Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN là mục tiêu của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, trước những cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế, hoạt động kinh tế đối ngoại nhất là hoạt động XKLĐ yêu cầu cần được mở rộng, từng bước nâng cao chất lượng, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý về tuyển chọn và xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc, quản lý họ khi hết hạn trở về nước cũng như tiếp tục sử dụng đội ngũ này trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
220 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu với số lượng lớn và phù hợp với lao động của ta trong giai đoạn hiện nay, không chỉ lao động mà sau khi làm việc ở nước ngoài họ có thể có công việc phù hợp tại Việt Nam. Tại quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về : Phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 cho thấy quyết tâm của chính phủ trong việc ban hành các chính sách tạo việc làm, đào tạo nguồn lực ưu tiên cho vùng nghèo của đất nước, qua đó thể hiện rõ mục tiêu của nhà nước: Mỗi năm đưa khoảng 10.000 lao động vùng nghèo xuất khẩu lao động trong đó 80% lao động qua đào tạo nghề (hỗ trợ về học phí, tài liệu học tập, ăn, ở, sinh hoạt, chi phí xuất cảnh, rủi do, tín dụng ưu đãi…), như vậy sẽ mở ra một hướng ưu việt cho nguồn nhân lực nâng cao tay nghề trong hoạt động XKLĐ. Số lượng và chất lượng lao động tham gia XKLĐ đồng thời với lựa chọn thị trường lao động, ngành nghề lao động hợp lý còn mang ý nghĩa chiến lược về nguồn nhân lực sau XKLĐ.
Bảng 2.1. Số lượng lao động xuất khẩu phân theo thị trường trọng điểm
(1992-2008)
Đơn vị tính: Người
TT
Năm
Tổng số
Nước tiếp nhận
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malaysia
Nước khác
1
1992
810
-
-
210
-
600
2
1993
3.990
-
164
3.318
-
478
3
1994
10.150
-
382
4.781
-
4.987
4
1995
7.187
-
286
5.270
-
1.631
5
1996
12.950
-
1.046
7.826
-
4.087
6
1997
18.470
191
2.227
4.880
-
11.172
7
1998
12.240
1.697
1.896
1.500
7
7.140
8
1999
21.810
558
1.856
4.518
1
14.877
9
2000
31.500
8.099
1.497
7.316
239
14.349
10
2001
36.168
7.782
3.249
3.910
23
21.204
11
2002
46.122
13.191
2.202
1.190
19.965
9.574
12
2003
75.000
29.069
2.256
4.336
38.227
1.112
13
2004
67.447
37.144
2.752
4.779
14.567
8.205
14
2005
70.594
22.784
2.955
12.102
24.605
8.148
15
2006
78.855
14.127
5.360
10.577
37.941
10.850
16
2007
85.020
23.640
5.517
12.187
26.704
16.972
17
2008
87.000
33.000
5.800
16.000
7.800
24.400
Cộng
665.292
191.282
39.445
104.700
170.061
159.786
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
Có thể nói, cơ hội cho đào tạo nguồn nhân lực thông qua hoạt động XKLĐ trong năm 2009 đã thể hiện lên một nấc mới khi công tác tuyển chọn thông qua thi tuyển lao động đã được phối hợp chặt chẽ thêm giữa các văn phòng đại diện của tổ chức tuyển chọn nước ngoài và Trung tâm lao động ngoài nước. Một số các đơn vị đào tạo đã tiến đến chuẩn mực quốc tế như Công ty cổ phần đào tạo kỹ thuật PVD Training (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đào tạo thợ hàn có trình độ từ 4G đến 6G theo tiêu chuẩn quốc tế, được sát hạch cấp chứng chỉ bởi Hiệp hội Hàn Anh Quốc, 97 % số lao động này sau khi được đào tạo được chủ sử dụng nước ngoài chấp nhận ngay với mức lương cao, mặt khác sau khi hết hạn trở về lại được các đơn vị trong nước tiếp nhận ngay với nhiều chế độ ưu ái nhất là lương. Theo thống kê nhu cầu của Tổng cục dạy nghề thì hiện nay đang cần khoảng 10.630 thợ hàn có tay nghề cho các đơn vị Tập đoàn Tàu thuỷ, Dầu khí, Thép,…
Năm 2008, Công ty cổ phần xuất khẩu lao động, thương mại và du lịch (TTLC) và Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) đã đưa 23 lao động sang Mỹ làm việc, đây là nhóm lao động chính thức đầu tiên của Việt Nam sang làm việc tại thị trường. ngoài ra một số công ty khác như Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại Sông Đà (Simco) đã nhận được những hợp đồng tuyển hàng trăm thợ hàn sang Mỹ làm việc. Các Công ty AIC, Công ty cổ phần xuất khẩu lao động, dịch vụ và thương mại hàng không (Airserco), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt Việt Nam (Viracimex) cũng đang tuyển vài trăm lao động để đưa sang Mỹ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với mức lương trung bình khoảng 1.300 USD/người/tháng. Như vậy, năm 2009 tuy cơn bão tài chính ảnh hưởng hầu hết tới các nước công nghiệp phát triển, một số thị trường truyền thống phải đưa lao động về nước trước hạn thì Mỹ lại được khai thông và trở thành thị trường hấp dẫn đối với lao động Việt Nam.
Hiện nay, Bộ lao động Thương binh và Xã hội đang xúc tiến để đưa lao động sang làm việc tại Phần Lan, đây là quốc gia đang thiếu nguồn lao đông (15.000-20.000 lao động mỗi năm) và đang muốn nhận lao động Việt Nam.
2.1.2.2. Về chất lượng
Chất lượng lao động cũng đã được củng cố, nếu như trước đây chúng ta chỉ tuyển lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề mà chỉ qua một lớp đào tạo định hướng cho phù hợp với nước nhập cảnh thì hiện nay số đông đều phải thông qua học nghề, mặt khác các nước tiếp nhận lao động khi ký kết hợp đồng phần lớn chúng ta cũng đã quan tâm đến công việc mang tính nghề nghiệp, chuyên môn cụ thể nhất là công việc trong công xưởng, dây truyền công nghiệp. Những năm gần đây, việc hàng loạt lao động từ Nhật Bản trở về nước đều được các doanh nghiệp sử dụng ngay điều đó chứng tỏ trình độ chuyên môn cũng như tố chất của các lao động này được đánh giá cao. Chất lượng lao động là một yếu tố quan trong trong quá trình đổi mới kinh tế hiện nay. Hiện nay, nhà nước đã và đang có những chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu như vốn vay ưu đãi cho một số đối tượng người nghèo, vùng sâu vừng xa, đối tượng chính sách, tới đây có thể nhà nước tiếp tục xem xét các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho lao động xuất khẩu, điều đó càng cho thấy mục tiêu của nhà nước là nâng cao nguồn lực chất lượng đáp ứng cho nhu cầu cung ứng lao động làm việc ở thị trường ngoài nước, cạnh tranh với các quốc gia XKLĐ có cùng thị trường với chúng ta.
Về trình độ tay nghề, phần lớn lao động Việt Nam không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, trung bình chiếm khoảng 3/4 tổng số lao động xuất khẩu. (Năm 2002: trong số lao động Việt Nam xuất khẩu có 7,984 người có trình độ từ sơ cấp trở lên và 32.710 lao động không có chuyên môn. Trong đó có 7,495 người tốt nghiệp cấp III, 12.232 nghiệp cấp II và 2.953 tốt nghiệp cấp I. Số công nhân kỹ thuật chỉ có 5.058 người, chiếm khoảng 15 % tổng số lao động xuất khẩu. Năm 2008, số lượng lao động xuất khẩu có trình độ chuyên môn đã được nâng lên đáng kể, có trên 60% đã được đào tạo nghề, đặc biệt có hàng trăm chuyên gia có trình độ đại học theo hình thức tu nghiệp sinh hoặc hệ thống thẻ vàng). Điều này cũng dễ hiểu khi điều tra lao động việc làm năm 2007 cũng khảng định chỉ có 27% tổng lực lượng lao động nước ta đã qua đào tạo. Gần đây, theo quy định của nước nhập khẩu lao động về điều kiện tay nghề trước khi xuất cảnh nên hầu như lực lượng xuất khẩu lao động đã phải qua bồi dưỡng, đào tạo trong quá trình tuyển chọn.
Về loại hình ngành nghề, lao động xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào một số ngành sau: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 60%; xây dựng, công nghiệp: 16% và dịch vụ: 24%
Trong các nước lao động Việt Nam đến làm việc, các thị trường được cho là nơi để đào tạo chuyên môn, ngành nghề, chuyển giao công nghệ phù hợp với nước ta hiện nay như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông.
Bảng 2.2. Cơ cấu ngành nghề lao động Việt Nam tại Đài Loan
(Có mặt tại thời điểm quý 3/2009)
TT
Ngành nghề
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Thị phần
tại Đài Loan
(%)
1
2
3
4
Công nhân nhà máy
Thuyền viên
Xây dựng
Khán hộ công và giúp việc
Tổng cộng
45.720
443
631
32.653
74.415
57,55
0,56
0,79
40,60
100 %
25,99
8,99
10,94
19,31
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước
Đài Loan là một khu vực có nền công nghiệp khá ổn định, nhất là công nghiệp lắp ráp điện tử (theo bảng cơ cấu ngành nghề thì công nhân nhà máy chiếm tới 57,55%), đây là một thị trường được cho là phù hợp với Việt Nam khi chúng ta thực hiện mục tiêu kép về hoạt động XKLĐ), tuy nhiên tỷ lệ về giúp việc gia đình và khán hộ công vẫn quá cao ( trong bảng, tỷ lệ này chiếm 40%). Các đơn hàng của các doanh nghiệp cho thấy, lao động Việt Nam xuất khẩu tương đối đồng đều, về trình độ tay nghề cũng không quá khắt khe so với các thị trường khác, tuy nhiên phí môi giới cũng khá cao, nếu lao động không làm thêm giờ thì thu nhập chẳng được là bao. Tuy nhiên khu vực này có cơ cấu nguồn nhân lực XKLĐ phù hợp với mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực của chúng ta.
Nhật Bản chủ yếu nhận lao động theo chương trình tu nghiệp sinh và thực tập kỹ thuật. Nhật Bản có nhu cầu nhận tới 9 triệu tu nghiệp sinh và thực tập sinh nước ngoài, lý do cơ bản được cho là sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh đẻ thấp dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực. Chương trình gửi tu nghiệp sinh và thực tập sinh của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1992, hiện nay Việt Nam có khoảng 30.000 tu nghiệp sinh, thực tập sinh sang làm việc tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản (phần lớn thông qua Trung tâm Đào tạo quốc tế Nhật Bản - JITCO). Lao động vào thị trường này hầu như là lao động công nghiệp sản xuất
Tại Hàn Quốc, Năm 2007 các ngành nghề lao động theo hình thức này được phân bổ như sau:
+ Lao động trong ngành chế tạo: 8.802 người
+ Lao động trong ngành nông nghiệp: 1.131 người
+ Lao động trong ngành thuỷ sản: 202 người
+ Lao động trong ngành xây dựng: 252 người
Trung Đông là một thị trường mới đối với Việt Nam, điều kiện nhận lao động cũng ít khắt khe, các hình thức lao động cũng đa dạng. Trong 14 năm đưa lao động sang UAE, đến nay ta đã có trên 9.000 lao động đang làm việc, chủ yếu các ngành nghề: Xây dựng, đóng tàu, khách sạn,...riêng lĩnh vực xây dựng chiếm 65%. Điều đặc biệt là Hiệp định về hợp tác lao động đã được ký kết bởi bộ trưởng hai nước, đây là cơ sở để lao động chúng ta chuyển hướng tới thị trường này nói riêng cũng như Trung Đông nói chung trong giai đoạn hiện nay, bởi vì quốc gia này đang được đánh giá là một nước công nghiệp hoá cao, là một trong những nước phát triển tốc độ cao nhất thế giới, nền kinh tế đa dạng hoá thông qua mở rộng thị trường để thu hút lao động nhằm phát triển phong phú các ngành trọng điểm như xây dựng, sản xuất chế tạo và dịch vụ. Hiện tại, với 3,62 triệu lao động nước ngoài đang có mặt tại UAE phần lớn đến từ Châu Á, UAE đang dần hoàn thiện chính sách sử dụng lao ngày càng cởi mở hơn, trong đó quan trọng nhất để thu hút lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cao là không quy định mức lương tối thiểu, mức lương sẽ phụ thuộc vào trình độ, chuyên môn và, loại hình công việc mà người lao động làm việc. Tuy nhiên do từng khu vực của thị trường này có diễn biến về tốc độ phát triển kinh tế nên số lượng chủ yếu là UAE và Cata, tỷ lệ ngành nghề thì cao nhất vẫn là xây dựng (Bảng 2.6)
Bảng 2.3. Tình hình lao động Việt Nam tại Trung đông có mặt đến 3/2007
TT
Nước đến làm việc
Lao động (người)
Ngành nghề
1
Algerie
2200
Ytế, giáo dục
2
Libya
1.000
Xây dựng, ytế, tàu cá
3
UAE
4.000
Xây dựng, chế tạo máy, chế
biến, khách sạn, mộc
4
Ca-ta
3.000
Xây dựng
5
Cô-oét
41
Xây dựng
6
Ảrập Xếut
500
Giúp việc gia đình
7
Ba-ren
30
Đóng tàu, sử chữa tàu
8
Ô-man
4
Nguồn : Cục Quản lý lao động ngoài nước
2.1.2.3. Về hình thức xuất khẩu & độ tuổi lao động
Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt Nam tùy thuộc vào nước nhập lao động. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của người lao động trước hết là lao động kiếm tiền, giải quyết lao động thất nghiệp tại vùng nông thôn. Do đó, đối tượng lao động của Việt Nam thời gian qua chưa thực sự được chủ động đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch nguồn nhân lực tại các khu vực công nghệ đầu tư nước ngoài cũng như về kế hoạch lót sàn đội ngũ nhân lực theo ý nguyện của các nhà hoạch định Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH. Hình thức XKLĐ của chúng ta chủ yếu diễn ra ở 3 loại (3 kênh) đó là xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; tu nghiệp sinh, thực tập sinh và lao động tuyển chọn theo hình thức thẻ vàng.
Về lứa tuổi, do phía đối tác nước ngoài yêu cầu lứa tuổi người lao động là 18-35 tuổi nên lao động Việt Nam cũng chỉ tập trung vào lứa tuổi này.
Ưu, nhược điểm chung: Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc nhìn chung có ưu điểm nổi bật là cần cù, chịu khó, khéo tay, tiếp thu nhanh. Tuy nhiên, số người có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm khoảng l/3 và mới chỉ thâm nhập được vào những lĩnh vực không đòi hỏi trình độ tay nghề cao và thông thạo về ngoại ngữ. Đây cũng là tình trạng chung của các nước đang phát triển. Vì vậy sự cạnh tranh trên thị trưởng lao động đối với Việt Nam càng lớn hơn. Ở châu Á chỉ có Ấn Độ là nước có nhiều lao động thâm nhập được vào các lĩnh vực kỹ thuật cao (công nghệ tin học, công nghệ sinh học...) vào thị trường lao động các nước phát triển. Ngoài ra, lao động Việt Nam còn bộc lộ những nhược điểm làm giảm tính cạnh tranh của chính mình, đó là thể lực yếu, kỷ luật lao động yếu, ngoại ngữ kém, tính cộng đồng không cao và chưa có tác phong công nghiệp trong làm việc và lối sống. Điều này cũng dễ hiểu vì Việt Nam chỉ mới bước vào quá trình công nghiệp hóa, còn người lao động thì phần lớn xuất thân từ nông dân. Về chất lượng đào tạo của người lao động, theo đánh giá của hội nghị tổng kết công tác xuất khẩu lao động năm 2008 (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), khoảng 90% lao động Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có chất lượng tốt, 10% chưa đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Có lẽ đánh giá này mới chỉ dừng lại ở chất lượng tay nghề chứ chưa phải là chất lượng lao động chung, tức là xét cả về văn hoá, lối sống, ý thức kỷ luật và trách nhiệm cộng đồng...
Bên cạnh nguồn nhân lực chuẩn bị cho XKLĐ đã được các tổ chức, doanh nghiệp XKLĐ khai thác rộng rãi, nhưng do mặt bằng nguồn nhân lực của xã hội để tiếp cận với yêu cầu của đối tác còn thấp, không ít các doanh nghiệp XKLĐ hoặc là vì chạy theo lợi nhuận của dịch vụ này mà không kiểm tra kỹ tay nghề đối với điều kiện quy định mà chỉ chú ý đến đào tạo định hướng hoặc là vì mối quan hệ mà “ưu tiên” không đúng các đối tượng xét tuyển nên dẫn đến chưa có hiệu quả cao trong mục đích chung .
Thị trường lao động quốc tế & những tác động ảnh hưởng đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam
Những thị trường chủ yếu lao động của Việt Nam là Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Tính đến cuối tháng 12 năm 2008 đã nhận khoảng 250.000 lao động Việt Nam tại 4 thị trường trên.
Tại thời điểm 30/8/2009, cả nước chỉ đạt chỉ tiêu về số lượng bằng 50% kế hoạch đề ra của năm 2009, chính vì vậy một số tổ chức dịch vụ XKLĐ đã chuyển hướng nghiên cứu các thị trường châu Âu và Châu Mỹ, nhằm tìm kiếm các thị trường mới, mặc dù các thị trường mới hấp dẫn về thu nhập nhưng đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật ở người lao động, mặt khác số lượng xuất khẩu cũng đang chỉ dừng lại ở mức thủ nghiệm, thăm dò (vì chi phí ban đầu là khá tốn kém). Do vậy, hướng xác định vẫn là các thị trường trọng điểm nêu trên và khu vực Trung Đông.
- Với thị trường Malaysia, mặc dù thị trường này chúng ta mới có quan hệ hợp tác lao động trong 7 năm gần đây nhưng lại đang là thị trường chiếm số lao động xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay, đây là thi trường “dễ tính” không đòi hỏi tay nghề cao do vậy phù hợp với lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nông thôn. Tiền công lao động ở thị trường này thấp (trung bình 150-200USD) nhưng chi phí ban đầu cũng thấp hơn (khoảng 15-20 triệu đồng/người) vì vậy phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thị trường này có những đặc điểm riêng liên quan nhiều đến tôn giáo và văn hoá mà người lao động Việt Nam cần hết sức chú ý và tôn trọng trong thời gian sống và làm việc tại đó (Malayssia là nước hầu hết theo Đạo Hồi giáo). Luật pháp của Malaysia cũng rất hà khắc , không cho phép lao động nước ngoài sống và làm việc bất hợp pháp tại Malaysia, nếu bị bắt họ có thể bị đánh cảnh cáo (3 roi), bị tù (Malaysia có 16 trại giam tạm giữ có sức chứa 10.000 – 13.000 lao động bất hợp pháp, họ thường xuyên truy quét lao động sống bất hợp pháp, có tháng lên tới 4 lần truy quét (thời điểm năm 2007), ngoài những công việc Malaysia cần thuê lao động Việt Nam đa số là những công việc có thu nhập thấp và cực nhọc mà người Malaysia đã từ bỏ để sang các nước khác cũng làm những công việc đó nhưng với tiền công cao hơn thì còn nhiều tổ chức sản xuất công nghiệp thiếu công nhân lao động mà trong nước không thể cung cấp phải tuyển chọn tại nước ngoài, chính vì vậy nhiều nhà máy và công ty đã sang tuyển lao động Việt Nam theo loại hình outsurcing. Trong thời điểm từ đầu năm 2008 trở lại đây, chính phủ Malaysia đang xúc tiến các dự án phát triển hành lang kinh tế thuộc 9 MP (kế hoạch lần thứ 9) do các chương trình mà Thủ tướng công bố như “ Hành lang phát triển kinh tế phía bắc”, “Hành lang kinh tế cho các bang thuộc bờ biển phía Đông”, bởi vậy, lao động làm việc trong các nhà máy sẽ tiếp tục ổn định và tăng nhẹ. Điều đó giải thích một phần về sự dễ tính của thị trường này. Malaysia gần đây cũng khuyến khích lao động có tay nghề cao đến làm việc, động thái này thể hiện khi chính phủ Malaysia rút ngắn thời gian cấp phép cho lao động có tay nghề cao (skilled workers) ở nước ngoài từ 14 ngày nay chỉ còn 7 ngày.
Bảng 2.4. Lao động nước ngoài đang làm việc tại Malaysia (năm 2007)
TT
Lao động các nước
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
Indonesia
Nepal
Ấn Độ
Việt Nam
Bangladesh
1.2000.000
250.000
130.000
100.000
80.000
64,7
10,7
7,5
5,5
4,5
Nguồn : Tạp chí Việc làm ngoài nước tháng 1/2007
Hiện Malaysia có 1,8 triệu lao động nước ngoài làm việc hợp pháp và khoảng 500.000 lao động bất hợp pháp . Số lao động nước ngoài chiếm 20% lực lượng lao động của Malaysia. Việt Nam đang đứng tại vị trí thứ 4 về nước có số lao động đến thị trường này.
Có hai vấn đề được coi là khó khăn trong cạnh tranh cạnh tranh lao động nhập khẩu vào thị trường này đối với lao động Việt Nam, một là do một số chính sách nghiêm ngặt của luật pháp và Đạo hồi nên lao động của ta thường chưa quen khi hoà nhập với sinh hoạt dễ mắc phải vi phạm và bị phạt do đó chúng ta sẽ bất lợi so với lao động Indonesia, hai là Malaysia mới mở cửa đối với lao động Bangladesh nên về tiếng Anh và sức khoẻ có thế mạnh hơn chúng ta, họ có thể làm việc lâu dài tới 6 năm đây cũng là đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới đối với lao động Việt Nam vào làm việc tại thị trường Malaysia.
Bảng 2.5. Lao động nước ngoài theo ngành nghề tại Malaysia (năm 2007)
TT
Ngành nghề
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
Điện tử
Mộc nội thất
Cơ khí
May mặc
Dịch vụ
Khác
1.075
925
413
216
36
1.526
25,66
22,06
9,85
5,17
0,85
36,41
Nguồn: Tạp chí Việc làm ngoài nước tháng 1/2007
Nhìn chung thì Malaysia là thị trường giành cho lao động nông thôn của chúng ta, từ thu nhập (không cao), chi phí thấp, ăn uống, sinh hoạt tại Malaysia cũng rẻ và đơn giản, chủ yếu làm trong công xưởng rất có lợi cho hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, do chính sách mới đây của Malaysia về tăng thuế gấp đôi đối với lao động nước ngoài (levy) bắt đầu từ 01/4/2009 (hiện tại chính sách này đang tạm hoãn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu mà Malaysia cũng bị hứng chịu.
Theo số liệu thống kê của Malaysia, 5 ngành công nghiệp có doanh thu sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2009 là Sản xuất máy tính 48,5%, Sản xuất thép 65%, Sản phẩm dầu mỏ 14,9%, Linh kiện bán dẫn 35,5%, Phân bón và ni tơ hỗn hợp 43,7%) mà theo quy định thì chủ sử dụng Malaysia phải chịu toàn bộ tiền Levy mà không khấu trừ vào lương hàng tháng của người lao động (lao động nước ngoài này chủ yếu hiện nay là Bangladet, Nepal và Việt Nam mà chủ yếu trong các lĩnh vực Xây dựng, trồng trọt, dịch vụ và sản xuất). Chính sách ngừng cấp giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài cho các công ty Malaysia và các quy định tuyển dụng lao động nước ngoài vào Malaysia làm việc sẽ chặt chẽ hơn, do đó năm 2009 là năm khó khăn cho Việt Nam về kế hoạch đưa lao động sang làm việc ở Malaysia. Mặc dù vậy, xét về toàn cục thì xu thế chung về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp không thể cắt giảm lâu dài, với 28.000 chỗ trống về việc làm hiện nay (đầu năm 2009), các doanh nghiệp Malaysia có quyền đòi hỏi chính phủ nhập lao động theo yêu cầu, chỉ có điều nguồn nhân lực nhập khẩu này cần phải thực sự có năng lực về tay nghề cũng như ý thức làm việc, đó là câu trả lời về lao động xuất khẩu của ta cũng phải được đào tạo có được tay nghề cơ bản trước khi xuất khẩu. Giữ và ổn định số lượng lao động sang làm việc ở Malaysia như trong thời gian hiện nay và các năm tiếp theo là một chiến lược hợp lý về xây dựng nguồn nhân lực chất lượng phù hợp trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước.
- Thị trường Nhật Bản, do tiền công lao động đối với chế độ tu nghiệp sinh và thực tập sinh là thấp so với lao động khác cùng làm một loại công việc (mức thu nhập bình quân năm đầu là 700 yên/ tháng, năm thứ 2 và thứ 3 là trên 100 yên/ tháng vì vậy nên số tu nghiệp sinh bỏ trốn vẫn xảy ra. Những năm gần đây, hiện tượng này đã được cải thiện do phía Nhật Bản đã có sự điều chỉnh chính sách đối với lao động nước ngoài như giảm thời gian tu nghiệp xuống còn 6 tháng,, kéo dài thời gian thực tập từ 1-2 năm, có sự quản lý chặt chẽ các đối tượng Tu nghiệp sinh trong quá trình tuyển chọn, mức thu nhập được nâng lên, thời hạn làm việc minh bạch giữa các tổ chức dịch vụ XKLĐ ở hai nước và một phần do người lao động về nước có việc làm ngay.
Nhật Bản đang có đề án sửa đổi chương trình tu nghiệp đối với lao động nước ngoài đến làm việc tại Nhật cho phù hợp với tình hình hiện nay, về tiêu chí nhận người nước ngoài, họ cũng đang có chủ trương giảm người Trung Quốc (đang chiếm 70% thị phần lao động nước ngoài tại Nhật Bản) để tránh rủi ro và thay thế bằng lao động các nước khác trong đó có Việt Nam. Lý do trước đây Nhật Bản chỉ nhận tu nghiệp sinh là vì 2 yếu tố : Một là công việc thuê lao động chủ yếu là công xưởng với chuyên môn cao, thứ hai là mức lương trả thấp hơn nhà nước quy định (chỉ như phụ cấp), do vậy dẫn đến tỷ lệ bỏ trốn quá cao, số thực tập sinh chiếm tỷ lệ cao hơn (xem bảng)
Bảng 2.6. Tình hình Tu nghiệp sinh các nước tại Nhật Bản (năm 2007)
TT
Quốc gia
Số TNS
nhập cảnh
năm 2007
Số TNS và Thực tập sinh bỏ trốn
năm 2007
Trong đó
TNS
TTS
1
2
3
4
5
6
Trung Quốc
Việt Nam
Indonesia
Philippine
Thái Lan
Các nước khác
62.000
5.800
5.760
5.000
3.800
10.640
1.370
330
330
-
-
-
470
100
70
-
-
-
900
230
260
-
-
-
Nguồn : Tạp chí Việc làm ngoài nước
Về phía Việt Nam, Nhà nước ta đang phối hợp với phía Nhật Bản để tổ chức hội thảo nhằm giới thiệu chính sách pháp luật của Việt Nam, phối hợp công tác tổ chức tuyển chọn và quản lý lao động trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi để lao động khi hoàn thành hợp đồng về nước sẽ được các công ty Nhật Bản tại Việt Nam tiếp nhận vào làm việc, trước mắt phải duy trì và giảm số lao động bỏ trốn tại Nhật Bản.
- Tại thị trường Hàn Quốc. Theo Luật nhập cư của Hàn Quốc và các quy định cụ thể khác thì Hàn Quốc có 4 hình thức cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài đến Hàn Quốc gồm:
+ Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp ITS (kể từ 1/1/2007 chương trình này đã bị bãi bỏ, tuy nhiên số tu nghiệp sinh cũ vẫn làm việc).
+ Chương trình cấp phép lao động đối với lao động phổ thông (EPS)
+ Chương trình tiếp nhân lao động lành nghề và các chuyên gia nước ngoài (PWPS).
+ Chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh và lao động phổ thông là người Hàn Quốc có quốc tịch nước ngoài (EMS)
Từ năm 2007 về trước, tỷ lệ tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn ở đây rất cao, tu nghiệp sinh Việt Nam ở thị trường Hàn Quốc, bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc chiếm tới 59,1%, chỉ đứng sau Bangladesh (78,6%) và Myanmar (72,9%), trong khi lao động Indonesia vi phạm hợp đồng chỉ chiếm 24,8%, Thái Lan là 29,l % hiện nay đã giảm đáng kể. Việc các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia ngưng nhận lao động Việt Nam hiện nay là một hậu quả tất yếu của tình trạng chạy đua số lượng mà chưa quan tâm thỏa đáng đến chất lượng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Mặt khác, tại thị trường Hàn Quốc tình trạng bỏ trốn ra ngoài làm việc của tu nghiệp sinh nước ngoài nói chung là khá phổ biến và chưa thể dừng lại, mặc dù 2 nhà nước đã có những chính sách ưu đãi hơn dành cho người lao động (như chính sách tuyển dụng, tiếp nhận lại, làm việc xen kẽ với lao động bản địa). Như vậy những năm trước đây đã có một số vấn đề về tình trạng không minh bạch trong hoạt động XKLĐ từ chi phí tổ chức thực hiện mà chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn để khắc phục một cách căn bản tình trạng vi phạm hợp đồng của người lao động.
Hiện nay, lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc chủ yếu theo chương trình FBS, đây là hình thức phái cử lao động mới bắt đầu 17/8/2004
Trong số 12 công ty phái cử Tu nghiệp sinh sang làm việc tại Hàn Quốc đã đưa tổng cộng 226 người. Tỷ lệ đưa Tu nghiệp sinh của các công ty phái cử trong năm 2007 như sau:
Bảng 2.7. Tình hình Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2007
Đơn vị: Người
Số
TT
Công ty
phái cử
Số TNS
đang làm việc theo HĐ
Số TNS
Về nước năm
2007
Số TNS
tái tuyển dụng năm 2007
Số TNS
bỏ trốn
năm
2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanansauphabienkin.doc