Luận văn Hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp cho các sản phẩm của công ty cao su Sao Vàng

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . Trang

Chương I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP 3

I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỆ THỐNG XÚC TIẾN HỖN HỢP. . .3

1. Khái niệm và thực chất về hệ thống xúc tiến hỗn hợp .3

2. Xúc tiến hỗn hợp-Một bộ phận cấu thành của Marketing-mix .3

3. Vai trò của hệ thống xúc tiến hỗn hợp .5

4. Các công cụ của hệ thống xúc tiến hỗn hợp .6

5. Những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp .13

5.1/ Sự tác động qua lại giữa P4 với các P khác của Marketing-mix . .13

5.2/ Một số tác nhân khác .17

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. .18

1. Những quyết định về các bước của quá trình truyền thông .18

1.1/ Quá trình truyền thông 18

1.2/ Các bước của quá trình truyền thông .19

2. Những quyết định chiến lược trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp .24

2.1/ Quyết định về xác lập ngân sách cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp .24

2.2/ Quyết định về hệ thống xúc tiến hỗn hợp và phân bổ ngân sách 26

3. Tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến hỗn hợp và kiểm tra đánh giá.27

3.1/ Tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến hỗn hợp .27

3.2/ Kiểm tra đánh giá và hiệu chỉnh quá trình tổ chức P4 28

chương II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA CÔNG TY CAO SU

SAO VÀNG .30

I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TỪ SẢN PHẨM CAO SU Ở VIỆT NAM. 30

1. Đặc điểm chung của thị trường trong nước .30

2. Triển vọng phát triển nhu cầu về sản phẩm cao su trong tương lai .32

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CAO SU SAO VÀNG . .33

1. Một số nét khái quát về công ty cao su sao vàng .33

1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cao su sao vàng 33

1.2/ Loại hình và các sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty .36

1.3/ Cơ cấu bộ máy của công ty .36

1.4/ Đặc điểm nguồn lực của công ty 40

1.5/ Tình hình cạnh tranh .44

2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cao su sao vàng trong một số năm qua .46

2.1/ Sản lượng và doanh thu .46

2.2/ Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh .48

3. Thực trạng triển khai hoạt động Marketing-mix của công ty cao

su Sao Vàng .50

3.1/ Chính sách sản phẩm .50

3.2/ Chính sách giá . 51

3.3/ Chính sách phân phối .52

3.4/ Chính sách xúc tiến hỗn hợp . .54

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA CÔNG TY

CAO SU SAO VÀNG .55

1. Đánh gía những hoạt động mang tính chất chiến lược .55

1.1/ Vị thế hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong công ty cao su Sao Vàng 55

1.2/ Xác định tổng ngân sách truyền thông .56

1.3/ Cơ cấu các công cụ hợp thành hệ thống xúc tiến hỗn hợp và phân.

bổ ngân sách cho từng công cụ .57

2. Đánh giá việc tổ chức quá trình truyền thông Marketing .58

2.1/ Xác định khách hàng mục tiêu .58

2.2/ Xác định phản ứng của người nhận tin .59

2.3/ Thiết kế thông điệp .60

2.4/ Phương tiện sử dụng trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp .60

2.5/ Tổ chức thực hiện và hoàn chỉnh lần cuối . .62

Chương III:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA CÔNG

TY CAO SU SAO VÀNG 64

I. NHỮNG CĂN CỨ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XÚC TIẾN HỖN HỢP . .64

1. Những biến đổi về môi trường Marketing 64

2. Những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong hoạt động Marketing

của công ty . .66

2.1/ Những mục tiêu ngắn hạn .66

2.2/ Mục tiêu Marketing dài hạn và nhiệm vụ cho hoạt động xúc tiến .68

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XÚC

TIẾN HỖN HỢP .70

1. Hoạch định chương trình tổ chức hoạt động xúc tiến hỗn hợp .70

1.1/ Xác định công chúng nhận tin 70

1.2/ Xác định phản ứng của người nhận tin .72

1.3/ Thiết kế thông điệp .72

1.4/ Lựa chọn phương tiện thực hiện .73

1.5/ Tổ chức thực hiện và hiệu chỉnh 75

2. Quản lý quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp .77

2.1/ Xây dựng ngân sách cho hoạt động của từng công cụ 77

2.2/ Quản lý ngân sách hoạt động xúc tiến hỗn hợp .77

2.3/ Quản lý cơ cấu các công cụ thực hiện .78

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC. .79

1. Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing mix cho công ty .79

2. Phối hợp P4 với các P1,P2,P3 của Marketing-mix .81

3. Các giải pháp về tài chính, công nghệ, nhân lực .82

kết luận .84

Tài liệu tham khảo .85

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp cho các sản phẩm của công ty cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các loại ngoài ra còn có một vài sản phẩm bằng cao su khác: Lót vành, dây curoa, cao su kỹ thuật.. Cầu đối với sản phẩm của công ty sẽ trở thành bộ phận, chi tiết của các sản phẩm hoàn chỉnh khác như: Xe đạp, xe máy, ôtô... Vì vậy quy mô cơ cấu cũng như chủng loại sản phẩm của công ty phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của thị trường sản phẩm mà sản phẩm của công ty là một chi tiết, bộ phận cấu thành. Ngoài ra sự biến động nhu cầu về sản phẩm của công ty còn phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng của con người như đối với sản phẩm săm lốp là một sản phẩm kinh doanh chính của công ty thì biến động về cầu đối với sản phẩm săm lốp nó còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng phương tiện đi lại nhiều hay ít. Trong một vài năm gần đây tốc độ cơ giới hoá ngày càng tăng. Điển hình là các phương tiện giao thông vận tải có những chuyển biến nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại. Chính vì vậy nhu cầu về các sản phẩm săm lốp là rất đa dạng và phong phú. Cơ cấu của thị trường này cũng đang có những chuyển biến rõ rệt. Thị trường xe máy không chỉ còn tập chung ở thành phố, thành thị mà còn bắt đầu phát triển mạnh ở các vùng nông thôn. Do đó nhu cầu về sản phẩm săm lốp các loại của xe máy ở các vùng nông thôn cũng tăng nhanh. 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý . Bước sang cơ chế thi trường, công ty cao su sao vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với hoàn cảnh của công ty, nâng cao năng lực bộ máy gián tiếp tham mưu chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. (Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của nhà máy trang sau). Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Giám đốc công ty: Lãnh đạo chung toàn bộ máy quản lý và sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty. Phó giám đốc phụ trách sản xuất và bảo vệ sản xuất: Có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty trong định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều hành các đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như công tác bảo vệ an toàn cho sản xuất, kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất (khi được uỷ quyền). Duyệt danh sách công nhân được đào tạo nâng bậc, kết quả nâng bậc. Giúp giám đốc công ty điều hành công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc công ty phu trách kinh doanh, đời sống: Có nhiệm vụ xem xét tồn kho và yêu cầu sản xuất. Ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, duyệt nhu cầu mua nguyên vật liệu, duyệt danh sách nhà thầu phụ được chấp nhận, ký đơn hàng, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu (khi được uỷ quyền). Tìm hiểu thị trường, tiến hành tổ chức tham gia hội chợ, xem xét tổ chức quảng bá sản phẩm, xem xét và quyết định mở các đại lý. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến công tác kinh doanh (khi được uỷ quyền). Quan tâm đến đời sống của công nhân viên trong toàn công ty, giúp họ an tâm sản xuất. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và xuất khẩu: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường xuất khẩu của công ty. Xem xét nhu cầu và năng lực của công ty về sản phẩm xuất khẩu. Giúp giám đốc công ty điều hành các công việc có liên quan đến công tác kỹ thuật. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến kỹ thuật, công tác xuất khẩu (khi được uỷ quyền). Phó giám đốc công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty điều hành các công việc liên quan đến công tác xây dựng cơ bản. Kiểm tra nội dung, phê duyệt lài liệu có liên quan đến xây dựng cơ bản (khi được uỷ quyền). Phó giám đốc công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại chi nhánh cao su Thái Bình kiêm giám đốc chi nhánh cao su Thái Bình: Có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản tại chi nhánh cao su Thái Bình. Điều hành các công việc có liên quan đến công tác sản xuất, công tác bảo vệ sản xuất cũng như kiểm tra, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất của chi nhánh cao su Thái Bình. Phòng tổ chức hành chính: Với chức năng chính tham mưu cho giám đốc và ban lãnh đạo công ty về tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo và công tác văn phòng. Đó chính là công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên hợp lý trong toàn công ty nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. Nghiên cứu đề xuất các phương án về lao động, tiền lương, đào tạo, phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn trên cơ sở thực tế của kế hoạch sản xuất. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thông tin và kiểm tra tài sản của công ty với hai mặt của nó là vốn và nguồn hình thành tài sản đó. Phòng nắm vững thực trạng tài chính của công ty, khả năng thanh toán cũng như khả năng chi trả của công ty với bạn hàng. Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính hàng năm và theo dõi thực hiện mua bán vật liệu, thiết bị cho sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hoá làm ra. Căn cứ vào nhu cầu thông tin trên thị trường mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. Phòng đối ngoại-xuất nhập khẩu: Nhập khẩu các vật tư, hàng hoá, công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất mà không đạt yêu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của công ty. Phòng kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, đồng thời có nhiệm vụ xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thông qua các thí nghiệm nhanh trong sản xuất. Kiểm tra, tổng hợp, nghiên cứu công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Phòng kỹ thuật cơ năng: Phụ trách các hoạt động cơ khí, năng lượng động lực và an toàn lao động. Phòng xây dựng cơ bản: Tổ chức thực hiện các đề án đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều rộng và chiều sâu. Nghiên cứu và đưa ra các dự án khả thi trình giám đốc xem xét để có kế hoạch đầu tư. Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá đầu vào, đầu ra. Thí nghiệm nhanh để đánh gí chất lượng sản phẩm. Phòng thí nghiệm trung tâm: Thực hiện công việc nghiên cứu sản phẩm mới, khi có đơn đặt hàng mà trong danh mục sản phẩm của công ty không có. Nghiên cứu cải tiến chất lượng và tính năng cho sản phẩm hiện có. Phòng điều độ sản xuất: Đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất kinh doanh, điều tiết sản xuất có số lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để công ty có phương án kịp thời. Phòng kho vận: Thực hiện chức năng điều hành, tổ chức vận chuyển tới các đại lý, khách hàng khi có lệnh. Tổ chức lưu kho hàng hoá cũng như nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Phòng đời sồng: Khám chưa bệnh cho cán bộ công nhân viên, thực hiện kế hoạch phòng dịch, sơ cấp trường hợp tai nạn, chăm lo sức khoẻ, công tác y tế, môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Phòng quân sự, bảo vệ: Bảo vệ tài sản, vật tư, hàng hoá của công ty, phòng, chống cháy nổ, xây dựng, huấn luyện lực lượng tự vệ hàng năm, thực hiện nghĩa vụ quân sự với nhà nước. Phòng tiếp thị-bán hàng: Căn cứ vào thông tin nhu cầu trên thị trường, lập kế hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, khuyến mãi, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Các phòng ban trên có liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhau nhau phấn đấu vì mục tiêu chung đó là sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Từ đó làm cho thu nhập của người lao động tăng lên. Góp phần đưa nền kinh tế đất nước tiến lên. Đặc điểm nguồn lực của công ty: * Xí nghiệp và cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất. Công ty Cao Su Sao Vàng hiện có 4 xí nghiệp phục vụ cho sản xuất sản phẩm bao gồm: - Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất chủ yếu là săm lốp xe máy. - Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có tổ sản xuất tanh xe đạp. - Xí nghiệp cao su số 3: Sản xuất lốp ôtô. - Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất săm xe đạp, ôtô, yếm ôtô, cao su kỹ thuật. Ngoài ra công ty còn có 4 đơn vị sản xuất phụ trợ, chủ yếu cung cấp năng lượng, động lực, điện máy và ánh sáng cho công ty: - Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. - Xí nghiệp cơ điện : Tạo một số phụ tùng thay thế, quản lý hệ thống cung cấp điện của toàn công ty. Công ty Cao Su Sao Vàng còn có 4 đơn vị trực thuộc là: - Nhà máy pin cao su Xuân Hoá: Sản xuất chính là pin các loại. - Chi nhánh cao su Thái Bình: Sản xuất chính là săm lốp xe đạp. - Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà: Chuyên sản xuất bán thành phẩm cho các đơn vị khác trong công ty. - Nhà máy cao su Nghệ An: Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp. Về vật chất (máy móc, công nghệ ) phục vụ sản xuất: Khi mới thành lập, hầu hết số máy móc thiết bị, công nghệ là do Trung Quốc và Liên Xô tài trợ. Đến nay công ty đã từng bước thay đổi bổ xung các máy móc thiết bị hiện đại dần để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su là khép kín từ khâu sơ chế qua khâu chế biến. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất của công ty vẫn chưa mang tính đồng bộ cao. Công ty cần phải thay dần những công nghệ cũ, lỗi thời bằng những công nghệ hiện đại để kịp thời thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp nhu cầu thay đổi trên thị trường. Mặc dù vậy nhưng hầu hết số máy móc, dây chuyền công nghệ này hoạt động vẫn không hết công suất. Công ty đã để lãng phí và chưa biết khai thác hết khả năng hoạt động của nó. Có tình trạng này là do trình độ của công nhân viên chưa cao, thiếu những kỹ sư giỏi, thiếu những công nhân lành nghề. Bảng : 2 Một số máy móc thiết bị chính của công ty. STT Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá (100 đ) 1 Máy luyện các loại TQ, VN, LX 1960,1975,1992 886719 2 Máy cán các loại TQ 1976 615861 3 Máy cuộn vải TQ 1961 6900 4 Máy nén khí VN, Mỹ 1993,1996 191695 5 Máy lưu hoá TQ, LX, VN 1965,1979,1993 2152425 (Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư công ty Cao Su Sao Vàng) * Đặc điểm tài chính của công ty. Tình hình nguồn vốn của công ty phục vụ cho sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2000, 2001 và 2002 có sự biến động như sau: Bảng : 3 Tình hình biến động tài chính của công ty Đơn vị tính:1000đ Năm 2000 2001 2002 -Vốnkinh doanh: +Vốn ngân sách +Vốn tự bổ sung 88.518.520 66.635.000 21.884.000 88.619.470 66.634.620 21.984.850 89.376.000 76.376.000 13.000.000 -Vốn cố định: +Vốn ngân sách 75.524.959 55.405.000 75.625.000 55.406.000 76.014.800 -Vốn lưu động +Vốn ngân sách 12.993.561 11.229 12.993.561 13.361.200 -Nguyên giá TSCĐ 238.345.998 261.900.337 274.786.000 -Hao mòn TSCĐ 98.190.998 118.970.280 140.326.000 -Giá trị còn lại 140.155.000 142.952.057 134.460.000 (Nguồn: phòng kế hoạch vật tư công ty Cao Su Sao Vàng) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty có sự tăng lên giữa năm sau so với năm trước. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 100950 nghìn đồng. Trong đó: Vốn cố định tăng: 10041 nghìn đồng (0,13%), Vốn lưu động vẫn giữ nguyên không có sự thay đổi. Năm 2002 tăng so với năm 2001: 75630 nghìn đồngTrong đó: Vốn cố định tăng 389800 nghìn đồng (0,52%). Vốn lưu động tăng: 367639 nghìn đồng (2,8%). Về nguyên giá tài sản cố định có sự tăng lên qua các năm điều này chứng tỏ công ty có mua mới hay có sử dụng thay đổi, bổ sung thêm vào nguồn tài sản cố định trong các năm. * Đặc điểm nhân lực của công ty. Tình hình nhân lực của công ty cao su sao vàng có sự thay đổi qua một số năm như sau: Bảng: 4 Tình hình nhân sự của công ty Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính: Người 1999 2000 2001 Tổng số công nhân viên 2385 2629 2916 Trong đó: Nữ 844 983 1031 Độ tuổi Dưới 25 209 243 249 Từ 25đ35 513 573 688 Từ 35đ45 1209 1209 1238 Từ 45đtrở lên 436 604 741 Trình độ VH PTCS 698 839 621 PTTH 1624 1586 2168 Trình độ CM Đại học 245 309 320 Trung học 176 184 85 Đảng viên 394 415 444 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty cao su sao vàng) Nhận xét: Từ bảng trên ta có thể thấy rằng đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có sự biến đổi lớn về cơ cấu tuổi cũng như trình độ văn hoá và chuyên môn. Tổng số lượng công nhân viên của nhà máy qua 3 năm 1999, 2000, 2001 luôn tăng: Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 214 người (9%) trong đó nữ tăng là 39 người. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 287 người (11%) trong đó nữ tăng 48 người. Về cơ cấu tuổi độ tuổi khoảng 35→45 chiếm tỷ lệ cao nhất và duy trì khá đều trong 3 năm. Sau đó đến độ tuổi từ 45 trở lên, từ 25 đến 35 và cuối cùng là độ tuổi dưới 25. Về trình độ văn hoá: Đến năm 2001 những công nhân viên của nhà máy có trình độ văn hoá PTCS giảm rõ rệt chỉ còn 621 người tức đã giảm so với năm 2000 là 218 người (26%). Số lượng nhân viên có trình độ văn hoá PTTH đã tăng lên. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 582 người (37%). Về trình độ chuyên môn: Lượng cán bộ tốt nghiệp Đại học ngày càng tăng. So sánh giữa năm 1999 với năm 2001 ta thấy những cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học đã tăng lên 85 người (35%) . Cùng với nó là sự giảm đáng kể của những người có trình độ chuyên môn trung cấp. Năm 2001 giảm so với năm 1999 là 91 người (52% ). Đây là những biểu hiện tích cực về tình hình nâng cao trình độ cho công nhân viên của công ty để thích hợp với điều kiện cạnh tranh của thị trường. Do thực hiện tốt nghiêm chỉnh chấp hành và hoàn thành những gì mà nhà nước giao. Nên đã có nhiều thành viên công ty được kết nạp vào hàng ngũ của đảng. Năm 2001 số lượng đảng viên tăng lên so với năm 1999 là : 50 người. 1.5. Tình hình cạnh tranh. Cạnh tranh được coi là tính cố hữu của nền kinh tế thị trường. Mọi công ty hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường đều phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm dù là hữu hình hay vô hình. Năng lực cạnh tranh của công ty nó quyết định sự tồn vong của công ty đó. Vì vậy mỗi công ty đều phải xác định cho mình những đối thủ cạnh tranh chính hiện tại hay tiềm ẩn. Việt Nam kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới thì các công ty hoạt động kinh doanh trong lãnh vực công nghiệp cao su ngày càng tăng. Điều này dẫn đến đối thủ cạnh tranh của công ty cao su sao vàng cũng tăng lên. Không chỉ có ở trong nước mà cả những đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Gần đây các công ty Trung Quốc được coi là đối thủ nặng ký không chỉ riêng đối với công ty sao vàng mà cả đối với các công ty khác trong nước thậm chí cả các công ty nước ngoài. Sản phẩm săm lốp Trung Quốc tràn ngập thị trường, mẫu mã đẹp và phong phú. Hơn nữa giá của nó rẻ hơn rất nhiều so với giá sản phẩm của công ty. Hiện nay trên thị trường công ty phải đối đầu với một số đối thủ cạnh tranh chính như sau: Công ty cao su Miền Nam, công ty cao su Inoue Việt Nam, công ty cao su Đà Nẵng, GoodYear của Mỹ, Billa của ấn Độ, Champion của Thái Lan... Ngoài ra còn nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Trong các đối thủ trên, Công ty cao su Miền Nam được công ty đánh giá rất cao. Trong mấy năm gần đây nhờ coi trọng đúng đắn vai trò hoạt động Marketing trong kinh doanh và có những định hướng theo quan điểm Marketing cho những sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường. Công ty cao su Miền Nam đã dần dần chiếm lĩnh hầu hết thị trường Miền Nam, làm cho thị trường của công ty bị thu hẹp và đang có su hướng mở rộng sang Miền Bắc và nước ngoài. Sản phẩm của công ty cao su Miền Nam theo như sự đánh giá của người tiêu dùng là có chất lượng tốt trong khi giá lại thấp hơn so với giá sản phẩm của công ty sản suất. Công ty cao su Miền Nam nhờ sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, đáp ứng nhu cầu thay đổi trên thị trường. Vì vậy họ đã nhanh chóng có được một vị thế cao trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm săm lốp. Đứng trước đối thủ cạnh tranh là công ty cao su Miền Nam. Công ty cao su Sao Vàng đã phải chấp nhận bán sản phẩm của mình ở thị trường Miền Nam với mức giá thấp hơn hẳn so với thị trường Miền Trung và Miền Bắc, dù rằng sản phẩm đó công ty còn phải chiụ thêm chi phí vận chuyển. Công ty cao su Inoue Việt Nam là công ty liên doanh với công ty cao su Sao Vàng. Mặc dù được thành lập muộn hơn rất nhiều so với những công ty cao su khác, nhưng lại là một đối thủ đáng nể. Sản phẩm kinh doanh chính là săm lốp xe máy, ôtô, máy bay. Đây là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, dây truyền công nghệ và trang thiết bị máy móc hết sức hiện đại. Đặc biệt là hoạt động Marketing được chú trọng hàng đầu đã giúp công ty nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và niềm tin của người tiêu dùng. Thị trường không ngừng được mở rộng với định hướng chính là thị trường công nghiệp. Nên thị trường công nghiệp của công ty cao su Sao Vàng có sự giảm sút trong mấy năm gần đây. Tuy công ty cao su Sao Vàng là công ty liên doanh với công ty Inoue, nhưng công ty chỉ góp vốn và hưởng lợi nhuận còn mọi hoạt động về sản xuất kinh doanh do phía Inoue quyết định. Ngoài ra còn nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong tương lai như: Công ty cao su Đà Nẵng, GoodYear của Mỹ, Billa của ấn Độ ... và nhiều đối thủ nhỏ khác cũng đang đe doạ, gặm nhấm dần thị phần của công ty. Nếu công ty không có chính sách Marketing hữu hiệu để giữ thị phần và phát triển nên trước các đối thủ cạnh tranh trên thì quả là đáng lo ngại cho công ty trong nhiều năm tới. Tuy nhiên hiện tại xét về tổng thể thị trường, công ty cao su Sao Vàng vẫn được coi là một trong những công ty mạnh nhất trong ngành săm lốp nói riêng và cao su nói chung. Bảng: 4 Thị phần của công ty so với các công ty khác trong nước năm 2001 Đơn vị tính: % Công ty Thị phần STT Thị phần tương đối trên thị trường Săm, lốp xe đạp Săm, lốp xe máy Săm lốp ôtô 1 Công ty sao Su Sao Vàng 35 24 10 2 Công ty cao su Đà Nắng 18 10 2 3 Công ty cao su Miền Nam 25 18 5 4 Các công ty khác 22 48 83 (Nguồn :Phòng tiêu thụ bán hàng công ty cao su Sao Vàng) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Sao Vàng một số năm qua. 2.1/ Sản lượng và doanh thu tiêu thụ. Là một công ty đang dẫn đầu thị phần về sản phẩm săm lốp các sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục trong những năm gần đây Và nhờ có nhưng định hướng đúng mà kết quả kinh doanh của công ty có nhiều khởi sắc. Kết quả và lượng sản phẩm thực hiện và doanh thu của công ty được thể hiện dưới bảng sau. Bảng: 5 Lượng sản phẩm thực hiện và doanh thu của công ty. Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 T/hiện T/hiện T/hiện T/hiện *Doanh thu Tr.đ 286731 275436 334761 341461 *Sản lượng sản phẩm chiếc -Lốp xe đạp chiếc 6645014 7595327 8013264 6895590 -Săm xe đạp chiếc 7785590 8568701 7524563 7348630 -Lốp xe máy chiếc 463000 601397 759319 1201230 -Săm xe máy chiếc 1071283 1258262 1644156 2066240 -Lốp ôtô chiếc 104546 134809 160877 130480 -Săm ôtô chiếc 83830 94753 100137 93210 -Yếm ôtô chiếc 8103 15246 23041 18820 -Pin các loại chiếc 29675088 33119006 42495780 45985460 (Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư công ty cao su Sao Vàng) Nhận xét: Qua bảng cho thấy các sản phẩm săm lốp xe đạp, săm lốp ôtô, yếm ôtô đều có sự tăng qua từng năm và cao nhất năm 2000 nhưng lại giảm xuống năm 2001. Sự giảm sút của săm lốp xe đạp là do sự tác động của thị trường xe gắn máy. ở thị trường này do sự thâm nhập của xe máy Trung Quốc có giá rẻ rất phù hợp với thu nhập của người Việt Nam hiện nay. Hơn nữa kiểu dáng, mẫu mã không khác gì loại xe của những hãng danh tiếng khác. Năm 2001 được coi là năm mà thị trường xe máy Trung Quốc đạt tới đỉnh cao ở thị trường Việt Nam từ trước đến nay. Riêng săm xe đạp đã có sự giảm sút từ năm 2000. Điều này là do nhu cầu sử dụng xe đạp đi lại thường xuyên đã giảm, hơn nữa do sự cạnh tranh mà chất lượng săm của các hãng càng tăng lên nhiều. Săm lốp ôtô, yếm ôtô giảm vào năm 2001 là có sự cạnh tranh mạnh từ công ty cao su Miền Nam và công ty liên doanh săm lốp ôtô Inoue. Đây là đối thủ cạnh tranh lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu của công ty cao su Sao Vàng. Săm lốp xe máy: Qua bảng ta thấy số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng không ngừng qua các năm. Về lốp xe: Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 13837 chiếc (30%), năm 2000 tăng so với năm 1999 là 157922 chiếc (26,3%), năm 2001 tăng so với năm 2000 là 441911 chiếc (58,2%). Tốc độ tăng trung bình từ năm 1998—2001 là 38,2%. Về săm xe máy: Năm 1999 so với năm 1998 là 186979 chiếc (17,4%), năm 2000 tăng so với năm 1999 là 385894 chiếc (30,7%), năm 2001 tăng so với năm 2000 là 422084 chiếc (25,7%). Tốc độ tăng trung bình từ năm 1998—2001 là 24,6%. Sự tăng lên không ngừng của săm lốp xe máy cũng như đã giải thích ở trên, đó là do lượng xe máy lưu thông ngày càng nhiều nên nhu cầu tiêu dùng săm lốp càng lớn là điều tất yếu. Pin các loại: Sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng qua các năm, năm đạt tốc độ lớn nhất là năm 2000: 937677 chiếc (28,3%). Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1998—2001 là 16%. Để thấy rõ sự thay đổi của các sản phẩm của công ty chúng ta xem bảng sau. Bảng : 6 Thay đổi sản lượng sản xuất qua các năm. Loại sản phẩm 1999 so 1998 2000 so 1999 2001 so 2000 2002 so 2001 chiếc % chiếc % chiếc % chiếc % Lốp xe đạp 950313 14,3 417937 5.5 -1117674 -14 -430159 -6,2 Săm xe đạp 783111 10 -1044138 -12,2 -175933 -2,3 -351330 -4,8 Lốp xe máy 138397 30 157922 26,3 441911 58,2 -325303 -27 Săm xe máy 186979 17,4 385894 30,7 422084 25,7 681388 33 Lốp ôtô 30263 29 26068 19,3 -30397 -18,9 39102 30 Săm ôtô 10923 13 5384 5,7 -6927 -6,9 46293 50 Yếm ôtô 7143 88 7795 51,1 -4221 -18,3 ----- ---- Pin các loại 3443918 11,6 9376774 28,3 3489680 8,2 2151317 4,7 2.2/ Lợi nhuận thu từ hoạt động sản suất kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và một số chỉ tiêu khác của công ty được thể hiện chi tiết dưới bảng sau. Bảng 7 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu. Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002 T/hiện T/hiện T/hiện T/hiện T/hiện Giá trị TSL Tr.đ 241139 280549 332894 335325 4341917 Doanh thu Tr.đ 286731 275436 334761 341461 366839 Nộp ngân sách Tr.đ 17368 18765 13936 13236 13332 Lợi nhuận Tr.đ 2160 2398 2748 2889 ------ Lao đông BQ Người 2646 2769 2873 2900 2873 Thu nhập BQ Nđ/Ng/t 1250 1320 1334 1334 1390 Tổng quỹ lương Tr.đ 39576 41243 45989 46134 45612 (Nguồn :Phòng kế hoạch vật tư công ty cao su Sao Vàng) Nhận xét: Để đánh giá sự tăng giảm của các chỉ tiêu thực hiện của công ty ta có bảng sau. Bảng 8:Tình hình biến động một số chỉ tiêu của công ty. Chỉ tiêu ĐVT 1999 so1998 2000 so1999 2001so2000 2002 so 2001 D % D % D % D % Giá trị TSL Tr.đ 39410 16,3 52345 18,6 2431 0,73 4006592 Doanh thu Tr.đ -11295 -4 59325 21,5 6700 2 25378 7,4 Nộp NS Tr.đ 1397 8 -4829 -25,7 -700 -5 96 0.73 Lợi nhuận Tr.đ 238 11 350 14,6 141 5,1 Lao đông BQ Người 123 4,6 104 3,8 27 0,9 -2,7 0.9 Thu nhập BQ Nđ/Ng/t 70 5,6 14 1 0 0 5,6 4.2 Tổng QL Tr.đ 1667 4,2 4746 11,5 145 0.3 -522 -1,1 (Nguồn :Phòng kế hoạch vật tư công ty cao su Sao Vàng) Từ bảng trên ta thấy, giá trị tổng sản lượng năm 1999 tăng so với năm 1998 là 16,3%, năm 2000 so với năm 1999 là 18,6. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,73%. Sở dĩ có sự giảm sút trong tăng trưởng này là do công ty đang điều chỉnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất để sang sản xuất nhiều săm lốp ôtô, săm xe máy, Pin các loại. Điều này thể hiện kết quả ở năm 2002. Giá trị tổng sản lượng năm 2002 đã tăng tuyệt đối so với năm 2001 là 4006592 triệu đồng. Về doanh thu : Doanh thu của năm 1999 giảm so với năm 1998 là 11295 triệu đồng, tức chỉ đạt 96% so với năm 1998. Trong khi đó giá trị tổng sản lượng của năm 1999 lại tăng so với năm 1998. Như vậy năm 1999 khả năng tiêu thụ giảm hơn rất nhiều so với năm 1998 dẫn đến số lượng sản phẩm tồn kho tăng lên. Năm 2000 doanh thu tăng so với năm 1999 là 59325 triệu đồng (21,5%). Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 6700 triệu đồng (2%), năm 2002 tăng so với năm 2001 là 25378 triệu đồng (7,4%). Nhu vậy khả tiêu thụ của công ty là không ổn định. Về nộp ngân sách: Mặc dù doanh thu và lợi nhuận năm 2000, 2001 đều tăng. Nhưng nộp ngân sách lại giảm. Sở dĩ có điều trái ngược này là do: Công ty sao su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước, hàng năm nhà nước vẫn phải bỏ ra một khoản ngân sách để trợ cấp vốn kinh doanh cho công ty. Hai năm 2000 và 2001 nhà nước không cấp vốn trực tiếp như trước mà cấp vốn gián tiếp bắng cách khấu trừ vào khoản thuế phải nộp của công ty. Chính vì vậy nộp ngân sách của công ty trong 2 năm đó giảm. Về lợi nhuận. Năm 1999 lợi nhuận tăng so với năm 1998 là 238 triệu đồng (11%), năm 2000 tăng so với năm 1999 là 350 triệu đồng (14,6%). Năm 2001 tăng so với năm 2000 141 triệu đồng (5,1%). Như vậy sự tăng trưởng về lợi nhuận đang có chiều hướng sụt giảm. 3. Thực trạng triển khai hoạt động Marketing mix của công ty cao su Sao Vàng. 3.1/ Chính sách sản phẩm Đây là vấn đề được công ty đặc biệt chú trọng. Côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100718.doc
Tài liệu liên quan