Luận văn Hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 3

1.1 Cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp 3

1.1.1 Lý luận về doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp 3

1.1.2 Những khái niệm liên quan đến định giá doanh nghiệp 7

1.2 Vai trò định giá doanh nghiệp 12

1.3 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiêp 13

1.3.1 Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền 13

1.3.1.1 Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) 13

1.3.1.2 Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM) 26

1.3.2 Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp hệ số P/E 30

1.3.2.1 Xác định hệ số P/E hợp lý của doanh nghiệp 30

1.3.2.2 Nguyên tắc định giá theo phương pháp hệ số P/E 32

1.3.3 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 33

1.3.3.1 Cơ sở định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng 33

1.3.3.2 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 34

1.4 Khả năng ứng dụng của các phương pháp 40

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT

2.1 Giới thiệu về công ty chứng khoán Bảo Việt 43

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 43

2.1.2 Các hoạt động nghiệp vụ của công ty 44

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 47

2.2 Các phương pháp định giá doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Bảo Việt 49

2.2.1 Cơ sở của các phương pháp định giá 49

2.2.2 Ví dụ về áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Bảo Việt 51

Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (phương pháp dòng tiền) 51

Công ty vận tải đường biển Hà Nội (phương pháp tài sản) 62

2.3 Đánh giá hiệu quả các phương pháp định giá 64

2.3.1 Những kết quả đạt được 64

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình định giá 67

2.3.2.1 Những hạn chế do nguyên nhân chủ quan 67

2.3.2.2 Những hạn chế do nguyên nhân khách quan 69

 

CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT

3.1 Định hướng phát triển hoạt động định giá tại công ty chứng khoán Bảo Việt 80

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện các phương pháp định giá tại Bảo Việt 83

3.2.1 Kết hợp các phương pháp định giá 84

3.2.2 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho thị trường 85

3.2.3 Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ chuyên viên định giá 86

3.2.4 Mở rộng cơ hội tham gia định giá với các công ty nước ngoài 86

3.2.5 Các yêu cầu đối với doanh nghiệp xác định giá trị 87

3.2.6 Nâng cao hiệu quả áp dụng phương pháp tài sản 87

3.2.7 Nâng cao hiệu quả áp dụng phương pháp dòng tiền 89

3.3 Các kiến nghị 93

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với từng loại chứng khoán nói riêng và TTCK nói chung, nhằm hỗ trợ người đầu tư có cơ sở tham khảo khi ra quyết định đầu tư. Các tư vấn khác:tư vấn hình thức cổ phiếu và quản lý sổ cổ đông, tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông, đại lý chuyển nhượng và thực hiện quyền của cổ đông… Hoạt động Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán Là hoạt động mà tổ chức bảo lãnh phát hành giúp tổ chức phát hành thực hiện các công việc cần thiết cho một đợt phát hành và có các cam kết nhằm đảm bảo việc phát hành chứng khoán thành công. Ngoài ra trong những trường hợp đợt phát hành không thực hiện theo phương thức bảo lãnh, BVSC có thể đóng vai trò là tổ chức đại lý phân phối chứng khoán. BVSC đã hợp tác với nhiều khách hàng khác nhau, từ những doanh nghiệp đến những định chế tài chính của Nhà nước như kho bạc Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam …để bảo lãnh và đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn . Hoạt động tự doanh Là hoạt động BVSC đầu tư kinh doanh cho chính Công ty bằng vốn của mình và vì mục tiêu thu nhập. Hoạt động tự doanh là điều kiện bắt buộc phải có để công ty được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành, một hoạt động quan trọng liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Hoạt động quản lý doanh mục đầu tư Nhiều tổ chức và cá nhân có nhu cầu đầu tư chứng khoán nhưng không có điều kiện về thời gian cũng như kiến thức chuyên sâu để thực hiện đầu tư theo dõi chứng khoán, vì vậy họ cần những tổ chúc chuyên nghiệp giúp họ đầu tư, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Là một trong những tổ chức đó,BVSC sẽ giúp khách hàng quản lý tài sản và tiến hành đầu tư theo các mục tiêu và tiêu chí mà khách hàng đưa ra. Hoạt động lưu ký chứng khoan BVSC thực hiện lưu giữ và bảo quản tập trung chứng khoán cho khách hàng. Từ đây BVSC sẽ trở thành mối trung gian giữa doanh nghiệp phát hành và cổ đông để thực hiện các quyền liên quan đến cổ phiếu, trung gian chuyển nhượng quyền sở hữu. Nếu cổ phiếu đã được niêm yết, lưu ký là hoạt động bắt buộc để cổ đông có thể giao dịch. Từ hoạt động lưu ký, BVSC đã mở ra dịch vụ quản lý sổ cổ đông, tổ chức thực hiện quyền và đại lý chuyển nhuợng theo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành, đóng vai trò là trung gian đại diện quền lợi cho người sở hữu trái phiếu, đảm bảo an toàn trong dịch vụ chuển nhượng quyền sở hữu cho những người đầu tư. Đấu giá cổ phần Là tổ chức trung gian bán đấu giá, BVSC giúp doanh nghiệp xây dựng phương án và quy chế tổ chức bán đấu giá, chuẩn bị các nội dung công bố thông tinh và các hồ sơ khác có liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá, tính toán xác định giá khởi điểm theo phương pháp định giá tiên tiến, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức cuộc đấu giá trên phần mềm quản lý nhằm đảm bảo độ chuẩn xác của kết quả cuối cùng. Kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp sẽ giúp cho cuộc đấu giá được thực hiện nhanh gọn, chuẩn xác, đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực, quy định hiện hành của nhà nước. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty Cơ cấu tổ chức Hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần nên hoạt động của công ty chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của BVSC bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, các phòng ban chức năng và đại diện của công ty tại trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động tuân thủ theo điều lệ công ty. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Ban giám đốc cũng như của toàn thể cổ đông về cơ bản theo như quy định tại chương IV ( công ty cổ phần) của Luật doanh nghiệp Tại trụ sở chính ở Hà Nội BVSC có tất cả 6 phòng: Phòng giao dịch(7 cán bộ): nơi tiếp nhận các lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng. Bảng điện tử được đặt trong phòng cho biết sự biến dộng giá và khối lượng giao dich của các chứng khoán niêm yết, được kết nối với trung tâm giao dịch. Đây còn là nơi diễn ra hoạt động đấu giá cổ phiếu công ty cổ phần hoá, cung cấp thông tin giao dịch... Phòng kế toán- lưu ký(7 cán bộ): trực tiếp hạch toán và xử lý các nghiệp vụ kế toán hàng ngày; phối hợp với ngân hàng Đầu tư và Phát triển thực hiện hoạt động thanh toán bù trừ; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán tài chính, quỹ lương; tổng hợp và lưu trữ hồ sơ về hạch toán kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định; thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước... Đối với hoạt động lưu ký chứng khoán, phòng có trách nhiệm bảo đảm độ an toàn cho các chứng khoán được lưu ký tại công ty, và đồng thời thông báo lên trung tâm lưu ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán. Phòng nghiệp vụ1 (9 cán bộ): thực hiện dồng thời 2 nghiệp vụ tư vấn và tự doanh hứng khoán. Phông nghiệp vụ 2(8cán bộ): phòng phát hành và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Phòng tổng hợp-tin học(10 cán bộ): chịu trách nhiệm các vấn đề nhăn về nhân sự; đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của công ty; lập, tổng hợp và lưu trữ các báo cáo về tinh hình của công ty... bộ phận tin học chịu trách nhiệm các vấn đề về kỹ thuật đảm bảo hệ thống máy tính phục vụ cho hoạt động của toàn công ty. Công ty chứng khoán Bảo Việt nằm trên tầng 2 và 5 của toà nhà 94 phố Bà Triệu,Hà Nội. Phòng giao dịch, phòng kế toán- lưu ký nằm tầng 2 toà nhà. Các phòng nghiệp vụ1, nghiệp vụ 2 và phòng hành chính tổng hợp, phòng giám đốc nằm trên tầng 5 của toà nhà. Chi nhánh thành phố HCM nằm 11 phố Nguyễn Công Trứ: Giám đốc và Phó giám đốc chi nhánh và 3 phòng ( chức năng, nhiệm vụ tương tự như tại văn phòng Hà Nội): phòng kế toán- tổng hợp, phòng tư vấn, phòng giao dịch. Bộ máy nhân sự của công ty Hiện tại trụ sở chính tại Hà Nội của công ty có tất cả 29 nhân viên làm việc , 2 trưởng phòng, 9 phó phòng và 1 giám đốc điều hành. Tập hợp và xây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công và chất lượng của dịch vụ tư vấn; do vậy, công tác nhân sự luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty. Hơn nữa với vị trí là công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, BVSC đã thu hút được những cá nhân có trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính -ngân hàng -chứng khoán và đầu tư tham gia hoạt động của công ty. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT 2.2.1 Cơ sở của các phương pháp định giá Chúng ta đều biết, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ là cơ sở để xây dựng các phương án cổ phần hóa, xác định cơ cấu cổ phần và xác định giá khởi điểm để đấu giá cổ phần. Giá cổ phần qua đấu giá mới là giá bán cổ phần, kể cả giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động. Như vậy, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu cần thiết sau: Phải đảm bảo tính đúng, tính đủ giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp (những người mua cổ phần) Tôn trọng nguyên tắc thị trường, phải gắn với tình hình thực tế của thị trường chứng khoán, thị trường vốn. Trong các yêu cầu nói trên thì yêu cầu đảm bảo tính đúng, tính đủ giá trị của doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng và khó thực hiện nhất. Để tính đúng, tính đủ giá trị của doanh nghiệp, cần xác định các yếu tố sau: Giá trị thực tế của doanh nghiệp được cổ phần hoá. Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được cổ phần hóa. Gía trị quyền sử dụng đất (doanh nghiệp chọn hình thức giao đất). Lợi thế thương mại(lợi thế kinh doanh) Giá trị thực tế của doanh nghiệp được cổ phần hoá là giá trị toàn bộ của tài sản hiện có của một doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Trên cơ sở xác định được giá trị thực tế của doanh nghiệp, người ta sẽ xác định được gía trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được cổ phần hoá. Hiện tại khung pháp lý cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp được ban hành khá đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp, sử dụng các loại dịch vụ tư vấn cho các công ty chứng khoán: Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ thay thế nghị định 64/2002/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá. Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187 Theo Nghị định 187, và Thông tư 126 thì có 2 phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp: Phương pháp dòng tiền chiết khấu(áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn thiết kế xây dựng, tin học, chuyển giao công nghê có tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). Phương pháp tài sản (áp dụng với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác với doanh nghiệp nói trên). Ngoài hai phương pháp trên, nếu đơn vị nào áp dụng phương pháp khác thì phải báo cáo và có sự thoả thuận của Bộ Tài chính. 2.2.2 Ví dụ về áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Bảo Việt Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà công ty chứng khoán Bảo Việt tiến hành lựa chọn các phương pháp định giá. Tuy nhiên, cho dù các doanh nghiệp đó có khác biệt nhau rất nhiều thì phương pháp chung mà công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt áp dụng để tiến hành định giá doanh nghiệp, đó chính là phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền và theo giá trị tài sản ròng. Ở đây chúng ta sẽ xem xét hai ví dụ cụ thể tài liệu định giá của hai công ty được áp dụng theo hai phương pháp khác nhau để thấy rõ được cách thức xác định giá trị doanh nghiệp của công ty chứng khoán Bảo Việt (để đảm bảo tính bảo mật thông tin, em xin lấy tên của 2 doanh nghiệp là A và B) BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP (Thời điểm 31/12/2004) Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải A (Theo phương pháp dòng tiền chiết khấu ) I. Phương pháp luận và giải trình cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp. Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau: Trong đó: Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao với diện tích đất doanh nghiệp đã được giao, đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nươc: phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá đất do Uy ban nhân dân tỉnh quy định. Khoản chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại với giá trị hạch toán trên sổ sách kế toán được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. : là giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i : là giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n i : Thứ tự các năm kế tiếp từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i = 1... n) Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thư i. n : Số năm tương lai được lựa chọn (3-5 năm) Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức : Dn+1 : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1 K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức: K = Rf + Rp Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định gía trị doanh nghiệp Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niêm giám định gía hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf). g : Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau: g= b*R b : Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế lại bổ sung vốn R : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau: Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán – Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán + Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất mới được giao. II. Giải trình cơ sở tính toán giá trị doanh nghiệp Tổng quan về công ty Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải A là một công ty trong lĩnh vực xây dựng hạch toán độc lập, phạm vi hoạt động trên cả nước với các chức năng như sau: Khảo sát, thiết kế, tư vấn về mạng lưới và công trình giao thông vận tải, xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng giao thông, ngoài ra công ty được phép liên hệ trực tiếp, liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế nước ngoài, được phép ký kết và thực hiện các hợp đồng nước ngoài phù hợp với luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Phân tích ngành Năm 2004 đánh dấu bước tiến dài trên con đường phát triển của việt nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7%, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng đạt 16% - mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển và đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hoạt động tư vấn, thiết kế GTVT (giao thông vận tải) là bộ phận không thể tách rời của ngành GTVT nói chung và xây dựng hà tầng GTVT nói riêng. Theo quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông từ nay đến 2020 của bộ GTVT, mục tiêu phát triển từng chuyên ngành như sau: Đường bộ: Toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết các tỉnh lộ phải được đưa vào đúng kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường cao tốc Đường sắt: hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt được hiện có đạt cấp đường sắt quốc gia và khu vực; xây dựng một số tuyến mới có nhu cầu; cải tạo và xây dựng một số đường sắt đôi và điện khí hóa; xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc- nam. Đường biển:hoàn thành việc mở rộng,nâng cấp các cảnh tổng hợp quốc gia chính;xây dựng cảng nước sâu ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm;phát triển cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu vận tải lớn Đường sông: nâng tổng chiều dài quản lý lên 16500 km; nâng cấp hệ thống đường sông chính yếu trong mạng đường sông trung ương và địa phương đạt cấp kỹ thuật quy định; đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng hàng hóa và hành khách, đặc biệt ở sông Hồng và sông Cửu Long Hàng không:nâng cấp mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không quốc tế có quy mô và chất lượng ngang tầm với các nước trong khu vực. Hoàn thiện và nâng cấp xây dựng mới các sân bay nội địa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Phân tích hoạt động của công ty trong những năm qua Đây là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế. Công ty kinh doanh liên tục có lãi. Biểu dưới đây thể hiện kết quả kinh doanh của công ty trong 5 năm trứơc khi cổ phần hóa: Nội dung 2000 2001 2002 2003 2004 1. tổng doanh thu 26,62 27,74 32,93 33,18 34,25 2. doanh thu thuần 26,62 27,74 32,93 33,18 34,25 3. giá vốn hàng bán 23,98 25,22 29,72 29,87 31,06 4. lợi nhuận gộp 2,63 2,52 3,21 3,31 3,19 5. chi phí bán hàng - - - - - 6. chi phí quản lý - - - - - 7. thu nhập hoạt động kinh doanh 2,63 2,52 3,21 3,31 3,19 8. thu nhập tài chính - - - - - 9. thu nhập khác - 0,21 - - - 10. tổng thu nhập trước thuế 2,63 2,73 3,21 3,31 3,19 11. thuế thu nhập 1,13 0,99 1,18 1,17 0,89 12. thu nhập ròng 1,50 1,74 2,02 2,14 2,29 Đánh giá một cách tổng quát, doanh thu và lợi nhuận của công ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong vòng 5 năm qua với các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước. Các giả định của tổ chức định giá: Công ty không thay đổi chính sách khấu hao hiện nay sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Chính sách thuế thu nhập của doanh nghiệp và các loại thuế khác có liên quan sẽ không thay đổi. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần kể từ thời điểm chốt số liệu để xác địnn giá trị doanh nghiệp, tức là thời điểm 31/12/2004. Vốn điều lệ bằng vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 31/12/2004 Do thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện thời là 5 năm (2năm miễn thuế và 3năm giảm thuế), nên để đảm bảo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp được chính xác, tổ chức định gía chọn năm 2010(năm hết thời hạn ưu đãi thuế) trở về sau được dự báo là giai đoạn tăng trưởng đều Dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2010 Theo khoản 1, điều 36, nghị định 187 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần: doanh nghiệp sau cổ phần hóa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.Trên cơ sở đó căn cứ điều 36, Nghị định 164/2003 thì sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp A sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo do công ty đáp ứng đủ điều kiện sử dụng trên 100 lao động. Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. tổng doanh thu 30,97 33,50 36,46 39,76 43,45 47,61 2. doanh thu thuần 30,97 33,5 36,46 39,76 43,45 47,61 3. giá vốn hàng bán 28,09 30,34 33,05 36,29 39,8 43,58 4. lợi nhuận gộp 2,88 3,16 3,42 3,47 3,65 4,04 5. chi phí bán hàng - - - - - - 6. chi phí quản lý - - - - - - 7. thu nhập từ hoạt động kinh doanh 2,88 3,16 3,42 3,47 3,65 4,04 8. thu nhập tài chính - - - - - - 9. thu nhập khác - - - - - - 10. tổng thu nhập trước thuế 2,88 3,16 3,42 3,47 3,65 4,04 11. thuế thu nhập(*) - - 0,48 0,49 0,51 1,13 12. thu nhập ròng 2,88 3,16 2,94 2,98 3,14 2,91 13.Ln sau thuế được phép phân phối 2,07 2,27 2,46 2,5 2,62 2,91 14. ln sau thuế dùng để chia cổ tức 1,35 1,48 1,6 1,62 1,71 1,89 14. vốn nhà nước dự báo 9,11 10,45 11,42 12,4 13,44 14,02 Giải trình cơ sở dự báo kết qủa kinh doanh và xác định giá trị doanh nghiệp Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu: Trên cơ sở kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đến năm 2020 và quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển từ năm 2002 đến năm 2010 của bộ GTVT, công ty tư vấn thiết kế GTVT A dự kiến sẽ tăng trưởng doanh thu liên tục Dự báo về chi phí: Chi phí nguyên vật liệu: với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế vì thế nguyên vật liệu của công ty chủ yếu bao gồm văn phòng phẩm , các công cụ dụng cụ phục vụ trực tiếp tại các xí nghiệp(mũi khoan địa chất…) Tỷ trọng chi phí này chiếm trung bình trong giai đoạn 2000-2004 là 11,36% doanh thu và có xu hướng giảm. Dự báo tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trên doanh thu trong năm 2005 bằng 8,17% doanh thu do công ty mới chuyển sang công ty cổ phần , đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nên chưa thể tiết kiệm được chi phí trực tiếp. Vào các năm sau đó do cơ cấu tổ chức đi vào ổn định tỷ trọng chi phí này sẽ có xu hướng giảm bớt. Chi phí sử dụng máy móc: tỷ trọng chi phí này chiếm khoảng 8,58%doanh thu giai đoạn 2000-2004 và có xu hướng tăng lên trong những năm tới, do ảnh hưởng của tình hình biến động rất phức tạp của giá cả xăng dầu, cước vận tải, đầu tư tài sản,.. Chi phí nhân công: chủ yếu là tiền lương cho các chuyên gia tư vấn. Với đặc thù kinh doanh của công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt công nghệ, đòi hỏi nhiều chất xám. Do vậy, chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu(khoảng 43,52% so với doanh thu) và sẽ có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Dự báo nhu cầu đầu tư tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty chủ yếu là thiết bị chuyên ngành, thiết bị điện tử tin học, phương tiện vận tải…trong số cá tài sản này có một phần đã bị lỗi thời, lạc hậu. Do vậy dự kiến giai đoạn 2007-2008 tài sản cố định tăng 15% và trong năm 2009-2010 trung bình mỗi năm tài sản cố định tăng 10%/năm. Dự báo hàng tồn kho Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: do đặc thù ngành tư vấn thiết kế, thời gian hoàn tất công trình tương đối dài nên chi phí dở dang thường kéo dài tương ứng.Trong gíai đoạn 2000-2004 tỷ trọng của khoản mục này chiếm trong giá vốn có xu hướng tăng và đến năm 2004 tỷ trọng so với giá vốn là 172,14%. Trong năm tiếp theo khỏan mục này kết chuyển dần vào chi phí tương ứng với phần công việc đã hoàn thành và ghi nhận doanh thu. Dự báo tỷ trọng 202,14% giá vốn/ năm 2005 và tỷ trọng sẽ giảm dần qua các năm do công trình đã hoàn thành và được ghi nhân vào gía vốn. Tỷ lệ chiết khấu: K= Rp + Rf Tỷ suất lợi nhuận từ các khoản đầu tư phi rủi ro Rf: được tính bằng lãi suất trả sau của trái phiếu chính phủ ký hiệu TP4A0105 phát hành ngày 25/01/2005 kỳ hạn 10 năm được quy đổi thành lãi suất trả trước theo công thức: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của công ty ở Việt Nam(Rp): căn cứ theo ví dụ được nêu tại thông tư 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định 187/2004/NĐ-CP, tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định bằng 9,61% theo chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán thế giới tại niêm giám định giá. Tuy nhiên, theo quy định tại thông tư 126/2004/TT-BTC tỷ lệ phụ phí rủi ro không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro(Rf). Do vậy, tổ chức định giá xác định tỷ lệ phụ phí rủi ro là 8,0037%. Tỉ lệ chiết khấu (K) hay tỉ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần = 8,0037% + 8,0037% = 16,0074% Dự báo giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm 2009 Dự kiến phần lợi nhuận sau thuế được phép phân phối, công ty sẽ dùng 10% dành cho quỹ đầu tư phát triển và 10% dành cho quỹ dự phòng tài chính. Dự kiến tỉ lệ lợi nhậu sau thuế để lại doanhnghiệp khi = 10% + 10% = 20% chuyển thành công ty cổ phần Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức (g) = 25,95% * 20% = 5,1895% giá trị thị phần vốn nhà nước năm 2009: P2009 Xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm 31/12/2004 Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm 2009: Theo công thức : giá trị hiện tại của phần vốn nhà nước năm 2009 Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại thời điểm 31/12/2004: = 13.305.307.904 đ BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ĐỂ CỔ PHẦN HOÁ (Theo phương pháp tài sản) CÔNG TY VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN HÀ NỘI (Thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội) Tại thời điểm 30/6/2005 Chỉ tiêu Số liệu sổ sách kế toán Số liệu xác định lại Chênh lệch 1 2 3 4=3 -2 A. TÀI SẢN ĐANG DÙNG (I+II+III+IV) 64.472.751.780 65.894.884.019 1.422.132.239 I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 61.623.742.755 62.868.969.566 1.245.226.811 1. Tài sản cố định 57.535.665.398 58.780.892.209 1.245.226.811 a. tài sản cố định hữu hình 57.535.665.398 58.780.892.209 1.245.226.811 b. tài sản cố định vô hình - - - 2. các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.300.000.000 3.300.000.000 - 3. chi phí XDCB dở dang 788.077.357 788.077.357 - 4. các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn - - - 5. chi phí trả trước dài hạn - - - II/ TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 2.849.009.025 3.025.914.453 176.905.428 1. tiền 373.406.341 373.272.336 (133.975) + tiền mặt tồn quỹ 85.636.464 85.598.896 (37.568) + tiền gửi ngân hàng 287.769.877 287.673.470 (96.407) 2. đầu tư tài chính ngắn hạn - - 3. các khoản phải thu 1.640.864.084 1.715.750.087 74.886.003 4. vật tư, hàng hóa tồn kho 264.623.000 264.623.000 - 4.1 nguyên vật liệu tồn kho - - - 4.2 công cụ dụng cụ trong kho - - - 4.3 chi phí SXKD dở dang 100.781.000 100.781.000 - 4.4 thành phẩm tồn kho - - 4.5 hàng hóa tồn kho 163.905.000 163.905.000 4.6 hàng gửi đi bán - - 4.7 dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - 5. TSLĐ khác 570.115.600 672.269.000 102.153.400 6. chi sự nghiệp - - III /GÍA TRỊ LỢI THẾ KINH DOANH - - - IV/ GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT - - - B. TÀI SẢN KHÔNG CẦN DÙNG - - - I. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN - - - II/ TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN - - C. TÀI SẢN CHỜ THANH LÝ 1.357.786.782 1.357.786.782 - I. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.357.786.782 1.357.786.782 - II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - - D. TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ KHEN THƯỞNG PHÚC LỢI. - - - TỔNG GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP (A+B+C+D) 65.830.538.562 67.252.670.801 1.422.132.239 Trong đó: TỔNG GÍA TRỊ THỰC TẾ DOANH NGHIỆP (MỤC A) 64.472.751.780 65.894.884.019 1422.132.239 E1 NỢ THỰC TẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32642.doc
Tài liệu liên quan