Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀO ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1

1. Nguồn nhân lực 1

2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2

3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3

4. Phân loại các hình thức đào tạo 4

4.1 Theo định hướng nội dung đào tạo 4

4.2 Theo mục đích của nội dung đào tạo 5

4.3 Theo cách thức tổ chức 5

4.4 Theo địa điểm hoặc nơi đào tạo 6

4.5 Theo đối tượng học viên 6

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC . .8

1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển 8

1.1 Phân tích doanh nghiệp 9

1.2 Phân tích tác nghiệp 10

1.3 Phân tích nhân viên 10

2. Xác định mục tiêu đào tạo 10

3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 11

4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 11

4.1 Xây dựng chương trình đào tạo 11

4.2 Lựa chọn phương pháp đào tạo 12

5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên 19

6. Dự tính chi phí đào tạo 19

7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo 20

7.1 Phân tích thực nghiệm 20

7.2 Đánh giá những thay đổi của học viên 21

7.3 Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo 21

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CTY ĐIỆN LỰC 1

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 24

1. Tên, địa chỉ công ty 24

2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 26

3. Khái quát tình hình SXKD của Công ty và đánh giá 28

3.2 Ngành nghề kinh doanh 28

3.3 Vốn và kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh 28

3.4 Đánh giá 29

 

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 31

1. Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Điện lực 1 31

2. Đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty

Điện lực 1 34

2.1 Xác định nhu cầu đào tạo của Công ty 34

2.2 Xác định mục tiêu đào tạo 36

2.3 Xác định đối tượng đào tạo 37

2.4 Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 39

2.5 Lựa chọn và đào tạo giáo viên 42

2.6 Dự tính chi phí đào tạo 43

2.7 Đánh giá chương trình đào tạo 47

3. Đánh giá tổng hợp về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực 1 48

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1

I. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 51

1. Chiến lược phát triển Công ty năm 2009 51

2. Công tác nhân lực, kế hoạch đào tạo nhân lực năm 2009 54

 

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 55

1. Hình thành đội ngũ chuyên trách về hoạt động đào tạo 55

2. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo 56

2.1 Mục tiêu sản xuất và kinh doanh của Công ty 56

2.2 Tiến hành phân tích công việc chi tiết, khoa học 57

2.3 Tiến hành công tác đánh giá thực hiện công việc khoa học chính xác 58

3. Xác định mục tiêu cụ thể rõ ràng 58

4. Chọn đối tượng đào tạo chính xác 60

5. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo 60

6. Nâng cao chất lượng giáo viên và hoàn thiện chương trình giảng dạy 61

6.1 Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo viên 61

6.2 Hoàn thiện chương trình giảng dạy 62

7. Sử dụng có hiệu quả nhất nguồn kinh phí đào tạo 62

8. Nâng cao chương trình đánh giá hoạt động đào tạo 63

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19829 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bao gồm: nhóm đã qua đào tạo và nhóm chưa được đào tạo. Qua số liệu thu thập được chúng ta phân tích kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm với chi phí đào tạo sẽ cho biết được kết quả thực hiện chương trình đào tạo. Đánh giá những thay đổi của học viên Đánh giá những thay đổi của học viên theo các tiêu thức: phản ứng, học thuộc hành vi và mục tiêu như sau: Phản ứng: Trước hết cần đánh giá phản ứng của học viên đối với chương trình đào tạo. Họ có cảm thấy thích thú với chương trình đào tạo không? Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với công việc thực tế hay không? Có xứng đáng với những chi phí bỏ ra để theo đuổi việc học tập hay không? Học thuộc: Các nhân viên tham dự các khoá học nên được kiểm tra để đánh giá xem họ đã nắm vững các nguyên lý, kỹ năng, yêu cầu của khoá đào tạo chưa. Hành vi thay đổi: Nghiên cứu hành vi của nhân viên có thay đổi hay không sau khi tham gia khoá đào tạo. Mục tiêu: Vấn đề quan trọng nhất là học viên có đạt được mục tiêu của khoá học hay không. Mặc dù học viên có ưa thích khoá học và nắm vững hơn các vấn đề về lý thuyết, kỹ năng theo yêu cầu, có thay đổi hành vi trong thực hiện công việc nhưng kết quả cuối cùng học viên vẫn không đạt được mục tiêu của đào tạo, năng suất làm việc không được nâng cao thì hoạt động đào tạo vẫn không đạt được hiểu quả. Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo Đào tạo cũng tương tự như một hình thức đầu tư, giống như đầu tư vào việc cải tiến, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tính toán đến hiệu quả của việc đầu tư. Vì vậy, khi thực hiện các chương trình đào tạo , các doanh nghiệp nên có dự tính đánh giá về hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và lợi ích mang lại từ hoạt động đào tạo. Chi phí vật chất trong đào tạo bao gồm các khoản: Chi phí cho các phương tiện vật chất, kỹ thuật cơ bản như xây dựng cơ sở, trang bị kỹ thuật, tài liệu sử dụng. Chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên. Chi phí cơ hội do nhân viên tham dự các khoá đào tạo không thực hiện được các công việc thường ngày của họ. Khi quá trình đào tạo kéo dài nhiều năm, tổng chi phí đào tạo cần được quy về theo giá hiện thời. Lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại được xác định bằng khoản chênh lệch giữa lợi ích hàng năm do nhân viên mang lại cho doanh nghiệp trước và sau khi đào tạo. Có thể sử dụng hai cách tính chi phí, hiệu quả của đào tạo, giáo dục: Theo tổng giá trị hiện thời (NPV) Với lãi suất r, doanh nghiệp cần xác định giá trị của tổng lợi ích gia tăng do kết quả của đào tạo lớn hơn hay bằng tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đào tạo, theo công thức: NPV= Giá trị hiện thời của các lợi ích gia tăng do hoạt động đào tạo – Giá trị hiện thời của các chi phí tăng thêm do đào tạo NPV = 1t(Bt-Ct)(1+r)t Trong đó: Bt: Lợi ích tăng thêm do kết quả đào tạo năm t Ct: Chi phí tăng thêm do đào tạo ở năm t Nếu NPV >0 doanh nghiệp nên áp dụng các chương trình đào tạo. Khi đó đào tạo không chỉ mang lại giá trị xã hội mà còn là một hình thức đầu tư mới có lợi nhuận cao. Theo hệ số hoàn vốn nội bộ IRR: IRR=r1 + (r2-r1)NPV1NPV1+ |NPV2| Trong đó: r1: Lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 có giá trị dương gần bằng không. r2: Lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 có giá trị gần bằng không NPV1: Tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r1 NPV2: Tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r2 So sánh chỉ số hoàn vốn nội bộ trong đào tạo với chỉ số hoàn vốn nội bộ chung trong doanh nghiệp sẽ có câu trả lời đúng cho việc đầu tư cho đào tạo có hiệu quả hay không. Các doanh nghiệp chỉ nên đào tạo khi giá trị biên tế và chỉ số hoàn vốn nội bộ trong đào tạo cao hơn các hình thức đầu tư khác. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp thường dễ dàng xác định chi phí trong đào tạo nhưng rất khó khăn trong việc xác định hiệu quả của hoạt động đào tạo mang lại. Đây là một trong nguyên nhân chính khiến cho các doanh nghiệp ngại đầu từ vào việc đào tạo cho nhân viên. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CTY ĐIỆN LỰC 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 Tên, địa chỉ công ty: Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Công Ty Điện Lực 1 Tên đầy đủ bằng tiếng anh: Power Company Number 1 Tên viết tắt: PC1 Địa chỉ: Số nhà 20 Trần Nguyên Hãn- Phường Lý Thái Tổ- Quận Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội. Website: Công ty Điện Lực 1 là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Công ty Điện lực 1 là một Doanh nghiệp Nhà nước đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong Tổng công ty Điện Lực Việt Nam có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và kinh doanh điện năng với 20.000 cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ của công ty là đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện, đưa điện vào phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế, chính trị-xã hội của các tỉnh và thành phố thuộc miền Bắc Việt Nam (trừ Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, và Hải Dương); xây dựng và cải tảo công trình điện; sản xuất điện năng từ các nguồn phát điện diesel và thuỷ điện nhỏ và lưới điện từ 110kv trở xuống; xuất nhập khẩu vật tư và các thiết bị chuyên dùng… Nhằm góp phần không ngừng củng cố và phát triển ngành điện, tạo sự ổn định và lâu dài cho sản xuất và phân phối điện, từng bước hoà nhập vào cơ chế thị trường. Từ chỗ điện sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, sản xuất không có công suất dự phòng, đến nay Công ty Điện lực 1có thể phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội và đời sống của nhân dân các địa phương trong phạm vi Công ty quản lý. Từ chỗ điện lưới quốc gia chỉ đến các tỉnh lỵ, huyện lỵ và một số rất ít các trung tâm xã, nay lưới điện do Công ty Điện lực 1 quản lý đã cấp điện 25 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ với diện tích 145.244km2, dân số 32.416.800 người chiếm 43% diện tích và 39% dân số Việt Nam. Và đến 230/232 huyện (chiếm 99%) với 4642/4901 (95%) các xã và 5.902.747(92%) số hộ dân có điện, đặc biệt đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Hiện còn hai huyện chưa có điện lưới quốc gia là huyện đảo CôTô (Quảng Ninh) và huyện Mường Tè (Lai Châu). Đi đôi với việc đảm bảo cung ứng điện thương phẩm cho các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng và xã hội với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 15%/năm, trong 2 năm qua, Công ty Điện lực 1 dẫn đầu các Công ty Điện lực trong cả nước về kinh doanh dịch vụ Viễn thông điện lực EVN-Telecom. Hiện nay, Công ty Điện lực 1 là tổng đại lý cấp 1 của EVN-Telecom, thực hiện kinh doanh viễn thông công cộng trên địa bàn các tỉnh Công ty đang quản lý kinh doanh bán điện. Việc kinh doanh Viễn thông công cộng được thực hiện theo phương thức: Công ty đầu tư tập trung cơ sở vật chất kỹ thuật, sau đó giao cho các đơn vị trực thuộc kinh doanh viễn thông theo các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty và khoán chi phí kinh doanh cho từng đơn vị thực hiện. Đến nay, Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên 393 trạm BTS trong phạm vi địa bàn do Công ty đảm trách, đồng thời đang khẩn trương đầu tư thêm 254 trạm BTS dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay với dung lượng mạng có khả năng đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ cho hơn 1,5 triệu thuê bao. Chiến lược kinh doanh EVN-Telecom của Công ty Điện lực 1 là đảm bảo cung cấp một cách linh hoạt, tiện lợi, an toàn, hiệu quả cho tất cả các khách hàng từ thành thị đến nông thôn trên cùng một hệ thống mạng CDMA. Bằng những nỗ lực phấn đấu, từng bước xây dựng và trưởng thành vững chắc, bên cạnh được chính quyền nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi địa bàn quản lý của Công ty ghi nhận, hàng năm Công ty Điện lực 1 còn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ nghành Trung ương đánh giá cao và khen thưởng xứng đáng. Phần thưởng cao quý nhất mà mỗi cán bộ công nhân viên Công ty điện lực 1 luôn vinh dự và tự hào, đó là năm 2002 Công ty Điện lực 1 được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Bảng 4: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐL 1 Công ty có vốn CP của ĐL1: CTCP NEDI1 CTCP NEDI2 CTCP NEDI3 CTCPTĐ Nậm Chiến CTCP VLKTĐ CTTĐ Cấm Sơn CTCP CĐVT CTCP XL Điện CTCP VT&DVĐL CTCP Sứ thuỷ tinh Cách điện CTLD SX Trạm biến thế Miền Bắc CTLD ĐT Điện lực VT CTLD HYUNDAI ……… Phó GĐ XDCB Phó GĐ KT Sản xuất Phó GĐ KD Viễn thông Phó GĐ Kinh doanh CĐ Công ty Giám đốc Văn phòng Công ty Phòng KHSX& ĐTXD Phòng TCCB Phòng Kỹ thuật Phòng VT& XNK Phòng LĐTL Phòng QLXD Phòng KDDN &ĐNT Phòng TCKT Phòng QLĐT Phòng CPH DN Phòng PTKD Phòng KTĐN Phòng TTBV PC Phòng TTAT Phòng KDVT & CNTT XN Điện CTMB TT. Thí nghiệm điện TT. Tư vấn XD ĐL1 Khách sạn Điện lực TT VT&CNTT Ban QLDA Lưới điện Nhà điều dưỡng Ban QLDA PTĐL Ban QLDA ADB Điện lực thuộc các tỉnh: Bắc Cạn Nam Định Hà Nam Thanh Hoá Quảng Ninh Phú Thọ Thái Nguyên Bắc Giang Điện Biên Bắc Ninh Hà Tây Thái Bình Yên Bái Lạng Sơn Tuyên Quang Nghệ An Vĩnh Phúc Cao Bằng Sơn La Hà Tĩnh Hoà Bình Lào Cai Lai Châu Hà Giang Hưng Yên Khái quát tình hình SXKD của Công ty và đánh giá 3.1 Ngành nghề kinh doanh Công nghiệp điện năng; sản xuất; sửa chữa thí nghiệm thiết bị điện; Xây lắp đường dây và trạm biến áp; Khảo sát và thiết kế công trình điện Kinh doanh và vận chuyển vật tư thiết bị điện Xuất nhập khẩu vật tư thiệt bị điện Sản xuất vật liệu cách điện, cách nhiệt Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp quận, huyện Nhận thầu thẩm định thiết kế, dự toán và giám sát thi công các công trình lưới điện có cấp điện áp đến 110kV Tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thấu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110kV Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông Kinh doanh thiết bị viễn thông Xây lắp các công trình viễn thông công cộng Khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư, quản lý đấu thầu, xây dựng, vận hành các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ Mua bán vật tư, thiết bị điện Các ngành nghề khác nhau theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000853 của Công ty. Vốn và kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh Vốn Vốn kinh doanh tại thời điểm 30/9/2008 là 5.056 tỷ đồng Lao động Tổng số lao động toàn Công ty tính đến thời điểm 30/9/2008 là: 20.690 người Kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh Dưới đây là một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm gần đây: Bảng 5: Doanh thu 4 năm gần đây của Công ty Năm Vốn điều lệ ( tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế ( tỷ đồng) Nộp ngân sách ( tỷ đồng) Tổng số đơn vị thành viên 2005 4.741,570 181,746 412,676 34 2006 4.741,570 46,435 195,315 34 2007 4.741,570 170,178 201,015 34 2008 4.741,570 200 210 34 Nguồn: Cổ phần hoá Doanh nghiệp Công ty Điện lực 1 Đánh giá Công ty Điện lực 1 là một trong những Công ty hạch toán độc lập và có quy mô lớn trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hoạt động SXKD đa ngành nghề, phạm vi hoạt động rộng trên địa bàn các tỉnh Miền bắc Việt Nam. Công ty thực hiện việc mua điện từ Tập đoàn Điện lực Việt nam ( EVN) theo giá mua điện nội bộ (được EVN điều chỉnh tăng hàng năm) và bán lại cho các khách hàng theo giá bán lẻ do nhà nước quy định. Mặc dù Công ty đã hết sức cố gắng áp dụng các biện pháp để tăng điện thương phẩm; nâng cao giá bán điện bình quân; giảm tổn thất điện năng như tập trung đầu tư cấp điện cho các khu Công nghiệp; xoá bán tổng các khu vực thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn; đầu tư cải tạo chống quá tải, nâng cấp lưới điện,..v..v nhưng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD nhất là về nguồn vốn đầu tư và tái đầu tư. Công ty thực hiện hạch toán kinh tế tập trung ( không thực hiện hạch toán tại các đơn vị trực thuộc) tại công ty, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Do cơ chế về điện công ích chưa rõ ràng, Công ty vừa phải đảm bảo thực hiện SXKD có lãi, vừa phải đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế chính trị đảm bảo an ninh quốc phòng của các địa phương đặc biệt là các khu vực biên giới hải đảo. Việc bù giá chéo giữa các thành phần phụ tải, giữa các vùng miền vẫn còn v..v.. đây là mặt hạn chế khó có thể giải quyết ngay cơ chế về giá điện hầu như vẫn chi phối toàn bộ mô hình tổ chức và khả năng độc lập về tài chính của Công ty đặc biệt là các Điện lực tỉnh. Mặc dù Công ty Điện lực 1 hiện nay đang hoạt động độc lập trong EVN, được tự chủ trong SXKD nhưng dường như “ bóng dáng kiểu can thiệp bằng biện pháp, mệnh lệnh hành chính đối với Công ty vẫn còn duy trì và nhiều khi dấn đến sự chậm trễ mất tự chủ, mất cơ hội. Ví dụ như: việc thoả thuận ký hợp đồng mua điện của các công ty phát điện (vừa và nhỏ), việc mua điện của nước ngoài, các hiệp định vay vốn nước ngoài, hợp tác đầu tư, v..v nhiều khi cần phải có thời gian để chờ xin ý kiến chỉ đạo từ phía EVN. Quan hệ giữa EVN và PC1 trên phương diện kế hoặc vẫn thể hiện theo chế độ giao chỉ tiêu qua số liệu thống kê, đăng ký, họp bàn, phê duyệt..v..v chưa có khoa học và thông qua quan hệ kinh tế, mua bán, hợp đồng..v..v. Việc vay vốn nước ngoài để đầu tư các dự án hiện nay EVN vẫn là đầu mối. Tuy nhiên nhu cầu của từng đơn vị thành viên của EVN lại có sự khác nhau, trong khi tiêu chí của các dự án lại phải thống nhất, điều đó dẫn đến các dự án đầu tư sát thực với yêu cầu của Công ty này thì không sát thực với yêu cầu của Công ty khác. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự hội nhập WTO Công ty Điện lực 1 và các đơn vị trong Công ty đã có những bước tiến vượt bậc cả về tài sản, quy mô và trình độ quản lý v..v. với mô hình tổ chức quản lý và hạch toán kinh tế nhưng hiện nay không còn là phù hợp đã gây cản trở cho sự phát triển của Công ty cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vì vậy Công ty cần phải đổi mới lại Cơ cấu tổ chức và nguồn lao động để nâng cao lợi nhuận tránh lãnh phí và tăng đầu tư chấm dứt tình trạng thiếu điện hiện nay. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Điện lực 1 Công ty Điện lực 1 là một trong những công ty của nhà nước có số lượng lao động đông đảo lên đến gần 20,700 người, công tác chính là vận hành và cung cấp điện đến các hộ gia đình của hầu hết các tỉnh miền bắc ở nước ta. Nguồn nhân lực của công ty rất đa dạng nhiều các cấp bậc, trình độ học vấn và chuyên môn rất khác nhau về cả khối kinh tế lẫn kỹ thuật. Bảng 6: cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của công ty đến (31/12/2008) STT Chức Danh Tống số (người) Trình độ đào tạo Trên đại học Đại học Trung học-Cao đẳng CNKT Tiến sỹ Thạc sỹ Kỹ thuật Kinh tế CM khác Kỹ thuật Kinh tế CM khác 1 Viên chức quản lý 1,634 2 58 1,153 259 55 65 12 10 24 2 Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ 3,647 0 28 1,515 802 215 457 422 128 71 3 Nhân viên 1,127 0 0 27 18 25 147 133 118 502 4 Công nhân 14,259 0 0 625 92 56 3,221 616 142 9,567 5 Cán bộ đoàn thể chuyên trách 31 0 2 7 9 6 2 3 0 2 Tổng số 20,698 2 88 3,327 1180 357 3,892 1,186 398 10,166 Nguồn: Báo cáo cơ cấu công nhân viên chức theo chức danh quản lý ( đến 31/12/2008) Công ty Điện lực 1 Trong công tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là 23,93% chiếm gần ¼ số lượng lao động toàn công ty, đây là một tỷ lệ lao động có đào tạo chuyên môn cao trong một công ty nhà nước điển hình. Có trình độ Trung học và Cao đẳng chiếm 26,46% và lao động qua đào tạo kỹ thuật là 49,61%. Tỷ lệ công nhân trong công ty chiếm 68,89%, sở dĩ công ty có tỷ lệ công nhân cao như vậy là do ngành nghề kinh doanh chính là điện nên đòi hỏi một đội ngũ lao động cả kỹ sư và các công nhân kỹ thuật đông đảo, để phục vụ cho việc xây lắp các nhà máy điện, truyền tải và sửa chữa điện trên hầu hết địa bàn miền bắc.Trong đội ngũ công nhân thì số lượng công nhân qua đào tạo Đại học chiếm 5,4%, Trung học và Cao đẳng là 27,91% chứng tỏ chất lượng công nhân còn chưa được nâng cao, số lượng chưa được đào tạo chuyên nghiệp còn lớn. Tỷ lệ nhân viên phục vụ cho công ty là 5,44% và các viên chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ là 25,51%. Bảng 7: Tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn Nguồn: Báo cáo cơ cấu công nhân viên chức theo chức danh quản lý ( đến 31/12/2008) Công ty Điện lực 1 Về chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, công ty có tổng cộng 10,430 người, chiếm hơn một nửa số lao động. Đội ngũ lao động này của công ty rất đa dạng về ngành nghề chuyên môn về cả kỹ thuật lẫn kinh tế. Trong đó có 2 người có trình độ đạt đến trình độ Tiến sỹ và 88 Thạc sỹ. Lượng cán bộ qua đào tạo Đại học cũng chiếm phần lớn với tỷ lệ 46,63%. Qua bảng số liệu chúng ta có thể khẳng định tính chuyên môn của cán bộ khoa học, kỹ thuật là rất cao hầu hết đều đã được qua đào tạo. Bảng 8: Chất lượng cán bộ khoa học và kỹ thuật, chuyên môn- nghiệp vụ Phân theo trình độ đào tạo Số TT Phân theo nhóm ngành Tổng số Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp TS, PTS Thạc sỹ A B 1 2 3 4 5 6 1 Hệ thống, phát dẫn điện 4,671 0 31 1,927 692 2,111 2 Tự động hoá 707 0 2 458 87 160 3 Điện tử, viễn thông 393 0 1 206 126 60 4 Tin học 293 0 1 148 90 54 5 Nhiệt công nghiệp 56 0 0 35 6 15 6 Thuỷ công, thuỷ lực 50 0 1 20 3 26 7 Cơ khí, động lực 194 0 0 78 27 89 8 Xây dựng 87 0 4 40 1 42 9 Kiến trúc 13 0 0 5 0 8 10 Kinh tế năng lượng 162 0 10 101 4 47 11 Địa chất công trình 21 0 0 8 2 11 12 Hoá chất 24 1 1 13 2 7 13 Giao thông vận tải 6 0 0 5 0 1 14 Kinh tế lao động, QTKD 928 1 31 540 84 272 15 Tài chính, kế toán 1,364 0 5 608 90 661 16 Ngoại thương 15 0 0 13 0 2 17 Ngoại ngữ 38 0 1 34 3 0 18 Luật 90 0 0 88 0 2 19 Y, Dược 72 0 0 33 0 39 20 Các ngành khác 1,156 0 0 504 134 518 Tổng số 10,430 2 88 4,864 1,351 4,125 Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật – chuyên môn nghiệp vụ đến ngày 31/12/2008 Công ty Điện lực 1 Đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Điện lực 1 Xác định nhu cầu đào tạo của Công ty Phòng tổ chức cán bộ có trách nhiệm tổng hợp các nhu cầu đào tạo của các đơn vị, phân loại và xây dựng các khoá đào tạo đáp ứng với từng đối tượng đào tạo. Cụ thể tiến hành hoạt động của Công ty như sau: Hằng năm vào tháng 9 các đơn vị gửi phiếu xác định nhu cầu đào tạo cho phòng Tổ chức cán bộ của Công ty. Sau đó việc xác định nhu cầu đào tạo của Công ty được xác định dựa trên các yếu tố cơ bản sau đây: Bảng số liệu phân tích hiệu quả đào tạo. Bảng thống kê trình độ nguồn nhân lực hiện có của các đơn vị trực thuộc Công ty. Các đơn vị có trách nhiệm gửi bảng thống kê về nhu cầu đào tạo của mình về tổng công ty hàng năm để Phòng tổ chức cán bộ tổng hợp và phân tích. Yêu cầu về trình độ và công tác bồi dưỡng quy hoạch cán bộ trong công ty. Công tác tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ do các phòng nghiệp vụ đề xuất hàng năm. Điều tra nhu cầu đào tạo tại các đơn vị trực thuộc Công ty. Ngoài các nhu cầu đào tạo hiện tại của Công ty, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực sẽ được Công ty xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. Để xác định nhu cầu đào tạo trước mỗi khóa đào tạo của năm người lao động của Công ty được đánh giá năng lực đào tạo, dựa trên các mặt trình độ học vấn, kết quả hoàn thành nhiệm vụ trong Công ty, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm. Sau khi được phê duyệt phòng Tổ chức cán bộ sẽ lên kế hoạch đào tạo để trình lên Giám đốc. Nếu đối tượng không đủ năng lực đào tạo theo yêu cầu thì sẽ đưa vào kế hoạch đào tạo của năm tới. Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo của Công ty thực hiện rõ ràng có theo quy trình cụ thể. Phiều xác định nhu cầu đào tạo là yếu tố để tổng hợp nên kế hoạch đào tạo có hệ thộng và chi tiết. Thực hiện việc đánh giá năng lực của người lao động trước đào tạo là hoạt động cần thiết để Công ty tiến hành đào tạo đúng đối tượng, số lượng và thời gian đào tạo. Tuy nhiên cách tiến hành xác định nhu cầu tại Công ty còn có những nhược điểm sau: Việc đánh giá năng lực còn mang tính chủ quan, không quan tâm đến ý kiến của người lao động, chưa xác định cụ thể kết quả hoạt động, kỹ năng của họ. Phiếu đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên còn chưa đầy đủ nội dung, thiên về chỉ tiêu liên quan đến công việc chưa có phương pháp đánh giá toàn diện. Việc xác định mục tiêu đào tạo của Công ty là hoàn toàn dựa trên phương pháp trực tiếp, đi từ nhu cầu thực tế mà xây dựng nên kế hoạch đào tạo. Ngoài ra Công ty còn có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dựa trên chiến lược kinh doanh, nhưng để xác định được chuyên môn và nhân lực cần đào tạo đang còn là một bài toán khó đối với Công ty . Xác định mục tiêu đào tạo Mục tiêu của hoạt động đào tạo trong Công ty nhìn chung chưa được rõ ràng và cụ thể cho từng đối tượng , từng khóa đào tạo trong thời kỳ nhất định. Khóa đào tạo công nhân kỹ thuật điện: Mục đích là để nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân, bổ sung lực lượng lao động toàn công ty đáp ứng các nhiệm vụ trước mắt và trong ngắn hạn. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: Mục đích là giúp người học cập nhật kiến thức trong công việc và trong quản lý, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ thuật - công nghệ. Đào tạo cử nhân và kỹ sư: Phát triển nhân lực Công ty trong dài hạn và làm nguồn cung cấp những lao động có trình độ chuyên môn và học vấn cao. Đào tạo tiếng anh: Phát triển toàn diện kỹ năng công việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty. Những điểm hạn chế: Các mục tiêu chưa cụ thể trong ngắn hạn hay là trong dài hạn để phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty. Các mục tiêu đào tạo để ra chỉ là trên lý thuyết chưa gắn với thực tiễn kinh doanh của Công ty. Cần quy ra số lượng và chất lượng đào tạo cụ thể, xếp loại khóa học, kết thức học viên cần đạt được sau đào tạo. Hoạt động đào tạo chủ yếu là nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Khi có nhu cầu Công ty mới cử người đi đào tạo, chưa có các chính sách phát triển đào tạo lâu dài. Xác định đối tượng đào tạo Việc xác định đối tượng đào tạo trong công ty được áp dụng cho hầu hết các người lao động trong công ty. Căn cứ vào quy định mà Công ty đề ra các đơn vị có trách nhiệm chọn ra các cán bộ để tiến hành đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn. Nguyên tắc xét cử cán bộ đi đào tạo: Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo được Tổng công ty và Công ty phê duyệt , lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm chọn ra các cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo một cách dân chủ công khai, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. Những người được cử đi đào tạo phải cam kết về phục vụ cho các ngành trong Công ty. Đối với các bậc đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ, Thực tập sinh, ngoài việc thực hiện các thủ tục theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ giáo dục, những người được cử đi đào tạo phải có đề cương theo chuyên ngành học phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị , được Hội đồng tuyển chọn của Công ty xem xét và trình Hội đồng khoa học của Tổng công ty chấp thuận. Yêu cầu về việc cử người đi học: Đơn vị trực thuộc Công ty phải căn cứ kế hoạch nguồn nhân lực của mình, xét điều kiện, tiêu chuẩn và khả năng của từng cán bộ, viên chức để xét chọn và cử người đi đào tạo, bồi dưỡng các cấp học đại học và sau đại học, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Đào tạo từ cấp sau đại học các đơn vị trực thuộc Công ty không được cử quá 5 người đồng thời tham gia khoá học. Trừ các trường hợp đặc biêt. Đặc biệt Công ty có chính sách tuyển chọn đối với sinh viên đặc biệt xuất sắc của các trường Đại học, thường là các thủ khoa. Nếu có cam kết phục vụ lâu dài cho Công ty sẽ được tài trợ cho việc học tập, ưu tiên tuyển chọn khi tốt nghiệp. Tiêu chuẩn để Công ty xét chọn các cán bộ đi đào tạo: Cán bộ, viên chức trong diện quy hoạch, bổi dưỡng công tác quản lý. Là những người lao động giỏi, xuất sắc, có nhiều đóng góp và cống hiến cho Công ty và đơn vị. Có ít nhất 3 năm công tác tại Công ty hoặc các đơn vị trực thuộc trước khi được cử đi đào tạo. Ưu tiên xét giảm thời gian với những người lao động có thành tích xuất sắc. Không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên. Có phẩm chất và năng lực công tác, có khả năng phát huy được kiến thức đã học vào công tác sản xuất và quản lý sau này . Có chuyên môn nghiệp vụ đào tạo phù hợp với chuyên môn và yêu cầu của vị trí công tác đang đảm nhiệm hoặc do Công ty, Tổng công ty có nhu cầu. Trình tự cử xét người đi đào tạo của Công ty Điện lực 1: Căn cứ vào kế hoạch đào tạo hàng năm đã được Công ty xét duyệt và thông báo tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, đơn vị đối chiếu, xem xét kỹ yêu cầu trong việc bố trí, sắp xếp lao động để cử người đảm bảo đủ tiêu chuẩn và đúng đối tượng theo quy định. Lập hồ sơ cá nhân và danh sách những người dự tuyển gửi cho cơ sở đào tạo và báo cáo về cho Công ty. Sau khi có kết quả tuyển sinh theo thông báo của nhà trường, Công ty ra quyết định cử người đi học. Việc lựa chọn người lao động để đào tạo của Công ty là chặt chẽ và có kỷ luật, các Giám đốc đều có trách nhiệm về về việc tuyển người đi đào tạo cũng như sử dụng đúng ngành nghề chuyên môn và nhu cầu công tác sau khi đào tạo đối với cán bộ công nhân viên của đơn vị. Sau khi đào tạo Công ty có các cam kết rõ ràng với học viên, quay trở về làm v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22153.doc
Tài liệu liên quan