MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 5
I. MỨC LAO ĐỘNG 5
1. Khái niệm lao động 5
2. Khái niệm mức lao động 5
3. Các dạng của mức. 5
4. Yêu cầu của mức. 8
II. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG. 9
1. Khái niệm định mức lao động. 9
2. Nội dung định mức lao động. 9
3. Cơ sở tiến hành định mức lao động. 11
3.1. Xác định quá trình sản xuất sản phẩm và phân chia quá trình sản xuất sản phẩm thành các bộ phận hợp thành 11
3.2. Phân loại hao phí thời gian làm việc 15
3.3. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc 17
4. Tiêu chuẩn định mức lao động. 18
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ XÂY DỰNG MỨC. 19
1. Nhóm các phương pháp tổng hợp. 19
1.1. Phương pháp thống kê 20
1.2. Phương pháp dân chủ bình nghị 20
1.2. Phương pháp kinh nghiện 20
2. Nhóm các phương pháp phân tích 21
2.1. Phương pháp phân tích tính toán 21
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát 22
2.3. Phương pháp so sánh diển hình 23
IV. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC 24
1. Vai trò của định mức lao động với tổ chức lao động khoa học. 24
2. Vai trò của định mức lao động với việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 26
3. Vai trò của định mức lao động với việc tạo động lực. 27
4. Vai trò của định mức lao động với việc tăng cường kỷ luật lao động. 27
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 29
I. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120. 29
1. Giới thiệu chung về Nhà máy Cơ khí 120 29
2. Quá trình hình thành và phát triển 29
3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 30
4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy. 30
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 – 2006 33
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 35
1. Đặc điểm máy móc thiết bị, dụng cụ. 35
2. Đặc điểm lao động 39
3. Đặc điểm của sản phẩm. 42
4. Tình hình cung cấp nguyên nhiên vật liệu. 45
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 46
1. Bộ máy làm công tác định mức 46
2. Phương pháp và quy trình xây dựng mức. 48
3. Các mức đang áp dụng. 53
4. Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức. 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 73
I. HOÀN THIỆN BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC. 73
1. Bổ sung cán bộ cho bộ máy làm công tác định mức 73
2. Đào tạo cán bộ định mức 75
3. Tăng cường mối quan hệ giữa bộ máy làm công tác định mức với các bộ phận, phòng ban chức năng có liên quan 76
II. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC 77
1. Hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát 78
2. Xây dựng phương pháp so sánh điển hình 86
C. KẾT LUẬN 95
165 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4565 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống của Xí nghiệp, nên các mức hiện thời đang áp dụng đều là xây dựng dựa trên kinh nghiệm của cán bộ định mức. Do đó, số mức có căn cứ khoa học trên tổng số mức là 0% (nghĩa là không có mức nào có căn cứ kỹ thuật).
Với tính chất sản phẩm khá đa dạng, mỗi sản phẩm lại được cấu tạo bởi nhiều chi tiết nên số lượng mức hiện nay đang áp dụng là rất lớn. Do trình độ còn hạn chế và điều kiện không cho phép, nên trong chuyên đề này tác giả chỉ trình bày và đi sâu vào phân tích mức thời gian của một loại sản phẩm – Cầu giao thông nông thôn. Mức áp dụng đối với các sản phẩm khác được trình bày ở phần phụ lục từ 1 đến 5.
Cầu giao thông nông thôn là một trong những sản phẩm truyền thống của Xí nghiệp. Trước đây, các công đoạn sản xuất cầu đều đã được xây dựng mức bằng phương pháp phân tích khảo sát. Các mức hiện thời đang áp dụng chỉ là sự điều chỉnh bằng kinh nghiệm của cán bộ định mức trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tổ chức và kỹ thuật hiện tại. Các mức đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Định mức lao động và đơn giá tiền lương sản xuất Cầu Giao thông nông thôn
(phần gia công kết cấu thép)
TT
Nội dung
Đơn vị
Số lượng
ĐMLĐ
(ngày)
ĐG ngày công (đ)
ĐG
(đ/kg)
1
Gia công mảng Δ từ M1=> M6
Mảng
40
466
45.000
1470
- Cắt phôi
48
150
- Tạo dầm
130
645
- Gá hàn mảng Δ
52
165
- Doa lỗ mảng Δ
27
85
- Gá hàn các nút và dầm
67
280
- Khoan, gá, hàn: S1, S8
60
800
- Khoan các chi tiết S2, S4, S7, T1
465
2
Gia công bạc cầu (dùng thép ống)
Cái
116
16
45.000
1100
- Tiện (vận chuyển, pha cắt, xén mặt, tiện hoàn thiện)
16
1100
3
Gia công dầm ngang D1 và D2
Cái
11
109
45.000
1250
- Cắt phôi
11
150
- Tạo dầm
45
600
- Lấy dẩu, khoan, gá, nắn sau khi hàn gân
53
500
4
Gia công thanh đứng T4
Cái
4
11
45.000
1150
- Cắt phôi
1
150
- Tạo dầm (hàn gá, tự động, nắn)
5
550
- Lấy dấu, khoan, gá, nắn
4
450
5
Gia công bản S5
Bản
40
15
40.000
515
- Cắt phôi
4
150
- Lấy dấu, khoan lỗ
10
365
6
Gia công gờ chắn bánh xe
Cái
40
22
45.000
720
- Cắt phôi
19
110
- Gia công hoàn chỉnh
8
610
7
Gia công gối cầu
Bộ
4
8
45.000
1150
- Cắt phôi
1
150
- Gia công hoàn chỉnh
7
1000
8
Gia công tấm bản mặt cầu
Tấm
40
228
45.000
580
- Cắt phôi
59
150
- Khoan, gá, hàn, nắn các tấm sàn
169
430
9
Gia công lan can cầu
M
20
29
40.000
720
- Cắt phôi
5
120
- Gia công hoàn chỉnh
24
600
10
Gia công các thanh hệ liên kết dưới
Kh
10
15
40.000
455
- Cắt phôi
4
110
- Gia công hoàn chỉnh
11
345
11
Gia công chốt và các loại bu lông
Bộ
137
45.000
4.214
- Chốt f56 dài
Bộ
80
73
3.355
- Chốt f56 ngắn
Bộ
30
26
3.355
- Bulông M18
Bộ
320
8
4.831
- Bulông M20
Bộ
472
14
4.554
- Bulông M24×75
Bộ
16
0
2.217
- Bulông M24×350
Bộ
16
1
1.489
12
Gia công chày cối khuôn mẫu
10
45.000
10
13
Vận chuyển, xếp đặt đúng nơi quy định
5
40.000
5
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Nhà máy Cơ khí 120)
* Nhận xét:
Một là, mức lao động đang áp dụng tại Xí nghiệp kết cấu thép nói chung và đối với sản phẩm Cầu giao thông nói riêng còn chưa cụ thể, rõ ràng. Điều đó được thể hiện trên hai khía cạnh:
- Mức lao động hiện thời không phải là mức cho một bước công việc trong quá trình sản xuất sản phẩm. Mà nó là mức gộp cho rất nhiều các bước công việc để hoàn thành sản phẩm.
Ví dụ như: quá trình gia công Tấm bản mặt cầu hiện nay đang áp dụng chỉ bao gồm 2 mức là: cắt phôi + khoan, gá, hàn, nắn các tấm sàn. Mà đúng ra thì quá trình gia công cho chi tiết này phải được xây dựng 8 mức sau:
Lấy dấu
Cắt phôi
Lấy dấu các lỗ khoan
Khoan lỗ
Hàn gá xương
Hàn gá sàn
Hàn hoàn thiện
Nắn các tấm sàn
- Không chỉ có vậy, mức lao động đang áp dụng còn là sự cộng gộp mức 1 bước công việc của rất nhiều chi tiết khác nhau.
Ví dụ như: Trong bảng 7 (định mức lao động và đơn giá tiền lương cho sản phẩm Cầu giao thông nông thôn), tại nội dung Gia công mảng Δ từ M1 đến M6, ta thấy có một mức lao động giành cho bước công việc cắt phôi là 48 ngày. Đây là sự cộng gộp mức bước công việc cắt phôi của rất nhiều các chi tiết. Bởi vì, các mảng Δ từ M1 đến M6 là gồm rất nhiều các chi tiết khác nhau và trong quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết này đều có bước công việc cắt phôi. Cụ thể kết cấu của các mảng đó như sau:
Bảng 8: Kết cấu của các mảng Δ từ M1 đến M6.
Đơn vị: chiếc
Chi tiết
M1
M2
M3
M4
M5
M6
Bản mã S1
1
1
1
1
1
1
Bản mã S2
2
1
1
Bản mã S3
2
1
1
Bản mã S4
1
1
1
1
Thanh T1D
1
Thanh T1T
1
Thanh T2
1
1
Thanh T2*
1
1
Thanh T3
2
2
Thanh T3*
2
2
2
2
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Nhà máy Cơ khí 120)
Việc cộng gộp mức của nhiều bước công việc trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cộng gộp mức 1 bước công việc của nhiều chi tiết như hiện nay là một hạn chế rất lớn trong công tác xây dựng mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép. Bởi vì, mức lao động được xây dựng nên trước hết là để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Nếu như mức lao động được tính gộp thì mức tiền lương được xây dựng trên cơ sở đó cũng là mức tiền lương gộp. Mỗi người lao động thực hiện một bước công việc, nhưng mức tiền lương lại trả gộp nên ắt hẳn phải có sự phân chia về tiền lương. Chính điều này sẽ tạo ra sự khó khăn cho việc tính lương cho từng người. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng rất lớn tới việc thỏa mãn nhu cầu được đối xử công bằng trong trả lương của người lao động. Do đó, nó không tạo được động lực trong lao động.
Hai là, đơn giá ngày công trả cho các công đoạn cũng rất chung. Cụ thể, đơn giá ngày công cho hầu hết các công việc sản xuất cầu đều là 45.000 đ, chỉ có một số ít là 40.000 đ. Ngày công được trả 40.000 đ là tương ứng với công việc có cấp bậc 2 hoặc 3, còn 45.000 đ là tương ứng với công việc có cấp bậc 3 hoặc 4. Như vậy, trong tất cả các công đoạn để sản xuất cầu giao thông nông thôn được xác định là không có một công việc nào có độ phức tạp cao. Thông qua phỏng vấn, công nhân sản xuất tại Xí nghiệp đã cho biết điều đó không chính xác. Tuy rằng phần lớn các công việc là có cấp bậc 2, 3, 4. Nhưng cũng có một số ít các công việc phức tạp đòi hỏi cấp bậc cao. Việc xác định không chính xác như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân công lao động. Bởi vì, bản chất của quá trình đó là việc bố trí lao động sao cho cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc.
4. Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức.
a. Công tác áp dụng mức.
Như phân tích ở trên, hiện nay tại Xí nghiệp kết cấu thép chỉ xây dựng một loại mức duy nhất là mức thời gian. Tuy nhiên, mức thời gian ở đây cũng chỉ được sử dụng làm cơ sở tính đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng tháng, quý, năm chứ hoàn toàn không được sử dụng làm căn cứ để giao việc hàng ngày. Do đó:
- % số công nhân làm việc có mức trên tổng số công nhân là 0.
- % công nhân làm việc có mức căn cứ kỹ thuật trên tổng số công nhân làm việc có mức là 0.
Thực tế sản xuất, mức thời gian sau khi được ban lãnh đạo phê duyệt được phòng Tổ chức – lao động giao xuống Văn phòng Xí nghiệp. Văn phòng có trách nhiệm phổ biến quy định và giao đơn giá cho các tổ sản xuất. Các tổ này sẽ được giao khoán từng lô hàng và lương hàng tháng tính theo đơn giá đã quy định. Việc phân công lao động và trả lương cho từng người trong tổ là do tổ trưởng quyết định. Khi công việc nhiều, người lao động phải làm thêm ca để hoàn thành mức khoán đã giao. Khi không có việc, thực hiện giãn thợ hoặc nghỉ làm việc. Tất cả những điều đó đều chỉ do tổ trưởng quan tâm và quyết định. Đối với Nhà máy nói chung và Xí nghiệp kết cấu thép nói riêng, cái mà họ quan tâm đó là tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch sản xuất. Như vậy, hiện nay công tác áp dụng mức tại Xí nghiệp kết cấu thép hòan toàn không được quan tâm. Đây là một hạn chế rất lớn trong công tác định mức lao động.
b. Tình hình thực hiện mức.
Xuất phát từ thực trạng của công tác áp dụng mức, hiện nay tại Phòng tổ chức – lao động không lưu giữ một loại tài liệu nào về tình hình thực hiện mức của người lao động. Vì vậy, để đánh giá được tình hình đó tại Xí nghiệp, tác giả đã lựa chọn phương pháp phân tích khảo sát (cụ thể là chụp ảnh cá nhân ngày làm việc). Dựa vào kết quả khảo sát, so sánh với mức thời gian hiện đã được xây dựng tại Xí nghiệp chúng ta sẽ có được tình hình thực hiện mức. Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát hai bước công việc: Hàn gá xương và hàn gá sàn của quá trình gia công Tấm bản mặt cầu – một chi tiết cấu thành nên Cầu giao thông nông thôn. Mỗi bước công việc được chụp ảnh hai lần. Kết quả cụ thể được trình bày ở phụ lục 1đến 4 ở cuối chuyên đề này.
Bảng 9: Định mức lao động và đơn giá tiền lương cho
Quá trình gia công Tấm bản mặt sàn.
Nội dung
ĐMLĐ (giờ)
Đơn giá (đ/kg)
Lấy dấu, cắt phôi
8.88
150
Lấy dấu lỗ khoan, khoan lỗ
6,18
105
Hàn gá xương
2,65
45
Hàn gá sàn
2,36
40
Hàn hoàn thiện
4,72
80
Nắn các tấm sàn
9,44
160
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Nhà máy Cơ khí 120)
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỨC: CÔNG NHÂN NGUYỄN TRỌNG TRUNG
Nhà máy cơ khí 120
Xí nghiệp kết cấu thép
Tổ sản xuất: KCT 3
Bước công việc: Hàn gá xương
CBCN: 4/7
CBCV: 4/7
Điều kiện làm việc: Dụng cụ để ở trong tủ đồ, nguyên vật liệu được để sẵn cách nơi làm việc 3m, máy móc hoạt động bình thường.
Ngày thứ nhất: 09/04/2006 (phụ lục 1)
Bảng 10: Bảng tổng hợp thời gian hao phí Biểu đồ1: Các loại thời gian hao phí
Ký hiệu
Thời gian hao phí thực tế (phút)
So với thời gian quan sát (%)
CK
39
8,13
TN
227
47,29
PV
70
13,54
Trong đó
PVTC
65
13,54
PVKT
5
1,04
LP
133
27,71
Trong đó
LPCN
108
22,50
LPTC
10
12,08
LPKH
15
3,13
NC
11
2,29
Tổng
480
100
* Đánh giá:
Tổng sản phẩm: 4 tấm xương bản mặt cầu.
Thời gian tác nghiệp: 227 phút.
Thời gian tính trong mức: TN + CK + PV + NC = 347 (phút)
Thời gian hao phí thực tế hoàn thành 1 tấm xương bản mặt cầu:
Mtgtt = 480/4 = 120 (phút) = 2 (giờ)
Mức quy định hiện thời: Mtg = 2,65 (giờ)
Chỉ tiêu hoàn thành mức cá biệt: Icb = Mtg/Mtgtt = 2,65/2 = 1,33
=> Hoàn thành mức
Ngày thứ hai: 10/04/2006 (phụ lục 2)
Bảng 11: Bảng tổng hợp thời gian hao phí. Biểu đồ 2: Các loại thời gian hao phí.
Ký hiệu
Thời gian hao phí thực tế (phút)
So với thời gian quan sát (%)
CK
39
8,13
TN
281
58,54
PV
98
20,42
Trong đó
PVTC
95
19,79
PVKT
3
0,63
LP
56
11,67
Trong đó
LPCN
56
11,67
LPTC
0
0
LPKH
0
0
NC
6
1,25
Tổng
480
100
* Đánh giá:
Tổng sản phẩm: 5 tấm xương bản mặt cầu.
Thời gian tác nghiệp: 281phút.
Thời gian tính trong mức: TN + CK + PV + NC = 424 (phút)
Thời gian hao phí thực tế hoàn thành 1 tấm xương bản mặt cầu:
Mtgtt = 480/5 = 96 (phút) = 1,6 (giờ)
Mức quy định hiện thời: Mtg = 2,65 (giờ)
Chỉ tiêu hoàn thành mức cá biệt: Icb = Mtg/Mtgtt = 2,65/1,6 = 1,66
=> Hoàn thành mức
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỨC: CÔNG NHÂN PHẠM VĂN HIỆP.
Nhà máy cơ khí 120
Xí nghiệp kết cấu thép
Tổ sản xuất : KCT 3.
Bước công việc: Hàn gá sàn.
CBCN: 4/7
CBCV: 4/7
Điều kiện làm việc: Dụng cụ để ở trong tủ đồ, nguyên vật liệu được để sẵn cách nơi làm việc 3m, máy móc hoạt động bình thường
Ngày thứ nhất: 11/04/2006 (phụ lục 3)
Bảng 12: Bảng tổng hợp thời gian hao phí. Biểu đồ 3: Các loại thời gian hao phí.
Ký hiệu
Thời gian hao phí thực tế (phút)
So với thời gian quan sát (%)
CK
52
10,83
TN
149
31,04
PV
163
33,96
Trong đó
PVTC
161
33,54
PVKT
2
0,42
LP
98
20,42
Trong đó
LPCN
73
15,21
LPTC
20
4,17
LPKH
5
1,04
NC
18
3,75
Tổng
480
100
* Đánh giá:
Tổng sản phẩm: 5 tấm sàn bản mặt cầu.
Thời gian tác nghiệp: 149 phút.
Thời gian tính trong mức: TN + CK + PV + NC = 397 (phút)
Thời gian hao phí thực tế hoàn thành 1 tấm xương bản mặt cầu:
Mtgtt = 480/5 = 96 (phút) = 1,6 (giờ)
Mức quy định hiện thời: Mtg = 2,36
Chỉ tiêu hoàn thành mức cá biệt: Icb = Mtg/Mtgtt = 2,36/1,6 = 1,48
=> Hoàn thành mức
Ngày thứ hai: 12/04/2006 (phụ lục 4)
Bảng 13: Bảng tổng hợp thời gian hao phí. Biểu đồ 4:Các loại thời gian hao phí.
Ký hiệu
Thời gian hao phí thực tế (phút)
So với thời gian quan sát (%)
CK
52
10,83
TN
147
30,63
PV
167
34,79
Trong đó
PVTC
165
34,38
PVKT
2
0,42
LP
92
19,17
Trong đó
LPCN
67
13,96
LPTC
25
5,21
LPKH
0
0
NC
22
4,58
Tổng
480
100
* Đánh giá:
Tổng sản phẩm: 5 tấm sàn bản mặt cầu.
Thời gian tác nghiệp: 147 phút.
Thời gian tính trong mức: TN + CK + PV + NC = 388 (phút)
Thời gian hao phí thực tế hoàn thành 1 tấm xương bản mặt cầu:
Mtgtt = 480/5 = 96 (phút) = 1,6 (giờ)
Mức quy định hiện thời: Mtg = 2,36 (giờ)
Chỉ tiêu hoàn thành mức cá biệt: Icb = Mtg/Mtgtt = 2,36/1,6 = 1,48
=> Hoàn thành mức.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỨC
So với các mức hiện thời đang áp dụng thì cả hai công nhân trong cả hai lần khảo sát đều hoàn thành mức. Không những thế, tỷ lệ hoàn thành mức rất cao. Cao nhất là công nhân Nguyễn Trọng Trung vào ngày 10/09/2006 tỷ lệ hoàn thành mức lên tới 1,66 lần (tương ứng với 166%). Nguyên nhân của tỷ lệ hoàn thành cao này chủ yếu là do mức thời gian hiện thời đang áp dụng có độ chính xác không cao. Chứ không phải do người lao động đã tận dụng được thời gian trong quá trình làm việc. Cụ thể là:
- Mức thời gian hiện đang áp dụng đối với sản phẩm Cầu giao thông nông thôn tại Xí nghiệp kết cấu thép trước đây được xây dựng bằng phương pháp chụp ảnh khoảng thời gian thực hiện công đoạn. Nên thời gian tính trong mức bao gồm cả thời gian lãng phí nhưng lại không có thời gian chuẩn kết. Hơn nữa, mức lại chỉ được chụp ảnh một lần nên sự ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên khá cao. Sau này, mức thời gian cho sản phẩm này lại được điều chỉnh bằng phương pháp kinh nghiệm nên độ chính xác thấp.
- So với thông thường thì trong tổng thời gian hao phí, thời gian lãng phí khá lớn, thời gian tác nghiệp tận dụng được lại khá nhỏ. Cụ thể: thời gian lãng phí chiếm từ 11,67% cho đến 27,67%; thời gian tác nghiệp tận dụng được lại khá nhỏ từ 30,63% đến 58,54% so với tổng thời gian hao phí trong ngày làm việc.
Căn cứ vào thông tư số 14/LĐ TBXH – TT ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về việc Hướng dẫn phương pháp xây dựng mức và đăng ký định mức đối với doanh nghiệp nhà nước, cho thấy mức hiện thời đang áp dụng là cần phải được xem xét lại. Điều này đòi hỏi bộ máy định mức lao động tại nhà máy cần phải chú trọng và quan tâm hơn nữa tới công tác này.
PHẦN THỨ BA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP
(NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120).
1. Hoàn thiện bộ máy làm công tác định mức.
Thực tế cho thấy, muốn làm tốt công tác định mức lao động trước hết phải có một bộ máy chức năng đủ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, qua việc phân tích, đánh giá tình hình hiện nay của bộ máy làm công tác định mức tại Xí nghiệp kết cấu thép, chúng ta nhận thấy bộ máy này hiện thiếu về số lượng và yếu cả về chất lượng. Vì vậy, để hoàn thiện bộ máy này cần phải thực hiện các biện pháp sau:
a. Bổ sung cán bộ cho bộ máy làm công tác định mức.
Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng hiện nay về số lượng cán bộ trong bộ máy làm công tác định mức tại Xí nghiệp kết cấu thép, cho thấy bộ máy này cần phải bổ sung từ 1 đến 2 cán bộ. Để thực hiện điều đó, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như kiêm nhiệm, tuyển dụng (từ nguồn bên trong và nguồn bên ngoài)…Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay Nhà máy đang có một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, để giải quyết được vấn đề này, cần thiết phải giải quyết theo hai giai đoạn sau:
* Giai đoạn một (giai đoạn hiện nay - Nhà máy đang trong tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh).
Đối với giai đoạn này, biện pháp lựa chọn đó là kiêm nhiệm. Tuy việc kiêm nhiệm công việc không đem lại hiệu quả cao bằng việc tuyển dụng thêm cán bộ nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại. Đồng thời, với nó Nhà máy sẽ phải chi trả một khoản chi phí thấp hơn so với việc tuyển dụng. Bởi vì, việc tuyển dụng từ bất kỳ một nguồn nào, dù là trong hay ngoài đều dẫn tới việc tăng lao động tại Nhà máy. Điều đó đồng nghĩa với việc quỹ lương ngày càng trở nên eo hẹp hơn. (Giải thích đối với việc tuyển dụng bên trong: giả sử việc phân công và bố trí lao động tại các bộ phận khác là đầy đủ theo nhu cầu công việc. Khi chúng ta tuyển được một cán bộ phù hợp từ bộ phận khác sang bộ phận làm công tác định mức thì ngay lập tức bộ phận đó lại phát sinh nhu cầu tuyển lao động). Do đó, sử dụng biện pháp này trong giai đoạn hiện nay là một quyết định phù hợp và hoàn toàn đúng đắn.
Cán bộ kiêm nhiệm được lựa chọn có thể là cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tổ trưởng tổ sản xuất hoặc các cán bộ khác am hiểu về kỹ thuật đại cương. Nguyên tắc của việc lựa chọn chủ yếu là dựa trên trình độ chuyên môn. Ngoài ra, còn dựa vào một số yếu tố khác như sức khỏe, mong muốn, nguyện vọng của người được lựa chọn đối với công tác này (điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự nhiệt tình, kiên trì và nhẫn nại trong việc – những đức tính cần có khi làm công tác này). Bởi vì, đặc thù của cán bộ định mức là phải xuống tận nơi sản xuất để khảo sát, trực tiếp tiếp xúc với người lao động.
* Giai đoạn hai (Nhà máy đã vượt qua được khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dần ổn định và bước sang giai đoạn phát triển)
Tuyển dụng là biện pháp phù hợp và tốt nhất cần thực hiện trong giai đoạn này. Bởi vì, lúc này bộ máy làm công tác định mức với một số cán bộ kiêm nhiệm không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời Nhà máy cũng đã có đủ điều kiện để tiến hành tuyển dụng cán bộ, hướng tới chuyên môn hóa bộ máy làm công tác định mức.
Việc tuyển lao động vẫn là từ 2 nguồn: nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. Tuy nhiên, việc tuyển dụng từ nguồn bên trong trở nên dễ dàng hơn. Dựa trên kết quả trong quá trình kiêm nhiệm của các cán bộ trong nhà máy và mong muốn, nhu cầu của họ ta có thể tiến hành lựa chọn. Đối với những cán bộ này, sẽ có rất nhiều thuận lợi trong quá trình làm việc. Bởi vì, họ không còn phải tốn thời gian để làm quen với công việc. Tuy nhiên, để trở thành cán bộ định mức chuyên trách họ vẫn cần phải được đào tạo thêm về công tác này.
Đối với nguồn bên ngoài, việc tuyển dụng cán bộ định mức dựa trên nguyên tắc ưu tiên những người được đào tạo đúng chuyên ngành và có kinh nghiệm làm việc. Vì đây sẽ là một thuận lợi rất lớn cho quá trình làm việc sau này. Thông qua phỏng vấn người cán bộ chủ chốt tại Nhà máy cơ khí 120 hiện nay đã cho biết, tuyển dụng cán bộ định mức mới từ nguồn bên ngoài cần trình độ cao đẳng trở lên, đào tạo đúng chuyên ngành và có kinh nghiệm làm việc khoảng 1/2 năm thì càng tốt.
b. Đào tạo cán bộ định mức.
Việc đào tạo cán bộ định mức là nhằm mục đích nâng cao chất lượng của bộ máy làm công tác định mức, đồng thời đảm bảo hiệu quả cao trong công tác này. Giống như việc bổ sung cán bộ định mức, đào tạo cán bộ định mức cũng chia ra làm hai giai đoạn:
* Giai đoạn một (giai đoạn khó khăn hiện nay)
Thực hiện biện pháp đã lựa chọn cho giai đoạn này, đội ngũ cán bộ làm công tác định mức gồm hai loại: cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm.
Một là, đối với cán bộ định mức chuyên trách cần được chuẩn hóa kiến thức bằng việc gửi đi đào tạo ở các cơ sở uy tín về lĩnh vực này như các trường nghiệp vụ, các trường đại học có giảng dạy chuyên môn về định mức (như trường Đại học Kinh tế quốc dân, tại Khoa kinh tế lao động và dân số) hoặc mời giáo viên đến dạy tại Nhà máy. Ngoài ra, Nhà máy cũng có thể chủ động liên kết với các doanh nghiệp khác tiến hành tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Hai là, đối với đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm, cần có kế hoạch giúp họ làm quen với công việc, phân công công việc phù hợp để tránh sự chồng chéo với công tác chính. Đồng thời, cán bộ chuyên trách sau khi tham gia các lớp đào tạo có trách nhiệm truyền đạt lại kiến thức thông qua thực tế làm việc cho các cán bộ này.
* Giai đoạn hai (Giai đoạn dần ổn định và bước vào phát triển)
Tiếp tục thực hiện theo biện pháp đã lựa chọn trong phần bổ sung cán bộ, ta có đội ngũ cán bộ lúc này gồm 3 loại: cán bộ chuyên trách cũ, cán bộ kiêm nhiệm được lựa chọn làm cán bộ chuyên trách và cán bộ mới.
Đối với cán bộ chuyên trách cũ và cán bộ mới (nếu tuyển theo đúng chuyên ngành và trình độ yêu cầu) thì không cần đào tạo thêm. Cán bộ chuyên trách cũ có trách nhiệm giúp cán bộ mới tiếp xúc và làm quen với công việc thực tế.
Đối với cán bộ kiêm nhiệm đã được lựa chọn, cần phải được gửi đi đào tạo ở các cơ sở có uy tín giống như những cán bộ chuyên trách trong giai đoạn đầu. Mục đích của công việc này là giúp họ có nhận thức đầy đủ hơn về công tác định mức, đồng thời tạo nên một đội ngũ cán bộ định mức thực sự lớn mạnh, có thể đem lại một kết quả tốt cho công tác này.
c. Tăng cường mối quan hệ giữa bộ máy làm công tác định mức với các bộ phận, phòng ban chức năng có liên quan.
Đây không phải một là biện pháp nhằm tăng cường số lượng hay chất lượng cho bộ máy làm công tác định mức tại Nhà máy cơ khí 120 nói chung và Xí nghiệp kết cấu thép nói riêng. Nhưng biện pháp này có liên quan trực tiếp và quyết định tới kết quả hoạt động của bộ máy này. Hiện nay trong quá trình tiến hành công tác định mức tại Xí nghiệp kết cấu thép, bộ máy làm công tác định mức có liên quan đến các bộ phận, phòng ban sau: Phòng kỹ thuật công nghệ, Văn phòng Xí nghiệp kết cấu thép và Ban giám đốc.
Trong quá trình tiến hành định mức, phòng Kỹ thuật công nghệ là bộ phận cung cấp bản vẽ, quy trình công nghệ cũng như dựa vào đó phân chia quá trình sản xuất của các sản phẩm thành các bước công việc. Do đó, nó là bộ phận quyết định bước đầu tiên của quá trình định mức lao động. Bước này được thực hiện tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo.
Văn phòng xí nghiệp kết cấu thép là bộ phận phổ biến các quy định cũng như các mức tới từng tổ sản xuất trong Xí nghiệp. Nếu như công tác này thực hiện tốt sẽ tăng hiệu quả của các mức lao động.
Ban giám đốc là bộ phận quyết định toàn bộ cấp cao về công tác định mức. Hơn nữa, đây sẽ là bộ phận quyết định nguồn kinh phí cũng như các thiết bị hỗ trợ cho bộ máy làm công tác định mức. Do đó, nó cũng có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của công tác này.
2. Hoàn thiện phương pháp định mức
Một bộ máy làm công tác định mức lao động với đầy đủ số lượng và chất lượng là điều kiện cần thiết để có một mức lao động tốt. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều kiện đủ. Bên cạnh điều kiện đó, chúng ta còn phải có phương pháp và quy trình xây dựng mức tốt. Như đã phân tích ở phần thứ hai, hiện nay quy trình xây dựng mức chung đang áp dụng tại Xí nghiệp kết cấu thép là khá tốt. Do đó, trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến việc hoàn thiện các phương pháp định mức với quy trình xây dựng mức cụ thể của riêng nó.
Thực trạng của công tác định mức lao động tại Xí nghiệp đã khẳng định, phương pháp kinh nghiệm là không thể cho ta xây dựng được một mức lao động tốt. Để có điều đó, chúng ta phải sử dụng một trong ba phương pháp thuộc nhóm các phương pháp phân tích. Bởi vì, đó là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động, mức được xây dựng bằng các phương pháp này là có cơ sở khoa học và do đó có độ chính xác cao. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm của quá trình sản xuất hiện nay và thực trạng công tác định mức tại Xí nghiệp, chỉ có hai phương pháp phân tích khảo sát và so sánh điển hình là phù hợp. Trong hai phương pháp đó, phân tích khảo sát là phương pháp hiện nay đang được áp dụng tại xí nghiệp và có khả năng xây dựng mức với độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này tại đây hiện vẫn còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện. So sánh điển hình là một phương pháp mới đối với công tác xây dựng mức tại doanh nghiệp. Do đó, hoàn thiện phương pháp định mức ở đây được cụ thể hóa thành hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát và xây dựng phương pháp so sánh điển hình.
a. Hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát.
Thông qua phân tích, đánh giá về thực trạng của phương pháp này, có thể đưa ra một số biện pháp hoàn thiện như sau:
Một là, đối với phương pháp khảo sát thời gian làm việc được sử dụng trong phương pháp phân tích khảo sát: cần loại bỏ phương pháp chụp ảnh khoảng thời gian thực hiện công đoạn, thay thế bằng phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc kết hợp với bấm giờ bước công việc. Ý nghĩa của việc sử dụng hai phương pháp này là:
Thông qua quá trình chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, người sử dụng có thể nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các lãng phí, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp loại trừ. Đồng thời, từ kết quả của quá trình đó, họ còn có được từng loại thời gian hao phí trong quá trình thực hiện công việc của người công nhân, cụ thể là chuẩn kết (CK), tác nghiệp (TN), lãng phí (LP), phục vụ (PV) và nhu cầu (NC). Dựa trên đó, dự tính thời gian định mức ca làm việc (thời gian định mức = CK + TN + PV + NC) và thời gian tác nghiệp của ca làm việc (Ttnca).
Thông qua quá trình bấm giờ bước công việc, người sử dụng có thể loại bỏ được những thời gian hao phí không trông thấy, cải tiến phương thức lao động và phương thức sản xuất. Đồng thời, họ còn có thể xác định được chính xác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111792.doc