Luận văn Hoàn thiện cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn . iii

Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu. iv

Danh mục các bảng . vi

Mục lục. viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU NSNN VÀ CƠ CHẾ PHÂN

CHIA NGUỒN THU NSNN .5

1.1. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CHẾ PHÂN CHIA NGUỒN THU

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .5

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thu ngân sách nhà nước.5

1.1.1.1. Khái niệm về thu ngân sách nhà nước .5

1.1.1.2. Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước.6

1.1.2. Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN.7

1.1.3. Nội dung của thu NSNN và các nhân tố ảnh hưởng .8

1.1.3.1. Nội dung của thu NSNN .8

1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN.13

1.2. Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách .15

1.2.1. Sự cần thiết phải phân chia nguồn thu .15

1.2.2. Các nguyên tắc phân chia nguồn thu .16

1.2.3. Các cơ chế chính trong phân chia nguồn thu .17

1.3. Vai trò của thu ngân sách nhà nước và phân chia nguồn thu ngân sách đối với

phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường .21

1.3.1. Thu ngân sách và phân chia nguồn thu ngân sách góp phần điều chỉnh nền

kinh tế, phân bổ nguồn lực xã hội .22

1.3.2. Thu ngân sách và phân chia nguồn thu ngân sách góp phần điều hòa thu nhập,

thực hiện công bằng xã hội trong phân phối .23

 

pdf123 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu từ cấp quyền sử dụng đất... Vì vậy, trong quá trình đánh giá cơ chế phân chia nguồn thu, tác giả chỉ sử dụng những khoản thu trong phần thu cân đối để đánh giá, phân tích. 2.2.4.1. Đánh giá tình hình thu cân đối ngân sách các huyện, thành phố tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 - 2006 và giai đoạn 2007 - 2010 Với nguồn thu được phân chia giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004 - 2006 và giai đoạn 2007 - 2010, ta có phần số liệu được thể hiện ở bảng 2.5. Nhìn vào bảng số liệu 2.5 ta thấy: Tổng thu cân đối giai đoạn 2007 - 2009 đạt 922.598 triệu đồng, tăng 86,76% so với giai đoạn 2004 - 2006. Hầu hết các khoản thu trong giai đoạn ổn định 2007 - 2009 đều vượt so với giai đoạn ổn định 2004 - 2006. Trong đó, các khoản thu đạt tỷ lệ tăng khá cao là thu DNQDĐP đạt 2.236 triệu đồng (tăng 117,9%), thuế CTN và DVNQD đạt 198.640 triệu đồng (tăng 81,35%), lệ phí trước bạ đạt 79.358 triệu đồng (tăng 327,17%), thuế nhà đất đạt 14.434 triệu đồng (tăng 68,44%), thuế chuyển quyền sử dụng đất đạt 17.709 triệu đồng (tăng 83,97%), thu tiền sử dụng đất đạt 543.187 triệu đồng (tăng 102,03%). Các khoản thu còn lại giảm là do chính sách, chế độ nhà nước ban hành có sự thay đổi như miễn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, các khoản thu phí trước đây (phí cầu phà) nộp vào ngân sách nhà nước nay đã chuyển sang hình thức BOT. Thu cân đối NSĐP được hưởng (bao gồm: thuế sử dụng ĐNN, tiền thuê đất được điều tiết từ Cục thuế tỉnh) giai đoạn 2007 - 2009 đạt 657.297 triệu đồng, tăng 51,32% so với giai đoạn 2004 - 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ thu cân đối NSĐP được hưởng so với tổng thu cân đối giai đoạn 2007 - 2010 đạt 71,24%, thấp hơn so với giai đoạn 2004 - 2006 (87,93%). Sở dĩ như vậy là do thu tiền đất trong giai đoạn 2007 - 2009 tăng cao (chủ yếu ở địa bàn thành phố Đồng Hới), vì thế khoản thu này được điều tiết về cho tỉnh nhiều hơn. ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 45 Bảng 2.5: Tổng hợp thu cân đối các huyện, thành phố tỉnh Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Thu giai đoạn 2004 - 2006 Thu giai đoạn 2007 - 2009 So sánh (%) giai đoạn 07- 10 và giai đoạn 04-06 Tổng số TH 2004 TH 2005 TH 2006 Tổng số TH 2007 TH 2008 TH 2009 A B 1=2+3+4 2 3 4 5=6+7+8 6 7 8 9=5/1x100 Tổng thu cân đối (1 đến 9) 494.005 124.214 168.036 201.755 922.598 260.687 320.496 341.415 186,76 Tr.đó: Thu cân đối NSĐP được hưởng 434.379 111.750 149.286 173.343 657.297 191.876 246.005 219.416 151,32 1 Thu DNQD ĐP (thuế tài nguyên) 1.030 230 250 550 2.236 1.500 469 267 217,09 2 Thuế CTN và DV NQD 109.535 26.395 36.620 46.520 198.640 60.810 72.680 65.150 181,35 3 Lệ phí trước bạ 18.569 3.465 3.622 11.482 79.358 18.178 25.200 35.980 427,37 4 Thuế sử dụng ĐNN 634 190 215 229 564 218 338 8 88,96 5 Thuế nhà đất 8.569 2.077 3.254 3.238 14.434 3.564 4.275 6.595 168,44 6 Thu tiền thuê đất 21.447 4.510 6.275 10.662 14.160 13.064 483 613 66,02 7 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 9.626 3.892 2.970 2.764 17.709 3.685 7.216 6.808 183,97 8 Thu tiền Sử dụng đất 268.870 64.470 96.700 107.700 543.187 146.038 188.685 208.464 202,03 9 Thu phí và lệ phí 24.960 7.675 7.710 9.575 16.430 5.410 5.140 5.880 65,83 10 Thu khác của các huyện và xã 30.765 11.310 10.420 9.035 35.880 8.220 16.010 11.650 116,63 (Nguồn: Sở Tài chính và tính toán của tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 2.2.4.2. Đánh giá tình hình phân chia thu cân đối ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2010 Bảng 2.6: Tổng hợp thu cân đối ngân sách tỉnh Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện qua các năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ước TH năm 2010 A B Tổngsố NS tỉnh NS huyện, xã Tổng số NS tỉnh NS huyện, xã Tổng số NS tỉnh NS huyện, xã Tổng số NS tỉnh NS huyện, xã Tổng thu cân đối 574.104 313.417 260.687 640.016 319.520 320.496 747.486 406.071 341.415 921.300 476.660 444.640 1 Thu DNQD TW 92.511 92.511 100.400 100.400 128.980 128.980 113.000 113.000 2 Thu DN QD ĐP 92.674 91.174 1.500 110.000 109.531 469 122.845 122.578 267 133.500 133.100 400 3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 1.013 1.013 800 800 663 663 300 300 4 Thu ngoài QD 94.897 34.087 60.810 124.000 51.320 72.680 141.900 76.750 65.150 215.000 125.820 89.180 5 Thuế SD đất NN 1.264 1.046 218 1.600 1.262 338 1.808 1.800 8 2.000 2.000 6 Lệ phí trước bạ 21.178 3.000 18.178 25.200 0 25.200 35.980 0 35.980 52.700 50 52.650 7 Thuế chuyển quyền SD đất 4.736 1.051 3.685 7.216 0 7.216 1.219 0 1.219 200 70 130 8 Thuế nhà đất 3.564 0 3.564 4.300 25 4.275 6.595 0 6.595 7.200 62 7.138 9 Thu tiền thuê đất 13.064 0 13.064 14.000 13.517 483 14.413 13.800 613 18.500 17.443 1.057 10 Tiền bán nhà thuộc SHNN 1.497 1.497 0 0 0 11 Thuế thu nhập 1.265 1.265 3.000 3.000 10.589 5.000 5.589 19.800 7.545 12.255 12 Phí và lệ phí 17.136 11.726 5.410 16.500 11.360 5.140 18.880 13.000 5.880 26.400 21.090 5.310 13 Thu tiền cấp đất 189.594 43.556 146.038 190.000 1.315 188.685 208.464 0 208.464 270.000 3.800 266.200 14 Phí xăng dầu 23.389 23.389 24.000 24.000 38.500 38.500 48.000 48.000 15 Thu khác 16.322 8.102 8.220 19.000 2.990 16.010 16.650 5.000 11.650 14.700 4.380 10.320 (Nguồn : Sở Tài chính và tính toán của tác giả) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Với số liệu ở bảng 2.6, chúng ta thấy rằng các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn như: thu từ DNQDTW, thu từ DNQDĐP trong giai đoạn 2007 - 2010 đều được điều tiết về cho tỉnh hưởng gần như 100%, ngân sách cấp huyện chỉ thu được phần điều tiết từ thuế sử dụng đất nông nghiệp của các DNQDĐP. Đối với khoản thu ngoài quốc doanh, mặc dù đã được phân cấp nhiều hơn cho huyện quản lý. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển tăng nhanh, nhưng tỷ lệ khoản thu này lại giảm dần qua các năm, năm 2007 chiếm tỷ lệ 64,08%, năm 2008 chiếm tỷ lệ 58,61%, đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 41,48% trong tổng số thu ngoài quốc doanh của toàn tỉnh. Đây là những khoản thu mang tính chất định hướng của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngân sách cấp huyện chỉ được phân chia một phần rất nhỏ bé. Các khoản thu còn lại vừa thực hiện điều tiết cho huyện hưởng 100%, vừa thực hiện phân chia như thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền thuê đất. Ngoài khoản thu tiền sử dụng đất có số thu lớn, các khoản thu còn lại chỉ chiếm một phần không đáng kể. Với nguồn thu được phân chia trong tổng thu cân đối, ngân sách huyện và xã chiếm tỷ lệ bình quân trong giai đoạn 2007 - 2010 là 47% (xem số liệu ở bảng 2.7). Tuy nhiên, sau khi trừ đi phần điều tiết về cho tỉnh (căn cứ vào số liệu ở bảng 2.5) năm 2007: 68.881 triệu đồng, năm 2008: 74.491 triệu đồng, năm 2009: 121.999 triệu đồng, năm 2010: 158.870 triệu đồng thì ngân sách huyện và xã chỉ được hưởng bình quân khoảng 33% trong tổng thu cân đối ngân sách toàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010.. Qua phần số liệu phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng, với cơ chế phân chia nguồn thu hiện tại, tỷ lệ các khoản thu được phân cấp cho ngân sách cấp huyện và xã đang còn ở mức khiêm tốn. Vì thế, chưa tạo ra động lực cho chính quyền cấp dưới trong khai thác các nguồn thu. Do vậy, cần thiết phải có sự đổi mới theo hướng phân cấp nhiều hơn các khoản thu điều tiết cho ngân sách cấp huyện và xã. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp phân chia phần thu cân đối ngân sách tỉnh Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2007 - 2010 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 A B 1 2 3 4 Tổng thu cân đối 574.104 640.016 747.486 921.300 1 Ngân sách tỉnh 313.417 319.520 406.071 476.660 2 Ngân sách huyện 260.687 320.496 341.415 444.640 3 Tỷ lệ % - Tỉnh 55 50 54 52 - Huyện 45 50 46 48 (Nguồn: Sở Tài chính và tính toán của tác giả) 2.2.4.3. Đánh giá thu nội địa với tổng chi ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2010 Do nguồn thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh đang còn hạn chế, chủ yếu được bổ sung từ NSTW để thực hiện các nhiệm vụ chi. Do vậy, để có một cách nhìn cụ thể và thực tế hơn, chúng ta chỉ đánh giá phần thu nội địa so với tổng nhu cầu chi trên địa bàn. Bởi vì, nguồn thu này được xem như là xương sống của nền kinh tế, bao quát được tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn tỉnh. Nhìn vào số liệu ở bảng 2.8, ta thấy rằng tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng bình quân 14,28% qua các năm, tỷ lệ này đã đáp ứng được yêu cầu tăng thu hàng năm của Chính phủ. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi trong giai đoạn này khá cao với tỷ lệ bình quân 29,94% nên nguồn thu của tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng một phần ba (1/3) nhiệm vụ chi. Vì thế, trong những năm sắp tới, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của tỉnh và chủ động hơn trong điều hành ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, điều cần thiết là phải làm thế nào để khuyến khích các địa phương khai thác tốt nguồn thu này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Bảng 2.8: Tổng hợp thu nội địa và tổng chi ngân sách tỉnh Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2007 - 2010 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 A B 1 2 3 4 1 Thu nội địa 790.836 835.271 952.524 1.173.300 Bao gồm: - Thu cân đối 574.104 640.016 747.486 921.300 - Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN 216.732 195.255 205.038 252.000 2 Tổng chi NSĐP(*) 1.966.447 2.363.678 3.533.148 4.245.065 Tr.đó: - Chi đầu tư phát triển 273.226 281.190 702.432 753.600 - Chi thường xuyên 1.080.821 1.279.145 1.770.698 2.244.685 3 Tỷ lệ %(Thu/Chi x 100) 40 35 27 28 (Nguồn : Sở Tài chính và tính toán của tác giả) (*) : Đã loại trừ phần chi tiền vay, chi chuyển nguồn sang năm sau, chi kết dư ngân sách năm trước 2.2.4.4. Nhận xét chung về tình hình thực hiện cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2010 * Ưu điểm: Các khoản thu phân, chia đã phân cấp nhiều hơn so với giai đoạn 2004 - 2006 cho chính quyền cấp dưới, góp phần nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong cân đối ngân sách, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong khai thác nguồn thu. Cụ thể: Các khoản thu trước đây ngân sách tỉnh được hưởng 100%, nay điều tiết cho ngân sách cấp huyện hưởng 100% hoặc phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho ngân sách cấp huyện như: Tiền thuê mặt đất, mặt nước; Thu xử phạt ATGT; Thu tiền cấp quyền sử dụng đất ở các phường và giảm dần các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện. Đặc biệt, trong đó phải kể đến các khoản thu về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên của ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 doanh nghiệp NQD và HTX đã chuyển từ phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) nay đã chuyển sang hình thức điều tiết 100% cho ngân sách cấp huyện đối với những đơn vị do Chi cục thuế cấp huyện thu hay nói cách khác là vừa phân vừa chia để quản lý thu giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Với sự phân cấp đó, nguồn thu trong giai đoạn 2007 - 2010 đã tăng cao hơn rất nhiều so với thời kỳ ổn định giai đoạn 2004 - 2006, góp phần đáp ứng nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp huyện (bao gồm cả xã). Chính quyền cấp xã đã thực sự trở thành một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, được phân chia nguồn thu nhiều hơn. Trên địa bàn toàn tỉnh đã có 7/159 xã tự cân đối được thu, chi thường xuyên, một số xã có giành phần cho chi đầu tư phát triển như điện, đường, trường, trạm....Trong khi đó, giai đoạn 2004 - 2006 chỉ có một vài xã tự túc được ngân sách. Do được phân cấp, phân quyền nên chính quyền địa phương đã thực sự quan tâm, chăm lo nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu, xem việc thu ngân sách là công tác chính trị trọng tâm của mọi cấp ủy và chính quyền các cấp. Các cấp chính quyền vừa tạo thêm nguồn thu, vừa đôn đốc thu nộp đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu đúng hạn theo luật định. Chính nhờ vậy, mà liên tục từ năm 2007 đến năm 2010, mặc dù vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, những biến động bất thường của thị trường... nhưng thu cân đối ngân sách của các địa phương và toàn tỉnh luôn vượt dự toán đề ra. Luật ngân sách cho phép ổn định tỷ lệ phân chia nguồn thu từ 3 - 5 năm đã tạo cho các địa phương có điều kiện khai thác tăng các nguồn thu để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhờ số thu vượt, một số địa phương đã giải quyết được nhu cầu bức bách trong đầu tư và tiêu dùng, có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề cấp bách cho xã hội. Cơ cấu chi cho từng ngành, từng lĩnh vực đã có từng bước chuyển biến tích cực và dần được bố trí lại phù hợp hơn, đảm bảo tốc độ tăng chi của một số nhiệm vụ trọng yếu như giáo dục đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội, quốc phòng - an ninh..., nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và góp phần ổn định chính trị - xã hội của tỉnh nhà. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Các cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế và các ban, ngành liên quan đã làm tốt chức năng và nhiệm vụ trong việc đề xuất phương án thực hiện cơ chế phân cấp nguồn thu trên địa bàn mình quản lý; Vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh được tăng cường và phân định rõ ràng hơn trong việc xem xét, quyết định cơ chế phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh. Bộ máy thu nộp của cơ quan thuế ở các địa phương đã ngày càng kiện toàn, năng lực quản lý từng bước được nâng lên phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế, thể hiện ở việc phân cấp các khoản thu ngân sách được hưởng 100% nhiều hơn, giảm dần các khoản thu phân chia với chính quyền cấp dưới như đã phân tích ở trên. Từ những phân tích đó, một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định lại, cơ chế phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2010 đã có những bước tiến cơ bản so với thời kỳ trước, mạnh dạn hơn trong việc phân và chia nguồn thu, tăng tính chủ động và sáng tạo hơn trong khai thác nguồn thu cho ngân sách cấp dưới. Việc phân công, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương ngày càng rõ ràng, minh bạch hơn, hạn chế sự ỷ lại, trông chờ của ngân sách cấp dưới, đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính công. * Một số tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơ chế phân chia nguồn thu giữa ngân sách chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số khiếm khuyết, chưa phù hợp với tình hình mới, công tác quản lý ngân sách ở một số địa phương còn một số tồn tại, vướng mắc chủ yếu sau đây: Tính tự chủ của chính quyền các cấp đang còn bị động, nhất là vào thời kỳ đầu của giai đoạn ổn định tỷ lệ điều tiết (từ 3 đến 5 năm), hiện tượng giằng co nguồn thu giữa các cấp vẫn còn xảy ra và căng thẳng trong quá trình phân cấp và giao dự toán đầu năm. Các địa phương đều muốn phân chia nhiều hơn các khoản thu về ngân sách cấp mình quản lý, trong khí đó nhiệm vụ chi thì không thay đổi hoặc có thay đổi không đáng kể làm cho tỷ lệ phân chia trong nội bộ các cấp ngân sách địa phương rất phức tạp, khó thực hiện và rất dễ tùy tiện, làm cho khó khăn ngân sách bị đẩy dồn xuống cấp xã. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Mặt khác, do nguồn thu ngân sách của tỉnh còn hạn chế chỉ đáp ứng được hơn một phần ba (1/3) nhu cầu chi, số còn lại là nhờ vào trợ cấp của ngân sách Trung ương. Do vậy, để đảm bảo nhiệm chi và có phần chủ động hơn trong việc điều hành ngân sách. Các địa phương đều “cố gắng đấu tranh” để giành nguồn thu nhiều hơn là điều tất yếu. Trong khi đó nguồn thu là có hạn, dẫn đến việc phân chia nguồn thu đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Việc thống nhất ý kiến giữa các địa phương trong toàn tỉnh để xây dựng nên cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi thường rất phức tạp, giữa cấp xã với nhau trong từng huyện, giữa từng huyện với nhau trong tỉnh và giữa cấp tỉnh với cấp huyện. Do vậy, để có một cơ chế thống nhất với sự đồng thuận cao, cần phải có sự đổi mới trong quy trình xây dựng cơ chế phân chia nguồn thu cũng như nhiệm vụ chi phù hợp hơn với đặc điểm của từng địa phương là điều cần thiết. Mặc dù tỷ lệ phân chia nguồn thu đã điều tiết nhiều hơn cho chính quyền cấp huyện (bao gồm cả xã) so với thời kỳ trước nhưng tỷ lệ động viên vào ngân sách cấp huyện chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn trong tổng thu ngân sách và có xu hướng ngày càng giảm dần. Hơn nữa, một số khoản thu phân chia chưa hợp lý cùng với nhu cầu chi ngày càng tăng cao, một số địa phương còn lấy bớt đi những khoản thu đáng lẽ phân cấp cho chính quyền cấp dưới dẫn đến hiện tượng hụt thu, đặc biệt là ngân sách cấp xã. Trong quá trình phân chia nguồn thu, dường như các cấp ngân sách chỉ chú ý đến các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn như: Thu từ XNQD trung ương, địa phương; thu ngoài quốc doanh và thu tiền sử dụng đất mà chưa chú ý đến các khoản thu có tỷ trọng nhỏ dẫn đến hiện tượng bỏ ngõ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý một số nguồn thu của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến đến việc hoàn thành dự toán cũng như thực hiện nhiệm vụ chi đã giao đầu năm. Việc bổ sung “có mục tiêu" cho ngân sách cấp dưới để thực hiện các nhiệm vụ chi “đột xuất” từ ngân sách cấp tỉnh cho huyện, từ ngân sách cấp huyện cho xã vẫn diễn ra hàng năm và có xu hướng ngày càng tăng cao. Cụ thể: ngân sách cấp tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện bình quân năm 2007: trên 13 tỷ đồng; năm 2008: trên 15 tỷ đồng; năm 2009: gần 20 tỷ đồng, năm 2010: trên 20 tỷ đồng. Các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 nhiệm vụ chi này do cấp dưới đảm nhận nhưng không đủ nguồn để thực hiện nên “bắt buộc” tỉnh phải trích bổ sung. Trong quan hệ giữa ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện, việc điều chuyển các nguồn thu về tỉnh là hết sức cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ chi quan trọng trong toàn tỉnh. Mặt khác, việc điều chuyển đó nhằm điều hòa nguồn thu giữa các địa phương. Các địa phương đều nhận thức được rằng, không phải là số thu NSNN phát sinh ở huyện nào thì huyện đó được hưởng và quyền lợi của huyện bị xâm phạm khi phần lớn các nguồn thu tại địa phương mình lại điều chuyển về cho tỉnh. Nhưng do hệ thống chính sách thuế quy định mà những khoản thu đó phân bổ không đều, có địa phương tập trung nhiều nguồn thu nhưng có địa phương tập trung ít nguồn thu. Tuy nhiên điều muốn đề cập ở đây là việc điều chuyên các nguồn thu về ngân sách tỉnh phải đảm bảo mức độ hợp lý để tránh tình trạng nộp lên rồi lại cấp về (dưới dạng bổ sung ngân sách) và tránh thái độ tiêu cực, không quan tâm đến nguồn thu của các cấp chính quyền địa phương. Mặt khác, qua thực tiễn cho thấy, dù có phân cấp mạnh cho địa phương thì đại bộ phận các địa phương đều không có khả năng cân đối thu, chi. Do đó, dù các địa phương có giữ lại 100% những khoản thu phát sinh trên địa bàn lẽ ra phải điều tiết về tỉnh thì vẫn phải trợ cấp thêm một phần mới cân đối được ngân sách. Do đó, phạm vi các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100% tăng bao nhiêu thì số phải trợ cấp lại cho huyện (thành phố) bấy nhiêu. Vấn đề đặt ra là có nên đưa về tỉnh những khoản thu phát sinh ở các địa phương này nữa hay không? Và các khoản thu thuộc diện phân chia giữa ngân sách tỉnh và ngân sách 7 huyện, thành phố phải được thực hiện như thế nào để còn mang ý nghĩa điều tiết. Trong các khoản thu cân đối ngân sách, thu từ tiền sử dụng đât của các địa phương thường chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) tổng thu cân đối, khoản thu này được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương. Tuy nhiên, với tỷ lệ phân chia như hiện nay vẫn tỏ ra chưa hợp lý, chưa khuyến khích được các cấp trong quá trình tham gia, đặc biệt là cấp xã làm cho nguồn thu động viên vào NSNN chưa kịp thời, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. Tình trạng, dự toán thu tiền đất đã được giao đầu năm nhưng đến quý hai công tác ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 san lấp, giải phóng mặt bằng các vùng đất quy hoạch bán đấu giá vẫn chưa được thực hiện, còn xảy ra ở một số địa phương. * Nguyên nhân: Những hạn chế trên xảy ra là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan trong quá trình phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách. Nhưng tựu chung lại có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, hệ thống NSNN hiện nay bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó, ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, cụ thể là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, ngân sách cấp dưới là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp ngân sách. Tuy nhiên, cũng do tính lồng ghép này mà quy trình ngân sách khá phức tạp, gây khó khăn trong việc thực hiện cơ chế phân chia nguồn thu cũng như thực hiện nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp dưới. Luật NSNN quy định nguồn thu cho các cấp ngân sách gồm 3 loại: Thu cố định, thu phân chia theo tỷ lệ và thu bổ sung. Trong đó nguồn thu cố định của các cấp ngân sách luật quy định rõ, trong lúc đó hai khoản thu còn lại thì chính quyền Trung ương quy định cho tỉnh, còn tỉnh quy định cho huyện, huyện quy định cho xã. Đây thực chất là việc phân chia nguồn thu vừa mang tính chất rõ ràng vừa mang tính chất lồng ghép, thể hiện sự không rõ ràng, làm cho hệ thống ngân sách bị cắt khúc, quản lý bị phân tán, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới. Cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách như hiện nay thể hiện tính bao biện của ngân sách cấp trên. Bởi vì, ngân sách của cấp chính quyền địa phương có những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau, nguồn thu và khả năng động viên vào ngân sách khác nhau. Trong khi đó, chính quyền cấp trên “độc quyền” về ban hành chế độ chính sách, do đó có những quyết định của cấp trên phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp với địa phương khác, xuất hiện tình trạng “trên bảo dưới không nghe” làm gián đoạn trong quản lý và điều hành ngân sách và tình trạng này lặp lại ở ngân sách cấp dưới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Đặc biệt với hệ thống ngân sách xã còn phức tạp hơn. Sự khác biệt về địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng nguồn thu, trình độ quản lý cán bộ...đã dẫn đến để có nguồn chi tiêu có xã tự đặt ra các khoản thu, thu không đúng chế độ chính sách. Thông thường các địa phương đều có tư tưởng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để có thể chủ động điều hành ngân sách và để tăng mức hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh hoặc phải giảm số điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh từ đó tăng khả năng ngân sách cục bộ cho địa phương mình, tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm nhưng chậm được khắc phục. Thực tế cho thấy địa phương nào cũng muốn có ngân sách cao hơn để chi tiêu trong khi nguồn lực NSNN có hạn. Dẫn đến sự đối lập giữa một bên là vi mô (từng địa phương) và một bên là vĩ mô (tổng thể ngân sách tỉnh). Trong điều kiện đó, việc xảy ra sự đàm phán và thỏa hiệp giữa các cơ quan soạn lập ngân sách và cơ quan thẩm tra, tổng hợp dự toán ngân sách là tất yếu. Địa phương nào thuyết minh giỏi sẽ có mức ngân sách nhiều hơn để chi tiêu và ngược lại. Điều đó làm cho dự toán NSNN cũng như việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh có đảm bảo tính độc lập, khách quan và trong một chừng mực nào đó có ý định chủ quan của người lập. Các tiêu thức phân cấp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong quá trình thực hiện phân cấp đã đảm bảo yêu cầu của Luật thuế và các văn bản đã ban hành, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển tăng nhanh, quy mô doanh nghiệp khác nhau. Bên cạnh một số ít các doanh nghiệp có quy mô lớn, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, bán lẽ hàng hóa. Trong khi đó, tổ chức bộ máy thuế và trình độ quản lý ở cơ thuế các cấp đã có sự thay đổi và chuyển biến tích cực nhất là cấp Chi cục. Bên cạnh đó, văn bản hướng dẫn phân cấp quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp NQD của Cục thuế Quảng Bình được ban hành vào quý 2 năm 2005. Do đó, các quy định làm tiêu thức phân cấp quản lý thuế hiện tại cho các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh không còn phù hợp với tình hình thực tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Vì vậy, đã có tác động không nhỏ đến việc quản lý thuế và nguồn thu của ngân sách chính quyền cấp dưới. 2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CƠ CHẾ PHÂN CHIA NGUỒN THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra Toàn bộ số liệu điều tra được tiến hành, xử lý dựa trên chương trình SPSS.11.5 bao gồm thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy các thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy Với 210 phiếu điều tra được phát ra và phỏng vấn trực tiếp ở 3 nhóm đối tượng khác nhau. Số phiếu sau khi thu được, tiến hành kiểm tra, loại bỏ những phiếu không được điền đầy đủ thông tin, số phiếu sử dụng cho việc nghiên cứu là: 200 phiếu. Từ đó tiến hành nhập 200 phiếu điều tra và mã hoá trong SPSS, sau đó được xử lý cho các kết quả nghiên cứu như sau: Bảng 2.9: Cơ cấu đối tượng điều tra Đối tượng điều tra Số quan sát Tỷ lệ (%) Cán bộ cơ quan cấp tỉnh 58 29,00 Cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_co_che_phan_chia_nguon_thu_ngan_sach_tren_dia_ban_tinh_quang_binh_103_1909365.pdf
Tài liệu liên quan