MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠBẢN VỀMARKETING VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM . 3
1.1NHỮNG VẤN ĐỀCƠBẢN VỀMARKETING . 3
1.1.1 Khái niệm Marketing . 3
1.1.2 Mục tiêu của Marketing . 8
1.1.3 Vai trò của Marketing . 8
1.1.4 Chức năng của Marketing . 9
1.1.4.1 Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu thịtrường . 9
1.1.4.2 Chức năng phân phối . 10
1.1.4.3 Chức năng tiêu thụhàng hóa . 10
1.1.4.4 Chức năng yểm trợ. 11
1.1.5 Phối thức Marketing mix . 11
1.1.5.1 Khái niệm Marketing mix . 11
1.1.5.2 Yếu tố4P trong Marketing mix . 11
1.2 TIÊU THỤSẢN PHẨM . 12
1.2.1 Khái niệm tiêu thụsản phẩm . 13
1.2.2 Vai trò của tiêu thụsản phẩm . 13
1.3 MỐI QUAN HỆGIỮA MARKETING VÀ TIÊU THỤSẢN PHẨM . 14
1.4 CÁC GIẢI PHÁP MARKETING CHỦYẾU NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU
THỤSẢN PHẨM . 15
1.4.1 Nghiên cứu thịtrường . 15
1.4.1.1 Nghiên cứu cầu vềsản phẩm . 15
1.4.1.2 Nghiên cứu cung vềsản phẩm . 15
1.4.1.3 Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụsản phẩm . 16
1.4.2 Xây dựng chính sách Marketing phục vụkếhoạch tiêu thụsản phẩm . 16
1.4.2.1 Chính sách sản phẩm. 16
1.4.2.2 Chính sách giá . 20
1.4.2.3 Chính sách phân phối . 21
1.4.2.4 Chính sách xúc tiến . 21
1.5 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI TIÊU THỤSẢN PHẨM . 22
1.5.1 Thăm dò thái độkhách hàng . 22
1.5.2 Phân tích thịphần . 23
1.5.3 Phân tích sản lượng tiêu thụ. 23
1.5.4 Phân tích doanh thu . 23
1.5.5 Phân tích tỷlệchi phí Marketing trên doanh thu . 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM VESIM TẠI CTCP DƯỢC THIÊN THÀNH . 25
2.1 TỔNG QUAN VỀCÔNG TY CỔPHẦN DƯỢC THIÊN THÀNH. 25
2.1.1 Lịch sửhình thành . 25
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụvà mục tiêu hoạt động . 26
2.1.3 Cơcấu tổchức . 26
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụcủa mỗi bộphận, phòng ban . 28
2.1.5 Tình hình sửdụng lao động . 30
2.1.6 Danh mục sản phẩm . 30
2.1.7 Thịtrường hoạt động . 32
2.1.8 Tình hình kinh doanh . 33
2.2 THỰC TRẠNG VỀCHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ TIÊU THỤSẢN
PHẨM VESIM. 35
2.2.1 Vềchiến lược Marketing . 35
2.2.1.1 Chiến lược sản phẩm . 35
2.2.1.2 Chiến lược giá . 36
2.2.1.3 Chiến lược phân phối . 37
2.2.1.4 Chiến lược xúc tiến . 39
2.2.2 Vềhoạt động tiêu thụsản phẩm . 42
2.2.2.1 Sản lượng tiêu thụ. 42
2.2.2.2 Doanh thu . 43
2.2.2.3 Thịphần . 46
2.2.2.4 Tỷlệchi phí Marketing trên doanh thu . 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO
SẢN PHẨM VESIM . 51
3.1 CÁC GIẢI PHÁP TỪPHÍA DOANH NGHIỆP. 51
3.1.1 Định hướng Marketing cho sản phẩm Vesim . 51
3.1.2 Phân tích SWOT cho Vesim . 51
3.1.2.1 Ma trận SWOT . 51
3.1.2.2 Các chiến lược kết hợp . 53
3.1.3 Thăm dò thái độkhách hàng . 54
3.1.3.1 So sánh Vesim với sản phẩm cạnh tranh trực tiếp . 54
3.1.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi . 55
3.1.3.3 Tiến hành điều tra và tổng hợp ý kiến . 58
3.1.3.4 Đánh giá và đềxuất giải pháp . 60
3.2 CÁC KIẾN NGHỊ. 65
KẾT LUẬN . 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chiến lược marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vesim tại Công ty cổ phần dược Thiên Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở xác định vị trí về
giá cho sản phẩm của mình.
Thứ năm, Lựa chọn phương pháp định giá như: định giá dựa vào chi phí,
định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng, định giá theo giá cả hiện hành, định
giá đấu thầu.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 21 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
Thứ sáu, Công ty lựa chọn giá cuối cùng của mình, phối hợp với các yếu tố
khác của Marketing mix.
Do vấn đề cạnh tranh và sự thay đổi của thị trường kéo theo công ty phải
thay đổi, điều chỉnh giá cho thích hợp. Khi thực hiện việc thay đổi, điều chỉnh giá
công ty cần phải xem xét thận trọng những phản ứng của thị trường, khách hàng và
đối thủ cạnh tranh.
1.4.2.3 Chính sách phân phối
Phân phối cũng là một công cụ then chốt trong Marketing mix, nó bao gồm
những hoạt động khác nhau mà công ty tiến hành nhằm đưa sản phẩm đến những
nơi khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận và mua chúng.
Trên thực tế, hầu hết những người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình
cho thị trường thông qua những trung gian phân phối. Do vậy, nhà sản xuất sẽ phải
quan hệ, liên kết với một số tổ chức, lực lượng bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu
phân phối của mình.
Những quyết định quan trọng nhất trong chính sách phân phối là các quyết
định về kênh phân phối. Kênh phân phối được tạo ra như một dòng chảy có hệ
thống được đặc trưng bởi số các cấp của kênh bao gồm người sản xuất, các trung
gian và người tiêu dùng. Kênh phân phối thực hiện việc chuyển giao sản phẩm từ
người sản xuất đến người tiêu dùng, vượt qua những ngăn cách về thời gian, không
gian và quyền sở hữu. Các quyết định cơ bản về kênh bao gồm:
- Quyết định về thiết kế kênh
- Quyết định về quản lý kênh
Với chiến lược mở rộng thị trường thì một hệ thống phân phối rộng rãi, bao
gồm các cấp trung gian, kết hợp phân phối trực tiếp trên phạm vi lớn sẽ đem lại hiệu
quả cho chính sách phân phối của công ty. Bên cạnh chính sách phân phối rộng rãi
(đại trà), công ty cũng có thể lựa chọn chính sách phân phối độc quyền hay chính
sách phân phối có chọn lọc tùy theo chiến lược kinh doanh của công ty.
1.4.2.4 Chính sách xúc tiến
Xúc tiến là một trong bốn công cụ chủ yếu của Marketing mix và nó ngày
càng trở nên quan trọng và có hiệu quả. Công ty sử dụng hoạt động xúc tiến để tác
động vào thị trường mục tiêu. Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền
thông tin, giới thiệu, hướng dẫn hay thuyết phục khách hàng quan tâm mua hay sử
dụng sản phẩm của công ty.
Chính sách xúc tiến hỗn hợp bao gồm 5 công cụ chủ yếu:
¾ Quảng cáo: bất kỳ hình thức nào được giới thiệu một cách gián tiếp và đề
cao những ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu
của chủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 22 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
¾ Marketing trực tiếp: sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liên lạc
gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và khách hàng
triển vọng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại.
¾ Kích thích tiêu thụ: những hình thức thưởng trong thời gian ngắn để
khuyến khích dùng thử hay mua một sản phẩm, dịch vụ.
¾ Quan hệ công chúng (PR): các chương trình khác nhau được thiết kế
nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh của công ty hoặc những sản phẩm cụ
thể của công ty.
¾ Bán hàng trực tiếp: giới thiệu trực tiếp bằng miệng về sản phẩm và dịch
vụ của công ty thông qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng
tiềm năng nhằm mục đích bán hàng.
Mỗi công cụ xúc tiến đều có những đặc điểm và chi phí riêng, người làm
Marketing phải nắm được những đặc điểm riêng của mỗi công cụ để lựa chọn và
phối hợp chúng cho thích hợp và có hiệu quả.
1.5 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI TIÊU THỤ SẢN
PHẨM
Quá trình quản trị Marketing bao gồm hoạch định, tổ chức, thực hiện và
kiểm tra hoạt động marketing. Kiểm tra Marketing nhằm phát hiện những sai lệch
giữa thực hiện với kế hoạch, xác định nguyên nhân gây nên sai lệch, trên cơ sở đó
đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu kỳ vọng.
1.5.1 Thăm dò thái độ khách hàng
Bằng cách theo dõi sự thay đổi thái độ của khách hàng trước khi việc đó làm
ảnh hưởng đến doanh số, các cấp quản trị của công ty có thể đưa ra các quyết định
và hành động sớm hơn để cứu vãn tình thế.
Các công ty định hướng theo thị trường đều có những cách khác nhau để ghi
nhận các ý kiến, trả lời và phân tích những khiếu nại, phiền trách bằng miệng và thư
từ của khách hàng. Cần chú ý đến các khiếu nại có tính chất nghiêm trọng và chú ý
đặc biệt đến các vấn đề được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhiều khách sạn, nhà hàng,
ngân hàng,… thường có sổ ghi, phiếu và thùng thư để ghi nhận những góp ý, phản
ánh, phê bình của khách hàng. Các công ty định hướng theo thị trường đều cố gắng
tối đa hoá những cơ hội cho khách hàng khiếu nại. Nhờ đó cấp lãnh đạo công ty
nắm được toàn diện hơn những phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch
vụ của họ. Đây cũng là cơ sở cho việc sửa đổi, cải tiến hoặc phát minh ra các sản
phẩm và dịch vụ mới cho công ty.
Một số công ty tổ chức những nhóm khách hàng mẫu, tự nguyện gồm khách
hàng đồng ý định kỳ thông đạt thái độ của họ thông qua trả lời các bảng câu hỏi
bằng thư hoặc qua điện thoại. Ví dụ các khán giả xem truyền hình định kỳ cho đài
truyền hình hoặc những nhận xét của họ về những chương trình và buổi phát họ đã
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 23 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
xem. Cần đảm bảo tính chất đại diện của những người cấu thành các nhóm mẫu
khách hàng để các kết quả có thể suy rộng được.
Các công ty cũng có thể tổ chức các cuộc điều tra khách hàng với những mẫu
được chọn bất kỳ. Họ yêu cầu khách hàng đánh giá về tinh thần thân thiện của nhân
viên công ty, chất lượng phục vụ cùng những yếu tố khác…
1.5.2 Phân tích thị phần
Việc phân tích thị phần, có thể giải đáp được câu hỏi công ty đang hoạt động
như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh. Các nhà lãnh đạo cần phải theo dõi thị
phần của công ty mình. Nếu thị phần của công ty tăng lên thì công ty đang có lợi thế
hơn so với đối thủ cạnh tranh và ngược lại. Khi phân tích thị phần hết sức thận trọng
bởi vì các nhân tố bên ngoài không gây ảnh hưởng như nhau đối với mọi doanh
nghiệp. Sự giảm thị phần của công ty có thể do trong ngành xuất hiện một doanh
nghiệp mới hoặc do có sự thay đổi trong chính sách của công ty. Người ta thường
xem xét, phân tích các loại thị phần sau đây:
¾ Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường: tỷ lệ phần trăm giữa
doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành.
¾ Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: tỷ lệ phần trăm
giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn phân khúc.
¾ Thị phần tương đối: tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty với đối thủ
cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của sản phẩm của công ty
trong cạnh tranh ở trên thị trường như thế nào.
Ưu điểm: Chỉ tiêu thị phần đơn giản dễ tính.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao do khó thu thập được chính xác các
loại doanh số cần thiết.
1.5.3 Phân tích sản lượng tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ là tổng khối lượng sản phẩm mà công ty bán được trong
một thời gian nhất định. Phân tích sản lượng tiêu thụ bằng cách sử dụng số tuyệt đối
và tương đối để đánh giá sản lượng tiêu thụ giữa thực tế so với kế hoạch hoặc giữa
các kỳ thực tế với nhau.
Thông qua việc đánh giá sản lượng sản phẩm tiêu thụ ta cũng một phần nào
đánh giá được thành quả của các hoạt động Marketing. Marketing hiệu quả góp
phần rất lớn trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy việc ra quyết
định mua hàng nhanh chóng.
1.5.4 Phân tích doanh thu
Dựa vào doanh thu có thể đánh giá được khả năng tiêu thụ của sản phẩm là
tốt hay không tốt. Khi doanh thu của sản phẩm càng lớn thì thị phần của sản phẩm
đó trên thị trường càng cao và ngược lại. Doanh thu lớn đảm bảo có thể trang trải
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 24 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được một phần lợi nhuận và có tích lũy để nghiên
cứu cải tiến sản phẩm, phát triển các dịch vụ hậu mãi hơn nữa.
Doanh thu sản phẩm = Số lượng sản phẩm bán được x Đơn giá sản phẩm
Phân tích doanh thu bao gồm việc đánh giá doanh thu thực tế so với kế hoạch
hoặc đánh giá doanh thu giữa các kỳ thực hiện thực tế. Trong phân tích doanh thu
thường sử dụng hai cách phân tích:
Phân tích sai lệch doanh thu: cho biết việc thực hiện doanh thu tăng hay giảm
có giá trị là bao nhiêu.
Phân tích doanh thu chi tiết: cho biết cụ thể việc tăng hay giảm doanh thu là
do những nguyên nhân nào.
1.5.5 Phân tích tỷ lệ chi phí Marketing trên doanh thu
Thông qua chỉ tiêu này mà doanh nghiệp thấy được hiệu quả kinh doanh
trong lĩnh vực Marketing đồng thời có các quyết định chính xác hơn cho hoạt động
này trong tương lai.
Tỷ lệ chi phí Marketing =
Chi phí Marketing
Tổng doanh thu
Thông qua việc đánh giá các vấn đề này mà doanh nghiệp biết được sản
phẩm của mình đang ở vị trí nào so với các sản phẩm của các doanh nghiệp cùng
ngành, thị trường của sản phẩm nhiều hay ít, xu hướng phát triển thị trường diễn ra
như thế nào. Từ đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chính xác và có cơ sở để đặt ra các
mục tiêu, các chiến lược mới phù hợp cho doanh nghiệp.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 25 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM VESIM TẠI CTCP DƯỢC
THIÊN THÀNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THIÊN THÀNH
2.1.1 Lịch sử hình thành
• Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dược Thiên Thành
• Tên tiếng Anh: Thienthanh Pharmaceuticals Joint Stock Company
• Địa chỉ trụ sở chính: 41/5A Lê Văn Linh, Phường 13, Quận 4, Tp.HCM
• Chi nhánh – Kho hàng:
Số 27, đường số 16, Cư Xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Tp.HCM
• Điện thoại: (08) 38 68 50 22
• Fax: (08) 38 68 50 21
• Email: contacthcm@thienthanh.vn
• Công ty Cổ Phần Dược Thiên Thành thành lập vào tháng 4/2009
• Được cấp giấy phép kinh doanh số 4103012966
• Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng)
• Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
• Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp: 180.000 cổ phần trị giá 1.800.000.000
đồng
• Số cổ phần được phép chào bán: 20.000 cổ phần
Công ty cổ phần Dược Thiên Thành hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, phân phối dược phẩm, thực phẩm chức năng. Hiện tại, công ty có mạng lưới
phân phối rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngay từ khi hình thành, Công ty
Thiên Thành không ngừng vươn lên hoàn thiện về mặt tổ chức, chất lượng dịch vụ
và sản phẩm. Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, có trình độ và chuyên
môn cao, được đào tạo bài bản, công ty cam kết sẽ mang lại cho khách hàng những
sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tốt nhất.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 26 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động
Chức năng:
Công ty Cổ Phần Dược Thiên Thành là một công ty có đầy đủ tư cách pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, chức năng hoạt động chính là mua bán, phân phối
các sản phẩm thuộc ngành dược bao gồm: dược phẩm, dược mỹ phẩm, và thực
phẩm chức năng.
Nhiệm vụ:
Phát triển mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu Thiên Thành đến với người
tiêu dùng trên khắp đất nước Việt Nam, nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động
kinh tế theo đúng luật pháp quy định, tổ chức mua bán các loại dược phẩm đã đăng
ký. Thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý, tài chính tín dụng và quản lý, tổ chức
cán bộ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Mục tiêu hoạt động:
Công ty hoạt động kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời
không ngừng khai thác và mở rộng thêm thị trường mới. Với mục tiêu chính là trở
thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân phối dược
phẩm, thực phẩm chức năng tại Việt Nam, một tập đoàn lớn mạnh phát triển bền
vững, công ty định hướng các sản phẩm của mình sẽ là sự lựa chọn số một đối với
người tiêu dùng nhờ uy tín thương hiệu và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ
chất lượng đáng tin cậy, giá cả hợp lý.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Công ty cổ phần Dược Thiên Thành có bộ máy quản lý được tổ
chức theo sơ đồ như sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 27 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức CTCP Dược Thiên Thành
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
Trưởng
phòng
Kinh
Doanh
Nhân viên
kinh
doanh
Trưởng
phòng
Marketing
Trưởng bộ
phận Kho
Vận
Kế Toán
Trưởng
Trưởng
phòng
HCNS
TDV
Lễ Tân
Bảo vệ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Nhân viên
Marketing
Nhân viên
giao nhận
Kế toán
viên
Nhân viên
HCNS
GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
Giám sát
bán hàng
khu vực
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 28 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận, phòng ban
Giám đốc kinh doanh
• Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của công ty
• Kiểm ra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra
• Xem xét, sửa đổi kế hoạch
• Hoạch định công tác tuyển dụng
Giám đốc tài chính
• Chịu trách nhiệm về vốn, tài chính của công ty
• Kiểm tra sổ sách kế toán và tình hình tài chính của công ty
• Kiểm tra, giám sát việc thực hiện ghi chép, thu thập số liệu của kế toán viên
¾ Vai trò của Giám đốc
Giám đốc là người đại diện cho công ty, thay mặt công ty trong mọi hoạt
động giao dịch với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh tế khác, chịu
trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Giám đốc có quyền hạn cao nhất trong công ty, là người phụ trách chung
trong việc quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của các phòng ban, bộ phận
trong công ty.
Phòng kinh doanh:
Gồm 1 trưởng phòng, 1 Sales admin (nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra việc
nhập và xuất hàng hóa), 5 giám sát, và 25 trình dược viên
• Giới thiệu sản phẩm của công ty đến các nhà thuốc, bệnh viện, khách hàng,
người tiêu dùng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng
• Thực hiện các công tác nhập, xuất hàng hóa theo hợp đồng, nhận đơn đặt
hàng của khách hàng, soạn thảo các hợp đồng mua bán
• Kết hợp với phòng Marketing tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng, triển
lãm, trưng bày sản phẩm, các chương trình quảng bá sản phẩm
• Lập kế hoạch, chỉ tiêu bán hàng cho từng khu vực mỗi tháng
• Lập báo cáo bán hàng theo tuần, theo tháng và thu hồi công nợ từ khách hàng
• Theo dõi sự biến động của thị trường trong từng địa bàn cụ thể, thu thập
thông tin, chiến lược kinh doanh của các công ty khác… sau đó đề xuất giải
pháp thích ứng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 29 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
Phòng Marketing: (2 nhân viên)
• Lập kế hoạch Marketing, triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm soát, đo lường
kết quả thực hiện nhằm phát triển mục tiêu về doanh số và thương hiệu cho
tất cả các sản phẩm của công ty
• Hoạch định ngân sách cho chương trình Marketing theo ngân sách tổng/năm
trong bảng kế hoạch Marketing
• Phối hợp với bộ phận kinh doanh để làm các chương trình phát triển doanh
số cho sản phẩm tại các thị trường mới cần xâm nhập
• Thường xuyên theo dõi các thông tin về thị trường, sản phẩm và các đối thủ
canh tranh để có những kế hoạch ứng phó hợp lý
• Tổ chức những chương trình, sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm đến người
tiêu dùng
• Nghiên cứu, thu thập thông tin từ người tiêu dùng, trên cơ sở đó đưa ra
những ý tưởng nhằm cải tiến sản phẩm, bao bì, thiết kế, đóng gói… để sản
phẩm của công ty có tính cạnh tranh hơn
Phòng kế toán: (4 người)
• Thực hiện các hoạt động và nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty, có chức
năng giúp Giám đốc tài chính quản lý sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh
doanh, kế hoạch tài chính hằng năm, quản lý quỹ tiền mặt.
• Với việc cập nhập số liệu thực tế hàng ngày, kế toán có trách nhiệm phản ánh
thông tin cho Ban Giám Đốc để kịp thời xử lý nhằm mục đích chung là đạt
được hiệu quả kinh doanh
Bộ phận Hành chính nhân sự: (1 nhân viên)
• Hoạch định, thực hiện các công tác hành chính (soạn thảo, thông báo công
văn giấy tờ, lễ tân, tiếp khách, vệ sinh môi trường, quản lý và sử dụng con
dấu) tổ chức và quản lý nhân sự ở các phòng ban
• Thực hiện công tác tuyển dụng và chấm dứt hợp đồng lao động với nhân
viên theo yêu cầu của cấp trên
• Thực hiện quy định về bảo hộ lao động
• Chấm công nhân viên
Bộ phận kho, vận chuyển: (1 thủ kho và 4 nhân viên giao nhận)
• Thủ kho có nhiệm vụ quản lý và bảo quản hàng hóa, thực hiện xuất, nhập
hàng hóa theo đúng quy trình của công ty
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 30 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
• Nhân viên giao nhận có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa theo đúng số lượng
và chủng loại của đơn hàng
2.1.5 Tình hình sử dụng lao động
Với quan điểm: “Con người của công ty chính là thương hiệu của công ty,
thương hiệu của công ty chính là văn hóa của công ty”, Thiên Thành đã không
ngừng xây dựng và hoàn thiện để trở thành một công ty có môi trường làm việc
thân thiện, chuyên nghiệp. Ở đó, mọi thành viên trong công ty luôn nhiệt tình trong
công việc và sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng phát triển. Công ty luôn luôn tạo mọi điều
kiện cho các thành viên phát huy hết năng lực của mình, luôn tạo cho nhân viên sự
bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và nhiều cơ hội thăng tiến. Chính vì vậy mà văn
hóa của Thiên Thành trở thành niềm tự hào, thành động lực phấn đấu của mỗi thành
viên trong công ty.
Lực lượng lao động của công ty là những nhân viên năng động, nhiệt tình,
trình độ chuyên môn cao, được đào tạo tốt. Đây cũng là tài sản quý báu của công ty,
do đó công ty luôn có những chính sách, chế độ ưu đãi tốt nhằm khuyến khích và
động viên họ như chế độ thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc nhất trong
từng tháng, từng quý. Bên cạnh đó, công ty cũng luôn chú trọng tới đời sống tinh
thần của mỗi nhân viên bằng cách tài trợ, tổ chức những chuyến vui chơi, dã ngoại
tập thể trong những dịp lễ tết nhằm tăng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các bộ phận
phòng ban.
Với số lượng nhân viên hiện nay (gần 50 người) đã đáp ứng vừa đủ về chất và
lượng so với quy mô của công ty. Nhưng với xu hướng thị trường ngày càng phát
triển hiện nay, khi công ty có đủ điều kiện để mở rộng thêm thị trường và quy mô
hoạt động thì nên có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự cho phù hợp. Bên cạnh đó
cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho nhân viên, để họ có thể nắm rõ quy
trình hoạt động của công ty, bắt kịp sự biến đổi của thị trường cũng như nâng cao
trình độ nghiệp vụ của mình.
2.1.6 Danh mục sản phẩm
Hiện tại, CTCP dược Thiên Thành đang độc quyền kinh doanh, phân phối trên
toàn quốc các loại sản phẩm thuộc về dược phẩm (4 loại), dược mỹ phẩm (1 loại) và
thực phẩm chức năng (5 loại) có nhãn hiệu, thành phần và công dụng cụ thể như
sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 31 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
Bảng 2.1 Danh mục sản phẩm CTCP dược Thiên Thành năm 2010
STT TÊN SP THÀNH PHẦN CÔNG DỤNG
DƯỢC PHẨM
1 VIMAXX 15 ml
Dikali Glycyrrhizinate,
Natri clorid,
Benzankonium clorid,
Borneol
Chống mỏi mắt, ngứa mắt,
khô rát mắt, bụi bẩn, ghèn gỉ
mắt. Phòng ngừa dịch bệnh
đau mắt.
2 NEMYDEXAN
Neomycin Sulfat,
Dexamethason
natriphosphat, …
Điều trị viêm kết mạc, giác
mạc, củng mạc, mống mắt,
tuyến lệ, viêm mũi, viêm tai
ngoài.
3 BIBONLAX BABY
Dung dịch Sorbitol, Natri
citrat,...
Điều trị chứng táo bón cho
trẻ. Chuẩn bị soi trực tràng.
Giúp dễ đi cầu do phẫu
thuật.
4 BIBONLAX ADULTS
Dung dịch Sorbitol, Natri
citrat, ...
Điều trị chứng táo bón do
các nguyên nhân ở vùng trực
tràng và hậu môn. Chuẩn bị
nội soi trực tràng. Người già
khó đại tiện.
DƯỢC MỸ PHẨM
5
VESIM 15 ml
Công thức nước biển
chứa nhiều khoáng chất
Vệ sinh mũi hàng ngày,
phục hồi độ ẩm tự nhiên cho
mũi, tạo cảm giác sảng
khoái và hỗ trợ tự nhiên cho
hệ thống hô hấp. Dẫn lưu
làm sạch dịch tiết, đào thải
mầm bệnh có trong dịch
nhầy mũi ra ngoài, phòng
tránh các bệnh viêm nhiễm
đường hô hấp, ngăn ngừa
cúm A/H1N1
VESIM
Spray 50 ml
VESIM
Spray 100 ml
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 32 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
6 ZINCIBIO
Lactobacillus
acidophilus - LA5,
bifidobacterium lactis,
streptocous
thermophilus,
lactobacillus paracasei,
Kẽm, vitamin C, B1, B2,
B6, B5, B9, PP.
Cung cấp kẽm, hỗn hợp men
vi sinh giải phóng ở ruột,
các vitamin và men bia giúp
cân bằng hệ vi sinh đường
ruột, phòng và hỗ trợ điều trị
rối loạn đường tiêu hoá,
phục hồi niêm mạc ruột,
tăng cường hấp thu dưỡng
chất.
7 LACVITMIN PLUS
Lactobacillus
acidophilus - LA5,
bifidobacterium longum
- BD 12, vegetable cream
powder, Fructo -
oligosaccharide, vitamin
B1, B6
Cung cấp hỗn hợp men vi
sinh giải phóng ở ruột, chất
rau, xơ và các vitamin giúp
cân bằng hệ vi sinh đường
ruột, hỗ trợ điều trị rối loạn
tiêu hoá.
8 SAKANTI Curcuminoids 500 mg; Bioperine 5 mg
Tăng cường sức đề kháng và
khả năng miễn dịch, hoá giải
độc tính để hỗ trợ điều trị,
phòng và ngăn ngừa ung thư
tái phát.
9 SATERO
Momordica charantia
extract; Pterocapus
marsupium extract;
Elemental vanadium 2;
Bioperine
Hỗ trợ điều trị tiểu đường,
kiểm soát lượng đường
trong máu bệnh nhân tiểu
đường, giúp ngăn ngừa các
biến chứng xảy ra.
10 SATHRI
Glucosamine sulfate;
Boswellia Serrata
extract; Curcuminoids;
Bioperine
Tăng cường sự dẻo dai, kích
thích sự phát triển của tế bào
sụn, đĩa điệm khớp, giúp cho
các hoạt động của khớp
xương linh hoạt. Hỗ trợ điều
trị đau mỏi khớp, viêm khớp
mãn tính, thoái hoá đốt
sống, lệch đĩa đệm và thấp
khớp.
Nguồn: Phòng Kinh doanh CTCP Dược Thiên Thành (2010)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 33 GVHD: ThS.Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Ngân MSSV: 106401175
2.1.7 Thị trường hoạt động
Hiện nay, các sản phẩm của CTCP dược Thiên Thành được phân phối trên
bốn khu vực chính là Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, TP.Hồ Chí Minh và Miền Tây
• Khu vực miền Nam Trung Bộ gồm 4 tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên,
Daklak
• Khu vực miền Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Vũng
Tàu, Bình Thuận, Đà Lạt
• Khu vực TP. Hồ Chí Minh gồm 19 quận: quận 1, quận 2, quận 3, quận 4,
quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận 12, quận Bình Thạnh,
Thủ Đức, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Hóc Môn.
• Khu vực Miền Tây gồm 9 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang,
Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Hệ thống phân phối của Thiên Thành đã bao phủ trên 19 tỉnh thành và chủ
yếu phân phối các sản phẩm qua hệ thống các nhà thuốc, phòng mạch và bệnh viện.
Nhìn chung, độ bao phủ của sản phẩm Thiên Thành trên thị trường Miền
Nam vẫn còn thấp và chiếm thị phần khá nhỏ trên tổng thị phần về sản phẩm dược,
điều này có thể là do CTCP dược Thiên Thành mới chỉ thành lập được hơn một năm
nay, công ty vẫn còn đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, hoàn thiện hệ
thống kinh doanh và phân phối sản phẩm của mình.
2.1.8 Tình hình kinh doanh
CTCP dược Thiên Thành thành lập tháng 4/2009, còn khá non trẻ, đang trong
quá trình đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực và các hoạt động khác nhằm giới thiệu
các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Doanh thu từ tháng 4 đến 12/2009 có
xu hướng tăng nhưng kết quả kinh doanh vẫn lỗ là do công ty vẫn đang trong thời
kỳ đẩy mạnh đầu tư, doanh thu không bù đắp hết chi phí bỏ ra. Chính vì vậy, tính
đến 12/2009 công ty vẫn chưa thu được lợi nhuận.
Tuy nhiên, doanh thu hàng tháng vẫn đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt
trong năm tháng đầu năm 2010 doanh thu toàn bộ các sản phẩm của công ty có
chiều hướng tăng rõ ràng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có xu hướng tích cực.
LS
p
hư
đồ
gi
tế
xu
ch
đã
th
18
ph
vớ
UẬN VĂN
VTH: Ngu
Bả
Tháng
Doanh th
Chênh lệc
Tốc độ
hát triển (
Biểu
Nhìn
ớng tăng
Trườ
ng (giảm
an bán hà
t, công ty
ân” để cả
ương trình
i của chươ
áng trước
So v
4,885,800
át triển đú
i toàn thể
1
2
3
4
5
6
7
TỐT NGH
yễn Ngọc
ng 2.2 Tổ
u 461,4
h
%)
đồ 2.1 Biể
chung, tổ
dần. Đây l
ng hợp cá
22%). Điề
ng sẽ ít hơ
đã triển kh
m tạ sự tin
này đã k
ng trình,
sẽ không n
ới tháng 4
đồng (tăn
ng đắn, m
công ty.
0
00,000,000
00,000,000
00,000,000
00,000,000
00,000,000
00,000,000
00,000,000
IỆP
Quỳnh Ng
ng doanh
1
65,400 36
- -9
-
Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN NGOC QUYNH NGAN_106401175.pdf