MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH 3
I. Qúa trình thành lập công ty 3
II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh 3
1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3
2. Cơ cấu tổ chức của công ty. 5
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH. 9
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. 9
1. Đặc điểm chung về vận tải biển. 9
1.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải. 9
1.2. Chu kỳ sản xuất vận tải. 10
1.3. Vai trò của vận tải: 10
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. 11
2.1. Đặc điểm về đội tàu: 11
2.2. Đặc điểm về nguồn hàng và tuyến đường công ty đang khai thác. 12
2.3. Đặc điểm về lao động: 12
II. công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. 14
1. Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty. 14
1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. 14
1.1.1 Môi trường vĩ mô. 14
1.1.2 Môi trường ngành. 16
1.1.3 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh. 17
1.2 Phân tích môi trường bên trong công ty Tuấn Quỳnh. 17
1.2.1 Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển. 17
1.2.2. Thực trạng tổ chức vận chuyển và quản lý đội tàu vận tải của công ty. 19
1.2.3. Vấn đề quản lý nguồn nhân lực. 20
1.2.4. Thực trạng tài chính: 21
1.2.5.Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng công ty: 22
1.3. Vận dụng ma trận SWOT để đề xuất một số phương án chiến lược kinh doanh. 23
2. Chiến lược kinh doanh của công ty Vận tải biển Tuấn Quỳnh 24
2.1 Chiến lược đa dạng hoá hình thức khai thác đội tàu. 24
2.2. Đẩy mạnh thị trường vận chuyển nội địa và mở rộng thị trường vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ. 26
3. Kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh: 26
3.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng. 26
3.2- Một số chỉ tiêu về tài chính. 27
III- Đánh giá chiến lược và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. 29
1- Những ưu điểm nổi bật. 29
2- Những hạn chế. 29
3- Vấn đề và cơ hội. 30
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH. 32
I. Tích cực nghiên cứu thị trường vận tải làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. 32
1. Dự báo về nhu cầu vận tải. 32
2. Xác định nhu cầu tàu. 33
II. Xác lập các mục tiêu chiến lược kinh doanh. 34
III. Kiến nghị đối với công ty. 35
1. Ban giám đốc phải là người khởi xướng cho việc thực hiện mô hình quản lý chiến lược đồng bộ của công ty. 35
2. Cần nắm được xu hướng container hoá để hoà nhập vào thị trường vận tải khu vực và vận tải quốc tế. 35
KẾT LUẬN 36
39 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2005
04/03
05/04
Lượng
TL %
Lượng
TL%
Tổng số lao động
464
485
512
21
4,5
27
5,56
Phân loại theo trình độ
Đại học, cao đẳng
63
74
78
11
17,46
4
5,4
Trung cấp
202
205
219
3
1,48
14
6,83
Lao động phổ thông
199
206
215
7
3,5
9
4,36
Phân loại theo tính chất
Gián tiếp
102
116
121
14
13,73
5
4,31
Trực tiếp
362
369
391
7
1,9
22
5,96
Phân loại theo giới tính
Nữ
60
62
71
2
3,3
9
14,51
Nam
404
423
441
19
4,7
18
4,25
(Nguồn: Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh)
II. CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH.
1. Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty.
Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình cũng áp dụng các bước chủ yếu trong qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp.
1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty.
1.1.1 Môi trường vĩ mô.
a/ Các yếu tố kinh tế.
Nền kinh tế nước ta trước đây do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên kém phát triển, đồng thời do kéo dài cơ chế quản lí bao cấp nên nền kinh tế nước ta bị tụt hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn hiện nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới về kinh tế xã hội do đại hội Đảng lần VI của Đảng đề ra được cụ thể hoá và phát triển trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là những giải pháp tích cực từ cuối năm 1988 đã đưa tới những thành tựu bước đầu quan trọng. Hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, giảm tốc độ lạm phát, đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm và tiêu dùng, tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển về kinh tế đối ngoại. Nền kinh tế ổn định và phát triển không ngừng theo đánh giá bước đầu nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu đáng kể. Sản lượng lương thực đạt đến mức 28 triệu tấn/ năm. Trong đó sản lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng.Việt Nam là nước
thứ 3 thế giới về xuất khẩu lương thực. Từ năm 2000-2005 giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm là 13,5%, đặc biệt là các ngành mũi nhọn, dầu khí, dệt may...có bước phát triển cao, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%.
Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế giành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước. Do đó các nhân tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GNP, GDP, tỉ lệ lạm phát... ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải của công ty. Chẳng hạn: lạm phát ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí khai thác tầu. Trong những năm 60 do lạm phát tương đối ổn định nên chi phí khai thác tầu cũng ổn định. Trong những năm 70 ở giai đoạn đầu chi phí khai thác tầu tăng nhanh từ 200-300% do giá mua nguyên vật liệu tăng. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng cao trong khi đó lạm phát được kìm hãm và giảm xuống thấp, chi phí khai thác tầu tương đối ổn định dẫn tới giá thành vận chuyển giảm làm tăng lợi nhuận cho công ty.
b./Các yếu tố về chính trị, luật pháp.
Thể chế chính trị của nước ta tương đối ổn định. Quan điểm của Đảng ta về đối nội là xây dựng một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" về đối ngoại chúng ta khẳng định rõ muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở hoà bình hợp tác đôi bên đều có lợi. Trong xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế có quan hệ thương mại và ngoại giao với hơn 160 nước, là thành viên chính thức hoặc quan sát viên của nhiều tổ chức quốc tế...tất cả những điều đó đang đặt ra cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.
c/ Các yếu tố về kĩ thuật, công nghệ.
Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ đội tàu vận tải trên thế giới và Việt Nam phát triển theo xu hướng sau: tăng trọng tải, tăng tốc độ, đóng những tàu chuyên môn hoá hẹp, chế tạo và ứng dụng những thiết bị tự động hoá quá trình vận hành và công tác buồng máy.
d/ Các yếu tố về tự nhiên.
Việt Nam nằm trong khu vực trung tâm châu Á, là cửa ngõ của Đông Nam Á, là nơi giao lưu mua bán của Châu Á và cả thế giới. Hệ thống giao lưu đường biển của Việt Nam tương đối phát triển.
Tài nguyên thiên nhiên được phân bố rải rác ở các vùng khác nhau trên thế giới: dầu lửa tập trung ở Trung Cận Đông, ở Trung Á, ở Bắc Mĩ, than ở Đông Âu; sản phẩm nông nghiệp ở Nam Mĩ, Đông Nam Á...Ở nước ta cũng vậy: than tập trung ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa miền Nam, lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long, khoáng sản thì nằm rải rác ở các vùng khác nhau. Khi qui hoạch các cơ sở sản xuất, người ta đã cố gắng xây dựng nhà máy ở gần nguồn tài nguyên thiên nhiên xong không bao giờ có một địa điểm lí tưởng tập trung hết nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất. Vì vậy phát sinh nhu cầu vận chuyển trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, ngay cả việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng đòi hỏi tương tự. Sự phân bố nhu cầu không đồng đều về mặt thời gian và không gian đã tạo ra biến động nhu cầu vận chuyển biến động này là trở ngại lớn trong việc tổ chức hoạt động vận tải. Vận tải với tư cách là một ngành sản xuất ảnh hưởng rất lớn của sự thay đổi tính chất chu kì của điều kiện tự nhiên. Ở Việt Nam, hàng năm quí III chịu ảnh hưởng của bão lũ nên hoạt động vận tải giảm xuống, ngược lại quí II và quí IV vừa có điều kiện thời tiết tốt lại là thời kì các ngành sản xuất khác có cường độ sản xuất cao, có nhu cầu vận chuyển lớn nên thời kì này có khối lượng vận chuyển cao.
1.1.2 Môi trường ngành.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp nhà nước nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chuyên kinh doanh vận tải biển. Những doanh nghiêp này chính là những đối thủ cạnh tranh của công ty trong đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty Nam Cường và Công Ty Vận tải biển 3. Trong tình hình thường xuyên thiếu hàng, các doanh nghiệp đã chủ động tìm hàng vận chuyển. Hàng trong nước ít, các đơn vị vận tải đã chủ động tìm hàng chở thuê trên tuyến nước ngoài và chở thuê hàng Việt Nam xuất khẩu theo điều kiện FOB cho chủ hàng nư7ớc ngoài. Trong năm 2003 công ty Vận tải biển 3 và công ty Nam Cường đã kí hợp đồng với chủ hàng trong nước và nước ngoài để vận chuyển một số lô hàng lớn gạo, than Việt Nam xuất khẩu. Trong 2 năm 2004 và 2005 sản lượng vận tải tăng lên đáng kể: Năm 2004 tăng 26% so với năm 2003, năm 2005 tăng 15% so với năm 2004. Đạt được tốc độ tăng trưởng này là do tăng các tuyến vận tải trong nước với tỉ lệ cao, năm 2004 bằng 164% so với năm 2003, năm 2005 bằng 145% năm 2004. Trái lại, vận tải nước ngoài hầu như tăng chậm, trong khi đó vận tải dầu thô xuất khẩu giảm đáng kể nguyên nhân do giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh và công ty không có hàng để chuyên chở. Trong mấy năm gần đây dưới sự cạnh tranh gay gắt của đội tàu nước ngoài, việc tăng thị phần vận tải nước ngoài cũng như vận tải xuất nhập khẩu là việc hết sức khó khăn.
Đối với nguồn hàng vận tải, theo thông lệ quốc tế lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được chia theo tỉ lệ 40-40-20 nghĩa là 40% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu dành cho đội tàu trong nước, 40% dành cho đội tàu nước ngoài và 20% còn lại để tự do cạnh tranh.
1.1.3 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh.
Sau khi phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty Tuấn Quỳnh ta thấy có những cơ hội và những nguy cơ đe doạ có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty đó là:
* Các cơ hội:
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát tương đối ổn định làm cho chi phí khai thác tàu có thể kiểm soát được.
- Nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng lớn.
- Những thuận lợi trong quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Sự phát triển của ngành sửa chữa và đóng tàu là nhân tố tích cực tác động vào việc tăng khả năng khai thác vận tải biển của tàu.
* Các nguy cơ:
- Thị trường hàng hoá vận tải nội địa hiện nay đã ít lại chưa được sự chỉ đạo thống nhất.
- Về vấn đề chuyên môn hoá còn chậm.
1.2 Phân tích môi trường bên trong công ty Tuấn Quỳnh.
1.2.1 Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển của công ty Tuấn Quỳnh là đội tàu vận chuyển hàng hoá, là tài sản cố định chủ yếu của công ty. Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển quyết định hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh chính của công ty nói chung. Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển là một nhân tố tác động đến chỉ tiêu sản lượng vận chuyển của công ty.
Bảng 4: Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo tên tàu.
Tên tàu
Số chuyến đi
Tỷ lệ
Sản lượng(tấn)
Tỷ lệ
KH
TH
KH
TH
New Cent
13
14
107.7
126,000
130,047
103,21
Moon
13
13
100
114,000
132,266
116,02
Queen
17
17
100
107,500
112,122
104,3
Far East
17
17
100
105,000
101,664
96,82
Hải Đăng
17
17
100
104,500
115,652
110,67
Phương Đông1
21
23
109.5
79,000
81,008
102,54
Phương Đông2
19
19
100
106,000
107,083
101,02
Hùng Vương
21
24
114.3
94,700
107,921
113,96
Tân Trào
21
24
114.3
74,000
81,801
110,62
Bạch Long Vĩ
24
24
100
42,700
44,323
103,8
Thắng Lợi
12
7
58.33
26,400
16,206
61,39
(Nguồn: Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh)
Số lượng chuyến đi của tàu bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Trong năm 2005 có khá nhiều bão và những đợt gió mùa liên tiếp đã ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hành trình của chuyến đi, do đó kéo theo thời gian quay vòng của các phương tiện vận chuyển cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng 11 tàu đưa vào khai thác trong năm thì 10 tàu đã hoàn thành số chuyến đi theo kế hoạch chiếm 91%.
Tàu Hùng Vương và tàu Tân Trào đã vượt mức kế hoạch giao là 14,3% số chuyến đi. Riêng tàu Thắng lợi phải ngừng thời gian khai thác để sửa chữa hệ thống động lực, nồi hơi, chong chóng. Hơn nữa, do các thiết bị trên tàu đã cũ có chuyến đang vận chuyển dọc đường phải ngừng chạy để sửa chữa nên tàu Thắng Lợi đã không hoàn thành số chuyến đi trong năm và chỉ đạt có 58,33% theo kế hoạch. Năm 2005 đội tàu của công ty đã vận chuyển được 958.265 tấn hàng hoá như vậy đã vượt mức kế hoạch là 29.971 tấn. Tàu Moon, Hải Đăng, Hùng Vương , Tân Trào là các tàu đã vượt mức kế hoạch cao. Tàu Moon là 16,02%, Hải Đăng là 10,67%, Hùng Vương là 13,96% và Tân Trào là 10,62%. Sản lượng của công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Đó là do công ty đã nâng cao chỉ tiêu sử dụng chất lượng đội tàu của công ty bằng mọi cách tăng thời gian tàu chạy có hàng, thời gian tạo ra sản phẩm, giảm thời gian chạy rỗng. Trên cùng một chuyến đường vận tải công ty đã khai thác cả hàng đi và hàng về. Hơn nữa trong quá trình khai thác công ty đã bố trí thuyền viên hợp lý theo đúng vị trí yêu cầu đảm bảo sửa chữa kịp thời các hỏng hóc về kỹ thuật trên tàu.
1.2.2. Thực trạng tổ chức vận chuyển và quản lý đội tàu vận tải của công ty.
Công tác tổ chức vận tải là việc hướng các phương tiện kỹ thuật trong hệ thống vận tải thành một hệ thống hoạt động điều hoà giữa các tiểu hệ thống với nhau như: Cảng, xưởng sữa chữa và đóng mới, cung ứng dịch vụ ... Nội dung cơ bản của công tác quản lý bao gồm những vấn đề sau:
- Xác định cơ cấu quản lý vận tải và đội tàu vận tải biển.
- Hoàn thiện các hình thức vận tải.
- Xác định các phương pháp và hệ thống định mức kỹ thuật về khai thác đội tàu.
Công ty đã tinh giảm bộ máy quản lý, sử dụng các chuyên gia giỏi sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác quản lý. Cơ sở kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý của công ty là mạng lưới thông tin quốc gia, sự trao đổi thông tin giữa các tàu và bờ ngày càng đơn giản và dễ dàng hơn nhờ sự giúp đỡ của các vệ tinh và các thiết bị thu phát dưới tàu và trên bờ.
Việc quản lý và tổ chức quá trình vận tải của đội tàu được tập trung ở phòng kinh doanh. Công tác tổ chức và quản lý dịch vụ vận tải và đội tàu của công ty tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc hệ thống.
- Nguyên tắc cân đối.
- Nguyên tắc hiệu quả.
- Nguyên tắc linh hoạt.
Chỉ đạo tác nghiệp quá trình vận chuyển, quá trình công tác của đội tàu là việc theo dõi liên tục quá trình thực hiện kế hoạch công tác của đội tàu trên tất cả các mắt xích của quá trình vận chuyển để tìm ra những biện pháp để loại trừ những vấn đề làm cho kế hoạch vận chuyển bị sai lệch. Trong quá trình vận chuyển các tàu thường hoạt động trong khoảng không gian rộng lớn trên biển, đại dương, hoạt động của tàu là cách xây dựng địa điểm giao dịch của công ty. Những điều kiện của môi trường bên ngoài khai thác như là khí tượng thuỷ văn, thị trường thuê tàu thường xuyên biến động, vì vậy các cán bộ khai thác phải liên hệ chặt chẽ với chủ hàng, phối hợp với các phương thức vận tải khác, phối hợp hoạt động của tàu và cảng, tổ chức hoạt động của tàu tại các cảng và tổ chức vận hành cho tàu.
1.2.3. Vấn đề quản lý nguồn nhân lực.
Nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng có trường đại học Hàng hải Việt Nam là một trong 2 trường trong cả nước đào tạo các sỹ quan phục vụ cho ngành vận tải biển... công ty Tuấn Quỳnh có nhiều thuận lợi trong việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ sĩ quan có tri thức.
Số lượng cán bộ công nhân viên công ty tăng lên không đáng kể nhưng thu nhập bình quân 1 người 1 tháng tăng từ 3.875.500 đồng năm 2004 lên 4.397.500 đồng năm 2005. Điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả. Công ty luôn quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Đó là khi chuyển sang cơ chế thị trường hầu hết các cán bộ quản lý từ cấp phó phòng ban, các cán bộ chuyên môn ở các phòng ban nghiệp vụ đều được cử đi học dài hạn hoặc tham gia bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế thị trường. Từ đó công tác tổ chức quản lý và sản xuất trong nội bộ công ty được tạo thành một khối thống nhất hướng ra thị trường và phục vụ thị trường. Bên cạnh đó đội ngũ sỹ quan thuyền viên thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, sự phân công lao động hợp lý đối với thuyền viên phù hợp với chức năng, điều kiện lao động, tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc giúp cho họ có thể vận hành các máy mọc thiết bị hiện đại và yên tâm công tác gắn bó với công ty. Công ty luôn chăm lo tới đời sống cán bộ, sỹ quan, thuyền viên làm tốt công tác an toàn lao động, 100% cán bộ công nhân viên được mua bảo hiểm y tế, BHXH, duy trì khám sức khoẻ định kỳ, nâng cao chất lượng bữa ăn cho thuyền viên. Không chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất, công ty còn chú trọng đến hoạt động văn thể: Tổ chức bóng đá, cầu lông, bóng chuyền... nhằm nâng cao đời sông tinh thần, tình cảm giữa công nhân viên trong công ty. Tất cả những điều đó đã góp phần hình thành nên 1 bầu không khí thi đua hăng say làm việc, lao động khẩn trương, yên tâm công tác là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công trong sản xuất kinh doanh của công ty.
Tóm lại, công tác quản lý tổ chức lao động ở công ty Tuấn Quỳnh đã được quan tâm đúng mức, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao góp phần quyết định vào việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh doanh của công ty.
1.2.4. Thực trạng tài chính:
Chúng ta đều biết rằng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ công ty nào cũng đều dựa trên một cơ sở tài chính nhất định. Hoạt động tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ trực tiếp với nhau. Từ cung ứng vật tư, hàng hoá đến sản xuất tiêu thụ sản phẩm đều ảnh hưởng đến công tác tài chính. Tiềm lực và khả năng tài chính thực tế thường là giới hạn hiện hữu nhất là đối với hoạt động và thực thi chiến lược kinh doanh. Vài nét về tình hình tài chính của công ty Tuấn Quỳnh từ năm 2002->2005 được thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu cho trong bảng.
Qua số liệu đó chúng ta có nhận xét chung là tình hình tài chính của công ty tương đối khả quan.
-Vốn kinh doanh: (vốn cố định và lưu động) năm sau cao hơn năm trước.
- Vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có, vốn tự bổ sung có xu hướng tăng chứng tỏ công ty có tích luỹ để đầu tư phát triển.
- Công ty chủ động về tài chính không vay vốn ngân hàng.
- Doanh thu vận tải và các khoản nộp ngân sách Nhà nước tăng liên tục qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty từ 2002 – 2005
Chủ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
1. Vốn cố định
+Vốn tự có
+Vốn tự bổ sung.
+Tỷ lệ vốn tự có/Tổng VCĐ
Triệu
đồng
%
163.000
148.000
15.000
90,7
248.000
225.680
22.320
90,1
256.000
217.600
38.400
85
265.000
201.400
63.600
76
2.Vốn lưu động
+Vốn tự có.
+Vốn tự bổ sung.
+Vốn vay ngân hàng.
+Tổng vốn tự có/Tổng vốn lưu động.
Triệu
đồng
%
40.400
34.340
6.060
0
85
45.600
36.480
9.120
0
80
48.700
43.830
4.870
0
90
60.500
48.400
12.100
0
80
3.Doanh thu
+,% so với năm trước.
Triệu đ
%
209.571
249.180
118,9
305.744
122,7
399.302
130,6
4. Nộp NSNN.
+, % so với năm trước
Triệu đ
%
69.155
75.149
108
84.300
112
97.311
115
5.Lợi tức thực hiện
+, % so với năm trước
Triệu đ
%
7.374
9.123
123
12.164
133
17.924
147
(Nguồn: Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh)
1.2.5.Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng công ty:
Qua phân tích thực trạng công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh ta thấy công ty có điểm mạnh và điểm yếu so với các công ty vận tải biển khác là:
· Những điểm mạnh của công ty:
- Đội tàu khai thác có tình trạng kỹ thuật tốt.
- Tình hình tài chính tương đối ổn định.
- Tình hình làm việc tương đối tốt.
- Là một công ty có uy tín trong ngành vận chuyển tuyến nội địa.
- Công tác tổ chức và khai thác tàu tốt.
· Những điểm yếu của công ty:
- Tuyến nước ngoài chưa được khai thác.
- Thời gian tàu có hàng còn thấp.
1.3. Vận dụng ma trận SWOT để đề xuất một số phương án chiến lược kinh doanh.
Các dữ liệu đầu vào cho ma trận SWOT được khai thác từ phần phân tích môi trường kinh doanh ở trên. Trong ma trận SWOT chúng ta kết hợp các cơ hội, nguy cơ bên ngoài với các điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành nên những chiến lược có thể lựa chọn:
Bảng 6: Ma trận SWOT của công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh
Điểm mạnh: S
1. Uy tín trong thị trường vận chuyển nội địa.
2.Có khả năng về tài chính .
3. Đội tàu có tình trạng kỹ thuật tốt.
4. Công tác tổ chức và khai thác tàu linh hoạt.
5. Tinh thần làm việc tương đối tốt.
Điểm yếu: W
1. Đội ngũ nghiên cứu thị trường vận chuyển còn yếu.
2. Chưa có tuyến đương vận chuyển dài.
3. Nguồn hàng vận chuyển còn lệ thuộc.
Cơ hội: O
1.Nền KT trong mấy năm gần đây đạt mức tăng trưởng cao.
2. Những thuận lợi trong quan hệ buôn bán với nước ngoài.
3. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá thị trường nội địa cao.
4. Sự phát triển của ngành sửa chữa và đóng tàu.
Các kết hợp SO
S1O1, S1O2, S1O3, S2O1, S2O2...
Các kết hợp OW:
O1W1, O1W2...
Nguy cơ: T
1.Thị trường vận chuyển ngày càng cạnh tranh gay gắt.
2.Lượng tàu dư thừa vào khai thác thị trường vận chuyển Việt Nam.
3.Khối lượng hàng hoá vận chuyển hiện tại không nhiều.
Các kết hợp ST:
S1T1,S1T2, S1T3, S2T1, S2T2...
Các kết hợp WT:
W1T1, W2T1, W2T2...
Để xác định vị thế cạnh tranh của công ty, chúng ta so sánh và kết hợp từng cặp tương ứng của các yếu tố tạo ra các cặp phối hợp logic. Quá trình này tạo ra 4 nhóm phối hợp cơ bản. Tương ứng với các nhóm này là các phương pháp chiến lược mà ta cần xem xét.
* Phối hợp SO: là sử dụng tối đa sức mạnh để khai thác cơ hội.
- S1O1, S1O2, S1O3: Kết hợp cơ hội nền kinh tế trong mấy năm gần đây đạt mức tăng trưởng cao, những thuận lợi trong quan hệ buôn bán với nước ngoài và hơn nữa là nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong thị trường nội địa cao sẽ tạo điều kiện cho đội tàu của công ty vận chuyển trong nội địa được giữ vững và có phát triển sang thị trường vận chuyển nước ngoài.
- S4O3, S3O3, S3O4: Nền kinh tế của nước ta đang phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hoá cao, nguồn hàng đa dạng về chủng loại hơn nữa đội tàu có tình trạng kĩ thuật tốt, công tác tổ chức và khai thác linh hoạt cao nên công ty đã đưa ra phương án đa dạng hoá hình thức khai thác.
*Phối hợp ST: Sử dụng tối đa sức mạnh để vượt qua những đe doạ, thử thách từ môi trường bên ngoài.
* Phối hợp WO: Cần khắc phục các điểm yếu bằng tận dụng các cơ hội.
- O1W2, O2W1, O3W2: Với những cơ hội từ môi trường bên ngoài: như nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong mấy năm gần đây tăng, thuận lợi trong quan hệ buôn bán với nước ngoài. Trong khi đó đội ngũ nghiên cứu thị trường vận chuyển còn kém, chưa có tuyến đường vận chuyển dài. Vì thế công ty cần vận dụng những cơ hội từ bên ngoài và có đội ngũ nghiên cứu thị trường vận chuyển để mở tuyến đường vận chuyển sang nước ngoài nhiều hơn.
* Phối hợp WT: Công ty cần phải chủ động đưa ra các phương án phòng thủ, chủ động khắc phục điểm yếu và tối đa hoá các mối đe doạ.
2. Chiến lược kinh doanh của công ty Vận tải biển Tuấn Quỳnh
2.1 Chiến lược đa dạng hoá hình thức khai thác đội tàu.
* Hình thức khai thác tàu chuyến. Là hình thức khai thác có đặc điểm sau: Số lượng hàng và loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi. Hình thức khai thác tàu chuyến là tàu tổng hợp, chở được nhiều loại hàng khác nhau, hơn nữa giá cước vận tải biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường thuê tàu.
Trình tự tổ chức một chuyến đi là:
- Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất các phương án bố trí. Khi đã thu thập được các nhu cầu thuê tàu chủ tàu phải đề xuất các phương án bố trí tàu chuyến theo yêu cầu vận chuyển. Nguyên tắc lựa chọn tàu vận chuyển đề xuất các phương án bố trí tàu là:
+ Đặc trưng khai thác kỹ thuật của tàu phải phù hợp với đặc tính của hàng hoá.
+ Trọng tải thực trở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng yêu cầu vận chuyển.
+ Tàu phải có đủ thời gian nhận hàng đúng yêu cầu của người thuê tàu.
- Lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ công nghệ chuyến đi: Khi một hoặc nhiều nhu cầu vận chuyển xuất hiện (thể hiện ở các đơn chào hàng của người thuê tàu hay các lô hàng mà công ty tìm kiếm được) người khai thác tàu căn cứ vào khối lượng, cự ly giữa cảng xếp và cảng dỡ của từng lô hàng để lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ luồng tàu. Luồng tàu là cơ sở chọn tàu thực hiện chuyến đi. Sơ đồ công nghệ chuyến đi là sơ đồ để xác định chi phí thời gian và chi phí khai thác cho chuyến đi.
- Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu là một trong những chỉ tiêu kinh tế sau: Chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao.
- Lập kế hoạch tác nghiệp: Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi và hợp đồng thuê tàu đã được ký kết thì chủ tàu có thể tổ chức việc hợp đồng tức là lập kế hoạch tác nghiệp chuyến đi cho các tàu. Kế hoạch chuyến đi là kế hoạch chi tiết từng thành phần thời gian trong chuyến đi của tàu. Các thành phần thời gian này được xác định dựa vào định mức về chất tải hao phí thời gian.
· Vận tải bằng Container: Hệ thống vận tải bằng Container thống nhất được hình thành trên các cơ sở sau:
-Hệ thống kế hoạch vận tải thống nhất.
- Dựa vào tiêu chuẩn hoá các quy định vận tải.
- Dựa vào hệ thống pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia vào quá trình.
- Dựa vào sự tiêu chuẩn hoá về các mặt kích thước và trọng lượng của Container, tàu, thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải, kho bãi cảng.
Để tổ chức hệ thống vận tải Container thống nhất các cán bộ khai thác công ty phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
a. Xây dựng luồng hàng: Là tập hợp những nhu cầu vận chuyển thường xuyên ổn định có nhu cầu hàng hoá lớn hoặc nhỏ giữa các điểm gửi và nhận ở trên 2 lục địa khác nhau hoặc trên cùng 1 lục địa. Dựa vào nhu cầu vận chuyển hàng hoá để xác định được luồng Container. Nguyên tắc xây dựng luồng Container là: Số Container đi theo chiều xuôi và ngược phải bằng nhau.
b. Lựa chọn loại thùng tiêu chuẩn: Theo tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO có rất nhiều loại: 40 feet, 20 feet, 10 feet, 5 feet. Việc lựa chọn loại thùng tiêu chuẩn phải dựa vào tàu vận chuyển, dựa vào các phương tiện vận chuyển của các phương thức vận tải khác, phụ thuộc vào kích thước lô hàng.
c. Xây dựng sơ đồ vận tải và sơ đồ công nghệ của quá trình vận chuyển.
d. Xây dựng hệ thống hoàn trả Container.
2.2. Đẩy mạnh thị trường vận chuyển nội địa và mở rộng thị trường vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ...
Định hướng thị trường vận chuyển là chìa khoá cho sự thành công trong vận chuyển hàng hoá của công ty. Trong những năm qua, vận chuyển hàng hoá ở thị trường nội địa của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển. Năm 2004, tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển là 758.949 tấn thì khối lượng vận chuyển nội địa là 554.781 chiếm 73% khối lượng hàng hoá vận chuyển của công ty. Năm 2005 tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển của công ty là 958.265 tấn thì vận chuyển nội địa là 775.198 chiếm 80% khối lượng vận chuyển của cả công ty. Thấy rõ nhu cầu vận chuyển nội địa ngày càng tăng lên và hơn thế nữa là uy tín của công ty trong thị trường vận chuyển nội địa nên công ty đã xác định vận chuyển nội địa là thị trường vận chuyển chín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9356.doc