Luận văn Hoàn thiện các hình thức trả lương ở công ty dệt 8-3 Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

PHẦN I 6

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 6

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 6

1. Bản chất của tiền lương 6

2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương. 9

2.1 Yêu cầu. 9

2.2 Chức năng của tiền lương. 10

3. Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương. 11

3.1 Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. 11

3.2. Tiền lương ngang nhau cho những người lao động như nhau. 12

3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong những doanh nghiệp khác nhau. 12

4. Các hình thức trả lương. 12

4.1 Hình thức trả lương theo thời gian. 12

4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 14

5. Tác dụng của hình thức trả lương. 21

5.1 Hình thức trả lương theo thời gian. 21

5.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 22

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG. 23

PHẦN II 27

CÁC ĐẶC ĐIỂM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY. 27

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 27

II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY 29

1. Về mặt cơ cấu tổ chức. 29

2. Quy mô và chất lượng lao động 31

3. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. 33

4- Đặc điểm về định mức lao động 37

PHẦN III 38

PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT 8-3 38

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUỸ TIỀN LƯƠNG CÔNG TY DỆT 8-3. 40

II- CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG HIỆN NAY Ở CÔNG TY DỆT 8-3 42

1. Trả lương theo hình thức lương thời gian 42

2. Lương trả theo hình thức lương khoán sản phẩm có thưởng. 46

3. Lương trả theo hình thức lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. 50

4- Tiền thưởng và các khoản phụ cấp 53

4.1- Tiền thưởng 53

4.2- Các khoản phụ cấp 53

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT 8 - 3 54

PHẦN VI 58

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT 8-3 58

I. HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM. 58

1. Hoàn thiện công tác định mức. 59

1.1. Nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác định mức. 59

1.2. Phương pháp xây dựng định mức. 60

2. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc. 62

3. Hoàn thiện việc bố trí và sử dụng lao động. 64

4. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. 64

II. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN. 66

III. HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM CÓ THƯỞNG. 69

IV. HOÀN THIỆN MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN KHÁC. 73

1. Phân công hợp tác lao động 73

2. Sử dụng lao động. 74

2.1. Nâng cao chất lượng lao động và tính giảm lao động quản lý. 75

2.2. Tổ chức chỉ đạo sản xuất là một nội dung quan trong trong hoạt động 75

3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 76

4- Tiến hành đào tạo, bồi dường, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên 77

KẾT LUẬN 79

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện các hình thức trả lương ở công ty dệt 8-3 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thành và phát triển công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hôm nay mặc dù thiết bị đã quá cũ nát lạc hậu nhưng công ty đã tập chung tu sửa, cải tạo thiết bị cũ, tận dụng khai thác triệt để các thiết bị cũ để sản xuất các mặt hàng truyền thống như sợi, vải bông khổ hẹp mà thị truờng chấp nhận. Ngoài ra công ty còn vay vốn đầu tư mới, cải tạo, mở rộng khổ vải làm các mặt hàng cao cấp như sợi pha vải kẻ để đáp ứng kịp thời nhu cầu trong và ngoài nước. Tăng cường xuất khẩu để thu ngoại tệ, thay thế dần các thiết bị cũ dần dần làm thay đổi nhanh chóng cơ sở vật chất của công ty. Ngay từ đầu năm 1991 nhà máy đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức và đăng kí lại doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 338 và đổi tên thành công ty dệt 8 - 3. Trước yêu cầu của tình hình mới việc sắp xếp điều chỉnh lại đội ngũ công nhân là một yêu cầu khách quan. Trong 3 năm 1991, 1992, 1993 nhà máy đã giải quyết cho về hưu mất sức 1235 người. Đồng thời trong những năm gần đây (1991-1995) công ty đã tuyển thêm gần 600 lao động trẻ có sức khoẻ, có tay nghề để thay thế cho số cán bộ nhân viên đã về hưu. Trong 5 năm qua công ty cũng đã chọn và cử nhiều cán bộ đi học, đào tạo do bộ mở về quản trị kinh doanh, kinh doanh xuất nhập khẩu... Sau một thời gian hoạt động theo quy mô mới, công ty đã phát huy những thế mạnh vốn có và từng bước không ngừng đổi mới phương thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. II. Các đặc điểm có ảnh hưởng đến công tác trả lương ở công ty 1. Về mặt cơ cấu tổ chức. Tổng giám đốc công ty là người có quyền hành cao nhất và là người chịu trách nhiệm điều hành chung. Do quy mô của công ty lớn lên việc điều hành quản lý của công ty được chia thành các phòng ban và các xí nghiệp thành viên với các chức năng và nhiệm vụ riêng. Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ 1 (xem trang sau) Phòng kỹ thuật đầu tư: Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm và thiết kế những sản phẩm mới. Phòng tổ chức lao động: Chịu trách nhiệm về những vấn đề về tiền lương, bảo hiểm... Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm hạch toán lỗ, lãi. Phòng kế hoạch tiêu thụ: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Tổ chức ký kết xuất khẩu hàng hoá, vật tư thiết bị cần thiết cho công ty. Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi tiêu thụ. Phòng quản lý kho: Có trách nhiệm bảo quản nguyên liệu và thành phẩm sau khi được sản xuất. Phòng bảo vệ quân sự: Chịu trách nhiệm về mặt an ninh trong nhà máy. Trạm y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khẻo của cán bộ công nhân viên trong công ty. Xí nghiệp sợi có tổng diện tích là 21.000 m2 có nhiệm vụ sản xuất sợi để cung cấp cho nhà máy dệt hoặc để bán trực tiếp ra bên ngoài. Xí nghiệp dệt có tổng diện tích 20.000 m2 có nhiệm vụ tiếp nhận sợi ở các xí nghiệp sợi khác để tiến hành dệt vải mộc để cung cấp cho khâu sau. Xí nghiệp nhuộm có tổng diện tích là 11.800 m2 có nhiệm vụ nhận vải mộc từ xí nghiệp để tổ chức nhuộm vải và in hoa. Xí nghiệp may dịch vụ có diện tích 580 m2 có nhiệm vụ may quần áo, khân tắm các loại để xuất khẩu. Ngoài các xí nghiệp sợi - dệt - nhuộm - may là các xí nghiệp sản xuất chính thì công ty cũng có một xí nghiệp phụ cung cấp hơi nước, nước, điện phục vụ cho sản xuất của các xí nghiệp chính. Nhìn vào sơ đồ trả lương thấy cơ cấu tổ chức của công ty thuộc loại cơ cấu trực tuyến chức năng. Loại cơ cấu này có nhược điểm ở chỗ là quá cồng kềnh và làm việc kém hiệu quả ngoài ra các bộ phận chức năng không có quyền quyết định hành chính đối với các bộ phận trực tuyến mà chỉ là các bộ phận giúp việc cho người lãnh đạo trong phạm vi chức năng của mình. 2. Quy mô và chất lượng lao động Công ty dệt 8-3 có số lượng lao động tương đối đông. Trong các năm 1992-1993 công ty đã tiến hành sắp xếp lại lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Ta có thể theo dõi số lượng của công ty qua bảng sau: Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty qua các năm. STT Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 So sánh % 1997/1996 1998/1997 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số lao động Lao động trực tiếp % so với tổng số Lao động gián tiếp % so với tổng số Lao động nữ % so với tổng số 3855 3608 93,5 247 6,5 2512 65,16 3711 3469 93,48 242 6,52 2473 66,64 3500 3264 93,26 234 6,74 2309 66,6 96 96 98 94 94 98 Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động của công ty liên tục giảm trong những năm vừa qua. Năm 1997 giản so với năm 1996 là 4%, năm 1998 giảm so với năm 1997 là 6%. Trong số này chủ yếu là giảm trong số lao động trực tiếp còn số lao động gián tiếp thay đổi không đáng kể. Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy số lao động nữ trong công ty tương đối lớn (chiếm 66% năm 1998). Ưu điểm của lao động nữ là có tinh thần kỷ luật cao, có ý thức cần cù chịu khó và có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên do đặc điểm của lao động nữ là họ còn có chức năng làm mẹ nên quỹ thời gian lao động của Công ty cũng có những đặc điểm riêng, đó là số thời gian cho những việc như nghỉ ốm, thai sản... chiếm một tỷ lệ khá lớn. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức, sắp xếp và kế hoạch hoá công tác bố trí lao động của Công ty Về mặt chất lượng lao động ta có thể theo dõi qua bảng dưới đây Bảng 2: Bảng cơ cấu trình độ lao động TT Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng số lao động Lao động có trình độ Đại học, cao đẳng Phần trăm so với tổng số Lao động có trình độ trung cấp Phần trăm so với tổng Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên Phần trăm so với tổng số Công nhân kỹ thuật có bậc 4 trở xuống Phần trăm so với tổng số Lao động phổ thông Phần trăm so với tổng số 3855 156 4% 227 5,9% 386 10% 2775 72% 311 8,1% 3711 154 4,1% 224 6,04% 352 9,5% 2597 70% 384 10,36% 3500 161 4.6% 218 6,25% 332 9,5% 2485 71% 304 8,68% Nhìn vào bảng 2 ta nhận thấy nhìn chung nhà máy còn thiếu đội ngũ những người có trình độ cao. Năm 1998 là năm mà công ty có tỉ lệ trình độ Đại học- Cao đẳng là cao nhất mới đạt tới là 4,6%. Do những năm gần đây công ty tuyển nhiều lao động trẻ và do đó tay nghề còn yếu và không đồng đều nên tỉ lệ cấp bậc của nhà máy còn ở mức thấp (2,6), lao động phổ thông còn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (8,68% năm 1998) Tuy lao động còn trẻ, tay nghề thấp nhưng có khả năng tiếp thu nhanh về kỹ thuật và cùng với sự cố gắng của họ chắc chắn rằng họ sẽ đạt được trình độ tay nghề cao trong những năm tới. 3. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Trước đây công ty dệt 8-3 sản xuất chủ yếu theo chỉ tiêu của nhà nước dao xuống. Hiện nay khi bước vào cơ chế thị trường thì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Do được thành lập từ lâu nên hầu hết các trang thiết bị, máy móc của công ty hiện nay đã nát và lạc hậu. Máy móc của công ty đa phần đều do Trung Quốc sản xuất từ trước những năm 60 nên thiếu phụ tùng thay thế, năng suất rất thấp. Từ năm 1990 trở lại đây công ty cũng có nhiều những biện pháp nhằm cải tiến trang thiết bị và máy móc. Năm 1998 được sự giúp đỡ của Chính phủ ấn Độ công ty đã vay vốn bằng thiết bị nên đã thay thế được một phần ở dây truyền nhuộm hoàn tất Dưới đây là một số dây chuyền sản xuất chính của Công ty Máy cắt phôi Là, bao túi Máy may Quần áo thành phẩm Sơ đồ 2: Sơ đồ dây chuyền may Sơ đồ 3: Sơ đồ dây chuyền nhuộm Công đoạn nấu vải Khâu làm bóng Khâu tẩy Khâu nhuộm Khâu sấy Khâu giặt Sơ đồ 2: Sơ đồ dây chuyền kéo sợi Dây chuyền sản xuất sợi chải kỹ Máy bông Máy chải thô Máy ghép sơ bộ Máy cuộn cúi Máy chải kỹ Máy ghép Máy sợi con Máy ống Máy đậu Máy ống Máy xe Máy thô Máy chải thô Máy ghép Máy thô Máy sợi con Máy ống Dây chuyền sản xuất sợi chải thô Máy bông Sơ đồ 4: Sơ đồ dây chuyền kéo sợi Do tính chất sản xuất của công ty dệt là sản xuất theo dây chuyền nước chảy liên tục từ đầu là bông và cuối cùng là sản phẩm may mặc. Vì vậy một bộ phận nào đó bị trục trặc sẽ gây ách tắc chậm trễ cho cả dây chuyền sản xuất. Bởi vậy một yêu cầu cấp bách hiện nay đối với công ty là cầu phải được đầu tư nâng cấp toàn bộ công ty từ nhà máy sợi cho đến nhà máy may. Có như vậy công ty mới có thể nâng cao được năng suất lao động và sản phẩm của công ty mới có sức cạnh tranh với thị trường. Nguyên liệu cho ngành dệt may nói chung ở nước ta và công ty dệt nói riêng là các loại bông, sợi thiên nhiên, sợi Visco, sợ FE, các loại hoá chất cơ bản và thuốc nhuộm. Hiện nay hầu hết các nguyên liệu nói trên công ty đều phải nhập khẩu. Nguồn nhập khẩu chủ yếu của công ty là ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc...Nhưng tình hình nhập khẩu không ổn định và chắp vá gây không ít khó khăn cho công ty. Trước đây sản phẩm công ty sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Nhưng hiện nay khi bước vào sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì công ty cũng hết sức chú trọng và xác định chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của yếu của công ty là thị trường trong nước (chiếm 70-80 tổng sản lượng của công ty). Ngoài việc cung cấp vải đáp ứng cho nhu cầu may mặc của nhân dân còn sản xuất các sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp khác như các loại mành làm lốp cho xe ô tô, xe máy, vải lọc bụi cho các nhà máy luyện kim... Bên cạnh việc chú trọng vào thị trường trong nước công ty cũng rất coi trọng việc xuất khẩu thị trường ra nước ngoài. Trong mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên. Sản phẩm của công ty cũng đã xâm nhập được vào một số thị trường khó tính như EU, Canađa, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... 4- Đặc điểm về định mức lao động Công ty hiện nay đang áp dụng ba phương pháp để xác định định mức lao động Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc: Khảo sát tiêu hao thời gian lao động thực tế của một công nhân hoặc một nhóm công nhân, bắt đầu từ đầu ca đến khi kết thúc ca nhằm nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động trong một ca để phát hiện ra các nguyên nhân gây lãng phí thời gian và đề ra các biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó xây dựng các định mức lao động hợp lývới kết cấu thời gian phù hợp với yêu cầu của công việc Phương pháp bấm giờ thao tác: Khảo sát tiêu hao thời gian lao động thực tế của những thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Dựa vào kinh nghiệm của người lao động và các số liệu đã thống kê trước đó để đề ra định mức lao động phù hợp cho công nhân Dựa vào các phương pháp trên Công ty đã tiến hành xây dựng một cách khá đầy đủ các định mức lao động ở hầu hết các công đoạn sản xuất. Tuy đã áp dụng mức có căn cứ khoa học để xây dựng mức công việc song việc áp dụng này còn mang tính chất hình thức còn trên thực tế Công ty vẫn sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm là chủ yếu. Do đó chất lượng của mức nói chung là chưa cao Phần III Phân tích việc áp dụng các hình thức trả lương ở công ty dệt 8-3 Công ty dệt 8-3 là một doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, thuộc Bộ Công nghiệp có quyền tự chủ về sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Là một doanh nghiệp sản xuất nên hiện nay ở công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Tuỳ theo tính chất công việc của từng bộ phận mà công ty áp dụng các hình thức trả lương khác nhau. Cụ thể là đối với những công nhân công nghệ trực tiếp sản xuất công ty tiến hành trả lương theo sản phẩm. Còn đối với khối lao động gián tiếp thì hưởng lương theo hình thức lương thời gian. Có thể theo dõi cơ cấu trả lương của công ty qua bảng trang sau: Bảng 3: Cơ cấu trả lương tại công ty Đơn vị: Người TT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 So sánh 98/97 97/96 98/96 1 Tổng số lao động 3855 3711 3500 94,3 96,2 90,1 2 Số người hưởng lương theo thời gian 586 586 570 97,2 101,4 98,6 3 % so với tổng số 15 15,8 16,3 4 Số người hưởng lương theo sản phẩm 3277 3125 2930 93,7 95,3 73 5 % so với tổng số 85 84,2 83,7 Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy rằng số người hưởng lương theo sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong công ty (83,7 % năm 1998). Số lao động của công ty liên tục giảm trong các năm vừa qua (do công ty có sự tổ chức lại lao động) nhưng số người hưởng lương theo thời gian lại tăng lên. Cụ thể là số nguời hưởng lương theo thời gian năm 1996 chiếm 15% trong tổng số lao động đến năm 1998 con số này là 16,3%. Trong khi số lao động hưởnglương thời gian tăng lên thì số lao động hưởng lương theo sản phẩm lại giảm xuống. Năm 1996 số người hưởng lương theo sản phẩm chiếm 85% trong tổng số lao động của công ty đến năm 1998 con số này chỉ còn là 83,7%. Qua cơ cấu hình thức trả lương của công ty ta có thể thấy rằng hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương chủ yếu đang được áp dụng rộng rãi ở công ty đây chính là hình thức trả lương chính. I. Phân tích thực trạng quỹ tiền lương công ty dệt 8-3. Công ty dệt 8 - 3 hiện nay đang thực hiện chế độ khoán quỹ lương cho các đơn vị thành viên trên nguyên tắc. Quỹ lương trên doanh thu giao cho xí nghiệp thành viên bằng 73% thu nhập theo kết cấu: Lương phụ cấp công việc. Phụ cấp ca đêm. Lương bổ xung kỳ 3 Khoản thu nhập khác 27% phụ vào kết quả thực hiện các chỉ tiêu tiết kiệm mà công ty đã giao cho các xí nghiệp. Nếu xí nghiệp thành viên mà hạch toán có lãi thì được thanh toán khoản thu nhập khác (27%) tương ứng với tỷ lệ lãi thực hiện/lãi phân bổ. Quỹ lương của xí nghiệp thành viên được xác định trên cơ sở khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ. Sản lượng chưa được tiêu thụ thì xí nghiệp được vay lương để thanh toán nhưng không được vượt quá 70%. Hàng tháng các xí nghiệp thành viên có trách nhiệm tập hợp chứng từ, báo cáo doanh thu qua tiêu thụ sản phẩm về Phòng tổ chức hành chính để thanh toán trả lương theo tỷ lệ được giao. Đối với xí nghiệp sợi doanh thu được tính theo số lượng sợi đã bán ra ngoài và tính theo số lượng sợi đã giao cho nhà máy dệt để dệt. Đối với xí nghiệp dệt doanh thu được tính theo số lượng vải mộc đã bán ra ngoài và số lượng vải đã giao cho xí nghiệp nhuộm. Đối với xí nghiệp nhuộm thì doanh thu được tính theo số lượng sản phẩm đã bán. Giá dùng để tính doanh thu là giá thực tế bình quân trừ thuế. Đối với các sản phẩm chuyển giao nội bộ thì giá dùng để tính là giá được công ty duyệt. Có thể biểu diễn nguồn tiền lương của xí nghiệp thành viên theo công thức: (1-I) QTLXN = SDT x 0,73 Trong đó: QTLXN :Là nguồn tiền lương xí nghiệp. SDT :Là tổng doanh thu được tính theo công thức (2- III) (2-I) ồDT = ồQi x ĐGi Qi :Số lượng sản phẩm i đã được tiêu thụ hoặc chuyển sang xí nghiệp thành viên. ĐGi :Là đơn giá sản phẩm i II- Các hình thức trả lương hiện nay ở công ty dệt 8-3 1. Trả lương theo hình thức lương thời gian Tiền lương cá nhân của cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật của công ty được tính trên cơ sở cấp bậc công việc của từng chức danh quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ và trên cơ sở cấp bậc bản thân của cá nhân người lao động và thời gian làm việc. Dựa vào thang bảng lương mà nhà nước đã quy định, Công ty đã xây dựng hệ số cấp bậc công việc cho từng chức danh quản lý chuyên môn nghiệp vụ như sau: Tổng giám đốc Công ty có hệ số 6,03 Phó giám đốc Công ty, chủ tịch công đoàn Công ty có hệ số 5,26 Trưởng các phòng ban của Công ty, giám đốc các xí nghiệp thành viên, chánh văn phòng đảng uỷ, phó chủ tịch công đoàn Công ty có hệ số3,82 Bí thư đoàn thành niên Công ty hoạn động chuyên trách, trợ lý Tổng giám đốc có hệ số 3,54 Phó phòng, phó giám đốc các xí nghiệp thành viên có hệ số 2,34 Trưởng ban y tế, nhà trẻ, trưởn ban bảo vệ, quân sự có hệ số 2,98 Phó ban bảo vệ quân sự, phó bí thư đoàn thành niên hoạt động chuyên trách có hệ số 2,74 Nhân viên các phòng ban trong Công ty, thủ kho, bác sỹ có hệ số 2,78 Căn cứ để tính quỹ lương Số lao động thực tế có mặt làm việc và hệ số cấp bậc công việc đã được quy định Tổng hệ số cấp bậc bản thân và cấp bậc công việc của đơn vị Như vậy căn cứ để tính quỹ lương là tổng hệ số cấp bậc công việc và cấp bậc bản thân của đơn vị được xác định căn cứ trên cơ sở công việc đảm nhiệm, mức độ phức tạp của công việc đó ở công ty hiện nay có một số cán bộ làm những công việc mà có cấp bậc công việc thấp hơn hoặc cao hơn so với cấp bậc bản thân người đó. Để giải quyết vấn đề này thì công ty đã điều chỉnh bằng cách dùng hệ số tiền lương để trả tiền lương. Hệ số tiền lương này được tính bằng cách: Nếu người nào làm những công việc mà cấp bậc công việc cao hơn cấp bậc bản thân họ thì hệ số tiền lương dược tính theo công thức: (1-II) HSTL = CBBT+ CBCV - CBBT ----------------------------------------- 2 Trong đó: HSTL :Là hệ số tiền lương. CBCV :Là hệ số cấp bậc công việc của người lao động. CBBT :Là hệ số cấp bậc bản thân của người lao động. Nếu cấp bậc công việc nhỏ hơn cấp bậc bản thân một bậc thì hệ số trả lương bằng với hệ số bản thân. Nếu cấp bậc công việc mà nhỏ hơn cấp bậc bản thân từ hai bậc trở lên thì hệ số trả lương được tính giảm tối đa là một bậc so với hệ số cấp bậc bản thân. Tiền lương của cá nhân người lao đông được tính theo công thức: (2-II) TLCBQL = HSTL x 144.000 ------------------------------------------- 26 x T + LCBCV x H x T +VCĐ + P Trong đó HSTL :Là hệ số tiền lương cá nhân người lao động T :Là thời gian công tác thực tế P :Phụ cấp (nếu có) Vcđ :Tiền lương của các ngày nghỉ lễ, tết.. theo qui định Lcbcv :Lương cấp bậc công việc của hệ số 1 cho một ngày công H :Là hệ số lương bổ sung được quy định cụ thể cho từng đối tượng và biến động theo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (đối với phòng) và tỉ lệ phần % hoàn thành kế hoạch (đối với xí nghiệp thành viên) Hệ số bổ xung của các đối tượng được quy định cụ thể như sau: Bảng 4: Bảng hệ số lương bổ xung: TT Chức danh công việc Hệ số lương bổ xung 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng giám đốc - Bí thư đảng uỷ công ty Phó tổng giám đốc - Chủ tịch công đoàn Trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp thành viên, chánh văn phòng đảng uỷ, phó chủ tịch công đoàn, bí thư đảng uỷ bộ phận, bí thư đoàn thanh niên công ty. Phó phòng, phó giám đốc xí nghiệp thành viên, chủ tịch công đoàn xí nghiệp. Kỹ sư kỹ thuật đầu ngành Kỹ sư kinh tế, kỹ thuật, trưởng ca. Trung cấp kinh tế, kỹ thuật Cán bộ nhân viên khác 1,55 1,5 1,48 1,4 1,38 1,3 1,2 1,1 Các cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì được hưởng hệ số lương bổ xung tương ứng với chức danh cao nhất. 2. Lương trả theo hình thức lương khoán sản phẩm có thưởng. Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán có thưởng đối với công nhân phục vụ có định mức khối lượng công việc của cá nhân,tổ. Mức lương khoán được xác định trên cơ sở lao động định mức và trên cơ sở hoàn thành công việc được giao. Nguồn lương của mỗi tổ được tính bằng công thức sau: (3-II) QLT = LK + T Trong đó: Q LT :Là tổng lương cho cả tổ LK :Là mức lương khoán cả tổ được tính theo công thức sau (4-II) ồQi x ĐGi Trong đó: Qi :Số lượng sản phẩm i hoàn thành trong tháng ĐGi :Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm i T :Tiền thưởng tuỳ theo mức độ hoàn thành. Đối với hình thức trả lương này công ty có quy định rõ ràng về các chế độ thưởng, phạt cho mỗi một mức độ hoàn thành công việc cụ thể là: Nếu đạt từ 101% đến 105% kế hoạch sản lượng vượt từ 1% đến 5% định mức chất lượng thì được thưởng thêm 7% mức lương khoán. Nếu đạt từ 106% đến 110% kế hoạch sản lượng hoặc vượt mức từ 6% cho đến 10% định mức chất lượng thì được thưởng thêm 15% tổng quỹ lương khoán. Nếu mà do lỗi chủ quan không hoàn thành kế hoạch sản xuất thì cả tổ sẽ chịu phạt. Trừ 5% mức lương khoán nếu hụt 5% đến 10% kế hoạch sản lượng hoặc chất lượng đạt loại A giảm từ 1 đến 3%. Trừ 10% tổng quỹ lương khoán khi hụt từ 11% kế hoạch sản lượng trở lên hoặc chất lượng loại A giảm từ 4% trở lên. Sau khi nhận được tiền lương khoán thì tiền lương của mỗi một người công nhân tổ sẽ được tính theo công thức sau: (5-II) TLCN = M x Nqđ + VCĐ + Pc Trong đó: TLCN :Tiền lương công nhân. Vcđ :Tiền lương cho ngày nghỉ lễ phép theo quy định. Pc :Phụ cấp (nếu có) Nqđ :Số ngày công đã được quy đổi của người công nhân trong tháng. Số ngày công quy đổi của mỗi công nhân được tính dựa vào vị trí làm việc của họ trong tổ (Những người đứng ở vị trí đầu máy được hưởng hệ số 1,2 ở giữa là 1,1 và ở cuối là 1) Sau đó lấy số ngày công làm việc ở từng vị trí nhânvới hệ số tương ứng được ngày công quy đổi. M :Tiền lương của một ngày công được tính theo công thức (6-II) M = Tổng tiền lương khoán cả tổ ------------------------------------------------------------------------------------ Tổng số ngày công quy đổi cả tổ Để thấy rõ hơn về tính cách tính lương này ta có ví dụ sau. Ví dụ: Một tổ gồm 4 công nhân đứng một máy in hoa. Tổng số tiền lương khoán cả tổ nhận được trong tháng là 1.154.000 đ. Trong tháng công nhân trong tổ được bố trí làm việc như sau. STT Số ngày đứng đầu máy Số ngày đứng giữa Số ngày đứng cuối Ngày công quy đổi CN1 CN2 CN3 CN4 10 8 3 5 10 12 15 10 4 5 6 10 10x1,2+10x1,1+4x1=27 8x1,2+12x1,1+5x1=27,8 3x1,2+15x1,1+6x1=27,1 5x1,2+10x1,1+10x1=27 Tổng số 108,9 Ta có tiền lương một ngày công: (7-II) M = 1154000 ---------------------- 108,9 =10596787 Từ đó tính được tiền lương cho mỗi công nhân TLCN1 = 10596,87 x 27 = 286115 đ TLCN2 = 10596,87 x 27,8 = 294593 đ TLCN3 = 10596,87 x 27,1 = 287177 đ TLCN4 = 10596,87 x 27 = 286115 đ Nhìn vào số tiền lương được nhận của mỗi công nhân ta có thể nhận thấy rằng tiền lương của họ không chênh lệch nhau nhiều. Trong khi đó có những người trong số họ có tay nghề cao hơn so với người khác trong tổ. Mặt khác cách phân phối lương này cũng chưa chú ý đều thái độ tích cực của các thành viên trong tổ. Do đó hình thức phân phối lương như trên chưa khuyến khích được người lao động nâng cao tay nghề bản thân và trách nhiệm của họ đối với công việc của họ đảm nhiệm. 3. Lương trả theo hình thức lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Đối với công nhân công nghệ trực tiếp sản xuất công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Tiền lương của công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà công nhân đó sản xuất trong kỳ. Tiền lương trả cho mỗi một công nhân được tính theo công thức sau: (8-II) TLCNSX = TSP + TTG + P Trong đó: TLCNSX :Là tiền lương của công nhân sản xuất P :Phụ cấp (nếu có) bao gồm phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm... TTG :Tiền lương cho những ngày làm những công việc ngoài định mức trong tháng và tiền công của những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của nhà nước. TSP :Tiền lương sản phẩm được tính theo công thức (9-III) (9-II) TSpi =ĐGi x Qi x H Trong đó: TSpi :Là tiền lương sản phẩm i ĐGi :Là đơn giá sản phẩm i Qi :Là số lượng sản phẩm i đạt tiêu chuẩn chất lượng được sản xuất trong kỳ tính lương. H :Hệ số điều chỉnh cấp bậc Hệ số điều chỉnh cấp bậc bằng 0,96 nếu cấp bậc bản thân là bậc 1, 2, 3 Hệ số điều chỉnh cấp bậc bằng 1 nếu cấp bậc bản thân là bậc 4 Hệ số điều chỉnh cấp bậc bằng 1,04 nếu cấp bậc bản thân là bậc 5 Hệ số điều chỉnh cấp bậc bằng 01,1 nếu cấp bậc bản thân là bậc 6 Đơn giá của mỗi một sản phẩm được xác định trên cơ sở Lao động định biên của từng máy. Định mức lao động của từng máy . Cấp bậc công việc được xác định cho từng máy. Công thức tính đơn giá (10-II) ĐG = LCBCV ---------------------- M Trong đó LCBCV :Tiền lương theo cấp bậc công việc M :Mức sản lượng Lương cấp bậc công việc dụng để tính đơn giá Công ty lấy lương cấp bậc công việc của công nhân bậc 4 làm chuẩn Đơn giá sản phẩm được tính cho mỗi công đoạn của dây chuyền sản xuất. Qua khảo sát tại xí nghiệp nhuộm thì dưới đây là bảy đơn giá lương sản phẩm các công đoạn đang được áp dụng tại xí nghiệp. Bảng 5 : Đơn giá lương sản phẩm các công đoạn. Đơn vị tính: Đồng/1 mét Công đoạn Đơn giá Công đoạn Đơn giá Khăn lật vải + Khổ hẹp + Khổ rộng Nấu vải + Khổ hẹp + Khổ rộng Khâu tẩy Khâu làm bóng 5) Khâu gỡ sợi 6) Nhuộm + Vải láng, phin 1,18 2,48 1,93 2,3 1,76 2,84 1,5 6,5 +Vải bạt thường +Sấy 7) In trục 8) In lưới 9) Xử lý 10) Giặt 11) Nhuộm đổ 12) Gấp vải + Khổ hẹp + Khổ rộng 8,45 1,5 5,7 7,4 4,8 2,6 3,04 3,61 4- Tiền thưởng và các khoản phụ cấp 4.1- Tiền thưởng Nguồn tiền thưởng được tính từ nguồn tiền lương còn lại cuối kỳ sau khi đã trừ đi tiền lương thực lĩnh trong kỹ Tiền thưởng được phân phối theo nguyên tắc Tiền thưởng của công nhân A = Tổng tiền thưởng đơn vị --------------------------------------------------------------------------------------------- Tổng tiền lương theo CBCV của đơn vị x Tiền lương CBCV của công nhân A x HT Trong đó HT được tính căn cứ vào loại lao động của người lĩnh thưởng trong tháng như sau Loại A có hệ số HT là 1 Loại B có hệ số HT là 0,8 Loại C có hệ số HT là 0,6 Ngoài loại tiền thưởng này còn có các loại tiền thưởng khác như thưởng sáng kiến, thưởng thi đua... Nhìn chung việc tính tiền thưởng ở Công ty là tương đối hợp lý và đã phần nào tạo được động lực cho người lao động 4.2- Các khoản phụ cấp Hiện nay Công ty đang áp dụng các khoản phụ cấp sau Phụ cấp làm thêm giờ: Làm thêm giờ trong các ngày bình thường thì được phụ cấp thêm 50% lương cấp bậc bản thân. Công nhân làm thêm giờ trong các ngày nghỉ, ngày l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28054.DOC
Tài liệu liên quan