Luận văn Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 3

1.1. Tầm quan trọng của chính sách thuế xuất nhập khẩu 3

1.1.1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 3

1.1.2. Đặc điểm thuế xuất nhập khẩu. 4

1.1.3. Quá trình phát triển thuế xuất nhập khẩu. 5

1.1.4. Vai trò chính sách thuế xuất nhập khẩu. 8

1.2. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng thuế xuất nhập khẩu 11

1.2.1. Nguyên tắc xây dựng thuế xuất nhập khẩu 11

1.2.2 Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu 13

1.2.21. Các căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu : 13

1.2.2.2. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu: 14

1.3. Cam kết của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu với WTO 15

1.3.1 Miễn thuế 15

1.3.2 Giảm thuế 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 22

2.1. Thực trạng chính sách thuế xuất khẩu hàng hóa 22

2.1.1 Khái quát xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 24

2.1.2. Mục tiêu xuất khẩu 5 năm (2006 – 2010) 27

2.2. Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa 30

2.2.1. Về cơ chế nhập khẩu 30

2.2.2 . Cơ cấu thị trường nhập khẩu 32

2.2.3. Nhập khẩu theo thành phần kinh tế 33

2.2.4. Nhập khẩu theo nhóm hàng 35

2.2.5. Mục tiêu nhập khẩu 5 năm(2006-2010) 37

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu sau khi gia nhập tổ chức thương mai thế giới 40

2.3.1.1. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc điều chỉnh chính sách thuế quan và phi thuế quan 40

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực thi các cam kết gia nhập WTO và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi là thành viên của WTO 41

N2.3.1.3. Một số bài học rút ra cho Việt Nam 43

2.3.1.3. Một số bài học rút ra cho Việt Nam 43

2.3.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO 45

2.3.2.1. Các thành viên phải thực thi các cam kết gia nhập 45

2.3.2.2. Một số ưu tiên đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 47

2.3.2 Những vấn đề cần hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta 47

2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta 49 2.3.3.1. Thuận lợi: 49

2.3.3.2. Những khó khăn và thử thách: 50

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO 53

3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam khi đã là thành viên của WTO 53

3.1.1. Quan điểm điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu 53

3.1.2. Quá trình điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu 54

3.1.2.1. Điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế 54

3.1.2.2 Quá trình điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu để bảo hộ và nâng cao năng lực các ngành hàng trong nước 57

3.1.2.3 Đánh giá quá trình điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu và những thách thức khi Việt Nam là thành viên của WTO. 59

3.2. Biện pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam 60

3.2.1 Một số giải pháp điều chỉnh chung 60

3.2.2 Một số giải pháp điều chỉnh chính sách cụ thể 64

3.2.3 Lộ trình thực hiện. 66

3.2.4. Mốt số khắc phục 67

KẾT LUẬN 69

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ như du lịch, sửa chữa tàu biển, xuất khẩu lao động và chuyên gia. Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa 2..2.1. Về cơ chế nhập khẩu Chính phủ đã sử dụng những công cụ chính sách thông thường như thuế quan, cấp giấy phép nhập khẩu. Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Thuế xuất nhập khẩu đã ra đời từ năm 1988, dỡ bỏ dần những rào cản đối với hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu. Cụ thể là: Thuế quan: Việt Nam đã đạt được những bước cắt giảm thuế quan rất quan trọng kể từ năm 1996 khi tiến hành gia nhập AFTA. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế quan đối với 5.505 sản phẩm, trong đó có 80% sản phẩm cắt giảm ở mức thuế 0-5% và 20% sản phẩm ở mức thuế trên 5%. Khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực, Việt Nam đã cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với 244 mặt hàng trong vòng 3-6 năm với mức thuế giảm bình quân từ 35% xuống còn 26% (trong đó có 80% là sản phẩm nông nghiệp). Cũng theo cam kết này, Việt Nam đang tiến hành bãi bỏ ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá và dần dần tháo bỏ việc áp dụng chế độ thu phí và lệ phí liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam hiện duy trì thuế suất, thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng nông sản là khoảng 25%, với thuế suất đỉnh lên đến từ 40 đến 100% áp dụng cho hoa quả tươi, đường kính, ngũ cốc, rượu vang, bia, thuốc lá...Mà theo quy định của WTO, các nước xin gia nhập thường phải giảm thuế suất trung bình đối với hàng nông sản xuống còn khoảng 20%, đối với hàng chế tạo còn 10%. Hệ thống miễn thuế nhập khẩu hàng hoá cũng được chính phủ áp dụng, đặc biệt đối với hai loại hàng hoá chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng hoá trung gian phục vụ sản xuất hoặc các hàng hoá lắp ráp sử dụng để xuất khẩu. Hệ thống pháp luật phục vụ các hoạt động chế biến xuất khẩu ở Việt Nam được thành lập năm1991 thông qua những quy định về việc thành lập các khu chế xuất. Hệ thống này đang dần dần đưa Việt Nam lại gần với thị trường thế giới hơn, tránh được sự bóp méo và kiểm soát nhập khẩu như trước đây. Nhờ đó, hoạt động sản xuất và chế biến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các hàng rào phi thuế quan: Chính phủ đã sử dụng một loạt các biện pháp phi thuế quan để kiểm soát và điều tiết nhập khẩu. Hệ thống cấp giấy phép nhập khẩu và côta thực sự được nới lỏng khi Hệ thống danh mục hàng xuất nhập khẩu chịu thuế được đưa vào áp dụng năm 1992 theo nghị định 114-HĐBT. Theo Nghị định này, số lượng mặt hàng nhập khẩu phải chịu quản lý bằng hạn ngạch đã giảm đáng kể, và mọi hàng hoá đều được tự do xuất nhập khẩu và chịu điều tiết bằng thuế xuất nhập khẩu, trừ danh mục hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, danh mục hàng xuất nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch. Hiện tại, Việt Nam đang cố gắng loại bỏ hạn ngạch, côta theo đúng tiến trình thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ, hạn chế các khoản phụ phí nhập khẩu, ban hành những quy định mới về giá trị tính thuế hải quan, và mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các hình thức doanh nghiệp khác ngoài thành phần kinh tế nhà nước. Những hạn chế về quyền giao dịch thương mại truyền thống cũng là một trong những hàng rào phi thuế quan quan trọng mà chính phủ đã sử dụng. Quyền giao dịch buôn bán, thường được gọi là thương mại nhà nước,đơn giản là quyền XNK hàng hoá, đã được nới lỏng. Trước năm 1986, quyền XNK hàng hoá chủ yếu nằm trong tay nhà nước dưới dạng những tổng công ty XNK mang tính chất độc quyền. Luật Thuế XNK ra đời (1988) đã nới lỏng hơn đối với việc thành lập các tổ chức thương mại nước ngoài, và việc Nhà nước độc quyền ngoại thương đã chấm dứt. Các tổ chức, các công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế của Việt Nam đã được phép tham gia các hoạt động thương mại quốc tế. Trong những năm sau đó, quyền tham gia kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp được mở rộng hơn. Mọi doanh nghiệp đều có thể được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nếu đảm bảo một số điều kiện như phải có mức vốn lưu động tối thiểu là 200.000 USD, hoạt động đúng ngành hàng đăng ký, và không hạn chế kim ngạch nhập khẩu.... Cho đến năm 1998, theo nghị định 57/1998/NĐ-CP, những quy định về các điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu đề ra trước đây đã được bãi bỏ hoàn toàn nhằm khuyến khích hơn nữa các thành phần doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK 2.2.2 . Cơ cấu thị trường nhập khẩu Đến hết năm 2006, thị trường nhập khẩu của Việt Nam đã được mở rộng tới 170 nước và vùng lãnh thổ. Châu Á là thị trường có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt trên 35,84 tỉ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 80,7% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường. Trong đó, khu vực Đông - Nam Á đạt kim ngạch 10,85 tỉ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2005. Châu Âu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ hai với gần 5,44 tỉ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,2% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường. Trong đó, các nước EU ( gồm 25 nước thành viên) đạt kim ngạch 3,72 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Châu Mỹ là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 3, đạt gần 1,9 tỉ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường. Châu Đại Dương đạt kim ngạch 778 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước, chỉ chiếm 1,8% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường. Châu Phi - Tây Nam Á là thị trường có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam chỉ mới đạt 322 triệu USD, chiếm 0,7% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường, nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 77,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, khu vực châu Á (chủ yếu là ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan) là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong thời gian qua do có những lợi thế về vị trí địa lý, giá cả. Đồng thời, đây cũng là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao. Khu vực này cung cấp chủ yếu nguyên liệu, phụ liệu, máy móc phụ tùng và hàng tiêu dùng. Quy mô và tốc độ tăng của từng khu vực thị trường có thể thấy qua bảng sau: Bảng 2-5: Cân đối xuất nhập khẩu của Việt Nam Đơn vị: triệu USD Năm thị trường 2005 2006 Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu Chênh lệch XNK Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu Chênh lệch XNK Châu Á 29.844 18.857 -10.987 35.843 20.840 -15.003 Châu Âu 4.528 5.834 1.306 5.438 7.650 2.212 Châu Phi 268 886 618 322 1.915 1.593 Châu Mỹ 1.569 6.866 5.297 1.885 9.200 7.315 Nguồn: Bộ Thương mại và tính toán của nhóm nghiên cứu Như vậy: cơ cấu thị trường nhập khẩu bắt đầu có sự chuyển đổi: ngoài các thị trường truyền thống vẫn còn thấp cả về quy mô và tốc độ, nhưng đã bắt đầu có sự gia tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng từ những thị trường có trình độ công nghệ cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Ca-na-đa… Có thể thấy rằng, cơ cấu thị trường nhập khẩu của nước ta từ năm 1996 đến nay không có thay đổi lớn và dự báo sẽ ít có sự thay đổi trong những năm tới. Vì vậy, để hạn chế nhập siêu cần có những biện pháp tích cực, trước hết là đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này đồng thời phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để hạn chế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. 2.2.3. Nhập khẩu theo thành phần kinh tế Nhập khẩu đã có sự thay đổi đáng kể theo thành phần kinh tế từ năm 1995 đến nay. Trước năm 1995, nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho các ngành kinh tế trong nuớc. Kể từ năm 1995, nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh với tốc độ bình quân 34,7%/năm và đến nay đạt khoảng 35%. Một điều đáng lưu ý là khu vực FDI, nhập khẩu chỉ bằng 50% khu vực vốn đầu tư trong nước nhưng chiếm tới 55% giá trị xuất khẩu. Và từ năm 1995 đến nay khu vực này toàn xuất siêu với mức độ ngày càng tăng. Năm 2006 xuất siêu tới 5,55 tỉ USD, trong khi đó khu vực trong nước nhập siêu tới 10,3 tỉ USD. Điều này cho thấy, chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu đã phát huy hiệu quả, đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu của nó hơn hẳn so với khu vực trong nước do có lợi thế về công nghệ, định hướng mặt hàng và thị trường. Tuy kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhưng hàng hóa thuộc loại hình gia công còn lớn, hàm lượng nguyên liệu phải nhập khẩu cao. Vì vậy, kiềm chế và hạ thấp tỷ lệ nhập siêu tuy là những mục tiêu phấn đấu, nhưng trong những năm trước mắt là chưa phù hợp . Từ phân tích thực trạng và cơ cấu xuất khẩu trong thời gian qua có thể rút ra một số kết luận sau đây: Tỷ trọng nguyên, nhiên vật liệu trong các mặt hàng nhập khẩu còn cao, máy móc thiết bị còn thấp như hiện nay cho thấy mức độ đổi mới công nghệ nước ta rất chậm. Xét về dài hạn, yếu kém về công nghệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá thay thế nhập khẩu. Do đó, trong tương lai sẽ khó có thể tạo ra được những bước đột phá để cải thiện cán cân thương mại. Tính gia công của sản xuất, tính đại lý của thương mại ở nước ta còn rất lớn. Tỷ trọng nguyên liệu nhập siêu cao cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ nước ta đang còn kém phát triển, công nghiệp chế biến tăng trưởng chậm, các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Điều này cũng sẽ cản trở việc cải thiện cán cân thương mại vì không thể giảm nhập khẩu nguyên liệu. Tỷ trọng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu cao thể hiện giá trị gia tăng thấp của nhiều mặt hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử. Nhập khẩu chưa kích thích xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng. Hạn chế này cũng sẽ gây khó khăn cho việc cải thiện cán cân thương mại. Với tỷ trọng nhập khẩu cao từ các thị trường châu Á (nhập siêu chủ yếu với các thị trường này), những nước có trình độ công nghệ trung bình và xuất siêu đối với các thị trường có công nghệ nguồn, cho thấy Việt Nam đang đi theo lý thuyết “đàn sếu bay” một cách tuần tự, nhưng tốc độ lại chậm hơn nhiều so với các nước công nghiệp mới (NICs). Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển theo kiểu rút ngắn, đi tắt đón đầu, xác định vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nguy cơ tụt hậu sẽ rất lớn, vì nguồn tài nguyên đang có xu hướng cạn kiệt. Nếu phát triển xuất khẩu theo hướng sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên như hiện nay thì việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hơn nữa là điều khó khăn, lợi thế trong hội nhập sẽ giảm đáng kể. Muốn hạn chế nhập siêu, lành mạnh hoá cán cân thương mại đang trong tình trạng thâm hụt, về nguyên tắc có thể hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, đang đẩy mạnh hội nhập, nới lỏng rào cản để thực hiện tự do hoá thương mại thì nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, mục tiêu hạn chế nhập khẩu để giảm mức độ nhập siêu ngay trong ngắn hạn là khó đạt được. 2.2.4. Nhập khẩu theo nhóm hàng Xét theo cơ cấu nhóm hàng, cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng giảm nhanh. Trước năm 1995, tỷ trọng nhóm hàng nhập khẩu tiêu dùng dao động trong khoảng 13% - 15%. Từ năm 1996 đến nay, tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể và ổn định ở mức 7% - 8%. Xét trong cả giai đoạn từ 2000-2006, hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm tỷ trọng bình quân 7% - 11%. Điều này đã thể hiện đúng định hướng nhập khẩu của nước ta là: giảm tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng, tăng tỷ trọng hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời cũng phản ánh xu hướng: nhập khẩu đã góp phần phát triển sản xuất trong nước theo hướng thay thế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tỷ trọng nhóm hàng nhập khẩu là tư liệu sản xuất từ năm 1996 đến nay tương đối ổn định, dao động từ 91 - 93%. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc thiết bị, động cơ, phụ tùng và nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng tương đối ổn định, ít có thay đổi lớn. Tuy vậy, nguyên, nhiên vật liệu trong giai đoạn 2000 - 2006 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu (63,2% - 76,5%) Bảng 2- 6: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (%) Năm Nhóm hàng 1990 1995 2000 2003 2004 2005 2006 A. Tư liệu sản xuất 85,1 84,8 93,8 93,6 93,1 89,6 91,3 Máy móc và thiết bị 27,3 25,7 30,6 32,4 30,4 14,3 14,8 Nguyên, nhiên, vật liệu 57,8 59,1 63,2 61,2 62,7 75,3 76,5 B. Vật phẩm tiêu dùng 14,9 15,2 6,2 6,4 6,9 10,4 8,7 Thực phẩm 2,5 3,5 1,9 2,3 2,4 - - Hàng y tế 1,5 0,9 2,2 1,6 1,9 1,4 1,2 Hàng tiêu dùng khác 10,9 10,8 2,1 2,5 2,6 8,9 7,5 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của nhóm nghiên cứu Trị giá nhập khẩu tăng và xu hướng tăng tỷ trọng tư liệu sản xuất là kết quả tất yếu của tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng cao của nhóm nguyên nhiên vật liệu cũng cho thấy sự phụ thuộc của hàng xuất khẩu vào nguyên liệu nhập khẩu còn khá lớn. Chẳng hạn, nguyên liệu nhập khẩu trong ngành may mặc chiếm đến 70%, da giày: 80%, ngành gỗ 50%, ngành nhựa: 85%, ngành điện tử: 90%. Điều đó nói lên tính chất gia công còn cao, giá trị gia tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu cũng có những thay đổi. Nếu so sánh số liệu 10 mặt hàng chủ yếu nhập khẩu bình quân giai đoạn 2001-2006 với giai đoạn 1996-2000 có thể thấy mức tiêu thụ các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng khá. Xăng dầu, nguyên phụ liệu may mặc, da giầy, phân bón và sắt thép vẫn là những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Bên cạnh đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, xe máy có xu hướng chững lại, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu ô tô những năm gần đây tăng khá nhanh. So với các nước đang phát triển trong khu vực tỷ lệ nhập khẩu máy móc - thiết bị của họ thường chiếm 30% - 40% tổng kim ngạch nhập khẩu thì tỷ trọng nhập khẩu máy móc ở Việt Nam như vừa qua vẫn còn thấp. Điều này cho thấy việc Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp nước ta vào hàng rất thấp về đổi mới công nghệ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là điều dễ hiểu. Nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đồng thời tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị khá nhỏ bé và hầu như không được cải thiện trong khoảng thời gian dài (1996-2006) cho thấy xuất khẩu nước ta quá phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài và công nghệ chậm được thay đổi và mở rộng. Điều này cho thấy sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ cũng như sản xuất thay thế nhập khẩu, sự yếu kém về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế xét theo năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)(1). Do đó nếu không đổi mới công nghệ, việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian sẽ không cải thiện được giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu. Điều này sẽ hạn chế việc cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn. 2.2.5. Mục tiêu nhập khẩu 5 năm(2006-2010) Kiềm chế nhập siêu, phấn đấu tiến tới cân bằng hợp lý cán cân xuất – nhập khẩu. Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến; giữ thế chủ động trong nhập khẩu, tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn; giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian; hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất và đáp ứng được. Tốc độ tăng nhập khẩu đạt khoảng 14,7%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 36,9 tỷ USD năm 2005 lên 73,5 tỷ USD năm 2010 và 286,5 tỷ USD trong cả 5 năm. Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng gồm các loại như ô tô, linh kiện ô tô, xe máy và các loại máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng phục vụ sản xuất. Cần ưu tiên nhập khẩu của các nước phát triển có nền công nghiệp chế tạo tiên tiến. Chú trọng dây chyền công nghệ vừa đáp ứng được chất lượng, giá cả và điều kiện của Việt Nam. Dự kiến 5 năm tới, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 93,4 tỷ USD, tăng 15,2%/năm. Nhóm nguyên, nhiên, vật liệu bao gồm xăng dầu, phân U-rê, thép thành phẩm và phôi thép; các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như bông sợi, chất dẻo, giấy, tân dược, hóa chất, nguyên phụ liệu may, giày dép, vải….; dự kiến giảm dần lượng nhập khẩu do khả năng sản xuất trong nước ngày càng tăng. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả 5 năm đạt 174,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 60,8%, tăng 14,4%/năm. Tập trung nhập khẩu các mặt hàng: xăng dầu tăng 5,1%/năm; phôi thép tăng 9,5%/năm; nguyên phụ liệu dệt, may, da tăng 12%/năm; bông xơ và sợi các loại tăng 13%/năm, chất dẻo tăng 20,6%/năm…. Hình 2-2: Biểu đồ kinh ngạch nhập khẩu Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27,6% so với tháng trước và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 46,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,3 tỷ USD, giảm 41,1%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước của tháng Một năm 2009 nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1 tỷ USD, giảm 19,5%; xăng dầu đạt 244 triệu USD, giảm 75,2%; vải đạt 230 triệu USD, giảm 20,6%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 200 triệu USD, giảm 45,1%; sắt thép đạt 155 triệu USD, giảm 82,3%; chất dẻo đạt 130 triệu USD, giảm 53%; nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 triệu USD, giảm 35,9%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng Một năm nay giảm là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, trong đó giá xăng dầu giảm 56,2%; giá chất dẻo giảm 33,7%; sợi dệt giảm 29,2%; sắt thép giảm 9,4%. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu tháng Một của năm 2009. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 01/2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỷ USD của cùng kỳ năm trước (bằng 48,3% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu). Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu giảm mạnh và với tốc độ nhanh khiến xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động nặng nề. Thống kê trong hai tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm 5,1% so với cùng kì năm ngoái và chỉ đạt 8,1 tỷ USD. Đặc biệt các mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng đã giảm mạnh như hàng điện tử giảm 13.7% và giầy dép giảm 7.3%.  Ngoài ra giá các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam cũng đáng giảm mạnh so với năm ngoái hứa hẹn khả năng tụt giảm hơn nữa về kim ngạch xuất khẩu vào cuối năm. Điển hình là giá gạo, cà phê, dầu thô đều có mức giảm từ 30% đến 70%.  Bên cạnh đó nếu phân tích kĩ hơn cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hai tháng đầu năm 2009 chúng ta có thể thấy rõ hơn nguy cơ tụt giảm kim ngạch trong các tháng tiếp theo là rất cao. Trong hai tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu kim loại quý mà cụ thể là vàng tăng vọt so với năm ngoái đạt 939 triệu USD (trong khi cả năm 2008 chỉ đạt 13 triệu USD). Việc cho phép đẩy mạnh xuất khẩu vàng có thể coi là một bước đi khôn ngoan của chính phủ trong bối cảnh hiện nay nhằm tránh thâm hụt thương mại và cân bằng cán cân thanh toán. Tuy nhiên giải pháp này chỉ mang tính ngắn hạn do lượng vàng dự trữ trong nước cũng chỉ có hạn.  Trong năm 2009 chính phủ dự định sẽ dùng một tỷ đôla để hỗ trợ tín dụng cho các công ty xuất khẩu hiện bị thiếu vốn. Tuy nhiên khó khăn chủ yếu của các công ty này lại không phải là thiếu vốn mà là nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính sụt giảm. Điều này thật sự nằm ngoài tầm với các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu của chính phủ. Theo lý thuyết, để kích thích khuyến khích xuất khẩu cần làm mất giá VND ở một mức độ nào đó khiến cho hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên đó là một lựa chọn thực sự khó khăn đối với Việt Nam. Thứ nhất nợ nước ngoài của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam hiên đang ở mức cao (chiếm khoảng 44% GDP) và rất đáng báo động. Thống kê cho thấy nợ nước ngoài của các doanh nghiệp hiện nay vào khoảng 17 đến 18 tỷ USD. Do đó VND mất giá sẽ gia tăng gánh nặng nợ nần lên cả quốc gia gây bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai tỷ giá quá có lợi cho DN xuất khẩu cũng sẽ là rất bất lợi cho DN nhập khẩu. Trong khi đó 80% nguyên vật liệu, phục vụ sản xuất đang phải nhập khẩu và tới đây khi sản xuất được khôi phục thì nhu cầu nhập khẩu sẽ còn tăng. Năm 2008 chứng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Một mặt, những điều chỉnh này được thực hiện theo các cam kết thuế quan giữa các nước thành viên khối ASEAN và theo lộ trình gia nhập WTO; mặt khác, đây cũng là ứng xử của nhà điều hành chính sách trước những biến động mạnh và bất thường trên thị trường thế giới nhằm hỗ trợ cho sản xuất, bình ổn thị trường trong nước 2.3. Những vấn đề cần hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu sau khi gia nhập tổ chức thương mai thế giới 2.3.1.1. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc điều chỉnh chính sách thuế quan và phi thuế quan Việc giảm thuế quan có thể làm giảm tỷ trọng thu thuế XNK trong tổng thu thuế, mặc dù giá trị tuyệt đối có thể tăng ở các nước đang phát triển. Thất thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu thường có tầm quan trọng thứ hai ở các nước phát triển song là vấn đề lo ngại đối với các nước có thu từ thuế XNK chiếm tỷ trọng cao. Sự sụt giảm thu thuế XNK không những gây khó khăn về ngân sách cho những nước có độ phụ thuộc vào thu thuế XNK cao mà cũng có thể gây lúng túng trong tìm kiếm nguồn thu bổ sung để tài trợ cho các khoản chi trong nước. Như vậy, việc giảm thu từ XNK gây nên những khó khăn nhất định đối với ngân sách nhà nước cho các thành viên mới của WTO. Để giảm thiểu các khó khăn này, các chính phủ đã thực hiện điều chỉnh chính sách thu chi ngân sách của mình Kinh nghiệm nhiêu nước đang phát triển cho thấy, trong xu thế nguồn thu XNK giảm tương đối, nhiều chính phủ đã sử dụng các biện pháp: Thứ nhất: Thiết lập hệ thống thu thuế hữu hiệu nhằm bù đắp thất thu từ nguồn này. Điều này có thể đạt được bằng cách sớm chuyển dịch cơ sở thuế từ thuế XNK sang một cơ chế rộng hơn như thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân Thứ hai: Tăng hiệu quả thu thuế từ các loại thuế hiện có Thứ ba: Cải thiện hiệu quả của hệ thống thuế hiện hành thông qua việc tăng hiệu quả và cắt giảm chi ngân sách. Ngoài ra, cải cách các biện pháp thương mại có tác động tích cực tới nguồn thu(như thuế quan hóa, cắt giảm diện miễn thuế) và tác đông trung tính( chưa rõ ràng) tới nguồn thu được tăng cường ở nhiều nước Tuy vậy, áp lực cắt giảm chi NSNN có thể làm giảm khả năng của chính phủ trong cung ứng các dịch vụ xã hội thiết yếu và khả năng tài trợ vốn cho các chiến lược phát triển. Như vậy ngoài việc thiết lập một bộ máy thu thuế hữu hiệu, thực hiện đồng thời các chiến lược nhằm bổ sung nguồn thu thiếu hụt từ thu XNK là điều quan trọng đối với các thành viên sau khi gia nhập WTO. Nhiều thành viên WTO đã áp dụng mức thuế quan thực tế đối với hàng nông sản thấp hơn nhiều so với mức thuế quan đã cam kết. Theo tính toán của The National Board of Trade(2004) sau khi gia nhập WTO, 32 nước được lựa chọn nghiên cứu trên thế giới đã giảm mức thuế suất thực tế từ mức thuế cam kết trung bình là 84% xuống còn 20%. Các nước châu Mỹ La tinh có mức thuế quan thực tế thấp nhất, các nước châu phi có mức thuế quan ràng buộc cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là do:(i) nhiều nước đang phát triển khó có thể sử dụng thuế quan để duy trì mức giá một số mặt hàng nông sản cơ bản, nhất là những nước nhập khẩu lương thực ròng, nơi người dân sử dụng phần lớn lương thực của mình để mua lương thực;(ii) yêu cầu của một số định chế quốc tế cho vay nợ như IMF,WB;(iii) nhiều nước có chiến lược riêng của mình mặc dù đã tuân thủ hoàn toàn các cam kết với WTO và các định chế quốc tế khác;(iv)một số nước muốn giữ khoảng cách giữa hai mức thuế quan để tạo độ linh động khi cần thiết phải điều chỉnh mức thuế quan thực tế để thực hiện các mục tiêu phát triển của mình Tóm lại, kinh nghiệm các nước đang phát triển cho thấy việc cắt giảm đáng kể mức thuế quan nên sớm được thực hiện cùng với việc cải cách hệ thống thuế nhằm bổ sung nguồn thu thuế, giảm thiểu thâm hụt NSNN, đồng thời đảm bảo chi ngân sách có hiệu quả. Ngoài ra việc hỗ trợ tăng xuất khẩu/ sản lượng như là một hệ quả của tự do hóa thương mại có thể tạo một nền tảng an toàn để bổ sung cho nguồn thu NSNN 2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực thi các cam kết gia nhập WTO và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi là thành viên của WTO Trung Quốc là một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất là trong cải cách kinh tế nói chung va cải cách thương mại nói riêng Trung Quốc thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan Trung Quốc đã cam kết cắt giảm mức thuế quan đáng kể, với mức cắt giảm 2,4 điểm phần trăm trong giai đoạn 2002-2005. Mức thuế quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.doc
Tài liệu liên quan