Luận văn Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong giai đoạn từnăm 2001 đến nay, chi NSNN của Tỉnh hàng năm tiếp

tục tăng nhanh, tạo điều kiện cho Tỉnh triển khai và thực hiện có hiệu quảcác

nhiệm vụphát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nhất là tập trung nguồn lực để

thực hiện 6 nhiệm vụtrọng tâm mà Tỉnh uỷ, HĐND Tỉnh và UBND Tỉnh đã đềra.

Một vấn đềcó ý nghĩa quan trọng vềmặt pháp luật trong thời kỳnày đó là

ngày 16/12/2002 Quốc hội khóa XI, kỳhọp thứhai đã thông qua Luật NSNN thay

thếcho Luật NSNN năm 1996 và có hiệu lực thi hành từnăm 2004. Luật NSNN

năm 2002 đã quy định chặt chẽhơn các mục tiêu quản lý thống nhất nền tài chính

quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơquan, tổchức, cá nhân

trong việc quản lý và sửdụng ngân sách Nhà nước, củng cốkỷluật tài chính, sử

dụng tiết kiệm, có hiệu quảngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm

thực hiện CNH-HĐH đất nước.

Theo sốliệu báo cáo của SởTài chính Bình Thuận, tổng chi ngân sách địa

phương của tỉnh trong 5 năm, từ2001 - 2005 ước đạt 5.989 tỷ đồng, tăng 2,78 lần

so với giai đoạn 1996 – 2000, trong đó chi đầu tưphát triển tăng gấp 3,55 lần so

với giai đoạn 1996 - 2000; chi thường xuyên tăng 2,1 lần so với giai đoạn 1996 -

2000. Tốc độtăng chi ngân sách bình quân hàng năm là 27,39%.

pdf72 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sách theo hướng tích cực. Trên cơ sở các hướng dẫn về định mức chi tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dự toán ngân sách đã thể hiện hết khả năng khai thác nguồn thu của địa phương, bố trí nhiệm vụ chi tương ứng với khả năng thu ngân sách, đã tính đến các yếu tố biến động của thị trường, thiên tai, bão lũ. Cơ cấu chi tích lũy đã từng bước được các cấp chính quyền quan tâm theo hướng dành từ 30 - 35% trên tổng chi ngân sách trong lập dự toán. Tuy nhiên việc lập dự toán NSNN còn chậm, không đúng thời gian quy định. Về chấp hành ngân sách: Sau khi thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, công tác chấp hành ngân sách đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng quản lý ngân sách. Công tác thu ngân sách được giao về một đầu mối do Cục Thuế trực tiếp quản lý và phát hành biên lai thu. Các khoản thu được nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước trừ các loại thu nhỏ, các địa bàn xa nơi Kho bạc Nhà nước đóng thì được thu trực tiếp và định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước. Công tác chi ngân sách được quản lý chặt chẽ trước, trong và sau khi chi và thanh toán trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước vì vậy các khoản chi được bảo đảm chi đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chế độ Nhà nước quy định. Hình thức cấp phát kinh phí từ ngân sách chủ yếu là Thông báo hạn mức kinh phí và nội dung cấp chi tiết nên góp phần quản lý chi ngân sách được chặt chẽ. Quan hệ phối hợp giữa thu ngân sách và chi ngân sách được chặt chẽ hơn nên góp phần thuận lợi trong điều hành ngân sách. Tuy nhiên cũng còn một số tồn tại trong việc chấp hành ngân sách như hệ thống định mức chi không đầy đủ và phù hợp với thực tế nên cơ sở để thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách gặp nhiều khó khăn; Các khoản thu nhất là các khoản thu phạt do địa điểm phát sinh cách xa nơi Kho bạc đóng nhưng đơn vị không được trực tiếp thu nên gây phiền hà cho người nộp. Trang 30 Về kế toán và quyết toán ngân sách: Triển khai thực hiện theo quy định của Luật NSNN, công tác kế toán quyết toán ngân sách của tỉnh từng bước có những thay đổi tích cực. Hệ thống biểu mẫu, chế độ kế toán, quyết toán đã được thay đổi, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nền kinh tế phục vụ tốt cho việc đánh giá phân tích hoạt động của nền kinh tế thông qua công cụ tài chính - ngân sách. Công tác giám sát trong quá trình xem xét, phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước của HĐND các cấp được tăng cường. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như hệ thống biểu mẫu, chế độ kế toán, quyết toán phức tạp hơn trước nhưng trình độ cán bộ làm công tác ngân sách còn yếu, nhất là cán bộ ngân sách xã, phường, thị trấn làm cho chất lượng kế toán và quyết toán đạt thấp, thời gian quyết toán chậm so với thời gian quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành ngân sách tại tỉnh Bình Thuận rất được chú trọng góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính của địa phương. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện việc chấp hành luật thuế ở các đơn vị chưa nghiêm như trốn lậu thuế, chiếm dụng, xâm tiêu, tham ô tiền thuế, để ngoài ngân sách, miễn giảm thuế không đúng quy định; Phát hiện việc tọa chi ngân sách Nhà nước, tự đặt ra các chế độ thu, chi riêng của ngành, của đơn vị trái với quy định của Nhà nước, các khoản chi không đúng mục đích đối tượng. Tuy nhiên, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, lực lượng cán bộ thanh tra còn mỏng. Về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương được bố trí ở ba cấp: Sở Tài chính đảm nhận quản lý ngân sách cấp tỉnh và kinh phí ủy quyền của Trung ương theo sự chỉ đạo của UBND Tỉnh. Các Phòng Tài chính – Kế hoạch quản lý ngân sách cấp huyện và kinh phí ủy quyền của tỉnh theo sự chỉ đạo của UBND các huyện, thành phố. Ban Tài chính xã quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo. Trong những năm qua, Tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách ở các cấp, tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ mà chủ yếu là cán bộ làm kế toán ngân sách xã còn yếu kém về chuyên môn, chưa nắm vững các chính sách, chế độ. Khó khăn lớn nhất là mặc dù Tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn cho kế toán ngân sách xã nhưng hầu hết số cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm thường chuyển sang làm các công tác khác nên phải bổ sung người. 2.2.2. Thực trạng cơ cấu chi NSNN của tỉnh từ năm 1996 đến nay 2.2.2.1. Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000 Ngày 20/3/1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ chín thông qua Luật Ngân sách Nhà nước, đây là dấu mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý, điều hành NSNN của nước ta. Luật Ngân sách Nhà nước ra đời đã tạo nền tảng cơ sở Trang 31 pháp lý cho hoạt động NSNN, góp phần tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Về chi NSNN, Luật Ngân sách Nhà nước 1996 đã phân định tương đối rõ về nội dung, trình tự sắp xếp các khoản chi, qua đó giúp phân tích xác định cơ cấu các nội dung chi NSNN một cách hợp lý. Theo đó, việc cân đối NSNN được thực hiện theo nguyên tắc chung là “… Tổng số thu thuế phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao cho chi đầu tư phát triển. Trong trường hợp có bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển …” (Điều 8). Ngoài ra, Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996 cũng quy định rõ nhiệm vụ của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Chi NSNN được chia thành năm nhiệm vụ chủ yếu là chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ gốc, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính và chỉ bổ sung ngân sách cấp dưới (từ Điều 28 đến Điều 38 ). Trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển, thu ngân sách chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi, việc xác định trình tự ưu tiên các khoản chi ngân sách đã được cân nhắc cho phù hợp theo thứ tự từ chi thường xuyên đến chi đầu tư phát triển, chi trả nợ gốc … Trong chi thường xuyên, các nội dung chi cho hoạt động sự nghiệp như chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa và sự nghiệp kinh tế được ưu tiên hơn so với các nội dung chi cho quản lý Nhà nước, an ninh, quốc phòng. Trong chi đầu tư phát triển thì chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên hàng đầu. Khi quy mô NSNN tăng thì chi đầu tư phát triển được ưu tiên hơn so với chi thường xuyên. Thông qua đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từng bước đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Quan điểm xác định trình tự ưu tiên các khoản chi NSNN như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, nó đòi hỏi các cấp chính quyền phải chủ động đề ra biện pháp tiết kiệm các khoản chi thường xuyên để tập trung vốn cho chi đầu tư phát triển. Tuy vậy, việc chưa xác định đúng tầm quan trọng của nội dung chi quản lý hành chính so với các khoản chi khác còn thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý, điều hành chi ngân sách. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tổng chi ngân sách địa phương là 2.151 tỷ đồng. Tốc độ tăng chi ngân sách bình quân hàng năm là 19,70%; trong đó: năm 1996 tăng 2,54%, năm 1997 tăng 49,22%, năm 1998 tăng 11,71%, năm 1999 tăng 22,7%, năm 2000 tăng 12,34%. So với tốc độ tăng GDP, chi ngân sách địa phương có tốc độ tăng cao hơn, điều này thể hiện nhu cầu chi của địa phương là rất lớn. Trang 32 Cơ cấu chi NSNN của Tỉnh trong giai đoạn 1996 – 2000 (xem Bảng 2.1): Bảng 2.6 : Cơ cấu các nội dung chi NSNN giai đoạn 1996 – 2000 Đ.V tính: % Trong đó Năm Tổng cộng Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển BQ 1991-1995 100 76,40 23,60 1996 100 79,60 20,40 1997 100 65,50 34,50 1998 100 74,83 25,17 1999 100 63,80 36,20 2000 100 74,02 25,98 BQ 1996-2000 100 70,88 29,12 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận) Trong giai đoạn 1996 –2000, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều cố gắng thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển, do đó tỷ trọng chi thường xuyên trong cơ cấu chi NSNN giai đoạn này có xu hướng giảm, tỷ trọng chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng. So với giai đoạn từ năm 1991 – 1995, tỷ trọng chi thường xuyên trong cơ cấu chi NSNN đã giảm từ mức bình quân là 76,4% xuống còn bình quân 70,88%. Bên cạnh đó, do thu ngân sách trên địa bàn tăng chậm (cá biệt như năm 2000 thu ngân sách giảm 3,4%), trong khi nhu cầu các khoản chi thường xuyên vẫn rất cao nên xu hướng tăng của chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN không rõ rệt. Để đánh giá chính xác và toàn diện hơn về cơ cấu chi NSNN, cần thiết phải đi sâu phân tích cơ cấu từng nội dung chi NSNN giai đoạn này. Cụ thể từng nội dung như sau: a) Chi đầu tư phát triển Bảng 2.7 : Cơ cấu các khoản chi đầu tư phát triển giai đoạn 1996-2000 Đ.V tính: % Trong đó Năm Tổng chi ĐTPT Chi đầu tư XDCB Chi về vốn lưu động 1996 100 98,29 1,71 1997 100 98,19 1,81 Trang 33 1998 100 96,19 3,81 1999 100 85,59 14,41 2000 100 95,60 4,40 Bình quân 100 93,46 6,54 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận) Từ số liệu trên, có thể thấy trong cơ cấu chi đầu tư phát triển giai đoạn 1996 – 2000 thì chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng khá cao với tỷ lệ bình quân là 93,46%, trong khi đó chi về vốn lưu động chỉ chiếm bình quân là 6,54%. Trong chi đầu tư xây dựng cơ bản, ưu điểm là Tỉnh đã tập trung vào xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như cải tạo và nâng cấp hệ thống đường giao thông trong tỉnh, xây dựng các công trình hồ chứa nước thủy lợi, Cảng cá Phan Thiết. Cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản như trên thể hiện mục tiêu của tỉnh trong việc hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế định hướng CNH – HĐH. Qua đó, cũng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng công trình thì ngoài một số công trình trọng điểm có vốn đầu tư lớn như cảng cá, hồ chứa nước thì còn lại hầu hết các công trình đều nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít. Hàng năm danh mục công trình bố trí vốn đầu tư đều có từ 40 - 50 công trình, vì vậy trong điều kiện vốn đầu tư ít lại bị dàn trải, phân tán không tập trung làm cho công trình hoàn thành đưa vào sử dụng hàng năm đạt thấp, thời gian thi công kéo dài do đó phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư còn thấp và gây lãng phí. Trong giai đoạn này, chi về vốn lưu động cho các doanh nghiệp đã giảm nhiều so với thời kỳ trước đây. Các doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ vốn chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thuộc các ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp, chế biến hải sản. Tỷ trọng của chi vốn lưu động trong chi đầu tư phát triển chỉ chiếm trên 5% nhưng cũng có những năm chiếm đến trên 10% như năm 1999 là 14,41%. b) Chi thường xuyên Bảng 2.8 : Cơ cấu các khoản chi thường xuyên giai đoạn 1996 – 2000 Đ.V tính: % Nội dung 1996 1997 1998 1999 2000 5 năm Tổng chi thường xuyên 100 100 100 100 100 100 1. Chi sự nghiệp kinh tế 13,37 14,36 14,33 14,57 16,60 14,90 Trang 34 2. Chi giáo dục đào tạo 28,85 28,69 31,77 32,07 33,09 31,32 3. Chi sự nghiệp y tế 9,55 10,82 12,69 12,27 12,01 11,69 4. Chi quản lý hành chính 20,17 17,58 16,04 15,81 20,46 18,03 5. Chi ngân sách xã 5,41 8,64 9,31 7,26 - 5,61 6. Các khoản chi còn lại 22,65 19,91 15,86 18,02 17,84 18,45 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận) Trong cơ cấu chi thường xuyên, tỷ trọng một số khoản chi tăng nhanh hàng năm như chi giáo dục đào tạo tăng từ 28,85% lên 33,09%, chi về y tế tăng từ 9,55% lên 12,01%, chi sự nghiệp kinh tế tăng từ 13,37% lên 16,60%. Điều này thể hiện chủ trương của Nhà nước là nâng cao chất lượng của ngành giáo dục và y tế thông qua các chính sách đãi ngộ, tăng thu nhập cho giáo viên, cán bộ ngành y tế, trang bị máy móc thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Chi quản lý hành chính mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối như nhưng tỷ trọng giảm đáng kể do chính sách tiết kiệm chi hành chính được thực hiện tương đối chặt chẽ. Tỷ trọng các khoản chi thường xuyên khác cũng giảm dần theo trình tự ưu tiên sắp xếp cơ cấu chi ngân sách. 2.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, chi NSNN của Tỉnh hàng năm tiếp tục tăng nhanh, tạo điều kiện cho Tỉnh triển khai và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là tập trung nguồn lực để thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Tỉnh uỷ, HĐND Tỉnh và UBND Tỉnh đã đề ra. Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp luật trong thời kỳ này đó là ngày 16/12/2002 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ hai đã thông qua Luật NSNN thay thế cho Luật NSNN năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 2004. Luật NSNN năm 2002 đã quy định chặt chẽ hơn các mục tiêu quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện CNH-HĐH đất nước. Theo số liệu báo cáo của Sở Tài chính Bình Thuận, tổng chi ngân sách địa phương của tỉnh trong 5 năm, từ 2001 - 2005 ước đạt 5.989 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với giai đoạn 1996 – 2000, trong đó chi đầu tư phát triển tăng gấp 3,55 lần so với giai đoạn 1996 - 2000; chi thường xuyên tăng 2,1 lần so với giai đoạn 1996 - 2000. Tốc độ tăng chi ngân sách bình quân hàng năm là 27,39%. Trang 35 Cơ cấu chi NSNN của Tỉnh giai đoạn 2001-1005 (xem bảng số 2.9): Bảng 2.9 : Cơ cấu các nội dung chi NSNN giai đoạn 2001 - 2005 Đ.V tính: % (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận) Trong đó Năm Tổng cộng Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển BQ 1996-2000 100 70,88 29,12 2001 100 60,74 39,26 2002 100 67,70 32,30 2003 100 61,54 38,46 2004 100 51,20 48,80 KH 2005 100 59,78 40,22 BQ 2001-2005 100 58,65 41,35 Chi ngân sách giai đoạn 2001- 2005 đã được cơ cấu lại theo hướng ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển, giáo dục đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh. Trong giai đoạn 2001 - 2005, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng 41,35% trên tổng chi ngân sách địa phương vượt so với mục tiêu Nghị quyết đề ra (Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Khoá X là 30%) và tăng cao so với giai đoạn 1996-2000 (giai đoạn 1996 – 2000 là 29,12%); chi thường xuyên chiếm tỷ trọng 58,65% trên tổng chi ngân sách địa phương (giai đoạn 1996 – 2000 là 70,88%). Để phân tích rõ hơn chính sách điều hành chi ngân sách, cần phải nghiên cứu cơ cấu các nội dung chi trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của chi NSNN. Cụ thể trong giai đoạn 2001-2005 như sau: a) Chi đầu tư phát triển: được thể hiện ở Bảng số 2.10 dưới đây. Bảng 2.10 : Cơ cấu các khoản chi đầu tư phát triển giai đoạn 2001-2005 Đ.V tính: % Trong đó Năm Tổng chi ĐTPT Chi đầu tư XDCB Hỗ trợ vốn doanh nghiệp 2001 100 89,14 10,86 2002 100 93,04 6,96 2003 100 96,23 3,77 2004 100 97,92 2,08 Trang 36 KH 2005 100 98,09 1,91 Bình quân 100 96,08 3,92 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận) Từ số liệu tổng hợp trên, có thể thấy: Trong cơ cấu chi đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2005 thì chi đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng chiếm tỷ lệ tuyệt đối (bình quân là 96,08%). Trong giai đoạn này, chi đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình trọng điểm quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 1), Khu Công nghiệp chế biến thủy sản Nam Cảng cá Phan Thiết, tuyến đường du lịch ven biển của tỉnh. Về cơ cấu trong chi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn xây lắp và kiến thiết cơ bản khác chiếm tỷ trọng lớn bình quân là 79,08%, trong khi đó vốn thiết bị còn chiếm tỷ lệ thấp là 20,92%. Với cơ cấu trên, đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh trong những năm qua chủ yếu là đầu tư xây lắp mở rộng, việc mua sắm trang thiết bị để thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới còn quá ít (xem Bảng 2.11): Bảng 2.11: Cơ cấu trong chi đầu tư XDCB giai đoạn 2001-2004 Đ.V tính: % Cấu thành 2001 2002 2003 2004 Bình quân Vốn xây lắp 88,63 85,93 67,49 65,65 74,24 Vốn thiết bị 8,34 8,21 27,42 29,53 20,92 Kiến thiết cơ bản khác 3,03 5,86 5,10 4,82 4,84 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận) Chi về vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong giai đoạn này tiếp tục giảm nhiều so với giai đoạn 1996 - 2000. Điều này phản ánh tiến trình cổ phần hóa sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tại tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục được triển khai thực hiện tốt. Các doanh nghiệp Nhà nước đã được sắp xếp lại trên cơ sở giải thể, sát nhập, cổ phần hóa doanh nghiệp. Tỷ trọng của chi vốn lưu động trong chi đầu tư phát triển giai đoạn này chỉ còn chiếm bình quân là 3,92%. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001-2004 theo số liệu thống kê được thể hiện ở bảng 2.12. Trang 37 Số liệu thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh cho thấy: Chi đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương những năm gần đây tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như xây dựng, cải tạo hệ thống đường giao thông, các nhà máy công nghiệp chế biến, các công trình phục vụ nông nghiệp và hệ thống nhà hàng, khách sạn. Điều đó phản ánh chính sách điều hành và quản lý NSNN của tỉnh Bình Thuận luôn bám sát định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, trong đó Tỉnh cũng luôn chú trọng đến hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nông dân tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực Tỉnh có tiềm năng khai thác để phát triển nhưng chi đầu tư từ NSNN còn rất hạn chế, chưa áp ứng được yêu cầu về vốn như chi trong lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ (chiếm tỷ trọng 1,46%), chi đầu tư cho ngành thủy sản (chiếm tỷ trọng 7,42%). Bảng 2.12: Cơ cấu vốn tư XDCB theo ngành kinh tế 2001 – 2004 (Giá hiện hành) Đ.V tính: % Ngành kinh tế ĐVT 2001 2002 2003 2004 Triệu đ 56.490 101.487 159.607 161.529 1. Nông nghiệp % 7,20 9,43 12,49 9,12 Triệu đ 46.175 51.280 105.458 131.314 2. Thủy sản % 5,88 4,77 8,25 7,42 Triệu đ 7.234 8.214 18.283 25.7993. Công nghiệp khai thác mỏ % 0,92 0,76 1,43 1,46 Triệu đ 136.324 166.418 201.425 300.927 4. Công nghiệp chế biến % 17,36 15,47 15,76 17,00 Triệu đ 17.703 18.091 37.681 71.8915. Sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt % 2,25 1,68 2,95 4,06 Triệu đ 30.928 22.405 25.850 30.762 6. Xây dựng % 3,94 2,08 2,02 1,74 Triệu đ 124.017 133.748 24.380 28.7197. Thương nghiệp, sửa chữa, đồ dùng cá nhân % 15,80 12,43 1,91 1,62 Triệu đ 122.563 180.263 194.523 301.153 8. Khách sạn, nhà hàng % 15,61 16,75 15,22 17,01 Trang 38 Triệu đ 96.420 219.348 218.050 384.0269. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc % 12,28 20,39 17,06 21,68 Triệu đ 26.770 31.836 83.990 107.509 10. Giáo dục và đào tạo % 3,41 2,96 6,57 6,07 Triệu đ 63.870 66.377 129.386 120.53211. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng % 8,14 6,17 10,12 6,81 Triệu đ 56.610 76.522 79.494 106.39412. Lĩnh vực phi sản xuất vật chất khác % 7,21 7,11 6,22 6,01 Triệu đ 785.104 1.075.989 1.278.127 1.770.555 Tổng cộng % 100,00 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận từ năm 2001 – 2004) b) Chi thường xuyên Trong cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2001-2005 (tính cả các khoản chi chương trình mục tiêu của Trung ương trên địa bàn), tỷ trọng một số khoản chi tăng nhanh hàng năm như: chi sự nghiệp kinh tế tăng từ 10,70% lên 18,14%; tỷ trọng chi sự nghiệp khoa học công nghệ tăng từ 0,83% lên 1,42%; chi sự nghiệp xã hội tăng nhanh nhất, từ 2,64% lên 5,74%. Tỷ trọng chi quản lý hành chính tương đối ổn định ở mức bình quân 13,56%, chi giáo dục đào tạo bình quân là 35,61%. (xem Bảng 2.13) Bảng 2.13 Cơ cấu một số khoản chi thường xuyên chủ yếu từ 2001-2005 Đ.V tính: % Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 B.quân Tổng chi thường xuyên 100 100 100 100 100 100 1. Chi sự nghiệp kinh tế 10,70 11,49 10,52 14,74 18,14 13,97 2. Chi giáo dục đào tạo 34,66 33,91 39,24 36,98 33,85 35,61 3. Chi sự nghiệp y tế 12,21 12,73 13,01 10,88 11,14 12,21 4. Sự nghiệp văn hóa thông tin 1,57 1,34 1,35 1,49 2,03 1,62 5. Sự nghiệp khoa học công nghệ 0,83 1,00 1,09 1,61 1,42 1,26 6. Sự nghiệp xã hội 2,64 2,49 2,68 5,49 5,74 4,20 7. Chi quản lý hành chính 13,19 13,32 12,58 14,36 13,85 13,56 5. Chi ngân sách xã 8,65 8,86 0 0 0 4,23 Trang 39 8. Các khoản chi còn lại 15,55 14,86 19,53 14,45 13,83 13,34 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận, số liệu 2005 là số kế hoạch) Trong chi sự nghiệp thì chi về giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng, đây là biểu hiện việc quan tâm đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở địa phương. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí như hiện nay chỉ mới bảo đảm chi ở mức tối thiểu, vì đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sự bao cấp còn rất lớn và chế độ ưu đãi đối với giáo viên từ các nơi khác về các vùng trên để giảng dạy. Việc xã hội hóa nhằm giảm bớt gánh nặng từ ngân sách chỉ được thực hiện ở các nơi có điều kiện thuận lợi. Chi sự nghiệp y tế cũng chiếm tỷ trọng lớn trong chi hành chính sự nghiệp nhưng cơ cấu này bắt đầu có xu hướng giảm vì từng bước được xã hội hóa thông qua chế độ viện phí, các bệnh viện và phòng khám chữa bệnh tư nhân cũng ngày càng nhiều góp phần giảm sự bao cấp của Nhà nước trong chi ngân sách. Chi sự nghiệp kinh tế là khoản chi nhằm phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động thuận lợi theo hướng ngày càng nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và chi kiến thiết thị chính, giao thông nhằm nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các vùng dân cư tập trung. Trong các năm qua, tỷ lệ cơ cấu chi sự nghiệp kinh tế trong chi ngân sách có xu hướng tăng nhanh vì nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng tăng và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Chi quản lý hành chính là khoản chi chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi thường xuyên. Đây là những khoản chi cho tiêu dùng nhưng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội và có tác dụng tham gia kiểm tra các hoạt động trong toàn xã hội. Trong thực tế, đây là lĩnh vực chi phức tạp nhất trong điều hành chi NSNN vì trong điều kiện bộ mày hành chính còn cồng kềnh, quỹ lương ngày càng tăng, các khoản chi phí chưa được quản lý chặt chẽ do hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chưa được ban hành đầy đủ và phù hợp với thực tế dẫn đến việc tùy tiện trong chi tiêu, gây lãng phí và tham nhũng. Mặt khác, trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới các khoản chi để phục vụ cho nhu cầu HĐH công tác quản lý hành chính như máy vi tính, máy photo, máy fax ... ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong chi quản lý hành chính và góp phần tăng chi quản lý hành chính. Các khoản chi sự nghiệp khác như khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, bảo đảm xã hội là những khoản chi chiếm Trang 40 tỷ trọng thấp trong chi ngân sách và thường biến động theo yêu cầu phục vụ các hoạt động của địa phương. 2.3. Nhận xét, đánh giá việc bố trí cơ cấu chi NSNN của tỉnh 2.3.1. Ưu điểm: Trong những năm qua, nguồn thu ngân sách của tỉnh tăng nhanh cả về chủng loại thu và giá trị thu, tỷ lệ động viên từ GDP vào ngân sách Nhà nước hàng năm đều tăng đã tạo điều kiện cho chi ngân sách ngày càng tăng, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong công tác quản lý, điều hành NSNN, cơ cấu chi ngân sách đã từng bước được cải thiện và thu được những kết quả bước đầu như: Thứ nhất, vai trò quan trọng của chi đầu tư phát triển đã được khẳng định trong trình tự ưu tiếp sắp xếp cơ cấu chi NSNN. Tỷ trọng các nội dung chi trong cơ cấu chi NSNN đã được xác định trên cơ sở nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, thu hẹp dần tình trạng bao cấp qua ngân sách Nhà nước. Thứ hai, trong chi đầu tư phát triển, địa phương đã tập trung vốn cho một số công trình trọng điểm có tác động quyết định đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo nguồn thu ngân sách. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, địa phương đã từng bước hạn chế bao cấp qua NSNN. Chi cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp giảm dần qua từng năm, Nhà nước chỉ tạo điều kiện về môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động về tài chính để đứng vững trong cơ chế thị trường. Thứ ba, trong chi thường xuyên, công tác điều hành chi ngân sách đã chú trọng đầu tư cho chiến lược con người trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, bảo đảm xã hội, văn hóa thông tin và coi đây là lĩnh vực ưu tiên trong chi thường xuyên. Bên cạnh đó, chi ngân sách đã bảo đảm kinh phí cho giữ vững trật tự, an toàn xã hội, ổn định chính trị góp phần tạo môi trường lành mạnh cho nền kinh tế phát triển. Tỉnh đã thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện cơ cấu chi ngân sách để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng CNH - HĐH.pdf
Tài liệu liên quan