Luận văn Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu . 1

CHƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ MARKETING NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 4

I. Tiến trình hội nhập và vai trò của công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh Việt Nam 4

1. Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam 4

1.1. Chủ trơng của Đảng về tiến trình hội nhập . 4

1.2. Các bớc đi trong tiến trình hội nhập 5

1.3. Những kết quả đạt đợc trong tiến trình hội nhập . 6

2. Gia công quốc tế và vai trò của nó đối với các công ty kinh doanh Việt Nam 8

2.1. Khái niệm gia công quốc tế 8

2.2. Các loại gia công quốc tế . 10

2.3 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công . 12

2.3.1. Quyền của bên nhận gia công . 12

2.3.2. Nghĩa vụ của bên nhận gia công . 12

2.4. Xác định chi phí gia công . 13

2.5. Vai trò của gia công đối với các công ty kinh doanh Việt Nam . 14

3. Vai trò của hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh Việt Nam 14

3.1. Đối với doanh nghiệp . 14

3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân . 15

4. Khái niệm và vai trò của công nghệ marketing nhập khẩu 15

4.1. Khái niêm marketing nhập khẩu . 15

4.2. Khái niệm công nghệ marketing nhập khẩu . 15

4.3. Vai trò công nghệ marketing nhập khẩu . 18

4.4. Bản chất của công nghệ marketing nhập khẩu . 18

II. PHẬN ĐỊNH NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VIỆT NAM 19

1. Nghiên cứu marketing nhập khẩu và phân tích khả năng của công ty kinh doanh 19

1.1. Nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công của công ty kinh doanh Việt Nam . 19

1.1.1. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh Việt Nam 20

1.1.2. Nghiên cứu nguồn cung cấp ở nớc ngoài . 21

1.1.3. Nghiên cứu vận tải và bảo hiểm quốc tế . 22

1.2. Phân tích khả năng nhập khẩu của công ty kinh doanh . 26

2. Lựa chọn nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của công ty kinh doanh 26

3. Lựa chọn hình thức nhập khẩu phù hợp của công ty kinh doanh 27

3.1. Nhập khẩu uỷ thác ( gián tiếp ) . 28

3.2. Nhập khẩu trực tiếp 28

3.3. Hợp tác nhập khẩu . 29

4. Xác lập các yếu tố marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của công ty kinh doanh 29

4.1. Xác lập mặt hàng nhập khẩu . 29

4.2. Xác lập giá nhập khẩu 30

4.3. Xác lập kênh phân phối nhập khẩu và chọn phơng thức vận chuyển. 32

4.4. Quyết định xúc tiến nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của công ty kinh doanh 33

5. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty kinh doanh 34

5.1. Tổ chức bộ phận nhập khẩu 34

5.2. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động marketing nhập khẩu . 34

III. Những yêu cầu và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh

1. Những yêu cầu đối với công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh . 35

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh 35

2.1. Doanh thu . 35

2.2. Lợi nhuận . 36

2.3. Tỷ suất lợi nhuận . 36

2.4. Tổng kim ngạch nhập khẩu . 36

2.5. Tỷ lệ ngoại tệ 36

2.6. Tốc độ chu chuyển và bảo toàn vốn . 37

2.7. Lợi nhuận/ tổng kim ngạch nhập khẩu . 37

Chơng II: phân tích tình hình xác lập, thực hiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại Công ty Da – Giầy Việt Nam 38

I. Khái quát tình hình tổ chức và kinh doanh của Công ty da – giầy Việt Nam. 38

1. Lịch sử hình thành và phát triển . 38

1.1 Quá trình hình thành . 38

1.2. Quá trình phát triển 39

2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty da – giầy Việt Nam. 39

2.1. Chức năng hoạt động . 39

2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty da – giầy Việt Nam 40

3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty da – giầy Việt Nam qua một số năm

3.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoặch năm 2006 . 41

3.2. Kết quả thực hiện kế hoặch năm 2006 41

3.2.1. Về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu . 43

3.2.2. Thị trờng và các nhà nhập khẩu chính 44

3.2.3. Công tác tổ chức cán bộ lao động . 46

3.2.4. Công tác đầu t xây dựng cơ bản . 46

II. Phân tích tình hình xác lập, thực hiện các nội dung của công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại Công ty da – giầy Việt Nam 47

1. Phân tích tình hình nghiên cứu marketing nhập khẩu và phân tích khả năng nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da – giầy Việt Nam 47

1.1. Nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da – giầy Việt Nam . 47

1.1.1. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công của Công ty da – giầy Việt Nam . 47

1.1.2. Nghiên cứu nguồn nhập ở nớc ngoài 48

1.1.3. Nghiên cứu xu hớng cạnh tranh 49

1.2. Phân tích khả năng nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam . 51

2. Phân tích tình hình lựa chọn nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công của Công ty da – giầy Việt Nam . 52

3. Phân tích tình hình lựa chọn hình thức nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da – giầy Việt Nam 53

4. Phân tích tình hình xác lập các yếu tố marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam 54

4.1. Phân tích tình hình xác lập nguyên vật liệu phụ nhập khẩu . 54

4.2. Phân tích tình hình xác lập giá . 56

4.3. Phân tích tình hình xác lập kênh phân phối . 56

4.4. Phân tích tình hình xác lập xúc tiến thơng mại nhập khẩu 56

5. Phân tích tình hình tổ chức, kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công của Công ty da – giầy Việt Nam . 57

5.1. Phân tích tình hình tổ chức bộ phận nhập khẩu của Công ty . 57

5.2. Phân tích tình hình kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam . 58

III. Đánh giá chung về việc xác lập thực hiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam 60

1. Điểm mạnh . 60

2. Những hạn chế . 61

3. Nguyên nhân của những tồn tại 61

3.1. Nguyên nhân chủ quan . 61

3.2. Nguyên nhân khách quan . 62

Chơng III: Đề xuất nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam 63

I. Dự báo môi trờng, thị trờng kinh doanh quốc tế và phơng hớng hoạt động kinh doanh của Công ty da – giầy Việt Nam . 63

1. Dự báo môi trờng và thị trờng kinh doanh quốc tế . 63

1.1 Xu thế phát triển kinh tế thế giới . 63

1.2. Dự báo về thị trờng giầy dép thế giới thời gian tới . 65

2. Định hớng và mục tiêu phát triển ngành Da giầy đến năm 2010, tầm nhìn 2020

2.1. Định hớng phát triển ngành Da giầy Việt Nam 67

2.1.1. Đối với công nghiệp thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu ngành giầy. 67

2.1.2. Đối với ngành giầy, đồ da 67

2.1.3. Đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ - đào tạo . 68

2.2. Mục tiêu phát triển ngành Da giầy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 70

2.2.1 Mục tiêu tổng quát . 70

2.2.2. Mục tiêu cụ thể . 71

2.3. Những tồn tại, hạn chế của ngành Da giầy Việt Nam . 71

3. Phơng hớng hoạt động của Công ty da – giầy Việt Nam trong năm 2007 72

3.1 Tình hình chung của Công ty da giầy – Việt Nam khi bớc vào thực hiện kế hoặch năm 2007 . 72

3.2. Các chỉ tiêu cụ thể của kế hoặch năm 2007 của Công ty da – giầy Việt Nam 73

II. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu ở Công ty da – giầy Việt Nam 74

1. Đề xuất hoàn thiện hoạt động nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu . 74

1.1. Đề xuất quy trình nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công quốc tế . 74

1.2. Các nội dung nghiên cứu . 75

1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam . 75

1.2.2. Nghiên cứu nguồn cung ứng ở nớc ngoài . 76

2. Đề xuất hoàn thiện lựa chọn nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam 77

3. Đề xuất hoàn thiện việc lựa chọn hình thức nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam 78

4. Đề xuất hoàn thiện phối thức marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da – giầy Việt Nam 79

4.1. Sản phẩm nhập khẩu 79

4.2. Giá nhập khẩu . 79

4.3. Kênh phân phối 81

4.4. Xúc tiến thơng mại nhập khẩu . 81

III. Một số đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty 81

1. Đề xuất lập phòng marketing của công ty . 81

2. Đề xuất về quản lý nhân sự của Công ty . 83

3. Những đề xuất ở tầm vĩ mô . 84

3.1. Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nớc . 84

3.2. Đề xuất với Bộ công nghiệp . 84

3.3. Đề xuất với Bộ thơng mại . 85

3.4. Đề xuất với Hiệp hội da giầy Việt Nam . 85

Kết luận . 87

Tài liệu Tham khảo . 88

 

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp tác quốc tế và xuất khẩu lao động Phòng đại diện trong và ngoài nước Tổng giám đốc Các đơn vị thành viên: + Nhà máy thuộc da Vinh (đã thực hiện cổ phần hoá cuối năm 2004) + Nhà máy giầy Phúc Yên: thị trấn Phúc Yên – Mê Linh – Vĩnh Phúc (đã thực hiện cổ phần hoá cuối năm 2004) + Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại Da giầy : 26 Lê Đại Thành – Hà Nội. 3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Da giầy Việt Nam qua một số năm. 3.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 Nhiệm vụ kế hoạch năm 2006: Căn cứ vào khả năng và tình hình thực hiện thực tế, Công ty Da giầy Việt Nam đã xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 như sau: + Giá trị sản xuất công nghiệp : 41 tỷ đồng. + Tổng doanh thu : 90 tỷ đồng. ( trong đó doanh thu từ sản xuất công nghiệp là 39 tỷ đồng ) + Sản phẩm sản xuất chủ yếu : - Giầy thể thao:2,5 triệu đôi. - Dép đi trong nhà : 500.000 đôi. + Kim ngạch xuất khẩu : 17 triệu USD. + Kim ngạch nhập khẩu : 10 triệu USD. + Tổng vốn đầu tư XDCB : 4,35 tỷ đồng. 3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2006: Qua số liệu thống kê trong cả năm 2006, Công ty Da giầy Việt Nam đã đạt được một số kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 cụ thể như sau: + Giá trị sản xuất công nghiệp : 42,309 tỷ đồng, đạt 103 % kế hoạch năm 2006 và tăng 2% so với năm 2005. + Tổng doanh thu : 93,604 tỷ đồng đạt 104% kế hoạch năm 2006. + Giá trị kim ngạch xuất khẩu : 19,064 triệu USD, đạt 112 % kế hoạch năm 2006 và tăng 19 % so với năm 2005 + Giá trị kim ngạch nhập khẩu : 12,298 triệu USD, đạt 112% kế hoạch năm 2006 và tăng 14% so với năm 2005. Biểu hình 2.2: Tổng hợp số liệu các chỉ tiêu chủ yếu của công ty trong thời gian qua stt chỉ tiêu đv Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005- 2006 (%) I Giá trị SXCN Tr đồng 39.600 41.400 42.309 102 II Tổng doanh thu -Doanh thu SXCN -Doanh thu KD-XNK Tr đồng 71.500 41.300 30.200 80.700 42.700 38.000 93.604 41.703 51.901 116 III Sản phẩm chủ yếu 1 Giầy thể thao 1000 đôi 2.105 2.258 2.800 124 2 Dép đi trong nhà 1000 đôi 1.100 1.250 500 40 3 Màn tuyn gia công 1000 chiếc - - 3.000 - 4 Nguyên liệu màn tuyn 1000 kg - - 3.025 - IV Giá trị xuất khẩu 1000 USD 16.400 17.010 19.064 112 V Sản phẩm xuất khẩu 1 Giầy thể thao 1000 đôi 1.900 2.250 2.750 122 2 Dép đi trong nhà 1000 đôi 1.090 1.200 460 38 VI Giá trị nhập khẩu 1000 USD 8.900 9.780 12.298 126 VII Tổng vốn đầu tư XDCB Tr đồng 3.210 3.357 4.916 146 1 Vốn ngân sách 2 Vốn vay tín dụng nhà nước 3 Vốn vay tín dụng thương mại - 627 4.916 4 Các nguồn vốn khác (Nguồn :Báo cáo tổng kết cuối năm và số liệu thống kê hàng năm của Công ty Da giầy Việt Nam ) Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua và đăc biệt là năm 2006 là tương đối tốt và ổn định. Điều này khẳng định khả năng cạnh tranh và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty. Với tổng doanh thu năm 2006 là gần 100 tỷ đồng. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hơn 61 tỷ đồng (chiếm 62,2% tổng doanh thu của Công ty) điều này phản ánh đúng nỗ lực của Công ty trong việc tập chung vào lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt là mặt hàng giầy dép. Đây là mặt hàng kinh doanh chủ lực của Công ty ở hiện tại và trong thời gian tới. Năm 2006, mặc dù hoàn cảnh khó khăn về thị trường, vốn, khách hàng nhưng công ty cũng đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, tìm kiếm thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, duy trì ổn định sản xuất kinh doanh của mình nên nhìn chung việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 của Công ty so với kế hoạch của Bộ giao đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, ngoài việc sản xuất giầy dép Công ty còn nhận may gia công màn tuyn cho Công ty dệt 10/10 và sản xuất nguyên liệu màn tuyn phục vụ cho gia công xuất khẩu. Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của toàn Công ty năm 2006 là tương đối cao: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 103% kế hoạch năm và tăng 2% so với năm 2005, doanh thu từ sản xuất công nghiệp đạt 107% kế hoạch. Đặc biệt là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 112% kế hoạch và giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 112% kế hoạch. Mặc dù đã có những bước tiến nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng so với tình hình phát triển chung của ngành da giầy Việt Nam thì con số tăng 2% so với năm 2005 của Công ty là khá khiêm tốn. Công ty cần có những kế hoạch phát triển lâu dài và hữu hiệu hơn nữa để có thể tăng sức cạnh tranh và tăng khả năng sản xuất của mình. 3.2.1. Về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là da giầy, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ cho phép, Công ty còn tiến hành thêm một số hoạt động xuất nhập khẩu những mặt hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho Công ty như nhập khẩu các loại nguyên liệu để phục sản xất cho một số ngành công nghiệp trong nước, xuất khẩu các mặt hàng mây tre cho Nhật Bản, xuất khẩu lao động… Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu năng động trong việc khai thác và mở rộng thị trường cũng như đa dạng hoá các mặt hàng nhưng do khó khăn về tài chính, thiếu vốn kinh doanh nên nhiều hợp đồng xuất khẩu không thực hiện được. Mặt khác do biến động của thị trường trong và ngoài nước nên các đơn hàng cũng bị cắt giảm nhiều. Ngoài ra, giầy dép Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh lớn, mẫu mã đa dạng, giá lại rẻ nên Công ty cũng phải giảm giá đơn hàng xuất khẩu đối với hai loại mặt hàng truyền thống này. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu vẫn còn hạn chế. 3.2.2. Thị trường và các nhà nhập khẩu chính Thị trường chính của Công ty là EU ( Anh, Pháp, Đức…), Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước Đông Âu. Với các mối quan hệ cũ của Tổng công ty và sự lỗ lực của mình, Công ty hiện tại có những khách hàng thường xuyên tại những thị trường mà công ty hướng tới. Một số thị trường chính của Công ty + Thị trường EU Trong những năm vừa qua, giầy dép của Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, đến nay giầy dép Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng xuất khẩu. Tuy nhiên từ tháng 7/2005 uỷ ban châu Âu (EEC) đã khởi kiện Việt Nam bán phá giá các sản phẩm mũ da vào EU và bắt đầu từ ngày 06/04/2006 liên minh châu Âu chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giầy mũ da nhập khẩu từ Việt Nam. Mức thuế khởi đầu là 4,2% và tăng dần tới mức cao nhất là 16,8% vào tháng 9/2006. Từ ngày 06/10/2006, EU áp đặt thuế chống bán phá giá giầy mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Eu là 10%. Trừ sản phẩm giầy mũ da, các sản phẩm giầy dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp nói chung và Công ty da giầy Việt Nam nói riêng có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhưng Công ty cần có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang EU. Biểu hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của công ty sang thị trường EU trong thời gian qua Đơn vị:1000 USD Tên nước Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trị gía TL (%) Trị giá TL (%) Trị giá TL (%) Anh 7101,8 51,5 6436 48,5 7379,4 49 Đức 3516,5 25,5 2920 22 3539 23,5 Pháp 2138 15,5 1190,5 15 1581 10,5 Bỉ 690 5 1327 10 1732 11,5 Italia 343,7 2,5 596,5 4,5 828,6 5,5 Tổng 13790 100 13270 100 15060 100 ( Nguồn: phòng Kế hoạch - thị trường) + Thị trường Mỹ Bắt đầu từ năm 1995 Công ty da giầy Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của Mỹ nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ bé do Mỹ chức dành cho Việt Nam quy chế tối hậu quốc, thuế nhập khẩu cao và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam kém so với các nước khác trong khu vực như Inđonesia, Thái Lan, Trung Quốc… Từ năm 2002, sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được quốc hội hai nước phê chuẩn tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế thương mại, trong đó có ngành công nghiệp giầy Việt Nam nói chung và Công ty da giầy Việt Nam nói riêng. Sau khi có quy chế tối hậu quốc, xuất khẩu giầy dép của Công ty sang thị trường Mỹ tăng lên 70% so với trước đây. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là mục tiêu đối với không chỉ sản phẩm giầy dép của Công ty da giầy Việt Nam mà là của cả ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam mà sản phẩm chính sẽ là giầy thể thao, giầy da nam nữ . + Thị trường các nước Đông Nam á ( Nhật Bản và các nước khác) Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quan tương đối giống Việt Nam, cùng nằm trong khu vực châu á. Tuy nhiên theo thông kê chỉ có Nhật Bản có mức tiêu thụ giầy dép theo bình quân đầu người cao 3 đôi/người/năm. Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam dành cho nhau quy chế tối hậu quốc. Dự kiến đến năm 2010 Công ty da giầy Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào thị trường Nhật bản và các nước Đông Nam á. Các sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao, giầy da nam nữ, dép đi trong nhà. + Thị trường khác Ngoài các thị trường xuất khẩu trên thì các nước liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi cũng là thị trường mà công ty đang xuất khẩu sang nhưng với số lượng còn rất ít. Những thị trường này không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng. Nhưng chúng ta vẫn không thể thâm nhập vào thị trường nước này vị nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường và chúng ta không thể cạnh tranh được với Trung Quốc về giá cả. 3.2.3. Công tác tổ chức, cán bộ lao động Do công ty mới có những thay đổi đối với các đơn vị trực thuộc nên công tác tổ chức cán bộ là một nhiệm vụ trọng tâm đối với công ty. Việc hình thành các phòng ban căn cứ vào Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty được Bộ phê chuẩn đã giúp cho các bộ phận chức năng của công ty sớm đi vào hoạt động ổn định. Hiện nay, trực thuộc công ty và các nhà máy sản xuất có 550 lao động với thu nhập bình quân hàng tháng là 1,2 triệu đồng. Trong năm 2007, công ty đang phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên lên 1,5 triệu đồng. 3.2.4. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản Trong năm 2006 Công ty Da- Giầy Việt Nam đã triển khai một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó tập chung các dự án phát triển và mở rộng sản xuất tại nhà máy giầy Phúc Yên nơi đang có đIều kiện thuận lợi trong hợp tác sản xuất với đối tác Đài Loan. Các dự án đó là : + Xây dựng mới nhà điều hành- nhà máy giầy Phúc Yên + Xây dựng mới nhà ăn ca công nhân- nhà máy giầy Phúc Yên + Xây dựng mở rộng phân xưởng Kết quả đầu tư của năm 2006 đã góp phần duy trì ổn định năng lực của các dây chuyền sản xuất hiện có, bố trí lại mặt bằng một số sưởng sản xuất, làm cho bộ mặt của nhà máy khang trang hơn, góp phần nâng cao uy tín của nhà máy. II. Phân tích tình hình xác lập, thực hiện các nội dung của công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại công ty da giầy Việt Nam. 1. Phân tích tình hình nghiên cứu marketing nhập khẩu và phân tích khả năng nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam. 1.1. Nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam. 1.1.1. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công của Công ty da giầy Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty da giầy Việt Nam là nhận gia công quốc tế. Khi tiến hành kinh doanh theo hình thức này Công ty không phải tìm kiếm các nguyên vật liệu chính, mà phần này sẽ do bên đặt gia công giao cho công ty theo đúng số lượng, chất lượng và thời gia quy định. Phần nguyên vật liệu chính có thể là: phần mũ giầy, đế giầy,… các nguyên liệu phụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất giầy dép sẽ do Công ty tự tìm kiếm nguồn hàng và tiến hàng mua với số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thoả mãn theo yêu cầu của hợp đồng. Với một số nguyên vật liệu phụ như keo dán, khoá có thể bên đặt gia công sẽ yêu cầu cụ thể về chỉ tiêu chất lượng (các loại hàng này thường có kí mã hiệu riêng đối với mỗi chỉ tiêu chất lượng) hoặc chỉ định nhà cung cấp cho Công ty. Ngoài các nguyên phụ liệu bắt buộc như keo dán, lót giầy thì đặc điểm của mặt hàng giầy dép là mặt hàng thời trang, đòi hỏi rất nhiều các phụ liệu trang trí khác như: da trang trí, đá trang trí, giây giầy,…tuỳ theo chủng loại và mẫu mã giầy, dép nhưng nói chung với hợp đồng nào công ty cũng phải tiến hành hoạt động mua nguyên vật liệu phụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất gia công xuất khẩu. Giá của các loại nguyên phụ liệu này đã được công ty ký với bên đặt gia công theo một mức giá mà hai bên thoả thuận. Khi tiến hành mua những nguyên phụ liệu này có thể gía sẽ thấp hơn hoặc cao hơn so với mức giá đã thoả thuận. Nếu thấp hơn công ty sẽ được hưởng phần chênh lệch, cao hơn công ty phải chịu, không có sự thoả thuận lại, trừ trường hợp có những biến động quá lớn của thị trường làm cho giá thay đổi nhiều mà Công ty không thể lường trước được như: chiến tranh, bão lụt, có dịch bệnh 1.1.2. Nghiên cứu nguồn nhập ở nước ngoài Khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu công ty sẽ chịu tác động của các yếu tố của thị trường nước ngoài. Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố này để thu được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh, cũng như là tìm được nguồn hàng nhập khẩu hợp lí. Công ty da giầy Việt Nam kinh doanh chủ yếu dựa trên việc nhận gia công quốc tế. Các nguyên vật liệu chính được khách hàng giao theo quy định trong hợp đồng, các nguyên vật liệu phụ có thể do khách hàng chỉ định nguồn cung cấp hoặc do công ty tự chịu trách nhiệm. Với các nguyên vật liệu phụ mà trong nước có thể đáp ứng được công ty sẽ tiến hành mua trong nước, còn với các nguyên vật liệu mà thị trường trong nứơc không đáp ứng được yêu cầu công ty sẽ tiến hành nhập khẩu. Khi đó, Công ty thu thập thông tin về thị trường, tình hình sản xuất và tình hình nguyên vật liệu trên thế giới… một số thông tin được công ty tập hợp như: + Giá cao su giao kỳ hạn tại thị trường châu á trong thời gian qua tăng hầu hết trên các thị trường do nhu cầu mua bù thiếu tăng trong khi nguồn cung ứng hạn chế. Dự báo, giá cao su thiên nhiên trong thời gian tới sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tăng lên từ Trung Quốc, Mỹ, trong khi nguồn cung ứng sẽ bị hạn chế. + Hiện nay, Trung Quốc là nước cung cấp nguyên liệu cho ngành da giầy lớn nhất thế giới với mức giá thấp hơn các nước khác trên thế giới. Trong các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu cho nước ta như Đài Loan, Hàn Quốc, Hông Kông… giá vải lưới lót nhập khẩu từ Trung Quốc thường thấp hơn 0,05-0,2 USD/yard so với giá nhập khẩu từ Hông Kông và một số thị trường khác. Giá vải không dệt nhập khẩu từ các thị trường chênh nhau khá lớn từ 0,5-0,7 USD/yard do chất liệu vải khác nhau khá rõ rệt. Vì vậy, Công ty tuỳ thuộc vào yêu cầu của hợp đồng để lựa chọn nơi cung ứng hợp lý. + Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc năm 2006 ước đạt 280,5 triệu USD. Tháng 11/06, giá các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm nhẹ: giá da bò thuộc đạt 2,3-2,7 USD/feet vuông, giá vải tổng hợp đạt 1,6 USD/mét, vải giả da đạt 4,5 USD/yard, da Pu là 3,8-4 USD/yard. + Kim ngạch nhập khẩu vải may giầy giảm nhẹ. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu vải may giầy của nước ta đạt 260 triệu USD giảm 1% so với năm 2005, tháng 11/2006 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng vải may giầy nước ta đạt 22,02 triệu USD, giảm 10,74 % so với tháng 11/2005. Đây là nhóm hàng có mức giảm kim ngạch thấp nhất trong nhóm hàng nguyên phụ liệu giầy dép nhập khẩu của nước ta. Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh nhưng trong tháng 11/2006 nhập khẩu vải từ thị trường này giảm 11,28% so với cùng kỳ năm 2005, đạt gần 35,6 triệu USD. Nhập khẩu từ Hồng Kông, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác cũng giảm. Trái lại, nhập khẩu vải từ một số thị trường như Đức, Indonesia, Pháp… tăng. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu vải từ các thị trường này đạt thấp. Dự báo, trong thời gian tới giá vải nhập khẩu của nước ta sẽ tăng do giá nguyên liệu thô đang có xu hướng tăng. 1.1.3. Nghiên cứu xu hướng cạnh tranh Bất kỳ một công ty nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường, để biết được vị trí hiện tại của Công ty mình so với các đối thủ trên thị trường, biết được tình hình sản xuất kinh doanh của đối thủ từ đó có những kế sách hợp lý nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt với các công ty như Công ty da giầy Việt Nam nói riêng và ngành da giầy Việt Nam nói chung, xuất phát từ nội tại của ngành từ nhiều năm qua: Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công với lí do đơn giản là không chủ động được nguồn nguyên liệu, còn hạn chế về vốn và công nghệ, một số nguyên vật liệu phụ chúng ta cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, sau khi gia nhập WTO, dù hàng Việt Nam được áp mức thuế bình thường, thì các đối thủ mạnh như Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… cùng chịu thuế suất như Việt Nam, nhưng có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt là có ưu thế hơn về nguồn nguyên liệu, là đối thủ cạnh tranh lớn của ngành da giầy Xu hướng cạnh tranh của thị trường giầy dép thế giới Cạnh tranh về đổi mới công nghệ, thiết bị, tổ chức sản xuất, chất lượng, sáng tạo mẫu mốt để có những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ và đưa hàng thật nhanh ra thị trường. Ngoài ra, cạnh tranh về giá cả luôn diễn ra gay gắt từ các nước sản xuất và xuất khẩu giầy trên thế giới mà điển hình là tại các nước châu á nơi có tiềm năng lớn nhất về công nghiệp sản xuất giầy. Trung Quốc xuất khẩu những sản phẩm có giá thấp gần như phá giá, được hưởng nhiều ưu đãi từ các nước thành viên sau khi gia nhập WTO. Cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cũng giống như các công ty trong nước khác khi tham gia vào thị trường xuất khẩu Công ty da giầy Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Theo số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam xếp thứ 4 trong 10 nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giầy dép. Đối với thị trường EU, Việt Nam xếp thứ 2 sau Trung Quốc với 294 triệu đôi năm 2004 (chiếm 18%) và 265 triệu đôi năm 2005 (chiếm 13,65%) trong tổng số lượng nhập khẩu vào EU. Và xuất khẩu vào thị trường Mỹ mới chiếm thị phần rất nhỏ bé 2,1%. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp Da-giầy Việt Nam trong đó có Công ty da giầy Việt Nam còn có nhiều hạn chế do hàm lượng gia công lớn, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu (đầu vào) và thị trường xuất khẩu (đầu ra). Nhiều nguyên vật liệu vẫn đang phải nhập khẩu. Theo thông kê, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 60% nguyên phụ liệu, hoá chất từ nước ngoài. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc, họ đã xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ như ngành sản xuất nguyên phụ liệu và các trung tâm phát triển mẫu mốt nằm cạnh các khu công nghiệp sản xuất giầy dép, rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với những thuận lợi đó, Trung quốc hiện đang thống lĩnh thị phần thống trị tại các thị trường lớn như: 83,5% tại Mỹ, 64,43% tại EU và đây thực sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ngành giầy Việt Nam trong đó có Công ty da giầy Việt Nam. Cạnh tranh trên thị trường nội địa Hiện nay, Công ty da giầy Việt Nam không cung cấp sản phẩm trong thị trường nội địa. Do đó, công ty không phải cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam. Nhưng Công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh không kém phần gay gắt từ các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình Công ty da giầy Việt Nam không những phải tăng cường đầu tư về kỹ thuật công nghệ, về tiếp thị xuất khẩu, về đội ngũ cán bộ, lao động… mà còn phải đầu tư vào hoạt động marketing nhập khẩu. Để có thể tìm được nguồn cung cấp những nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả nhằm giảm giá sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và tăng uy tín và vị thế của Công ty trong con mắt của bạn hàng quốc tế. 1.2. Phân tích khả năng nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của công ty Công ty da giầy Việt Nam. Công ty da giầy Việt Nam đã hoạt động độc lập được hơn 4 năm. Trong suốt thời gian qua Công ty không ngừng phấn đấu nâng cao khả năng kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Nguồn vốn hiện có của Công ty là 32 tỷ đồng, đây là số vốn không lớn đối với một công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhưng với đội ngũ nhân viên năng động và tận dụng được mối quan hệ cũ của Tổng công ty, Công ty da giầy Việt Nam thường sử dụng hình thức vay vốn của ngân hàng để thực hiện hợp đồng gia công. Hình thức này đã được Công ty sử dụng rất hiệu quả trong thời gian qua. Đội ngũ nhân viên của Công ty có trình độ ngoại ngữ, có khả năng chuyên môn trong việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên phòng xuất nhập khẩu của Công ty thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường, chính sách của nhà nước, hệ thống pháp luật của nước bạn hàng. 2. Phân tích tình hình lựa chọn nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty gia dầy Việt Nam. Công ty da giầy Việt Nam kinh doanh chủ yếu bằng việc nhận gia công quốc tế. Sau khi nhận được hợp đồng gia công quốc tế, trong hợp đồng sẽ quy định rõ những nguyên liệu mà khách hàng sẽ cung cấp cho, còn một số nguyên vật liệu phụ sẽ do công ty tự tìm nhà cung ứng. Dựa trên những nguyên liệu phụ cần thiết để sản xuất Công ty tiến hành lựa chọn nhà cung ứng các nguyên phụ liệu này. Một số nguyên phụ liệu Công ty có thể mua ngay trong nước, còn các nguyên phụ liệu khác mà trong nước không thể cung cấp được Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu. Để lựa chọn đúng nguồn nhập khẩu, công ty rất chú trọng đến việc lựa chọn nhà cung ứng dựa trên các tiêu thức sau: + Đơn chào hàng của các nhà cung ứng: giá cả, chất lượng hàng hoá, điều kiện thanh toán, vận chuyển… + Sự ổn định của những nguồn hàng. + Uy tín và quan hệ của các nhà cung ứng trên thị trường quốc tế. + Điều kiện chính trị pháp luật của nước xuất khẩu. + Quan hệ thương mại giữa hai bên. Với mặt hàng nhập khẩu là các nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm giầy dép, Công ty da giầy Việt Nam thường nhập khẩu các sản phẩm này ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia… trong đó 80% các nguyên phụ liệu được nhập từ Trung Quốc. Đặc biệt với một số nguyên phụ liệu như: keo, chỉ thì khách hàng có thể chỉ định nhà cung cấp trực tiếp cho Công ty. Với một số nguyên phụ liệu như: vải lưới chủ yếu được nhập từ Đài Loan, Hồng Kông. Thị trường cung cấp vải nylon, vải cotton chính là Trung Quốc. Trong khi đó các loại vải dệt, vải tổng hợp được nhập nhiều từ Hàn Quốc, vải không dệt nhập từ Thái Lan… 3. Phân tích tình hình lựa chọn hình thức nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam. Do đặc thù kinh doanh của Công ty là nhập khẩu nguyên vật liệu phụ phục vụ sản xuất, giá trị của mỗi lần nhập khẩu có thể lớn hay nhỏ tuỳ theo hợp đồng gia công quốc tế mà công ty đã kí kết. Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu trực tiếp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, công ty cũng hợp tác nhập khẩu với một số các doanh nghiệp da giầy khác ở miền Bắc. * Nhập khẩu trực tiếp Trong hợp đồng gia công mà Công ty đã kí kết sẽ có điều khoản về khối lượng và chất lượng nguyên vật liệu phụ mà Công ty sẽ phải sử dụng để hoàn thành hợp đồng. Tuy nhiên, dựa vào tình hình sản xuất thực tế của mình Công ty tiến hành mua hàng theo số lượng thích hợp, còn chất lượng phải được đảm bảo theo đúng quy định của hợp đồng. Nếu khối lượng hàng nhập lớn thì công ty tiến hành nhập khẩu trực tiếp. Đây là hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty. * Hợp tác nhập khẩu Với một số trường hợp mà khối lượng hàng nhập là quá nhỏ thì Công ty hợp tác nhập khẩu với một hoặc một số công ty khác để nhập khẩu. Công ty thường hợp tác nhập khẩu với một số công ty ở miền Bắc như: công ty Da giầy Hà Nội, công ty giầy Thăng Long, công ty giầy Phúc Yên, công ty giầy Yên Viên… 4. Phân tích tình hình xác lập các yếu tố marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam. 4.1. Phân tích tình hình xác lập nguyên vật liệu phụ nhập khẩu Với hợp đồng gia công quốc tế đã được kí kết và khả năng cung cấp trong nước, Công ty xác định mặt hàng cần nhập khẩu. Trong gia công quốc tế các nguyên vật liệu chính sẽ được khách hàng cung cấp. Với ngành sản xuất giầy dép các nguyên vật liệu đó là: mũ giầy, dép, đế giầy, với một số loại giầy dép cao cấp còn bao gồm đá trang trí, khoá, móc… Khả năng cung cấp trong nước: mặt hàng giầy vải chúng ta chủ động cân đối được phần lớn nguyên liệu trong nước đối với mẫu mã bình thường, nguyên phụ liệu mũ giầy nữ, mũ giầy thể thao vẫn phải nhập khẩu nhiều. Phần đế giầy: từ trước đã có các cơ sở trong nước đầu tư cung cấp, từ năm 2000 đã sản xuất và cung cấp đủ cho giầy nữ và giầy thể thao, chỉ một số giầy cao cấp mới phải nhập ngoại. Đến thời điểm hiện tại, hầu như trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại đế giầy (kể cả đế phylon). Ngành da trong 5 năm qua đã có bước phát triển khởi sắc trong sản xuất, da thuộc thành phẩm đã đáp ứng được một phần nhu cầu phục vụ xuất khẩu (nguyên liệu da thuộc thành phẩm), giảm nhập khẩu số lượng da Boxcalf, da váng tráng PU cho giầy thể thao và giầy vải cao cấp. Ngoài ra, phần hoá chất, p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc179.doc
Tài liệu liên quan