Luận văn Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty xi măng Hoàng Mai

MỤC LỤC Trang

Lời nói đầu . . 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG 3

1.1.Tiền lương và các chức năng cơ bản của tiền lương . 3

 1.1.1. Khái niện tiền lương . 3

 1.1.2. Các chức năng cơ bản của tiền lương . 4

1.2. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương . 5

 1.2.1. Các yêu cầu của tổ chức tiền lương 5

 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương 7

1.3. Các hình thức và chế độ trả lương . 10

 1.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian . 10

 1.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm . 12

1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty xi măng Hoàng Mai 22

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI 25

2.1. Những đặc điểm chủ yếu của công ty 25

 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 25

 2.1.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ . 26

 2.1.3. Đặc điểm lao động, tiền lương 30

 2.1.4. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu 34

 2.1.5. Một số nhận xét 35

2.2. Phân tích thực trạng vận dụng các hình thức trả lương tại công ty xi măng Hoàng Mai 37

 2.2.1. Căn cứ và nguyên tắc trả lương . 37

 2.2.2. Các yếu tố tính lương 38

 2.2.3. Phân tích hình thức trả lương theo thời gian . 40

 2.2.4. Phân tích hình thức trả lương theo sản phẩm . 49

 2.2.5. Đánh giá chung việc áp dụng các hình thức trả lương của công ty 67

-

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI . 69

3.1. Công tác định mức lao động . 69

3.2. Công tác phân tích và đánh giá thực hiện công việc . 70

3.3. Công tác định biên và bố trí lao động . 72

3.4. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc . 73

3.5. Mở rộng và hoàn thiện các chế độ trả lương cho người lao động . 75

3.6. Xây dựng quy chế trả lương 79

3.7. Một số giải pháp khác . 84

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty xi măng Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khăn. Thứ ba, những khó khăn về tình trạng mất cân đối về tài chính của công ty. Nhưng đây là khó khăn do nhiều yếu tố mang lại và phải có một thời gian nhất định mới giải quyết được. Như vậy, mặc dù có những thuận lợi nhưng công ty cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, công ty cũng đang dần hoạt động có hiệu quả và ngày càng lớn mạnh. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI 2.2.1. CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY Căn cứ trả lương: Công ty trả lương cho người lao động dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau đây: Bộ luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 và được chủ tịch nước công bố vào ngày 5/7/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động được Quốc hội khoá X thông qua ngày 02/04/2004. Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Quyết định số 35/XMHH-TC ngày 04/02/2004 ban hành kèm theo quy chế trả lương của công ty. Quyết định số 606/QĐ.XMHM – TC ngày 31/8/2005 về việc giao khoán đơn giá tiền lương cho các ca đóng bao xi măng. Quyết định số 138/QĐ.XMHM – TC ngày 8/3/2006 về việc giao khoán đơn giá tiền lương cho các đơn vị thuộc phòng Tiêu thụ. Các nghị định của chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên tắc trả lương Thực hiện phân phối theo lao động, trả lương theo việc và kết quả hoàn thành công việc của từng người, từng bộ phận. Những người thực hiện các công việc như nhau thì được hưởng lương như nhau. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty hơn thì được trả lương cao hơn. 2.2.2. CÁC YẾU TỐ TÍNH LƯƠNG 1> Tiền lương tối thiểu Công ty xi măng Hoàng Mai là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp phải tuân theo những quy định của nhà nước. Theo quy định của nhà nước mức lương tối thiểu là 350.000 đ, tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của công ty nên mức lương tối thiểu của công ty được tính như sau: TLmincty = TLmin x ( 1+ Kdc). Công ty chọn Kdc = 1,5 vì xét thấy thoã mãn các điều kiện: Nộp ngân sách nhà nước đầy đủ theo quy định. Mức tăng tiền lương thấp hơn mức tăng năng suất lao động. Lợi nhuận năm kế hoạch cao hơn năm trước. Như vậy tiền lương tối thiểu của công ty là: TLmincty = 350.000 x (1 + 1,5) = 875.000 đ/tháng. 2> Hệ số lương Hệ số lương của người lao động được tính theo quy định của nhà nước và của công ty. Theo quy định của nhà nước: Hệ số lương của người lao động được tính theo nghị định số 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Theo quy định của công ty: Hệ số lương của người lao động được tính theo quy chế trả lương công ty. Trong đó thang bảng lương của công ty được xác định theo chức danh công việc và được quy định cụ thể cho từng vị trí làm việc. Hệ thống thang bảng lương của công ty gồm có: Bảng lương A: Bảng lương viên chức khối quản lý, phục vụ, sản xuất. Trong đó: + Bảng lương A1: Bảng lương của khối quản lý công ty. + Bảng lương A2: Bảng lương của lãnh đạo phòng, ban, xưởng. + Bảng lương A3: Bảng lương của trưởng ca, trạm trưởng, đội trưởng, đội phó. + Bảng lương A4: Bảng lương của chuyên viên, kĩ sư. + Bảng lương A5: Bảng lương của cán sự, kĩ thuật viên. + Bảng lương A6: Bảng lương của nhân viên. Bảng lươmg B: Bảng lương đoàn thể chuyên trách. Bảng lương C: Bảng lương công nhân sản xuất. 3> Số ngày làm việc Thời gian lao động được sử dụng để tính tiền lương cho người lao động là số ngày công làm việc thực tế trong tháng của họ và được theo dõi bằng bảng chấm công. Thời gian làm việc một ngày theo quy định của nhà nước là 8 giờ/ngày. Đối với lao động làm giờ hành chính: Sáng từ 7h – 11h30; Chiều: 1h30 – 5h. Đối với lao động làm chế độ 3 ca: Sáng 6h – 14h: Chiều: 14h – 22h; Tối: 22h – 6h. Để quản lý thời gian làm việc của người lao động công ty đã sử dụng bảng chấm công. Tuy nhiên cũng không thể quản lý chặt chẽ được thời gian làm việc của người lao động. 4> Kết quả hoạt động kinh doanh. Tiền lương của người lao động phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì quỹ tiền lương được xác định dựa vào số lượng sản phẩm tiêu thụ được trong kì của công ty: Tổng quỹ lương = Đơn giá tiền lương x Sản lương tiêu thụ của công ty. Tình hình tiêu thụ của công ty không ổn định. Do đó có tháng tiêu thụ được nhiều sản phẩm, có tháng tiêu thụ được ít nên công ty phải có quỹ dự phòng để đảm bảo thu nhập cho người lao động. 2.2.3. PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho hầu hết các bộ phận, phòng ban trong công ty trừ bộ phận đóng bao xi măng và phòng tiêu thụ đang áp dụng hình thức khoán. 2> Phương pháp phân phối tiền lương Lương theo thời gian được chia theo hai phần: Phần thứ nhất: Tiền lương trả cho người lao động theo hệ số tiền lương tại nghị định số 205/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 14/12/2004 và gọi tắt là “lương cơ bản” (Phần lương do nhà nước quy định). Tiền lương cơ bản của lao động hàng tháng được tính như sau: = (1) Trong đó: TLcbi: Tiền lương cơ bản của người lao động thứ (i). TLmin: Tiền lương tối thiểu do nhà nước ban hành. Hcbi: Hệ số lương cấp bậc, chức vụ của người lao động (i) theo hệ thống thang bảng lương do nhà nước quy định. Hpci: Hệ số phụ cấp (chức vụ, trách nhiệm) của người lao động (i) theo quy đình của nhà nước. Ntti: Số ngày công được thanh toán lương trong tháng của người lao động (i) sau khi được tính đổi và được xác định như sau: Ntti = (số ngày công làm ban ngày của ngày thường) + (số ngày công làm thêm x Klt) + (ngày công làm đêm x Kca3). Quy định hệ số điều chỉnh tiền lương làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm: + Làm thêm vào ngày thường: Klt = 1,5 + Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần: Klt = 2,0 + Làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương: Klt = 3,0 + Làm thêm vào ban đêm: Klt = 1,95 nếu làm việc vào ngày thường; Klt = 2,6 nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần; Klt = 3,9 nếu làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương. + Hệ số điều chỉnh tiền lương ca 3: Kca3 = 0,30. Ntti(1): Số ngày công thực tế làm việc của người lao động (i), Ntti(1) có giá trị tối đa là Cd. Cd: Số ngày công theo chế độ. Phần thứ hai: Tiền lương trả cho người lao động theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc và số ngày công làm việc thực tế, gọi tắt là “Lương chức danh”. Tiền lương chức danh công việc của bộ phận hưởng lương theo thời gian được tính như sau: (2) Trong đó: TLcdi: Tiền lương chức danh trả cho những ngày thực tế làm việc của người lao động (i). Hi: Hệ số tiền lương chức danh của người lao động (i) theo quy chế trả lương của công ty. PCi: Phụ cấp tiền lương của người lao động (i) được qui định theo quy chế trả lương của công ty. Khti: Hệ số hoàn thành công việc trong tháng của người lao động (i) theo quy định của công ty. Vcd: Tổng giá trị để phân phối theo tiền lương chức danh. Là phần còn lại của quỹ tiền lương sau khi chi trả cho phần thứ nhất. Ntti: Được giải thích ở công thức (1). : Đơn giá điểm tính lương chức danh. Phụ cấp tiền lương của người lao động được quy định như sau: Các chức danh tổ trưởng và tương đương được hưởng hệ số tiền lương chức danh theo chuyên môn nghiệp vụ và được cộng thêm 0,15. Trưởng ca giao nhận phòng tiêu thụ được hưởng hệ số lương theo chức danh công việc cộng phụ cấp trách nhiệm 0,15. Trưởng ca điện nước – phòng TCHC được hưởng lương kỹ thuật viên cộng phụ cấp trách nhiệm 0,15. Các trưởng ca, trạm trưởng thay thế hưởng lương chức danh theo chức danh chuyên môn và được cộng thêm phụ cấp trách nhiệm 0,3 vào hệ số tiền lương. Công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao: bậc 6/7, bậc 7/7 và công ty xét thấy công việc thực tế cần sử dụng những công nhân này làm việc theo đúng chuyên môn thì được hưởng phụ cấp 0,3 vào hệ số tiền lương chức danh. Các chức danh hoạt động đoàn thể có biên chế chuyên trách nhưng các chức vụ này không hoạt động chuyên trách thì được hưởng thêm 10% hệ số lương của chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm Tiêu chuẩn đánh giá hệ số hoàn thành công việc Loại xuất sắc: Hệ số 1,10. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đúng và vượt mức kế hoạch được giao. Thực hiện nghiêm chỉnh chức năng, nhiệm vụ được phân công. Có chương trình công tác công tác rõ ràng và thực hiện đầy đủ. Giải quyết các công việc khẩn trương, kịp thời, có trách nhiệm, đúng quy định. Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động Thực hiện tốt thời gian lao động, không đi muộn về sớm. Không trộm cắp tài sản, không gây thiệt hại cho công ty. loại A: Hệ số 1,0 Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng kế hoạch. Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động. Thực hiện đúng thời gian lao động. Không trộm cắp tài sản, không gây thiệt hại cho công ty. Loại B: Hệ số 0,9. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao như: Không đảm bảo tiến độ công việc, chất lượng công việc không cao, còn thiếu sót…hoặc: Vi phạm kỉ luật lao động, hoặc: Thực hiện chưa tốt thời giờ làm việc, hoặc: Không trộm cắp tài sản, không gây thiệt hại cho công ty. Loại C: Hệ số 0,75. Không hoàn thành công việc được giao với chất lượng và năng suất lao động thấp, hoặc: Vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên, hoặc: Không thực hiện thời gian lao động nghiêm túc, thường xuyên đi muộn về sớm, hoặc: Lấy cắp tài sản hoặc làm thiệt hại cho công ty. * Tính tiền lương cho một đơn vị cụ thể Để hiểu rõ hình thức trả lương theo thời gian của công ty. Sau đây là cách tính lương cho một đơn vị, cụ thể là phòng tổ chức lao động vào tháng 11 năm 2005 TT Họ và tên Ngày công làm việc, học tập Ngày công tính đổi Hệ số chất lượng lao động Điểm tính lương chức danh Tiền lương theo nghị định 205/2004/ NĐ_CP Tiền lương chức danh Tổng tiền lương Ngày thường Làm thêm ngày thường Làm thêm ngày nghỉ Ngày thường, ca 3, học tập Ngày làm thêm Ngày thường ca 3 Ngày làm thêm Ngày thường, ca 3 Ngày làm thêm Tổng Ngày thường, ca 3 Ngày làm thêm Tổng No N2 N4 Cđ1 Cđ2 HSCL Điểm 1 Điểm 2 TL205-1 TL205-2 TL205/CP Lương CD1 Lương CD2 Tổng LCD Tổng lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Nguyễn Hữu Huynh 22,00 22,00 - 1,0 138,60 - 1.948.435 - 1.948.435 5.750.905 - 5.750.905 7.699.340 2 Nguyễn Huy Vinh 22,00 1,50 1,50 22,00 5,25 1,0 116,60 27,83 1.583.522 345.929 1.929.451 4.838.063 1.154.538 5.992.601 7.922.052 3 Cao Khắc Thành 22,00 22,00 - 1,0 132,00 - 1.914.957 - 1.914.957 5.447.053 - 5.477.053 7.392.009 4 Phạm Văn Toàn 22,00 22,00 - 1,0 66,00 - 1.891.522 - 1.891.522 2.738.526 - 2.738.526 4.630.048 5 Cao Xuân Thịnh 22,00 22,00 - 1,0 66,00 - 1.560.087 - 1.560.087 2.738.526 - 2.738.526 4.298.613 6 Đậu Phi Tuấn 22,00 1,50 1,50 22,00 5,25 1,0 66,00 15,75 990.957 236.478 1.227.435 2.738.526 653.512 3.392.038 4.619.473 7 Nguyễn Thanh Hải 22,00 1,50 1,50 22,00 5,25 1,0 66,00 15,75 1.198.522 186.011 1.484.533 2.738.526 653.512 3.392.038 4.876.571 8 Nguyễn Xuân Uý 22,00 22,00 - 1,0 61,60 - 887.174 - 887.174 2.555.958 - 2.555.958 3.443.132 9 Đậu Thị Vân 22,00 1,50 1,50 22,00 5,25 1,0 52,80 12,60 857.043 204.522 1.061.565 2.190.821 522.810 2.713.631 3.775.196 Cộng 198,00 198,00 21,00 9,0 765,60 71,93 12.832.217 1.072.940 13.905.158 31.766.906 2.984.371 34.751.278 48.656.435 BIỂU 2.4: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 11 NĂM 2005 CỦA PHÒNG TỔ CHỨC – LAO ĐỘNG Đơn giá điểm chức danh: 41.492,82đ Nguồn: Phòng tổ chức – lao động Dưới đây là cách tính lương người lao động được trả theo hình thức trả lương theo thời gian. Ví dụ1: Tính lương cho ông Nguyễn Huy Vinh. Chức danh công việc: Phó trưởng phòng Phòng Tổ chức lao động. * Phần thứ nhất: Tiền lương trả theo hệ số tiền lương tại nghị định số 205/NĐ-CP và gọi tắt là “lương cơ bản” (Phần lương do nhà nước quy định) Tổng hệ số: 4,73. Trong đó: + Hệ số theo nghị định 205/2004/NĐ-CP: 4,33 + Phụ cấp theo nghị định 205/2004/NĐ-CP: 0,4 Lương trả cho những ngày làm việc thực tế, bao gồm: ngày thường, ca 3, học tập, đào tạo, tập huấn: 350.000 x 4,33 x 22 + 350.000 x 0,4 x 22 = 1.583.522 đồng 23 23 Lương trả cho những ngày làm thêm: 350.000 x 4,33 x 5,25 = 345.929 đồng 23 Tiền lương cơ bản của ông Nguyễn Huy Vinh là: 1.929.451 đồng. * Phần thứ hai: Tiền lương trả theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc và số ngày công làm việc thực tế, gọi tắt là “Lương chức danh”. - Hệ số lương chức danh: 5,3 - Tiền lương chức danh trả cho những ngày làm việc thực tế: + Điểm tính lương cho những ngày làm việc thực tế = Hệ số lương chức danh x Số ngày công tính đổi x Hệ số chất lượng lao động = 5,3 x (22 + 5,25) x 1 = 144,425 + Đơn giá điểm tiền lương chức danh: 41.492,82 đồng. Tiền lương cho những ngày làm việc thực tế là: Điểm tính lương cho những ngày làm việc thực tế x Đơn giá điểm tiền lương chức danh = 144,425 x 41.492,82 = 5.992.601 đồng Vậy, tổng tiền lương của ông Nguyễn Huy Vinh là: 1.929.451 đồng. + 5.992.601 đồng = 7.922.052 đồng Ví dụ 2: Tính lương cho ông Nguyễn Văn Lâm Chức danh công việc: Quản đốc xưởng xi măng * Phần thứ nhất: Tiền lương trả theo hệ số tiền lương tại nghị định số 205/NĐ-CP và gọi tắt là “lương cơ bản” (Phần lương do nhà nước quy định) Tổng hệ số: 3,77. Trong đó: + Hệ số theo nghị định 205/2004/NĐ-CP: 3,27 + Phụ cấp theo nghị định 205/2004/NĐ-CP: 0,5 - Số ngày làm việc: + Ngày thường: 17 ngày + Ca 3 ngày thường: 4 ngày Lương trả cho những ngày làm việc thực tế, bao gồm: ngày thường, ca 3, học tập, đào tạo, tập huấn: 350.000 x 3,27 x (17 + 4 x 1,3) + 350.000 x 0,5 x (17 + 4) = 23 23 = 1.104.691 + 159.783 = 1.264.474 đồng Tiền lương cơ bản của ông Nguyễn Văn Lâm là 1.264.474 đồng * Phần thứ hai: Tiền lương trả theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc và số ngày công làm việc thực tế, gọi tắt là “Lương chức danh”. Hệ số lương chức danh: 6,0. Tiền lương chức danh trả cho những ngày làm việc thực tế: + Điểm tính lương cho những ngày làm việc thực tế = Hệ số lương chức danh x Số ngày công tính đổi x Hệ số chất lượng lao động = 6,0 x (17 + 4 x 1,3) x 1 = 133,20 + Đơn giá điểm tiền lương chức danh: 41.492,82 đồng. Tiền lương cho những ngày làm việc thực tế là: Điểm tính lương cho những ngày làm việc thực tế x Đơn giá điểm tiền lương chức danh = 133,20 x 41.492,82 = 5.992.601 đồng Vậy tổng tiền lương của ông Nguyễn Văn Lâm là: 7.257.075 đồng Nhận xét về việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian Ưu điểm Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng đúng cho một số đối tượng như lao động quản lý, lao động gián tiếp. Một số xưởng tuy có lao động trực tiếp nhưng công việc của họ khó định mức trong thời gian một tháng. Do vậy, trả lương theo hình thức thời gian là hợp lý. Hình thức trả lương này phần nào đảm bảo được sự công bằng đối với người lao động trong công ty. Tiền lương trả cho người lao động dựa vào điểm tính lương của họ, tức là dựa vào thời gian làm việc thực tế, hệ số chất lượng lao động và hệ số lương (theo nghị định 205/2004/NĐ-CP và theo quy chế của công ty). Như vậy, nhận thấy những công việc nào ở vị trí cao hơn, đòi hỏi trình độ lành nghề và trách nhiệm cao hơn thì được trả lương cao hơn. Điều này cũng có tác dụng kích thích người lao động nâng cao trình độ và trách nhiệm trong công việc. Tiền lương đã phần nào gắn kết quả thực hiện công việc của họ. Vì như ở trên ta thấy tiền lương của người lao động cũng phụ thuộc vào hệ số chất lượng lao động, do vậy người lao động cũng cố gắng để đạt được các tiêu chuẩn quy định để có được hệ số chất lượng lao động cao hơn. Đảm bảo được tính rõ ràng và minh bạch trong cách trả lương:Vì sau khi tính toán, bảng thanh toán tiền lương sẽ được gửi cho các bộ phận phòng ban và những sự thắc mắc của người lao động đều được chuyên viên về tiền lương giải thích rõ ràng. Nhược điểm Hình thức trả lương này áp dụng hầu hết cho người lao động trong công ty, kể cả những bộ phận có thể tính được số lượng sản phẩm sản xuất ra, ví dụ như xưởng nguyên liệu sản phẩm của họ có thể được tính là số tấn nguyên liệu làm ra. Tuy nhiên, hiện nay những bộ phận này vẫn đang áp dùng hình thức trả lương theo thời gian. Do đó, việc xác định đối tượng để trả lương theo hình thức này vẫn chưa hoàn toàn hợp lý. Hình thức trả lương theo thời gian chưa thực sự gắn kết quả thực hiện công việc của họ với tiền lương mà họ nhận được. Mặc dù tiền lương của người lao động phụ thuộc vào số ngày làm việc thực tế nhưng việc quản lý thời gian làm việc của người lao động vẫn chưa chặt chẽ. Vẫn còn xẩy ra nhiều hiện tượng người lao động đi làm muộn, làm việc chưa hiệu quả. Mặt khác, việc xếp loại lao động hàng tháng cũng có ảnh hưởng đến động lực làm việc, nhưng các tiêu thức để xác định loại xuất sắc, A,B,C vẫn chưa rõ ràng. Cuối tháng mỗi đơn vị sẽ họp để bình bầu xếp loại cho người lao động và theo quy định của công ty mỗi đơn vị sẽ có 10% số lao động được xếp loại xuất sắc, các tỷ lệ khác công ty không quy định. Do đó có hiện tượng hầu hết các phòng đều xếp loại xuất sắc và loại A mà không biết thực chất họ đã đủ tiêu chuẩn đạt loại tương ứng chưa. Trừ những trường hợp người lao động bị kỷ luật lao động thì bị xếp loại B và C tuỳ theo mức độ vi phạm. 2.2.4. PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 1> Hình thức trả lương khoán cho các ca đóng bao xi măng a) Đối tượng áp dụng Hình thức trả lương này được áp dụng cho số lao động 4 ca làm việc là 64 người gồm 4 trưởng ca và 60 công nhân vận hành (mỗi ca có 01 trưởng ca, 01 tổ trưởng vận hành Trung tâm đóng bao, 13 công nhân vận hành các thiết bị khác, 01 công nhân sửa chữa cơ khí). Ngoài ra còn có 3 quản lý xưởng và nhân viên chuyên môn hưởng lương khoán theo 4 ca đóng bao. Như vậy, số công nhân hưởng chế độ lương khoán này là 67 người. b) Phương pháp phân phối tiền lương. Bước 1: Xác định đơn giá tiền lương khoán ĐGk = Qđb SL Trong đó: ĐGk: Đơn giá tiền lương khoán SL: Sản lượng kì kế hoạch Qđb: Quỹ tiền lương của các ca đóng bao. Qđb: Quỹ tiền lương cho các ca đóng bao được tính như sau: Qđb = Qcb(đb) + Qcd(đb). (3) = (4) Trong đó: Qcb(db): Quỹ tiền lương của 4 ca đóng bao chia theo hệ số lương cơ bản nhà nước quy định. Qcd(db): Quỹ tiền lương theo hệ số chức danh quy định tại quy chế trả lương của công ty. : Tổng hệ số lương và phụ cấp của 4 ca đóng bao do nhà nước quy định. Cd: Số ngày làm việc chế độ (Cd = 23) : Số ngày làm việc bình quân gia quyền của 4 ca đóng bao đã quy đổi tính cho một tháng. .Vcd: Tổng quỹ tiền lương theo hệ số chức danh toàn công ty Hi, PCi: Hệ số lương và phụ cấp của công nhân theo quy chế trả lương của người thứ (i) thuộc công ty Hj, PCj: Hệ số lương và phụ cấp của công nhân theo quy định của người thứ j thuộc 4 ca đóng bao. n: Số người lao động trong công ty Khti,Khtj: Hệ số chất lượng của người thứ (i) thuộc công ty, người thứ (j) thuộc 4 ca đóng bao. Ntti: Là ngày công tính đổi bình quân gia quyền toàn công ty Httj: Số ngày công tính đổi bình quân gia quyền của 4 ca đóng bao. Bước 2: Xác định quỹ lương khoán cho 4 ca đóng bao Công thức tính: Qk = ĐGk x Qtt Trong đó: - Qk: Quỹ tiền lương khoán cho 4 ca đóng bao - ĐGk: Đơn giá tiền lương khoán cho 1 tấn tiêu thụ - Qtt: Số lượng sản phẩm hoàn thành Bước 3: Tính tiền lương được chi bổ sung cho tháng có thu nhập thấp Vào những tháng có sản lượng tiêu thụ thấp do nguyên nhân chủ quan của công ty (Ngừng sản xuất để sửa chữa), nguyên nhân khách quan của thị trường tiêu thụ, những nguyên nhân bất khả kháng khác, công ty sẽ có biện pháp ổn định thu nhập cho toàn công ty bằng quỹ tiền lương dự phòng. Phần tiền lương này của 4 ca đóng được tính như sau: (5) Trong đó: Vu: Quỹ tiền lương để ổn định thu nhập được sử dụng từ nguồn tạm ứng hoặc nguồn dự phòng của công ty. Hi, PCi, Khti, Ntti, Khtj, Nttj, Hj, PVj: Như đã được giải thích ở công thức (4). Phần tiền lương này có thể đem khấu trừ hoặc không khấu trừ vào quỹ tiền lương khoán thực hiện của 4 ca đóng bao theo các trường hợp sau: Sẽ thực hiện khấu trừ khi (Vu) là nguồn tạm ứng và phải hoàn trả bằng nguồn tiền lương chi trả trực tiếp (Vtt). Sẽ không thực hiện khấu trừ khi (Vu) là nguồn tạm ứng và phải hoàn trả bằng nguồn quỹ tiền lương dự phòng. Sẽ không thực hiện khấu trừ khi (Vu) là nguồn chi từ quỹ lương dự phòng Bước 4: Chia lương cho công nhân Quỹ tiền lương (Q) của các ca đóng bao gồm hai nguồn: Từ quỹ lương khoán thực hiện(Qk) và từ quỹ lương bổ sung để ổn định thu nhập (Qu(đb)) được xác định tại công thức (5) Quỹ tiền lương Q của các ca đóng bao được chia ra: + Qcb là quỹ lương của các ca dùng để phân phối cho ngươi lao động theo hệ số lương của nhà nước quy định. Qcb = Q x 20% + Qcd là quỹ tiền lương của các ca đóng bao dùng để phân phối cho người lao động theo hệ số lương công ty quy định. Qcb = Q x 80% Công thức dùng để phân phối tiền lương cho người lao động: (6) Trong đó: Hcbi, PCcbi: Hệ số và phụ cấp tiền lương theo quy định của nhà nước của ngươi lao động thứ (i). Hcdi, PCcdi: Hệ số và phụ cầp tiền lương theo quy định của công ty của người lao động thứ (i) Ntti: Là số ngày công tính đổi theo Quy chế trả lương của công ty. Khti: Là hệ số chất lượng lao động của người lao động i trong tháng. : Tiền lương được phân phối theo hệ số tiền lương quy định của nhà nước, tiền lương được phân phối theo hệ số tiền lương theo quy định của công ty. Tổng tiền lương của người lao động (i) là: TLi = TLcbi + TLcdi Tính tiền lương cho một đơn vị và một người lao động cụ thể. BIỂU 2.5: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 11 CỦA CA ĐÓNG BAO SỐ 1 - XƯỞNG XI MĂNG Đơn giá điểm tính lương theo NĐ 205/2004/NĐ-CP: 9.559 đồng Đơn giá điểm tính lương chức danh theo quy chế của công ty: 41.027,57 đồng TT Họ và tên Tiền lương ngày nghỉ có lương Ngày công Ngày công tính đổi Hệ số chất lượng lao động Điểm tính lương theo NĐ205 Điểm tính lương theo CD Tiền lương theo NĐ205/2004/NĐ-CP Tiền lương chức danh Tổng tiền lương Số ngày nghỉ Lương Ngày thường Ca 3 ngày thường Ngày thường, ca 3 Vũ Hải Nam 17,0 4,0 22,20 1,00 16,93 27,75 161.802 1.138.515 1.300.317 Nguyễn Xuân Tùng 21,0 21,00 1,00 12,44 13,13 118.932 538.487 657.419 Nguyễn Ngọc Phúc 3 32.641 18,0 18,00 1,10 14,16 13,86 135.320 568.642 736.604 Cao Hồng Lan 16,0 7,0 25,10 1,00 96,38 85,34 921.291 3.501.293 4.422.584 Chu Huy Chương 16,0 7,0 25,10 1,00 63,00 60,99 602.198 2.502.394 3.104.593 Nguyễn Văn Tiến 4 140.609 12,0 7,0 21,10 1,00 48,74 43,89 465.893 1.800.618 2.407.120 Lê Văn Phúc 16,0 7,0 25,10 1,00 57,98 52,21 554.214 2.141.967 2.696.181 Nguyễn Văn Nghi 15,0 7,0 24,10 1,00 55,67 50,13 532.134 2.056.630 2.588.764 Nguyễn Hùng Núi 1 35.152 15,0 7,0 24,10 1,00 55,67 50,13 532.134 2.056.630 2.623.916 Nguyễn Hồng Hoàng 16,0 7,0 25,10 1,00 64,26 62,25 614.194 2.553.884 3.168.078 Lê Hùng Mạnh 1 38.957 15,0 7,0 24,10 1,00 61,70 59,77 589.724 2.542.136 3.080.816 Trần Quốc Hùng 16,0 7,0 25,10 1,00 64,26 62,25 614.194 2.553.884 3.168.078 Hồ Ngọc Bảo 1 38.957 15,0 7,0 24,10 1,00 61,70 59,77 589.724 2.542.136 3.080.816 Hoàng Mạnh Hùng 3 116.870 13,0 7,0 22,10 1,00 56,58 54,81 540.784 2.248.639 2.906.293 Đặng Đình Hỷ 16,0 7,0 25,10 1,00 64,26 62,25 614.194 2.553.884 3.168.078 Nguyễn Tiến Đà 16,0 7,0 25,10 1,00 57,98 62,25 554.214 2.553.884 3.108.098 Nguyễn Văn Vỹ 15,0 7,0 24,10 1,00 61,70 59,77 589.724 2.452.136 3.080.816 Vũ Lê Đương 12,0 7,0 21,10 1,00 63,51 46,00 607.073 1.887.186 2.677.476 Nguyễn Huy Hào 16,0 7,0 25,10 1,00 80,07 58,48 765.343 2.399.415 3.164.759 Tổng 18 625.359 296,0 116,00 19,10 1.056,97 985 10.103.090 40.412.359 51.140.808 Nguồn: Phòng Tổ chức – lao động Trong hình thức khoán đơn giá tiền lương này có 3 quản lý xưởng và nhân viên chuyên môn nghiệp vụ hưởng lương khoán theo 4 ca đóng bao, gồm: Ông Vũ Hải Nam – Phó quản đốc xưởng Ông Nguyễn Ngọc Phúc - Kỹ thuật viên cơ điện. Ông Nguyễn Xuân Tùng - Kỹ thuật viên cơ khí. Để gắn trách nhiệm của người quản lý với cả 4 ca đóng bao xi măng thì tiền lương của 3 người trên được chia theo 4 ca đóng bao, bằng cách chia hệ số lương và phụ cấp của họ thành 4 phần. Ví dụ: Ông Vũ Hải Nam có hệ số lương là 2,65; Phụ cấp là 0,4 thì trong mỗi ca đóng bao ông Nam có hệ số lương là 2,65/4 =0,6625; và phụ cấp là 0,4/4 = 1. Dưới đây là cách tính lương tháng 11 năm 2005 cho ông Cao Hồng Lan Chức danh công việc: Trưởng ca nghiền xi măng. Tiền lương theo quy định c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32433.doc
Tài liệu liên quan