Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3

I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3

1. Khái niệm chi phí sản xuất. 3

2. Giá thành sản phẩm . 4

II.Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. 6

1. Đặc điểm sản xuất xây lắp 6

2. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 7

CHƯƠNG II.TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÁI HOÀ. 15

I. Đặc điểm của công ty. 15

II.Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. 17

1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 17

2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 19

3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 21

4. Kế toán chi phí sản xuất chung. 23

5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 25

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÁI HOÀ. 27

I. Những kết quả và tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 27

II. Một số ý kiến đề xuất 29

KẾT LUẬN 31

 

doc51 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí như một bộ phận sản xuất độc lập. Kế toán phản ánh như sau. Các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công Nợ TK 621,622,627 Có các TK 111,622,627. Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận: Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 154 Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ ghi: Nợ TK 632(6238) Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào Có TK512 – Doanh thu tính giá chưa có thuế Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc không tổ chức kế toán riêng thì toàn bộ chi phí sử dụng máy, kể cả chi phí thường xuyên và tạm thời như phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công, kế toán ghi Nợ TK 623(6232) chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,141,112,331,... - Khi xuất kho cho vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho xe, máy thi công, kế toán ghi. Nợ TK 623(6232) Có TK 512 Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, căn cứ vào bảng tính lương kế toán ghi: Nợ TK 623(6231) Có TK 334 Có TK 111 Căn cứ vào bảng tính khấu hao xe, máy thi công ở đội máy thi công kế toán ghi: Nợ TK 623(6234) Có TK 241 Các chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác căn cứ vào các chứng từ cụ thể như phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng, hoá đơn thuế GTGT kế toán ghi: Nợ TK 623(6237,6238) Nợ TK 133 Có TK 111,112,331... Căn cứ bảng phân bổ chi phí sử dụng máy tính cho công trình, hạng mục công trình kế toán ghi: Nợ TK 154(1541) Có TK 623 Trường hợp tạm ứng máy thi công để thực hiện giá trị khoản xây lắp nội bộ. Khi bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi: Nợ TK 623 Có TK 141 d.Chi phí sản xuất chung Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627: Chi phí SXC. Và được mở chi tiết theo quy định của Bộ tài chính và theo yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp. Kết cấu của TK 627 như sau: Bên Nợ: - Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển hay phân bổ CPSXC vào các tài khoản có liên quan. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung có thể khái quát qua sơ đồ sau (Xem sơ đồ 3 ở phụ lục) e. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tài khoản sử dụng. Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. - Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm. Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. - Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ . TK154 được mở cho từng công trình, hạng mục công trình . Phương pháp hạch toán. Khi tập hợp chi phí từng công trình, kế toán thực hiện bước kết chuyển phân bổ vật liệu vào từng công trình. Nợ TK 154 (Chi tiết công trình, HMCT) Có TK 621 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 154 (Chi tiết công trình, HMCT) Có TK 622 Kết chuyển chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Nợ TK 154 (Chi tiết từng công trình, HMCT) Có TK 623 Nợ TK 154 (Chi tiết từng công trình, HMCT) Có TK 627 Trình tự kế toán thể hiện như sau ( Xem sơ đồ 4 ở phụ lục) Phương pháp tính giá thành Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành ở thẻ chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất xây dựng mà phương thức thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành khác nhau. Trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hay khối lượng công việc hay giai đoạn hoàn thành được thanh toán với người giao thầu. Vì vậy, ngoài việc tình giá thành các hạng mục công trình xây lắp hoàn thành, còn phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ được tính theo công thức: Z công tác Chi phí Chi phí Chi phí xây lắp = xây lắp + xây lắp phát sinh - xây lắp trong kỳ dở dang ĐK trong kỳ dở dang CK Sau khi có sản phẩm hoàn thành và xác định dược giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632 Có TK 154 Chương II Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà I. Đặc điểm của công ty. Công ty Công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà hoạt động kinh doanh cùng với đội ngũ 250 cán bộ chuyên môn và kỹ thuật trong đó có 50 CBNV có trình độ đại học cùng với 200 công nhân kỹ thuật, công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm. Công ty đã tham gia nhiều công trình quan trọng và đã hoàn thành tốt với chất lượng được nhiều khách hàng chủ đầu tư thừa nhận và thông suốt. Là Doanh nghiệp mới được thành lập trong một thời gian ngắn, nhưng Công ty có nhiều cố gắng trong vịêc xây dựng và phát triển. Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã thi công rất nhiều công trình. Địa bàn hoạt động của Công ty rộng khắp các tỉnh trong cả nước: Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Kạn, Điện Biên, Vĩnh Phúc Các công trình Công ty đã và đang thi công rất đa dạng, từ các công trình Giao thông (cầu, cống, đường), Xây dựng công trình thuỷ lợi, San lấp mặt bằng và các công trình khác, mua bán vật liệu xây dựng, Thí nghiệm vật liệu và kiểm định chất lượng công trình .; giá trị công trình lớn đạt hàng chục tỷ đồng như: Thi công Dự án cải tạo nâng cấp QL3 đoạn thị xã Bắc Kạn, Dự án cải tạo nâng cấp QL 279, thí nghiệm và khai thác đá tại các mỏ đá ở các tỉnh, Qua những năm xây dựng và phát triển. Công ty đã dần đi vào ổn định và đã từng bước phát triển. Có được điều đó là nhờ vào năng lực của Công ty. Đặc biệt là nhờ vào năng lực của đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, công nhân giỏi nghề và các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Từ đó mà Công ty luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ và luôn sẵn sàng đáp ứng, nhận làm các công trình phục vụ cho nhu cầu xã hội. Dưới đây là một số chỉ tiêu chính trong sản xuất kinh doanh của công ty vài năm gần đây. TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu Đồng 6.405.769.260 10.984.467.124 2 Thuế TNDN Đồng 25.564.262 37.498.243 3 Lợi nhuận sau thuế Đồng 65.763.736 85.689.546 4 Tổng số CBCNV Người 200 250 5 Thu nhập bình quân Đ/Người 1.500.000 1.800.000 Qua các chỉ tiêu trên cho ta thấy hai năm gần đây doanh thu của công ty tăng 71,5%. Nguyên nhân la do công ty áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đầu tư dây chuyền thiết bị mới, trình độ CBCNV được nâng cao. a.Đối tượng tập hợp CPSX để tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm SX của ngành XDCB, từ tình hình thực tế và đặc điểm qui trình SX của Công ty là liên tục từ khi khởi công xây dựng cho tới khi công trình hoàn thành bàn giao. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là công trình và hạng mục công trình. Do vậy, đối tượng tập hợp CPSX của Công ty là từng công trình và hạng mục công trình. Tại Công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà, các khoản chi phí thực tế phát sinh do từng công trình và hạng mục công trình được phân thành hai loại: - Chi phí trực tiếp gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT ). + Chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT ). + Chi phí sử dụng máy thi công ( CPSDMTC ). +Chi phí sản xuất chung ( CPSXC ). - Chi phí gián tiếp gồm: + Tiền lương chính, lương phụ, BHXH của nhân viên quản lý Công ty, công nhân trực tiếp SX và nhân viên quản lý ở tổ đội SX. + Chi phí quản lý Công ty. b.Phương pháp tập hợp CPSX. Công ty sử dụng hai phương pháp tập hợp CPSX là: phương pháp trực tiếp (đối với những chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình), phương pháp gián tiếp (đối với những chi phí liên quan tới nhiều công trình, hạng mục công trình). II.Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thiện công trình .Trong đó không kể đến vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng phục vụ cho máy móc phương tiện thi công. Đối với Công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà, chi phí vật liệu thường chiếm khoảng 60- 80 % trong giá thành sản phẩm, Công ty luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường. Vật liệu ở công ty sử dụng bao gồm nhiều loại, chủ yếu là Công ty phải mua ngoài theo giá thị trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó gây khó khăn lớn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bởi vì công trình xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động của cung cầu trên thị trường. Đối với vật tư mua ngoài: khi các đội có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì các đội sẽ gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý ( hoặc tháng ) về phòng kế toán Công ty. Thủ quỹ sẽ kiểm tra chứng từ, tài liệu trên đối chiếu với kế hoạch cung cấp vật tư. Nếu hợp lệ thủ quỹ sẽ trình kế toán trưởng ra quyết định mua vật tư. Sau đó thủ quỹ sẽ tiến hành xuất quỹ tiền mặt hoặc đi vay Ngân hàng cho các đội đi mua vật tư. Tuy nhiên giá mua vật tư đều phải qua Công ty duyệt. Vật tư mua ngoài của Công ty chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công. Chỉ một phần nhỏ được nhập kho và thường là các loại vật tư ít mất mát, hư hỏng, giá trị thấp. Số vật tư mua ngoài phải đảm bảo chất lượng của bên A. Đội trưởng và chủ nhiệm thi công công trình này phải chịu trách nhiệm với số vật tư này. Trình tự hạch toán kế toán khoản mục vật liệu với hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc về xuất vật tư ( như phiếu xuất kho), hoá đơn đòi tiền khách hàng, bảng thanh toán tạm ứng .... kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản. Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu” Có TK : 152, 331, 111, 112, 142. Trong đó TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu” được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Vật tư trong bút toán trên được ghi theo giá thực tế xác định theo phương pháp giá đích danh. Trường hợp xuất vật liệu sử dụng luân chuyển, công cụ dụng cụ phục vụ thi công, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan như đã kể trên vào sổ Nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 142 Có TK 152, 153, 112, 111, 331... Sau đó cuối tháng phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi sổ Nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 621 Có TK 142 Tuy nhiên, tiêu thức phân bổ vật liệu sử dụng luân chuyển và công cụ không được quy định thống nhất mà chủ yếu dựa trên sự ước lượng chủ quan . Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, hàng ngày kế toán ghi vào sổ cái TK 621 theo chứng từ. Ngày cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu vào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” trên sổ Nhật ký chung vào sổ cái theo định khoản Nợ TK 154 Có TK 621 ( chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình) Đồng thời số liệu kết chuyển được ghi tiếp vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng công trình theo khoản mục chi phí vật liệu trong tháng. VD: Ngày 13/1/2005 xuất tạm ứng 880 tạ thép với giá 15.870.800 cho ông Bắc để phục vụ cho công trình QL3 Bắc Kạn. (Biểu 1) Kế toán ghi Nợ TK 142: 15.870.800 Có TK 152:15.870.800 Cuối tháng phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình Nợ TK621:15.870.800 Có TK 152:15.870.800 Kết chuyển vào TK 154 Nợ TK 154:15.870.800 Có TK 621:15.870.800 2, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí lao động trực tiếp mà công ty trả cho người lao động (Không bao gồm các khoản trích theo lương BHXH, BHYT,KPCĐ). Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 15% đến 16,8 % tổng giá thành sản phẩm xây lắp của công ty. Đây là một khoản mục không nhỏ, vì vậy hạch toán đầy đủ chính xác chi phí nhân công không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý ra quyết định mà còn khuyến khích người lao động có ý thức nâng có năng xuất lao động. Tiết kiệm nguyên liệu giảm chi phí sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường... Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản chợ cấp và tiền thưởng phải chả cho công nhân trong biên chế và công nhân hợp đồng có tính lâu dài, tiền trả cho hợp đồng làm khoán đối với công nhân làm khoán. Công ty có hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và chả lương theo thời gian. Trả lương theo sản phẩm. Công ty áp dụng hình thức này rất nhiều vì nó phù hợp với đặc điểm của công ty, khuyến khích được người lao động làm việc. Nhưng cũng vì hình thức này dẫn đến người lao động chỉ chú ý đến sản phẩm sản xuất ra mà không chú ý đến chất lượng. Vì vậy đòi hỏi phải có quá trình quản lý chặt chẽ trong quá trình tạo ra sản phẩm của công nhân. Các chủ công trình phải lập hợp đồng giao khoán đối với các tổ trưởng tổ lao động. Đây là chứng từ ban đầu để hạch toán cũng để theo dõi đễ lập phiếu xác nhận công việc hoàn thành. Đối với lao động thuê ngoài: Tiền lương được trả theo sản phẩm và đơn giá khoán thoả thuận giữa chủ công trình với người nhận khoán dựa trên mặt bằng chung của lao động địa phương. Đối với công nhân trong biên chế trong công ty làm khoán mức lương được hưởng là: L = ĐG*SL SL: Khối lượng công việc thực tế hoàn thành. ĐG: Đơn giá khoán (Đồng/SP) Khối lượng thực tế hoàn thành được xác định bằng kiểm kê thực tế, đơn giá khoán do chủ nhiệm công trình quyết định, căn cứ vào định mức nhân công do Bộ xây dựng ban hành. Do đặc điểm của ngành xây lắp, cũng như đặc điểm tổ chức sảm xuất công ty nên việc thuê ngoài lao động là rất phổ biến, công việc này sẽ làm giảm chi phí di chuyển lao động, khắc phục được khó khăn sinh hoạt ở xa gia đình của công nhân, tuy nhiên chất lượng lao động của công nhân thuê ngoài không đảm bảo do không qua các khoá đào tạo chính quy nghiệp vụ. Giá cả của lao động không ổn định tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa phương. Vì vậy công ty phải lựa chọn kỹ lương và xây dựng quy chế sử dụng lao động hợp lý. Trả lương theo thời gian. Đây là hình thức chỉ áp dụng cho một số lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, đồng thời cũng là một số công việc không trả lương theo sản phẩm được thì phải trả theo cách này. Đối với bộ phận công nhân trong danh sách công ty tiến hành trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 15% BHXH tính theo lương cơ bản. 2% BHYT tính theo lương cơ bản. 2% Kinh phí công đoàn tính theo lương thực tế Đối với bộ phận công nhân thuê ngoài, công ty không tiến hành trích BHYT, BHXH vào chi phí mà đã tính toán trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động, còn KPCĐ vẫn trích như công nhân trong danh sách. Đối với lao động thuê ngoài: Hợp đồng thuê công nhân, nội dung hợp đồng giao khoán khối lượng công việc thuê ngoài. Khi kết thúc công việc bàn giao phải thông qua biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để làm căn cứ lập nên bảng thanh toán khốilượng thuê ngoài. Nội dung của hợp đồng thuê ngoài ( Biểu2) Mặt sau của hợp đồng thuê ngoài là bảng chấm công kế toán sẽ căn cứ vào đó để chia lương cho từng người và lập bảng tính lương và bảng thanh toán lương (Biểu3) Sau khi lập bảng tính và bảng thanh toán lương công ty mở sổ chi tiết TK 622 theo từng công trình, hạng mục công trình vào sổ chi tiết và sổ cái Tk 622 (Biểu4) Dựa vào chứng từ kế toán ghi số nhật ký chung, cuối quý từ số liệu sổ nhật ký chung kế toán vào sổ cái TK 622 và định khoản như sau: (Biểu 5) Nợ TK 334: 310.835.500 Có TK 622: 310.835.500 3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các khoản liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm của công ty, chi phía này chiếm 2-4% tổn chi phí công trình, bao gồm: Tiền lương nhân viên quản lý đội máy, chi phí động lực chạy máy, khấu hao máy thi công, ch phí thuê ngoài Máy thi công của công ty bao gồm các loại máy móc thiết bị như: xe ô tô, máy xúc, máy trộn bê tông... Chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng máy thi công, chủ công trình báo cáo với phòng kỹ thuật trình với Giám đốc. Căn cứ vào khả năng cung ứng. Giám đốc quyết định điều động máy phục vụ cho thi công tại công trình. VD:Toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công kế toán được phản ánh như sau: Lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công bao gồm các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ, căn cứ vào lệnh điều động máy, bảng chấm công số tiền phả trả cho công nhân điều khiển máy tại đội ông Bắc Là: 15.150.000 đồng Nợ TK 623 (6231)- Công trình Bắc Kạn: 15.150.000 Có TK 334 (3341) : 15.150.000 Căn cứ vào hoá đơn mua hàng kế toán phản ánh chi phí nhiên liệu sử dụng máy thi công đội ông Bắc – QL 3 Bắc Kạn. Nợ TK 623(6232): 4.754.000 Nợ TK 133 475.400 Có TK 111 5.229.400 Do đặc điểm máy thi công thường đa dạng về chủng loại và có giá trị tương đối cao nên trong trường hợp công ty không đáp ứng được nhu cầu hợp việc vận chuyển khó khăn tốn kém, thì đội có thể thuê ngoài. VD:Thanh toán tiền thuê ngoài ở đội ông Bắc dùng cho công trình QL3 Bắc Kạn Nợ TK 623(6237)- Công trình Bắc Kạn 7.270.000 Nợ TK 133 727.000 Có TK 111 7.997.000 - Chi phí khấu hao máy. Kế toán vật tư tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi chi phí khấu hao máy thi công theo đối tượng sử dụng. Công ty tiến hành trích khấu hao theo QĐ số 206/2003 QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính (Biểu 6) Căn cứ vào só liệu tính toán, công ty lập bảng tính và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công để theo dõi chi phí máy thi công công trình QL3 – Bắc Kạn (Biểu 7). Chi phí phân bổ được tính vào phần chi phí cần phân bổ nhân với tiêu thức phân bổ (Công ty sử dụng chi phí nhân công trực tiếp làm tiêu thức phân bổ) Cuối mỗi kỳ kế toán lấy số liệu từ sổ nhật ký chung vào sổ cái theo mẫu như sau (Biểu 8). 4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Trong các khoản mục chi phí thì chi phí sản xuất chung là khoản mục cần phải quan tâm quản lý chặt chẽ vì rất dễ xẩy ra lãng phí đối với loại chi phí này. Chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp từng công trình, hạng mục công trình. Đối với một số trường hợp không tập hợp trực tiếp được, kế toán phải sử dụng tiêu thức phân bổ để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình. Tiêu thức phân bổ của công ty sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp. Đối với chi phí nguyên vật liêu: Chứng tư sử dụng như kê toán nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản mục này chiếm tỷ trọng không lớn trong chi phí sản xuất chung và được hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Nếu vật liệu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 627(6272)- Chi tiết từng công trình. Có TK 152 Nếu vật liệu mua ngoài: Nợ TK 627(6272) – Chi tiết từng công trình. Nợ TK 133 Có TK 111,112,331. Đối với chi phí nhân công: Chứng từ sử dụng tương tự như chi phí nhân công trực tiếp. Tiền lương của nhân viên quản lý đội ngoài tiền lao theo cấp bậc còn có phụ cấp trách nhiệm và các khoản trích theo lương(BHXH,BHYT,KPCĐ) của công nhân viên toàn đội, toàn bộ tiền ăn ca của đội. VD:Qúy I năm 2005 lương của đội ông Bắc công trình Bắc Kạn gôm: Lương công nhân trực tiếp sản xuất: 310.835.500 Lương công nhân điều khiển máy thi công: 15.150.000 Lương nhân viên quản lý đội: 10.085.000 Tổng cộng: 336.070.500 Dựa vào số liệu trên kế toán ghi sổ theo định khoản: Lương nhân viên quản lý: Nợ TK 627(6271) – Công trình QL3 – Bắc Kạn: 10.085.000 Có TK 334 10.085.000 Các khoản trích theo lương của công nhân viên toàn đội. Nợ TK 627(6271) – Công trình QL3 – Bắc Kạn: 65.753.593 Có TK 338 65.753.593 Đối với chi phí dụng cụ sản xuất: Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và bảng phân bổ cho các công trình để ghi sổ kế toán. - Xuất kho cáp cẩu loại phân bổ 50% cho đội công trình QL3 – Bắc Kạn trị giá cáp cẩu là: 5.000.000 kế toán ghi: 1, Nợ TK 242: 5.000.000 Có TK 153: 5.000.000 2, Nợ TK 627(6273) – Công trình QL3 – Bắc Kạn: 2.500.000 Có TK 242 2.500.000 - Xuất dụng cụ bảo hộ cho đội Công trình QL3 – Bắc Kạn Nợ TK 627(6273) – Công trình QL3 – Bắc Kạn: 1.050.000 Có TK 153 1.050.000 Thanh toán tiền mua CCDC ở đội công trình QL3- BK. Nợ TK 627(6273) – Chi tiết từng công trình. 4.520.000 Nợ TK 133 452.000 Có TK 111 4.972.000 Kế toán lập sổ chi tiết theo dõi dụng cụ sản xuất cho từng công trình.(Biểu 9) Đối với chi phí khấu hao: Hàng tháng kế toán tài sản, vật tư sẽ theo dõi trích khấu hao TSCĐ ở đội. 5, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tập hợp các chi phí vào tài khoản 154. Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển các tài khoản chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung và các chi phí khác liên quan đến sản xuất sản phẩm vào TK 154 "CPSX kinh doanh dở dang" để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ dựa vào sổ nhật ký chung, kế toán sẽ vào sổ cái tài khoản 6271, 6273, 6277, 6278, (Công ty mở sổ cái tài khoản 627).(Biểu 10,11) Kế toán phản ánh kết chuyển chi phí sản xuất của công trình QL3 – Bắc Kạn như sau: Nợ TK 154: 1.853.625.974 Có TK 621 1.247.582.297 Có TK 622 310.835.500 Có TK 623 70.699.684 Có TK 627 224.508.493 Công ty dựa vào số liệu trên, cuối quý, kế toán tổng hợp chi phí thi công vào chi tiết vào sổ cái TK 154 theo mẫu (Biểu 12,13) Dựa vào chứng từ gốc kế toán vào sổ nhật ký chung, cuối quý từ số liệu trên sổ nhật ký chung kế toán vào sổ cái TK 154 (Biểu 14) Phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty áp dụng phương pháp cộng chi phí, phương pháp này phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Giá thành được tính theo công thức sau: Giá thành = Chi phí + Chi phí phát - Chi phí dở thực tế dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Trong đó: Giá trị dự toán khối lượng bàn giá : 2.097.860.006 Giá trị khối lượng xây lắp ddck theo dự toán : 352.112.499.523 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: : 1.853.625.974 Chi phí xây lắp dd đầu kỳ: : 62.256.194 Chi phí dở dang cuối kỳ Công ty tiến hành xác định giá trị thực tế sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Chi phí xây lắp Chi phí thực tế Giá trị Chi phí dở dở dang đầu kỳ thực tế phát sinh trong kỳ khối dang cuối kỳ lượng xây Giá trị dự toán Giá trị khối lượng xây lắp lắp dở dang khối lượng bàn giao dở dang theo dự toán theo dự toán Chi phí dở 62.256.194 + 1.853.625.974 352.112.499.523 dang cuối kỳ 2.097.860.006 + 352.112.499,523 2.75.352.495 Cuối mỗi quý căn cứ vào kế toán tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành vào sổ cáI TK 632 theo định khoản: Nợ TK 632 Có TK 154(1541 – Chi tiết công trình). Giá thành thực tế của công trình QL3 – Bắc Kạn Z = 62.256.194 + 1.853.625.974- 275.352.495 = 1.640.599.628 Nợ TK 632: 1.640.99.628 Có TK 154 (1541- Công trình QL3 – Bắc Kạn) 1.640.599.628 Chương iii một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà I. Những kết quả và tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Công ty CPXD Thái Hoà là một đơn vị hạch toán độc lập. Mô hình quản lý và hạch toán mà Công ty đã lựa chọn đã góp phần không nhỏ mang lại cho Công ty những kết quả như ngày nay. Điều này được thể hiện qua hai mặt sau a. Ưu điểm Về bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty. Công ty có bộ máy quản, linh hoạt, có đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Trong ban lãnh đạo có sự phân công rõ ràng, mỗi người phụ trách một công việc cụ thể để nắm vững tiến độ thi công chỉ đạo kịp thời các bộ phận chức năng xử lý những vướng mắc trong thi công và trong sản xuất. Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, quy chình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được phân công phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện phát huy năng lực và nâng cao trách nhiện công việc được giao nhằm góp phần tích cực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế tại Công ty. Về hệ thống sổ sách, chứng từ, tài khoản và phương pháp hạch toán tại Công ty. Hình thức số được áp dụng hiện nay tại công ty là Nhật ký chung. Đây là hình thức ghi chép đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính và rễ dàng ghi chép tổng hợp. Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được tổ chức kế toán hợp pháp hợp lệ đầy đủ. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ của Bộ tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của của ngành và của Công ty. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của đơn vị mình, Công ty đã mở các tài khoản cấp 2 và cấp 3 theo từng đối tượng công trình, hạng mục công trình Cách hạch toán của công ty nói chung là khá hữu hiệu đúng với chế độ kế toán mới. Hệ thống lựa chọn, phân loại, lưu dữ chứng từ được tổ chức hợp lý, đầy đủ theo đúng quy định kế toán. Công ty đã căn cứ vào tình hình thực tế để có phân l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5102.doc
Tài liệu liên quan