Luận văn Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 7

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 10

I. GIẢNG VIÊN VÀ PHÂN LOẠI GIẢNG VIÊN 10

1.1. Các khái niệm về giảng viên 10

1.2. Phân loại giảng viên 10

1.2.1. Theo ngạch viên chức: 10

1.2.1.1. Giảng viên 11

1.2.1.2. Giảng viên chính 11

1.2.1.3. Giảng viên cao cấp 11

1.2.1.4. Trợ giảng và giảng viên tập sự 12

1.2.2. Theo học vị 12

1.2.3. Theo các tiêu chí khác 13

1.2.3.1. Theo học hàm: 13

1.2.3.2. Theo hợp đồng tuyển dụng 13

1.2.3.3. Theo đặc thù công việc 13

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GIẢNG VIÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 14

2.1. Các ảnh hưởng do đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên gây ra cho công tác định mức lao động. 14

2.2. Các hoạt động chủ yếu của giảng viên có liên quan đến định mức lao động. 16

III. MỨC LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN. 18

3.1. Các khái niệm liên quan 18

3.2. Mức lao động và yêu cầu về mức lao động đối với giảng viên 19

3.2.1. Mức lao động áp dụng cho giảng viên 19

3.2.2. Yêu cầu về mức lao động 20

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định mức lao động cho giảng viên: 20

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN 21

4.1. Phương pháp “Phân tích tính toán” 21

4.2. Phương pháp phân tích khảo sát 22

4.3. Phương pháp so sánh điển hình 24

4.4. Phương pháp tổng hợp 24

4.5. Phương pháp đi từ quỹ thời gian của người giảng viên 25

V. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN 26

5.1.Khái niệm 26

5.2. Phân loại 26

5.3. Lợi ích của chế độ công tác giảng viên 27

PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỨC LAO ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 28

I. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỨC 28

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Lao động - Xã hội 28

1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của trường 29

1.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội 31

1.3.1. Xét về học hàm học vị: 31

1.3.2. Xét về độ tuổi 31

1.3.3. Về giới tính 32

1.3.4. Xét theo đơn vị 32

1.3.5. Xét theo ngạch giảng viên 33

1.4. Cơ sở vật chất 35

1.5. Qui mô và cơ cấu sinh viên của trường 36

II. ĐÁNH GIÁ MỨC VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN, XÂY DỰNG MỨC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI 37

2.1. Các phương pháp và căn cứ xây dựng định mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội 37

2.2. Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội 38

2.2.1. Định mức thời gian công tác của giảng viên trong một năm 38

2.2.2 . Định mức thời gian cho từng khâu công tác 41

2.2.3. Qui định giờ giảng đối với giáo viên kiêm chức, kiêm nhiệm và quản lý đối với giáo viên ở các khoa, bộ môn. 44

2.2.4. Đánh giá sơ bộ chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội 45

2.3. Tình hình thực hiện mức của từng loại giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội 48

2.3.1. Phân tích bảng thanh toán vượt giờ qua các năm học 48

2.3.1.1.Tổng khối lượng công việc hoàn thành trung bình của trường Đại học Lao động - Xã hội qua các năm 48

2.3.1.2. Khối lượng công việc hoàn thành trung bình của từng giảng viên. 49

2.3.1.3. Cơ cấu khối lượng công việc hoàn thành của toàn trường 51

2.3.1.4. Khối lượng công việc hoàn thành trung bình của các ngạch giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. 53

2.3.2. Nhận xét. 54

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện mức của đội ngũ giảng viên 55

2.4. Đánh giá chung về Chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động 56

 

PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI. 59

I. CÁC QUAN ĐIỂM, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP MỚI VỀ XÂY DỰNG MỨC MỚI ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN 59

1.1.Các quan điểm mới về xây dựng mức 59

1.2.Các căn cứ và phương pháp mới 62

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 64

2.1.Dự thảo chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội năm 2006 64

2.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội 67

2.2.1. Các biện pháp thực hiện trong ngắn hạn 67

2.2.2. Các biện pháp thực hiện trong dài hạn 71

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 75

3.1.Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện mức 75

3.2.Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện mức của giảng viên 75

3.3.Về xây dựng đội ngũ giảng viên 76

3.3.1.Mở rộng qui mô đội ngũ giảng viên 76

3.3.1.1.Xác định các nguồn giảng viên 77

3.3.1.2.Duy trì đội ngũ giảng viên hiện có của trường Đại học Lao động - Xã hội. 79

3.3.2.Nâng cao chất lượng giảng viên 79

3.4.Các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có liên quan 81

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU SỬ DỤNG 84

PHỤ LỤC 86

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười chấm)1 (2 người chấm)1 10 Đối với giảng viên dạy TDTT, quân sự + Các lớp học thể dục có từ 41 HS trở lên + Hướng dẫnhoạt động ngoại khóa kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thê thao, tổ chức thi đấu trong trường hoặc hướng dẫn dội thi đấu ngoài trường + Trọng tài chính : 1 trận bóng đá 1 trận bóng rổ, bóng chuyền 1 trận bóng bàn + Trọng tài phụ và thư ký 1 trận bóng đá 1 trận bóng rổ, bóng chuyền 1 trận bóng bàn + Trọng tài các môn điền kinh, thể thao dụng cụ, bơi lội, bắn súng … + Công tác quản lý học tập GD – QP 1 6 – 8 giờ/ngày 1 trận 1 trận 1 trận 1 trận 1 trận 1 trận 1 giờ 6 – 8 giờ 1,2 2,5 3 1,2 1,0 1,5 1,0 0,5 0,5 2,5 11 Nghiên cứu khoa học Hiệu trưởng quyếi định số giờ tùy theo đề tài 12 Biên soạn giáo trình bài giảng Hiệu trưởng quyếi định số giờ tùy theo nội dung 13 Làm đồ dùng dạy học Hiệu trưởng quyếi định số giờ tùy theo thời gian hao phí Nguồn: Qui ®Þnh t¹m thêi vÒ chÕ ®é c«ng t¸c gi¸o viªn ë tr­êng Cao ®¼ng lao ®éng – X· héi (29/10/1990) 2.2.3. Qui định giờ giảng đối với giáo viên kiêm chức, kiêm nhiệm và quản lý đối với giáo viên ở các khoa, bộ môn. Nhìn chung, qui định cho các đối tượng này không có gì khác biệt so với Quyết định số 1712/QĐ – BĐH. Trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui định đối với giáo viên kiêm chức, kiêm nhiệm và quản lý đối với giáo viên ở các khoa, bộ môn trong Quyết định số 1712/QĐ – BĐH, nhà trường đã xây dựng một hệ thống các định mức cho từng đối tượng giảng viên rất rõ ràng (Bảng 11, 12) Bảng 11 : Qui định giờ chuẩn đối với giảng viên kiêm chức Chức vụ Đơn vị tính Định mức nội bộ Hiệu trưởng; Bí thư Đảng Ủy. Tiết/năm 30 Phó hiệu trưởng; Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Công đoàn. Tiết/năm 45 Trưởng phòng và tương đương; Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tiết/năm 60 Phó trưởng phòng và tương đương; Chuyên viên thuộc các phòng , ban, trung tâm, trạm trực thuộc. Tiết/năm 75 Nguồn: Qui ®Þnh t¹m thêi vÒ chÕ ®é c«ng t¸c gi¸o viªn ë tr­êng Cao ®¼ng lao ®éng – X· héi (29/10/1990) Bảng 12 : Quy đổi khối lượng công tác kiêm nhiệm và quản lý đối với giáo viên ở các khoa, bộ môn. STT Công tác Tỷ lệ % định mức giờ chuẩn chuyên môn (%) 1 Trưởng khoa 30 2 Phó khoa 20 3 Trưởng bộ môn trực thuộc 20 4 Tổ trưởng bộ môn thuộc khoa 15 5 Phó trưởng bộ môn trực thuộc 15 6 Tổ phó BM thuộc khoa và cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, máy tính 10 7 Chủ nhiệm lớp 28 tiết/năm 8 Bí thư Đảng ủy 50 9 Phó Bí thư thường tực Đảng ủy 40 10 Ủy viên thường vụ làm trưởng ban công tác Đảng bộ 30 11 Bí thư Đoàn TNCS HCM; Chủ tịch Công đoàn 30 12 Phó chủ tịch Công đoàn. ủy viên thường vụ làm trưởng ban công tác đoàn trường 30 13 Nữ giáo viên có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi 10 Nguồn: Qui ®Þnh t¹m thêi vÒ chÕ ®é c«ng t¸c gi¸o viªn ë tr­êng Cao ®¼ng lao ®éng – X· héi (29/10/1990) Đánh giá sơ bộ chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội Nhìn chung, “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội “ ban hành ngày 29/10/1999 đã phản ánh được hết tinh thần của Quyết định số 1712/QĐ – BĐH : Phân bổ mức giờ chuẩn khác nhau cho giảng viên thuộc các ngạch khác nhau, đảm bảo nguyên tắc: “giảng viên có trình độ chuyên môn càng cao, ngạch giảng viên càng cao thì nghĩa vụ đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đào tạo càng lớn”. Bao quát hết mọi đối tượng giảng viên mà trường hiện có từ giảng viên cơ hữu đến giảng viên kiêm nhiệm, kiêm chức. Tất cả các khâu công việc chính, các nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện theo qui định của nhà nước đều được đưa vào định mức lao động, qui định mức giờ chuẩn cho từng khâu khá cụ thể và rõ ràng. Đảm bảo được tính khoa học, đầy đủ, khá cô đọng của một văn bản về định mức lao động. Đảm bảo định mức khác nhau cho các hệ đào tạo khác nhau theo qui định của nhà nước. Tuy nhiên, trong văn bản này vẫn còn tồn tại một số điểm chưa thực sự hợp lí như sau : Thứ nhất, nhà trường chưa xây dựng mức giờ chuẩn cho Giảng viên cao cấp. Mặc dù hiện tại trường chưa có chức danh Giáo sư đồng nghĩa với việc chưa có Giảng viên cao cấp thì việc chưa xây dựng định mức cho ngạch giảng viên này là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên với mục tiêu trở thành một trường đầu ngành trong lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội thì việc xây dựng định mức cho ngạch giảng viên này là cần thiết và phải được quan tâm, xây dựng bổ sung. Thứ hai, việc qui định tối đa mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cho giảng viên là chưa hợp lý trong khi trường có một đội ngũ giảng viên trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, trình độ chuyên môn chưa cao rất cần nghiên cứu khoa học, để tăng cường kiến thức thực tế cũng như khả năng nghiên cứu, nâng cao trình độ. Điều này, làm hạn chế sự tích cực tham gia nghiên cứu, học hỏi của đội ngũ giảng viên trẻ, làm giảm động cơ phấn đấu của họ. Thứ ba, trường cũng chưa có sự phân biệt rạch ròi về giờ chuẩn nghiên cứu khoa học giữa 2 ngạch giảng viên là GVC và GV. Mức giờ chuẩn về nghiên cứu khoa học của cả 2 ngạch giảng viên GVC và GV đều là 57 giờ chuẩn/năm, trong khi mức giờ chuẩn về nghiên cứu khoa học cho GVC theo qui định phải là là 83 giờ chuẩn/năm học tương đương với 350 giờ thực tế, như vậy mức giờ chuẩn mà trường đang áp dụng cho ngạch GVC là thấp hơn so với qui định. Điều này là hoàn toàn không nên trong khi đội ngũ GVC chính là đầu tàu của đội ngũ giảng viên trường vì trường chưa có GVCC. Họ phải là người tham gia công tác nghiên cứu nhiều, tăng cường kiến thức, trao dồi thêm vốn kiến thức thực tế đã có để có thể kèm cặp chỉ bảo cho đội ngũ tập sự đang chiếm tỷ lệ khá đông tại trường, trên cơ sở đó nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên của trường. Thứ tư, việc qui định khoảng giờ chuẩn định mức (ví dụ từ 270 đến 280 đối với giảng viên chính) ít có ý nghĩa và gây khó khăn trong công tác tổng hợp, theo dõi. Trong “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội “ cũng không xác định một cách rõ ràng và rành mạch đối tượng nào ở mức thấp, đối tượng nào ở mức cao trong cùng một ngạch. Trong Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội có viết rằng những giảng viên dạy từ 3 môn trở lên sẽ được áp dụng định mức thấp (cùng ngạch). Điều này hàm ý rằng nếu giảng viên dạy từ 3 môn trở lên thì áp dụng ngưỡng dưới còn giảng dạy dưới 2 môn sẽ áp dụng ngưỡng trên. Tuy nhiên, không phải học kỳ nào họ cũng giảng dạy từng đấy môn mà có sự xê dịch giữa các kỳ. Chính vì vậy, việc quản lý tình hình thực hiện mức sẽ gặp khó khăn và dễ nhầm lẫn. Thứ năm, trong “Định mức giờ giảng cho từng khâu công tác giảng dạy”, một số công việc khi qui ra giờ chuẩn thì nêu một cách chung chung như hướng dẫn bài tập lớn (1 tuần) được tính bằng giờ chuẩn 1 tuần của giáo viên đó. Điều này, làm cho công tác theo dõi thực hiện, tính toán khó khăn, người đọc khó hiểu và khó nhớ, tạo ra tính phức tạp không cần thiết. Thứ sáu, việc qui định nhiệm vụ sinh hoạt chuyên môn, hội nghị, học tập tự bồi dưỡng cũng chưa được nhà trường thực sự chú trọng mà coi như giảng viên đương nhiên hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên chỉ chú tâm vào công tác chuyên môn. Trên đây là những đánh giá sơ bộ ban đầu về chế độ công tác giảng viên và mức lao động cho giảng viên được đưa ra. Để có thể đánh giá chính xác hơn về chế độ công tác này, luận văn đi sâu hơn bằng cách phân tích tình hình thực hiện chế độ công tác giảng viên trong những năm học gần đây. 2.3. Tình hình thực hiện mức của từng loại giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội 2.3.1. Phân tích bảng thanh toán vượt giờ qua các năm học 2.3.1.1.Tổng khối lượng công việc hoàn thành trung bình của trường Đại học Lao động - Xã hội qua các năm Qua việc xử lý các số liệu của “Bảng thanh toán vượt giờ tính theo giờ chuẩn các năm học 2001-2002, 2002- 2003, 2003- 2004, 2004- 2005 trường Đại học Lao động- Xã hội”, ta được Bảng 13 là khối lượng công việc hoàn thành của đội ngũ giảng viên toàn tường Đại học Lao động - Xã hội cơ cấu theo các năm. Theo đó, khối lượng công việc hoàn thành của trường sẽ bằng tổng các khối lượng công việc của các khoa, bộ môn , trung tâm trong trường. Biểu 13 Khối lượng công việc hoàn thành của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. Đơn vị: Giờ chuẩn, % Năm học Tổng mức giờ chuẩn Giờ chuẩn thực hiện Giờ chuẩn vượt mức Tổng Tỷ lệ vượt mức(%) (1) (2) (3) (4) = (3) .100/ (1) 2001-2002 15973,0 31191,55 15218,55 95,3 2002-2003 19544,0 39798,31 20254,31 103,6 2003-2004 20038,0 39188,80 19151,30 95,6 2004-2005 26267,0 55792,55 29525,55 112,4 Trung bình 20455,5 41492,80 21037,43 101,7 Nguồn: Bảng thanh toán vượt giờ tính theo giờ chuẩn năm học 2001-2002, 2002- 2003, 2003- 2004, 2004- 2005 trường Đại học Lao động- Xã hội. Bảng số liệu trên cho ta thấy tổng khối lượng công việc hoàn thành trong 4 năm học tương đối lớn, đạt trung bình 41492,8 giờ chuẩn/năm học. Trong đó, khối lượng công việc hoàn thành của năm hoc 2004 – 2005 là lớn nhất bằng 55792,55 giờ chuẩn, tiếp đến là năm 2002 – 2003 (39798,31 giờ chuẩn), 2003-2004 là 39188,80 và năm 2001 – 2002 là 31191,55. Xét theo tỷ lệ giờ chuẩn vượt mức cả 4 năm đều có tỷ lệ giờ vượt mức cao trên dưới 100%. Trong đó, hai năm 2001-2002 và năm 2003-2004 có tỷ lệ khối lượng công việc hoàn thành tương đương nhau bằng 95 %. Trong khi đó hai năm học 2004-2005 và 2002-2003 đều có tỷ lệ giờ vượt mức trên 100 % tương ứng 112,4 % (29525,55 giờ chuẩn) và 103,6 % (20254,31 giờ chuẩn). 2.3.1.2. Khói lượng công việc hoàn thành trung bình của từng giảng viên. Trên thực tế ta thấy, tổng khối lượng công việc hoàn thành của toàn trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như qui mô giảng viên, tổng khối lượng công việc giảng dạy…Chính vì vậy, để phân tích chính xác tình hình thực hiện mức ta phải xem xét tới cả khối lượng giờ giảng trung bình của từng giảng viên trong trường (Bảng 14) Biểu 14: Khối lượng công việc trung bình của giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội qua các năm học. Đơn vị : Giờ chuẩn, % Năm học Mức giờ chuẩn trung bình Giờ chuẩn thực hiện trung bình Giờ chuẩn vượt mức trung bình Tổng số So với năm học 2001- 2002 2001 - 2002 251,43 491,96 240,52 100% 2002 - 2003 351,35 568,55 397,42 165,2% 2003 - 2004 256,89 502,42 245,53 102,1% 2004 - 2005 257,52 546,99 289,47 120,4% Nguồn : Bảng thanh toán vượt giờ tính theo giờ chuẩn năm học 2001- 2002, 2002- 2003, 2003- 2004, 2004- 2005, trường Đại học Lao động- Xã hội. Xét số giờ chuẩn trung bình mà giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội thực hiện hàng năm ta thấy, số giờ chuẩn mà một giảng viên thực hiện trung bình trong một năm học cao nhất là năm 2002 – 2003 .Trung bình trong năm học này, mức giờ giảng trung bình của mỗi giảng viên đạt 568,55 giờ, vượt mức 397,42 giờ chuẩn, nếu lấy năm 2001- 2002 làm gốc thì tỷ lệ vượt giờ của năm học này là 165,2%. Tiếp sau đó là năm 2004 – 2005 với tỷ lệ vượt giờ so với năm 2001 – 2002 là 120,4%, năm 2003 – 2004 là 102,1%. Từ hai bảng trên, ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau : Mức công việc hoàn thành của cả 4 năm học đều rất cao, thông thường khoảng trên dưới 100%. Số lượng giờ chuẩn vượt mức trung bình mặc dù có nhiều biến động tăng hoặc giảm tuy nhiên không có xu hướng giảm xuống dưới 100%. 2.3.1.3. Cơ cấu khối lượng công việc hoàn thành của toàn trường Bảng 15 : Cơ cấu khối lượng công việc đã hoàn thành của toàn trường qua 3 năm học 2002- 2003, 2003 – 2004, 2004 – 2005. Đơn vị : Giờ chuẩn Năm học Tổng cộng Số giờ giảng TP khoa, BM, Tổ Giáo vụ Đoàn thể GVCN Tự vệ Lao động công ích NCKH Con nhỏ dưới 36 tháng (1) 39798,31 36023,31 1000 147 188 820 280 396 - 182 (2) 39188,80 36079,3 954.5 20 163 896 280 405 200 191 (3) 55792,55 51987,55 1222 45 92 1025 360 702 100 259 Nguồn : Bảng thanh toán vượt giờ tính theo giờ chuẩn năm học 2002- 2003, 2003- 2004, 2004- 2005, trường Đại học Lao động- Xã hội. Chú thích : (1) : năm học 2002 – 2003 (2) : năm học 2003 – 2004 (3) : năm học 2004 – 2005 Qua bảng trên ta thấy, số giờ chuẩn giảng thực hiện luôn luôn cao nhất và chiếm trên 90%, trong khi đó tỷ lệ giờ giảng trong chế độ công tác giảng viên đối với ngạch giảng viên chỉ là 73%. Thời giờ dành cho công tác giáo viên chủ nhiệm có xu hướng tăng lên từ 820 giờ chuẩn năm 2002 – 2003 lên đến 1025 giờ chuẩn năm học 2004 – 2005. Trong khi thời gian dành cho công tác đoàn thể, sinh hoạt lại có xu hướng giảm xuống từ 188 (năm học 2002 – 2003) xuống 92 (năm 2004 – 2005). Tỷ lệ % thời gian dành cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy được qui định cụ thể trong Bảng 16 như sau : Bảng 16 : Cơ cấu khối lượng công việc thực hiện qua các năm của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. Đơn vị: giờ chuẩn, % Năm học Giờ chuẩn thực hiện Giờ chuẩn vượt mức Tổng Trong đó Tổng Trong đó Giờ giảng NCKH Giờ giảng Tổng % Tổng % Tổng % 1 2 3 4=3/2 5 6=5/2 7 8 9=8/7 2001 – 2002 31191,55 30743 98,56 537 1,722 15219 18572,0 122,0 2002 – 2003 39798,31 36050 90,58 - - 20254 36023,31 177,9 2003 – 2004 39188,80 36079 92,07 200 0,51 19151 36079,30 188,4 2004 – 2005 55792,55 51987 93,18 100 0,18 29525 51987,55 176,1 Nguồn : Bảng thanh toán vượt giờ tính theo giờ chuẩn năm học 2002- 2003, 2003- 2004, 2004- 2005, trường Đại học Lao động- Xã hội. Qua bảng trên ta thấy, hoạt động giảng dạy chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng khối lượng công việc hoàn thành, năm 2001– 2002 là cao nhất (98,56%), tiếp đó là năm 2004 – 2005 (93,18%) trong khi thời gian dành cho công tác nghiên cứu khoa học của hai năm học này chỉ là 1,722 % và 0,18 % mà thôi. Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giảng viên, tuy nhiên việc thống kê số liệu này của trường làm không tốt nên khó đưa ra nhận xét về xu hướng phát triển của công tác này. Tuy nhiên, nhìn chung, thời lượng mà giảng viên dành cho công tác này là thấp chỉ từ 0 à 16 giờ chuẩn, nếu so với số giờ giảng thì chỉ chiếm <5% thời lượng mà giảng viên dành cho công tác giảng dạy. Biểu 17: Số giờ chuẩn trung bình dành cho công tác nghiên cứu khoa học trong 3 năm học. Đơn vị: Giờ chuẩn/người, %. Ngạch GV Năm học 2001 – 2002 Năm học 2003 -2004 Năm học 2004 – 2005 Số giờ Tỷ lệ trong tổng số giờ giảng Số giờ Tỷ lệ trong tổng số giờ giảng Số giờ Tỷ lệ trong tổng số giờ giảng GVC 10 2,37 3 0,86 0 0 GV 16 2,64 4,25 0,71 3,03 0,402 TG 0 0 1,3 0,3 0 0 TS 0 0 0 0 0 0 Toàn trường 12 2,5 2,56 0,51 0,98 0,19 Nguồn: Bảng thanh toán vượt giờ tính theo giờ chuẩn năm học 2001-2002. 2002-2003,2003- 2004, 2004- 2005, trường đại học Lao động - Xã hội 2.3.1.4. Khối lượng công việc hoàn thành trung bình của các ngạch giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. Cũng giống ở trên, việc phân tích khối lượng công việc hoàn thành của các ngạch giảng viên qua các năm học cũng dựa trên số liệu về khối lượng công việc hoàn thành trung bình của mỗi ngạch. Biểu 18: Khối lượng công việc hoàn thành trung bình của các ngạch giảng viên trường Đại học Lao động- Xã hội. TT Ngạch GV Giờ chuẩn thực hiện TB (giờ chuẩn) Giờ chuẩn vượt mức TB (giờ chuẩn) Tỷ lệ giờ chuẩn vượt mức TB (%) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) 1 GVC 370,1 350,0 698,7 205,5 193,8 329,2 125 124 89,1 2 GV 748,7 598,4 840,4 397,0 288,8 479,6 113 93 133,0 3 TG 455,2 468,0 512,5 199,5 222,2 247,7 78 90 93,5 4 TS 310,0 95,1 328,4 155,0 53,0 166,4 100 126 102,7 Nguồn: Bảng thanh toán vượt giờ tính theo giờ chuẩn năm học 2002- 2003, 2003- 2004, 2004- 2005, trường đại học Lao động - Xã hội. Chú thích: (1): Năm học 2002- 2003, (2): năm học 2003- 2004, (3): năm học 2004- 2005. GVC: Giảng viên chính. GV: Giảng viên. TG: Trợ giảng. TS: Tập sự. Tỷ lệ vượt mức TB = (giờ chuẩn vượt mứcTB/ mức giờ chuẩn TB) x 100% = (giờ chuẩn vượt mức TB/ (giờ chuẩn thực hiện - giờ chuẩn vượt mức TB)) x 100% Qua bảng trên, ta thấy ngạch giảng viên luôn có số giờ chuẩn thực hiện trung bình năm lớn nhất, từ 600 giờ chuẩn/người trở lên, tiếp theo là trợ giảng, giảng viên chính và thấp nhất là ngạch tập sự. Như vậy, có thể thấy đội ngũ giảng viên luôn đóng vai trò chủ đạo của trường. Riêng hai năm học 2002 – 2003 và 2003 – 2004 số giờ chuẩn trung bình của trợ giảng còn lớn hơn cả giảng viên chính. Điều này được giải thích bằng việc hầu hết các giảng viên chính của trường đều làm công tác quản lý. Nhìn chung, tỷ lệ vượt giờ của giảng viên tất cả các ngạch đều cao qua các năm học. Có một xu hướng không tốt đó là tỷ lệ vượt giờ của đối tượng giảng viên tập sự qua các năm đều trên 100% trong khi đó khâu giảng dạy lại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thời gian dành cho các nhiệm vụ. Điều này dẫn đến việc tập sự phải tham gia giảng dạy quá nhiều không phù hợp với yêu cầu và qui định của nhà trường. 2.3.2. Nhận xét. Qua việc phân tích ở trên, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau : Thứ nhất, tỷ lệ vượt mức chung của toàn trường cũng như của từng ngạch giảng viên là rất cao, luôn xấp xỉ 100%. Điều này không phù hợp với qui định của trường là giảng viên tập sự và trợ giảng không được giao quá 30 % giờ chuẩn định mức. Thứ hai, giảng viên tập sự có tỷ lệ vượt mức rất cao tương đương với các ngạch còn lại. Đây là diều hoàn toàn không phù hợp và gây tác động không tốt đến chất lượng giáo dục của toàn trường. Thứ ba, tỷ lệ thời gian giảng viên dành cho công tác giảng dạy luôn luôn là cao nhất và thường chiếm tới khoảng 95%. Điều này là chưa phù hợp với một đội ngũ giảng viên trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thứ tư, tỷ lệ thời gian dành cho công tác giảng dạy cao đồng nghĩa với việc thời gian giảng viên dành cho các công tác khác giảm xuống. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu khoa học - một trong những công tác quan trọng còn ít được chú ý, tỷ lệ thời gian dành cho công tác này so với công tác giảng dạy luôn dưới 4%, nếu so với tổng khối lượng công việc mà giảng viên phải đảm nhận thì thời gian này chiếm tỷ lệ thấp nhất thấp nhất. Thứ năm, do qui mô đào tạo tăng mạnh nên thời gian giảng viên dành cho công tác Giáo viên chủ nhiệm có xu hướng tăng lên trong cơ cấu thời gian cho các nhiệm vụ. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện mức của đội ngũ giảng viên Khối lượng công việc nhiều, tỷ lệ giờ chuẩn vượt mức cao và không cân đối giữa các nhiệm vụ như hiện nay của đội ngũ giảng viên là do những nguyên nhân sau : Nguyên nhân thứ nhất phải kể đến là tác động từ đặc điểm của đội ngũ giảng viên trong trường. Trong khi đội ngũ giảng viên còn trẻ, ít kinh nghiệm giảng dạy thì qui mô sinh viên của trường lại tăng lên không ngừng trung bình 27,46 sinh viên/giảng viên, do đó giảng viên phải tham gia giảng dạy rất nhiều, gây ra tâm lý mệt mỏi, đồng thời chất lượng giảng dạy lại không cao. Thứ hai là do sự bất hợp lý trong qui định về mức giờ chuẩn của chế độ công tác của đội ngũ giảng viên trong trường. Nếu đem so sánh mức giờ chuẩn của trường Đại học Lao động - Xã hội với các trường khác trong khối kinh tế thì thấy rằng mức này không hề thấp mà ngược lại, cao hơn các trường khác rất nhiều. Bảng 19: Mức giờ chuẩn của các trường Đại học trên toàn quốc. Đơn vị : Giờ chuẩn Giáo sư GVC/ PGS GV Trợ giảng Tập sự Đại học Lao động - Xã hội - 365-385 355 -375 238-258 138-148 Đại học Kinh tế TP HCM 290 270/250 230 200 0 Học viện ngân hàng 290-310 270-290 260-280 200-220 90-110 Nguồn : Tài liệu nghiên cứu xây dựng mức giờ chuẩn thanh toán cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm học 2004 – 2005 Thứ ba, sự không phù hợp trong việc đưa các nhiệm vụ vào tính mức giờ chuẩn để thanh toán vượt giờ cho giảng viên. Khác với các trường khác, nếu giảng viên không thực hiện nghĩa vụ quân sự, không NCKH, không lao động công ích thì phải tính vào giờ giảng. Như vậy, vô hình chung mức giờ chuẩn cho nhiệm vụ giảng dạy bị nâng lên rất cao. Mặc dù diều này nhà trường qui định theo đúng tinh thần của Quyết định 1712/BĐH. Thư tư, mặc dù mức giờ chuẩn chung cao nhưng qui định về tổ chức thực hiện chưa tốt và chặt chẽ, chưa hướng được giảng viên trong trường tới việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ. Chính vì vậy mà công tác NCKH dường như bị lãng quên. 2.4. Đánh giá chung về Chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội Nhìn chung, “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội “ ban hành ngày 29/10/1999 đã phản ánh được hết tinh thần của Quyết định số 1712/QĐ – BĐH, như: Phân bổ mức giờ chuẩn khác nhau cho giảng viên thuộc các ngạch khác nhau, đảm bảo nguyên tắc: “giảng viên có trình độ chuyên môn càng cao, ngạch giảng viên càng cao thì nghĩa vụ đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đào tạo càng lớn” Bao quát hết mọi đối tượng giảng viên mà trường hiện có từ giảng viên cơ hữu đến giảng viên kiêm nhiệm, kiêm chức. Tất cả các khâu công việc chính, các nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện theo qui định của nhà nước đều được đưa vào định mức lao động, qui định mức giờ chuẩn cho từng khâu khá cụ thể và rõ ràng. Đảm bảo được tính khoa học, đầy đủ, khá cô đọng của một văn bản về định mức lao động. Đảm bảo định mức khác nhau cho các hệ đào tạo khác nhau theo qui định của nhà nước. Tuy nhiên, trong văn bản này vẫn còn tồn tại một số điểm chưa thực sự hợp lí như sau : Chưa bao quát được đầy đủ các đối tượng được định mức (chưa có định mức lao động cho ngạch giảng viên cao cấp) Về nghiên cứu khoa học, trường chưa có sự phân biệt rạch ròi về giờ chuẩn nghiên cứu khoa học giữa 2 ngạch giảng viên là GVC và GV. Việc qui định tối đa mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cho giảng viên cũng là chưa hợp lý trong khi trường có một đội ngũ giảng viên trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, trình độ chuyên môn chưa cao rất cần nghiên cứu khoa học, để tăng cường kiến thức thực tế cũng như khả năng nghiên cứu, nâng cao trình độ. Việc qui định khoảng giờ chuẩn định mức (ví dụ từ 270 đến 280 đối với giảng viên chính) ít có ý nghĩa và gây khó khăn trong công tác tổng hợp, theo dõi. Việc qui định nhiệm vụ sinh hoạt chuyên môn, hội nghị, học tập tự bồi dưỡng cũng chưa được nhà trường thực sự chú trọng mà coi như giảng viên đương nhiên hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên chỉ chú tâm vào công tác chuyên môn. Nếu đem so sánh mức giờ chuẩn của trường Đại học Lao động - Xã hội với các trường khác trong khối kinh tế thì thấy rằng mức này không hề thấp mà ngược lại, cao hơn các trường khác rất nhiều. Khác với các trường khác, trường Đại học Lao động - Xã hội qui định nếu giảng viên không thực hiện nghĩa vụ quân sự, không NCKH, không lao động công ích thì phải tính vào giờ giảng. Như vậy, vô hình chung mức giờ chuẩn cho nhiệm vụ giảng dạy bị nâng lên rất cao. Mặc dù diều này nhà trường qui định theo đúng tinh thần của Quyết định 1712/BĐH. Về tổ chức thực hiện mức: Do công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chưa tốt nên tình hình thực hiện mức của trường Đại học Lao động - Xã hội có mấy điểm đáng lưu ý sau : + Tỷ lệ vượt mức rất cao, tập trung nhiều ở đội ngũ giảng viên tập sự. Trong khi đó, giảng viên cũng có tỷ lệ vượt giờ cao hơn nhiều so với qui định. + Cơ cấu thời gian dành các giảng viên cho công tác giảng dạy là rất cao, trong khi thời gian dành cho nghiên cứu khoa học lại rất thấp. + Do qui mô đào tạo tăng mạnh nên thời gian giảng viên dành cho công tác Giáo viên chủ nhiệm có xu hướng tăng lên trong cơ cấu thời gian cho các nhiệm vụ. Những phân tích trên cho thấy, nhà trường phải gấp rút xây dựng lại chế độ công tác mới áp dụng cho giảng viên sao cho phù hợp hơn với các điều kiện và đặc điểm của đội ngũ giảng viên cũng như của trường. Trong đó, mức lao động không những phải khắc phục được các nhược điểm như đã nêu ở trên, mà còn phải có tầm nhìn chiến lược, đảm bảo cho hoạt động của trường và của đội ngũ giảng viên được thông suốt, từ dó nâng cao chất lượng giáo dục và tăng uy tín của trường trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo. PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - Xà HỘI CÁC QUAN ĐIỂM, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP MỚI VỀ XÂY DỰNG MỨC MỚI ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN Các quan điểm mới về xây dựng mức Nhìn chung hiện nay, công tác định mức lao động của các trường Đại học và cao đẳng đều dựa chủ yếu vào Quyết định số 1712/QĐ – BĐH và Quyết định 1659/QĐ – BĐH của Bộ Đại học nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, các quyết định này đều đã được ban hành từ rất lâu (năm 1978) và ít được sửa đổi bổ sung trong khi đó từ thời điểm ban hành đến nay đất nước ta đã trải qua rất nhiều thay đổi. Thay đổi lớn nhất phải kể đến đó là việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quyết định 1712/QĐ – BĐH được xây dựng trong hoàn cảnh kinh tế bao cấp nên nhiều nội dung cũng như qui định trong văn bản này đến nay không còn phù hợp nữa. Ví dụ, thời gian làm việc theo qui định hiện nay là 43 tuần/năm trong khi theo Quyết định 1712/QĐ – BĐH là 46 tuần/năm. Bên cạnh đó, văn bản này qui định khối lượng nhiệm vụ giảng dạy trong năm của ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32658.doc
Tài liệu liên quan