MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương I: Sở lý luận về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp du lịch - khách sạn trong nền kinh tế thị trường 4
I. Khái quát về chiến lược kinh doanh và nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh 4
1. Chiến lược kinh doanh 4
2. Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh 6
II. Khái quát về khách sạn và kinh doanh khách sạn 9
1. Khách sạn 9
2. Kinh doanh khách sạn 10
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp khách sạn 11
1. Chiến lược kinh doanh trong khách sạn 11
2. Các đặc thù cơ bản của kinh doanh khách sạn ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 13
3. Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch khách sạn 14
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 27
I. Giới thiệu chung về Khách sạn Thắng lợi 27
1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn 28
3. Bộ máy tổ chức của công ty - khách sạn 29
4. Đặc điểm nguồn nhân lực của khách sạn 31
5. Đặc điểm về nguồn khách của khách sạn 33
6. Đặc điểm dịch vụ của khách sạn 34
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn 38
1. Tình hình nguồn khách của khách sạn trong 3 năm từ 1996 - 1998 39
2. Tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận trong 3 năm từ 1996 - 1998 40
III. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Thắng Lợi 42
1. Căn cứ để xây dựng chiến lược tại Khách sạn Thắng Lợi 42
2. Các chỉ tiêu đánh giá 42
3. Các giải pháp chiến lược đã áp dụng tại Khách sạn Thắng Lợi 44
IV. Đánh già chung về công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Thắng Lợi 46
1. Những kết quả đạt được 46
2. Những tồn tại 46
3. Nguyên nhân của sự tồn tại 47
Chương III: Kiến nghị phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi 49
I. Các nguyên tắc phải boả đảm khi tiến hành công tác hoạch định kinh doanh 49
II. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 50
1. Nhận thức cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Thắng Lợi 50
2. Căn cứ để thiết lập mục tiêu 58
3. Xây dựng các chiến lược mẫu 60
4. Một số chính sách và biện pháp nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh 63
III. Một số kiến nghị khác 69
1. Kiến nghị đối với Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi 69
2. Kiến nghị với Tổng cụ Du lịch 75
3. Kiến nghị đối với Nhà nước 78
Kết luận 80
Tài liệu tham khảo 82
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4640 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Khách sạn-Du lịch Thắng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này.
b) Dịch vụ lưu trú:
Trong kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ v.v... thì dịch vụ lưu trú được coi là đóng vai trò chính trong cơ cấu dịch vụ của khách sạn. Nó bao gồm những gì nhằm phục vụ cho khách du lịch khi lưu tại phòng. Khách sạn Thắng Lợi có số lượng phòng ngủ tương đối lớn. Từ lúc thành lập, khách sạn có tổng số phòng là 156 trong đó khu A có 72 phòng bao gồm 4 phòng đặc biệt, phòng Suite và phòng Luxury. Khu B có 84 phòng trong đó có 4 phòng đặc biệt. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, do nhu cầu khách thay đổi cũng như một số trang thiết bị xuống cấp. Khách sạn đã tiến hành xây mới, nâng cấp và cải tạo lại nhiều: Đưa tổng số phòng lên 175, trong đó xây mới thêm 1 khu buồng Salê gồm 15 phòng. Cụ thể là:
- Khu A có 72 phòng trong đó có 4 phòng đặc biệt; 36 phòng loại 1 (ngoảnh ra mặt hồ); 32 phòng loại 2 (ngoảnh vào phía trong).
- Khu B có 84 phòng trong đó có 4 phòng đặc biệt; 44 phòng loại 1 (ngoảnh ra mặt hồ); 36 phòng loại 2.
- Khu Bugalow có 3 phòng loại 1. Tổng cộng khách sạn có 175 phòng với 11 phòng đặc biệt với tổng số giường là 274.
Vào đầu năm 1997, để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp và các nguyên thủ Quốc gia... Khách sạn đã tiến hành cải tạo, nâng cấp 2 khu nhà buồng đó là khu B và khu Salê đạt tiêu chuẩn quốc tế là 3 sao (*): 2 phòng đặc biệt của khu Salê được cải tạo thành 4 phòng thường (loại 1), 1 phòng dành cho. nhân viên đón tiếp khách. Và hiện tại khách sạn có 178 phòng tổng số.
Tất cả đều tổ chức phục vụ khách quốc tế, cấu trúc phòng theo kiểu khép kín, trang bị nội thất hiện đại. Các phòng đều có Ti vi màu DEAWOO-24 inches; MiniBar, điện thoại (kể cả trong Toilet), bàn làm việc, bàn uống nước, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, thiết bị vệ sinh, chữa cháy v.v...
Riêng buồng đặc biệt có phòng tiếp khách riêng, có bếp tự nấu ăn. Tất cả các phòng đều có điều hòa nhiệt độ Nhật (Khu A) Mỹ (Salê, B), và tivi có thể bắt 11 kênh truyền hình. Nhìn chung hệ thống phòng ngủ được chia theo 6 thứ hạng sau:
- Suite-presidental Room
- Suite - delux Room
- Suite-Room
- Premium room
- Superior room
- Standard room.
c) Dịch vụ trong ăn uống:
. Dịch vụ ăn uống của khách sạn Thắng Lợi bao gồm có khối nhà ăn, bar, bếp được thiết kế theo một hệ thống khép kín, nối liền với các khu lưu trú và các dịch vụ bổ trợ khác:
* Khối nhà ăn:
Nhà ăn có diện tích khoảng 300m2, với sức chứa 300 khách ăn ngồi, khoảng 500 khách ăn tiệc đứng. Đầu năm 1997 khách sạn đã tiến hành cải tạo, nâng cấp và mở rộng khu này đưa tổng sức chứa lên 500 khách ăn ngồi, khoảng 700 khách ăn tiệc đứng.
Ngoài ra có 2 phòng tọa đàm hoặc tiệc nhỏ với sức chứa từ 20-30 khách gọi là Tây Hồ I, Tây Hồ II. Một phòng tiệc hoặc tọa đàm với sức chứa 60-80 khách (phòng suối trúc).
Tất cả các phòng được rải thảm, các loại đèn mới, thiết bị âm thanh hiện đại, máy điều hòa nhiệt độ hai chiều của Nhật Bản. Ghé ngồi của Hàn Quốc theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Khối bếp:
Nhà bếp có diện tích hơn 200 m2, toàn bộ trang thiết bị đều của Nhật. Sau 20 năm sử dụng nên các thiết bị này đã trở nên quá lạc hậu, hư hỏng nhiều.
- Kho bếp: gồm có 4 buồng lạnh sâu, 4 buồng lạnh vừa, hiện tại chỉ có 1 kho lạnh sâu, 1 kho lạnh vừa hoạt động còn lại 6 kho không hoạt động. Ngoài ra còn có khu sơ chế cho từng loại cá, tôm, rau, thịt.
- Bếp nấu: Trước đây được trang bị 2 bếp đun dầu, một đun than, 1 đun ga lớn: hiện tại, 2 bếp đun dầu và một bếp dun than đá ngừng hoạt động thay vào dó là các bếp ga.
Nhà bếp dảm bảo dự trữ chế biến cho những bữa tiệc lớn từ vài trăm khách cho đến 1200 khách.
- Khâu chế biến: Nhà bếp làm được các loại bánh như: ga tô, bánh nhân thịt, kem Caramel... để bán cho khách; các đầu bếp có thể tạo ra nhiều món ăn theo kiểu Âu, Ávà các bữa tiệc mang tầm cỡ quốc tế.
- Bữa sáng (điểm tâm): Khách ăn tự chọn bao gồm các món theo kiểu Âu, Á, theo phong tục điểm tâm các món ăn trên thế giới. Ngoài ra, các bữa trưa, tối tuy vào yêu cầu của khách mà khách sạn có thể tạo ra cho họ.
* Khối Bar:
Khách sạn có một bar phục vụ nhà ăn và phục vụ lưu động trực tiếp đến từng bàn khách bao gồm các loại đồ uống, pha chế để phục vụ theo nhu cầu của khách. Thời gian phục vụ đến 22 giờ hằng ngày.
d) Dịch vụ bổ sung:
Khách sạn Thắng Lợi có một hệ thống dịch vụ bổ sung tương đối đầy đủ với trang thiết bị hiện đại có chất lượng cao, đây là dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu bổ sung của khách nghỉ tại khách sạn cùng như khách ngoài có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của khách sạn. Bao gồm:
- Dịch vụ beauty salon, saunna, neassages: có 12 phòng tắm hơi, messages. Trong đó 1 phòng Saunna có Steam Saunna (tắm hơi ướt) và Dry saunna (tắm hơi khô). Nhưng thiết bị này được nhập từ Italia. Có phòng nghỉ được trang bị ghế ngồi - nằm, tivi hiện đại, trang bị tủ đựng quần áo, hành lý của khách, khăn... tất cả đều mới, hiện đại, đồng bộ và khép kín nhằm phục vụ hồi sức khỏe bằng phương pháp trị liệu, bên cạnh đó khách sạn còn có.
Một phòng cắt tóc dành cho nam và nữ, làm đẹp, v.v...
- Dịch vụ điện thoại:
Khách sạn có 01 tổng đài điện thoại tự động (Agate) hiện đại với 300 máy đặt tại phòng và nơi công cộng, đảm bảo liên lạc thuận lợi cho khách.
- 01 business Center và 1 phòng tọa đàm (hiện tại đang cho văn phòng nước ngoài thuê) đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ như đánh máy PC, xử lý văn bản, dự thảo hợp đồng, dịch thuật, thư ký v.v... đáp ứng mọi lúc cho khách.
- Có 2 cửa hàng lưu niệm có diện tích 25 m2 với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng về chủng loại, đặc sắc về tính chất, tranh sơn mài, đồng hồ...
- Áo, đồ truyền thống...
- Có 2 sân quần vợt được lắp đặt hệ thống ánh sáng đảm bảo cho khách chơi vào buổi tối.
- Có 01 fitness center đảm bảo cho nhu cầu tập thể hình - sức khỏe cho khách.
- Có 01 bể bơi với diện tích 150m2, 1 bàn Bi-A, 5 phòng Karaokê, một sàn nhảy, nhằm phục vụ vui chơi giải trí cho khách trong ngoài khách sạn.
- Có hệ thống an ten Parabôn (parabol-antena) với 2 trạm bắt được 11 kênh truyền hình qua vệ tinh để phục vụ kịp thời nhu cầu văn hóa thông tin cho khách.
- Có hệ thống điện nước được trang bị tốt với trạm nước (giếng nước có bể lọc), đảm bảo đầy đủ, đúng tiêu chuẩn phục vụ khách, hệ thống điện được cải tạo, trang bị một máy phát điện tự động có công suất suất 200 KV-A đảm bảo điện 24/24.
- Khách sạn còn có một bãi xe rộng có sức chứa khoảng 200 xe con (car) và có tổ xe bao gồm 01 xe Coaster 24 chỗ ngồi, 01 xe U-oát; 01 xe TOYOTA. Bên cạnh đó, khách sạn còn thuê theo hợp đồng 01 xe TOYOTA. 15 chỗ ngồi để tổ chức Tour ngắn trong thành phố với tất cả các ngày trong tuần, với khách ở khách sạn không phải trả cho dịch vụ này.
- Xe đẩy vận chuyển hành lý cho khách hoạt động tất cả các giới trong ngày.
- Hệ thống máy vi tính được trang bị tất cả các khâu quan trọng trong khách sạn như: Kế toán, Lễ tân, Nhà bàn, phòng business center ...
e) Dịch vụ phục vụ quản lý bao gồm một hệ thống văn phòng trang thiết bị, máy tính, bàn giấy, tủ, điện thoại, máy fax...đảm bảo đầy đủ cho công việc quản lý của công ty.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN.
Trong mấy năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, không có lợi cho công ty. Đây cũng là xu hướng chung của phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh kháchs sạn trên thị trường. Nhìn chung, trên các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm dần trong thời gian qua. Doanh thu của khách sạn năm 1996 là 26200 triệu đồng, năm 1997 là 14134 triệu đồng và năm 1998 là 12500 triệu đồng, doanh thu năm 1998 giảm so với năm 1997 là 11,56%. Lãi thuần năm 1996 là 4713 triệu đồng, năm 1997 là 625 triệu đồng và năm 1998 là 300 trịêu đồng tức là năm 1998 giảm so với năm 1997 là 52%. Thu nhập của anh em cán bộ công nhân viên giảm qua các năm từ 1,5 triệu đồng/1 người/1 tháng vào năm 1996 giảm xuống còn 0,8 triệu đồng/1 người/1 tháng vào năm 1997 và 0,7 triệu đồng vào năm 1998. Công suất sử dụng giảm mạnh từ 50% vào năm 1996 xuống còn 40% vào năm 1997 tức là giảm 20%, và từ 40% vào năm 1997 xuống còn 30% năm 1998 tức là 25%/năm. Trong tình hình khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn bảo đảm quỹ lương và nộp ngân sách cho Nhà nước đầy đủ. Bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh của khách sạn được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 2.3 : Chỉ tiêu về vốn và kết quả kinh doanh của khách sạn giai đoạn 1996 - 1998
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1996
1997
1998
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Vốn cố định
Vốn lưu động
Công suất thiết kế của KS
Công suất sử dụng
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Thuế nộp NSNN
Lãi
Quỹ phát triển SXKD
Quỹ phúc lợi, khen thưởng
Quỹ dự phòng
Tổng số lao động
Năng suất lao động BQ
Định mức lao động BQ
Thu nhập BQ/người
triệu đồng
triệu đồng
ngày phòng
%
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
người
triệu đ/ng
người/ph
triệu đồng
13170
1610
47400
50
26200
21487
5401
4713
2356,5
226
471,3
371
70
2,7
1,5
15099
1610
36500
40
14134
13509
2630
625
312,5
190
62,5
348
48
1,95
0,8
15383
1610
60000
30
12500
12200
2305
300
150
90
30
348
44
1,95
0,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của khách sạn Thắng Lợi)
Ghi chú: Trong đó công suất sử dụng được tính như sau:
Số ngày phòng thực hiện
- CSSD = x 100%
Số ngày phòng thiết kế
- Lãi thuần = Tổng doanh thu - Tổng chi phí...
Sở dĩ có sự giảm mạnh ở tất cả các chỉ tiêu trên có thể do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Theo phó giám đốc khách sạn Thắng Lợi thì nguyên nhân chính là:
- Thị trường du lịch có chiều hướng giảm, khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giảm mạnh do tình hình khu vực, thủ tục rườm rà...
- Cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh doanh khách sạn, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, dịch vụ đa dạng trong khi khách sạn còn nhiều điểm yếu...
- Do chính từ bản thân khách sạn như: Chất lượng về cơ sở vật chất kỹ thuật, về đội ngũ nhân viên, về công tác thị trường, về dịch vụ còn nghèo nàn....
Nhưng để đánh giá một cách cụ thể hơn chúng ta đi vào từng chỉ tiêu một, xem xu hướng biến động như thế nào.
1. Tình hình nguồn khách của khách sạn trong 3 năm từ 1996-1998.
Do những nguyên nhân (đã đề cập trên) đã tác động một cách tiêu cực đến quá trình kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là lượng khách du lịch đến với khách sạn có nhiều biến động. Trong 3 năm 96,97,98, thị trường Khách Tây Âu và Bắc Mỹ của khách sạn giảm mạnh. Song với khả năng tự chủ và nhạy bén của doanh nghiệp đã khai thác được thị trường khác như khách nội địa và thị trường khách Trung Quốc.
Và tình hình khách của khách sạn Thắng Lợi qua 3 năm 96,97,98 được thể hiện trong biểu sau:
Biểu 2.
3 : Cơ cấu khách qua các năm 1996 - 1998
Năm
Đối tượng khách
Số khách
Số ngày khách
Số ngày phòng
Tỉ trọng
1
9
9
6
Thương nhân
Du lịch
Việt kiều
Nội địa
5120
6274
8
320
9476
11897
24
2109
8380
11434
24
1160
43,60
53,00
0,07
3,33
Tổng
11730
23506
20998
100,00
1
9
9
7
Thương nhân
Du lịch
Việt kiều
Nội địa
4455
5413
41
831
6146
8795
58
1304
4995
6098
47
959
41,50
50,40
0,38
7,72
Tổng
10740
16303
12099
100,00
1
9
9
8
Thương nhân
Du lịch
Việt kiều
Nội địa
7613
9338
37
737
9820
12139
48
958
8374
10272
41
811
42,9
52,68
0,21
4,2
Tổng
17725
22965
19498
100
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hàng năm)
Qua biểu trên ta thấy, lượng khách giảm đi qua các năm. Năm 1997 giảm 990 người so với năm 1996. Tuy nhiên năm 1998 lượng khách đến với khách sạn tăng 6.985 lượt, tương đương với 65%. Trong đó chủ yếu là khách ngoại quốc và là khách kinh doanh, thương nhân. Thực tế khách đến ở Khách sạn có thời gian lưu trú rất ngắn và trung bình ngày khách có xu hướng giảm. Nói chung hầu hết khách ở đây là khách đi riêng lẻ, rất ít khi có khách đi theo đoàn. Khách sạn có những khách hàng rất lâu năm đó là những hãng kinh doanh lớn và thường xuyên thuê dài hạn một số phòng của khách sạn.
2. Tình hình thực hiện doanh thu - lợi nhuận trong năm 1996-1998.
Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn đó là doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Doanh thu và lợi nhuận là bao gồm tất cả nguồn thu được do bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của khách sạn. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức các bộ phận của khách sạn như: Tổ buồng ngủ, Tổ ăn uống, Tổ giặt là, Tổ điện thoại, hàng kinh doanh khác. Cơ cấu doanh thu từ các bộ phận, mặt hàng kinh doanh khác nhau.
Biểu 2.4 : Tình hình doanh thu của các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của khách sạn
TT
Chỉ tiêu
1996
Tỉ trọng
1997
Tỉ trọng
1998
Tỉ trọng
1
2
3
4
5
6
7
8
Dịch vụ buồng ngủ
Dịch vụ ăn
Dịch vụ hàng hoá
Kinh doanh Massage
Cắt tóc, mỹ nghệ
Điện thoại - fax
KD hàng ký gửi
Kinh doanh khác
18.340
5.529
100
150
50
1.855
60
116
70%
21,1%
0,38%
0,57%
0,19%
7%
0,23%
0,44%
7.034
4.110
65
200
45
1.755
155
770
49,8%
29%
0,45%
1,41%
0,32%
12,41%
1,1%
5,4%
5.696
3.574
63
300
41
1.098
128
1.600
45,55%
28,5%
0,5%
2,4%
0,32%
8,78%
1%
12,8%
Tổng
26.200
100%
14.134
100%
12.500
100%
(Nguồn: Báo cáo doanh thu hàng năm của Khách sạn)
Từ biểu trên ta thấy tổng doanh thu từ tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ kinh doanh giảm qua các năm. Năm 1998 giảm so với năm 1997 là 1634 triệu, tức là 11,56%. Xét cơ cấu doanh thu ta thấy doanh thu từ buồng ngủ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có chiều hướng giảm qua các năm. Năm 1996 doanh thu buồng ngủ chiếm 70%, năm 1997 chiếm 49,8%, năm 1998 chiếm 45,55%. Trong khi đó doanh thu từ các loại dịch vụ khác tăng lên: dịch vụ ăn uống tăng từ 21,1% lên 29% năm 1997, 28,6%năm 1998. Ngoài ra kinh doanh điện thoại và cac loại kinh doanh khác có doanh thu tăng lên đáng kể. Trên chi tiêu doanh thu mà đánh giá thì ngày càng có xu hướng doanh thu từ dịch vụ bổ sung tăng lên.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn về kết quả kinh doanh của khách sạn theo cơ cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo từng loại hình dịch vụ ta xét ở biểu sau:
Biểu 2.5 : Kết quả kinh doanh trong những năm 1996 - 1998
TT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
Tr.đồng
%
I.
1.
2.
3.
II.
1.
2.
3.
III
1.
2.
3.
Dịch vụ buồng
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Dịch vụ ăn uống
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Dịch vụ bổ sung
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
13.340
15.274
30.66
5.529
5.348
181
2.336
865
1.471
70
71
65
21
24
4
9
5
31
7.034
6.668
366
4.110
3.951
159
2.940
2.890
50
50
49
63
29
29
27
21
22
5.696
5.576
120
3.574
3.504
70
3.230
3.120
110
45,5
46
40
28,6
28
23
25,84
26
37
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm)
Kết quả ở biểu cho thấy, doanh thu của dịch vụ buồng ngủ giảm qua các năm về giá trị tuyệt đối, cũng như giảm tỉ trọng dần trong tổng doanh thu của khách sạn. Chiếm 70% vào năm 1996, 50% vào năm 1997 và chỉ 45,5% năm 1998. Trong khi đó doanh thu từ dịch vụ ăn uống giảm dần qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu lại chiếm tỷ lệ lớn dần: 21% năm 1996; 29% năm 1997; và 28,6% năm 1998. Đáng chú ý là doanh thu từ dịch vụ bổ sung tăng lên cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng qua các năm. 2336 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9% năm 1996 tăng lên 2940 triệu đồng năm 1997 chiếm 21%; 3230 triệu đồng, 25,84% năm 98. Riêng năm 1998 tỉ lệ lợi nhuận từ buồng ngủ là 10% giảm từ 63% năm 1997 lợi nhuận dịch vụ ăn uống chiếm tỉ trọng 23% giảm từ 27% năm 1997 lợi nhuận dịch vụ bổ sung tăng từ 10% năm 1997 lên 37% năm 1998.
Mặc dù chi phí có tăng (do đầu tư vào cơ sở vật chất trang thiết bị) nhưng qua đây cho ta kết luận rằng kinh doanh dịch vụ bổ sung có hiệu quả. Phần trước cho thấy thời gian lưu trú giảm nên doanh thu dịch vụ trên từ giảm đáng kể nhưng không thể không kể đến các yếu tố khác như khi khách sạn chỉ biết cải tạo chỉ buồng ngủ thôi mà thực đơn (dịch vụ ăn uống) còn quá đơn điệu, dịch vụ bổ sung còn nghèo thì doanh thu và lợi nhuận giảm xuống là điều tất yếu.
III. THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI.
1. Căn cứ để xây dựng chiến lược tại khách sạn Thắng Lợi.
- Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển và chỉ số tăng trưởng của toàn ngành du lịch trong thời gian qua, các mục tieu và định hướng phát triển chiến lược kinh doanh du lịch của ngành du lịch đến năm 2000 (Đón 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế, nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch là 7%), căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết và phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, phương hướng phát triển n gắn du lịch quốc gia đến 2010.
- Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường của công ty để xác định nhu cầu thị trường về loại hình dịch vụ, phong cách phục vụ, thói quen tiêu dùng... Căn cứ xu hướng tiêu dùng của du khách để xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Căn cứ vào chính sách đối ngoại để xác định thị trường mục tiêu khách du lịch quốc tế.
- Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và thực lực của công ty trong ngành kinh doanh khách sạn và mức độ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
- Căn cứ vào việc phân tích, đánh giá, thực hiện mục tiêu kế hoạch thời gian trước đề ra.
+ Kết quả kinh doanh thực hiện được.
+ Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
- Căn cứ vào nội lực công ty. Tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật...
2. Các chi tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
* Tổng số lượt khách đến với khách sạn.
SLK = SK x số lần đến.
* Công suất sử dụng buồng, phòng
Tổng số ngày phòng thực hiện
CSSD = x 100%
Tổng số ngày phòng thiết kế
* Hệ số sử dụng chỗ ngồi nhà hàng:
Thời gian phục vụ của nhà hàng
CSSDCN =
Thời gian phục vụ một khách ăn (mức TB)
(Khả năng phục vụ tối ưu của 1 nhà hàng = Tổng số chỗ ngồi x hệ số công suất sử dụng.
* Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp:
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp phản ánh tổng quát hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sử dụng các nguồn lực trong sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận = D - Mv - F - Tb
Trong đó:
D: là tổng doanh thu đạt được của doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn - du lịch. Bao gồm doanh thu từ kinh doanh phục vụ ăn uống, kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, tổ chức các chương trình du lịch và các dịch vụ khác (nếu có).
Mv: là trị giá vốn nguyên liệu, hàng hóa dùng để chế biến các sản phẩm ăn uống và những hàng hóa chuyển bán như: rượu, bia, thuốc lá, chè ... những hàng hóa bán làm lưu niệm cho khách.
F: là tổng chi phí sử dụng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tb: là thuế ở khâu bán.
Tổng mức lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = x100% Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng quá trình kinh doanh, với một trăm đồng doanh thu thì doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Đối với hiệu quả sử dụng lao động:
- Chỉ tiêu năng suất lao động: Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu bình quân đạt được trong kỳ của một người lao động. Công thức:
D
=
R
Trong đó:
: năng suất lao động bình quân chung trong kỳ.
R: Số lao động bình quân sử dụng trong kỳ đó.
- Doanh thu đạt được trên một đồng vốn cố định.
Công thức:
D
H =
Vcđ
Vcd: tổng số vốn cố định sử dụng trong kỳ (số bình quân)
- Mức thu nhập hoặc mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cố định.
Công thức: L
H =
VCd
- Sức sản xuất kinh doanh của một đồng vốn lưu động.
D
H =
Vld
Trong đó: Vld là vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ.
- Sức sinh lợi của vốn lưu động.
L
H =
Vld
- Mức doanh thu trên một đồng vốn đầu tư:
Công thức: D
H =
VĐV
Trong đó: VĐT: Mức vốn đầu tư
- Mức thu nhập hoặc lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư.
Công thức:
L
H =
VĐT
3. Các gải pháp chiến lược đã được áp dụng tại khách sạn Thắng Lợi.
Trong mấy năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn - du lịch Thắng Lợi đã có nhiều chuyển biến để phù hợp với cơ chế thị trường và chính sách điều tiết của Nhà nước kể từ năm 1995, sau khi tách ra khỏi công ty du lịch Hà Nội Công ty khách sạn - Du lịch đã áp dụng nhiều chiến lược để phát triển công ty mình trên nhiều phương diện:
- Về cơ sở hạ tầng của công ty: Công ty du lịch - Khách sạn Thắng Lợi đã nâng cấp, cải tạo và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị của mình nhằm nâng cao chất lượng phục vụ:
+ Nâng cấp, cải tạo 84 phòng ở khu buồng B một cách toàn diện và được đánh giá đạt tiêu chuẩn 4* sao. Với trang thiết bị mới và rất hiện đại.
+ Xây mới bể bơi khoảng 450 m2 và đã đưa vào hoạt động.
+ Cải tạo tại Nhà ăn, phòng họp, phòng Tây Hồ I, Tây Hồ II, cải tạo khu Sale; các thiết bị thông tin mới...
+ Trang bị mới phòng beauty salon - sounna - massage. Với thiết bị nhập từ Italia.
+ Cải tạo bếp và 1 phần xây thành phòng dancing, phòng karaoke và phòng thể hình v.v...
Tóm lại khách sạn đã nâng cấp và trang bị mới nhiều về cơ sở vật chất kỹ thuật và đang từng bước đưa vào hoạt động.
- Về công tác thị trường:
+ Sau khi có sự biến động lớn về chính trị và kinh tế chung thì các thị trường truyền thống giảm mạnh, hơn nữa hiện tượng cung vượt cầu về khách sạn nên thị trường khách của khách sạn Thắng Lợi chủ yếu hiện nay là khách Trung Quốc. Do thực tế đòi hỏi như vậy nên khách sạn đã triển khai chiến lược tình thế đón khách Trung Quốc. Hiện tại chiến lược của công ty Thắng Lợi về thị trường khách là "năng nhặt chặt bị". Khách sạn Thắng Lợi đón chào mọi nguồn khách, cố gắng duy trì nguồn khách truyền thống và khách quen, tìm kiếm các thị trường mới.
+ Về công tác nghiên cứu thị trường do kinh phí có hạn nên việc nghiên cứu và quảng bá chỉ thông qua các mối quan hệ lâu năm, thông qua các tổ chức.
+ Trung tâm lữ hành được thành lập và hoạt động tương đối hiệu quả đã tạo ra nhiều sản phẩm - chương trình lý thú nhằm đón khách nước ngoài đến thăm Việt Nam và tổ chức đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
- Về nhân lực và bộ máy tổ chức quản lý:
+ Nhân lực: Do yêu cầu của sự thay đổi về thị trường và nội bộ của Công ty. Mấy năm gần đây Công ty đã có giải quyết cho một số người nghỉ hưu và đồng thời tổ chức đào tạo, tuyển chọn, bổ sung vào đội ngũ lao động của Công ty một lượng nhất định. Hiện nay, Công ty đang tổ chức bồi dưỡng tiếng Trung Quốc cho đội ngũ nhân viên đi phục vụ khách Trung Quốc.
Năm 1996, khách sạn đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức tiếng Pháp đi phục vụ hội nghị thượng đỉnh những nước nói tiếng Pháp. Hàng năm, khách sạn tổ chức thi tuyển tay nghề bậc thợ cho anh em cán bộ công nhân viên. Nhằm không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên Công ty nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
Mặt khác Công ty có các biện pháp kích thích lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
+ Bộ máy tổ chức: Công ty đã xử dụng mô hình tổ chức mới phù hợp với điều kiện kinh doanh và tránh các bước trung gian không cần thiết, gây chồng chéo trong quá trình quản lý và thừa hành mệnh lệnh quản lý của người lao động.
- Về dịch vụ của Công ty:
Dịch vụ của khách sạn Thắng Lợi trong mấy năm qua được phát triển theo hướng đa dạng hóa về chủng loại chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Hướng đa dạng hóa theo dịch vụ bổ sung. Đa dạng hóa hình thức phục vụ của sản phẩm đặc thù như: Karaoke, bể bơi, phòng thể hình, dancing, dịch vụ thể thao vui chơi giải trí, beacty salon, saunna, massaoper v.v... Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch, mặt khác nhằm tận thu từ các hàng hóa và dịch vụ mà Công ty đưa ra.
Hình thành cơ chế mềm dẻo, linh hoạt trong việc bán dịch vụ cho khách về giá cả, thanh toán... tùy thuộc vào đối tượng khách mà khách sạn áp dụng các loại giá ưu đãi, phương thức thanh toán khác nhau. Đây là sự ưu đãi cho khách nhằm dành lợi thế so với các khách sạn trong vùng.
- Về vấn đề tài chính:
Việc thực hiện nâng cấp, cải tạo và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn cũng như việc triển khai các dự án kinh doanh. Khách sạn một phần sử dụng nguồn vốn của mình (tự có) trích từ các quỹ, mặt khác còn phải vay từ các ngân hàng. Tuy nhiên tỉ lệ giữa vốn vay và vốn tự có là không lớn lắm nên khách sạn nhiều khi rơi vào thể bị động về vốn.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI.
1. Những kết quả đạt được.
Qua thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi ta thấy Công ty đã đạt được những kết quả sau:
- Các chỉ tiêu đưa ra đều thực hiện hoàn thành như doanh thu, quỹ, nộp ngân sách...
- Thị trường khách đã được mở rộng, số lượt khách mà khách sạn đón được có phần nào tăng, đặc biệt là khách du lịch (TQ). Du khách đến từ Trung Quốc.
- Đời sống của anh chị em cán bộ công nhân viên được bảo đảm, để có thể ổn định cuộc sống và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tỉ trọng nhân viên có trình độ cao ngày càng được bổ sung.
- Công ty đã đứng vững trong thị trường và có xu hướng ngày càng mạnh do giữ được uy tín với khách hàng. Sản phẩm dịch vụ của Công ty ngày càng được củng cố, đa dạng hóa về chủng loại, phong cách phục vụ... đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Công ty đã rất nhạy bén trong việc ứng phó với sự thay đổi của cơ chế thị trường, đây là yếu tố quan trọng để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực hiện được nhiều dự án cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa CSVCKT của khách sạn tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng phục vụ của công ty.
2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó
- Tuy đảm bảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M7902 2727846U.docx