Luận văn Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ, GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1. CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN 3

1.1.1 Bản chất của hàng tồn kho 3

1.1.2. Các chức năng của chu kỳ hàng tồn kho, chi phí, giá thành gắn với quá trình kiểm soát nội bộ 4

1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 6

1.2.1. Mục tiêu kiểm toán 6

1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán 8

1.2.3. Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho 17

1.2.4. Kết thúc kiểm toán 26

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA 28

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA 28

2.1.1 Quá trình hình thành Công ty 28

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy 29

2.1.3. Các loại hình dịch vụ cung cấp và thị trường hoạt động của Công ty 30

2.1.4 Tổ chức hồ sơ kiểm toán 32

2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA VÀ VẬN DỤNG VÀO KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 34

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 35

2.2.2 Thực hiện kiểm toán 44

2.2.3 Kết thúc kiểm toán. 66

CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY NHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA 68

3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY 68

3.1.1 Những mặt tích cực. 68

3.1.2 Mặt hạn chế 72

3.2 NHẬN XÉT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 73

3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA. 78

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn cho phép kiểm toán viên quan tâm tới các yếu tố rủi ro xa hơn trong kinh doanh của khách thế kiểm toán. Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung của công ty NEXIA ACPA Theo phương pháp kiểm toán này bao gồm các bước sau: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát Thực hiện trắc nghiệm cơ bản Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ Các bước trên tương ứng với các giai đoạn trong thực hiện kiểm toán sau: Giai đoạn lập kế hoạch: Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán: Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát Thực hiện trắc nghiệm cơ bản Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1 . Các công việc thực hiện trước kiểm toán. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Trước khi ký kết một hợp đồng kiểm toán, đặc biệt là đối với một khách hàng mới, Nexia ACPA phải thực hiện việc đánh giá sơ bộ để đảm bảo có thể cung cấp được dịch vụ kiểm toán một cách chuyên nghiệp nhất; hoặc có thể dựa trên các cuộc kiểm toán trước, về thái độ khách hàng, của hệ thống kế toán để quyết định có tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán hay không. Đối với khách hàng ABC, đây là khách hàng cũ của Công ty đã thực hiện kiểm toán trong nhiều năm. ACPA đã có nhiều hiểu biết về ABC: Hệ thống quản lý, KSNB, và ACPA có những đánh giá tốt về khách hàng này. Vì vậy, trong kỳ kiểm toán tới Công ty chỉ thu thập thêm các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có kiểm toán trong năm nay không. Công việc này do chủ phần hùn quyết định. Chuẩn bị nhân sự. Tùy vào quy mô, mức độ phức tạp của khách hàng, số lượng và thời gian kiểm toán có thể khác nhau. Thông thường, số lượng KTV từ 4-5 người, và ít nhất phải có 2-3 KTV là thành viên của các kỳ kiểm toán trước. Ở khách hàng ABC, được đánh giá là có quy mô lớn và quy trình sản xuất phức tạp nhưng do đã thực hiện kiểm toán trong nhiểu năm nên số lượng kiểm toán là 4 người và dự kiển hoàn thành trong 5 ngày. Hợp đồng kiểm toán Hai bên ký hợp đồng kiểm toán cùng thỏa thuận về mức phí, các điều khoản của hợp đồng. 2.2.1.2 . Tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh của khách hàng Bước này cung cấp nền tảng cho việc đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro và phân tích điều kiện kinh doanh và quá trình xử lý thông tin. Quá trình này cũng giúp nhóm kiểm toán xác định và khoanh vùng những sai phạm, gian lận và khả năng sai sót mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính và khả năng đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bước này giúp xác định những tài khoản trọng yếu rủi ro thấp mà cần thực hiện các thủ tục bổ trợ để tuân thủ yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi GAAS ). Tại khách hàng ABC, những thông tin khái quát nhất về hoạt động kinh doanh của công ty như sau: ABC là Công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo giấy phép đầu tư số */GP-KCN-HN ngày 15 tháng 1 năm 2001 do Ban Quan lý khu Công nghiệp và chế xuất cấp, có thời hạn trong 47 năm. Vốn điều lệ là 1,500,000 USD. Vốn đầu tư là 4,000,000 USD. ABC có Công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản. ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Sản phẩm chính là sản xuất và xuất khẩu dây dẫn điện.. ABC là khách hàng năm thường niên của Công ty. Công ty đã tiến hành kiểm toán trong 4 năm tài chính. Khách hàng chính của ABC là Công ty mẹ bên Nhật, Panasonic ngoài ra trong năm tới, công ty mở rộng hợp tác với Canon. Doanh thu, lỗ năm 2008 của ABC lần lượt là hơn 6 triệu USD và 6 nghìn USD. Xem xét tính trọng yếu: Đánh giá tính trọng yếu và sai phạm có thể chấp nhận được cung cấp cơ sở cho thực hiện các công việc để xác định rủi ro và các công việc khác của cuộc kiểm toán. Đánh giá trọng yếu được thực hiện qua các bước sau: * Bước 1: Xác định điểm chuẩn trọng yếu (materiality benchmark): để có thể xác định được yếu tố này, kiểm toán viên xác định các chỉ tiêu có mức độ trọng yếu cao trong kỳ kinh doanh. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp nghề nghiệp, kiểm toán viên sẽ chọn ra điểm chuẩn trọng yếu. Ở khách hàng ABC, căn cứ để đánh giá tính trọng yếu (benchmark) là tổng doanh thu. Tổng doanh thu là 9,821,688 USD, đây là giá trị có được từ BCTC trước kiểm toán. Kiểm toán viên lựa chọn chỉ tiêu này để đánh giá vì Công ty đã hoạt động trong nhiều năm, và năm nay đã hoạt động có lãi, tuy nhiên tình trạng hoạt động là không ổn định. Do đó, chọn căn cứ để đánh giá tính trọng yếu là tổng doanh thu. * Bước 2: Xác định phần trăm sai phạm (percentage measurement): kiểm toán viên đưa ra khoảng phần trăm có thể sai phạm và lựa chọn phần trăm sai phạm có thể xảy ra nhiều nhất đối với từng khách hàng theo nhận định nghề nghiệp của mình. Tại khách hàng ABC, phần trăm sai phạm (measurement percentage) được đánh giá nằm trong khoảng từ 0.25-0.5%. Hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động tốt, do đó KTV chọn mức trọng yếu là 0.5%. * Bước 3: Tính toán độ trọng yếu (materiality) Độ trọng yếu = Điểm chuẩn trọng yếu * Phần trăm sai phạm (%) Tại khách hàng ABC, việc xác định độ trọng yếu và mức sai phạm làm cơ sở đưa ra bút toán điểu chỉnh/ phân loại như sau: Độ trọng yếu 9,821,688 USD x 0.5% = 49,108 USD 49,108 USD / (100% -5%) = 51,693 USD Độ trọng yếu trước thuế: Tổng sai phạm (Tolerable Error Amount) Tổng sai phạm (Tolerable) 51,693 USD x 40% = 20,677 USD Trên cơ sở đó, KTV đề xuất các bút toán điều chỉnh và phân loại lại với giá trị 51,693 USD x 10% = 5,169 USD Các khoản sai phạm vượt quá giá trị này đều được coi là sai phạm trọng yếu và KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh. Thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro: Quá trình này xác định loại rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải, dẫn đến sai sót trên BCTC. Chủ nhiệm kiểm toán xác định rủi ro mong muốn để làm cơ sở cho cuộc kiểm toán bằng cách sử dụng mẫu đánh giá ban đầu về rủi ro. Đánh giá ban đầu về rủi ro đối với khách hàng ABC liên quan đến chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành: Qui trình kiểm soát chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại công ty ABC tương đối phức tạp. Do đó, khả năng xảy ra sai sót lớn. Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng: Phân tích kinh doanh (Business Analysis Framework– BAF) giúp KTV có sự hiểu biết chung về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Phân tích sơ bộ hoạt động kinh doanh (Business Information Framework–BIF). Thông qua sử dụng phương pháp phân tích (phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích các tỷ suất tài chính…), KTV tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố trên BCTC, xác định được sự thay đổi trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu chung về hệ thống KSNB của khách hàng: Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng là công việc hết sức cần thiết trong giai đoạn lập kế hoạch. KTV đánh giá hệ thống KSNB không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Tìm hiểu về hệ thống thông tin kế toán: Đánh giá các nguyên tắc kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: kế toán hàng tồn kho, ghi nhận doanh thu, nguyên tắc hoạt động liên tục, tính đúng kỳ… Đây là bước quan trọng để tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng, từ nắm bắt các nghiệp vụ kinh tế xuất phát từ môi trường kinh doanh đến quá trình ra quyết định của ban giám đốc. Tất cả các giấy tờ liên quan đến quá trình tìm hiểu của KTV về khách hàng được ghi chép tại phần D (Understand the Business). Đối với chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành, do đây tính chất phức tạp và quan trọng của chu kỳ này, KTV ngoài việc hiểu biết chung về doanh nghiệp: như môi trường kinh doanh, nhà cung cấp, khách hàng… thì việc tìm hiểu và hiểu rất kỹ về các chính sách của doanh nghiệp liên quan đến chu kỳ hàng tồn kho. KTV phải có sự hiểu biết về đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu về chính sách kế toán liên quan đến HTK, về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ này, cũng như chính sách trích lập dự phòng hàng tồn kho (nếu có) Ở khách hàng ABC, việc tìm hiểu của KTV liên quan đến chu kỳ HTK, chi phí và giá thành được thể hiện ở các phần D412- phương pháp kế toán HTK, D414- Các hoạt động và hệ thống kiểm soát chủ yếu trong quá trình mua, sản xuất và tính giá, và D422- Trích lập dự phòng cho HTK. (Phụ lục số 2). Trích D412- phương pháp kế toán đối với HTK + D 412 : Tìm hiểu về phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho: Business Information Framework Identify and Source Error Risks WP: D412 NTH: Ngày: Soát xét bởi: ABC Vietnam Industries Client Knowledge Phương pháp tính giá hàng tồn kho Phương pháp kế toán đối với HTK: Bình quân gia quyền (tháng) Phương pháp kê khai thường xuyên Chính sách của công ty đối với hàng tồn kho được áp dụng nhất quán qua các năm và không có sự thay đổi so với năm trước. Nguyên vật liệu: Nguyên giá của nguyên vật liệu chính chỉ bao gồm giá mua. Đơn giá: Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận hàng tháng theo giá bình quân Số lượng: Xuất dùng = số xuất kho – số nhập lại kho – số ở tại xưởng sản xuất tại thời điểm cuối tháng đó – số xuất khẩu trả lại + số lượng tại xưởng sản xuất cuối tháng trước. Số cuối kỳ = Số cuối kỳ tại kho + Số cuối kỳ tại xưởng sản xuất. Giá trị cuối kỳ = Đơn giá * Số lượng tồn cuối kỳ Giá trị NVL xuất dùng = giá trị tồn đầu + giá trị nhập trong kỳ – giá trị tồn cuối kỳ Nguồn số liệu: NVL đầu tiên được tính bởi Ms. Nu trong "Báo cáo tổng hợp NVL chính" cho số nhập, xuất thực tế và số tồn tại kho của NVL. Đơn giá bình quân trong báo cáo của Ms.Nu sẽ được chuyển cho Ms.Huyền để tính giá trị của nguyên vật liệu tại phân xưởng sản xuất (preparation stage) dựa trên số liệu đã đếm hàng tháng của báo cáo “NVL chính tại nhà xưởng sản xuất''. Giá trị của sản phẩm dở dang (WIP) và thành phẩm bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính và chi phí gia công Sản phẩm dở dang: Giá trị sản phẩm dở dang đã đưa vào sản xuất và dư cuối kỳ= (Số lượng WIP thực tế) * (đơn giá của nguyên vật liệu) Số lượng WIP thực tế dựa vào biên bản đếm WIP hàng tháng. Đơn giá của NVL được lấy từ “Báo cáo tổng hợp NVL chính” tại ngày cuối tháng Chi phí NVL của WIP được tính trong báo cáo tính giá thành (costing report) Chi phí gia công: Là toàn bộ chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho WIP và thành phẩm dựa trên tỷ lệ NVL chính (R) và tỷ lệ phần trăm hoàn thành -ở đây, coi WIP có tỷ lệ hoàn thành là 50%, thành phẩm là 100%. Chi phí gia công của (cuối kỳ) = (R) x (Tổng chi phí gia công phục vụ sản xuất) 50% Chi phí NVL chính của WIP cuối kỳ R = --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chí phí NVL chính bỏ ra + 50% chi phí NVL chính của WIP Tổng chi phí gia công phục vụ sản xuất = giá trị WIP đầu kỳ (chi phí gia công) + giá trị WIP trong kỳ (Chi phí gia công phát sinh trong tháng) Chi phí gia công của WIP được tập hợp và tính trong báo cáo tính giá trị thành phẩm Thành phẩm Chi phí NVL chính Phát sinh trong kỳ: Chính là giá trị được mang sang từ phần WIP bao gồm cả chí phí NVL chính và chi phí gia công Số dư cuối kỳ = (R1) x (Tổng chi phí thực tế của NVL chính dùng để sản xuất thành phẩm trong kỳ) Chi phí định mức NVL chính để sản xuất số TP cuối kỳ R1 = --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chi phí định mức NVL chính cho (TP bán ra + TP tồn cuối kỳ) Tổng chi phí NVL thực tế dùng sản xuất ra TP trong kỳ = TP đầu kỳ + TP trong kỳ (chuyển từ WIP sang) Chi phí NVL định mức cho TP bán ra = (Số lượng bán ra thực tế trên sổ kho) * (Định mức CP) Chi phí NVL định mức cho số TP cuối kỳ = (Số lượng TP thực tế đếm cuối tháng) * (Định mức) Chi phí định mức được xây dựng dựa trên Đăng ký định mức sử dụng NVL cho mỗi loại sản phẩm đã đăng ký với cơ quan Hải quan nhân với đơn giá trung bình của tháng khi đăng ký. Công ty sẽ điều chỉnh đơn giá của các sản phẩm hàng năm khi có sự biến động lớn trong giá mua. Bán ra trong kỳ = Số đầu kỳ + Phát sinh trong kỳ - tồn cuối kỳ Chi phí gia công: là chi phí sản xuất chung và chi phí lao động được phận bổ cho TP và giá vốn hàng bán dựa vào tỷ lệ NVL chính của TP (R2) Chi phí gia công TP = (R2) x (Tổng chi phí gia công sản xuất TP trong kỳ) Chi phí NVL chính thực tế của TP tồn cuối kỳ R2 = -- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chi phí NVL chính thực tế của TP (bán ra trong kỳ + tồn cuối kỳ) Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán = Giá trị thành phẩm bán ra (gồm cả chi phí NVL và chi phí gia công) – giá trị hàng mẫu và hàng gửi bán (nếu có) Để kiểm tra tính sự phù hợp của phương pháp tính giá hàng tồn kho, tham chiếu đến R100 Lập kế hoạch kiểm toán: Dựa trên những hiểu biết chung về khách hàng, nhóm KTV sẽ tiến hành lập kế họach kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng phần hành cụ thể. Đối với chu kỳ HTK, chi phí và giá thành, do là một chu kỳ có tính trọng yếu cao, do đó, có một chương trình kiểm toán chuẩn cho KTV (Phụ lục số 2); đồng thời đối với từng doanh nghiệp cụ thể, KTV có thể dựa vào chương trình này, thiết lập một chương trình chi tiết hơn, phù hợp với khách hàng đó. Chương trình kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty ABC như sau ABC Vietnam Co., Ltd. WP Ref. Z310 Chương trình KT: HTK NTH: N.D.Dung 31-Dec-08 Ngày: A) Mục tiêu kiểm toán 1> Số dư hàng tồn kho đại diện cho tất cả hàng tồn kho, NVL, công cụ và dụng cụ mà doanh nghiệp đang nắm giữ, thực sự tồn tại và được ghi nhận một cách đúng đắn 2> Danh sách hàng tồn kho bao gồm tất cả các khoản mục hàng tồn kho đang năm giữ, trong kho Trên đường, được ghi nhận một cách chính xác và tổng số phải đúng đắn cho từng TK HTK 3> Hàng tồn kho cuối kỳ phải được xác định cả về số lượng, giá trị, tính toán dựa trên cơ sở nhất quán 4> Hàng tồn kho phải được trình bày tại mức giá thấp hơn giữa giá trị thuần có thể thực hiện được và giá thị trường, các khoản Khoản mục châm lưu chuyển 5> Hàng tồn kho phải được phân loại một cách hợp lý, trình bày đầy đủ cả về số lượng và giá trị B) Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Khảo sát kiểm soát 1> Kiểm tra tính hiệu lực của việc áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho R100 2> Kiểm tra việc đánh giá khoản dự phòng hàng tồn kho doanh nghiệp trích lâp R200 3> Kiểm tra tính hiệu lực của HTKSNB thông qua quá trình mua hàng R300 4> Kiểm tra tính hiệu lực của HTKSNB thông qua đối chiếu kho với bản tính giá thành Kiểm tra cơ bản 1> Thủ tục phân tích Xem xét chung về sự thay đổi của khoản mục HTK và sản xuất và ảnh hưởng đến các TK Z300 Có sự giải thích hợp lý cho mọi sự biến động lớn hoặc những khoản mục bất thường 2> Kiểm tra tính đúng kỳ (cut-off) Kiểm tra các tài liệu chứng minh cho HTK đang đi đường và thực hiện kiểm tra việc ghi chép đúng kỳ của HTK 3> Kiểm kê hàng tồn kho và các tài liệu liên quan đến kiểm kê HTK a) Thực hiện kiểm kê hàng tồn kho và chọn mẫu kiểm kê theo đúng yêu cầu công việc kiểm kê để kiểm tra việc đếm HTK. Tham chiếu đến các bản tổng hợp của bộ phận kho b) Xác nhận đối với HTK đang được giữ bởi bên thừ 3 tại ngày kiểm kê, và kiểm tra số liệu HTK được xác nhận Với tài liệu HTK, xem xét đến việc thực hiện kiểm kê thực tế số HTK này, nếu được. c) Đối chiếu giữa số lượng hàng tồn kho trên các sổ với sổ cái: - Đối chiếu số dư trên sổ với số dư trên báo cáo hàng tồn kho. - Xem xét, đối chiếu lại cho các khoản mục lớn. Phạm vi: ____ - Kiểm tra sự điểu chỉnh vào sổ theo số liệu kiểm kê thực tê có phù hợp không.Phạm vi: ____ d) Đối chiếu mẫu đếm và xác nhận của bên thứ ba với báo cáo HTK 4> Kiểm tra tính phù hợp thông qua các tài khoản HTK và tài khoản chi phí a) Xem xét lại sự biến đổi của NVL, công cụ dụng cụ để có thể giải thích hợp lý sự biến động của tài khoản chi phí b) Kiểm tra việc đối chiếu giữa WIP, thành phẩm, COGS để có sự đảm bảo hợp lý rằng COGS được tính dựa trên Sự kết chuyển của các tài khoản HTK 5> Phân tích tổng lợi nhuận để đảm bảo hợp lý cho sự biến động của doanh thu và COGS trong năm 6> Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất trong kỳ a) Lập bảng chi phí sản xuất theo từng khoản muc, sau đó thực hiện: -Phân tích tổng thể để nhận biết chi phí sản xuất lớn xuất hiện trong kỳ -Phân tích xu hướng để biết xu hướng vận động của từng khoản mục chi phi, tìm nguyên nhân của mọi sự bất thường b) Tham chiếu chi phí lao động, chi phí khấu hao và phân bổ đến các WP đã làm c) Thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chứng từ cho các khoản chi phí còn lại, nếu trọng yếu. 2.2.2 Thực hiện kiểm toán Quá trình kiểm toán được thực hiện theo kế hoạch kiểm toán do KTV lập. Một cách khái quát, quá trình thực hiện kiểm toán gồm các thủ tục sau: 2.2.2.1 . Thực hiện thủ tục kiểm soát (Assess Client Risk Controls) Bước này tạo cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến quy trình xử lý thông tin và các ước lượng cụ thể. Đánh giá rủi ro kiểm soát cũng giúp cho nhóm kiểm toán dựa vào các thủ tục kiểm soát để giảm rủi ro đến mức có thể chấp nhận được những thủ tục mà thường thể hiện phương pháp hiệu quả và đầy đủ trong kiểm toán báo cáo tài chính. Quá trình này cũng cung cấp thông tin để kiểm toán viên có thể đưa ra các kiến nghị có giá trị trong thư quản lý để có thể cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Chi tiết các bước công việc cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: Xác định rủi ro kiểm soát dựa trên các thủ tục kiểm soát cơ bản: (được thể hiện ở phần R) Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát. Đánh giá sự hoạt động của các thủ tục kiểm soát Sau ba bước công việc ở trên, nhóm kiểm toán có thể xác định xem rủi ro kiểm soát có thể giảm đến mức chấp nhận được hay không. Nếu rủi ro kiểm soát không thể giảm đến giới hạn chấp nhận được thì kiểm toán viên không thể dựa vào các thủ tục kiểm soát và phải thực hiện kiểm tra chi tiết và các thủ tục kiểm toán bổ trợ khác. Khi tiến hành kiểm toán, đối với chu kỳ hàng tồn kho, nếu trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV tin tưởng và có đánh giá tốt về hệ thống KSNB, KTV sẽ tiến hành kiểm tra thủ tục khảo sát kiểm soát để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống này, các thủ tục để kiểm tra về hệ thống KSNB của đơn vị sẽ dựa trên việc tìm hiểu của KTV về các chính sách của đơn vị liên quan đến chu kỳ này (ở phần D). Ở khách hàng ABC, từ việc tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB, trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện những thủ tục nhằm đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị. Cụ thể như sau: 2.2.2.1.1 Kiểm tra tính hiệu lực của hệ thống KSNB trong việc áp dụng tính giá HTK Trước khi tiến hành các thủ tục kiểm toán kiểm tra việc áp dụng chính sách tính giá hàng tồn kho trong đơn vị, KTV phải xem xét chính sách tính giá của đơn vị, xác định những rủi ro của chính sách đó từ đó thiết lập các thủ tục để giải toả những nghi ngò của KTV liên quan đên chính sách đó. Những nhận xét, đánh giá của KTV về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát trên. Chúng được thể hiện ở tài liệu về rủi ro kiểm soát (risk of control document): ABC Co. – Inventory costing RCD 100 31/12/2008 RCD status: Complete Tên rủi ro: Tính giá trị hàng tồn kho Loại rủi ro: Nguyên tắc Mô tả rủi ro: Nguyên nhân rủi ro: Đây là rủi ro áp dụng không chính xác phương pháp tính giá hàng tồn kho. Nó dẫn đến những sai phạm tiếp theo trên BCTC đó là bị sai đối với các tài khoản hàng tồn kho và giá vốn hàng bán Áp dụng sai nguyên tắc kế toán Sự phức tạp của sản xuất Dẫn chiếu BIF: Các khoản mục bị tác động trên BCTC: Tính giá trị hàng tồn kho– AP&P Nguyên vât liệu chính Chi phí sản xuất dở dang Thành phẩm Giá vốn hàng bán Tìm hiểu và đánh giá những nguyên tắc của đơn vị Nguyên tắc kế toán của đơn vị: Tham chiếu đến D412 phương pháp tính giá của đơn vị Thực hiện theo: Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 02 Tham khảo từ: Đánh giá việc lựa chọn chính sách: Tuân theo chuẩn mực kế toán Viêt Nam Thực hiện kiểm tra việc áp dụng chính sách Thiết kế các thủ tục kiểm tra: Đối chiếu giữa số trên bản tính giá với các tài liệu liên quan như báo cáo sản xuất, và các tài khoản chi phí (chí phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí khác) để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng bản báo cáo chi phí được tính toán dựa trên những cơ sở hợp lý. Link R100/2 Đối chiếu bản tính giá với các bút toán ghi vào sổ cái để đảm bảo các tài khoản hàng tồn kho được ghi nhận một cách hợp lý theo báo cáo tính giá hàng tháng. Kiểm tra tính chính xác của bảng tính giá sản phẩm dở dang và thành phẩm để đảm bảo rằng cơ sở phân bổ được tính toán một cách phù hơp Kiểm tra tính chính xác của chi phí định mức đối với một số thành phẩm chọn mẫu bằng cách đối chiếu đơn giá của các thành phẩm đó với mức tiêu hao định mức NVL đã đăng ký và đơn giá bình quân được áp dụng để có sự đảm bảo hợp lý rằng chi phí định mức của các thành phẩm được ghi nhận một cách đúng đắn. Thực hiện các thủ tục kiểm tra: Chúng tôi thực hiện chọn báo cáo tính giá của 4 tháng để kiểm tra. Tham chiếu đến _R100/2 Đánh giá viêc áp dụng nguyên tắc Hiệu quả Kiểm soát rủi ro kiểm toán còn lại - LPA Rủi ro kiểm toán còn lại Chấp nhận được Soát xét và đồng ý Bởi: Ngày: Để giải tỏa nghi ngờ về việc áp dụng sai phương pháp tính giá trong của đơn vị, KTV thực hiện xem xét bảng xác định đơn giá cho NVL, công cụ dụng cụ và bảng tính giá trị của WIP và thành phẩm theo từng tháng, được thực hiện trên bảng tính Excel, kiểm tra việc áp dụng công thức như đã được tìm hiểu ở phần D412. Ở đây, trích giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra tính giá của WIP và thành phẩm tại tháng 12: ABC Co., Ltd R100/2 31/12/2008 Kiểm tra tính giá- T12 Tháng Sản phẩm dở dang 50% th12-07 Chỉ tiêu Số dư đầu tháng (1) Phát sinh trong tháng (2) Hoàn thành theo kế hoạch (3) Hoàn thành thực tế (5) Số dư cuối kỳ(KH) (4) Số dư thưc tế cuối kỳ (6) WIP sample exp Chi phí NVL chính 132,272.02 571,884.97 551,519.71 551,519.71 152,637.28 152,637.28 ####### Chi phí gia công 12,276.51 137,567.97 131,629.71 18,214.76 0.00 ####### R100/2 144,548.53 GL 709,452.94 683,149.42 CM 170,852.04 0.00 0.00 Thành phẩm Sample Chỉ tiêu Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Bán ra theo KH Bán ra thực tế Số cuối kỳ theo định mức Thành phẩm tồn cuối kỳ thực tế Sample product exp. Chi phí NVL chính 27,824.25 551,519.71 599,390.70 558,448.41 22,427.49 20,895.55 0.00 ####### Chi phí gia công 5,182.22 131,629.71 131,877.46 4,934.48 0.00 ####### 33,006.47 683,149.42 690,325.87 25,830.02 0.00 0.00 Kết luận: Hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả. Giải thích bảng tính giá trên: Đối với WIP: + Số dư đầu tháng được lấy trên bảng tính giá của tháng trước chuyển sang. + Số phát sinh trong tháng được lấy từ GL (sổ cái tài khoản 621, 622 và 627). KTV sẽ tiến hành đối chiếu giữa số trên bảng tính với số phát sinh trong tháng ở các tài khoản trên. + Số cuối kỳ (KH): sẽ được lấy trên biên bản kiểm kê WIP cuối tháng của doanh nghiệp. Do đặc thù của doanh nghiệp là lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo ra sản phẩm, nên khi tiến hành kiểm kê, ở từng giai đoạn đơn vị sẽ biết bao gồm trong đó là những chi tiết nào, từ đó nhân với đơn giá của từng NVL đó để xác định giá trị NVL của WIP cuối tháng. + Hoàn thành trong tháng (KH): = (1) +(2) – (4) + Dư cuối kỳ thực tế: - Chi phí NVL: Được tính theo tỷ lệ với mức hoàn thành theo kế hoạch: (4) * { (1) +(2) } (6) = (4) +(3) - Chi phí gia công: KTV kiểm tra sự chính xác của việc áp dụng công thức: (6) * 50% (6) = {(1)+(2)} * (5) + (6) + Hoàn thành trong kỳ: có thể áp dụng công thức tương tự hoặc lấy tồn đầu cộng tăng trong kỳ trừ tồn cuối kỳ. Đối với Thành phẩm: Được làm tương tự như đối với sản phẩm dở dang, tuy nhiên lưu ý đối vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA.doc
Tài liệu liên quan