MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀTHUẾNHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan vềthuế đối với nhà thầu nước ngoài Trang 1
1.1.1. Sựhình thành thuếnhà thầu nước ngoài
1.1.2. Khái niệm thuếnhà thầu nước ngoài
1.1.3. Vai trò của thuếnhà thầu nước ngoài
1.2. Đặc điểm thuếnhà thầu nước ngoài Trang 6
Thuếnhà thầu nước ngoài tại một sốnước
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Nhật Bản
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Đài Loan
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Malaysia
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Singapore
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Trung Quốc
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Thái Lan
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Anh
Thuếnhà thầu nước ngoài tại Philippines
Bài học kinh nghiệm và nhận xét chung
Kết luận chương I
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG THUẾNHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành chính sách thuếnhà thầu nước ngoài
tại Việt Nam Trang 27
Nội dung cơbản thuếnhà thầu nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đối tượng và phạm vi không áp dụng
Đối tượng chịu thuếGTGT, thu nhập chịu thuếTNDN
Phương pháp nộp thuế
Một sốthay đổi vềdoanh thu tính thuế
Một sốtrường hợp xác định doanh thu tính thuế
Quy định về đăng ký, kê khai, quyết toán thuế
Thực trạng thuếnhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
Đặc điểm thuếnhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
So sánh thuếNTNN của Việt Nam và các nước
2.3.3. Các hạn chếcủa chính sách thuếNTNN tại Việt Nam Trang 43
Kết luận chương II
CHƯƠNG III:
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾNHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách thuếnhà thầu nước
ngoài tại Việt Nam Trang 51
Các giải pháp hoàn thiện chính sách thuếnhà thầu nước
ngoài tại Việt Nam
Các giải pháp vĩmô
Các giải pháp cụthể
Các giải pháp hỗtrợ
Kết luận chương III
KẾT LUẬN
ĐỀXUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3500 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là Manila,
trải dài 1.210 kilômét từ lục địa châu Á và gồm 7.107 hòn đảo được gọi là
Quần đảo Philippines, gần 700 đảo có người ở. Diện tích: khoảng 300.000
km2; dân số (2009, ước tính): 91 triệu người. GDP danh nghĩa (2009, ước
tính): 161 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người (2009, ước tính): 1.745
USD.
- 23 -
Cục thu nội địa Philippines (Bureau of Internal Revenue - BIR) thành
lập năm 1904, gồm Văn phòng BIR, 19 Văn phòng khu vực, 124 văn phòng
quận huyện. Tổng số nhân viên 10.941 người (số liệu tháng 04/2009). Tổng
số thuế thu năm 2008-2009 (04/2008-03/2009) là 1.043 triệu peso (peso: đơn
vị tiền tệ Philippnes), chiếm 88% tổng thu NSNN. Các loại thuế chính: thuế
TNDN (thuế suất 35%), thuế TNCN (thuế suất 5-32%), thuế GTGT (thuế suất
10%), thuế TTĐB, thuế XNK.
1.3.8.2. Thuế NTNN tại Philippines
Luật thuế Philippines quy định việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp
nước ngoài như sau:
- Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Philippines: nộp
thuế như doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Philippines;
- Đối với doanh nghiệp nước ngoài không có sơ sở thường trú tại Philippines:
+ Nhìn chung, NTNN không tiến hành hoạt động kinh doanh tại Philippines
thông sẽ nộp một khoản thuế tương đương 35% tổng thu nhập nhận được
trong năm tính thuế từ tất cả các nguồn trong lãnh thổ Philippines, chẳng hạn
như lãi tiền vay, cổ tức, tiền thuê, tiền bản quyền, tiền lương, phí bảo hiểm
(ngoại trừ phí tái bảo hiểm), trợ cấp hàng năm, thù lao, lợi tức và thu nhập
v.v...
+ Nhà sản xuất, phân phối phim phải nộp 25% tổng thu nhập từ tất cả các
nguồn trong lãnh thổ Philippines
+ Chủ tàu hoặc người cho thuê tàu không cư trú nộp 4,5% tính trên tiền cho
thuê đối với người thuê là công dân/công ty Philippines
+ Chủ máy bay hoặc người cho thuê máy bay không cư trú nộp 7,5% tính trên
tiền cho thuê
+ Một số khoản thu nhập khác:
- Lãi tiền vay: 20% đối với các hợp đồng vay ký từ ngày 01/08/1986
- 24 -
- Cổ tức: 15%
- Tiền lãi từ bán cổ phiếu chưa niêm yết: 5% đối với số tiền dưới 100.000
peso; 10% đối với số tiền vượt quá 100.000 peso
+ Philippines đã ký Hiệp định tránh thuế hai lần với 37 nước. Mức thuế suất
trong Hiệp định sẽ được áp dụng trong trường hợp thỏa mãn các yêu cầu theo
quy định. Thu nhập của các NTNN sẽ không phải nộp thuế tại Philippines nếu
các NTNN không thực hiện hoạt động kinh doanh của mình tại Philippines
thông qua một cơ sở thường trú. Philippines áp dụng các định nghĩa về cơ sở
thường trú theo mẫu của UN.
1.3.9. Bài học kinh nghiệm và nhận xét chung:
Qua nghiên cứu chính sách thuế đối với NTNN của các nước, có thể
nhận thấy thuế đối với nhà thầu nước ngoài đã được triển khai và áp dụng từ
nhiều năm trước và phổ biến hầu hết ở các quốc gia trên thế giới từ những
nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Nhật Bản, Anh Quốc … đến các
nước phát triển và đang phát triển khác với điều kiện kinh tế và xã hội có
những nét cũng tương đồng hoặc gần như Việt Nam. Chính sách thuế này đã
thực hiện được vai trò của nó trong việc đảm bảo được nguồn thu từ các tổ
chức, cá nhân là nhà thầu nước ngoài, tạo sự công bằng cho các đối tượng bên
trong cũng như bên ngoài quốc gia đó. Ngoài ra, do điều kiện về nền kinh tế,
chính trị và sự phát triển hệ thống thuế của mỗi nước là khác nhau nên chính
sách về thuế nhà thầu đã được xây dựng, đưa ra, thực thi cũng có điểm khác
nhau, tuy nhiên, một số đặc tính cơ bản thể hiện bản chất của thuế này thì hầu
hết các nước đã được phản ánh trong chính sách.
Qua việc nghiên cứu và phân tích chính sách thuế nhà thầu của các
nước, chúng ta có thể rút ra một số nhận định cũng như những kinh nghiệm
như sau:
- 25 -
Về đối tượng chịu thuế: là thu nhập của các tổ chức và cá nhân không
thành lập theo luật pháp nước sở tại, hoạt động kinh doanh có thu nhập
phát sinh tại nước sở tại, thường là tiền lãi vay, tiền bản quyền, cổ tức,
thu nhập từ bán tài sản v.v...
Về đối tượng nộp thuế: Trường hợp NTNN hoạt động thông qua một
CSTT, NTNN nộp thuế trực tiếp. Trường hợp NTNN hoạt động không
hình thành CSTT, bên doanh nghiệp nước sở tại ký hợp đồng khấu trừ
và nộp thuế thay. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có quy định khác nhau về
cơ sở thường trú hoặc không thường trú. Việc quy định về cơ sở thường
trú của các nước thường theo 2 mẫu của OECD (áp dụng cho các nước
phát triển) và UN (áp dụng cho các nước phát triển). Mẫu của UN có
khuynh hướng bảo vệ quyền đánh thuế của nước sở tại đối với hoạt
động kinh doanh của các nhà thầu nước ngoài hơn so với mẫu của
OECD.
Quan hệ giữa nội luật và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần: Các quy
định tại Hiệp định có hiệu lực pháp lý cao hơn nội luật. Tùy theo Hiệp
định giữa các quốc gia mà mức miễn giảm thuế theo Hiệp định có thể
khác nhau. Điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung.
Về thuế suất: Các quốc gia đều quy định một mức thuế suất cụ thể đối
với các hoạt động của nhà thầu. Các nước phát triển thường có thuế
suất đối với NTNN cao hơn các nước đang phát triển. Điều này là do
các nước phát triển có đủ nguồn lực về vốn, công nghệ v.v... nên không
cần khuyến khích hoạt động của các nhà thầu nước ngoài; trong khi các
nước đang phát triển cần vốn, công nghệ v.v... nên xây dựng chính sách
thuế theo hướng có ưu đãi đối với các nhà thầu nước ngoài trong các
lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được.
- 26 -
Về hệ thống văn bản pháp luật liên quan: quy định về thuế đối với
NTNN thường nằm trong Luật thuế liên quan như thuế GTGT, thuế
TNDN, thuế TNCN v.v... Các nước không xây dựng quy định riêng về
thuế NTNN.
Về cách quản lý thu: Đối với trường hợp NTNN hoạt động không thông
qua CSTT, nhìn chung, các nước đều áp dụng hình thức khấu trừ tại
nguồn đối với các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho nhà thầu. Đây
là cách quản lý thu hiệu quả, thuận tiện cho cả người nộp thuế là các
nhà thầu nước ngoài và cho cơ quản lquản lý nhà nước là cơ quan thuế.
Đối với trường hợp NTNN hoạt động thông qua CSTT, NTNN được
quản lý như đối với doanh nghiệp thành lập theo nội luật. Quy định này
nhằm giúp cơ quan thuế đảm bảo việc quản lý chặt chẽ đối với các
NTNN.
Kết luận chương 1
Chương I đã nêu lên một số nội dung cơ bản về thuế nói chung và thuế
NTNN nói riêng. Chương I cũng đã chỉ ra các đặc điểm riêng của thuế
NTNN, tóm lược chính sách thuế NTNN của một số nước tiên tiến trên thế
giới, cũng như một số nước đang phát triển có trình độ tương tự Việt Nam, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chính
sách thuế đối với NTNN phù hợp.
- 27 -
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành chính sách thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt
Nam
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam được ban hành từ cuối năm 1987
đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo phương châm đa dạng hoá, đa
phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương
phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Cùng với vốn đầu tư
nước ngoài, các nhà thầu nước ngoài cũng bắt đầu thực hiện hoạt động kinh
doanh của mình tại Việt Nam. (Tuy nhiên, Luật ĐTNN năm 1987 chưa phải
là văn bản pháp quy đầu tiên hướng dẫn hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Văn
bản pháp quy đầu tiên về ĐTNN là Nghị định số 115/CP ngày 18 tháng 4 năm
1977). Luật ĐTNN quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, đối với hoạt động của các nhà thầu nước ngoài
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc các hình thức đầu tư theo Luật
ĐTNN tại Việt Nam, chưa có hướng dẫn thực hiện. Văn bản pháp quy đầu
tiên về quy định việc quản lý thu thuế đối với các NTNN là Thông tư 03-
TC/GTBD ngày 04/01/1991 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện thu thuế
cước đối với đối với các tàu biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng
hoá tại các cảng biển trên lãnh thổ Việt Nam. Qua nhiều lần thay đổi, bổ sung,
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng
dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh
doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam là văn bản quy định đầy
đủ và chi tiết về thuế nhà thầu.
- 28 -
Thông tư 134 thuế nhà thầu quy định rõ đối tượng áp dụng và đối tượng
không áp dụng Luật thuế nhà thầu tại Việt Nam. Đặc biệt thông tư 134 thuế
nhà thầu nêu cụ thể nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế
TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế
TNDN và nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp
thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu. Thông tư 134 thuế nhà thầu áp
dụng từ 01/01/2009, thay thế cho các Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày
11/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ
chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước
ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, Thông tư số
16/1999/TT-BTC ngày 04/02/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
thuế cước đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển
của các hãng vận tải nước ngoài vào Việt Nam khai thác vận tải. Lần đầu tiên,
các quy định về thuế NTNN được tập trung vào trong một văn bản pháp quy.
Thông tư 134 cũng đã cập nhật các thay đổi về chính sách thuế trong Luật
thuế GTGT và Luật thuế TNDN ban hành năm 2008 để áp dụng cho các
NTNN. Đến ngày 09/10/2009, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn bổ sung
một số điểm tại Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008. Các bổ
sung đó là:
Quy định NTNN được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp
thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu tính thuế nếu thỏa mãn các
điều kiện quy định;
Xác định nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNDN đối với trường hợp các Hợp
đồng thầu, Hợp đồng thầu phụ được ký kết trước ngày Thông tư số
134/2008/TT-BTC có hiệu lực.
- 29 -
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về thuế NTNN:
STT Số văn bản Ngày ban hành Nội dung Ghi chú
1 03-BTC/GTBD 04/01/1991
Hướng dẫn thực hiện thu thuế cước đối với các tàu
biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng
hoá tại các cảng biển trên lãnh thổ Việt Nam
2 07/TC-TCT 30/03/1992
Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà thầu
phụ nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trong
các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí tại Việt Nam
3 30/TT-BTC 18/07/1992
Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các tổ
chức và cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu
tư theo Luật ĐTNN tại Việt Nam
4 08/TC-TCT 05/02/1994 Hướng dẫn về thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền
5 85/BTC-TCT 24/10/1994
Hướng dẫn thực hiện thu thuế cước đối với các tàu
biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng
hoá tại các cảng biển trên lãnh thổ Việt Nam
Thay thế TT 03-
BTC/GTBD
6 37 TC/TCT 10/05/1995
Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các tổ
chức và cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu
tư theo Luật ĐTNN tại Việt Nam
Thay thế TT 07-
TC/TCT và TT
30/TT-BTC
7 61-TC/TCT 23/10/1996
Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các tổ
chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động cho thuê
MMTB, phương tiện vận tải tại Việt Nam
8 83-TC/TCT 25/12/1996
Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế doanh thu và
thuế lợi tức đối với các tổ chức và cá nhân nước
ngoài tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ chuyển
phát nhanh hàng hóa, bưu phẩm tại Việt Nam
9 169/1998/TT-BTC 22/12/1998
Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các tổ
chức và cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo
Luật ĐTNN tại Việt Nam
Thay thế TT 08
TC/TCT, TT 37
TC/TCT, TT 61
TT/BTC, TT 83
TC/TCT
10 16/1999/TT-BTC 04/02/1999
Hướng dẫn thực hiện thuế cước đối với kinh doanh
vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển của các hãng vận
tải nước ngoài vào Việt Nam khai thác vận tải
Thay thế TT 85
BTC/TCT
11 95/1999/TT-BTC 06/08/1999 Hướng dẫn bổ sung TT 169/1999/TT-BTC
12 05/2005/TT-BTC 11/01/2005
Hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức
nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và
cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập
phát sinh tại Việt Nam
Thay thế TT
169/1998/TT-
BTC, TT
95/1999/TT-BTC
13 134/2008/TT-BTC 31/12/2008
Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với
tổ chức, và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt
Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
Thay thế TT
05/2005/TT-BTC,
TT 16/1999/TT-
BTC
14 197/2009/TT-BTC 09/10/2009 Hướng dẫn bổ sung TT 134/2008/TT-BTC
- 30 -
Qua bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về thuế NTNN, chúng ta có
thể rút ra một số nhận xét sau về quá trình xây dựng chính sách thuế đối với
NTNN của Việt Nam:
Chính sách thuế NTNN của Việt Nam chỉ xây dựng ở mức Thông tư, là
cấp văn bản pháp quy thấp nhất trong hệ thống chính sách pháp luật
của Việt Nam (Luật - Nghị định - Thông tư). Nguyên nhân là do thuế
NTNN là loại thuế áp dụng cho 1 đối tượng là nhà thầu nước ngoài.
Các sắc thuế mà NTNN phải áp dụng (GTGT, TNDN, TNCN v.v...)
đều đã có các Luật thuế tương ứng. Thông tư chỉ hướng dẫn về phương
pháp thu, cách tính thuế đối với NTNN do đặc thù hoạt động của
NTNN như đã phân tích ở Chương 1;
Trong giai đoạn đầu, khi phát sinh các thu nhập chịu thuế mới đối với
nhà thầu nước ngoài, BTC lại ban hành một thông tư để điều chỉnh đối
với loại thu nhập này mà không sửa đổi, bổ sung vào các thông tư về
thuế NTNN đã có sẵn. Do vậy, vào một thời điểm có thể có nhiều
thông tư hướng dẫn về các loại thuế khác nhau áp dụng cho NTNN;
Hướng tiếp cận đối với việc xây dựng chính sách thuế NTNN của Việt
Nam được tập trung vào 2 sắc thuế chính là thuế GTGT và thuế TNDN.
Các loại thuế khác (TNCN, TTĐB v.v...) nằm trong các quy định về
thuế tương ứng.
Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế đã được sửa đổi, bổ sung
nhiều lần, bao quát được các thu nhập phát sinh và khá phù hợp với
thông lệ quốc tế.
2.2. Nội dung cơ bản của chính sách thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt
Nam hiện nay
2.2.1. Đối tượng & phạm vi áp dụng:
- 31 -
- Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là
đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
- Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực
hiện nghĩa vụ thuế GTGT, TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư số
134/2008/TT-BTC;
- Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh
doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư số
134/2008/TT-BTC, thuế TNCN theo pháp luật về thuế TNCN;
- Hoạt động kinh doanh vận chuyển bằng tàu biển của các hãng vận tải nước
ngoài vào Việt Nam khai thác vận tải thực hiện nghĩa vụ thuế theo hướng dẫn
tại TT 134/2008/TT-BTC;
2.2.2. Đối tượng & phạm vi không áp dụng:
Thông tư 134 hướng dẫn cụ thể một số dịch vụ mà tổ chức, cá nhân
nước ngoài thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu
dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ
chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ này được thực hiện ở nước ngoài:
+ Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay,
tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có
bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;
+ Quảng cáo, tiếp thị;
+ Xúc tiến đầu tư và thương mại;
+ Môi giới bán hàng hóa;
+ Đào tạo;
- 32 -
+ Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế theo quy
định của Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông giữa Việt Nam với nước ngoài mà
các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam; Dịch vụ thuê đường truyền
dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài;
2.2.3. Đối tượng chịu thuế GTGT, thu nhập chịu thuế TNDN:
Thông tư 134 qui định cụ thể đối tượng chịu thuế GTGT, Thu nhập
chịu thuế TNDN:
- Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đồng
nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng tại Việt Nam:
+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hoá do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu
phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;
+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hoá do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu
phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam.
- Thu nhập chịu thuế TNDN là Thu nhập của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu
phụ nước ngoài phát sinh từ hoạt động cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng
hoá tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có doanh
thu phát sinh từ việc bán hàng hoá tại Việt Nam thì việc xác định nghĩa vụ
thuế GTGT, thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài
thuộc diện điều chỉnh tại Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
hướng dẫn về thuế GTGT, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
hướng dẫn về thuế TNDN.
2.2.4. Phương pháp nộp thuế:
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN trên cơ sở kê khai
doanh thu, chi phí:
- 33 -
Điều kiện áp dụng:
+ Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
+ Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà
thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà
thầu phụ có hiệu lực;
+ Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam.
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế
TNDN theo tỷ lệ % ấn định trên doanh thu tính thuế.
Điều kiện áp dụng:
+ Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được 1
trong các điều kiện của phương pháp trên.
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ %
tính trên doanh thu tính thuế.
Điều kiện áp dụng:
+ Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
+ Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà
thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà
thầu phụ có hiệu lực;
+ Tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và hướng
dẫn của Bộ Tài chính
2.2.5. Một số thay đổi về doanh thu tính thuế:
- Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu tính thuế: Bổ sung tỷ lệ % GTGT tính
trên doanh thu tính thuế của một số dịch vụ: Bảo hiểm: 50%; Vận tải, sản
xuất, kinh doanh khác: 30%
- Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế: Bổ sung tỷ lệ % thuế
TNDN tính trên doanh thu tính thuế của một số dịch vụ: Chuyển nhượng
- 34 -
chứng khoán: 0.1%; Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu
biển: 2%; Tái bảo hiểm: 2%; Cho thuê máy móc thiết bị, Bảo hiểm: 5%;
2.2.6. Xác định doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN đối với một số
trường hợp:
- Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế
theo Mục III Phần B Thông tư thì doanh thu tính thuế của Nhà thầu nước
ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký
với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế trên phần
giá trị công việc nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp
đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
- Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế, doanh thu tính thuế không bao
gồm phí cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận tải hàng không,
đường biển.
- Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, doanh thu
tính thuế là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được
- Doanh thu tính thuế đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương
tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực
tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm,
người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết
bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế không bao gồm các
khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
- Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không quốc tế là doanh thu bán
vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản
thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho
việc vận chuyển hành khách, hàng hoá và đối tượng khác được thực hiện trên
chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh.
- 35 -
- Doanh thu tính thuế TNDN đối với hãng vận tải biển nước ngoài là tiền thuê
cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và
các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng
của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước
của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/ hoặc tiền cước
thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam.
- Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước
đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền
cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng
từ Cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
- Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái
bảo hiểm ra nước ngoài.
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác
định:
+ Đối với chuyển nhượng chứng khoán (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế)
là tổng doanh thu bán chứng khoán tại thời điểm chuyển nhượng;
+ Đối với lãi trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) là tổng doanh thu
bán trái phiếu (bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi trái phiếu nhận
được) tại thời điểm nhận lãi.
2.2.7. Quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế:
Các NTNN thực hiện theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn
bản hướng dẫn liên quan.
2.3. Thực trạng thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
2.3.1. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, ngoài những đặc điểm chung
với thuế nhà thầu nước ngoài của các nước, có một số đặc điểm riêng sau đây:
- 36 -
Số thu thuế nhà thầu nước ngoài tương đối lớn so với số thu các tỉnh,
thành phố:
Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ các khoản thuế trong tổng thu nội địa
2010 của Việt Nam:
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các khoản thuế năm 2010
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Biểu đồ dưới đây thể hiện số thu thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
các năm, từ 2005 đến 2011:
Biểu đồ 2.2: Số thu thuế NTNN 2005-2011
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thu NTNN 2005-2011
(Nguồn: Tổng Cục Thuế)
- 37 -
Bảng dưới đây thể hiện số thu NSNN năm 2010 của các tỉnh, thành phố
của Việt Nam:
Bảng 2.2. Số thu NSNN năm 2010 các tỉnh thành phố
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN
Hà Giang 425 Hà Nội 85,417 Thanh Hóa 2,595
Tuyên Quang 465 Hải Phòng 29,233 Nghệ An 2,506
Cao Bằng 367 Quảng Ninh 16,160 Hà Tĩnh 980
Lạng Sơn 1,900 Hải Dương 3,650 Quảng Bình 889
Lào Cai 1,130 Hưng Yên 2,081 Quảng Trị 640
Yên Bái 530 Vĩnh Phúc 10,020 Thừa Thiên -Huế 2,301
Thái Nguyên 1,347 Bắc Ninh 3,087 Đà Nẵng 6,274
Bắc Cạn 183 Hà Nam 844 Quảng Nam 1,950
Phú Thọ 1,315 Nam Định 1,090 Quảng Ngãi 13,735
Bắc Giang 1,003 Ninh Bình 1,790 Bình Định 2,367
Hoà Bình 1,094 Thái Bình 1,270 Phú Yên 828
Sơn La 733 Khánh Hòa 6,168
Lai Châu 162 Ninh Thuận 351
Điện Biên 254 Bình Thuận 5,009
Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN
Đăk Lăk 2,188 Long An 2,473 TP. Hồ Chí Minh 144,200
Đắc Nông 631 Tiền Giang 1,682 Đồng Nai 14,008
Gia Lai 1,925 Bến Tre 750 Bình Dương 12,725
Kon Tum 778 Trà Vinh 472 Bình Phước 1,459
Lâm Đồng 1,879 Vĩnh Long 1,050 Tây Ninh 1,486
Cần Thơ 4,318 Bà Rịa-Vũng Tàu 78,350
Hậu Giang 391
Sóc Trăng 526
An Giang 2,377
Đồng Tháp 2,360
Kiên Giang 1,923
Bạc Liêu 630
Cà Mau 1,777
Duyên hải miền trung
Đông Nam Bộ
Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng
Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
So sánh với số thu ngân sách nhà nước năm 2010 của các tỉnh, thành
phố của Việt Nam, ta thấy số thu thuế nhà thầu nước ngoài năm 2010 rất đáng
kể: chỉ có 8/63 tỉnh, thành phố có số thu NSNN năm 2010 (bao gồm cả thuế
- 38 -
XNK) lớn hơn số thu từ nhà thầu nước ngoài. So với tổng thu nội địa năm
2008, tỷ lệ số thu thuế NTNN bằng 2,78%; Năm 2009, tỷ lệ này là 2,92%;
Năm 2010 tỷ lệ này là 4,55% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô).
Phân bổ theo khu vực có nhiều đầu tư nước ngoài
Chúng ta đã thấy, đi cùng với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài
là hoạt động của các NTNN. Do vậy, các địa phương thu hút nhiều ĐTNN
cũng chính là các địa phương có số th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_chinh_sach_thue_doi_voi_nha_thau_nuoc_ngoai_tai_viet_nam.pdf