Mục lục Trang
Mở đầu 1
Chương 1: CƠ Sở Lý LUậN HOàN THIệN CHƯƠNG TRìNH GIáO DụC PHáP LUậT TRONG CáC TRƯờNG CAO ĐẳNG Kỹ THUậT ở VIệT NAM 5
1.1. Giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở nước ta 5
1.2. Chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật 39
Chương 2: THựC TRẠNG CHUONG TRìNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quá trình hình thành và phát triển nội dung chương trình giáo dục pháp luật 44
2.2. Đối với các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật 48
2.3. về chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay 53
2.4. Thực trạng và nhu cầu hiểu biết pháp luật của học sinh, sinh viên 55
Chương 3: QUAN ĐIểM GIảI PHáP Hoàn THIệN CHƯƠNG TRìNH GIáO DụC PHáP LUậT TRONG CáC TRƯờNG CAO ĐẳNG Kỹ THUậT HIệN NAY 66
3.1. Yêu cầu khách quan hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay 66
3.2. Yêu cầu về hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam 73
3.3. Giải pháp hoàn thiện và thực hiện chương trình và thực hiện chương trình giáo dục pháp luật theo hướng chuẩn trong các trường Cao đẳng kỹ thuật hiện nay 77
Kết luận 91
Danh mục tài liệu tham khảo 93
Phụ lục 97
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận một cách tích cực. Trong gần 20 năm qua, giáo dục pháp luật trong nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Môn học này được triển khai thông qua chương trình chính khóa. Nội dung chương trình được xây dựng một cách có hệ thống, đảm bảo lượng tri thức nhất định về pháp luật mang tính phổ thông, cơ bản, thiết yếu, tương đối phù hợp với thời gian và mục tiêu đào tạo của từng loại đối tượng học sinh, sinh viên, bảo đảm tính liên thông, kế thừa và phát triển về mọi mặt tri thức giữa các cấp học, bậc học.
Về chương trình giáo dục pháp luật trong trường phổ thông
ở Cấp tiểu học: hiện nay trong chương trình chưa có bài riêng về pháp luật, nhưng một số kiến thức pháp luật đã được lồng ghép trong môn đạo đức ở các lớp, nhằm cung cấp dần hiểu biết sơ đẳng, hình thành thái độ tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân và những vấn đề liên quan đến trẻ em...
Trong năm học 1997-1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình giáo dục Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào một số quận huyện thuộc 7 tỉnh làm thí điểm, phối hợp với Ban Chỉ đạo an toàn giao thông viết tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho cấp tiểu học, đồng thời phát động các phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh.
ở Cấp trung học cơ sở: từ năm học 1987-1988, chương trình giáo dục pháp luật được đưa vào trường học bằng cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn liền kề như Đạo đức, Giáo dục công dân…
Đến nay đã xây dựng chương trình, biên soạn xong bộ tài liệu (sách giáo khoa), tài liệu tham khảo và tài liệu hướng dẫn giáo viên môn “Giáo dục công dân” từ lớp 6 đến lớp 12.
Từ năm 1992-1993, chương trình và tài liệu môn Giáo dục công dân ở các lớp trung học cơ sở được sửa đổi theo hướng:
Lớp 6, lớp 7 học các chuẩn mực về đạo đức.
Lớp 8, lớp 9 học các chuẩn mực về pháp luật.
Trong chương trình đó, giáo dục pháp luật tập trung vào hai vấn đề: quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân.
Về cấu trúc, đây là một chương trình liên thông từ lớp 8 đến lớp 9, gồm 9 chương, 37 bài, học trong 41 tiết, trong đó các quyền và nghĩa vụ công dân, chủ yếu giới thiệu trích dẫn từ Hiến pháp và một số văn bản pháp luật khác, nêu rõ công dân có quyền lợi gì, được làm gì, phải làm gì, và không được làm gì; nếu vi phạm thì bị xử lý như thế nào; quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân thể hiện như thế nào qua cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, nhiệm vụ và chức năng quản lý của các cơ quan Nhà nước.
Nội dung chương trình so với mục tiêu, yêu cầu môn học đã đề ra là hợp lý, tuy nhiên trong tình hình hiện nay có nhiều điểm cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho cập nhật với văn bản pháp luật mới hiện hành và trách quá tải về nội dung.
ở Cấp phổ thông trung học: từ năm học 1992-1993, môn Giáo dục công dân được giảng dạy theo chương trình thống nhất ở các trường phổ thông trung học, trong đó phần pháp luật được phân bổ ở học kỳ II lớp 12.
Năm 1995, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thí điểm chương trình Trung học chuyên ban, hai Bộ Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa môn Giáo dục công dân (dành cho các lớp trung học chuyên ban) trong đó có phần pháp luật được dạy ở cả năm lớp 12 (chuyên ban). Hiện nay vẫn tồn tại song song hai chương trình Giáo dục công dân 12 (đại trà) và Giáo dục công dân 12 (chuyên ban).
Về cấu trúc nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đại trà:
Có 12 bài, học trong 22 tiết, gồm những vấn đề: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi sâu vào các nội dung có liên quan đến học sinh phổ thông như Luật Dân sự và Hợp đồng dân sự, Luật Lao động và Hợp đồng lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự... Chương trình này biên soạn đã lâu và chưa sửa đổi bổ sung cho nên có một số nội dung không còn phù hợp, chưa cập nhật với các văn bản pháp luật hiện hành.
Về cấu trúc và nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 chuyên ban:
Nội dung chương trình giáo dục pháp luật được học trong cả năm, gồm 12 bài, học trong 30 tiết chia thành hai phần: [5]
Phần lý luận chung về pháp luật, giới thiệu về pháp luật và đời sống, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật.
Phần pháp luật cụ thể giới thiệu một số ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta dưới dạng quyền và nghĩa vụ công dân đặc trưng, điển hình của mỗi ngành luật, văn bản luật có liên quan nhiều đến học sinh như: quyền và nghĩa vụ lao động, quyền sở hữu, quyền thừa kế, hợp đồng dân sự, quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân về đất đai...
Đối với hệ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Từ đầu những năm 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, song chương trình mới chỉ được giới hạn ở một số bài được lồng ghép trong các chương trình giáo dục chính trị hoặc chương trình học chuyên ngành.
Từ 1994, do yêu cầu tăng cường pháp luật trong nhà trường đòi hỏi bảo đảm giảng dạy theo đúng tinh thần vào nội dung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp phối hợp với Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình môn học và biên soạn tập bài giảng pháp luật dành cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Ngày 14/5/1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 2080 về việc tổ chức giảng dạy và học tập môn học pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, kèm theo chương trình môn học pháp luật (phần phổ cập). Chương trình gồm 14 bài, thời lượng 35 tiết, được thực hiện từ năm học 1996-1997 cấu trúc chương trình có hai phần:
Phần 1 là lý luận chung, gồm 4 bài giới thiệu một cách có hệ thống những tri thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật.
Phần 2 giới thiệu một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình… dưới góc độ một ngành luật và đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến học sinh trung học và dạy nghề. (phụ lục 1).
Năm 2003, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình giáo dục pháp luật dành riêng cho các trường dạy nghề và tổ chức biên soạn giáo trình cho môn học pháp luật. Ngày 11/9/2003, Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 1137/2003/QĐ -BLĐTBXH về việc ban hành chương trình môn học pháp luật dùng cho các trường, lớp dạy nghề dài hạn và được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ năm học 2003-2004.
Đối với các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật
Mặc dù từ những năm 80 của thế kỷ trước đã có nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước về việc đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường [13, tr.26,121], nhưng cho đến những năm gần đây ở nước ta vẫn chưa xây dựng được các chương trình giáo dục pháp luật có tính chất bắt buộc đối với mọi sinh viên để đưa vào hệ thống các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật.
Từ những năm 1992 -1995, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp tổ chức khảo sát thực tiễn giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật, trên cơ sở đó xây dựng chương trình (phần cứng) “Pháp luật Việt Nam đại cương” dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho các trường này.
Đến năm 1999 chương trình giáo dục đại cương đều được xây dựng trên cơ sở chương trình mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, như môn học Pháp luật đại cương hoặc môn Pháp luật Việt Nam đại cương.
ở các trường đại học, cao đẳng nhiều năm trước đây, với chức năng cung cấp nhân lực bậc cao cho các đơn vị thuộc khu vực kinh tế nhà nước và đội ngũ công chức, với quan niệm chỉ cần đào tạo một lần vẫn bảo đảm cho người học có đủ kiến thức cần thiết để làm việc suốt đời, các trường thường xây dựng những chương trình đào tạo rất cứng nhắc và được định hướng ngay vào chuyên môn. ở những chương trình đào tạo như vậy, “ngoài khu vực đào tạo pháp lý (các trường chuyên luật), kiến thức về giáo dục pháp luật chỉ le lói ở một vài ý tưởng và thường được lồng ghép vào nội dung giảng dạy các môn học về lý luận chính trị Mác - Lênin” [24, Tr. 10, 34].
Chỉ ở một số ngành nghề mà hoạt động của người tốt nghiệp có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực pháp luật (như các ngành an ninh, cảnh sát, ngoại giao, kinh tế…) kiến thức về pháp luật mới được đưa vào dưới dạng một môn học độc lập và thường ở các trường đó có khoa hoặc tổ bộ môn pháp luật.
ở một số khoa, trường, chương trình pháp luật chuyên ngành (pháp luật gắn với chuyên ngành), như Khoa Báo chí, Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp có dạy Luật Báo chí, Lịch sử Nhà nước - Pháp luật Việt Nam và thế giới... Giáo viên dạy pháp luật phần lớn là giáo viên chính trị kiêm nghiệm, chưa qua đào tạo có hệ thống chuyên ngành pháp lý. ở một số trường không có người dạy pháp luật, phải mời người ngoài trường vào dạy.
Để thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết của Nhà nước, giáo dục đại học trước hết phải thay đổi mục tiêu đào tạo. Muốn đáp ứng được những biến chuyển nhanh chóng của công nghệ, tiếp thu được những công nghệ mới, có đủ khả năng tìm ra những phương hướng và giải pháp khoa học, hòa nhập dễ dàng với cuộc sống, người càn bộ tốt nghiệp cao đẳng phải có bản lĩnh cao, kiến thức rộng và sâu. Với mục tiêu như vậy, đào tạo cán bộ cao đẳng chỉ với trình độ chuyên môn thì chưa đủ.
Cùng với việc thay đổi mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo ở các trường đại học cao đẳng được xây dựng lại theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 267/GD-ĐT và 2678/GD-ĐT ngày 3/12/1993 ). Theo quy định mới này, chương trình đào tạo ở bậc đại học không theo niên chế mà theo học chế, học phần và chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn I giáo dục đại cương và giai đoạn II giáo dục chuyên nghiệp.
Kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các học phần thuộc 6 lĩnh vực: Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn, Khoa học tự nhiên và toán học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.
Mục đích của giáo dục đại cương nhằm giúp cho người học có kiến thức khoa học rộng, có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn, hiểu biết khoa học về tự nhiên, xã hội và con người; nắm vững phương pháp tư duy khoa học; biết trân trọng các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại; có đạo đức, nhận thức trách nhiệm của công dân, yêu Tổ quốc và có năng lực tham gia bảo vệ tổ quốc, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm ba nhóm học phần:
Nhóm học phần cốt lõi (kiến thức cơ sở của ngành hoặc liên ngành, bao gồm cả các học phần khoa học cơ bản phục vụ cho chuyên ngành, ngoại ngữ chuyên ngành và khoa học quân sự chuyên ngành).
Nhóm học phần chuyên môn chính.
Nhóm học phần chuyên môn phụ, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu. [3, tr. 416-417].
Theo tình hình trên trong chương trình giáo dục đại cương (kiến thức giáo dục đại cương) có một học phần “Pháp luật đại cương” - mã số 007 (PL) 101, với thời gian 3 đơn vị học trình (45 tiết) [3, tr.164] (phụ lục 2) và một học phần “Pháp luật Việt Nam đại cương” với mã số 007 (PL) 104, thời gian cũng 3 đơn vị học trình (45 tiết) [3, tr.166] (phụ lục 3). ở đây pháp luật được coi là một học phần thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
Trong sáu lĩnh vực kiến thức giáo dục đại cương, thì “giáo dục thể chất” và “giáo dục quốc phòng” là bắt buộc và áp dụng chung cho cả 7 chương trình đào tạo (các chương trình 1,2,3 chủ yếu dành cho các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nông, lâm ngư nghiệp, y, dược... chương trình 4 chủ yếu dành cho nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh; chương trình 5 chủ yếu dành cho nhóm ngành khoa học xã hội; chương trình 6 chủ yếu dành cho nhóm ngành khoa học nhân văn; chương trình 7 chủ yếu dành cho nhóm ngành tiếng nước ngoài) [3, tr. 413-414] (phụ lục 4).
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì học phần pháp luật đại cương (007 (PL) 101) chỉ bắt buộc đối với chương trình 4 (đối tượng sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh), còn học phần Pháp luật Việt Nam đại cương (007 (PL)) chỉ là học phần tự chọn cho các chương trình (nhóm ngành) đào tạo còn lại (chương trình 1,2,3,6 và 7). [3, tr.13]
Với chương trình giáo dục đại cương như nêu ở trên, giáo dục pháp luật được coi là một môn khoa học độc lập trong chương trình chính khóa của nhà trường. Đó là sự đổi mới tư duy phù hợp với yêu cầu khách quan thể hiện sự nhìn nhận đúng mức về vị trí , vai trò của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành nhân cách người trí thức tương lai.
Tuy nhiên, chương trình giáo dục pháp luật còn nhiều điểm khiếm khuyết lớn:
Thứ nhất, thiếu qui định về chuẩn cho chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường cao đẳng. Việc qui định chuẩn của chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng có ý nghĩa rất lớn. Nó cung cấp tiêu chí về nội dung giảng dạy, trình độ phải đạt được, đo lường mức độ đáp ứng yêu cầu đào tạo, đáp ứng nhu cầu của sinh viên, của giáo viên, của nhà trường và của xã hội. Chuẩn của chương trình là cơ sở để áp dụng chương trình giảng dạy thống nhất trong cả nước.
Thứ hai, bộ chương trình đã ban hành từ năm 1995, nhưng đến nay vẫn chưa biên soạn được bộ giáo trình và các tài liệu giáo dục pháp luật chính thống để sử dụng thống nhất trong các trường đại học cao đẳng, chưa xây dựng được chương trình học phần pháp luật chuyên ngành để sử dụng cho giai đoạn đào tạo chuyên ngành (giai đoạn II); Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy pháp luật ở các trường đại học, cao đẳng chưa được đặt ra một cách cụ thể và còn trình trạng có trường cao đẳng học có trường cao đẳng không học, có trường cao đẳng được áp dụng dạy môn học pháp luật đại cương cho mọi đối tượng sinh viên vào năm học 2005, còn trước đây chỉ áp dụng dạy môn này cho đối tượng sinh viên học chuyên ngành kế toán.
Thứ ba, tình hình trên đây cho thấy việc giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta cho đến nay vẫn chưa được tổ chức, triển khai có quy củ, thống nhất trong cả nước. Nội dung, chương trình còn lạc hậu, chưa được xây dựng hoàn thiện, chưa thiết kế liên thông giữa các cấp, bậc, trình độ đào tạo và chưa được quan tâm đúng mức nên việc thực hiện còn tùy tiện; thời gian giành cho giáo dục pháp luật đã quá ít lại bị cắt xén hoặc bỏ trống. Sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ dạy - học pháp luật hầu như chưa có. Giáo viên dạy pháp luật phần lớn là giáo viên chính trị kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên ngành pháp lý một cách có hệ thống. Trong trường chưa có tổ bộ môn pháp luật nên thường kết hợp ghép trong môn chính trị hoặc trong một số môn chuyên môn, nên vị trí của giáo dục pháp luật bị lu mờ, coi nhẹ. Nhiều trường chỉ mời giáo viên ở ngoài về dạy, nội dung “khoán trắng” cho giáo viên được mời nên các bài giảng không có hệ thống, chắp vá, rời rạc; thường dạy các chuyên đề về pháp luật thực định có liên quan đến chuyên ngành đào tạo, ít chú ý đến lý luận chung về nhà nước và pháp luật, vì thế sinh viên khó tiếp thu, không hứng thú học pháp luật.
Thứ tư, nhìn chung, khó nhất và tranh cãi nhiều nhất về nội dung chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là nên học cái gì, nên chú trọng lý luận chung hay đi vào cụ thể pháp luật thực định, tỉ lệ thời lượng giữa hai phần đó như thế nào…? Do chưa xác định được rõ ràng, thống nhất những vấn đề trên đây cho nên chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường cao đẳng rơi vào tình trạng:
Phần lý luận chung còn quá ít, thiếu tính hệ thống và thiếu lôgic
Phần pháp luật cụ thể quá dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm, nhiều vấn đề không thiết thực, không gây hứng thú và thu hút người học.
Nặng về lý luận, lý thuyết, nhẹ thực tế thực hành nên người học khó tiếp thu, khó vận dụng.
Chưa đảm bảo sự liên thông, tính nhất quán về giáo dục pháp luật từ trung học cơ sở, phổ thông trung học đến cao đẳng. Chưa nhất quán trong việc xây dựng chương trình giữa các bậc học, cấp học là “đồng tâm”, “bậc thang” hay “đường thẳng”.
Nội dung giáo dục pháp luật chưa được “gia công sư phạm” để phù hợp với phương pháp giáo dục trong nhà trường.
Để khắc phục những thiếu sót, nhược điểm nêu trên, với tính cách là một bộ môn khoa học xã hội, chương trình môn học pháp luật ở trường cao đẳng phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, trên cơ sở đó đi vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể, thiết thực đối với từng loại đối tượng sinh viên. Đó vừa là yêu cầu về nội dung, vừa là yêu cầu về phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường. Trước mắt, phải sớm xây dựng chuẩn Quốc gia về giáo dục pháp luật cho các trường đại học, cao đẳng. Cụ thể tập trung giải quyết các vấn đề: Chương trình, giáo trình, tài liệu, giáo viên dạy pháp luật và cơ chế phối hợp triển khai thực hiện. Để làm tốt điều này cần phải có phương hướng và giải pháp thích hợp. Đó là nội dung quan trọng sẽ được trình bày ở chương ba của luận văn.
Về cHƯƠNG TRìNH GIáO DụC PHáP LUậT TRONG CáC TRƯờNG CAO ĐẳNG Kỹ THUậT ở VIệT NAM HIệN NAY
Chương trình giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật cũng nằm trong tình trạng của chương trình giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật.
Trong một thời gian ngắn, kinh phí hạn hẹp đội ngũ cán bộ phân tán nhưng đã nhanh chóng xây dựng, xác định chương trình, biên soạn sách giáo khoa để sớm đưa vào giảng dạy. Sự nỗ lực chung đó đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, của xã hội và của các thầy cô giáo cũng như bản thân sinh viên.
Xét ở một số khía cạnh, giáo dục pháp luật trong các trường cao đẳng kỹ thuật có một số ưu điểm nhất định.
Trên thực tế, nội dung chương trình giáo dục pháp luật có tính thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức với giáo dục công dân. Các chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong nội dung chương trình đều có định hướng rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi với mức độ và cách thức khác nhau, trong đó nhiều chuẩn mực đạo đức được đảm bảo bằng pháp luật ngược lại các chuẩn mực pháp luật có tác dụng củng cố và làm vững chắc thêm những chuẩn mực đạo đức nhất là những chuẩn mực đạo đức nâng thành những quy phạm pháp luật.
Nội dung chương trình giáo dục pháp luật hiện tại được xây dựng thành một môn học độc lập (không lồng ghép như trước). Chương trình gồm hai phần: Phần lý luận chung và phần chuyên ngành. Chương trình được xây dựng khá hợp lý bảo đảm tính liên thông qua các bậc học; lồng ghép một cách phù hợp, tự nhiên; lượng kiến thức vừa phải và được nâng cao dần phù hợp đối tượng học tập.
Hệ thống tài liệu phục vụ dạy và học tương đối đầy đủ.
Đội ngũ giáo viên cũng đã từng bước được đào tạo bài bản.
Trong vòng hai năm trở lại đây, việc thực hiện chương trình giáo dục giáo dục pháp luật cho thấy có tác dụng tích cực - trình độ hiểu biết về pháp luật của sinh viên đã tăng lên rõ rệt, phần lớn các em xác định được thái độ đúng đắn và cách ứng xử phù hợp để bảo vệ quyền của công dân và lợi ích chung của xã hội.
Tuy nhiên, chương trình vẫn mắc phải một số hạn chế.
Chưa có chuẩn kiến thức và nội dung chương trình
Nội dung chương trình còn cao, có những phần còn rườm rà, không sát đối tượng nên không gây được húng thú học tập cho sinh vên.
Tài liệu chưa được chuẩn hóa.
Đội ngũ giáo viên một số ít vẫn chưa được đào tạo cơ bản về pháp luật lại không được bồi dưỡng thường xuyên về những kiến thức cần thiết nên rất khó khăn trong việc giảng dạy, dẫn đến tình trạng không đủ trình độ để dạy hoặc không hứng thú dạy nên kết quả dạy học rất thấp.
Tổ chức hoạt động xã hội cho sinh viên còn hạn chế, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng môi trường pháp lý và giáo dục pháp luật cho sinh viên làm chưa tốt nên hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên chưa cao.
Chưa xây dựng được phương pháp đặc thù về dạy học và giáo dục pháp luật trong nhà trường để bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ phụ trách bộ môn, gây khó khăn cho việc thực hiện chương trình và ảnh hưởng đến kết quả giáo dục.
Chưa xác định rõ vị trí môn học, lượng thời gian, quy chế dạy học pháp luật phải được xác định thống nhất trong cả nước thành môn học chính thức, có quy chế dạy - học, kiểm tra, đánh giá, quản lý…. chặt chẽ từ trên xuống dưới nhằm đảm bảo mục đích đề ra. Số lượng thời gian cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Nội dung phần “mềm” không những phải bảo đảm tính thiết thực hiệu quả, phải có sự chỉ đạo quản lý thống nhất do Bộ Giáo dục- Đào tạo quyết định.
Tóm lại: trả lời câu hỏi dạy những gì về pháp luật cho sinh viên trong nhà trường để hoàn thiện một chương trình giáo dục pháp luật cho phù hợp là một vấn đề không đơn giản, chỉ có xuất phát từ việc xác định mục đích yêu cầu của việc giáo dục pháp luật, từ tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mới dần dần tìm ra lời giải đáp ngày càng chính xác và đầy đủ hơn.
2.4 Thực trạng và nhu cầu hiểu biết pháp luật của học sinh, sinh viên
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo số học sinh, sinh viên trong cả nước năm học 2003-2004 gồm có:
Học sinh học nghề và trung học chuyên nghiệp 360.392
Sinh viên đại học và cao đẳng 1.032.440
Đây là một lực lượng đông đảo mà hoạt động của họ trong lĩnh vực tuân thủ pháp luật có ý nghĩa, vai trò quan trọng.
Để nắm thực trạng và nhu cầu hiểu biết pháp luật của học sinh, sinh viên nhằm xây dựng và hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường, đã tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học tại một số trường. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy trình độ hiểu biết pháp luật và nhu cầu hiểu biết pháp luật của các đối tượng không đồng đều nhau.
Đối với học sinh đã qua phổ thông cơ sở (lớp 9 ) hoặc đã qua phổ thông trung học (lớp 12) mới được làm quen, tiếp xúc với pháp luật qua chính trị giáo dục công dân. Các em được trang bị một số kiến thức cơ sở về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khái quát về hệ thống pháp luật của nhà nước ta, về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương và cơ sở. ít nhiều, các em đã có nhận thức, ý thức đối với pháp luật. Vì vậy, khi được hỏi: “Bạn hiểu pháp luật là gì?” thì 85,71% các em trả lời: “Pháp luật là những quy định của nhà nước bắt buộc mọi người thực hiện một cách nghiêm chỉnh”. Khi hỏi về thuế, 98,09% các em trả lời “Nộp thuế là nghĩa vụ đương nhiên của mọi công dân khi hoạt động sản xuất, khẳng định….”. Về nhu cầu tìm hiểu, học tập pháp luật của đối tượng học sinh phổ thông và trung học chuyên nghiệp, khi được hỏi “Bạn cần học pháp luật không?” thì gần 100% trả lời “Cần học pháp luật ”. Các em rất quan tâm và có nhiều nhu cầu hiểu biết các lĩnh vực pháp luật: 90,4% về quyền và nghĩa vụ công dân; 95,23% về pháp luật kinh tế 70,47% về pháp luật dân sự; 60,95% về pháp luật hình sự [7, tr.129]
Đối với sinh viên cao đẳng có tuổi đời bình quân cao hơn học sinh phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trình độ văn hóa và sự hiểu biết xã hội cũng có khác so với học sinh phổ thông và trung học chuyên nghiệp. Vì vậy nhận thức, tình cảm, thái độ đối với pháp luật có phần sâu rộng hơn, tuy nhiên vẫn dừng lại ở mức độ thông thường, thậm chí đôi khi hiểu biết pháp luật kém hơn học sinh trung học chuyên nghiệp. Ví dụ: quan niệm về nghĩa vụ nộp thuế thì chỉ có 35,4% sinh viên cho rằng “Nộp thuế là nghĩa vụ đương nhiên của mọi công dân khi hành nghề kinh doanh sản xuất ” (học sinh trung học chuyên nghiệp có 98,08% trả lời đúng). Hay khi hỏi về chức năng và nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước, như việc kết hôn ở ủy ban nhân dân chỉ có 76% sinh viên trả lời đúng; giải quyết ly hôn ở tòa án nhân dân chỉ có 73,8% sinh viên trả lời đúng.
Về nhu cầu tìm hiểu và học pháp luật của sinh viên đại học, cao đẳng qua số liệu khảo sát cho thấy: Có 82,8% sinh viên có nhu cầu học pháp luật; 0,2% sinh viên không cần học pháp luật. Những năm qua, tuy pháp luật chưa phải là môn học độc lập được giảng dạy thống nhất trong tất cả các trường đại học và cao đẳng, song nhu cầu của cuộc sống sinh viên đã thực sự có tình cảm đối với môn học. Trong lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới cuộc sống, lao động, học tập thường ngày của các em: 66,2% muốn hiểu và học về quyền, nghĩa vụ công dân; 59,4% về pháp luật kinh tế; 57,8% về luật hình sự; 45,6% về luật đất đai; 44,4% về luật thuế [42].
Thông qua phiếu khảo sát của cuộc điều tra xã hội học nói trên sinh viên có các đề nghị với Nhà nước như sau: 49,6% sinh viên đề nghị tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn dân; 39,6% đề nghị cần xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật; 12,8% đề nghị cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; [7, tr.130,132]. Cũng theo tài liệu này, số người đã được học pháp luật (chủ yếu là mới học trong trường họ đang theo học) là 62%; số người chưa đựơc học pháp luật bao giờ là 38%; số người có biết đến các bản Hiến pháp của Nhà nước ta: Hiến pháp năm 1946 là 57%, Hiến pháp năm 1959 là 42%, Hiến pháp năm 1980 là 60%, Hiến pháp năm 1992 là 62%; số người có biết đến các ngành luật sau: Luật Hôn nhân gia đình 80%; Luật Đấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc
- mucluc20.doc