MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3
I. Tiền lương, tiền công 3
1. Khái niệm tiền công, tiền lương. 3
1.1. Tiền lương 3
1.2. Tiền công 4
2. Vai trò của tiền lương, tiền công. 4
3. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. 5
3.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 5
3.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 6
II. Hình thức trả công theo thời gian 8
1. Khái niệm, đối tượng, điều kiện áp dụng. 8
2. Các hình thức trả công theo thời gian. 9
2.1.Chế độ trả công theo thời gian đơn giản. 9
2.2. Chế độ trả công theo thời gian có thưởng. 9
III. Hình thức trả công theo sản phẩm 10
1. Khái niệm, đối tượng, điều kiện áp dụng. 10
2. Các chế độ trả công theo sản phẩm. 11
2.1. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. 11
2.2. Chế độ trả công sản phẩm tập thể. 12
2.3. Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp. 13
2.4. Chế độ trả công khoán sản phẩm. 14
2.5. Chế độ trả công sản phẩm có thưởng. 14
2.6. Chế độ trả công theo sản phẩm luỹ tiến. 15
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG
TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG THUỶ LỢI HẢI PHÒNG 17
I. Những đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng đến các hình thức trả công17
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 17
2. Đặc điểm của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý. 20
3. Đặc điểm về lao động của Công ty. 23 4. Đặc điểm về xe máy, thiết bị của Công ty. 26
II. Phân tích và đánh giá những vấn đề chung của tiền lương ở Công
ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng 28
1. Quy chế tiền lương của Công ty. 28
2. Phân tích, đánh giá thực hiện quỹ tiền lương của Công ty. 30
III. Phân tích và đánh giá hình thức tiền lương thời gian áp dụng tại
Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng 34
1. Phân tích và đánh giá chung. 34
2. Phân tích và đánh giá chế độ tiền lương thời gian áp dụng tại Công ty. 36
IV. Phân tích và đánh giá hình thức trả công sản phẩm áp dụng tại
Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng 38
1. Phân tích và đánh giá chung. 38
2. Phân tích và đánh giá các chế độ trả công sản phẩm áp dụng tại Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng. 45
2.1. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. 45
2.2. Chế độ trả công khoán sản phẩm. 46
V. Kết quả của công tác tiền lương ở Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng 48
1. Tiền lương với mức sống của người lao động . 48
2. Tiền lương và năng suất lao động . 51
3. Tiền lương với tinh thần và thái độ của người lao động. 53
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG THUỶ LỢI HẢI PHÒNG 55
I. Hoàn thiện hình thức tiền lương theo thời gian 55
1. Tổ chức sắp xếp lại nhân lực bộ phận lao động quản lý. 55
2. Hoàn thiện hình thức trả công cho lao động quản lý. 57
2.1. Phương pháp 1 57
2.2. Phương pháp 2 60
II. Hoàn thiện hình thức trả công theo sản phẩm 62
1. Hoàn thiện điều kiện để trả công sản phẩm khoán. 62
2. Hoàn thiện hình thức trả công sản phẩm. 66
2.1. Hoàn thiện chế độ trả công sản phẩm khoán. 66
2.2. Hoàn thiện chế độ trả công sản phẩm trực tiếp cá nhân. 68
KẾT LUẬN. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện các hình thức tiền lương tại Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực hiện năm 2001 tăng bằng 113,7% so với quỹ tiền lương thực hiện năm 2000, quỹ tiền lương thực hiện năm 2002 tăng bằng 128% so với quỹ tiền lương thực hiện năm 2001.
Trong việc thực hiện ta thấy ba năm vừa qua năm nào Công ty cũng bị vượt chi quỹ lương, nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng công việc tăng lên và số lượng lao động cũng tăng lên. Ta xét biểu sau:
Biểu 7: Tình hình thực hiện năng suất lao động qua các năm.
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
Tổng doanh thu
Trđ
33.000
36.794
111,5
39.000
46.337
118,8
49.000
63.900
130,4
Số lao động
Người
244
245
100,4
280
281
100,3
310
331
106,8
NSLĐ bình quân theo doanh thu
Trđ/ng/năm
135,24
150,17
111
139,29
164,9
118
158,06
193,05
122
Nguồn: Số liệu phòng hành chính tổ chức.
Theo số liệu bảng trên ta thấy NSLĐ bình quân theo doanh thu thực hiện của các năm đều tăng cao so với kế hoạch. Năm 2000 NSLĐ bình quân theo doanh thu thực hiện bằng 111% so với NSLĐ bình quân theo doanh thu kế hoạch đề ra, năm 2001 tỷ lệ này bằng 118% và năm 2002 tỷ lệ này là 122%. So sánh những số liệu này với các tỷ lệ thực hiện quỹ tiền lương ở biểu 6 ta thấy rằng tỷ lệ của NSLĐ bình quân theo doanh thu luôn cao hơn tỷ lệ của quỹ tiền lương giữa thực hiện với kế hoạch. Như vậy khối lượng công việc thực hiện tăng lên nhiều đã làm quỹ tiền lương tăng lên nhưng năng suất lao động vẫn được đảm bảo và tăng cao.
Cũng từ số liệu của biểu trên ta có thể thấy có sự tăng lên về số lượng lao động của thực hiện so với kế hoạch. Năm 2000 tăng 0,4%, năm 2001 tăng 0,36%, năm 2002 tăng 6,8%. Điều này cũng đẩy quỹ tiền lương thực hiện tăng cao hơn quỹ tiền lương kế hoạch, dẫn đến vượt chi quỹ tiền lương.
Ngoài ra còn do nhiều nguyên nhân khác như : tiền thưởng tăng do trong năm có nhiều sáng kiến được khen thưởng hoặc nhiều người đạt danh hiệu lao động giỏi, tăng quỹ tiền lương làm thêm giờ do công việc nhiều...
Tóm lại, việc kinh doanh tốt giúp doanh nghiệp không những hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, đầu tư nâng cấp phát triển Công ty mà còn tạo khả năng tạo động lực lao động cho người lao động thông qua mức lương cao. Việc vượt chi quỹ lương là thuộc khả năng của doanh nghiệp.
III. Phân tích và đánh giá hình thức tiền lương thời gian áp dụng tại Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng
1. Phân tích và đánh giá chung
Đối với bộ phận lao động gián tiếp kể cả ở các phòng ban cũng như ở các đội, Công ty áp dụng chế độ tiền lương trả theo thời gian đơn giản. Tiền lương thực lĩnh của mỗi người dựa vào bậc lương của họ và số ngày làm việc thực tế trong kỳ của người lao động. Do phụ cấp mỗi người được hưởng cũng tính theo số ngày làm việc thực tế của người lao động, nên để có được lương cao và ổn định thì người lao động phải đi làm đầy đủ số ngày quy định trong tháng. Người lao động sẽ luôn chú ý đến việc đi làm đầy đủ hơn là việc sử dụng như thế nào cho hiệu quả giải quyết công việc là tối ưu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được lợi nhuận cao đã tạo điều kiện cho Công ty áp dụng mức tiền lương tối thiểu để tính tiền lương cho người lao động là 350.000đ, bằng 166,6% so với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định (210.000đ). Điều này đã khích lệ đến thái độ và tinh thần của người lao động trong quá trình làm việc. Nhưng không vì thế mà không có hiện tượng lãng phí thời gian làm việc, hiệu quả làm việc không cao. Nguyên nhân là do tiền lương mà họ nhận được chưa gắn với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc. Người lao động sẽ đi làm đầy đủ số ngày hơn, nhưng hiệu quả một ngày làm việc ở Công ty thì con số ngày đi làm đầy đủ sẽ không đánh giá được. Tiền lương ở đây mang tính chất bình quân.
Một điều nữa là kết quả lao động của họ cũng chưa được gắn kết với kết quả hoạt động của Công ty. Bởi vì những người hưởng lương thời gian là những lao động gián tiếp, họ chủ yếu làm việc trong các phòng ban, do đó mà họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm, không biết được số lượng và chất lượng trong những đơn vị thời gian. Chính vì điều đó mà họ sẽ không nỗ lực để nâng cao năng suất, chất lượng trong lao động.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để người lao động đi làm không chỉ có mặt, chấm công và hưởng lương mà phải là làm việc thực sự với sự cố gắng và nỗ lực của mình, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả.
Tiền lương trả theo thời gian năm 2002 được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 8: Tình hình thực hiện tiền lương thời gian của Công ty năm 2002.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
Chênh lệch
%
1
Tổng quỹ lương
Trđ
3.758
4.370
612
116,3
2
Quỹ tiền lương thời gian
Trđ
900
980
80
108,8
3
Số người hưởng lương thời gian
Người
65
68
3
101,6
4
Tiền lương thời gian bình quân
đ/ng/th
1.153.846
1.200.980
47.134
104,1
Nguồn: Báo cáo thực hiện tiền lương, thu nhập năm 2002.
Từ số liệu của biểu ta thấy quỹ tiền lương thời gian của Công ty chiếm khoảng 25% tổng quỹ lương (980/4370). Tiền lương thời gian bình quân năm 2002 là 1.200.980đ cao hơn mức thu nhập bình quân chung của cả doanh nghiệp.
Với cách tính lương này thì có lợi cho những người có thâm niên cao, làm việc lâu năm tại Công ty. Đây là một yếu tố làm thay đổi quỹ tiền lương thời gian và thường theo hướng tăng lên cho dù có tăng lên hay không tăng lên số lượng người hưởng lương thời gian.
2. Phân tích và đánh giá chế độ tiền lương thời gian áp dụng tại Công ty
Chế độ tiền lương thời gian giản đơn Công ty áp dụng cho cán bộ quản lý các phòng ban của Công ty và lao động gián tiếp ở các đơn vị, đội sản xuất. Cụ thể bao gồm:
- Cán bộ lãnh đạo quản lý.
- Cán bộ khoa học kỹ thuật.
- Cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
- Cán bộ hành chính.
Tiền lương mà mỗi người nhận được trong tháng gồm có tiền lương cơ bản, tiền phụ cấp và tiền lương làm thêm ngày.
* Tiền lương cơ bản được xác định trên cơ sở hệ số lương và số ngày làm việc thực tế của mỗi người trong tháng. Công thức tính:
TLmindn x Hệ số lương
Lcơ bản = x Số ngày làm việc thực tế trong tháng.
26 ngày
TLmindn x H
Lcơ bản = x T
26
Hệ số lương được xác định từ bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp.
Số ngày làm việc thực tế trong tháng của từng người được xác định dựa vào bảng chấm công. Việc chấm công do các trưởng phòng đảm nhiệm, làm cơ sở cho các kế toán tính ra số tiền phải trả cho từng người.
* Tiền phụ cấp bao gồm phụ cấp lưu động và phụ cấp chức vụ, trách nhiệm (nếu có):
0,2 x TLmindn
Phụ cấp lưu động = x Số ngày làm việc thực tế trong tháng
26
Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm = TLmindn x Hệ số phụ cấp.
* Tiền lương làm thêm ngày: được tính như sau.
- Lương làm ngày lễ = 300% lương làm ngày bình thường.
- Lương làm ngày chủ nhật = 200% lương làm ngày bình thường.
Ví dụ: Cô Nguyễn Thị Sửu hiện là cán bộ phòng hành chính tổ chức, có hệ số lương là 3,54; hệ số phụ cấp chức vụ là 0,3. Số ngày làm việc thực tế trong tháng 3/2003 là 26 ngày.
Như vậy ta tính được tiền lương thực lĩnh của cô Sửu trong tháng 3 như sau:
3,54 x 350.000
Lcơ bản = x 26 = 1.392.000đ
26
0,2 x 350.000
Phụ cấp lưu động = x 26 = 70.000đ
26
Phụ cấp chức vụ = 0,3 x 350.000 = 105.000đ
Lương thực tế cô Sửu nhận được là:
Ltt = 1.392.000 + 70.000 + 105.000 = 1.567.000đ
Số tiền công này phụ thuộc trực tiếp vào số ngày công làm việc thực tế của cô Sửu. Qua quan sát theo dõi trong tháng 3/2003 thấy trong 26 ngày công, có ngày công việc của cô Sửu không thể gọi tên cụ thể, có ngày về sớm, nhưng cũng có những giai đoạn công việc bận rộn đòi hỏi phải làm thêm giờ. Như vậy, có những ngày công cô Sửu làm việc không đầy đủ hoặc không hiệu quả nhưng vẫn được tính làm một công vì hôm đó cô đã có mặt tại Công ty. Đây chính là nhược điểm lớn của công tác trả lương này mà Công ty vẫn phải điều chỉnh khắc phục để tránh lãng phí thời gian, tăng hiệu quả và năng suất lao động .
V. Phân tích và đánh giá hình thức tiền lương sản phẩm áp dụng tại Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng
Phân tích và đánh giá chung
Hình thức tiền lương theo sản phẩm chỉ thực hiện được khi có tiến hành các công tác định mức, tổ chức phục vụ nơi làm việc và công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Tại Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng:
1.1. Công tác định mức lao động và xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm, đơn giá tiền lương khoán sản phẩm
Đầu năm Công ty lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, căn cứ vào các chỉ tiêu, hợp đồng đã ký. Sau đó giám đốc và phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ dựa vào quy mô và giá trị của mỗi công trình so với năng lực của các đội sản xuất mà Công ty sẽ tiến hành giao khoán công trình cho đơn vị có khả năng phù hợp.
Tất cả các đội, công trường trực thuộc Công ty thực hiện theo cơ chế khoán gọn công trình. Đội được chủ động trong tất cả các khâu từ lập dự toán công trình, bố trí lực lượng thi công, lập tiến độ thi công đến khâu cuối cùng là tham gia nghiệm thu công trình.
Đội sẽ dựa vào các định mức công việc mà chia công việc cho các tổ trong đội phù hợp với năng lực, chuyên môn trong từng thời gian cụ thể để đảm bảo tiến độ thi công của công trình.
Để xác định được chi phí nhân công thì cần phải xây dựng định mức lao động để từ đó tính ra đơn giá tiền lương, là cơ sở cho việc trả lương theo sản phẩm. Do đó công tác định mức là rất cần thiết. Nhưng công tác này khó có thể thực hiện được ở các đội. Bởi vì việc xây dựng định mức đòi hỏi phải có cán bộ định mức hiểu biết về các phương pháp xây dựng mức, các loại mức và phải biết vận dụng các kiến thức trong công việc. Mặt khác nó cũng đòi hỏi phải mất nhiều thời gian tính toán các yếu tố để tính định mức như: chi phí nguyên vật liệu, máy móc, nhân công, khối lượng công việc, thời gian hoàn thành ... Trong thực tế cán bộ kỹ thuật của đội chủ yếu đảm bảo kỹ thuật trong thi công còn chuyên môn về xây dựng định mức lại hạn chế. Các đội thường áp dụng ngay các định mức đã thoả thuận với bên giao thầu trong hố sơ đấu thầu.
Việc xem xét các mức này chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm và so sánh điển hình. Tức là trong quá trình ký kết hợp đồng nhận thầu các công trình các cán bộ sẽ dựa vào các văn bản về định mức có liên quan do Nhà nước ban hành và căn cứ vào kinh nghiệm làm việc, sự hiểu biết của họ mà đưa ra thoả thuận về các định mức.
Như vậy công tác xây dựng định mức ở Công ty đã chưa được chú ý nhiều, bởi trong Công ty không có cán bộ về định mức lao động. Đây là khó khăn để Công ty trả công sản phẩm khoán theo đúng sức lao động mà người lao động đã bỏ ra.
Biểu 9: Chênh lệch mức giữa thực tế và áp dụng.
Tên công việc
ĐV
Khối lượng
Mức (công/m3)
Thực tế khảo sát
áp dụng của Công ty
Chênh lệch
%
Đắp đất
M2
7237,3
0,034
0,032
0,002
- 5,9
Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật.
Do có yêu cầu, phòng kế hoạch kỹ thuật vừa qua đã tiến hành khảo sát thực tế để tính định mức cho công việc đắp đất của con kênh Tiểu Trà. Khảo sát thực tế thấy rằng để đắp được 1m2 đất thì cần 0,034 công. Song trên thực tế mức mà đội công trình 3 đang áp dụng ở đây là 0,032 công. Sự sai lệch này khi áp dụng trong thi công sẽ gây nên nhiều bất lợi và ảnh hưởng tới kết quả thực hiện công việc.
Mỗi một công trình tuỳ theo giá trị của nó và mức độ thắng thầu mà có các định mức lao động khác nhau đối với cùng một công việc. Từ đó đơn giá khoán cũng sẽ khác nhau. Các định mức mà đội áp dụng được ghi trong bảng tiến độ công trình, tiến độ giai đoạn.
Công tác định mức lao động chưa tốt đã làm ảnh hưởng tới vấn đề tiền lương trả cho người lao động . Định mức lao động là công việc mà Công ty cần tiến hành trong thời gian tới để tính ra đơn giá tiền công hợp lý, cơ sở cho việc trả công theo sản phẩm.
1.2. Công tác tổ chức phục vụ và bố trí nơi làm việc
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất phương tiện cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc, nâng cao năng suất lao động.
Đây là khâu đầu tiên và quan trọng đối với mỗi đội khi tiến hành thi công một công trình.
Đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng mang nhiều nét đặc trưng khác hẳn với các ngành khác. Sản phẩm là những công trình xây dựng yêu cầu phải được sản xuất đúng nơi tiêu thụ, quá trình sản xuất thường kéo dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan: thời tiết, khí hậu, địa lý, tiền vốn, nhân lực, máy móc, thiết bị, khả năng cung ứng nguyên vật liệu... Do đó, trước khi tiến hành thi công, đội phải lập kế hoạch bố trí mặt bằng thi công, các hạng mục phụ trợ, quai sanh, đường vận chuyển, kho bãi, tiêu thoát nước, sử dụng điện, lán trại... để tạo ra một nơi làm việc tốt nhất cho các công nhân. Tiếp đến là trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động; thiết bị, dụng cụ an toàn lao động cho các công nhân.
Công ty đã rất quan tâm đến việc tạo nơi ăn chốn ở thuận tiện, đầy đủ cho người lao động. Đối với các công trình xa, Công ty đều trang bị đài, ti vi và một số hoạt động thể thao văn hoá khác cho người lao động sau khi làm việc, vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần, tổ chức nhiều buổi giao lưu văn nghệ với các đơn vị, địa phương tạo sự hiểu biết lẫn nhau.
Việc cung cấp nguyên vật liệu luôn được đáp ứng phù hợp. Không để thời gian quá lãng phí do chờ nguyên vật liệu, hoặc tránh được tình trạng ứ đọng, bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu đồng thời tránh được những thất thoát, tiêu cực.
Đối với máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình được lên kế hoạch từ trước về số lượng, chủng loại, cái nào cần thiết phải đưa vào phục vụ trước, cái nào chưa cần ngay... Đội thi công cơ giới sẽ dựa vào đó để lên kế hoạch thực hiện tập kết máy từng nơi làm việc theo đúng tiến độ. Các loại máy móc sẽ được điều chuyển thích hợp để tiết kiệm máy móc thiết bị, nâng cao hiệu suất phục vụ cuả chúng.
Là đơn vị xây dựng thường xuyên sử dụng máy móc, thiết bị cơ giới, tiếp xúc với nguồn điện và chất nổ như máy hàn, đột dập, trạm trộn bê tông... Vì vậy Công ty đã rất coi trọng công tác an toàn lao động trên tất cả các mặt hoạt động. Công ty đã đưa tiêu chuẩn an toàn lao động vào phương án thi công và là một tiêu chuẩn quan trọng để xét duyệt thi đua hàng năm. Bên cạnh việc trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thiết bị an toàn lao động theo quy định, Công ty còn tổ chức học tập kỹ thuật an toàn lao động cho toàn bộ công nhân hàn điện, hàn hơi, điều khiển phương tiện cơ giới, cán bộ chỉ huy công trường.
Đội phải chịu trách nhiệm về an toàn lao động, an ninh tại công trường nơi đơn vị được giao thi công. Công tác này nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người công nhân, chống lại sự thất thoát nguyên vật liệu, chống các tác động xấu từ bên ngoài gây tổn hại cho công trình, đảm bảo sản phẩm làm ra không bị ảnh hưởng đến chất lượng.
1.3. Công tác bố trí lao động
Trước khi tiến hành thi công, các công việc với những nội dung và yêu cầu cụ thể được phổ biến đến từng tổ, từng công nhân những công việc phải làm, khối lượng công việc phải hoàn thành, thời gian thi công , yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công việc, các loại trang thiết bị, máy móc được phép sử dụng...
Việc bố trí lao động của Công ty mang tính linh hoạt do các đội tự thực hiện. Trước khi thi công công trình các đội tự tổ chức bộ máy điều hành trình Công ty phê duyệt: phân công lãnh đạo phụ trách, cán bộ kỹ thuật trực tiếp thi công và các thành viên khác. Thông thường ở các đội đều có một đội trưởng, một đội phó, một hoặc vài kỹ sư tuỳ theo công trình, một thủ kho, một kế toán, một người chạy vật tư, một bảo vệ, tiếp đó là các tổ làm công việc chuyên môn như tổ đào đắp đất, tổ bê tông, tổ điện nước...
Ví dụ: Đội công trình 5 đang thực hiện thi công tại đê Ngọc Hải (Đồ Sơn). Lực lượng lao động của đội gồm một đội trưởng, một đội phó, hai kỹ sư, một kế toán, một thủ kho kiêm bảo vệ và có các tổ: tổ quai sanh (4 người), tổ đào đắp đất (3 người), tổ điện nước (3 người), tổ bê tông (3 người), mỗi tổ có thuê thêm từ một đến 3 người lao động bên ngoài là lao động địa phương.
Trong các tổ sản xuất công nhân được chia ra làm hai loại là công nhân chính và công nhân phụ. Công nhân chính là công nhân kỹ thuật, công nhân phụ là lao động phổ thông, thường là lao động địa phương.
Việc bố trí công nhân có cấp bậc tay nghề phù hợp với cấp bậc công việc không được các tổ quan tâm. Với cùng một công việc có đơn giá tiền lương cố định, ai có số công cao hơn sẽ được trả công cao hơn mà không phụ thuộc vào cấp bậc công nhân. Do vậy dẫn đến tình trạng lãng phí lao động, không sử dụng hợp lý lao động có tay nghề. Điều này đồng nghĩa với việc các công nhân bậc cao phải nhận mức lương ngang bằng với công nhân bậc thấp, gây nên tình trạng chán nản, không nhiệt tình trong tập thể lao động, không tạo động lực khuyến khích người lao động học tập nâng cao kỹ năng và tay nghề.
Với các công trình thuỷ lợi thì phần lớn công việc chỉ cần công nhân bậc 3 hoặc bậc 4, thậm chí có những công việc chỉ cần tới lao động phổ thông (đào đắp đất...). Do tính chất công việc khá nặng nhọc nên yêu cầu người lao động cần có sức khoẻ tốt, trong trường hợp đó công nhân khoảng từ bậc 5 trở xuống có thể thực hiện nhiệm vụ tốt hơn những công nhân bậc cao (những người lao động lớn tuổi hơn).
Để tạo động lực lao động, khuyến khích tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề của người lao động Công ty cần có những biện pháp khắc phục sử dụng lao động theo nghề và trình độ, trước hết là làm tốt công tác định mức lao động.
1.4. Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
Với sản phẩm sản xuất ra là các công trình, mà chất lượng của chúng là điều kiện số một để đảm bảo cho sự an toàn tính mạng và lợi ích của con người, do đó công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải luôn được coi trọng và tiến hành. ở Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng, việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được tiến hành hàng tháng và sau từng phần hành công việc. Quá trình nghiệm thu được tiến hành dựa trên cơ sở các yêu cầu của bản vẽ thiết kế, chất lượng sản phẩm, đảm bảo những yêu cầu tổng thể đối với đặc tính an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật đã đặt ra.
Công tác này còn giúp các đội xác định được tiến độ thi công, mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thời gian đặt ra. Việc kiểm tra chất lượng công trình còn nhằm mục đích ngăn chặn công nhân chạy theo số lượng mà coi nhẹ việc sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu.
Cán bộ quản lý đội có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự thực hiện công việc của các tổ công nhân về tiến độ thi công và chất lượng công việc. Hàng tháng có báo cáo tình hình sản xuất nghiệp vụ của đơn vị theo mẫu chung về phòng kế hoạch kỹ thuật để tập hợp báo cáo lãnh đạo Công ty.
Sau mỗi giai đoạn hoặc khi công trình hoàn thành, đơn vị có trách nhiệm kết hợp với phòng kế hoạch kỹ thuật kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục công trình, phát hiện những chi tiết hạng mục chưa đảm bảo yêu cầu cần hoàn thiện hoặc làm lại. Sau đó đơn vị chủ động liên hệ với chủ đầu tư đăng ký lịch nghiệm thu. Đơn vị thi công cùng đại diện phòng kế hoạch kỹ thuật dự hội nghị và bảo vệ số liệu trong hồ sơ nghiệm thu. Với những công trình cần thiết, đơn vị báo cáo để lãnh đạo Công ty bố trí đi dự.
Trong quá trình kiểm tra nghiệm thu các đội sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp kiểm tra xác suất... Tuỳ từng loại sản phẩm, bộ phận sản phẩm trong mỗi lần kiểm tra mà lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc có sự kết hợp giữa các phương pháp.
Khi bàn giao các công trình đưa vào hoạt động, Công ty sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước xã hội về chất lượng của công trình để đảm bảo an toàn tính mạng và lợi ích của cộng đồng. Vì vậy công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm đã luôn được Công ty chú trọng và thực hiện thường xuyên. Công ty cần làm tốt công tác này hơn nữa, đầu tư thêm các thiết bị hiện đại để kết hợp trong quá trình kiểm tra.
1.5. Công tác trả lương sản phẩm của Công ty
Nhìn chung việc áp dụng hình thức trả công cho lao động trực tiếp ở Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng là tương đối đơn giản và việc trả lương này còn mang tính bình quân.
Tiền lương sản phẩm được tính dựa vào đơn giá và số sản phẩm thực tế làm được. Đơn giá sản phẩm tại xưởng cơ khí được xây dựng dựa theo các văn bản quy định về mức cuả Nhà nước. Còn đơn giá khoán thì chưa phản ánh đúng giá trị hao phí sức lao động do công tác xây dựng định mức của Công ty chưa được chú trọng. Việc trả công không căn cứ vào cấp bậc công nhân cũng như cấp bậc công việc mà họ đảm nhiệm. Do vậy tiền công không phản ánh đúng hao phí sức lao động của từng người, không quán triệt nguyên tắc trả lương theo chất lượng lao động. Những công nhân làm trong biên chế Công ty hầu hết là các công nhân có tay nghề nhưng khi các công việc được khoán cho tổ, với cùng một công việc thì lương của mỗi người được tính sẽ không phân biệt là công nhân bậc 3, công nhân bậc 4... hay lao động phổ thông, mà phụ thuộc và số lượng sản phẩm của mỗi người làm được trong tháng.
Từ đó đã không khuyến khích người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ lành nghề, hoặc nếu bố trí công nhân có trình độ thấp vào làm công việc đòi hỏi có trình độ cao sẽ có thể dẫn đến việc chất lượng công trình không đảm bảo.
Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần phải đầu tư vào công tác định mức một cách thích đáng bằng cách tuyển cán bộ có trình độ chuyên môn về định mức để thực hiện công tác xây dựng định mức nội bộ, tạo sự chính xác trong việc tính và trả công sản phẩm khoán đúng với công sức mà người lao động đã bỏ ra.
Biểu 10: Tình hình thực hiện tiền lương sản phẩm của Công ty năm 2002.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
Trị số chênh lệch
% tăng giảm
1
2
3
4
Tổng quỹ lương
Quỹ lương sản phẩm
Số người hưởng Lsp
Tiền lương sản phẩm bình quân
Trđ
Trđ
Người
đ/ng/th
3713
2743
245
933.000
4370
3300
263
1.045.600
657
557
18
112.600
+17,75
+20,3
+7,3
+12,1
Nguồn: Báo cáo thực hiện tiền lương, thu nhập năm 2002.
Qua các số liệu thể hiện ở biểu trên ta thấy về số tuyệt đối tất cả các chỉ tiêu đều tăng lên giữa thực hiện so với kế hoạch. Tổng số người hưởng lương sản phẩm tăng lên nhưng tiền lương sản phẩm bình quân cũng tăng lên. Đây là do trong năm 2002 Công ty thực tế đã trúng thầu được nhiều công trình, số lượng công việc tăng lên, số lượng lao động tăng lên, quỹ tiền lương sản phẩm cũng được tăng lên. Trong đó tốc độ tăng của quỹ tiền lương sản phẩm tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số lượng lao động. Như vậy tiền lương bình quân tăng lên chủ yếu là do khối lượng thực hiện công việc tăng lên.
Hình thức tiền lương này có ưu điểm là gắn kết quả lao động của công nhân với tiền công mà họ nhận được. Vì vậy, nó khuyến khích người lao động tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp.
Phân tích và đánh giá các chế độ tiền lương sản phẩm áp dụng tại Công ty Xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
2.1. Chế độ tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Đối tượng được áp dụng trả lương theo chế độ này chủ yếu là những công nhân sản xuất làm việc trong xưởng cơ khí. Sản phẩm của họ sản xuất ra chủ yếu là các ván khuôn phục vụ trực tiếp cho các công trình thi công của các đội.
Tiền công của một người công nhân nhận được được tính theo công thức:
Lspi = ĐG x Qi
Trong đó: Lspi : là tiền lương sản phẩm của người thứ i.
Qi : là số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế trong tháng của người i.
ĐG : đơn giá tiền lương một sản phẩm hoàn thành.
L0
ĐG =
Q
L0 : lương cấp bậc của công nhân.
Q : mức sản lượng của công nhân trong tháng.
Ví dụ: Chú Hán là một công nhân mộc làm công việc bậc 7 trong xưởng cơ khí, có hệ số lương là 3,28. Mức sản lượng là 156 sản phẩm một tháng. Trong tháng 3/2003, người công nhân này đã hoàn thành 167 sản phẩm. Tiền công của công nhân đó được tính như sau:
- Xác định đơn giá tiền lương :
L0 3,28 x 350.000
ĐG = = = 7.300 (đ/sp)
Q 156
Tiền công thực tế nhận được trong tháng của chú Hán là:
Ltt = 7300 x 167 = 1.219.000đ
Tiền công trả theo chế độ này đã gắn kết quả lao động thực tế mà người lao động đạt được, khuyến khích người công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động. Nhưng nó chưa đảm bảo có hiệu quả thực sự nếu không phụ thuộc vào thái độ và ý thức của mỗi người lao động, sẽ dẫn đến sự lãng phí vật tư, nguyên liệu, máy móc... để nâng cao số lượng hoặc chỉ chạy theo số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm.
2.2. Chế độ trả công khoán sản phẩm.
Đối tượng áp dụng là cho những người công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông, họ làm việc tại các đội công trình.
Khi tiến hành thi công các công trình, các đội thành lập các tổ sản xuất, mỗi tổ đảm nhiệm một công việc riêng và sẽ được đội trưởng giao khoán công việc theo từng giai đoạn.
Tiền lương của cả tổ nhận được tính theo công thức:
TLk = ĐG x Qk
Trong đó: TLk : là tiền lương khoán của cả tổ.
ĐG : đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ. Đây chính là đơn giá xác định trong hồ sơ đấu thầu.
Qk : là khối lượng công việc mà tổ phải hoàn thành.
Hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành, đội tiến hành tạm ứng tiền lương cho các tổ để tổ trưởng tạm ứng cho người lao động.
Việc trả công cho người lao động không phân biệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28479.DOC