Hiện nay, việc triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO chỉ áp dụng đối với xe ôtô mà không áp dụng đối với xe máy. Bởi vì, việc giám định bồi thường khi có rủi ro khi có rủi ro tai nạn thường trải qua nhiều bước; trong khi đó, chi phí sửa chữa xe máy khi có thiệt hại nhìn chung là nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể. Do vậy, khách hàng ít có nhu cầu tham gia bảo hiểm vật chất cho loại xe này.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tự nguyện nên kết quả triển khai phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách hàng tham gia. Nhận thức được điều đó, PJICO đã rất nỗ lực tìm kiếm khách hàng để cạnh tranh với hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm khác như: Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC
91 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh, giáo viên; Bảo hiểm bồi thường cho người lao động; Bảo hiểm khách du lịch; Bảo hiểm hành khách.
Nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật và tài sản: Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng, lắp đặt; Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm rủi ro công nghiệp; Bảo hiểm máy móc; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm hỗn hợp tái sản cho thuê mướn.
Nghiệp vụ tái bảo hiểm: Nhượng và nhận tái các nghiệp vụ bảo hiểm
Các hoạt động khác:
+ Thực hiện các nghiệp liên quan tới bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính toán, phân bố tổn thất, đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường và yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
+ Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, tín dụng, liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khách nhau của nền kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và đóng gớp vào tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
2.1.3.2 Nhiệm vụ của PIJICO
Kể từ khi thành lập đến nay, PJICO không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhằm thực hiện tốt nhất những cam kết với khách hàng và tạo mọi điều kiện để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với những sản phẩm mà công ty cung ứng. cụ thể:
Thứ nhất, không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đông đảo khách hàng.
Thứ hai, phục vụ khách hàng theo phong cách tận tâm, chuyên nghiệp, đưa sản phẩm tới tận nơi theo yêu cầu đồng thời tư vấn khách hàng lựa chọn được sản phẩm bảo hiểm thích hợp với biểu phí và điều kiện bảo hiểm tối ưu; đảm bảo thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.
Thứ ba, thực hiện chiến lược tập trung và tăng trưởng nhanh nhằm mở rộng thị phần nhưng phải đảm bảo chất lượng với dịch vụ khách hàng.
Thứ tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản, nguồn nhân lực đem lại lợi ích cho Nhà nước, các bộ công nhân viên, các cổ đông.
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2002-2006
Giai đoạn 2002-2006 là giai đoạn thị trường bảo hiểm Việt Nam hoạt động sôi động nhất từ trước đến nay, với việc ra đời hàng loạt các công ty bảo hiểm, các công ty môi giới bảo hiểm dưới mọi hình thức như: hình thức cổ phần, tư nhân, liên doanh với nước ngoài. Trong bối cảnh đó, PJICO đã hoạch định cho mình những chiến lược cụ thể như đa dạng hoá các loại sản phẩm bảo hiểm, tập trung nỗ lực vào một số sản phẩm bảo hiểm được xác định là chiến lược lâu dài. Nổi bật là sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản - kỹ thuật…
Với sự phát triển nhóm nghiệp vụ trọng tâm nêu trên và triển khai đồng loạt của tất cả các nghiệp vụ còn lại, kết quả kinh doanh của PJICO lµ rất khả quan. Kết quả này được thể hiện trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của PJICO (2002-2006)
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu phí bảo hiểm gốc (triệu đồng)
177 839
335 643
599 726
729 107
669 907
Tỷ lệ tăng doanh thu (%)
-
189
179
122
92
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh BH (triệu đồng)
2 215
10 419
14 429
(11 436)
354
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (triệu đồng)
9 684
13 574
19 632
23 833
28 252
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
11 847
24 073
34 777
12 842
29 012
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
8 088
16 533
25 045
9 630
22 535
Tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế (%)
-
204
151
38
234
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO qua các năm
Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2002 đến 2006, doanh thu phí bảo hiểm gốc có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, doanh thu phí bảo hiểm gốc đã giảm từ 729.107 triệu đồng năm 2005 xuống còn 669.907 triệu đồng vào năm 2006. Kết quả khai thác bảo hiểm của công ty năm 2006 giảm là do trên thị trường bảo hiểm xuất hiện nhiều đối thủ hơn nên thị phần của công ty bị thu hẹp. Ngoài ra, giải pháp khai thác kém năng động và không hợp lý trong môi trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt cũng chưa mang lại cho PJICO sự khởi sắc về doanh thu.
Mặc dù có sự giảm sút trong doanh thu bảo hiểm gốc năm 2006 nhưng lợi nhuận sau thuế năm này vẫn đạt 22,535 tỷ đồng, bằng 234% so với lợi nhuận sau thuế của năm 2005, tiến gần tới mức lợi nhuận cao nhất là 25.045 triệu đồng của năm 2004. Số liệu cũng cho thấy, lợi nhuận của công ty thu được từ hai nguồn cơ bản là lợi nhuận do kinh doanh bảo hiểm gốc và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006, mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những biến động đáng kể (kết quả âm vào năm 2005) nhưng lợi nhuận từ đầu tư tài chính của công ty tăng đều và luôn chiếm đa phần so với lợi nhuận từ kinh doanh phí bảo hiểm gốc nên lợi nhuận trước thuế và sau thuế trong giai đoạn này vẫn có xu hướng tăng.
Tỷ đồng
2002 2003 2004 2005 2006
Hình 2.4: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PJICO giai đoạn 2002-2006
Ngoài các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, kết quả hoạt động của một công ty không thể không nói đến chỉ tiêu thu nhập của người lao động.
Bảng 2.3: Thu nhập bình quân của người lao động ở PJICO (2002-2006)
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Thu nhập bình quân một tháng (Triệu đồng)
1.800
2.000
2.500
3.000
3.500
Tốc độ tăng trưởng (%)
-
11,1
20
20
11.66
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của công ty qua các năm
2002 2003 2004 2005 2006 năm
Nghìn đồng
Hình 2.5: Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Thu nhập bình quân đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi số lượng nhân viên toàn Công ty không ngừng tăng lên chứng tỏ Công ty đã có sự quan tâm rất lớn đến đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Mục tiêu phấn đầu đến năm 2007, sẽ đạt mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng người/tháng. Ngoài ra, Công ty dành một phần quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng nhằm động viên kịp thời cán bộ nhân viên có những thành tích xuất sắc hay hỗ trợ thăm hỏi lúc khó khăn ốm đau. Công đoàn Công ty tổ chức đều đặn hàng năm các cuộc thăm quan nghỉ mát phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của cán bộ, 100% cán bộ nhân viên được hưởng chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn 24/24h…
Cùng với sự phát triển ngày một nhanh của thị trường bảo hiểm Việt Nam cả về chất và lượng, hoạt động kinh doanh của PJICO nói chung trong đó có hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã và đang ngày càng phát triển, khẳng định chiến lược kinh doanh của công ty đã đi đúng hướng. Trong thời gian tới, với sự hội nhập của kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ chính thức mở cửa rộng hơn cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Đó sẽ là những cơ hội mới và đồng thời cũng là những thách thức to lớn cho PJICO trên con đường phát triển. Công ty cần phải đánh giá lại mình, nhìn nhận thị trường một cách khách quan, củng cố lực lượng để chuẩn bị cho những bước phát triển mới.
2.3 Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO
2.3.1 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Hiện nay, việc triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PJICO chỉ áp dụng đối với xe ôtô mà không áp dụng đối với xe máy. Bởi vì, việc giám định bồi thường khi có rủi ro khi có rủi ro tai nạn thường trải qua nhiều bước; trong khi đó, chi phí sửa chữa xe máy khi có thiệt hại nhìn chung là nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể. Do vậy, khách hàng ít có nhu cầu tham gia bảo hiểm vật chất cho loại xe này.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tự nguyện nên kết quả triển khai phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách hàng tham gia. Nhận thức được điều đó, PJICO đã rất nỗ lực tìm kiếm khách hàng để cạnh tranh với hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm khác như: Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC…
Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới của PJICO từ năm 2002 đến năm 2006 được thể hiện trong Bảng 2.4. Theo số liệu trong bảng, số xe ô tô thực tế lưu hành tăng dần từ năm 2002 cho đến 2006. Sau 5 năm, số lượng xe ô tô lưu hành đã tăng lên 1,76 lần, từ 607.401 xe năm 2002 lên đến 1.075.080 xe năm 2006. Tuy nhiên, số xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất ở PJICO tăng dần chỉ từ 2002 đến 2005. Mức khai thác bảo hiểm này đạt cao nhất là năm 2005 với 45.657 xe. Số xe tham gia bảo hiểm sang năm 2006 lại bị giảm xuống còn có 41.765 xe. Điều này được lý giải bởi tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên gay gắt hơn với sự phát triển của nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là PJICO chưa tìm ra phương án phù hợp để đạt được mức độ tăng trưởng như những năm trước.
Bảng 2.4: Tình hình khai thác bảo BHVC xe ôtô tại PJICO(2002-2006)
Năm
Chỉ tiêu
Đ.vị
2002
2003
2004
2005
2006
Số xe ô tô thực tế lưu hành
chiếc
607 401
675 000
774 824
891 104
1 075 080
Tốc độ tăng trưởng của xe thực tế lưu hành
%
-
11
15
15
21
Số xe ô tô tham gia bảo hiểm tại vật chất tại PJICO
chiếc
9 412
15 131
36 896
45 657
41 765
Tốc độ tăng trưởng của xe tham gia bảo hiểm
%
-
60,76
43,84
23,75
- 9,14
Tỷ lệ khai thác
%
1,55
2,24
4,76
5,12
3,88
Doanh thu phí bảo hiểm
trđ
31 700
59 000
123 000
151 000
141 000
Mức tăng tuyệt đối doanh thu phí bảo hiểm
trđ
-
27 300
64 000
28 000
(10 000)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết khai thác bảo hiểm ôtô năm 2006)
2.3.2 Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, PJICO được coi là công ty khai thác khá thành công bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Mặc dù đây là bảo hiểm bắt buộc nhưng không vì thế mà PJICO coi thường công tác khai thác bảo hiểm này. So với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở PJICO cao hơn hẳn. Có thể quan sát thực tế này qua Bảng 2.5.
Cùng với sự gia tăng của số phương tiện lưu hành, số xe tham gia bảo hiểm TNDS tại PJICO tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể cho thấy PJICO đã là sự lựa chọn của các chủ xe. Trong giai đoạn 2002-2006, kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba tăng đều từ năm 2002 đến 2005. Năm 2005, kết quả này đạt ở mức cao nhất với 2 017 983 xe tham gia bảo hiểm, bao gồm cả ô tô và xe máy; tỷ lệ khai thác cũng đạt con số kỷ lục là 11,89% so với số lượng xe lưu hành. Kết quả khai thác tốt như vậy là nhờ công ty chú trọng việc nâng cao chất lượng đại lý bằng cách sàng lọc , tuyển chọn, đạo tạo chặt chẽ hơn song song với công tác phát triển đại lý . Tuy nhiên, sang 2006, tổng số xe tham gia bảo hiểm giảm xuống chỉ bằng 60,52% so với năm 2005 (chỉ được 1.221.226 xe). Xét riêng về xe ô tô, số xe tham gia bảo hiểm đạt cao nhất lại là vào năm 2004, và giảm dần khi bước qua năm 2005 và 2006. Lý do giải thích cho tình hình này sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Tuy vậy, nhờ số lượng xe máy tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba ở PJICO đạt mức cao năm 2005 nên kết quả khai thác chung mới đạt mức cao nhất như phân tích ở trên.
Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba tăng cao nên doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm này tại PJICO có mức tăng rất tốt trong hai năm 2004 và 2005.
Bảng 2.5: Tình hình khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO (2002-2006)
Năm
Chỉ tiêu
Đ.vị
2002
2003
2004
2005
2006
Số xe thực tế lưu hành
chiếc
10 880 401
12 054 000
14 150 816
16 977 748
19 970 280
trong đó: Ô tô
607 401
675 000
774 824
891 104
1 075 080
Xe máy
10 273 000
11 379 000
13 375 992
16 086 644
18 895 200
Tốc độ tăng trưởng của số xe thực tế lưu hành.
%
-
11
17
20
18
Số xe tham gia bảo hiểm TNDS
chiếc
976 810
646 672
1 672 725
2 017 983
1 221 226
trong đó: Ô tô
55 080
78 049
145 455
127 083
117 778
Xe máy
921 730
568 623
1 527 270
1 890 900
1 103 448
Tốc độ tăng trưởng của xe tham gia bảo hiểm
%
-
-66,20
58,67
20,64
-60,52
Tỷ lệ khai thác
%
8,98
5,36
11,82
11,89
6,12
Doanh thu phí
trđ
60 400
61 000
140 000
165 000
117 000
trong đó: Ô tô
18 000
32 000
56 000
61 000
53 000
Xe máy
42 000
29 000
84 000
104 000
64 000
Tăng/giảm doanh thu phí
trđ
-
600
79 000
25 000
(48 000)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết khai thác bảo hiểm ôtô năm 2006)
Trong năm 2006, thị trường bảo hiểm xe cơ giới trên toàn quốc đạt doanh thu 1.650 tỷ đồng, tăng trưởng 3% so với năm 2005. Doanh thu phí và tỷ lệ bồi thường của từng công ty bảo hiểm cụ thể như sau (Xem Bảng 2.6 và Hình 2.7).
Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của các công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, 2006
STT
Tên
công ty
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Cơ cấu
( %)
Tỷ lệ BT
(%)
1
Bảo Việt
649
39,30
60,0
2
Bảo minh
383
23,20
58,5
3
PVI
75
4,60
30.0
4
PJICO
286
17,30
73,0
5
PTI
105
6,40
62,0
6
Các công ty khác
152
9,30
-
Chung
1 650
100
56,0
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết kinh doanh năm 2006 của PJICO)
39.3%
23.2%
4.6%
17.3%
6.4%
9.3%
Bảo việt
Bảo minh
PVI
PIJICO
PTI
Khác
Hình 2.7: Cơ cấu doanh thu phí xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, 2006
Theo số liệu đưa ra, PJICO đứng thứ ba trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới với doanh thu là 286 tỷ đồng, chiếm 17,3% (sau Bảo Việt và Bảo Minh). Trong khi đó PJICO lại là công ty có tỷ lệ bồi thường cao nhất (73%). Đây là một tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ bồi thường chung trên thị trường (chỉ 56%).
Nhìn chung, công tác triển khai bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba của PJICO đã được thực hiện trên diện rộng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Nghiệp vụ này mang lại cho PJICO mức doanh thu cao và ổn định. Để có được những thành công như trên PJICO đã phải cố gắng nỗ lực sáng tạo không ngừng. Phương châm của công ty là ổn định, an toàn tài chính của khách hàng là trên hết, phương châm này cũng chính là ý nguyện của khách hàng. Với những phương hướng hoạt động của mình, chắc chắn trong một tương lai không xa PJICO sẽ còn thành công hơn nữa.
2.4 Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO
Công tác giám định và bồi thường là khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Giám định chính xác là cơ sở để giải quyết bồi thường đúng, đủ và kịp thời. Bồi thường bảo hiểm nhằm bù đắp lại những thiệt hại do tai nạn rủi ro xảy ra đối với khách hàng tham gia bảo hiểm; giúp họ sớm ổn định về mặt tài chính, bảo toàn và phát triển kinh doanh và đảm bảo trách nhiệm của mình về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trước pháp luật.
2.4.1 Quy trình giám định bảo hiểm tại PJICO
Ngay từ khi mới ra đời, PJICO đã chú trọng công tác giám định tổn thất ở tất cả các nghiệp vụ và nhất là các nghiệp vụ mang tính ký thuật như bảo hiểm xe cơ giới, hỏa hoạn....Để làm tốt công tác này, công ty đã tổ chức xây dựng nên một quy trình giám định. Quy trình áp dụng hiện nay đã nhiều lần được chỉnh sửa để đảm bảo phù hợp với thực tế. Điều đó đã giúp công ty đảm bảo công tác giám định thống nhất trong toàn hệ thống, thời gian giám định nhanh, hạn chế tối đa hiện tượng sai sót, nhầm lẫn và trục lợi bảo hiểm.
Hình 2.5: Quy trình giám định bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO
Nhận thông tin
Hướng dẫn xử lý ban đầu
TiÕn hµnh gi¸m ®Þnh, lËp Biªn b¶n gi¸m ®Þnh
B¸o c¸o gi¸m ®Þnh
Cïng chñ xe lùa chon ph¬ng ¸n kh¾c phôc
Tæn thÊt toµn bé
Tæn thÊt cÇn söa ch÷a
§¸nh gi¸ gi¸ trÞ cßn l¹i
Gi¸m s¸t söa ch÷a, gi¸m ®Þnh bæ sung
Thèng nhÊt gi¸ trÞ tæn thÊt/ QuyÕt to¸n nghiÖm thu söa ch÷a
Hoµn chØnh hå s¬
X¸c nhận Ên chØ gèc
Tæn thÊt theo ®¸nh gi¸ thiÖt h¹i
Kh¸o s¸t, xem xÐt gi¸ hiÖn t¹i
T¹m øng
Bước 1: Nhận thông tin
Bộ phận có trách nhiệm trong việc nhận thông tin tổn thất là Phòng Giám định - Bồi thường, Phòng Nghiệp vụ của Chi nhánh hay Bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác giám định bồi thường của Văn phòng đại diện. Khi các bộ phận khác không có chức năng giám định nhận thông tin tổn thất thì phải hướng dẫn khách hàng báo về Bộ phận giám định.
Người tiếp nhận thông báo vào sổ tiếp nhận thông tin tổn thất phải nắm được các thông tin về Tình hình tai nạn (tên chủ xe, biển số xe, thời gian địa điểm xảy ra tai nạn, sơ bộ thiệt hại về người, tài sản, vật chất xe, người thứ ba, hàng hoá…); Tình hình tham gia bảo hiểm (Loại hình bảo hiểm, nơi cấp giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm); Tình hình giải quyết ban đầu của chủ xe với nạn nhân, với các cơ quan chức năng như công an giao thông, chính quyền địa phương…; Địa chỉ, điện thoại của đại diện chủ xe trực tiếp giải quyết tai nạn.
Bước 2: Hướng dẫn xử lý ban đầu
Sau khi nhận được thông tin, cán bộ giám định phải ngay lập tức tiến hành nhận định sơ bộ về mức độ bồi thường ban đầu theo các loại hình bảo hiểm mà chủ xe đã tham gia. Sau đó hướng dẫn, yêu cầu chủ xe các công việc như bảo vệ hiện trường, tài sản; hạn chế thiệt hại phát sinh; khai báo Công an giao thông. Đồng thời cán bộ giám định thống nhất với chủ xe hoặc đại diện của chủ xe về thời gian, địa điểm giám định.
Trong những trường hợp có tổn thất nghiêm trọng hoặc tính chất vụ việc phức tạp, cán bộ giám định phải nhanh chóng báo cáo Lãnh đạo để xử lý thông tin ban đầu và phân công giám định. Khi tổn thất của vụ tai nạn ở mức độ trên phân cấp, các đơn vị báo cáo Tổng Giám Đốc và Phòng Giám định - Bồi thường ngay từ khi nhận được thông tin báo tổn thất hoặc sau khi đã giám định sơ bộ, qua mạng nội bộ (E-mail) hoặc bằng Fax (theo mẫu).
Bước 3: Tiến hành giám định
Việc giám định phải tiến hành sớm nhất ngay sau khi nhận được thông báo tai nạn, tối đa không qua 24 giờ; nếu chậm trễ phải có lý do hợp lý. Mọi thiệt hại về tài sản đều phải tiến hành giám định. Trường hợp đặc biệt không giám định được phải có lý do chính đáng. Mức độ thiệt hại sẽ căn cứ vào Biên bản của Cơ quan chức năng, ảnh chụp, hiện vật thu hồi, kết quả điều tra, thẩm định của PJICO để xác định. Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của các bên liên quan đến tai nạn là đại diện chủ xe, chủ tài sản bị thiệt hại.
Khi tiến hành giám định, các cán bộ giám định phải thực hiện một số thao tác, nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị các tài liệu, phương tiện phục vụ công việc: Biên bản giám định, máy ảnh, mẫu tờ khai;
- Kiểm tra tính hợp lệ của các giầy tờ xe: giấy chứng nhận bảo hiểm, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bằng lái xe. Cán bộ giám định sao chụp và ký tên xác nhận đã kiểm tra sao y bản chính vào bản sao. Lưu ý rằng, trong trường hợp ngày cấp đơn bảo hiểm và ngày xảy ra tai nạn cách nhau trong vòng 5 ngày phải kiểm tra xác minh xem ngày mua bảo hiểm có sau khi xảy ra sự cố;
- Chụp ảnh tổn thất: bao gồm ảnh tổng thể có đầy đủ biển số xe và toàn bộ xe, ảnh hiện trường (nếu có thể) và ảnh chi tiết rõ thiệt hại, vết vỡ hỏng, dùng mực hay phấn đánh dấu. Những trường hợp có dấu hiệu do nguyên nhân kỹ thuật hay các nguyên nhân nằm trong điều loại trừ phạm vi bảo hiểm cần chụp ảnh các chi tiết liên quan để chứng minh nguyên nhân thiệt hại.
- Kiểm tra số khung, số máy của xe được giám định; nếu cần thiết chụp ảnh số khung, số máy lưu hồ sơ.
- Hướng dẫn chủ xe thực hiện các công việc tiếp theo sau khi giám định như thu thập hồ sơ của Công an, quyết định của Toà án…
Giám định thiệt hại vật chất xe và thiệt hại với người thứ 3 về tài sản:
- Trường hợp thiệt hại nhẹ, nguyên nhân đơn giản, rõ ràng, số lượng bộ phận hư hỏng không nhiều, bằng quan sát bên ngoài có thể đánh giá, xác định được mức độ thiệt hại, chỉ cần lập Biên bản giám định một lần.
- Trường hợp thiệt hại gây hư hỏng cho nhiều cụm, chi tiết và khó đánh giá đủ thiệt hại bằng quan sát thông thường, ngoài Biên bản giám định ban đầu còn phải có các Biên bản giám định bổ sung phát sinh trong quá trình sửa chữa. Biên bản giám định nên ghi chép theo trình tự hệ thống cấu tạo xe hoặc tổng thành.
- Trường hợp hư hỏng nặng có mức độ thiết hại lớn, có gây hư hỏng cho cả chi tiết nằm trong những cụm tổng thành giá trị lớn như động cơ, hộp số… việc giám định bổ sung được thực hiện khi tháo rời các bộ phận đó.
- Cán bộ giám định phải giám sát quá trình tháo dỡ các hạng mục.
- Trường hợp tai nạn có dấu hiệu từ nguyên nhân loại trừ bảo hiểm, phải căn cứ vào hiện trường; dấu hiệu vết hư hỏng để dự đoán, lựa chọn phương án giám đinh, xác định nguyên nhân. Nếu cần thiết phải trưng cầu giám định chuyên môn, điều tra.
- Thông báo cho chủ xe và các bên liên quan tai nạn chuẩn bị kế hoạch khắc phục sửa như chọn các đơn vị sửa xe, lên phương án sửa chữa tổng thể cũng như chi tiết từng hạng mục.
Các thiệt hại về người thì không phải giám định mà căn cứ vào các chứng từ điều trị y tế và các giấy tờ khác có liên quan để xét bồi thường.
Lập Biên bản giám định. Biên bản giám định phải ghi nhận chính xác trung thức đầy đủ các mục tiêu theo mẫu. Mỗi lần giám định (sơ bộ, chi tiết, bổ sung) phải lập một biên bản và ghi lại các yêu cầu kiến nghị của các bên, kể cả trong trường hợp chưa thống nhất ý kiến. Biên bản giám định phải lập hoàn thành tại chỗ ngay khi giám định.
Bước 4: Báo cáo giám định
Các báo cáo giám định đều được lập theo mẫu thống nhất toàn Công ty. Tuy nhiên, về mặt thời gian, việc thực hiện báo cáo giám định trong thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào vụ tổn thất thuộc loại phức tạp hay đơn giản.
Bước 5: Lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại
Căn cứ vào thực tế tổn thất, quy tắc bảo hiểm, yêu cầu của chủ xe, để cùng dự kiến một trong ba phương thức bồi thường: Bồi thường theo chi phí sữa chữa thực tế, bồi thường theo đánh giá thiệt hại hay bồi thường tổn thất toàn bộ.
Trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu về phương thức bồi thường từ chủ xe, cán bộ giám định phải lập báo cáo xin ý kiến Lãnh đạo.
● Bồi thường theo chi phí sửa chữa thực tế:
Thông báo cho chủ xe và các bên liên quan đến tai nạn dự kiến của PJICO về kế hoạch khắc phục sửa xe. Phương án khắc phục bao gồm các nội dung: chọn các đơn vị sửa, phương án sửa chữa tổng thể và chi tiết từng hạng mục… Trình tự tiến hành như sau:
Cán bộ giám định cùng các bên chủ xe dự kiến phương án chi tiết sửa xe.
Lập báo cáo giám định trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt phương án, chọn đơn vị sửa chữa, đầu thấu, khảo giá, đàm phán giá, theo quy định đấu thầu.
Tiến hành mở thầu, khảo sát, đàm phán giá.
Trình Lãnh đạo duyệt giá (trong vòng 01 ngày từ khi nhận đựoc bản dự toán hợp lý).
Thông báo chủ xe ký hợp đồng theo dự toán được duyệt.
Tiến hành sửa xe, nghiệm thu, quyết toán chi phí.
Xử lý tài sản hỏng (Huỷ, thu hồi hoặc bán thanh lý)
● Bồi thường theo đánh giá thiệt hại
Bồi thường theo đánh giá giá trị thiệt hại chủ yếu áp dụng cho bảo hiểm TNDS. Bảo hiểm vật chất chỉ áp dụng trong trường hợp chủ xe không tìm được nơi sửa chữa và có thể áp dụng thảo thuận bồi thường bằng tiền.
Chủ xe phải có đơn đề nghị PJICO giải quyết bồi thường theo phương thức đánh giá thiệt hại và cam kết sẽ không khiếu nại sau này.
Để có cơ sở xét duyệt, cán bộ giám định cần tham khảo báo giá của ít nhất ba đơn vị sửa chữa xe độc lập với phương án khắc phục hợp lý.
Cán bộ giám định lập báo cáo trình Lãnh đạo duyệt giá trị thiệt hại hợp lý đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, mặt bằng giá cả thị trường.
● Bồi thường tổn thất toàn bộ.
Báo cáo giám định phải được lập trong vòng 01 ngày sau khi giám định đối với các tổn thất ước trên 50 triệu đồng, hoặc sau khi có bản dự toán đầu tiên đối với các tổn thất trên 10 triệu đồng.
Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường
Cán bộ giám định chịu trách nhiệm về các nội dung:
- Tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu do mình thu thập.
- Kết quả xác minh nguyên nhân tổn thất.
- Tính hợp lý của các chi phí.
Cán bộ giám định có trách nhiệm:
- Thu thập đầy đủ hồ sơ từ chủ xe và các bên liên quan (Đơn vị sửa chữa, Công an, Toàn án…).
- Vào sổ phát sinh số hồ sơ, sắp xếp theo tài liệu thứ tự khoa học.
- Ký xác nhận sao đúng bản chính của các tài liệu là bản sao phôtô và chịu trách nhiệm đã kiểm tra bản chính.
- Lấy xác nhận của Phòng Kế toán về việc thu phí bảo hiểm ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận bảo hiểm từ chủ xe; Phòng Kế toán có trách nhiệm xác nhận vào phiếu xác nhận ấn chỉ gốc trong vòng 01 ngày.
- Lập Báo cáo giám định tổng hợp bao gồm các nội dung: Các chi phí theo từng loại hình bảo hiểm của vụ tai nạn, đề xuất sơ bộ biện pháp chế tài, phương án trả tiền bồi thường (xác định người nhận tiền là chủ xe, người thứ ba, đơn vị sửa chữa…).
- Đề xuất tạm ứng, theo dõi đối trừ và thu hồi tạm ứng.
Cán bộ giám định chỉ chuyển hồ sơ sang bộ phận xét bồi thường khi đã hoàn chỉnh hồ sơ. Trong vòng 01 ngày kể từ ngày có đầy đủ hồ sơ, cán bộ giám định phải chuyển hồ sơ sang bộ phạn xét bồi thường.
Một số vấn đề có liên quan trong quá trình giải quyết tổn thất
Cán bộ giám định phải cùng chủ xe giải quyết những công việc liên quan nhằm khắc phục hậu quả tổn thất từ khi nhận thông tin cho đến khi hoàn chỉnh hồ sơ như:
- Hoà giải dân sự: Cán bộ giám định phải tham gia, tư vấn giúp đỡ người được bảo hiểm trong các tranh chấp với các bên liên quan đảm bảo hợp pháp, hợp lý.
- Từ chối bồi thường: Trong suốt quá trình xử lý giải quyết tổn thất, cán bộ giám định có thể thông báo cho chủ xe biết việc từ chối bồi thường ngày khi có đầy đủ căn cứ chính xác xác định tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm, với hình thức bằng miệng hoặc bằng văn bản tuỳ theo sự chấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ b.DOC