Luận văn Hoàn thiện công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HOÀN THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG - XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 3

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOÀN THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG 3

1.1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOÀN THUẾ 3

1.1.1.1 Khái niệm 3

1.1.1.2 Môc đích của hoàn thuế 4

1.1.2 HOÀN THUẾ GTGT 6

1.1.2.1 Khái niệm 6

1.1.2.2 Quy định về đối tượng và các trường hợp được xét hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế 7

1.1.2.3 Phân loại đối tượng hoàn thuế 10

1.1.2.4 Quy trình quản lý hoàn thuế GTGT 12

1.2 HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG 15

1.2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CỦA NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG 15

1.2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG- XÂY DỰNG 17

CHƯƠNG II 21

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 21

2.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT VÀ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 21

2.1.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI 21

2.1.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2002 23

2.1.3 TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2002 26

Tæng Céng 28

P.V¨n x· 28

2.2 HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 29

2.2.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG 29

2.2.2 KẾT QUẢ HOÀN THUẾ GTGT NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG 29

2.2.2.1 Giải quyết hồ sơ hoàn thuế 31

2.2.2.2 Công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế 35

2.2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HOÀN THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG-XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 38

2.2.3.1 Đối tượng hoàn thuế 38

2.2.3.2 Phân loại đối tượng hoàn thuế 40

2.2.3.3 Giải quyết hồ sơ hoàn thuế 41

2.2.3.4 Kiểm tra sau hoàn thuế 43

2.2.3.5 Quản lý hóa đơn chứng từ 45

CHƯƠNG III 47

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH 47

GIAO THÔNG-XÂY DỰNG 47

3.1 QUAN ĐIỂM VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT 47

3.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT 50

3.2.1 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ HOÀN THUẾ GTGT 50

3.2.1.1 Các giải pháp về quy định đối tượng, các trường hợp được xét hoàn thuế 50

3.2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế nhằm tạo sự thống nhất trong việc chấp hành và đơn giản hóa quy trình 51

Cục thuế Mẫu số : 02/HSHT 52

3.2.1.3 Các giải pháp về phân loại đối tượng hoàn thuế 53

3.2.1.4 Các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thanh tra hoàn thuế 54

3.2.1.5 Giải pháp tăng cường việc quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ 55

3.2.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT 56

KẾT LUẬN 60

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điện Lực 103 tỷ đồng, Công ty Điện Lực Hà Nội 108 tỷ đồng. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số thu thuế GTGT chỉ đạt 95,15% so với dự toán nhưng vẫn tăng so với năm 2001 là 19,05%. Ngay từ đầu năm, Cục Thuế Hà Nội đã chỉ đạo các phòng quản lý thu thuế và chi cục tăng cường các biện pháp quản lý, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế, về công tác quản lý thu thuế GTGT và chống thất thu thuế ngoài quốc doanh. Vấn đề quản lý doanh thu, quản lý hộ và kiểm tra quyết toán thuế được đẩy mạnh để hoàn thành dự toán năm. Tuy kết quả thu được khá nhưng công tác quản lý thuế GTGT ngoài quốc doanh vẫn còn thất thu cả về hộ và doanh thu. Cục thuế đã kiểm tra, lập biên bản 135 doanh nghiệp kinh doanh xe máy có dấu hiệu ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá thị trường đã yêu cầu các doanh nghiệp này thực hiện việc áp giá theo giá tính lệ phí trước bạ, truy thu 670 triệu đồng. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tự giác kê khai thuế GTGT theo thực tế phát sinh, việc ghi chép sổ sách kế toán chỉ là hình thức. Thất thu thuế ở một số lĩnh vực, một số mặt hàng lớn như: xây dựng cơ bản tư nhân, vận tải tư nhân, kinh doanh xe máy, kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống… Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong năm qua có sự phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 439 dự án với tổng số vốn khoảng 7 tỷ 770 triệu USD trong đó có 192 dự án 100% vốn nước ngoài, 220 dự án liên doanh và 27 dự án hợp tác kinh doanh. Năm 2002, có 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn 123,7 triệu USD được cấp phép (tăng 30,2% so với năm 2001). Số thu thuế GTGT từ khu vực này đạt 603 tỷ đồng tăng 27,77% so với dự toán và tăng 35,58% so với năm 2001 (số thu là 445 tỷ đồng). Các con số thống kê nói trên đã cho thấy sự nỗ lực của ngành thuế Hà Nội với công tác quản lý thuế GTGT trong năm 2002 vừa qua. 2.1.3 Tình hình hoàn thuế GTGT trên địa bàn Hà Nội năm 2002 Hoàn thuế GTGT bắt đầu được triển khai thực hiện cùng với việc áp dụng Luật thuế GTGT ngay từ đầu năm 1999. Song năm 2002 mới là năm của những vấn đề về hoàn thuế GTGT phát sinh và được công luận đặc biệt quan tâm chú ý. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong 3 năm 1999-2001, do luật thuế mới được triển khai còn nhiều bỡ ngỡ, các trường hợp hoàn thuế chưa nhiều và phức tạp, các hồ sơ có số thuế được hoàn lớn chưa nhiều. Năm 2002, sau một số vụ việc gian lận hoàn thuế lớn bị phát hiện, các ngành chức năng đã kịp thời quan tâm và có hướng chỉ đạo mới nhằm khắc phục những kẽ hở còn tồn tại trong quy trình hoàn thuế, tiến tới hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT. Theo tinh thần Nghị định số 76/2002/NĐ-CP ngày 13/09/2002 của Chính Phủ và thông tư số 82/2002/TT/BTC ngày 14/10/2002 của Bộ Tài Chính nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT có hiệu quả, giảm thất thoát cho NSNN, ngăn chặn các hành vi gian lận, công tác hoàn thuế GTGT đã thực hiện nghiêm túc theo quy trình mới. Cục thuế Hà Nội đã tiến hành rà soát, phân loại các hồ sơ hoàn thuế theo hai dạng thanh tra trước khi hoàn và hoàn trước kiểm tra sau. Trong quy trình thẩm định, để đảm bảo việc hoàn thuế được chặt chẽ về mặt hồ sơ thủ tục và đúng đối tượng, phòng quản lý thu và phòng nghiệp vụ đã phối hợp kiểm tra xem xét kỹ các hồ sơ hoàn thuế, đặc biệt là các hồ sơ xuất khẩu để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi vấn và không đủ điều kiện hoàn. Năm 2002, thực hiện quy trình mới cục thuế Hà Nội đã thực hiện phân loại 16 hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn với tổng số tiền là 432 triệu đồng. Thực hiện hoàn thuế cho 525 hồ sơ của 285 doanh nghiệp với tổng số tiền thuế đã hoàn là 642.401 triệu đồng. Quy trình hoàn thuế được thực hiện theo đúng chủ trương của luật định đồng thời phát huy tác dụng đối với các doanh nghiệp được hoàn thuế: giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động xuất khẩu, hoàn vốn cho các dự án ODA… Công tác kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được tăng cường. Thực hiện chỉ thị của Tổng cục Thuế, cục Thuế Hà Nội đã rà soát lại 1.424 hồ sơ đã hoàn thuế từ năm 1999 đến nay, qua đó phát hiện ra 45 hồ sơ có vi phạm với số tiền khoảng 9,4 tỷ đồng. Tiến hành thanh tra sau hoàn thuế với 537 hồ sơ, phát hiện 82 hồ sơ có vi phạm với số tiền khoảng 6 tỷ đồng. Riêng năm 2002, thanh tra sau hoàn thuế 174 hồ sơ, phát hiện 41 hồ sơ có vi phạm với số tiền 2,5 tỷ đồng. Đến nay đã thu về cho tài khoản truy hoàn thuế số tiền gần 8 tỷ đồng. Riêng trong năm 2002, đã thu hồi được 6,5 tỷ đồng. Có 17 doanh nghiệp vi phạm hoàn thuế GTGT trong việc xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản đi Trung Quốc. Cục thuế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xác minh tại Trung Quốc và phát hiện các doanh nghiệp này đã chiếm đoạt hơn 39 tỷ đồng của NSNN từ tiền hoàn thuế đến nay mới chỉ thu hồi 16,7 tỷ đồng. Công tác truy thu tiền hoàn thuế cần kiên quyết và đẩy mạnh hơn nữa. Một trong những công tác quản lý thuế quan trọng, hỗ trợ giảm bớt các gian lận trong hoàn thuế được triển khai thực hiện tốt trên địa bàn Thủ đô là quản lý hóa đơn chứng từ. Trong năm 2002, cục Thuế Hà Nội đã gửi đi xác minh 8.437 số hóa đơn, đã có trả lời 4.591 số hóa đơn; từ đó phạt, truy thu do sai phạm 403 triệu đồng. Hà Nội cũng nhận xác minh 28.668 số hóa đơn và đã tiến hành xác minh trả lời được đối với 22.761 số; giúp truy thu, phạt 2,763 tỷ đồng. Thông báo mất 2.398 số hóa đơn của 188 đơn vị, phát hiện 124 doanh nghiệp bỏ trốn, mang theo 31.735 số hóa đơn. Việc kiểm tra sử dụng hóa đơn được đẩy mạnh, hạn chế những tiêu cực trong lĩnh vực này. Các đơn vị thuế trên địa bàn đã lập biên bản 606 doanh nghiệp vi phạm chế độ quyết toán hóa đơn; ra quyết định xử lý 603 doanh nghiệp; xử phạt 13 doanh nghiệp vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ; truy thu và phạt trên 1,6 tỷ đồng. Bảy doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng hóa đơn bước đầu xác định chênh lệch do vi phạm là 3,6 tỷ đồng. Thực hiện các hướng dẫn của bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế về quản lý ấn chỉ, đặc biệt là sau 3 tháng thực hiện quyết định 110/2002/QĐ-BTC ngày 18/09/2002 của bộ Tài Chính và công văn số 3207 TCT/AC ngày 23/08/2002 của Tổng cục Thuế, bước đầu đã hạn chế được tình trạng các đối tượng lợi dụng thành lập mới để mua hóa đơn nhưng không hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc sử dụng ít nhưng mua nhiều để bán hóa đơn kiếm lời, gây ra những vi phạm gian lận hoàn thuế rất khó kiểm soát. Trên đây là những con số nói lên kết quả một năm công tác hoàn thuế GTGT ngành thuế Hà Nội Báo cáo tình hình hoàn thuế GTGT các phòng quản lý thu Cục Thuế HN (đơn vị số tiền: triệu đồng) Chỉ Tiêu Đề nghị hoàn thuế Đã giải quyết VPsau HT Lượt ĐV Lượt HS Số Tiền Lượt ĐV Lượt HS Số Tiền Số ĐV Số Tiền Tổng Cộng P.Văn xã P.Thương nghiệp P.Giao thông P.Đầu tư NN P.Công nghiệp P.Nông lâm P.NQD số 1 P.NQD số 2 P.Nghiệp vụ thuế P.TChính-NHàng Trong đó -HT xuất khẩu -HT dự án ODA -Khác 631 28 48 13 56 85 58 91 83 150 19 276 161 194 660 36 49 13 54 85 64 91 84 165 19 285 176 199 746732 23452 38106 27395 26051 296299 186376 35165 33963 26792 52773 299897 43840 402635 513 20 46 5 45 77 54 55 50 145 16 246 153 114 525 20 46 5 47 80 54 55 50 146 18 247 163 115 642401 11107 37294 13380 16965 289051 168943 15436 16051 24135 50040 270466 43540 328395 41 0 9 8 0 5 4 5 6 4 0 22 6 13 2510 0 410 971 0 347 256 191 245 30 0 784 1158 568 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Cục Thuế Hà Nội) Quy ước Đơn vị: ĐV ; Hồ sơ: HS ; Vi phạm: VP ; Hoàn thuế: HT 2.2 Hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội 2.2.1 Bộ máy quản lý thu thuế GTGT ngành Giao Thông-Xây Dựng Trực tiếp quản lý thu đối với ngành Giao thông-Xây dựng là phòng quản lý thu Giao thông-Bưu điện-Xây dựng. Đây là một trong những phòng ban giàu thành tích nhất của cục Thuế Hà Nội, mỗi năm đảm nhận hơn 50% trong tổng nguồn thu của toàn cục. Đối với công tác hoàn thuế, Phòng quản lý thu có nhiệm vụ : Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng đề nghị hoàn. Kiểm tra, xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của các hồ sơ hoàn thuế. Phân loại đối tượng hoàn thuế. Trình lãnh đạo cục giải quyết hoàn thuế. Tiến hành việc kiểm tra thanh tra trước và sau hoàn thuế các đối tượng đã được xét hoàn. Phối hợp với các phòng ban liên quan như: phòng nghiệp vụ, phòng thanh tra trong khi tiến hành quy trình hoàn thuế. Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo cục các giải pháp hoàn thiện quy trình hoàn thuế. Lưu hồ sơ, quyết định hoàn thuế. 2.2.2 Kết quả hoàn thuế GTGT NGàNH Giao Thông-Xây Dựng Phụ trách khối ngành trọng điểm của nền kinh tế, hàng năm phòng Giao thông-Xây dựng tiếp nhận và xử lý rất nhiều hồ sơ hoàn thuế, trong đó đã giải quyết cho những hồ sơ có giá trị lớn. Do đặc thù kinh tế của ngành quản lý, nguồn thu từ khu vực quốc doanh trung ương chiếm tỷ trọng trên 90% tổng số thu toàn phòng, đây cũng là lĩnh vực có nhiều dự án đầu tư lớn và phát sinh hoàn thuế cao. Qua hơn 3 năm thực hiện, công tác hoàn thuế phát huy hiệu quả tích cực, đúng thủ tục và kịp thời giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn, mở rộng đầu tư, khuyến khích xuất khẩu…bên cạnh đó cũng bộc lộ không ít nhược điểm. Thực tế cho thấy, những sai phạm trong hoàn thuế một phần do tính phức tạp của đặc điểm kinh tế ngành Giao thông-Xây dựng mang lại; các doanh nghiệp có nhiều sai sót trong làm thủ tục, kê khai xin hoàn thuế; còn nhiều kẽ hở trong cơ chế chính sách… Báo cáo tình hình hoàn thuế năm 2001-2002 Đơn vị số tiền: triệu dồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền -Số đơn vị đề nghị hoàn -Số đơn vị không đủ điều kiện -Số đơn vị đã giải quyết -Số chuyển sang năm sau 24 14 9 1 68581 14561 52604 1416 13 8 5 0 27395 14015 13380 0 (Nguồn: Phòng thuế Giao thông-Cục Thuế Hà Nội) So với giai đoạn đầu khi mới triển khai thực hiện Luật thuế GTGT năm 1999, quy trình hoàn thuế đã không ngừng được hoàn thiện nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT cho phù hợp với tình hình mới. Việc hoàn thuế cho các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng nhìn chung được thực hiện khá tốt, đảm bảo đúng thủ tục, thời gian quy định nhằm thực hiện các chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp của Nhà nước. Tuy khẩn trương nhưng công tác này cũng đòi hỏi sự thận trọng, chính xác, rà soát kỹ càng từng hồ sơ. Ngoài sự nỗ lực của các cán bộ trong phòng, còn tranh thủ sự phối kết hợp các bộ phận trong cơ quan, các ngành kiểm tra để thực hiện tốt quy trình, hạn chế những sơ xuất do nghiệp vụ hoặc cơ chế chưa rõ để đưa ra những phản biện thích hợp về vấn đề hoàn thuế. Trình tự giải quyết hoàn thuế cho các doanh nghiệp ngành tương đối đảm bảo tuy nhiên cũng còn một số vướng mắc cần hoàn thiện. Sau đây là phân tích cụ thể tình hình hoàn thuế các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trong năm 2002 vừa qua. 2.2.2.1 Giải quyết hồ sơ hoàn thuế Năm 2001 đơn vị: ngàn đồng Stt QĐsố Ngày Tên Doanh Nghiệp;Lý do hoàn Số Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 3000 446 1418 2870 568 10924 10716 16400 13670 10/04/2001 16/01/2001 01/03/2001 05/04/2001 18/01/2001 31/08/2001 28/08/2001 07/12/2001 22/10/2001 Tổng CT Xây Dựng HN;ODA TổngCT Xây Dựng công trình GT I;ODA CT XNKvật tư đường biển;đvào>đra CT XL TCCG sông Đà 9; đvào>đra CT kinh doanh nước sạch; đvào>đra CT XD Thăng Long ; ODA Tổng CTXD công trình GT I ; ODA CTTM đầu tư phát triển GTVT; đvào>đra Tổng CT thủy tinh gốm XD;đvào>đra Tổng 1.162.260 5.593.481 4.503.045 253.345 4.615.782 11.616.690 16.669.082 1.090.592 7.099.901 52.604.178 (Nguồn: Phòng thuế Giao thông-Cục Thuế Hà Nội) Năm 2002 đơn vị: ngàn đồng Stt QĐsố Ngày Tên Doanh Nghiệp;Lý do hoàn Số tiền 1 2 3 4 5 1941 8200 8952 14174 22274 08/02/2002 17/06/2002 01/07/2002 17/09/2002 22/01/2002 CT XD bảo tàng HCM; đvào>đra TCT thủy tinh gốm XD; đvào>đra Ban diều hành hợp đồng 1A2; ODA CT vật tư bưu điện I ; XK TCT tư vấn thiết kế GTGT; đra Tổng 1.392.626 2.936.382 5.615.350 2.998.198 437.504 13.380.060 (Nguồn: Phòng thuế Giao thông-Cục Thuế Hà Nội) Năm 2002 vừa qua phòng thuế Giao thông đã thực hiện hoàn thuế cho 5 đơn vị với tổng số thuế hoàn 13.380 triệu đồng. Công tác hoàn thuế đã thực hiện theo đúng quy trình mới, phù hợp với sự chỉ đạo của bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế, góp phần phát huy tác dụng của hoàn thuế đối với các doanh nghiệp. Để đảm bảo quy trình và thời gian giải quyết các trường hợp hoàn thuế, các hồ sơ đến phòng, hồ sơ cán bộ trả phòng, hồ sơ gửi phòng nghiệp vụ, phòng máy tính đều được lập sổ theo dõi ngày. Việc kiểm tra, rà soát các hồ sơ đề nghị hoàn thuế được tiến hành kỹ càng, hóa đơn GTGT xin hoàn đều phải gửi đi xác minh. Phòng cũng phối hợp với phòng nghiệp vụ trong quá trình trình thẩm định các hồ sơ hoàn thuế. Các hồ sơ đủ điều kiện sẽ được trình lãnh đạo cục để quyết định hoàn thuế. Theo kết quả tổng hợp lũy kế quyết định hoàn thuế cho thấy: Năm 2001, phòng Giao Thông đã giải quyết 9 hồ sơ hoàn thuế, năm 2002 là 5 hồ sơ, như vậy tổng số hồ sơ giải quyết hoàn năm 2002 giảm gần một nửa so với trước. Số tiền hoàn thuế năm 2002 đã giảm hẳn so với năm trước (năm 2001 là 52.604.178.000đ; năm 2002 là 13.380.061.000). Nguyên nhân cụ thể là: Trước đây theo quy định của thông tư số 122/2000/TT-BTC của Bộ Tài Chính, hồ sơ hoàn thuế có công văn đề nghị xin hoàn và bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ với số thuế đầu vào lớn hơn đầu ra đề nghị hoàn lại là đủ. Phòng quản lý thu sau khi tiếp nhận hồ sơ, trên cơ sở kiểm tra tính đầy đủ của các yêu cầu trên, sẽ đề nghị lãnh đạo cục ra quyết định hoàn thuế. Cơ chế này đã tạo thuận lợi rút ngắn thời gian thủ tục giải quyết hoàn thuế cho các doanh nghiệp nhưng cũng là kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng. Một số doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản đã dựa vào cơ chế này để gian lận tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước. Bằng việc cấu kết với bên nước ngoài lập hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán khống và mua chuộc hải quan khi xuất hàng qua cửa khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể hoàn tất hồ sơ hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của NSNN. Nhằm hạn chế sự vi phạm này, thông tư 82/2002/TT-BTC ngày 18/09/2002 đã bổ sung một số yêu cầu về hồ sơ hoàn thuế. Căn cứ vào quy định mới này, rất nhiều hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã bị trả lại không được xét hoàn thuế vì những nguyên nhân sau: Số liệu kê khai giữa tờ khai và công văn xin hoàn thuế không khớp. Không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. Tại các đơn vị xây dựng, không bóc tách được đầu vào của hóa đơn mua nguyên vật liệu tại Hà Nội nhưng lại xuất dùng cho các công trình ở nơi khác. Đơn vị kê khai nhầm cả số thuế đã nộp ở kỳ sau vào đầu vào của kỳ trước. Việc hoàn thuế GTGT cho chủ dự án, nhà thầu chính, do thời gian giữa các lần thanh toán định kỳ thường dài, các đơn vị rất hay mắc sai lầm trong kê khai số thuế đầu vào và đầu ra phát sinh trong tháng. Sai lầm thường thấy là kê khai trùng giữa các tháng, hóa đơn phát sinh cách nhau 4 tháng lại xếp cùng vào một hồ sơ hoàn thuế… Cũng theo tinh thần của thông tư 82, công tác hoàn thuế năm 2002 đã được tiến hành theo quy trình mới, phân loại đối tượng hoàn thuế để quyết định phương thức “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” hay “kiểm tra thanh tra trước khi hoàn thuế”. Các điều kiện để phân loại đối tượng hoàn thuế đã nêu ở chương I. Những quy định này đã có ý nghĩa nhất định trong việc thúc đẩy ý thức tự giác và nâng cao trách nhiệm của cả doanh nghiệp và cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc phân loại đã tạo điều kiện kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng, phát hiện sớm các vi phạm đã khiến cho số hồ sơ giải quyết hoàn thuế năm 2002 giảm hẳn so với năm trước. Trước đây với quy định thống nhất một cơ chế hậu kiểm thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý cao trong việc xác lập hồ sơ hoàn thuế. Nếu xảy ra gian lận, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm phần lớn. Trách nhiệm của cơ quan thuế cũng lớn nhưng không căng thẳng, vì chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tính logic và hợp lý của các hồ sơ xin hoàn. Cơ chế hậu kiểm cũng đảm bảo rút ngắn thời gian hoàn thuế cho các doanh nghiệp phù hợp với chủ trương hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, kiểm tra sau hoàn thuế khi các hành vi gian lận đã thực hiện rồi thì việc phát hiện, quy trách nhiệm và truy thu tiền hoàn gặp không ít khó khăn. Vì vậy, đối với các trường hợp có nhiều khả năng xảy ra gian lận, nên tiến hành kiểm tra trước khi hoàn thuế. Nhưng cũng chính quy định mới này đã đẩy đến một thực trạng là hầu hết các hồ sơ đề nghị hoàn từ khi có quyết định phân loại thường rất sơ sài, bởi mọi phát hiện không hợp lệ cũng không bị xử phạt như là một hành vi gian lận về thuế, vì hành vi đó chưa xảy ra. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế rất cao, nếu hồ sơ đề nghị hoàn được thông qua trong quá trình tiền kiểm có nghĩa là nếu phát hiện có gian lận trong hồ sơ đó, cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ sẽ phải chịu trách nhiệm. Thời gian xét hoàn thuế sẽ lâu, thậm chí có những hồ sơ rất lâu, gây ảnh hưởng đến đơn vị hoàn thuế, đặc biệt trong ngành xây dựng với những công trình lớn gồm nhiều hạng mục thi công thì nhu cầu về vốn là rất quan trọng. Xét trên góc độ này, quy định mới đã không phát huy được tính tích cực của mục đích hoàn thuế ban đầu. Là một trong những ngành kinh tế được nguồn vốn ODA tài trợ cho nhiều dự án lớn, hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng hàng năm đã xét hoàn thuế cho khá nhiều hồ sơ ODA. Việc hoàn thuế cho các chủ dự án ODA không hoàn lại về thực chất cũng chỉ là một hình thức biến tướng của việc xin hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu tại chỗ chịu thuế suất 0% cho người sử dụng cuối cùng mà thôi. So với năm 2001, số hồ sơ thuộc diện ODA được giải quyết hoàn thuế đã giảm hẳn. Do quy trình hoàn thuế năm 2002 đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã có sự thay đổi từ sau thông tư số 41/2002/TT-BTC ngày 3/5/2002, yêu cầu phải có ý kiến xác nhận của chủ dự án về số thuế GTGT được hoàn trên hồ sơ hoàn thuế cho các nhà thầu, xác nhận các chi phí là hợp lý hợp lệ phục vụ cho dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Trên thực tế, hầu hết các xác nhận của chủ dự án đều chung chung, không cụ thể đúng theo yêu cầu của thông tư 41. Vì vậy, rất nhiều trường hợp thuộc diện hoàn thuế trước đây đã không được xét hoàn do chưa đáp ứng yêu cầu mới. VD: dự án của Tổng công ty công trình giao thông I, Tổng công ty xây dựng Thăng Long. 2.2.2.2 Công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế Thực hiện chỉ thị số 19/2002/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác quản lý thuế GTGT và công văn 11077 TC/TCT ngày 14/10/2002 của Bộ Tài Chính, phòng thuế Giao thông đã đẩy mạnh việc kiểm tra, rà soát lại các hồ sơ đã thực hiện hoàn thuế nhằm ngăn chặn, khắc phục kịp thời những hành vi gian lận trong công tác hoàn thuế GTGT. Theo thống kê kết quả kiểm tra sau hoàn thuế năm 2002 vừa qua, phòng thuế Giao Thông đã tiến hành thực hiện thanh tra kiểm tra 10 hồ sơ hoàn thuế của 8 doanh nghiệp, lập biên bản và thu hồi số thuế vi phạm là 971 triệu đồng. Trong quá trình kiểm tra, nhìn chung các đối tượng nộp thuế chấp hành tốt các yêu cầu của cơ quan thuế về việc cung cấp các tài liệu hóa đơn chứng từ liên quan, giải trình những vướng mắc về tính trung thực của số liệu…Do các đơn vị thuộc ngành Giao thông-Xây dựng hầu hết là các doanh nghiệp quốc doanh nên có ý thức chấp hành luật khá tốt. Các sai phạm chủ yếu do công tác kế toán thuế còn yếu bởi đặc thù mô hình sản xuất của các đơn vị ngành xây dựng khá phức tạp. Việc thu hồi số tiền thuế vi phạm được tiến hành kiên quyết và thực hiện khá nghiêm chỉnh đối với tất cả các đơn vị sai phạm. Quá trình kiểm tra đã phát hiện các sai phạm phải truy thu tiền hoàn thuế. Trường hợp tại công ty Sông Đà 9, khi kiểm tra đối chiếu số liệu trên hóa đơn chứng từ thực tế phát sinh trong hồ sơ hoàn thuế tháng 6 năm 2000 với số liệu trên sổ sách kế toán đã phát hiện sai phạm 21 triệu đồng. Không biết vì chưa nắm rõ việc tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra hay do cố ý mà kế toán đơn vị đã không chia cho tỷ trọng doanh thu chưa thuế VAT và không chịu thuế VAT, khiến số thuế được hoàn lớn hơn. Ngoài ra, đơn vị cũng không giải trình được số thuế GTGT được tính hoàn của các hóa đơn mua hàng tết và mua TSCĐ khác trong chi phí quản lý của văn phòng công ty tại Hà Nội. Những sai sót không đáng có sau hơn 3 năm triển khai thực hiện luật thuế GTGT vẫn còn như ghi không đúng tên, mã số thuế của người mua, trường hợp của Công ty Xây dựng số 3 hoàn thuế cho nguyên vật liệu xây dựng mua vào số tiền 3 triệu đồng, lỗi tương tự với Tổng công ty Xây dựng Thăng Long số tiền 4,6 triệu đồng, nguyên nhân thường do bộ phận tiếp liệu của các đơn vị này thiếu cẩn thận không kiểm tra các hóa đơn; Hay sai số giữa hồ sơ xin hoàn và hóa đơn chênh lệch đến 10 lần, sự nhầm lẫn vô lý này của Tổng công ty xây dựng Thăng Long đã được giải trình là do kế toán thuế sử dụng máy vi tính vào dữ liệu, sau đó thiếu sự kiểm tra đối chiếu nên bị nhầm giữa giá trị hàng hóa (15.927.000đ) và phần thuế được hoàn (1.592.700đ) do đó có chênh lệch (-14.334.300đ). Tuy nhiên cần phải quy trách nhiệm rõ ràng để hạn chế những sai phạm không đáng có nêu trên. Do đặc điểm của hoạt động xây dựng tiến hành theo dự án là việc thanh toán được tiến hành theo định kỳ mà thời gian cách quãng giữa các lần thanh toán là hơn 1 tháng hoặc có thể lâu hơn, vì vậy công tác thanh toán thường rải rác trong năm nên việc kê khai trùng rất dễ xảy ra. Hiểu rõ đặc điểm này, việc rà soát các hóa đơn, chứng từ rất được coi trọng và đã phát hiện không ít sai sót trong công tác kế toán thuế. Một chứng từ có thể kê vào 2 công trình khác nhau như trường hợp hoàn thuế cho Ban điều hành 1A2 đã thu hồi số tiền sai phạm và yêu cầu phạt hành chính là 31 triệu đồng. Trong hoạt động Xây dựng và Giao thông công trình, thời điểm hải quan thông báo thuế (kế toán đã kê khai thuế) và thời điểm tiếp liệu viên làm thủ tục nộp thuế và thanh toán tạm ứng cách xa nhau, nếu kế toán thiếu sự kiểm tra đối chiếu lại kê khai một lần nữa theo biên lai nộp thuế sẽ dẫn đến kê khai hai lần. Ngoài ra, để đảm bảo tiến độ công trình và kê khai thuế kịp thời, kế toán đã căn cứ vào chứng chỉ thanh toán để tính và kê khai tuy nhiên lại không đôn đốc các thầu phụ viết hóa đơn GTGT nên phát sinh sai phạm là kê khai thuế chưa có hóa đơn GTGT trong hồ sơ hoàn. Trường hợp này khi kiểm tra phát hiện không ít, phải kể đến đó là Công ty xây dựng công trình 228 làm thầu phụ thi công dự án 6 cầu đường 1 kê khai thuế chưa có hóa đơn GTGT hơn 11 triệu đồng, công ty đóng tàu Thăng long- công ty thi công cơ giới của công trình 3 cầu-cầu Đuống, cầu Hàm Rồng, 6 cầu đường 1. Do đặc điểm phức tạp của kết cấu, thời gian thi công các công trình lớn, công tác kiểm tra sau hoàn muốn phát huy được hiệu quả đòi hỏi trình độ cán bộ thuế phải tương xứng. Việc phát hiện những sai phạm hàng trăm triệu đồng trong 1 hồ sơ khi kiểm tra sau hoàn thuế cũng đã xảy ra. Trong năm vừa qua, khi tiến hành hậu kiểm tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, cán bộ kiểm tra đã phát hiện sai phạm 728 triệu đồng tiền hoàn thuế, nguyên nhân đây là phần hoàn đối với chi phí do công ty làm thầu phụ, đáng lẽ phải hạch toán vào phần sản xuất kinh doanh ngoài ODA để xét khấu trừ thì đơn vị lại đưa vào hồ sơ hoàn thuế. Nhầm lẫn giữa xin hoàn thuế với thuế khấu trừ đã được đơn vị giải trình là do đặc thù của mô hình sản xuất Tổng công ty Xây dựng Thăng Long vừa là đơn vị Tổng thầu, vừa trực tiếp thi công (cơ quan Tổng công ty có cá đơn vị thi công trực thuộc) hợp đồng thi công thực hiện trọn gói cho các thàu phụ nhưng một số vật tư, thiết bị chuyên dùng lại do cơ quan Tổng công ty cung cấp. Như vậy, Tổng công ty vừa là thầu chính lại vừa là thầu phụ của các đơn vị thi công. Cơ quan Tổng Công ty có một số khoản thu từ việc cung cấp vật tư, thiết bị và lao vụ khác cho thầu phụ. Việc thanh toán cho đơn vị thi công trọn gói nên khi thầu phụ xuất hóa đơn cho Tổng công ty không bóc tách được khối lượng Tổng công ty là thầu phụ dẫn đến kế toán thuế không xác định được VAT khấu trừ để tách ra từ hóa đơn của thầu phụ và nhầm lẫn trong kê khai hoàn thuế. Việc quy trách nhiệm do trình độ kế toán còn hạn chế đã được đoàn thanh tra chấp nhận, tuy thế những sai phạm kiểu này nếu không được phát hiện sẽ gây ra thất thoát lớn trong hoàn thuế. Các doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch trong quá trình kiểm tra sau hoàn thuế sẽ thuộc diện phải kiểm tra trước khi hoàn nếu có hồ sơ đề nghị hoàn thuế được xét duyệt vào năm sau. Qua những phân tích cụ thể cho thấy, việc giải quyết hoàn thuế GTGT và kiểm tra sau hoàn đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng đã thực hiện khá đảm bảo nhưng vẫn còn những hạn chế. Những tồn tại của công tác hoàn thuế GTGT xin được đề cập ở phần tiếp theo. 2.2.3 Một số vấn đề còn tồn tại trong việc giải quyết hoàn thuế đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn Hà Nội Sau hơn 3 năm thực hiện, với những kinh nghiệm tích lũy được và quy trình hoàn thuế mới là những điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác hoàn thuế GTGT tiến hành tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32225.doc
Tài liệu liên quan