Luận văn Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

1.1 Một số vấn đề chung về ngoại hối và những hạn chế ngoại hối

1.1.1 Khái niệm ngoại hối

1.1.2 Các GD ngoại hối

1.1.3 Những hạn chế đối với GD ngoại hối theo tiêu chí của IMF.

1.1.4 Sự cần thiết phải quy định các hạn chế đối với GD ngoại hối

1.2 Chính sách QLNH

1.2.1 Khái niệm về chính sách QLNH

1.2.2 Các loại hình chính sách QLNH

1.2.3 Mục tiêu của chính sách QLNH

1.2.4 Những nội dung cơ bản của chính sách QLNH của các nước đang phát triển

1.3 Chính sách QLNH của một số nước trong khu vực và trên thế giới

1.3.1 Chính sách QLNH của Trung Quốc(TQ)

1.3.2 QLNH ở Thái Lan (TL)

1.3.3 Chính sách QLNH của Mĩ

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ chế QLNH của các nước

Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM

2.1 Chính sách QLNH thời kỳ trước năm 1988

2.1.1 Nhà nước độc quyền về quản lý và kinh doanh ngoại hối

2.1.2 Tác động của chính sách độc quyền về quản lý và kinh doanh ngoại hối đối với nền kinh tế.

2.2 Chính sách QLNH thời kỳ 1988-1998

2.2.1 Những nội dung chính của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1998

2.2.2 Chính sách tỷ giá và hoạt động của TT ngoại hối

2.2.3 Thành công của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1998

2.2.4 Những hạn chế của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1999

2.3 Chính sách QLNH từ năm 1998 đến nay

2.3.1 Nội dung chính của chính sách QLNH

2.3.2 Chính sách tỷ giá và hoạt động của TT ngoại hối

2.3.3 Những kết quả đạt được của chính sách QLNH từ năm 1998 đến nay

2.3.4 Những tồn tại trong chính sách QLNH từ năm 1998 đến nay

2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong chính sách QLNH

Chương 3: HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1 Định hướng chính sách QLNH trong xu thế hội nhập

3.1.1 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập KTQT

3.1.2 Chiến lược hội nhập KTQTtrong lĩnh vực ngân hàng

3.1.3 Định hướng chính sách QLNH trong tiến trình hội nhập KTQT

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách QLNH

3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế nới lỏng QLNH

3.2.2 Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phản ánh được mối quan hệ cung cầu ngoại tệ trên TT.

3.2.3 Xây dựng cơ chế QLNH góp phần hạn chế tình trạng đôla hoá và từng bước thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam

3.2.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng

3.2.5 Tăng cường khả năng thực thi của chính sách QLNH

3.3 Kiến nghị

KẾT LUẬN

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng trong nước giảm, nhiều DN lâm vào phá sản không có khả năng trả nợ. Do vậy, năm 1997 Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 207/QĐ-NH7 kèm theo Quy chế mở L/C trả chậm, trong đó đưa ra các quy định chặt chẽ về trách nhiệm của ngân hàng mở L/C và các DN khi thực hiện nghiệp vụ này. c/ Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ trong nước Trước năm 1991, người cư trú chưa được phép sở hữu, mở TK gửi tiết kiệm ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng. Từ năm 1991, với mục tiêu huy động ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành Quyết định 08/QĐ-NHNN cho phép người cư trú gửi ngoại tệ vào ngân hàng không kể nguồn gốc. Nhìn chung việc sử dụng ngoại tệ trong nước của công dân Việt Nam được mở rộng như: ngoại tệ không kể nguồn gốc đều có thể được sử dụng vào các mục đích như bán cho NHNT hoặc ngân hàng được uỷ quyền; mua hàng tại các cửa hàng được phép thu ngoai tệ hoặc chi trả dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân được phép thu ngoại tệ; được phép gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi không kì hạn, có kì hạn và được hưởng lãi bằng ngoại tệ; ngoại tệ gửi tại ngân hàng được sử dụng để thanh toán hoặc chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân có TK ngoại tệ tại ngân hàng và khi cần thiết chủ TK có thể được rút tiền mặt ngoại tệ theo quy định của ngân hàng nơi mở TK. Đặc biệt, năm 1995 Quyết định số 48/QĐ-NHNN cho phép dân cư được gửi tiết kiệm và rút ra bằng ngoại tệ tiền mặt hay chuyển đổi ra VND. Nhờ vậy, tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Điều này góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng nhưng cũng làm nảy sinh vấn đề đôla hoá ở Việt Nam. Vào cuối những năm 90 Việt Nam có những biến đổi về tỷ giá và việc điều hành lãi suất VND và ngoại tệ chưa được phối hợp nhịp nhàng, tính hấp dẫn của ngoại tệ cao, sử dụng tiền gửi ngoại tệ của người cư trú tăng mạnh, vượt mức độ cho phép theo tiêu chuẩn của IMF. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và việc điều hành chính sách tiền tệ. Liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ trong nước còn phải nói đến dịch vụ thu đổi ngoại tệ. Để từng bước hạn chế việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, NHNN chỉ cho phép một số đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực như bán hàng miễn thuế tại các hải cảng, sân bay; các tổ chức làm dịch vụ trong các lĩnh vực như hàng không quốc tế, hàng hải quốc tế, cung ứng tàu biển... được phép thu ngoại tệ. Các tổ chức không thuộc đối tượng được phép phải bán hàng thu VND. # Mở rộng các bàn thu đổi ngoại tệ: Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đổi tiền, NHNN quy định các ngân hàng được uỷ quyền phải chủ động mở rộng mạng lưới các bàn thu đổi ngoại tệ, đặc biệt ở những nơi cần thiết như cửa khẩu, sân bay, hải cảng, khách sạn quốc tế,... cho phép ngân hàng được uỷ quyền có thể uỷ thác đơn vị làm nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ. Quy định số lượng ngoại tệ phải bán cho ngân hàng được uỷ quyền tối thiểu 50%. Một số biện pháp QLNH trong Quyết định số 37/HĐBT ngày 25/10/1991 và Thông tư hướng dẫn số 203/NH-TT ngày 31/10/1991 đã nghiêm cấm tổ chức (trừ các ngân hàng và các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối) không được thanh toán, mua bán cho vay hoặc chuyển nhượng trực tiếp cho nhau bằng ngoại tệ. Quy định này đã giúp cho ngân hàng kiểm soát tốt các GD ngoại tệ và điều hoà nguồn ngoại tệ cho các mục đích cần thiết trong tình hình khan hiếm ngoại tệ trên TT. Đây là điểm khác biệt cơ bản trong các quy định trước đây về việc mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức và điều này giúp cho ngân hàng quản lý có hiệu quả các GD ngoại tệ trên TT. Nghiêm cấm việc cho vay, mua bán trực tiếp với nhau của các đơn vị kinh tế, trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định được phép thanh toán với nhau bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Nêu rõ mục tiêu tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ lưu hành VND và quy định một số tổ chức đặc thù được phép thu ngoại tệ trực tiếp của khách hàng như các cửa hàng miễn thuế, cửa hàng ở sân bay, hải cảng... Tăng cường quản lý giám sát việc mở TK ngoại tệ ở nước ngoài, NHNN quy định về chế độ báo cáo định kỳ từng quý tình hình thu chi ngoại tệ trên TK và giới hạn số dư theo hạn mức nhất định; đồng thời quy định một số đối tượng được phép mở TK ngoại tệ ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Những đối tượng ngoài quy định phải tất toán TK ở nước ngoài và chuyển ngoại tệ về nước. d/ Quản lý kim loại quý, đá quý * Về việc XNK vàng Công dân nước ngoài và công dân Việt Nam được mang, chuyển vào Việt Nam kim loại quý, đá quý với số lượng không hạn chế nhưng phải khai báo hải quan. Việc mang, chuyển kim loại quý, đá quý ra nước ngoài phải có giấy phép của NHNN và khai báo hải quan cửa khẩu. Trường hợp mang tư trang với khối lượng không hạn chế không phải có giấy phép của NHNN. Các TCKT có nhu cầu NK kim loại quý, đá quý để phục vụ sản xuất kinh doanh phải được NHNN cho phép. * Về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vàng và góp phần ổn định TT vàng, hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, ngày 24/9/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư hướng dẫn số 07/NH-TT ngày 29/10/1993. Nội dung cơ bản của các văn bản quy định về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh vàng đã mở rộng hơn rất nhiều so với tinh thần Nghị định 38/CP ngày 9/2/1979 của HĐBT về quản lý vàng, bạc, đá quý. Cụ thể Nhà nước đã công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức, cá nhân; quy định các điều kiện cụ thể để được kinh doanh XNK vàng bạc, đá quý và đồng thời cũng quy định trách nhiệm của DN và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc xử lý những hành vi vi phạm QLNH. 2.2.2 Chính sách tỷ giá và hoạt động của TT ngoại hối * Giai đoạn 1989-1992 : áp dụng tỷ giá cố định có điều chỉnh. Trong thời kỳ đầu đổi mới, NHNN đã uỷ quyền cho NHNT Việt Nam công bố tỷ giá chính thức. Sau khi triển khai Pháp lệnh ngân hàng với sự hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, NHTW trực tiếp ấn định tỷ giá chính thức giữa VND và USD. Tỷ giá vẫn được ấn định theo ý chí chủ quan, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên TT nhưng hầu như được điều chỉnh liên tục theo sự biến động của TT tự do. Tuy vậy, tỷ giá trên TT tự do thường cao hơn tỷ giá chính thức nên hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hút các luồng ngoại tệ vào ngân hàng và thực tế vẫn tồn tại TT ngoại tệ tự do sôi động, gây khó khăn cho công tác QLNH. Mức độ biến động của tỷ giá không phù hợp với mức độ mất giá của VND (năm 1989 tỷ giá tăng khoảng trên 50% trong khi lạm phát tăng khoảng 34%). Để phù hợp với điều kiện TT ngày 13/9/1990 Chủ tịch HĐBT đã ban hành Chỉ thị số 330/CT về tăng cường QLNH và NHNN đã có Thông tư hướng dẫn số 222-NH/TT ngày 20/10/1990. Theo đó, tỷ giá kinh doanh của NHTM được thiết lập trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố và dao động trong biên dộ +/-5% và tỷ giá mua bán không được quá 0.5%. Đồng thời để có đủ năng lực tài chính trong tay giúp NHNN sẵn sàng can thiệp, ổn định TT, tháng 4/1991 Chính phủ đã thành lập Quỹ điều hoà ngoại tệ giao cho NHNN. Đặc biệt, để tăng cường kinh nghiệm quản lý, điều hành TT ngoại tệ, NHNN đã thành lập hai Trung tâm GD ngoại tệ tại Hà Nội (11/1991) và Thành phố Hồ Chí Minh (8/1991). Thông qua sự quản lý điều hành các Trung tâm GD ngoại tệ, NHNN đã bước đầu thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ. Tỷ giá đã phản ánh phần nào khách quan cung cầu trên TT tiền tệ bởi sự tham gia vào các Trung tâm GD ngoại tệ của các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, các DN XNK trực tiếp và NHNN. Sự ra đời của hai Trung tâm GD ngoại tệ đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cơ chế QLNH. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn mới khai trương, đồngViệt Nam liên tục mất giá và NHNN đã phải can thiệp bằng việc bán ngoại tệ để cân bằng TT đồng thời điều chỉnh tỷ giá chính thức. Tháng 1/1991 tỷ giá được điều chỉnh lên 7 000 VND/USD và tháng 9/1991 là 9 200 VND/USD, tháng 9/1998 lên tới 12 065 VND/USD. * Giai đoạn 1993-1998: Nhằm ổn định TT và nâng cao vai trò quản lý điều hành của NHNN trên TT ngoại hối, năm 1993 NHNN đã dùng tỷ giá trần và tỷ giá sàn để kiểm soát hoạt động của các Trung tâm GD ngoại tệ. NHNN quy định tỷ giá chính thức và cho phép các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ nhất định. Đồng thời ngày 20/9/1997 NHNN đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH13 để chuyển Trung tâm GD ngoại tệ thành TTNTLNH. Thành viên TT bao gồm các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ và NHNN. NHNN khi cần thiết thì sử dụng ngoại tệ từ Quỹ điều hoà ngoại tệ thông qua TTNTLNH để can thiệp TT. Sự ra đời của TTNTLNH đã góp phần tích cực điều hoà cung cầu ngoại tệ và duy trì ổn định tỷ giá trong giai đoạn 1993-1995. Ngoài ra phải kể đến các nhân tố quan trọng khác như tốc độ tăng trưởng XK cao, lượng kiều hối chuyển về và VĐT trực tiếp vào Việt Nam ngày càng tăng góp phần đáng kể làm tăng nguồn cung ngoại tệ và làm cho cán cân thanh toán được cải thiện đáng kể. * TT ngoại hối rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế trong khu vực và thế giới. Thời điểm giữa năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng Tài chính Đông Nam á, XK vào các TT này giảm sút, dòng VĐT trực tiếp từ các nước bị khủng hoảng cũng bị ảnh hưởng và TT ngoại hối của Việt Nam rơi vào tình trạng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, đồng Việt Nam liên tục mất giá. Trước tình hình này, ngày 16/2/1998, NHNN buộc phải phá giá đồng Việt Nam từ 11 175 VND/USD lên 11 800 VND/USD (đồng Việt Nam giảm khoảng hơn 5%) và đồng thời tăng biên độ mua bán của các NHTM từ +/-5% lên +/-10%. Sau quyết định của NHNN, tỷ giá của các NHTM lập tức được điều chỉnh lên kịch trần (tăng 10% so với tỷ giá chính thức). Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng không làm giảm áp lực về nhu cầu ngoại tệ trên TT. Ngày 7/8/1998, NHNN lại ban hành Quyết định số 265/1998/QĐ tiếp tục điều chỉnh tuỷ giá từ 11 815 VND/USD lên 12 998 VND/USD và giảm biên độ mua bán từ +/-10% xuống còn +/-7%; đồng thời NHNN chỉ công bố tỷ giá VND/USD, tỷ giá VND so với các ngoại tệ khác giao cho các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ ấn định dựa vào tỷ giá VND/USD và tỷ giá các ngoại tệ này so với USD trên TT quốc tế. Bên cạnh đó cho phép các TCTD tự quyết định mức chênh lệch tỷ giá mua bán. Các quyết định đồng bộ nêu trên đã phần nào khắc phục hậu quả của chế độ tỷ giá cố định. 2.2.3 Thành công của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1998 a/ Tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. Thời kỳ Nhà nước độc quyền về kinh doanh ngoại hối chỉ có NHNT tham gia công tác thanh toán đối ngoại. Từ khi ban hành Điều lệ QLNH cho đến cuối những năm thập kỷ 90 số lượng các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế lên đến con số hàng chục. Điều đó giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển đa dạng các nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như thanh toán quốc tế. Các ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để cải tiến quy trình công nghệ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập mở cửa với các nước trong khu vực và thế giới. Để tạo điệu kiện cho các NHTM trong công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, NHNN còn quy định cụ thể các điều kiện thủ tục cho phép các ngân hàng mở TK ngoại tệ ở nước ngoài; đồng thời NHNN ngày càng tạo thế chủ động cho các ngân hàng trong hoạt động ngoại hối bằng cách quy định và giao trách nhiệm cho ngân hàng trong việc giải quyết các nhu cầu mua ngoại tệ trên cơ sở các chứng từ cần xuất trình. Các quy định về các GD trên TTNTLNH, về kiểm soát rủi ro bằng cách tuân thủ trạng thái ngoại tệ, quyền xác định tỷ giá mua bán trên cơ sở các quy định của NHNN trong từng thời kỳ cũng tạo cơ sơ pháp lý cho các ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động của mình. b/ Tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng và thu hút nguồn ngoại tê nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế trong thời kỳ đầu đổi mới, nhu cầu ngoại tệ đáp ứng cho NK máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, trong khi cung ngoại tệ còn hạn chế, để các ngân hàng có thể huy động nguồn ngoại tệ, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng mở rộng hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ, tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia công tác huy động và chi trả kiều hối, mở rộng mạng lưới chi trả kiều hối bằng các quy định cho phép kí các hợp đồng đại lý chi trả kiều hối với các TCKT. Trong những năm qua, lượng ngoại tệ thu đổi và chi trả kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng góp phần tăng cung ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, việc liên tục tăng cường chỉ đạo thực hiện triệt để kết hối nguồn thu ngoại tệ từ XK, khuyến khích các tổ chức có ngoại tệ chưa sử dụng đến bán cho ngân hàng và được quyền mua lại số ngoại tệ đã bán khi có nhu cầu chi ngoại tệ, cho đến việc quy định phải tính toán sát sao kế hoạch chi tiêu ngoại tệ trong quý và phần dư thừa phải bán cho ngân hàng,... đã giúp hệ thống ngân hàng điều hoà nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế một cách có hiệu quả trong bối cảnh khan hiếm ngoại tệ và sự mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán quốc tế và cũng đáp ứng cho các nhu cầu cấp thiết để NK hàng hoá thiết bị cho sản xuất. Bên cạnh các biện pháp tập trung nguồn ngoại tệ trong nước vào hệ thống ngân hàng thì các chính sách QLNH đối với vay nợ nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc huy động tối đa nguồn lực để tăng cường nguồn VĐT cho sản xuất phát triển kinh tế. Cùng với cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt trên cơ sở cung cầu TT có tác động khuyến khích XK, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. c/ Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển TT vàng góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. So với thời kỳ trước năm 1986 thì giai đoạn này với sự ra đời của Nghị định 63/CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã có sự mở rộng thông thoáng hơn rất nhiều; thể hiện ở sự công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức, cá nhân, các DN có đủ điều kiện theo quy định được NHNN cho phép hoạt động mua bán, gia công, chế tác XNK vàng. Điều đó đã thúc đẩy sự ra đời của hàng nghìn DN kinh doanh vàng trên khắp cả nước, tạo ra mạng lưới lưu thông vàng thông suốt, giá cả ổn định và phù hợp với giá thế giới, góp phần quan trọng trong việc ổn định giá cả TT trong bối cảnh tập quán người dân còn ưa chuộng vàng làm công cụ cất trữ giá trị và phương tiện thanh toán các loại hàng hoá có giá trị cao như đất đai, nhà cửa, xe máy,... 2.2.4 Những hạn chế của chính sách QLNH giai đoạn 1988-1999 a/ Hệ thống văn bản về QLNH còn chưa đầy đủ, nhiều lĩnh vực quan trọng vẫn chưa được điều chỉnh, nhiều nội dung chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ cơ chế độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối thì giai đoạn này với sự ra đời của Điều lệ QLNH đã tạo sự chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện cơ chế QLNH nới lỏng như cho phép mở rộng đối tượng tham gia kinh doanh ngoại hối và vàng, mở rộng phạm vi hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, nội dung Điều lệ QLNH còn sơ khai chưa phân định rõ đối tượng QLNH theo tiêu thức người cư trú và người không cư trú để có chính sách quản lý phù hợp. Nội dung Điều lệ QLNH còn thiếu các quy định rõ nét về cơ chế quản lý các GD vãng lai như chưa quy định nghĩa vụ bán ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai, chưa quy định về quyền mua ngoại tệ phục vụ cho các GD vãng lai và thiếu các quy định về nguyên tắc quản lý các GD vốn. Hơn nữa, cơ chế QLNH còn chưa phù hợp với các tiêu thức chung theo thông lệ quốc tế là phân định rõ nguyên tắc quản lý các GD vãng lai, GD vốn. b/ Cơ chế QLNH mang tính bị động, nặng về xử lý tình huống phát sinh trên TT. Điều này xuất phát từ một loạt các văn bản bổ sung chỉnh sửa tăng cường QLNH ra đời do sự chưa đầy đủ về các nội dung trong Điều lệ QLNH. Cụ thể: về quy định mục đích sử dụng ngoại tệ trên TK thì đến năm 1994 mới quy định bổ sung, chỉnh sửa đầy đủ rõ ràng mục đích cũng như việc xuất trình các chứng từ để sử dụng ngoại tệ trên TK; hay quy định về việc giao quyền cho các NHTM xem xét các chứng từ phù hợp để bán ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế đến các văn bản bổ sung mới quy định rõ... Với sự ra đời của nhiều văn bản QLNH bổ sung, chỉnh sửa dẫn đến tình trạng có quá nhiều văn bản quy định về cơ chế QLNH, gây khó khăn cho việc tra cứu. Thực hiện và công tác quản lý cũng khó khăn, phức tạp, kém hiệu quả. c/ Cơ chế QLNH bị ảnh hưởng khá nặng từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mang nặng tính hành chính, thủ tục rườm rà, đòi hỏi nhiều loại giấy phép gây tốn kém và phiền phức cả cho cơ quan quản lý, DN, tổ chức và người dân. Do ảnh hưởng từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên thời kỳ đầu của giai đoạn này cơ chế quản lý còn theo phương thức kế hoạch như lập kế hoạch trong quý tới làm cơ sở bán ngoại tệ cho ngân hàng, hay các đơn vị có nhu cầu ngoại tệ phải có xác nhận của cơ quan chủ quản thì mới được xem xét cho phép mua ngoại tệ... Tất cả những quy định hành chính này đã gây ra nhiều thủ tục giấy tờ tạo cơ chế xin cho và làm cho các đơn vị kinh tế tốn nhiều chi phí, thời gian và thiếu chủ động trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động thấp. Đơn vị cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ đi công tác du lịch, học tập ở nước ngoài phải có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc cấp có thẩm quyền mới được tiếp cận nguồn ngoại tệ. Điều này gây thủ tục phiền hà cho người dân mà hiệu quả quản lý thấp, nhiều hiện tượng mang lậu ngoại tệ không có giấy phép. Việc xem xét cấp các loại giấy phép liên quan đến hoạt động ngoại hối chủ yếu tập trung ở cấp Trung Ương, chưa có sự mạnh dạn phân cấp uỷ quyền cho các Chi nhánh địa phương dẫn đến tình trạng khó khăn cho các đơn vị, cá nhân ở xa. d/ Chính sách QLNH đã kìm hãm sự cạnh tranh lành mạnh trong việc sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan đến ngoại hối. Việc cho phép các đơn vị kinh tế chỉ được mở một TK ngoại tệ làm hạn chế khả năng so sánh, cân nhắc, lựa chọn dịch vụ của chủ TK. e/ Tính hiệu lực của các văn bản còn chưa cao, nhiều trường hợp vi phạm nhưng vẫn không bị xử lý hoặc xử lý chưa nghiêm. Các quy định QLNH chưa được đầy đủ trong Điều lệ QLNH và bị điều chỉnh, phân tán trong nhiều văn bản, do đó khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát và hiệu lực pháp lý chưa cao. 2.3 Chính sách QLNH từ năm 1998 đến nay Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày17/8/1998 về QLNH ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế QLNH phù hợp với tiêu chí chung theo thông lệ quốc tế. Về đối tượng quản lý được phân ra hai loại: Người cư trú và người không cư trú, tổ chức và cá nhân đồng thời áp dụng các kiểm soát phù hợp với đặc thù của từng đối tượng. 2.3.1 Nội dung chính của chính sách QLNH a/ Quản lý đối với các GD vãng lai * Chính sách kết hối đối với nguồn thu ngoại tệ từ XK nói riêng và nguồn thu vãng lai nói chung Tháng 9/1998, Chính phủ ban hành Quyết định 173/1998/QĐ/TTg ngày 12/9/1998 và NHNN ban hành Thông tư 08 hướng dẫn chế độ kết hối. Theo các văn bản này, người cư trú là TCKT, trừ DN FDI, không được Chính phủ cân đối ngoại tệ phải bán 80% & các tổ chức phi kinh tế phải bán 100% ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai cho ngân hàng trong vòng 15 ngày. Các nguồn thu ngoại tệ không phải là nguồn thu vãng lai thì không phải bán. Đến cuối năm 1998, để tránh tình trạng các DN tìm cách lách biến nguồn thu vãng lai thành nguồn thu khác nhằm tránh chế độ kết hối, số ngày phải bán ngoại tệ kể từ khi có nguồn thu giảm xuống còn 3 ngày. Chính sách này đã làm giảm đáng kể việc găm giữ ngoại tệ của các tổ chức trên TK, làm giảm sức ép lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên TT đã bớt căng thẳng vào đầu năm 1999. Để thực hiện chủ trương hội nhập nền kinh tế thế giới, với xu hướng tự do hoá cán cân vãng lai, chính sách kết hối là công cụ hành chính bắt buộc chỉ nên áp dụng tạm thời đã có nhiều thay đổi từ năm 1999. Cụ thể, tỷ lệ kết hối giảm dần từ mức 80% đối với các TCKT năm 1998 xuống còn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm 2002 và 0% năm 2003. Sự thay đổi trong chính sách kết hối năm 2001 còn thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các DN. Quy định này áp dụng với cả các DN FDI khi các DN này được quyền mua bán ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng nếu có nhu cầu, trong khi trước đây các DN này không phải thực hiện chế độ kết hối mà phải tự cân đối thu chi ngoại tệ, không được mua ngoại tệ tại ngân hàng. * Cơ chế quản lý đối với việc mua ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu thanh toán NK và các GD vãng lai khác, trước đây được quy định lẻ tẻ trong các văn bản về QLNH và còn mang nặng tính hành chính, thủ tục rườm rà và thiếu tính minh bạch rõ ràng. Với sự ra đời của Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức và Thông tư hướng dẫn số 05/2001/TT-NHNN ngày 31/5/2001 của NHNN đã phân định rõ tính chất của từng GD vãng lai và các giấy tờ cần thiết phải xuất trình với NHTM để thực hiện việc mua bán ngoại tệ. Bên cạnh đó, văn bản còn quy định rõ quyền và trách nhiệm của NHTM trong việc kiểm soát các chứng từ, việc áp dụng tỷ giá và trách nhiệm báo cáo khi thực hiện GD bán ngoại tệ cho người cư trú. Quy định trên đã giúp các DN chủ động hơn trong việc tiếp cận nguồn ngoại tệ và NHTM nâng cao trách nhiệm hỗ trợ NHNN trong việc kiểm soát hoạt động mua bán ngoại tệ trên TT ngoại hối. * Chính sách kiều hối Năm 1999, để phù hợp với NĐ63 về QLNH và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-NHNN và NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN7 hướng dẫn thực hiện. Chính sách kiều hối thời kỳ này thực sự thông thoáng và hoàn thiện hơn. Từ chỗ người nhận kiều hối ở trong nước bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định, chỉ được nhận nội tệ, đã được sửa đổi bằng việc họ được tự chủ nhận ngoại tệ hay bán cho ngân hàng lấy đồng Việt Nam và chỉ phải nộp thuế thu nhập. Cho phép nhiều tổ chức được tham gia chuyển tiền kiều hối như bưu điện, ngân hàng, công ty làm dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Từ tháng 9/2002, Chính phủ cho phép mở rộng đối tượng được làm dịch vụ chi trả kiều hối, trong đó có cả các NHTM được làm đại lý cho các công ty kiều hối về nghiệp vụ này. Mới đây, NHNN đã ban hành quy định về việc thành lập và hoạt động của công ty kiều hối trực thuộc NHTM. Phí làm dịch vụ này được quy định rõ ràng. Những chính sách và biện pháp đó có tác động tích cực đến việc tăng lượng kiều hối gửi về nước qua con đường chính thức, từ 950 triệu USD năm 1998 lên 1 757 triệu USD năm 2000, 1 820 triệu USD năm 2001, 2.2 tỷ USD năm 2002 và xu hướng này chẳng những được một nguồn thu nhập lớn cho người dân mà còn góp phần cải thiện cán cân vãng lai, tạo nguồn vốn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Với xu hướng người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tăng lên rất nhanh, cộng với các quy định về QLNH dần phù hợp với thông lệ quốc tế, chắc chắn nguồn kiều hối chuyển về nước tiếp tục tăng nhanh và sớm đạt được con số trên 3 tỷ USD mỗi năm. * Quản lý đối với việc lưu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân Việt Nam là người cư trú. Trong điều kiện hội nhập mở cửa, nhu cầu du lịch, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ một cách nhanh chóng thuận lợi, NHNN đã ban hành Quyết định 1437/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001 về việc mang, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân người Việt Nam. Văn bản quy định rõ các mục đích được phép mua ngoại tệ, các chứng từ cần xuất trình khi mua ngoại tệ, tạo cơ sở pháp lý thực hiện thuận lợi các GD này. Đặc biệt trong cơ chế quản lý nguồn ngoại tệ ra, NHNN đã mạnh dạn phân cấp, uỷ quyền cho các NHTM và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong quá trình xem xét cho phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Cụ thể, quy định về giới hạn tối đa ngoại tệ cá nhân mang theo khi xuất cảnh không phải khai báo là 3000 USD được NHTM xem xét cho phép, còn trên mức đó uỷ quyền cho chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố xem xét cấp giấy phép mang chuyển ngoại tệ ra nước ngoài; chỉ những trường hợp đặc biệt không nằm trong các quy định cụ thể mới trình NHNN. * Về cán cân vãng lai Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, các GD kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá với sự tham gia của nhiều TPKT. Theo đó, hàng năm Việt Nam có một lượng lớn ngoại tệ thu từ XK hàng hoá, dịch vụ, thu nhập, thu hút vốn nước ngoài nhưng nhu cầu chi ngoại tệ cho việc NK hàng hoá dịch vụ, chi trả nợ nước ngoài, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước... cũng ngày một tăng lên. Số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho thấy cán cân vãng lai bị thâm hụt một thời gian dài, đạt mức cao nhất vào năm 1996 (2 395 triệu USD, chiếm 10.6% GDP). Nguyên nhân gây thâm hụt cán cân vãng lai chính là thâm hụt cán cân thương mại (XNK hàng hoá) ngày càng gia tăng trong những năm đầu thập kỷ 90. Trong giai đoạn 1999-2001, cán cân vãng lai chuyển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (9).DOC
Tài liệu liên quan