đủ về mạng, máy tính.... Hiện tại, công ty có 5 máy chủ và 59 máy trạm đã giúp ích rất nhiều trong quản lý, trao đổi dữ liệu điện tử. Điều này làm giảm đáng kể chi phí cho việc lưu trữ dữ liệu. Các phần mềm ứng dụng: Phần mềm trả phí: Sử dụng các phần mềm của Microsoft như, WINDOWS,  MSSQL Server,  MS OFFICE. , các phần mềm này chủ yếu chạy trên các máy chủ ứng dụng TMĐT và TIN TỨC Phần mêm nguồn mở: Sử dụng các phần mềm nguồn mở chủ yếu trong các hệ thống nền đòi hỏi bảo mật cao như Email Server, CA Server, Routing Server) b. Về đội ngũ nhân sự: Trình độ Số lượng Tỷ lệ % Trên đại học 10 2.38% Đại học 170 40.47% Trung cấp 61 14.52% Sơ cấp và công nhân kỹ thuật 172 40.95% Phổ thông 7 1.68% Tổng 420 100% Bảng 3.9: Trình độ nhân sự ở vtic.vn Số lượng nhân viên chính thức là những con người có trình độ học vấn cao, đam mê nghề nghiệp, tinh thần học hỏi. Cùng với mạng lưới cộng tác viên chuyên nghiệp với 30 thành viên là những con người năng động, kinh nghiệm, không ngừng học hỏi đang học tập và công tác trong môi trường tốt nhất trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, vtic.vn cũng tồn tại những điểm yếu của mình. Đó cũng chính là nguồn lực. Nhân viên của vtic.vn tuy có học vấn nhưng lại không có nhận thức, hiểu biết đầy đủ về thương mại điện tử và các dịch vụ hỗ trợ TMĐT. Điều này cũng dễ hiểu bởi hầu hết nhân viên là tốt nghiệp các trường kỹ thuật, ngoại ngữ, báo chí nên kiến thức về thương mại điện tử và các dịch vụ hỗ trợ TMĐT của họ là tự tìm hiểu nên rất không có hệ thống bài bản. c. Tình hình tài chính: Vấn đề tài chính cũng là điểm yếu của vtic.vn. Vì là đơn vị hanh chính sự nghiệp mới tách ra khỏi Nhà nước phải tự cân đối thu chi, nên bước đầu chuyển giao sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của công ty thể hiện qua số liệu sau: Đơn vị tính : đồng TT DIỄN GIẢI NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 1 Tổng giá trị tài sản 3.234.235.000 4.532.680.000 5.663.778.000 2 Doanh thu thuần 350.000.000 430.000.000 580.000.000 3 Lợi nhuận sau thuế 220.000.000 463.760.000 418.000.000 Bảng 3.10: Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh (Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của VITIC) Cung ứng dịch vụ TMĐT là hoạt động kinh doanh chủ yếu của vtic.vn. Doanh thu từ hoạt động này chiếm trên 30% doanh thu của vtic.vn. Vtic.vn cũng cung cấp ra thị trường các dịch vụ như: thiết kế web, lưu trữ hosting, cho thuê chỗ đặt máy chủ, đăng ký tên miền, lưu trữ Email, tập huấn và đào tạo về TMĐT...Ngoài ra còn có các nguồn thu từ khối ấn phẩm, in ấn, xuất bản, xúc tiến đầu tư... Doanh thu từ các dịch vụ hàng năm tăng, nếu như năm 1999 là năm vtic.vn bắt đầu cung ứng các dịch vụ nêu trên trung tâm chưa hề có lãi do việc đầu tư trang thiết bị khá tốn kém thì từ năm 2006 đến nay các khoản đầu tư trên đã bắt đầu có lợi nhuận, tuy chưa cao. Mức lợi nhuận tuy không nhiều nhưng cho thấy vtic.vn đã có được những khách hàng của mình và dần có vị thế trên thị trường. Với mức tổng tài sản của vtic.vn chưa lên tới 6 tỷ đồng lại bị dàn trải quá nhiều hoạt động nên việc đầu tư tài chính cho phát triển các dịch vụ hỗ trợ TMĐT và quảng bá hình ảnh thương hiệu sẽ rất hạn chế. Thêm vào đó, suy thoái kinh tế hiện nay làm cho việc vay vốn là rất mạo hiểm và rủi ro. Khó khăn về tài chính trong thời kỳ suy thoái cũng là khó khăn chung của nhiều công ty. 3.3 Kết quả xử lý phiếu điều tra (Questionaires) bằng phần mềm SPSS và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia (Interview) Qua một thời gian tiến hành điều tra với việc sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu phiếu điều tra và bảng câu hỏi phỏng vấn. Ta thu được các kết quả sau: Với 20 phiếu điều tra được cấu thành từ 17 câu hỏi và Phiếu phỏng vấn chuyên gia cũng được thiết kế chi tiết, cụ thể tập trung vào các chủ đề như tình hình cung cấp dịch vụ TMĐT, các nhân tố ảnh hưởng, khó khăn, và hướng giải pháp,....Sau những tìm hiểu sơ bộ, đề tài với những nội dung xoáy sâu vào mảng hoàn thiện dịch vụ TMĐT do trung tâm VITIC cung cấp do đó danh mục bảng câu hỏi cũng được biên soạn bám sát nội dung nhằm khẳng định rõ tính chính xác trong cách nhìn nhận vấn đề của tác giả. Bảng câu hỏi với phương thức lựa chọn một đáp án mà người được phỏng vấn cho rằng đúng nhất trong mỗi câu. Các câu hỏi này tuy không đi sâu vào phân tích vấn đề nhưng cũng cho ta biết những nhận định của riêng từng cá nhân và đó chính là nền tảng để đưa ra những kết luận cuối cùng. Số phiếu điều tra và bảng câu hỏi được phát đều tại 6 phòng ban của trung tâm, đó là các phòng: Kỹ Thuật Mạng, phòng Thương Mại Môi Trường, phòng Thương Mại Điện Tử, phòng Tổng Hợp Mạng, phòng Kinh Tế Thương Mại, phòng ASEM Việt Nam. Sau đó số phiếu điều tra được thu thập lại và xử lý bằng phương pháp tổng hợp, thống kê. Dưới đây là kết quả đã được tổng hợp được sau quá trình điều tra: Đa số người được hỏi đều cho rằng website là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp, nó không phải là một nơi chỉ để bán hàng. Những người được hỏi cho rằng, chức năng chính của các website doanh nghiệp là để giới thiệu hình ảnh công ty (30%), giới thiệu sản phẩm dịch vụ ( 20%), quảng bá thương hiệu (15%), bán hàng trực tuyến (10%), tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường (10%), tiết kiệm chi phí marketing (15%). Thị trường mục tiêu của vtic.vn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (50%), các doanh nghiệp trung bình (30%), các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm có 15%. Trong khi các dịch vụ hoạt động hiệu quả nhất là đăng ký tên miền (35%) và thiết kế web (30%), còn lại là các dịch vụ khác như lưu trữ thông tin (15%), các dịch vụ cho thuê máy chủ, lưu trữ hosting, thiết kế mạng Lan đều chỉ chiếm có 5% số câu trả lời. Trong câu hỏi về các dịch vụ nào của vtic.vn cần được cải thiện trong thời gian tới thì có tới 20 % số người được hỏi chọn các dịch vụ : thiết kế web, đăng ký tên miền, thiết kế mạng Lan, 10% chọn dịch vụ lưu trữ hosting, 5% chọn dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ và còn lại chọn phương án khác. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về mức phí ban đầu bỏ ra để thiết kế website cho doanh nghiệp. 10% trong số các mẫu phiếu có câu trả lời là chỉ cần dưới 5 triệu đã có thể có một website, 20 % lựa chọn phương án mức phí từ 5-10 triệu, 25% là kết quả của phương án mức phí từ 10-20 triệu và 20-30 triệu, 20 % còn lại lựa chọn phương án trên 30 triệu. Trong các câu hỏi về Marketing các câu trả lời không được khả quan lắm. Trong câu hỏi về sự quan tâm của vtic.vn về hoạt động nghiên cứu thị trường, đa số người được hỏi đều chọn phương án không quan tâm, chưa quan tâm đúng mức chỉ có 25% số người được hỏi chọn phương án rất quan tâm. Các phương thức tìm kiếm khách hàng được vtic.vn áp dụng chủ yếu là thông qua Email, điện thoại, qua Internet hoặc tiếp xúc trực tiếp. Cả ba nhân tố bên ngoài là công nghệ, văn hóa xã hội, pháp luật đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp. Những khó khăn trở ngại chính khi áp dụng TMĐT đối với doanh nghiệp, chưa biết áp dụng TMĐT và thiếu nhân lực. Những trở ngại đối với vtic.vn khi cung ứng dịch vụ đó là thiếu nhân lực (25%) và dịch vụ chưa tốt (25%). Giải pháp mà những người được hỏi đưa ra nhiều nhất đó là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự (25%) và marketing hiệu quả (30%). Song song với việc phát phiếu điều tra để bổ sung những thông tin sâu rộng hơn đề tài có tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ trong trung tâm trong đó có cả các đồng chí lãnh đạo các phòng ban như: Ông: Phạm Ngọc Thúy -Phó Giám Đốc Trung Tâm Bà: Nguyễn Lan Phương -Trưởng phòng TMĐT Anh: Chu Đức Tuấn -Phòng TMĐT Anh: Hoàng Mạnh Hùng -Phòng Kỹ Thuật Anh: Lê Viết Hùng -Phòng Kỹ Thuật Chị: Nguyễn Thị Thảo -Phòng Kinh Tế Thương Mại Anh: Trần quốc Cường -Phòng ASEM Hình thức phỏng vấn là việc đưa ra các câu hỏi để người được phỏng vấn trực tiếp trả lời. Những câu hỏi được biên soạn bám sát vấn đề nghiên cứu giúp làm rõ hơn và bổ sung cho những thiếu sót mà phương pháp điều tra qua phiếu không thu được. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn có nội dung được phân chia theo đúng nhiệm vụ của các phòng ban. Tổng hợp kết quả của quá trình phỏng vấn cho thấy hiện tại trong xu thế phát triển và hội nhập của nền CNTT thế giới, trong 3 năm trở lại đây trung tâm đang cố gắng hơn nữa để từng bước hoàn thiện mình trong đó một mặt không ngừng tìm kiếm, thu thập và mở rộng các nguồn tin tức trong và ngoài nước giúp các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều hơn về tình hình kinh tế để có những hướng điều chỉnh cho hợp lý trước những biến cố bất thường của thị trường. Mặt khác tạo ra môi trường giao tiếp thông thoáng, thuận lợi hơn giữa các tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước nhờ việc cắt giảm các thủ tục liên quan đến giấy tờ do được tối ưu hóa khi tiến hành giao dịch trên môi trường điện tử. Để làm được những điều này trung tâm có kế hoạch nâng cấp và cải thiện từng phần của hệ thống thông qua việc đầu tư cho công nghệ bao gồm cả phần cứng và phần mềm mặt khác cũng chú trọng công tác đào tạo và phát triển con người để duy trì và vận hành tốt hệ thống sau khi xây dựng. Hiện tại trung tâm đang vận hành đồng thời 7 webiste với những chức năng khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung nhất và so với các kênh truyền tin khác trong trung tâm thì có thể coi chúng là một hướng đi lâu dài và vững chắc nhất. Dựa trên kết quả của bảng đánh giá, tổng hợp và các câu trả lời chúng tôi đã phân tích và rút ra những kết luận chung nhất: đa phần các dịch vụ cua vtic.vn đã đi vào vận hành khá tốt nhưng vẫn còn một số thiếu sót cần khắc phục. Phần này tác giả sẽ đưa ra cụ thể trong chương sau. Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ TMĐT TRÊN WEBSITE: WWW.VTIC.VN 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 4.1.1 Những thành công đã đạt được từ hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp TMĐT của vtic.vn Trải qua 20 năm thành lập và hoạt động (20/11/1989) đến nay, Trung tâm đã trở thành một tổ chức lớn mạnh và có uy tín trong lĩnh vực thông tin với gần 30 đầu mối trực thuộc ở trong và ngoài nước. Trung tâm đã thực hiện xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao là tổng hợp, xử lý và phổ biến các nguồn tin về quan hệ kinh tế quốc tế, thị trường, giá cả hàng hóa và các vấn đề mậu dịch, đầu tư hợp tác quốc tế; cung cấp xử lý thông tin cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tư vấn, giúp đỡ các tổ chức trong và ngoài nước lựa chọn, khai thác các nguồn tin về kinh tế đối ngoại phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và ứng dụng của các doanh nghiệp… Trong ba mảng hoạt động của vtic.vn thì mảng về mạng là phát triển mạnh nhất. Mạng của trung tâm được kết nối với các trung tâm thông tin trên thế giới, các thông tấn xã, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và các Thương vụ nước ngoài đặt tại Việt Nam. Bởi vậy, kênh thông tin trên vtic.vn là rất hiệu quả và chính xác. Tận dụng lợi thế đó, các website của vtic.vn chính là trung tâm thông tin, là kênh giao dịch chính của Việt Nam và thị trường thế giới. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đơn hàng, cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh trên vtic.vn. Những thành công đã đạt được từ việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ TMĐT cho các doanh nghiệp của vtic.vn đó là: Đã cung cấp nhiều loại hình dịch vụ TMĐT cho các doanh nghiệp: Trung tâm cũng cung cấp ra thị trường các dịch vụ như: thiết kế web, lưu trữ hosting, cho thuê chỗ đặt máy chủ, đăng ký tên miền, lưu trữ Email, tập huấn và đào tạo về TMĐT...Hiện nay các dịch vụ đều được cung ứng. Vtic.vn đã có được một vị trí nhất định trên thị trương cung ứng các dịch vụ hỗ trợ TMĐT cho doanh nghiệp. Tiến hành đào tạo nhận thức về TMĐT ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc: Chương trình đào tạo kiến thức cơ bản về TMĐT và các kỹ năng cơ bản nhất như: tạo hòm thư, gửi mail, check mail, tra cứu thông tin... Thời gian mỗi lần đi dào tạo khoảng 3 ngày tại một tỉnh, được hưởng nguồn tài trợ dự án của Ngân hàng Thế giới, vtic.vn thực hiện tự xây dựng giáo trình giảng dạy về TMĐT cho các Doanh nghiệp và đi đến từng địa phương để giảng dạy giúp Doanh nghiệp hiểu biết được lợi ích của TMĐT. Các hoạt động đều hoàn toàn miễn phí. Chương trình đã tổ chức triển khai được trên 20 tỉnh thành trong cả nước, ví dụ như: Bắc Giang, Thái Bình, Bình Thuận, Sơn La, Hoà Bình,... Kết quả là nhìn chung các doanh nghiệp đã nắm được lợi ích của việc ứng dụng TMĐT, biết sử dụng e-mail, khai thác thông tin trên internet,… Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn xây dựng website hiệu quả và có nhu cầu tham gia sàn giao dịch. Kết nối và mang cơ hội giao thương đến cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua kênh thông tin trên các website của vtic.vn: Hệ thống bảy website chính của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tìm thấy ở đó các thông tin mà doanh nghiệp mình cần một cách chính thống và chính xác nhất. Ở đây, các doanh nghiệp có thể tìm thấy các thông tin về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, logo, các văn bản quy định về pháp luật, hành chính, các dịch vụ hỗ trợ thông tin, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội giao thương lớn nếu doanh nghiệp biết cách khai thác thông tin và tận dụng được cơ hội của mình. Năm 2008, trong bối cảnh kinh tế đất nước có nhiều biến động, Trung tâm đã thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và báo cáo kịp thời các thông tin quan trọng, có giá trị thiết thực phục vụ công tác điều hành của Bộ Công Thương như: dự báo tình hình biến động kinh tế theo tuần, tháng và đề xuất các giải pháp hằm kiềm chế tăng giá tiêu dùng; tình hình nhập siêu 2007 và một số đề xuất định hướng hạn chế nhập siêu 2008; tỉ giá hối đoái và điều hành tỉ giá nhằm khuyến khích xuất khẩu và ổn định tăng trưởng kinh tế; xu hướng và dự báo XNK năm 2008 và một số giải pháp đảm bảo cung- cầu các mặt hàng quan trọng, đẩy mạnh XK, kiềm chế nhập siêu… Đặc biệt, Trung tâm đã “khai sinh” ra mạng ASEMCONNECT và VINANET là hai trong số những mạng thông tin điện tử chính thống đầu tiên ở Việt Nam. Theo thống kê, hai mạng thông tin này được đông đảo các tổ chức, cá nhân truy cập để tìm kiếm thông tin. Với những thành tích đã đạt được trong việc cung cấp thông tin, trung tâm đã được các cơ quan Đảng, Chính phủ, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân nhân tín nhiệm, đánh giá cao và được xếp vào danh sách là một t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trên website- Wwwvticvn.doc
Tài liệu liên quan