MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP
1.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội 1
1.2. Chính sách kinh tế nông nghiệp và một số vấn đề của chính sách kinh tế nông nghiệp 19
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 47
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và vai trò của nông nghiệp đối với tỉnh Thanh Hóa 47
2.2. Thực trạng tác động của một số chính sách kinh tế đến phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa 53
2.3. Đánh giá tác động của chính sách kinh tế đến thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua 83
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢi PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 87
3.1. Định hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn hiện nay 87
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay 90
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3412 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn tỉnh, nông nghiệp Thanh Hóa cung cấp trên 1,5 triệu tấn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương.
Với 80% dân số ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn; 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy khu vực này là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành công nghiệp, dịch vụ; đồng thời, là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các ngành khác. Thanh Hóa đang triển khai chăn nuôi và thủy sản theo xu hướng sản xuất hàng hóa. Thông qua các dự án: cải tạo tầm vóc đàn bò; dự án phát triển bò sữa, lợn hướng nạc và chăn nuôi gia cầm siêu thịt; chăn nuôi đại gia súc theo hướng tăng đàn bò, giảm dần đàn trâu... Năm 2005 đàn lợn tăng 10,2%; đàn gia cầm tăng 63%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 42% so với năm 2001. Bước đầu Thanh Hóa đã xây dựng mô hình chăn nuôi và thủy sản theo hướng trang trại kinh doanh có hiệu quả, huy động khai thác tiềm năng lao động, vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn.
Việc phát triển chăn nuôi và thủy sản đã cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến, tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển. Việc phát triển cây công nghiệp, cây thực phẩm phục vụ công nghiệp chế biến tiếp tục mở rộng và phát triển. Điển hình là phục vụ công nghiệp mía đường, công nghiệp giấy, chế biến tinh bột sắn, chế biến hải sản xuất khẩu. Năm 2005 diện tích trồng mía đạt 32 ngàn ha, sản lượng 1,75 triệu tấn, đảm bảo nguyên liệu cho hai nhà máy chế biến đường Lam Sơn và đường Nông Cống đạt 100% công suất, nhà máy đường Việt Đài đạt 60% công suất. Diện tích trồng cây cao su ở các huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân đạt 7.400 ha đã cho thu hoạch. Diện tích trồng lạc đạt 18.000 ha cho sản lượng 28.800 tấn, đậu tương 7000 ha, cói 5000 ha, dứa 1.500 ha, sắn 7000 ha...
Từ năm 2001 đến 2005 Thanh Hóa đã trồng được mới 29.000 ha rừng tập trung, 45,3 triệu cây phân tán; chăm sóc khoanh nuôi, bảo vệ 405 nghìn ha rừng hiện có. Do đó, đến nay Thanh Hóa đã đạt độ che phủ của rừng lên 43%. Thanh Hóa đã xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu giấy cho nhà máy chế biến bột giấy 6 vạn tấn/năm; quy hoạch trồng rừng ven đường Hồ Chí Minh, xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2010. Ngoài ra với diện tích rừng khá lớn, độ che phủ đạt 43%(năm 2005) góp phần làm giàu môi trường sinh thái cho địa phương, quốc gia. Công tác phát triển lâm nghiệp của Thanh Hóa đã có tác động tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế miền núi, bảo vệ môi trường sinh thái. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực.
Như vậy, sự phát triển của kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa đang có vai trò to lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, kinh tế dịch vụ, cũng như nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Việc phát triển cây công nghiệp theo quy hoạch vùng đã góp phần quan trọng trong khai thác tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng trung du miền núi, tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa nông nghiệp với công nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ. Đồng thời, góp phần thúc đẩy cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư phát huy huy hiệu quả, nhiều tiến bộ kỹ thuật có điều kiện được du nhập ứng dụng; quan hệ sản xuất trong nông lâm nghiệp tiếp tục được củng cố, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất là cơ sở góp phần quan trọng trong việc tích trữ vốn đầu tư kết cầu hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa đang đứng trước hàng loạt vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa thực sự phát triển theo hướng hàng hóa. Nông nghiệp cũng là khu vực mà dân số đông, tỷ lệ thiếu việc làm lớn, trình độ tay nghề lao động thấp. Đồng thời phân bố trên địa bàn quá rộng, nhiều vùng xa trung tâm thành phố, huyện lỵ, có những huyện, xã nằm trong vùng biên giới; dân trí thấp với rất nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số; cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách xa dần giữa nông thôn và thành thị... Đang tạo nên những sức ép, bức xúc, những vấn đề mà Đảng bộ và chính quyền tỉnh cần quan tâm giải quyết trong đó có chính sách nông nghiệp.
2.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA
2.2.1. Chính sách đất đai và tác động nó đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề chính sách đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thực hiện đầy đủ đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện "dồn điền, đổi thửa" trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết... Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật [25, tr. 76].
Đặc biệt, hướng vào giải quyết chính sách đất đai tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, với mục tiêu và phương pháp rất cụ thể: "Tiếp tục thực hiện chính sách tạo điều kiện về đất đai cho những người có nhu cầu sản xuất đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp" [25, tr. 169]; "tiếp tục thực hiện hình thức giao đất không thu tiền đối với đất dùng vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư, làm muối của hộ nông dân (với phần diện tích trong hạn mức)" [25, tr. 170];
Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong nước (dành ưu tiên cho người dân địa phương) có khả năng và tự nguyện vọng đầu tư khai phá đất chưa sử dụng tại các xã miền núi, ven biển để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối, được thuê đất với mức diện tích đất phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh và khả năng đất đai của từng địa phương [7, tr. 171];
Khuyến khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất đai sản xuất nông nghiệp manh mún. Quá trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch, kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm [25, tr. 171];
Khuyến khích phát triển trang trại, nhất là ở những nơi còn nhiều đất chưa sử dụng. Diện tích đất Nhà nước giao, cho thuê làm trang trại theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện đất đai của mỗi địa phương, với thời gian theo chu kỳ của dự án, tối đa là 50 năm [25, tr. 175];
Tiến hành tổng kết đánh giá và sắp xếp lại các nông, lâm trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, đi liền với đổi mới quản lý, tạo sự chuyển biến tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội của nông, lâm trường. Giải thể những nông, lâm trường không cần thiết đang hoạt động kém hiệu quả; chuyển quỹ đất này cho địa phương quản lý để giao, cho thuê theo quy định của pháp luật [25, tr. 175].
Trong hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở trong điều kiện của tỉnh Thanh Hóa, quỹ đất đai cho sản xuất nông nghiệp hạn hẹp và có xu hướng giảm dần, lao động nông nghiệp lại quá lớn. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là nguồn lực, là cơ sở tự nhiên để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. Việc xác định hợp lý chính sách đất đai ở tỉnh Thanh Hóa trên hai nội dung cơ bản nhất: xác lập quyền sở hữu ruộng đất và xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ trong sử dụng ruộng đất là cơ sở để thực hiện các chính sách khác đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh Thanh Hóa. Bởi vì, nếu chính sách đất đai hợp lý sẽ tạo động lực để sử dụng ruộng đất một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả trong điều kiện quỹ ruộng đất bình quân/ người của tỉnh đang ở mức thấp, chất lượng và số lượng đang có xu hướng giảm sút. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Thanh Hóa thành công ở mức độ như thế nào đang phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động tích cực của chính sách đất đai.
Theo đánh giá của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhìn chung việc thực hiện chính sách và pháp luật về đất đai trên địa bàn bước đầu đã có những triển vọng tích cực. Ngày 29/4/2003, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) "về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" số 46-CTr/TU. Trong đó, đã khẳng định những thành tựu, những hạn chế của thực trạng quản lý đất đai ở Thanh Hóa, đồng thời xác định các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm quản lý đất đai ngày càng tốt hơn. Căn cứ trên các quy định của Luật đất đai và Nghị định 181/2004NĐ-CP, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã ra nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1997-2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 -2010. Trong đó quy định, nhóm đất nông nghiệp đến năm 2010 là 920.629 ha (chiếm 82,79% diện tích tự nhiên), tăng so với năm 2005 là 110.916 ha, tăng so với quy hoạch đã được duyệt là 5.335 ha. Đất sản xuất nông nghiệp là 271.605 ha, (chiếm 24,51% diện tích đất tự nhiên), so với năm 2005 tăng 27.288 ha, so với quy hoạch giảm 783 ha; đất lâm nghiệp 629.054 ha (chiếm 56,57% diện tích đất tự nhiên) so với năm 2005 tăng 75.055 ha, so với quy hoạch tăng 3066 ha; đất nuôi trồng thủy sản 17.219 ha (chiếm 1,55% diện tích tự nhiên), so với năm 2005 tăng 7.062 ha, so với quy hoạch được duyệt tăng 2.319 ha; đất làm muối 375 ha, so với 2005 giảm 40 ha, so với quy hoạch giảm 641 ha.
Đặc biệt, Thanh Hóa đã quan tâm chỉ đạo các địa phương và ban ngành có liên quan thực hiện việc giao đất lâu dài cho hộ sản xuất nông nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản và bảo vệ rừng. Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình đã làm cho người nông dân yên tâm sản xuất, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả trên diện tích sử dụng đất đai của mình. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cho biết đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã cấp được 1.117.379 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tổng số giấy phải cấp là 2.601.948 giấy, đạt 42,96% kế hoạch, trong đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt 40,68% kế hoạch.
Đồng thời, địa phương đã khá thành công trong việc chỉ đạo thực hiện "dồn điền, đổi thửa". Chính sách này đang nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Do vậy, kết quả số thửa/hộ đã giảm nhanh chóng, từ 8,84 mảnh vào năm 2000 xuống còn 4,34 mảnh năm 2005, tăng diện tích bình quân một thửa từ 438m2 lên 706 m2. Do quá trình tập trung ruộng đất này mà người dân ở các địa phương có điều kiện hơn trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ, máy móc thiết bị cày bừa, giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, chất lượng và sản lượng sản phẩm.
Nhờ quan tâm đến chính sách khai hoang phục hóa đất trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 2000 đến 2005 Thanh Hóa đã khai hoang phục hóa được 62.902 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 14.542 ha, đất lâm nghiệp 48.360 ha. Thực hiện chính sách sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp, trong 5 năm Thanh Hóa đã đưa vào sử dụng 73.201 ha cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Kết quả của 5 năm thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai từ 2001 đến 2005 về cơ bản Thanh Hóa đã được mở rộng thêm nhiều diện tích đất cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai còn hạn chế, mới tập trung vào một số loại đất ở, đất chuyên dùng; chưa quan tâm đến vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Nhiều địa phương thiếu đất nhưng ở các lâm, nông trường lại có tình trạng thừa đất. Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau "dồn điền, đổi thửa" còn chậm; tình trạng cấp đất sai thẩm quyền vẫn xảy ra... Những yếu tố này đang ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa.
Trong quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Thanh Hóa đang gặp phải những mâu thuẫn, đòi hỏi tiếp tục phải có những giải pháp để khắc phục. Đó là các mâu thuẫn: giữa yêu cầu tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng với quy mô ruộng đất quá nhỏ bé, phân tán và manh mún trong từng hộ nông dân. Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện phân công lao động trong nông thôn nói riêng và cả xã hội nói chung với việc nông dân bắt buộc phải bám chặt vào ruộng đất để sinh tồn, do sự kém phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn của tỉnh; mâu thuẫn giữa người sinh sau 1993 không có đất sản xuất với những người đã chết; di cư nhưng không thu hồi đất; mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất hạn hẹp của ruộng đất trong điều kiện sức lao động trong nông nghiệp rất dồi dào với tình trạng lấn chiếm sử dụng đất còn lãng phí, không đúng mục đích…đang xảy ra tương đối nhiều.
Bảng số liệu sau sẽ làm rõ thêm những hạn chế và mâu thuẫn trong thực hiện chính sách đất đai phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về những tồn tại hạn chế của chính sách đất đai trong phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
STT
Ý kiến
Tổng số được khảo sát
Tổng số có ý kiến về CS đất đai
Số người có ý kiến này
Tỷ lệ %
So với số có ý kiến về CS này
So với tổng số được khảo sát
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6=5/4)
(7=5/3)
1
Chưa có chính sách cấp đất cho người sinh ra sau năm 1993
1000
817
412
50
41
2
Chưa có chính sách thu hồi đất của người đã chết
1000
817
256
31
26
3
Chưa có chính sách thu hồi đất với người đã đi học, có công việc mới ổn định
1000
817
189
23
19
4
Chỉ đạo thực hiện Chủ trương đổi điền dồn thửa chưa quyết liệt
1000
817
341
42
34
5
Đất ở cho hộ nông dân 200m2 ở miền xuôi là thấp
1000
817
79
10
8
6
Đất ở cho hộ nông dân 400m2 ở miền núi là thấp
1000
817
56
7
6
7
Cấp đất lâm nghiệp cho một hộ tới 30 ha là nhiều
1000
817
38
5
4
8
Thời gian giao đất cho nông dân 20 năm là dài.
1000
817
354
43
35
9
Thời gian giao đất 20 năm cho trang trại, nhất là TT lâm nghiệp là ngắn
1000
817
45
6
5
10
Thời gian nhận đất đấu thầu là quá ngắn
1000
817
39
5
4
11
HTX chưa có đất làm trụ sở
1000
817
31
4
3
12
HTX chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1000
817
43
6
5
13
Đất của nhân viên nông lâm trường quá nhiều trong khi nông dân gần đó đất quá hẹp
1000
817
62
8
6
14
Đền bù đất đai chưa công bằng, chưa tính theo thời gian đã được cấp đất
1000
817
44
6
5
15
Giá đất tối thiểu ở nông thôn (cả đồng bằng và miền núi) quá cao
1000
817
328
40
33
16
Chế tài chưa đủ mạnh, chưa xử lý nghiêm những hộ làm nhà trên đất canh tác, hộ vi phạm luật đất đai.
1000
817
249
30
25
17
Qui hoạch chưa đồng bộ, còn chồng chéo
1000
817
258
32
26
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, 2005.
2.2.2. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tác động của nó đến phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa
Bên cạnh chính sách đất đai, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nếu thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, góp phần phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân, tạo điều kiện giải quyết sự bất bình đẳng giữa các vùng trong nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình sắp xếp lại tỷ trọng các ngành, các mô hình sản xuất theo hướng phát huy lợi thế của từng ngành, từng mô hình tổ chức sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nhằm hướng vào các mục tiêu:
Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này.
... Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu theo hình thức trang trại, với quy mô phù hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn dịch bệnh [25, tr. 68].
Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có và làm giàu rừng nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Quy hoạch để hình thành các vùng rừng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến; ứng dụng công nghệ nuôi cấy hom và những phương pháp nhân giống tiên tiến, cung ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng. Có chính sách để người trồng, chăm sóc rừng bảo đảm được cuộc sống và làm giàu từ nghề rừng; khuyến khích các hộ nông dân, các lâm trường mua máy móc, thiết bị thực hiện cơ giới hóa các khâu trồng, khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản [25, tr. 68-69].
Không những thế, Đảng ta còn hướng vào mục tiêu:
Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ quy hoạch và hướng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả những diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi, để nuôi trồng thủy sản, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng nước biển, nước lợ, nước ngọt; tổ chức sản xuất và cung ứng giống tốt, phòng các loại bệnh, bảo đảm cho nông dân nuôi trồng có hiệu quả [25, tr. 69].
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương và để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 06 về phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm thời kỳ 2003-2010; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành chính sách theo Quyết định số 408 QĐ-UB ngày 18/2/2004; Quyết định số 4015 QĐ-CT ngày 2/12/2002 về chính sách thưởng thâm canh tăng năng suất lúa; Quyết định số 2481/2004/QĐ-UB ngày 4/8/2004 về phê duyệt chính sách phát triển nông nghiệp và thủy sản... Thực tiễn cho thấy các chính sách trên đã có tác động rất lớn đến sự phát triển về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa cho biết: tổng sản phẩm GDP (theo giá hàng hóa) năm 2001 là 9.961,7 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 18.740,2 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2001 là: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 39,6%; công nghiệp xây dựng 26,6%; dịch vụ 33,8%. Đến năm 2005 là 31,6%; 35,1%; 33,3%.
Nhờ thực hiện tốt chính sách này mà trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất nông nghiệp của địa phương đã đạt được kết quả khá toàn diện cả về: diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị. Không những thế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa đang có sự chuyển dịch trong từng nội bộ ngành theo các hướng khác nhau. Ngành trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, đồng thời là ngành có sự chuyển dịch rõ rệt. Ngược lại, ngành chăn nuôi là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng sự chuyển dịch chậm và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Trong ngành trồng trọt nổi bật nhất là có sự giảm tương đối về cây lương thực theo hướng tăng cường thâm canh cây lúa, khai thác thế mạnh về diện tích và khả năng tăng năng suất cây ngô với việc áp dụng thành tựu giống lai.
Theo số liệu của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết:
Diện tích gieo giống lúa lai tăng từ 19,9% năm 2000 lên 39,4% năm 2005. Từ sự chuyển dịch về diện tích và các hướng đầu tư thâm canh với mức độ khác nhau trong ngành trồng trọt đã dẫn đến sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành tương ứng. Giá trị sản xuất lương thực giảm từ 71,67% năm 2000 giảm xuống còn 65,4% năm 2005 trong tổng số giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Năm 2005 diện tích trồng cây lương thực giảm còn 65,5% so với 72% năm 2000. Đặc biệt là cây khoai lang, cây sắn có sự giảm sút mạnh về diện tích để chuyển sang cây công nghiệp, cây thực phẩm như mía, lạc, cói và cây cao su. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của Thanh Hóa đã góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lương thực cho nhân dân trong tỉnh, có dự trữ và có sản phẩm hàng hóa. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, tổng diện tích đất gieo trồng của tỉnh năm 2001 là 418.322 ha đến 2005 đạt 447.354 ha; trung bình tăng 1,35%/năm. Tổng sản lượng lương thực quy đổi của tỉnh vào năm 2001 đạt 1.222.578 tấn đến năm 2005 đạt 1.480.200 tấn, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 3,90%/năm. Chính sách khuyến khích sản xuất vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính, nếu so với tổng diện tích cây hàng năm, tỷ trọng vụ đông từ 11,2% năm 2001 lên 14,3% năm 2005. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như Định Tường, Quý Lộc (Yên Định), Quảng Thành (thành phố Thanh Hóa). Đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi sâu vào việc nghiên cứu, phổ biến các phương án sản xuất nông nghiệp từng mùa vụ, từng năm, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây giống; xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha.
Cây công nghiệp đã tăng diện tích từ 53.813 ha năm 1999 tăng lên 64.687 ha năm 2005. Trong số các cây công nghiệp hàng năm, cây mía có sự tăng đột biến, từ 28.770 ha năm 2001 tăng lên 32.000 ha năm 2005, chiếm gần 50% trong tổng diện tích các cây công nghiệp của tỉnh. Năm 2005 diện tích trồng lạc đạt 18.000 ha, tăng 27% so với năm 200; cây đậu tương 6.150 ha, tăng 2,3 lần so với năm 2000. Trong số các cây công nghiệp lâu năm như cà phê và cây cao su là 2 cây tăng mạnh nhờ các chương trình phát triển chuyên ngành theo hướng mở rộng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Đối với ngành chăn nuôi, Thanh Hóa cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao. Nếu năm 2001 tổng đàn trâu 215.333 con thì đến năm 2005 tăng lên 231.000 con, mức gia tăng trung bình 1,41%/năm. Tổng đàn bò năm 2001 233.571 con đến năm 2005 tăng lên 335.400 con, đạt mức gia tăng trung bình 7,51%/năm, trong đó bò lai sin đạt 32%. Tổng đàn lợn năm 2001 là 1.088.61 con đến năm 2005 đạt 1.369.700 con, đạt mức tăng trưởng trung bình 4,71%/năm, trong đó lợn nuôi hướng nạc đạt 17,2%. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 17,3% lên 27,5% năm 2005.
Tuy nhiên, những tác động theo hướng tích cực trên mới ở giai đoạn đầu, sức lan tỏa và sự tác động chưa lớn. Vì vậy, chuyển dịch của ngành chăn nuôi còn rất chậm. Trên thực tế việc tăng số đàn lợn, đàn bò, đàn gia cầm và giảm đàn trâu là xu hướng vận động phù hợp và chuyển dịch phù hợp với biến động của thị trường và điều kiện chăn nuôi của Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay ngành công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng có nhiều khó khăn.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa đang có tác động mạnh nhất đến phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Sản xuất thủy, hải sản của Thanh Hóa có bước phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 11,3%/năm. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu trong trong nội bộ ngành có mức độ rõ rệt nhất. Đi sâu vào từng ngành thủy sản cho thấy, ngành nuôi trồng đã có sự chuyển biến trên cả ba mặt, nuôi thủy sản ngọt, thủy sản lợ và thủy sản mặn. Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy hải sản ở Thanh Hóa đang vận động từ nuôi cá nước ngọt là chủ yếu sang nuôi cá nước lợ và nuôi trồng thủy sản biển có giá trị kinh tế cao. Đây là xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa.
Đối với ngành khai thác thủy sản, các hoạt động bước đầu đã có bước phát triển với sự chuyển dịch từ nghề khai thác ven bờ mở rộng ra các hoạt động xa bờ, giữ các hoạt động quy mô nhỏ, công cụ thủ công đã chuyển sang khai thác quy mô lớn, công cụ và thiết bị hiện đại. Trong 5 năm đã đầu tư thêm 373 tàu đánh cá có công suất từ 45-190CV, đưa tổng công suất lên 121.195CV, tăng 10% so với năm 2000. Đây là xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện khai thác và quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đối với dịch vụ thủy sản cũng đang có xu hướng chuyển dịch từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, phù hợp với xu thế chuyển dịch của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ở trình độ thấp sang trình độ cao. Một số cơ sở chế biến được mở rộng nâng cấp; các cơ sở chế biến của tư nhân phát triển mạnh
Chính những yếu tố trên đã làm cho sản lượng thủy sản của Thanh Hóa tăng khá nhanh, năm 2001 đạt 52.520 tấn đến năm 2005 đạt 72.333 tấn. Thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 Thanh Hóa đã xây dựng chương trình "phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 -2010" và chương trình "khai thác - dịch vụ hậu cần - chế biến tỉnh Thanh Hóa" với các nội dụng rất cụ thể và chi tiết. Các chính sách này đã và đang có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo báo cáo của Sở Thủy sản Thanh Hóa, từ