PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Những đóng góp 3
6. Nội dung nghiên cứu 3
Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán HTK trong các DN 4
I.1. HTK và quản lý HTK tại các DN 4
I.1.1 Khái niệm, đặc điểm , phân loại HTK trong các DN 4
I.1.1.1 Khái niệm 4
I.1.1.2 Đặc điểm 6
I.1.1.3 Phân loại HTK 7
I.1.2 Quản lý HTK trong các DN [14] 9
I.1.2.1 Quản lý hiện vật của HTK 10
I.1.2.2 Quản trị kế toán HTK . 11
I.1.2.3 Quản trị kinh tế của HTK . 12
I.1.2.4 Quản lý HTK tại các khâu trong quá trình sxkd 14
I.2. Nội dung tổ chức thu thập thông tin kế toán HTK tại các DN 14
I.2.1. Vai trò của thông tin kế toán quản trị HTK trong các DN 14
I.2.2. Xác định phương pháp tính giá HTK 17
I.2.2.1. Cơ sở tính giá HTK 17
I.2.2.2 Phương pháp tính giá xuất HTK 18
I.3 Tổ chức kế toán HTK 22
1.3. 1 Tổ chức chứng từ 22
I.3.2 Tổ chức tài khoản 25
I.3.3 Tổ chức sổ kế toán 25
I.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo 27
I.3.5 Tổ chức bộ máy kế toán HTK 29
I.3.6.Tổ chức hạch toán HTK : 30
I.4 Tổ chức phân tích thông tin kế toán HTK tại các DN . 31
I.4.1 Phân tích Vòng quay của HTK 31
I.4.2. Phân tích tỷ suất chu chuyển HTK . 32
I.4.3.Phân tích tình hình thực hiện định mức HTK 33
I.4.4. Phân tích tỷ trọng HTK 33
1.5 Kinh nghiệm kế toán HTK và tổ chức quản trị HTK trên thế giới [4, 5] 34
I.5.1 Mô hình kế toán dạng Anglo-Saxon 34
I.5.2 Mô hình kế toán Tây Âu 40
Chương II Thực trạng tổ chức kế toán HTK tại TCT Rau quả nông sản 43
II.1 Tổng quan về TCT rau quả nông sản 43
II.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TCT rau quả nông sản 43
II.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy của TCT rau quả nông sản 44
II.2 Thực trạng tổ chức kế toán tại TCT rau quả nông sản 48
II.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty: 48
II.2.1.1. Bộ máy công tác kế toán: 48
II.2.1.2. Hình thức kế toán: 51
II.2.1.3.Các chính sách kế toán được áp dụng tại tổng công ty 51
II.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán: 51
II.2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu: 52
II.2.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất: 54
II.2.2.3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán: 56
II.2.2.4. Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: 58
II.3 Đánh giá thực trạng công tác kế toán HTK tại văn phòng TCT RQ nông sản 60
II.3.1. Thực trạng 60
II.3.1.1.Đặc điểm HTK tại VP TCT rau quả nông sản 60
II.3.1.2. Phương pháp tính giá HTK tại TCT rau quả nông sản 64
II.3.1.3.Về tổ chức thu thập thông tin kế toán HTK tại TCT RQ nông sản. 67
II.3.1.4.Tổ chức phân tích thông tin kế toán HTK tại TCT rau quả nông sản 83
II.3.1.4.1. Xác định, phân tích tỷ trọng HTK 83
II.3.1.4.2. Phân tích vòng quay HTK . 85
II.3.2. Đánh giá thực trạng 86
II.3.2.1 Ưu điểm 86
II.3.2.2 Tồn tại 90
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán HTK tại TCT rau quả nông sản. 94
III.1.Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác kế toán HTK 94
III.1.1Do yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 94
III.1.2.Sự cần thiết phải hoàn thiện 97
III.1.3 Vai trò của công tác kế toán nói chung và kế toán HTK nói riêng tại TCT rau quả nông sản 98
III.2.Những nhiệm vụ, yêu cầu cơ bản và định hướng hoàn thiện công tác kế toán HTK 100
III.2.1 Nhiệm vụ 100
Kế toán quản trị HTK có nhiệm vụ sau 101
III.2.2.Những yêu cầu 101
III.2.3.Định hướng hoàn thiện 104
III.3.Giải pháp hoàn thiện 104
III.3.1 Giải pháp 105
III.3.2 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 109
Kết luận 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán hàng tồn kho tại Tông công ty rau quả nông sản với việc tăng cường quản trị nội bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức thực hiện các hoạt động tài chính hoặc có liên quan đến tài chính, thống kê kế toán.
+ Phó phòng thứ nhất: giúp kế toán trưởng và phụ trách về kế toán tài chính tổng hợp toàn Tổng công ty., phụ trách phần tổng hợp báo cáo của tất cả các đơn vị thành viên và lập Báo cáo tài chính chung cho toàn Tổng công ty. Đồng thời phụ trách công việc chung khi kế toán trưởng đi vắng.
+ Phó phòng thứ hai: giúp kế toán trưởng và phụ trách về kế toán tài chính của văn phòng Tổng công ty. phụ trách kế toán thuế và kế toán hoạt động của 10 phòng kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty.
+ Kế toán tổng hợp(2 người): Tổng hợp và lập báo cáo tài chính của cơ quan văn phòng TCT và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
+ Kế toán hàng hoá(2 người) : thực hiện viết phiếu xuất, nhập kho, kiểm tra bộ chứng từ hoàn chỉnh để đảm bảo công tác khấu trừ thuế, định kỳ thực báo cáo kiểm kê. theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hóa trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, quản lý các phòng kinh doanh.
+ Kế toán thanh toán tiền Việt nam, tiền gửi ngân hàng và tài sản cố định. phụ trách các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và thanh toán nội địa;
+ Kế toán ngoại tệ, toán thanh toán quốc tế, công nợ, hông tin tài chính, internet.: phụ trách các giao dịch ngoại tệ, theo dõi công nợ của các hợp đồng xuất nhập khẩu.
+ Thủ quỹ: phụ trách số tiền hiện có tại DN . Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ hợp lệ kèm theo để thanh toán tiền mặt cho nhân viên trong Tổng công ty, phát tiền lương, tiền thưởng cho CBCNV, ồng thời chịu trách nhiệm về các khoản bảo hiểm xã hội...
+ Kế toán khối nông nghiệp và sự nghiệp : phụ trách về các khoản liên quan đến người lao động ( tiền lương, thưởng, kinh phí công đoàn,...) của toàn Tổng công ty, quản lý chi phí của các đề tài nghiên cứu.
+ Kế toán quản lý các DN phía Bắc..
+ Kế toán quản lý các DN phía Nam.
+ Kế toán quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
+ Kế toán phụ trách chi phí giá thành tổng công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Phó phòng kế toán
Khối quản lý doanh nghiệp
Khối văn phòng
KT khối nông nghiệp và sự nghiệp
KT xây dựng cơ bản
KT chi phí và giá thành
Kế toán hàng hoá, kho
Kế toán tiền mặt thanh toán
KT ngoại tệ
KT tiền gửi ngân hàng
KT BHXH kiêm thủ quỹ
Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy kế toán tổng công ty
II.2.1.2. Hình thức kế toán:
Hình thức kế toán mà TCT đang sử dụng là hình thức nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
SỔ, THẺ KHO KẾ TOÁN CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI
PHÁT SINH
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
NHẬT KÝ CHUNG
NHẬT KÝ
CHUYÊN DÙNG
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
CHỨNG TỪ GỐC
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Tổng hợp đối chiếu
Sơ đồ 6: Hình thức kế toán nhật ký chung
II.2.1.3.Các chính sách kế toán được áp dụng tại tổng công ty
Chế độ kế toán được áp dụng trong TCT là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006.
+ Phương pháp hạch toán HTK : phương pháp kê khai thường xuyên
+ Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp kế toán chi tiết HTK : phương pháp thẻ song song.
+ Phương pháp xác định thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
+ Chính sách tỷ giá: khi phát sinh các khoản thanh toán bằng ngoại tệ công ty sử dụng tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh giao dịch do ngân hàng công bố để hạch toán.
II.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán:
II.2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu:
Để thu thập thông tin đầy đủ,có độ chính xác cao về tài sản và nguồn hình thành tài sản,về tình hình kết quả kinh doanh phục vụ kịp thời cho công tác kiểm tra,kiểm soát và điều hành quá trình kinh doanh,làm căn cứ ghi sổ kế toán thì cần thiết phải phải sử dụng chứng từ. Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,các nghiệp vụ này đều phải được phản ánh vào chứng từ theo mẫu quy định trong đó phải ghi chép đầy đủ,kịp thời các yếu tố theo phương pháp lập của từng loại chứng từ.
Về hệ thống chứng từ kế toán sử dụng: TCT đã đăng ký hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính phát hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm:
- Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền
lương, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH,…
- Chứng từ về HTK : Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho,
biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá...
- Chứng từ bán hàng: Hoá đơn thu mua hàng nông sản, Hoá đơn GTGT...
- Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ...
- Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, thẻ tài sản cố định , biên bản thanh lý tài sản cố định..
- Các chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ xuất, nhập khẩu
+ Bộ chứng từ về hàng hóa ( Hóa đơn thương mại, Bảng kê phiếu đóng gói,...)
+ Vận đơn
+ Bộ chứng từ hải quan ( Giấy phép XNK, tờ khai hải quan...)
+ Một số chứng từ tự lập: biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hóa, phiếu báo làm thêm giờ, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, giấyđề nghị tạm ứng…
Theo chế độ kế toán hiện hành chứng từ sử dụng tại TCT trong kế toán HTK chủ yếu gồm:
TT
TÊN CHỨNG TỪ
SỐ HIỆU
TÍNH CHẤT
BB (*)
HD (*)
II/ HTK
1
Phiếu nhập kho
01-VT
x
2
Phiếu xuất kho
02-VT
x
3
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
03-VT
x
4
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
04-VT
x
5
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
05-VT
x
6
Bảng kê mua hàng
06-VT
x
7
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
07-VT
x
B/ CHỨNG TỪ KHÁC
8
Hoá đơn Giá trị gia tăng
01GTKT-3LL
x
9
Hoá đơn bán hàng thông thường
02GTGT-3LL
x
10
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
03 PXK-3LL
x
11
Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
04 HDL-3LL
x
12
Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính
05 TTC-LL
x
13
Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn
04/GTGT
x
14
..........................
Ghi chú: (*) BB: Mẫu bắt buộc
(*) HD: Mẫu hướng dẫn
Trình tự lưu chuyển một số loại chứng từ trong TCT như sau:
* Đối với phiếu chi:
- Người nhận tiền viết giấy đề nghị chi.
- Kế toán thanh toán viết phiếu chi rồi trình kế toán trưởng ký duyệt.
- Kế toán trưởng ký phiếu chi.
- Thủ quỹ chi tiền, ký vào phiếu chi rồi chuyển cho kế toán thanh toán.
- Kế toán thanh toán ghi sổ, bảo quản và lưu trữ
* Đối với hoá đơn giá trị gia tăng :
- Khi thực hiện phương án kinh doanh, Phòng kinh doanh lập hoá đơn GTGT căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết rồi trình lãnh đạo TCT ký.
- Liên 2 giao cho khách hàng để được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán; Liên 1 và liên 3 chuyển lên cho kế toán.
- Kế toán lưu liên 1, liên 3 làm được dùng làm căn cứ để ghi nhận doanh thu, thuế GTGT phải nộp, ghi công nợ và theo dõi thanh toán công nợ.
Nhìn chung TCT đã thực hiện tốt chế độ kế toán do bộ tài chính ban hành về lập và lưu chuyển chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ theo quy định. Chứng từ được lưu chuyển theo một quy trình chặt chẽ, có sự xác nhận của các cấp lãnh đạo và các phòng ban có liên quan.
II.2.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất:
Kế toán của TCT rau quả nông sản sử dụng hầu hết các tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán DN theo chế độ hiện hành.
Việc vận dụng hệ thống tài khoản HTK theo quyết định 15 gồm có 9 loại, :
Số
SỐ HIỆU TK
TT
Cấp 1
Cấp 2
TÊN TÀI KHOẢN
GHI CHÚ
1
2
3
4
5
15
151
Hàng mua đang đi đường
16
152
Nguyên liệu, vật liệu
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
17
153
Công cụ, dụng cụ
18
154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
19
155
Thành phẩm
20
156
Hàng hóa
1561
Giá mua hàng hóa
1562
Chi phí thu mua hàng hóa
1567
Hàng hóa bất động sản
21
157
Hàng gửi đi bán
22
158
Hàng hoá kho bảo thuế
Đơn vị có XNK được lập kho bảothuế
23
159
Dự phòng giảm giá HTK
Các tài khoản chủ yếu được sử dụng:
Số hiệu TK
Tên TK
Ghi chú
Cấp 1
Cấp 2
111
1111
1112
Tiền mặt
- Tiền Việt Nam
- Ngoại tệ
Chi tiết theo VNĐ và ngoại tệ
112
1121
1122
Tiền gửi NH
- Tiền Việt Nam
- Ngoại tệ
Chi tiết theo từng ngân hàng, từng loại ngoại tệ
131
Phải thu khách hàng
Chi tiết từng khách hàng
133
Thuế GTGT được khấu trừ
Chi tiết theo HH nội địa và HH nhập khẩu
136
1361
1368
Phải thu nội bộ
Chi tiết theo từng đơn vị trực thuộc
141
Tạm ứng
Chi tiết theo đối tượng
144
Cầm cố, ký quỹ NH
Chi tiết theo từng NH, từng phương án kinh doanh
156
Hàng hóa
Chi tiết theo từng mã hàng
157
Hàng gửi đi bán
Chi tiết theo từng mã hàng
211
TSCĐ hữu hình
Chi tiết theo loại TS
214
Khấu hao TSCĐ
Chi tiết theo TSCĐ
331
Phải trả người bán
Chi tiết theo đối tượng, từng phương án KD
333
3331
Thuế GTGT
Chi tiết thuế GTGT đầu ra và GTGT hàng NK
3332
Thuế TTĐB
3333
Thuế xuất, nhập khẩu
Chi tiết cho từng phương án kinh doanh
3334
Thuế TNDN
334
Phải trả công nhân viên
Chi tiết cho từng phòng ban
336
Phải trả nội bộ
Chi tiết cho từng đơn vị
338
Phải trả, phải nộp khác
511
5111
5113
Doanh thu
Doanh thu bán hàng
Doanh thi cung cấp dịch vụ
Chi tiết cho từng phòng KD, từng PA và từng mặt hàng
515
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi tiết cho từng loại doanh thu, từng PA đầu tư
521
Chiết khấu thương mại
Chi tiết cho từng phương án
531
Hàng bán bị trả lại
Chi tiết cho từng phương án
532
Giảm giá hàng bán
Chi tiết cho từng phương án
632
Giá vốn hàng bán
Chi tiết cho từng phòng KD, từng PA và từng mặt hàng
635
Chi phí tài chính
Chi tiết cho từng loại chi phí, từng phương án đầu tư
641
Chi phí bán hàng
Chi tiết cho từng loại chi phí
642
Chi phí quản lý DN
Chi tiết từng loại chi phí
911
Xác định kết quả KD
Ngoài ra kế toán còn theo dõi chi tiết bằng cách thiết kế các tiểu khoản mang mã phòng kinh doanh, mã khách hàng, mã mặt hàng,...
Nhìn chung việc vận dụng hệ thống tài khoản tại kế toán của TCT là tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: không sử dụng TK1562 để theo dõi chi tiết chi phí khâu mua mà hạch toán luôn vào TK641.
II.2.2.3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Hiện nay DN đang áp dụng hình thức nhật ký chung trên phần mềm kế toán ASC Group với hệ thống các sổ tổng hợp và sổ chi tiết chủ yếu sau:
* Về hệ thống sổ sách sử dụng trong TCT bao gồm:
-Sổ hạch toán chi tiết các tài khoản.
-Sổ Nhật ký chung
- Nhật ký chuyên dùng: Được mở cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều như: thu, chi tiền mặt, TGNH, mua, bán hàng hóa.
Có 4 nhật ký chuyên dùng:
+Nhật ký thu tiền (tiền mặt, TGNH)
+Nhật ký chi tiền (tiền mặt, TGNH)
+Nhật ký bán hàng (bán chịu)
+Nhật ký mua hàng( mua chịu)
- Sổ cái: mở cho các tài khoản tổng hợp, mỗi tài khoản được phản ánh trên các trang sổ riêng.
Ví dụ: Sổ cái TK111, TK112, TK156, TK641, TK642, TK334, TK338, TK131, TK511, TK632, TK333,...
Sổ kế toán liên quan đến HTK theo quyết định 15 gồm:
Số TT
Tên sổ
Ký hiệu
Nhật ký chung
1
2
3
4
05
Sổ Nhật ký chung
S03a-DN
x
08
Sổ Nhật ký mua hàng
S03a3-DN
x
09
Sổ Nhật ký bán hàng
S03a4-DN
x
10
Sổ Cái TK 15(dùng cho hình thức Nhật ký chung)
S03b-DN
x
13
Bảng cân đối số phát sinh
S06-DN
x
17
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
S10-DN
x
18
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
S11-DN
x
19
Thẻ kho (Sổ kho)
S12-DN
x
27
Sổ chi tiết bán hàng
S35-DN
x
28
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
S36-DN
x
29
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
S37-DN
x
30
Sổ chi tiết các tài khoản 15
S38-DN
x
Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của DN
KTTC
Xử lý các nghiệp vụ
Nhập dữ liệu
Vào nhật ký chung
Vào sổ cái
Các sổ chi tiết
BCĐKT
BCTC
In và lưu trữ
C. Từ gốc
Do công tác kế toán hoàn toàn được thực hiện trên máy vi tính nên việc nhập số liệu và tính toán được nhanh chóng, chính xác, việc kiểm tra số liệu và phát hiện sai sót cũng thuận tiện hơn.
Sơ đồ 7 : Sơ đồ quy trình kế toán máy
* Qui trình kế toán máy HTK
-Chứng từ gốc gồm có: Phiếu xuất kho, nhập kho thành phẩm, hoá đơn mua bán hàng (GTGT)
-Xử lý các nghiệp vụ căn cứ vào chứng từ để mở các thẻ kho.
Nhập dữ liệu căn cứ vào chứng từ, nghiệp vụ máy thì máy sẽ tự định khoản mà kế toán viên không cần phải tự tính.
- In và lưu trữ: Cuối tháng hoặc cuối kỳ sẽ in theo yêu cầu của người sử dụng.
*Các chức năng chính của phần mềm:
+ Chứng từ: Hệ thống cập nhật chứng từ kế toán các loại.
+ Sổ chi tiết: tạo và in sổ chi tiết các loại.
+ Báo cáo định kỳ: Tạo và in các báo cáo theo qui định.
+ Vấn tin tức thời: Cung cấp thông tin nhanh về các nghiệp vụ kế toán và các tiện ích khác.
+ Tra cứu: Tra cứu các danh mục về nghiệp vụ hệ thống kế toán.
+ Hệ thống: Phân chia quyền khai thác hệ thống và kiểm tra quyền xâm nhập hệ thống.
Phần mềm kế toán cho phép kế toán theo dõi chi tiết theo từng đối tượng bằng cách nhập mã đối tượng vào các tài khoản có liên quan. Chẳng hạn với TK5111- Chi tiết doanh thu bán hàng, kế toán nhập mã phòng kinh doanh, phương án kinh doanh và tên mặt hàng bán. Khi đó dữ liệu sẽ được tập hợp tại tiểu khoản của các đối tượng trên giúp kế toán có được số liệu chi tiết theo từng đối tượng.
II.2.2.4. Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
TCT lập báo cáo quyết toán hàng quý nhằm tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán liên quan theo các chỉ tiêu tài chính, tổng hợp để phản ánh một cách có hệ thống tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của mình. Báo cáo tài chính được lập bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính(mẫu số B09-DN)
Ngoài ra TCT còn sử dụng một số loại báo cáo để giúp cho việc hạch toán được dễ dàng hơn như: Báo cáo nhập - xuất - tồn kho hàng hoá, báo cáo qũy,...
Việc lập báo cáo tài chính theo định kỳ giúp cho TCT quản lý hoạt động tài chính một cách có hiệu quả .Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho HĐQT trong việc đưa ra các quyết định và phương án kinh doanh cụ thể cũng như đề ra các mục tiêu sách lược kinh doanh của DN trong tương lai.
Kết thúc kỳ kế toán, Công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của cả tổng công ty. Do đó kế toán TCT còn tiến hành tập hợp báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc để lập báo cáo chung cho toàn Tổng công ty. Các quy định về lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất được lập tuân theo quy định và ban hành của chuẩn mực kế toán số 25- lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất ra đời theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 30 tháng 12 năm 2003. Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện các chuẩn mực liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất là thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 Vấn đề hợp nhất kinh doanh được ban hành theo chuẩn mực số 11 được hướng dẫn theo thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính như: Đầu tư vào công ty liên kết được quy định trong chuẩn mực kế toán số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết. Các khoản góp vốn liên doanh được quy định trong chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh. Vấn đề hợp nhất kinh doanh được quy định trong chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh. Vấn đề về chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài được quy định theo chuẩn mực số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái., Thuế thu nhập DN được quy định trong chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh ngiệp. Vấn đề về trình bày báo cáo tài chính được quy định trong chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy định trong chuẩn mực số 26 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thông tin về các bên liên quan được quy định trong chuẩn mực kế toán số 26 – Thông tin về các bên liên quan...
II.3 Đánh giá thực trạng công tác kế toán HTK tại văn phòng TCT RQ nông sản
II.3.1. Thực trạng
II.3.1.1.Đặc điểm HTK tại VP TCT rau quả nông sản
Tại TCT Rau quả Nông Sản các nhà quản lý tài chính rất quan tâm đến mức vốn lưu động vì về bản chất chúng liên tục thay đổi và liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Vốn lưu động quá ít sẽ đặt TCT vào vị trí bất lợi: TCT không có khả năng thanh toán các hóa đơn hoặc tận dụng các cơ hội tăng lợi nhuận. Mặt khác, có quá nhiều vốn lưu động sẽ làm giảm khả năng sinh lợi vì bản thân số vốn đó còn có chi phí vốn.
Giá trị HTK là một phần của vốn lưu động. Cũng giống như vốn lưu động nói chung, lượng tồn kho phải được cân bằng giữa hai thái cực quá nhiều hoặc quá ít. Lượng tồn kho nhiều sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề của TCT như: hoàn thành các đơn hàng nhanh chóng, tạo ưu thế chống lại tình trạng ngừng sản xuất. Tuy nhiên, lượng tồn kho nhiều cũng ảnh hưởng đến chi phí tài chính và tạo rủi ro phá giá thị trường của bản thân HTK đó. Mỗi sản phẩm dư tồn trong kho sẽ tính vào chi phí tài chính của Tổng công ty, làm giảm lợi nhuận. Và mỗi sản phẩm còn nằm trong kho có nguy cơ trở nên lỗi thời hay khó tiêu thụ hơn theo thời gian. Điều này một lần nữa lại ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận.
Rau quả nông sản, và những mặt HTK của tồng công ty là một ví dụ điển hình về lượng tồn kho gia tăng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận. Đây là những mặt hàng dễ hỏng khó bảo quản, bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong tất cả các khâu từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản đồng thời giá cả cũng thay đổi lên xuống thất thường, đầu vào, đầu ra cũng không ổn định.
Tại TCT với đặc điểm kinh doanh đa dạng bao gồm nhiều loại hàng hóa sản phẩm dịch vụ khác nhau lại rất đặc thù nên sản phẩm tồn kho tại TCT cũng có nhiều điểm riêng biệt:
Bao gồm nhiều chủng loại mẫu mã kích thước khác nhau gắn với đặc thù của từng sản phẩm.
Được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
Nhiều mặt HTK phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Một thực tế là tất cả các sản phẩm tồn kho đều được sắp xếp tại các kho thuộc các công ty, nhà máy sản xuất chế biến phân bố khắp trên cả nước gồm 4 khối:
- Khối công nghiệp:
Gồm các nhà máy chế biến:
-Sản phẩm đóng hộp, sản phẩm lạnh, sản phẩm sấy khô, sản phẩm muối và dầm dấm như: rau, quả, dưa chuột, nấm mỡ, thịt, cá...
-Gia vị: ớt, tỏi, gừng, nghệ, quế, tiêu
-Nước quả cô đặc: chuối, dứa, đu đủ
-Bao bì hộp kim loại, hòm gỗ, hò, carton...
-Khối nông nghiệp:
Gồm các nông trường với hàng nghìn ha đất canh tác trên toàn quốc. Các nông trường này trồng cấc loại cây công nghiệp ,cây nông nghiệp như dứa ,chanh ,chuối ,lạc,cao su ,cà phê...và chăn nuôi gia súc như châu ,bò ,lợn..
-Khối xuất nhập khẩu
Gồm nhiều khu vực XNK: ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Các mặt hàng nhập khẩu của TCT gồm có:
- Vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống rau.
- Vật tư công nghiệp: sắt tấm, hộp rỗng, lọ thuỷ tinh, carton, axi cho thực phẩm và đường.
- Máy móc thiết bị cho các nhà máy chế biến
- Các loại hoá chất khác
Các mặt hàng XK:
- Quả tươi: chuối, dứa, cam, bưởi... và các loại quả nhiệt đới khác.
- Rau tươi: bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột...
- Sản phẩm đóng hộp, đông lạnh
- Hoa tươi và cây cảnh
- Các sản phẩm nông sản khác như chè, cafe, cao su...
-Khối nghiên cứu khoa học và đào tạo:
TCT rau quả nông sản Việt Nam có 1 viện nghiên cứu rau quả và nhiều trạm thực nghiệm chuyên nghiên cứu giống mới, sản phẩm mới, cải tạo bao bì, nhãn hiệu. Khối này chuyên cung cấp các thông tin kinh tế và đào tạo các cán bộ khoa học, kỹ thuật.
Hiện tại tại TCT có các loại HTK sau:
Về rau quả:
- Sản phẩm rau quả tươi: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch để xuất khẩu. Các sản phẩm này giữ nguyên hương vị tự nhiên, đặc trưng của từng loại rau quả.
- Sản phẩm đông lạnh: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch và được bảo quản ở nhiệt độ thấp giữ cho rau quả tươi lâu. Sản phẩm này hầu như vẫn giữ được hương vị và chất lượng như sản phẩm tươi ban đầu.
- Sản phẩm muối và dầm dấm: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch, dùng dấm, muối và một số gia vị làm phụ gia. Sản phẩm này có thể để nguyên hình hoặc gọt vỏ nhưng vẫn giữ được hình dạng của rau quả ban đầu
- Sản phẩm sấy khô và gia vị, dược liệu: Sản phẩm này cũng là các loại rau quả và cây gia vị được làm sạch, sấy khô và chế biến theo công thức nhất định
- Sản phẩm đóng hộp: dứa hộp, vải hộp, nước dứa, nước chuối, nước chôm... Sản phẩm đóng hộp có nhiều loại:
+ Nước quả tự nhiên (nguyên chất): Là sản phẩm mà thành phần chủ yếu là dịch quả, trong đó có một phần thịt quả hoặc không chứa thịt quả. Nước quả tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao, có màu sắc tự nhiên và hương vị của nguyên liệu: nước dứa, nước thanh long, nước táo, nước chôm chôm, sữa dừa…
+ Necta quả: Là nước do quả đục ra, nước quả nghiền hoặc nước quả với thịt quả dạng sệt, chế biến bằng cách chà mịn những loại quả khó lấy dịch như: chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu,... Đây cũng là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do chứa thành phần quả là chủ yếu.
+ Nước quả cô đặc: Là nước quả ép, lọc trong rồi cô đặc tới hàm lượng chất khô. Có thể coi nước quả cô đặc là một dạng bán chế phẩm để chế biến nước giải khát, rượu vang quả, rượu mùi, kem,...
+ Xirô quả: Là nước quả được pha thêm đường.
+ Squash quả: Tương tự như Xirô quả nhưng chứa nhiều thịt quả hơn, ở dạng đặc sánh hơn.
+ Nước quả lên men: Được chế biến bằng cách cho nước quả lên men rượu.
+ Bột quả giải khát: Gồm bột quả hoà tan và không hoà tan.
+ Nước quả giải khát: Thành phần chủ yếu là dịch quả, cộng với đường, axít thực phẩm, màu thực phẩm và hương liệu.
+ Hoa các loại: Lan hồ điệp,Lan hồ điệp cánh nhỏ, lan vũ nữ, Lan hải, địa lan
Về nông sản
Các mặt hàng nông sản chủ yếu của TCT bao gồm
Macadamia, Mứt , Óc chó, Cơm dừa, Thạch dừa, Quế, Hạt nhựa, Riềng, Dầu cọ, Hồ tiêu( trắng, đen), Hạt điều (nhân), Mía, Chè, Cao su, bông, sữa, muối, thuốc lá, gỗ rừng trồng, lạc, các loại thịt, trứng, gia cầm, động vật sống, thóc, gạo đường,sắn, vừng, đậu xanh, long nhãn, hạt sen, cà phê…
Ngoài ra còn có các loại hạt giống: Su hào Hà Giang, cải xanh lá vàng, bắp cải Bắc Hà, Cải củ Hà nội, Xà lách Hải Phòng, Cải xanh ngọt Hải phòng, cải bẹ mào gà …
Về hàng tồn khác
Các loại máy xây dựng( Máy sấn tôn thuỷ lực, máy nén khí, máy ủi, Máy khoan đá, Máy xúc đào, Máy phát điện, Điện thoại di động, Linh kiện máy tính,Thép các loại, Thiết bị đo lường, Ống các loại, Bánh các loại, Rượu các loại, Giấy các loại,Thức ăn gia súc, Linh kiện DVD, linh kiện điện tử, Dây inoc, dây bọc đồng, dây cáp điện, Xoong chảo, Chất tẩy rửa, túi lọc bụi, Sữa tắm, dầu xả, gel tắm, Sữa tươi,Công cụ đã qua sử dụng(xe xúc lật,máy ủi….). Bao bì hộp kim loại, hòm gỗ, carton …
Về mặt bảo quản tại kho:
Do đặc thù của TCT chủ yếu là kinh doanh rau quả tươi, đông lạnh. nên việc quản lý và bảo quản những mặt hàng này rất quan trọng, nếu quản lý không tốt rất dễ bị hỏng và hao hụt nên việc quản lý sát sao là tối cần thiết để giúp giảm chi phí, hao hụt và nâng cao lợi nhuận.
Một loại hàng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho đó là lọ thuỷ tinh các loại, hàng này có đặc điểm là rất dễ vỡ nếu bảo quản không tốt.
Một mảng kinh doanh nữa của TCT là kinh doanh vỏ hộp sắt các loại, hàng này với thời tiết của nước ta là độ ẩm cao nên nếu quản lý không tốt rất dễ bị rỉ sét,hư hỏng,mà giá trị của loại hàng này lại tương đối cao.
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, trong những năm gần đây, TCT đã rất quan tâm đến việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. Sự đa dạng này thể hiện ở cơ cấu sản phẩm còn tồn lại kho của TCT : nhóm sản phẩm rau quả tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm tồn kho nhưng có xu hướng giảm dần; tỷ trọng của nhóm hàng gia vị, nông sản thực phẩm chế biến và hàng hoá khác như ớt bột, tỏi bột, hồi, quế, hạt sen, hạt điều, nghệ, gừng có xu hướng tăng lên.
Đồng thời xuất hiện nhiều mặt hàng tồn kho mới như : linh kiện DVD, phần mềm, dây cáp điện, ống nước. Các mặt hàng điện tử có xu hướng chiếm tỉ trọng và khối lượng giao dịch nhiều hơn( như điện thoại di động, linh kiện máy tính …).
II.3.1.2. Phương pháp tính giá HTK tại TCT rau quả nông sản
Theo chế độ kế toán hiện hành kế toán HTK tại VP TCT rau quả nông sản áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Kế toán phải phản ánh 1 cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống mọi sự biến động của HTK .
Trị giá HTK cuối kỳ = Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá xuất trong kỳ.
Theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép phản ánh và theo dõi sự biến động từng ngày của HTK mà không phụ thuộc vào kết quả kiểm kê. Phương pháp này rất phù hợp trong với thực tế HTK của TCT và phù hợp trong điều kiện tin học hóa như hiện nay.
-Tính giá hàng hoá, ccdc nhập kho.
Tại TCT HTK là hàng đang trong kho, hàng hoá đã mua nhưng đang đi đường hoặc hàng hoá gửi bán ở DN khác. Khi phản ánh trên sổ sách kế toán, HTK được phản ánh theo giá thực tế nhằm đảm bảo nguyên tắc giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33460.doc