Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 3

I. Khái niệm và mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 3

1. Khái niệm 3

2. Mục tiêu của đào tạo - phát triển nguồn nhân lực 4

II. Các phương pháp đào tạo 5

1. Đào tạo trong công việc 5

1.1. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc 5

1.2. Đào tạo theo phương pháp kèm cặp chỉ bảo 6

1.3. Đào tạo theo kiểu học nghề 6

1.4. Phương pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc 6

2. Đào tạo ngoài công việc 7

2.1. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp 7

2.2. Cử đi học ở các trường lớp chính quy 8

2.3. Tổ chức các bài giảng, các hội nghị và các buổi thảo luận 8

2.4. Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính 8

2.5. Đào tạo với sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn 8

2.6. Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm 9

2.7. Mô hình hoá các hành vi 9

2.8. Đào tạo các kỹ năng xử lý công văn giấy tờ 9

III. Cơ sở lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 9

1. Chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược nguồn nhân lực 9

1.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh 9

1.2. Chiến lược nguồn nhân lực 10

2. Đội ngũ lao động 10

3. Điều kiện vật chất kỹ thuật của công ty 11

4. Điều kiện tài chính của doanh nghiệp 11

IV. Trình tự tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 12

1. Xác định nhu cầu đào tạo 13

1.1. Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật 14

1.2. Xác định nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực quản trị 16

2. Xác định mục tiêu đào tạo 17

3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 17

4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 18

5. Dự tính chi phí đào tạo 19

6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên 20

7. Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo 21

7.1. Lượng hoá những chi phí và lợi ích thu được từ hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 21

7.2. Đánh giá hiệu quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo 23

7.3. Phương pháp đánh giá dựa vào phản ứng của học viên 24

7.4. Một số phương pháp đánh giá chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khác 24

V. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 24

1. Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay còn thấp 24

2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. 27

PHẦN II 31

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA XÍ NGHIỆP ĐÁ HOA GRANITO HÀ NỘI 31

I. Tổng quan về xí nghiệp Đá hoa Granito hà nội 31

1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp 31

2. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp 35

3. Cơ cấu tổ chức 36

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 36

3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 36

4. Quy trình công nghệ 42

5. Đặc điểm máy móc thiết bị 43

6. Đặc điểm đội ngũ lao động của xí nghiệp 45

II. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp đá hoa Granito Hà Nội 47

1. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 47

2. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội 47

2.1. Xác định nhu cầu đào tạo tại xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội 47

2.2. Xác định mục tiêu đào tạo 47

2.3. Lựa chọn đối tượng. 47

2.4. Thiết kế chương trình, lựa chọn phương pháp, dự kiến chi phí đào tạo 47

2.4.1. Thiết kế chương trình 47

2.4.2. Lựa chọn phương pháp đào tạo 47

2.4.3. Tạo nguồn và sử dụng nguồn quỹ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp 47

2.5. Xây dựng các thủ tục đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 47

III. Nhận xét chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp. 47

1. Những mặt đã thực hiện tốt 47

2. Những mặt chưa thực hiện tốt 47

3. Những khó khăn gặp phải trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp. 47

PHẦN III 47

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP ĐÁ HOA 47

GRANITO HÀ NỘI 47

I. Định hướng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp đá hoa Granito Hà Nội trong thời gian tới 471. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 47

2. Định hướng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp trong thời gian tới. 47

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở xí nghiệp đá hoa Granito Hà Nội. 47

1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động nói chung và bộ phận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng 47

2. Xác định đúng nhu cầu đào tạo 47

3. Xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể chi tiết 47

4. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo 47

5. Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả đào tạo một cách chi tiết, cụ thể. 47

6. Tạo động lực cho người lao động trong và sau quá trình đào tạo. 47

7. Các biện pháp khác. 47

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

doc82 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả mà đào tạo mang lại cho doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Nếu hoạt động đào tạo được thực hiện tốt thì khả năng thực hiện công việc của người lao động được nâng lên, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm có sự tiến bộ và được nâng cao. Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và không ngừng phát triển. Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng được khẳng định, điều đó được minh chứng trong lịch sử tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Song hiện nay, ở Việt Nam sự quan tâm đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ vốn trung bình đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chỉ chiếm 1-3% trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chủ yếu được trích từ kết quả sản xuất kinh doanh. Do nguồn vốn cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, nên hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, điều đó sẽ gây ra sự khó khăn trong quá trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nếu họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. ở nhiều doanh nghiệp công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phải là việc làm thường xuyên và liên tục. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được nhận định là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Đối tượng lao động chủ yếu là cán bộ quản lý tự bỏ tiền để tham gia học tập, nhằm củng cố vị trí của mình trong doanh nghiệp hoặc có cơ hội thăng tiến trong tương lai. Đối với công nhân sản xuất, rất ít công nhân tự bỏ tiền để tham gia học tập học tập, nâng cao khả năng thực hiện công việc, họ chỉ tham gia học tập khi có sự trợ cấp từ phía doanh nghiệp. Bộ phận thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ngày càng teo nhỏ đi và không tồn tại đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, do các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cán bộ tổ chức thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp đại đa số chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản trị nhân lực, họ đạt được vị trí công tác này là do có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong một lĩnh vực khác hoặc có quá trình công tác lâu năm. Nhà kinh tế học đạt giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992 Garry Becker đã khẳng định: “ Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực mang lại cả lợi ích vô hình và lợi ích hữu hình, mang lại lợi ích cho cả hai phía đó là người lao động và doanh nghiệp. Chính vì vậy, để Việt Nam có thể hội nhập và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới không có cách nào khác là chúng ta phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Phần II Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Xí nghiệp đá hoa Granito hà nội I. Tổng quan về Xí nghiệp Đá hoa Granito hà nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp Xí nghiệp đá hoa Granito Hà Nội được thành lập từ ngày 29 tháng 12 năm 1958 theo hướng phát triển7 kinh tế 3 năm (1958 - 1960). Đến nay, qua hơn 40 năm hình thành và phát triển xí nghiệp đã trải qua bao bước thăng trầm nhưng có thể khi quát thành 3 giai đoạn chính như sau: a. Giai đoạn 1 (1958 - 1969): Từ khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ có một phân xưởng sản xuất gạch lát hoa với 40 công nhân, 4 máy ép thủ công, đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công nhân với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng tại Hà Nội. Đến năm 1962, nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ cho việc xây dựng XHCN ở miền Bắc tăng lên khá nhiều. Do đó, để có thể bắt kịp với tình hình xã hội lúc bấy giờ và đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, Nhà máy đã sáp nhập với Công ty vật liệu kiến thiết Hà Nội và trở thành một nhà máy sản xuất với quy mô tương đối lớn. Trong những năm đó, số lượng công nhân tăng lên khá nhiều và từ chỗ chỉ có 4 máy ép thủ công nay tăng lên đến 15 đến 20 máy. Sản phẩm gạch hoa của Nhà máy đã đảm bảo về số lượng, chất lượng, độ thẩm mỹ đáp ứng được phần nào các yêu cầu đề ra của các công trình xây dựng lớn tại thủ đô Hà Nội. Đến năm 1968, xí nghiệp đã trở thành một cơ sở gạch hoa ở Hà Nội với trên 80 máy sản xuất gạch hoa. Lúc này, việc sản xuất một loạt sản phảm không còn phù hợp với Nhà máy. Chính vì vậy, nhà máy đã sáp nhập với Nhà máy bê tông Chèm. Nhà máy không chỉ sản xuất một mặt hàng đơn điệu là gạch hoa mà còn sản xuất các cấu kiện bê tông phục vụ cho các công trình xây dựng. Cũng trong thời gian này, Nhà máy bắt đầu làm quen với công nghệ Granito, đây là loại sản phẩm mà về sau trở thành một sản phẩm chủ yếu của Nhà máy và nó mang lại lợi nhuận cao cho Nhà máy. b. Giai đoạn 2 (1970 - 1988): Trong những năm đầu thập niên 70, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, xí nghiệp đã đổi mới công nghệ, đi vào sản xuất hai loại mặt hàng chính là gạch hoa Granito và đá hoa là những sản phẩm đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Trong giai đoạn này, sản phẩm của xí nghiệp tăng gấp hai lần, đáp ứng được nhu cầu của những công trình trọng điểm của nhà nước như: Lăng chủ tịch, Cung văn hoá lao động, và một số công trình khác trong khu vực. Đến năm 1980, do việc giao lưu quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, quan hệ nước ta với các nước XHCN đã chuyển từ hình thức viện trợ, giúp đỡ trong những năm chiến tranh sang quan hệ mua bán, trao đổi hai chiều. Trước nhiệm vụ đó, Nhà máy đã mở rộng quy mô sản xuất bằng cách hợp nhất với xí nghiệp vật liệu Đông Anh trở thành một cơ sở sản xuất gạch hoa Granito và đá hoa có tiếng ở Hà Nội. Trong những năm này, sản lượng trung bình hàng năm đạt được như sau: Bảng 1: Sản lượng trung bình các năm 1980 -1988 Sản phẩm Đơn vị Sản lượng Gạch hoa viên 4.000.000 Granito m2 35.000 Đá hoa m2 6.600 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội) Trong đó, đá hoa xuất khẩu hàng năm đạt từ 2000 - 2500 m2/năm. Do quy trình sản xuất của doanh nghiệp lớn lên không ngừng như vậy nên bước sang năm 1982, Bộ xây dựng quyết định tách xí nghiệp khỏi Nhà máy bê tông Chèm, trở thành một đơn vị độc lập và đổi tên là “Xí nghiệp đá hoa Granito Hà Nội”, chịu sự quản lý trực tiếp của liên hiệp các xí nghiệp đá - cát sỏi nay là Công ty xây lắp vật liệu xây dựng c. Giai đoạn III (Từ 1988 đến nay): Cuối thập kỷ 80, là thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Xí nghiệp đã trở thành một đơn vị hạch toán độc lập, sản phẩm xí nghiệp được sản xuất theo nhu cầu thị trường. Vì vậy xí nghiệp đã có thời kỳ khủng hoảng, song nhờ sự năng động và cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ công nhân viên mà xí nghiệp đã dần dần lấy lại chỗ đứng trong thị trường. Cụ thể trong ba năm gần đây, từ 2000 đến 2002 xí nghiệp đã thu được kết quả như sau: Theo bảng tổng kết ta thấy: giá trị tổng sản lượng năm sau tăng hơn năm trước, xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ đặt ra, % thực hiện luôn sấp sỉ hoặc lớn hơn 1. Doanh thu tăng đều tỷ lệ với sản lượng. Xí nghiệp đã sản xuất các mặt hàng theo đúng kế hoạch đặt ra, đó là tăng sản xuất Granito các loại bởi Granito là mặt hàng mang lại doanh thu chủ yếu cho xí nghiệp. Tương ứng với mức tăng của sản lượng và doanh thu, số lượng lao động cũng tăng đều, năm 2000 xí nghiệp chỉ có 140 lao động đến năm 2001 số lao động tăng lên 146 và đến năm 2002 số lao động của xí nghiệp đã tăng lên 152. Như vậy, trong tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp hiện nay thì xí nghiệp đá hoa Granito là một trong những doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển đi lên. Kết quả mà xí nghiệp đã đạt được trong những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng và trong thời gian tới xí nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để duy trì và phát triển hơn nữa. Bảng 2: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây lắp của xí nghiệp STT Chỉ tiêu đv tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 TH %TH TH %TH TH %TH I Giá trị tổng sản lượng 1 triệu 2700 1.03 5602 0.90 7200 1.02 II Doanh thu: - SXCN - Xây lắp - Kinh doanh 1 triệu 1 triệu 1 triệu 1 triệu 2650 1700 500 450 1.06 1.06 1.11 1.00 6565 4641 1530 333 1.01 1.03 0.90 1.11 7841 5098 2410 333 1.00 0.99 1.00 1.11 III Sản phẩm chủ yếu: - Granito các loại - Gạch lát - Gạch bê tông 1000 m2 1000 v 1000 v 12.5 121 220 1.04 1.00 1.10 37.7 287 352 0.75 0.71 1.35 63 282 410 0.96 0.94 1.02 IV Lao động và tiền lương - CB CNV làm việc thực tế -Thu nhập bình quân (ng/th) Người 1000đ 140 535 1.00 1.07 146 528 0.97 0.96 152 550 0.84 0.96 V Các khoản nộp Triệu đ 776 1.00 778 1.11 1782 1.24 VI Vòng quay vốn lưu động Vòng 4.5 1.04 4.9 1.09 5 1.00 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội) 2. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp Xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội có chức năng nhiệm vụ chính như sau: - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí ốp lát, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác vật liệu xây dựng - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài theo sự uỷ nhiệm của giám đốc công ty. - Mở các dịch vụ kinh doanh khác theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của giám đốc công ty. - Lập các đội xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng do giám đốc công ty phân công. - Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với tình hình của xí nghiệp. 3. Cơ cấu tổ chức 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp Phân xưởng Granito Phân xưởng Gạch hoa Phân xưởng gạch bê tông Phân xưởng cơ điện Phòng tài vụ Phòng tổ chức Phòng tiếp thị Phòng kỹ thuật Kế toán trưởng Ban giám đốc Phó giám đốc Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp gồm bộ máy quản lý xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc. Bộ máy quản lý xí nghiệp gồm 5 phòng ban. Mối quan hệ trong xí nghiệp theo mô hình trên được đánh giá như sau: + Giữa ban giám đốc và các phòng ban, phân xưởng là quan hệ dọc, tức là các hoạt động của xí nghiệp được ban giám đốc xí nghiệp chỉ đạo và điều hành hoạt động. +Quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ ngang. Đứng đầu là các trưởng phòng, các trưởng phòng là người quản lý công việc mà ban giám đốc đưa xuống. Công việc của các phòng ban là hoàn thành nhiệm vụ được giao và làm cố vấn cho ban giám đốc trong hoạt động và phát triển cuả xí nghiệp. 3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 3.2.1. Giám đốc. Giám đốc xí nghiệp là người đại diện pháp nhân của xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, là chủ tài khoản, là pháp nhân duy nhất trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế và các chứng từ thu chi tài chính, giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của xí nghiệp. Trong điều kiện hiện nay giám đốc trực tiếp lãnh đạo các lĩnh vực sau đây: - Lĩnh vực sản xuất : Đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất, xây dựng và kiểm tra qúa trình sản xuất của xí nghiệp. Tổ chức điều phối các yếu tố của quá trình sản xuất (thiết bị, vật tư, lao động). - Lĩnh vực kinh tế: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm của xí nghiệp. Nghiên cứu nhu cầu thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên doanh liên kết và hợp đồng kinh tế. Xây dựng và ứng dụng chế độ chi trả lương, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và kê hoạch trên giao. - Lĩnh vực đời sống: Bao gồm toàn bộ công tác chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên xí nghiệp. Trực tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính kế toán. 3.2.2 Phó giám đốc - Được giám đốc uỷ quyền trực tiếp chỉ huy công tác sản xuất kỹ thuật của xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác chuẩn bị sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức kiểm tra sản xuất kỹ thuật và điều hành theo đúng kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng kinh tế với khách hàng. Thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu và thời gian quy định. - Quản lý sử dụng thiết bị máy móc có kế hoạch và định kỳ kiểm tra thiết bị đảm bảo an toàn trong sản xuất. - Tổ chức bồi dưỡng tay nghề công nhân và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật. - Phụ trách công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường. - Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh sáng chế, phát triển và ứng dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến, kỹ thuật sản xuất mới và sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư. - Thay mặt giám đốc xí nghiệp giải quyết mọi công việc của xí nghiệp khi giám đốc đi vắng. 3.2.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế hoach - Kỹ thuật -Vật tư + Chức năng : - Thực hiện lập kế hoạch, quản lý kỹ thuật, quản lý vật tư. - Căn cứ vào nhu cầu thị trường và nhiệm vụ trên giao để xây dựng kế hoạch hàng quý, hàng năm và kế hoạch tác nghiệp, đồng thời điều độ sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất đều đặn nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao. - Khai thác và cung ứng vật tư, kỹ thuật, đảm bảo đầy đủ kịp thời và đồng bộ theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. + Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch sản xuất - kỹ thuật vật tư hàng quý, hàng năm và lập kế hoạch tác nghiệp (về sản xuất, cung ứng vật tư -sửa chữa xây dựng cơ bản). - Điều động quá trình sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu kỹ thuật, cải tiến công nghệ, thiết kế sản phẩm, thử nghiệm vật tư mới, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và thực hiện việc quyết toán hàng năm. - Nghiên cứu hướng dẫn áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ, thiết kế sản phẩm, thử nghiệm vật tư mới, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và thực hiện việc quyết toán vật tư hàng tháng. - Quản lý công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ( kể cả chất lượng vật tư nguyên vật liệu, thiết bị mua về) chỉ đạo trực tiếp tổ KCS. - Tổ chức theo dõi và kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường. - Khai thác mọi nguồn hàng, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị, thành phẩm và bán thành phẩm,phục vụ cho kế hoạch sản xuất được kịp thời và đầy đủ. - Quản lý cấp phát và thu hồi vật tư, nguyên vật liệu theo đúng định mức đã được giám đốc duyệt theo kế hoạch sản xuất. 3.2.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức - hành chính + Chức năng: - Nghiên cứu tổ chức, quản lý và sử dụng lao động trong xí nghiệp một cách hợp lý, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh và sự phát triển của xí nghiệp . - Vận dụng chấp hành đầy đủ và đúng đắn mọi chính sách của Đảng và nhà nước đối với cán bộ công nhân viên. - Chấp hành và đôn đốc các bộ phận thực hiện nghiêm chỉnh về thủ tục quản lý công văn, bảo mật, các văn bản về chế độ, chính sách, quy chế, nội quy phân phối công văn báo chí. - Phát hiện và ngăn ngừa chống mọi hành vi xâm phạm tài sản XHCN, bảo vệ an toàn cơ quan xí nghiệp đồng thời tham mưu cho lãnh đạo xí nghiệp về xây dựng lực lượng tự vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão lụt. + Nhiệm vụ: - Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất, các quy chế, quy định, mối quan hệ giữa các phòng và các phân xưởng. - Quản lý nhân sự và hồ sơ, có kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. - Thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước cho công nhân viên chức như: BHXH, BHYT, bảo hộ lao động, các chế độ đối với người lao động. - Xây dựng giám sát về định mức lao động tiền lương, xây dựng quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng duyệt thanh quyết toán cho các đơn vị. - Cùng với công đoàn xí nghiệp tổ chức các phong tào thi đua, chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho CBCNV. - Nhận và phân phối công văn giấy tờ, thư từ, báo chí, quản lý con dấu và giữ gìn bảo mật nội dung các công văn tài liệu - Có kế hoạch xây dựng lực lượng bảo vệ, tổ chức bảo vệ tuần tra canh gác, kiểm soát người, hàng hoá vật tư, tài sản ra vào cổng theo quy định. Đồng thời thực hiện các phương án bảo vệ phòng chống cháy nổ, bão lụt - Tổng hợp thành tích của CBCNV đề nghị hội đồng thi đua khen thưởng và giải quyết các vụ vi phạm kỷ luật trong xí nghiệp. 3.2.5 Chức năng nhiệm vụ phòng kế toán + Chức năng: - Thực hiện chức năng phân phối đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. - Thông qua các hoạt động về tài chính mà giám sát việc sử dụng vốn, vật tư, tài sản hợp lý và tiết kiệm đảm bảo hạ giá thành, tăng tích luỹ. - Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý tài chính của nhà nước và của công ty ban hành. + Nhiệm vụ: - Căn cứ vào nhu cầu thị trường, kế hoạch sản xuất, tài chính mà xây dựng kế hoạch thu chi hàng quý, hàng năm, kế hoạch giá thành, giá bán sản phẩm - Tổ chức công tác thống kê, ghi chép ban đầu phục vụ cho thanh quyết toán hàng tháng, quý, năm của xí nghiệp thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên và các cơ quan chức năng kịp thời, chính xác trung thực. - Thanh quyết toán việc thu chi tài chính nhanh gọn và chính xác đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được cân đối nhịp nhàng và đồng bộ - Tổ chức tốt công tác hạch toán kinh tế phân xưởng, thực hiện phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ . - Quản lý và giám sát giá mua nguyên vật tư vật liệu, phụ tùng và giá bán sản phẩm ở các hệ thống cửa hàng. - Quản lý và thanh quyết toán tiền lương, tiền thưởng BHXH, BHYT cho CBCNV hàng tháng. - Quản lý tốt các nguồn vốn, quỹ tiền mặt của xí nghiệp thực hiện việc thub nộp nghĩa vụ đối với nhà nước, cấp trên. 3.2.6 Chức năng nhiệm vụ của phòng tiếp thị + Chức năng: - Nắm bắt và xử lý thông tin về nhu cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ sản phẩm hiện tại và trong tương lai. - Tổ chức công tác thông tin quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở nhiều nơi. - Tiếp cận với khách hàng, các công trình để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. + Nhiệm vụ: - Tiếp cận, thăm dò nắm vững nhu cầu thị trường để xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và cung cấp cho phù hợp với thị trường. - Phân vùng, phân tuyến xây dựng chương trình và các hình thức tiếp thị phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm trước mắt và lâu dài của xí nghiệp. - Tổ chức và xây dựng đội ngũ CBCNV tiếp thị vững vàng và tinh thông nghiệp vụ đủ khả năng tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài. - Tổ chức và quản lý các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, cửa hàng đại lý của xí nghiệp trên các địa bàn. - Xây dựng chương trình và tổ chức công tác thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biển quảng cáo chào hàng,nhằm tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. 4. Quy trình công nghệ 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất Granito Đá Granito Bột màu X.M trắng Cát vàng X.M đen Thép Tạo lớp mặt Tạo lớp đế Tạo hình Mài thô Trát rửa Mài mịn Nước Cát Đá mài Thành phẩm KCS Nhập kho 4.2: Quy trình công nghệ sản xuất bê tông Cát vàng Sỏi Xi măng đen Pha chế Tạo hình Bảo dưỡng Nhập kho 4.3 Quy trình công nghệ sản xuất gạch hoa Xi măng trắng Bột Màu Xi măng đen Cát khô Cát vàng ướt Pha chế ép Tạo hình Nhập kho 5. Đặc điểm máy móc thiết bị Nói chung, phần lớn máy móc,thiết bị của xí nghiệp được sản xuất từ những năm 1975 nên rất lạc hậu, công suất vận hành thấp. Xí nghiệp chỉ có một hệ thống máy mới của Italia sản xuất năm 1999 được đánh giá là tương đối hiện đại và có công suất vận hành lớn hơn. Hệ thống này đảm nhiệm đến 78% nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tư vốn cho mua sắm máy móc thiết bị mới thay thế những máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu và xoá bỏ sản xuất thủ công là việc xí nghiệp đang nghĩ tới và do vậy đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng thực hiện yêu cầu công viêc mới là việc làm thực sự cần thiết. Bảng 3: Các máy móc thiết bị đang sử dụng tại xí nghiệp . Loại thiết bị Nước sx- và năm sx Số lượng Công suất hoặc số liệu kỹ thuật I. Máy phục vụ sản xuất 1. Máy tiện T 616 2.Máy bào B650 3. Máy tiện M95 4. -Máy tiện,máy bào - Máy mài 2 đá F 400 5. Máy khoan cần 6. Máy hàn hai chiều Việt Nam- 1975 Việt Nam –1975 Liên xô -1977 Việt Nam – 1977 Việt Nam - 1977 Việt Nam – 1997 Việt Nam - 1995 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 5 Kw 5 Kw 6 Kw 5 Kw 5 Kw 5 Kw 6 Kw II. Máy sản xuất 1. Sản xuất gạch hoa 1.1 Tích áp máy ép gạch 1.2 Máy ép gạch thuỷ lực 2. sản xuất granito 2.1 Máy của Việt nam - Máy mài thô bàn mài F 2.5 m - Mái mài mịn bàn mài 1 m 2.2Dây chuyền Italia - Hệ máy ép K 256 - Hệ máy mài 6 N50 Việt Nam – 1994 Việt Nam – 1994 Việt Nam – 1995 Việt Nam – 1995 Việt Nam – 1995 Italia – 1999 Italia – 1999 1 Hệ 10 cái 13 cái 3cái 10 cái 1 Hệ 1hệ 10 Kw 10v(200x200) 16 Kw 11 Kw 5 Kw Scôngsuất70kw Scôngsuất220kw (Nguồn: Thống kê máy móc và an toàn sử dụng máy xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội ) 6. Đặc điểm đội ngũ lao động của xí nghiệp Hiện nay, xí nghiệp có 152 cán bộ công nhân viên với tuổi trung bình là 42, trong đó nam là 91 người, nữ là 61 người. Như vậy, cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là nguồn nhân lực trẻ trong đó nam chiếm tỷ trọng lớn, trên 60%. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên xí nghiệp chưa cao, cán bộ quản lý có trình độ cao nhất là đại học và cán bộ có trình độ đại học là 17 người, chiếm 11% cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp, 27 cán bộ có trình độ quản lý có trình độ trung cấp, chiếm 18%. 108 công nhân sản xuất có trình độ sơ cấp, số công nhân có bậc thợ cao chỉ chiếm 35% trong số toàn bộ công nhân sản xuất. Đại đa số lao động của xí nghiệp có thâm niên tác dưới 15 năm, chiếm 97 %. Số lao động coá tham niên công tác cao chiếm 3%. Đặc điểm lao động các phòng ban được thống kế theo bảng 4( trang bên) II. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp đá hoa Granito Hà Nội 1. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Sơ đồ 3: Bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Giám đốc Trưởng Phòng TC - HC Phó gám đốc Bộ phận tổ chức đào tạo tại phòngTC- HC Bộ phận đào tạo tại các PX- Phòng ban liên quan Nhìn vào sơ đồ ta thấy, trong xí nghiệp giám đốc là người đứng đầu chỉ đạo mọi hoạt động trong xí nghiệp, trong đó có hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc tổ chức chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong xí nghiệp . Phòng Tổ chức - Hành chính có một trong những chức năng nhiệm, vụ là tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về lĩnh vực đào tạo, lập kế hoạch quy hoạch công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ phục vụ yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của xí nghiệp, lập kế hoạch về chương trình đào tạo và phát triển, kinh phí đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, theo kịp sự phát triển của xí nghiệp. Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp về quản lý điều hành chung, tổ chức thực hiện mọi hoạt động của phòng để đảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ký các văn bản, hồ sơ, ký nhận hợp đồng đào tạo. Phó phòng tổ chức hành chính là người giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng quản lý, điều hành phòng khi trưởng phòng đi vắng, trong phạm vi được uỷ quyền, tổ chức quản lý chỉ đạo công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức đào tạo, làm báo cáo về công tác đào tạo và phát triển. - Chức năng nhiệm vụ của bộ phận tổ chức đào tạo thuộc phòng Tổ chức - Hành chính mà cụ thể là chuyên viên đào tạo như sau: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng phòng, chịu sự phân công của chuyên viên chính về lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong đó có nhiệm vụ thực hiện các công việc: -Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề trong phạm vi công việc. - Soạn thảo các cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực đào tạo. - Phối hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị soạn thảo tài liệu giảng dậy, nội dung các câu hỏi lý thuyết, các vấn đề thực hành cho các bậc thực hiện có trong xí nghiệp. - Tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân. - Soạn thảo các tờ trình, làm các thủ tục cho các lớp học tại xí nghiệp và các cán bộ công nhân viên của xí nghiệp tham gia các lớp học bên ngoài. - Tổ chức các lớp, bố trí giảng viên và sắp xếp giờ học phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Có thể thấy rằng mặc dù quy mô của xí nghiệp không lớn nhưng bộ phận phụ trách công tác quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong xí nghiệp nhiều, các cấp chỉ đạo gián tiếp nhiều, trong khi chuyên viên đào tạo là người trực tiếp tiến hành nghiệp vụ thì rất ít, thủ tục hành chính còn rườm già, qua nhiều khâu. Làm như vậy, tiến trình đào tạo rất dễ bị ùn tắc, làm giảm hiệu quả chung. ở các phân xưởng, xí nghiệp cũng có bộ phận tổ chức đào tạo trực thuộc Hầu hết nhân v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2330.doc
Tài liệu liên quan