Luận văn Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thừa Thiên Huế

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC . iii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ .v

DANH MỤC CÁC BẢNG. vi

PHẦN I MỞ ĐẦU .1

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC

HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .4

1.1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG TÁC HUY

ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .4

1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại .4

1.1.2.Chức năng của Ngân hàng thương mại.5

1.1.3.Vai trò của Ngân hàng thương mại .5

1.1.4.Các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.6

1.1.5.Công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại.12

1.1.6.Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn của NHTM .19

1.1.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM.20

1.1.8.Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân

hàng thương mại.24

1.2.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN NHTM TẠI VIỆT

NAM VÀ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.29

1.2.1.Thực trạng và xu thế phát triển hoạt động huy động vốn của các NHTM tại

Việt Nam .29

1.2.2.Vài nét về việc thực hiện công tác huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn

Tỉnh Thừa Thiên Huế.32

1.2.3. Các công cụ hỗ trợ thúc đẩy công tác HĐV tại các NHTM ở TT-Huế .36

 

pdf148 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Agribank Chi nhánh TT-Huế được xác định thêm nhiệm vụ đầu Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 55 tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Địa bàn hoạt động của Agribank CN TT-Huế rộng khắp cả tỉnh nhà với hoạt động nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực SXKD, đời sống; đồng thời đảm nhận phục vụ vốn đầu tư các thành phần kinh tế phát triển. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động ngày càng lớn, chất lượng kinh doanh ngày càng được nâng lên và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng phục vụ vốn cho nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. Agribank CN TT-Huế đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh có các nhiệm vụ: - Triển khai hoạt động kinh doanh với phương châm hành động “Vì sự thành đạt của khách hàng”. - Tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng. - Tổ chức các dịch vụ tăng tính tiện ích cho khách hàng. - Giảm thiểu nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. - Xây dựng các nội quy, quy chế điều hành, cơ chế khoán 2.1.5. Tình hình nguồn nhân lực của Chi nhánh Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn nhân lực luôn được đánh giá là có vai trò quan trọng và then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kinh doanh, hiệu quả hoạt động. Vì vậy, vấn đề về nhân lực luôn được quan tâm đúng mức. Trong những năm qua hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực không ngừng được chú trọng và nâng cao. Chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao về năng lực công tác, đảm bảo vận hành hệ thống một cách trôi chảy, liền mạch giữa các phòng ban, các chi nhánh trực thuộc và các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2010-2012) STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh(% tăng trưởng) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng số LĐ định biên 408 100 408 100 411 100 0.0 0,7 I Phân theo Giới tính 1 Nam 221 54.17 220 53,92 222 54,01 -0.5 0,9 2 Nữ 187 45,83 188 46,08 189 45,99 0.5 0,5 II Phân theo Trình độ 1 Trên Đại học 3 0,74 4 0,98 11 2,68 33,3 175,0 2 Đại học 325 79,65 332 81,37 340 82,72 2,2 2,4 3 Cao Đẳng, Trung cấp 45 11,03 41 10,05 35 8,52 -8,9 -14,6 4 Sơ cấp 35 8,58 31 7,6 25 6,08 -11,4 -19,4 III Phân theo Công việc 1 Lao động trực tiếp 81 19,85 86 21,08 81 19,71 6,2 -5,8 2 Lao động gián tiếp 327 80,15 322 78,92 330 80,29 -1,5 2,5 ((Nguồn: Phòng HC-NS Agribank Chi nhánh TT Huế)) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 57 Với yêu cầu của hoạt động hiện đại hoá ngân hàng, nhu cầu về nhân lực có chất lượng cao là rất lớn một mặt để đáp ứng nhu cầu về giao dịch nhanh chóng của hệ thống giao dịch, mặt khác vừa là để đổi mới phong cách giao dịch, tác phong làm việc của nhân viên đối với khách hàng, ngoài ra việc nâng cao chất lượng cán bộ còn làm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng do những cán bộ hạn chế về nhận thức, không đủ năng lực, đạo đức không tốt gây ra những tổn thất cho Ngân hàng làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Về cơ cấu giới tính, số lao động nam nhiều hơn số lao động nữ trong 3 năm qua: Tỷ lệ lao động nam luôn chiếm 54% và lao động nữ chỉ chiếm 45%. Đây là cơ cấu giới tính phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài việc phân công lao động nữ làm ở các bộ phận giao dịch khách hàng thì lao động nam để làm các nghiệp vụ đòi hỏi phải có sức khoẻ, năng động, nhiệt tình để đi địa bàn, bám sát địa bàn kinh doanh. Những năm vừa qua công tác tuyển dụng cán bộ được nâng cao, nhờ vậy lực lượng lao động có trình độ Đại học trở lên lệ luôn chiếm tỷ lệ trên 80%/tổng lao động. Tuy nhiên, lao động có trình độ trên Đại học vẫn còn rất thấp, chiếm chưa tới 2,68%/tổng lao động. 2.1.6. Tình hình vốn và tài sản của Chi nhánh Về tài sản: Tổng tài sản của Agribank CN TT-Huế năm 2012 là 3.713 tỷ đồng, tăng 397 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 12%. Năm 2011 tổng tài sản đạt là 3.316 tỷ đồng, tăng 210 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 6,8%. Nhìn chung trong những năm qua, tổng tài sản của Agribank CN TT-Huế liên tục mỗi năm. Có được sự tăng trưởng trong những năm qua là nhờ tốc độ đầu tư và cho vay nền kinh tế liên tục tăng lên, cụ thể: Cho vay khách hàng năm 2012 đạt 3.621 tỷ đồng, tăng 435 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 13,7%. Năm 2011 cho vay khách hàng đạt 3.186 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 6,3%. Trư ờng Đạ i ọ c K i tế H uế 58 Bảng 2.2: Tổng hợp bảng cân đối Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2010-2012) (Đvt: tỷ đồng, %) STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) (+/-) (%) (+/-) (%) A Tài sản 3.106 100,0 3.316 100,0 3.713 100,0 210 7 397 12 I Tiền mặt, vàng bạc, đá quí 45 1,4 60 1,8 64 1,7 15 33 4 7 II Cho vay khách hàng 2.996 96,5 3.186 96,1 3.621 97,5 190 6 435 14 III Chứng khoán đầu tư 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0 0 0 IV Tài sản cố định 42 1,4 43 1,3 25 0,7 1 2 -18 -42 V Tài sản Có khác 23 0,7 27 0,8 3 0,1 4 17 -24 -89 B Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 3.106 100,0 3.316 100,0 3.777 100,0 210 6,8 461 13,9 I Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 100 3,2 94 3 118 3,1 -6 -6,0 24 25,5 II Tiền gửi và vay các TCTD khác 13 0,4 12 0 9 0,2 -1 -7,7 -3 -25,0 III Tiền gửi của khách hàng 2.153 69,3 2.569 77 3.418 90,5 416 19,3 849 33,0 IV Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư 0 0,0 0 0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 V Phát hành giấy tờ có giá 62 2,0 50 2 60 1,6 -12 -19,4 10 20,0 VI Các khoản nợ khác 737 23,7 500 15 101 2,7 -237 -32,2 -399 -79,8 VII Vốn và các quỹ 41 1,3 91 3 71 1,9 50 122,0 -20 -22,0 Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank Chi nhánh Thừa Thiên HuếTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 Xét về cơ cấu tổng tài sản của Agribank CN TT-Huế thì khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong những năm qua, tương ứng các năm 2010 (96,5%); năm 2011 (96,1%); năm 2012 (97,5%). Từ cơ cấu tỷ trọng khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ta có thể khẳng định được hoạt động kinh doanh của Agribank CN TT- Huế cũng như những Ngân hàng Thương mại Nhà nước khác là tập trung chủ yếu vào hoạt động cấp tín dụng truyền thống. Cơ cấu các khoản mục còn lại trong tổng tài sản chiếm tỷ trọng rất thấp, tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2012 là 64 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6,7% và chiếm tỷ trọng 1,7%/tổng tài sản; năm 2011 là 60 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 33,3% và chiếm tỷ trọng 1,8%/tổng tài sản. Tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản, năm 2012 là 25 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 41,9% và chiếm tỷ trọng 0,7%/tổng tài sản; năm 2011 là 43 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,4% và chiếm tỷ trọng 1,3%/tổng tài sản. Tài sản có khác năm 2012 là 3 tỷ đồng, giảm 24 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 88,9% và chiếm tỷ trọng 0,1%/tổng tài sản; năm 2011 là 27 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 17,4% và chiếm tỷ trọng 0,8%/tổng tài sản. Đánh giá tổng quát các khoản mục trong tổng tài sản của Agribank CN TT- Huế trong 3 năm qua đều có sự tăng trưởng và phát triển, cơ cấu tài sản hợp lý đối với Ngân hàng Thương mại mà hoạt động tín dụng truyền thống chiếm ưu thế. Tuy nhiên, Ngân hàng muốn tăng trưởng ở khoản mục cho vay khách hàng phải đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng, từng bước chuẩn hoá hoạt động kinh doanh theo các chuẩn mực trong nước và quốc tế, như định hướng phát triển Ngân hàng hiện đại của Agribank Việt Nam. Về nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu: Tính đến cuối năm 2012, tổng tài sản Agribank CN TT-Huế là 3.713 tỷ đồng, tăng 397 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 12%. Xem xét tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản (bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu) cơ cấu khá hợp lý: Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chiếm tỷ lệ thấp trong những năm qua. Năm 2012, tỷ trọng các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trên Tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu là 3,1% tương ứng là 118 tỷ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 đồng, tăng 24 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 25,5%. Năm 2011 là 94 tỷ, giảm 6 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ giảm 6%. Tiền gửi và tiền vay các Tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn vốn chủ yếu trong tổng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng liên tục tăng trong 3 năm qua tương ứng năm 2010 (69,3%), năm 2011 (77%), năm 2012 (90,5%). Để duy trì tỷ trọng tiền gửi khách hàng cao và tăng trưởng khá trong những năm qua là nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Agribank Việt Nam, theo định hướng chung của ngành là tập trung khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư tại địa phương để có nguồn vốn kinh doanh ổn định, từ đó mở rộng đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương. Điều này còn thể hiện Agribank CN TT-Huế là Ngân hàng Thương mại uy tín, tận dụng lợi thế của đơn vị để không ngừng củng cố và phát triển thị phần. Khoản mục vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong những năm qua chưa được 1%. Điều này cho thấy trong những năm qua nguồn vốn cho vay uỷ thác đầu tư, cho vay ưu đãi theo các chương trình, dự án của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giảm dần, nguồn vốn này còn chủ yếu là do những chương trình của những năm trước để lại, không có chương trình nào mới trong 3 năm qua. Về khoản mục các khoản nợ khác của Agribank CN TT-Huế có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 là 101 tỷ đồng, giảm 399 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ giảm 79,8%. Năm 2011 là 500 tỷ đồng, giảm 237 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ giảm 32,2%. Khoản mục các khoản nợ khác chủ yếu là nguồn điều hoà Trụ sở chính với chi nhánh, nguồn vốn vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước. Vốn và các quỹ của Agribank CN Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2012, vốn và các quỹ là 71 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ giảm 22%; năm 2011 là 91 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 122%. Về cơ bản cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Agribank CN TT- Huế trong những năm qua khá hợp lý. Trong đó hoạt động huy động vốn và đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao. Sự hợp lý về cơ cấu tài sản – nguồn vốn thể hiện rõ chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của Agribank CN TT- Huế là rất rõ ràng. Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế 61 2.1.7. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bảng 2.3 ta thấy, trong giai đoạn 2010-2012 chỉ tiêu lợi nhuận của Agribank CN TT-Huế luôn tăng về giá trị. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, tiềm ẩn nhiều bất ổn từ nội tại lẫn những tác động khó lường bên ngoài, một số doanh nghiệp gặp phải khó khăn tạm thời giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của chi nhánh. Trước tình hình đó, Agribank CN TT-Huế đã áp dụng chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế và đã nỗ lực hết mình để hoàn thành kế hoạch mục tiêu lợi nhuận. Năm 2010, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là 585 tỷ đồng, tổng chi đạt 527,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 57,7 tỷ đồng, thuế lợi tức 1,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 56,6 tỷ đồng. Năm 2011, tổng thu của chi nhánh là 809 tỷ đồng, tổng chi là 700 tỷ đồng, hai chỉ tiêu trên lần lượt tăng 38,3% và 32,7% so với năm 2010. Sang năm 2012, mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nhưng Chi nhánh đã có những nỗ lực rất lớn để hoàn thành vượt mức kế hoạch Trụ sở chính giao. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh đạt 968 tỷ đồng, tăng 19,7% so với năm 2011, chi phí hoạt động của Chi nhánh là 800 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng, tương đương 14,3% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng 59 tỷ đồng so với năm trước. Tỷ trọng các lĩnh vực hoạt động đều tăng so với năm 2011. Chi phí tiền lương là 118 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tương đương 3,8% so với năm 2011 do có sự điều chỉnh về hệ số lương. Chi phí có sự tăng lên đáng kể là do qua mỗi năm, số lượng máy ATM Agribank trang bị thêm là 3 máy, đồng thời lắp đặt thêm 25 máy POS để mở rộng thị trường thẻ cũng như kịp như kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổng chi vẫn còn lớn so với hiệu quả kinh tế mang lại. Chi nhánh cần tiếp tục thực hiện chính sách tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại từ các chính sách định hướng chiến lược kinh doanh của mình. Trư ờng Đ i họ c K in tế H uế 62 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thừa Thiên Huế 2010 - 2012 (ĐVT: tỷ đồng,%) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) % Tổng thu 585,0 100,0 808,9 100,0 968,4 100,0 224 38,3 159 19,7 Thu lãi cho vay 540,2 92,3 757,9 93,7 903,1 93,3 218 40,3 145 19,2 Thu lãi tiền gửi NHTW 4,3 0,7 6,3 0,8 8,0 0,8 2 45,4 2 27,1 Thu dịch vụ, KDNT 11,8 2,0 14,1 1,7 16,0 1,6 2 19,1 2 13,4 Thu khác 28,6 4,9 30,7 3,8 41,4 4,3 2 7,2 11 35,0 Tổng Chi 527,2 100,0 699,6 100,0 799,7 100,0 172 32,7 100 14,3 Chi phí huy động vốn 200,2 38,0 300,9 43,0 377,7 47,2 101 50,3 77 25,5 Chi trả lãi vay 175,0 33,2 244,5 34,9 267,7 33,5 70 39,7 23 9,5 Chi dịch vụ, KDNT 3,0 0,6 2,5 0,4 2,5 0,3 -1 -16,5 0 -0,8 Chi tiền lương 84,6 16,0 113,2 16,2 117,5 14,7 29 33,9 4 3,8 Trích DPRR 39,5 7,5 9,0 1,3 2,7 0,3 -30 -77,1 -6 -70,6 Chi khác 25,1 4,8 29,5 4,2 31,7 4,0 4 17,6 2 7,6 Lợi nhuận trước thuế 57,7 109,3 168,7 52 89,4 59 54,3 Thuế lợi tức 1,1 1,5 2,5 0.4 35,6 1.0 63,6 Lợi nhuận sau thuế 56,6 107,8 166,2 51 90,5 58 54,1 (Nguồn:Phòng Kế toán Agribank Chi nhánh TT-Huế)Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 63 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Tổ chức công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh TT-Huế 2.2.1.1. Cơ chế quản lý hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh a. Cơ chế, kế hoạch và quản lý, điều hành hoạt động huy động vốn Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu định hướng của Agribank Việt Nam, đăng ký của các chi nhánh trực thuộc, kết quả bảo vệ kế hoạch kinh doanh, Agribank CN TT-Huế tiến hành xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn huy động năm, quý cho các chi nhánh. Chỉ tiêu kế hoạch huy động nguồn vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá xếp loại, thi đua của từng chi nhánh. Tại chi nhánh, sau khi đã có thông báo chỉ tiêu, định hướng, Ban Giám đốc thành lập hội đồng giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc, trên cơ sở đó các đơn vị trực thuộc căn cứ tình hình cụ thể tại chi nhánh và các bộ phận kinh doanh lập và giao chỉ tiêu đến từng cán bộ nghiệp vụ theo tỉ lệ tăng trưởng được giao, đó cũng là cơ sở để xếp loại hạng bậc tiền lương được hưởng của cán bộ và của tập thể đơn vị khi kết thúc quý, 6 tháng, năm kế hoạch thông qua hội đồng thi đua của toàn chi nhánh do bộ phận thi đua phối hợp với các phòng ban tham mưu cho Ban Giám đốc. Không chỉ vậy, trong quá trình điều hành chung thì việc theo dõi, giám sát thường xuyên sự biến động của Agribank tỉnh với các chi nhánh được tiến hành theo dõi sát sao hằng ngày qua hệ thống điện báo. Sự biến động tình hình tăng trưởng huy động vốn đến từng loại sản phẩm cụ thể, thậm chí loại lãi suất cụ thể. Với mô hình và cơ chế tổ chức quản lý, điều hành hiện tại, Agribank CN TT- Huế theo dõi thường xuyên việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của chi nhánh, giúp công tác quản lý, điều hành kịp thời. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chi nhánh. Khuyến khích cơ sở chú trọng hơn đến công tác HĐV nhất là đối với nguồn vốn có tính ổn định, lâu dài đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư. Từ năm 2005, Agribank áp dụng chính sách lãi suất huy động mở trên toàn hệ thống, tạo ra một chính sách lãi suất huy động linh hoạt, lãi suất huy động tiền gửi hấp dẫn và phù hợp với từng vùng miền. Lãi suất huy động được chủ động điều Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 64 chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường và tạo được sự công bằng về lãi suất giữa các TCTD. Đối với công tác quản lý kế hoạch huy động vốn: Sử dụng hợp lý các công cụ kế hoạch như điều hành lãi suất huy động linh hoạt theo tình hình thị trường, quy định mức phí điều hoà vốn nội, ngoại tệ, tỷ lệ an toàn chi trả, phí tiền gửi dự trữ thanh toán, tiền gửi dự trữ bắt buộc. Chủ trương đối với công tác điều hành kế hoạch huy động vốn luôn tạo tính chủ động, tự chủ trong công tác huy động vốn đối với chi nhánh cơ sở. Giao chỉ tiêu thừa thiếu vốn hợp lý đối với từng chi nhánh và quản lý chặt tình trạng thừa thiếu vốn trên tài khoản điều chuyển vốn (TK 519) đảm bảo thanh khoản cho từng chi nhánh trực thuộc cũng như toàn tỉnh. Thông qua việc điều hành này cho thấy công tác quản lý huy động vốn tại Agribank CN TT-Huế có một số mặt đạt được như sau: - Có biện pháp chỉ đạo sát sao, phù hợp đến từng đơn vị, cá nhân. - Có hệ thống báo cáo nhanh, nhạy, chính xác, giúp chi nhánh nắm rõ nguồn vốn huy động để chủ động trong công tác đầu tư vốn. - Giúp các chi nhánh nâng cao ý thức, tầm quan trọng của công tác huy động vốn Tuy nhiên trong công tác điều hành vẫn còn hạn chế: - Một số chỉ tiêu và kế hoạch giao chi nhánh chưa bám sát tình hình hoạt động kinh doanh; phân bổ theo chỉ tiêu, kế hoạch của Agribank Việt Nam, gây áp lực cho chi nhánh và cán bộ dẫn đến việc đối phó hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. - Các chỉ tiêu báo báo đôi lúc vẫn còn chậm, chưa cập nhật kịp thời. - Đối với các chi nhánh thiếu vốn, thường xuyên bị động trong đầu tư cho vay thậm chí mất cơ hội đầu tư. b. Qui trình, thủ tục, chứng từ giao dịch Quy trình thủ tục, chứng từ giao dịch trong hoạt động HĐV được quy định thống nhất cho toàn hệ thống, đặc biệt từ năm 2008, Agribank CN TT-Huế quy định rõ theo từng loại sản phẩm HĐV. Quy trình thủ tục nhanh gọn, chứng từ giao dịch đơn giản, đảm bảo theo quy định của NHNN tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 65 gian cho khách hàng giao dịch, giảm thiểu chi phí cho ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, qua thực tế vẫn còn một số tồn tại:  Đối với khách hàng đăng ký dịch vụ gửi rút nhiều nơi, Agribank CN TT- Huế mới áp dụng hình thức gửi rút tiết kiệm nhiều nơi đối với sản phẩm tiết kiệm bậc thang, chưa cho phép khách hàng tất toán sổ tiết kiệm tại chi nhánh khác chi nhánh mở sổ, chưa cho phép khách hàng trích tài khoản tiền gửi thanh toán tại chi nhánh thứ 3. Do đó chưa thực sự thu hút khách hàng nhiều, gây bất tiện cho khách hàng khi phải quay lại chi nhánh mở sở mới có thể hoàn tất thủ tục tất toán sổ tiết kiệm  Sử dụng thẻ lưu tiết kiệm: áp dụng chưa thống nhất, có chi nhánh sử dụng thẻ lưu, có chi nhánh không sử dụng thẻ lưu dẫn đến nhiều thắc mắc đối với khách hàng và tính thống nhất trên hệ thống.  Mẫu biểu đăng ký Thông tin khách hàng, mẫu biểu Đề nghị mở tài khoản, đóng tài khoản chưa được quy định không thống nhất, chồng chéo giữa các văn bản điều hành của các Ban/Trung tâm TSC, thiếu nhiều thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng và khách hàng. Quy định về tài khoản đồng sở hữu còn khá phức tạp c. Lãi suất và phí Việc quy định, điều hành lãi suất HĐV hiện nay tại Agribank TT-Huế thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN và Agribank Việt Nam. Căn cứ các văn bản hướng dẫn về lãi suất của Agribank Việt Nam theo từng thời kỳ, Agribank TT-Huế quy định khung lãi suất huy động cho chi nhánh. Việc điều hành lãi suất theo khung và thống nhất cho các Chi nhánh trực thuộc làm tăng khả năng cạnh tranh của Agribank trên địa bàn; khống chế các chi nhánh áp dụng lãi suất cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Chính sách phí trong hoạt động HĐV tạo sự chủ động cho chi nhánh trên từng địa bàn trong HĐV, giám đốc chi nhánh quyết định biểu phí dịch vụ phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo cạnh tranh, phát triển khách hàng. d. Sản phẩm, dịch vụ huy động vốn Để thu hút khách hàng và tạo ưu thế trong cạnh tranh, bên cạnh những sản phẩm huy động vốn truyền thống (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,vv..) và các sản phẩm khác biệt có tính chiến lược như: tiết kiệm học đường, tiết kiệm bậc thang,là Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 66 những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Cùng với sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, Agribank CN TT-Huế chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến (Mobile Banking, SMS Banking,). Tuy nhiên qua thực tế vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau: - Về công tác phát triển sản phẩm và dịch vụ huy động vốn tại Agribank CN TT-Huế hiện nay chủ yếu là công tác triển khai thực hiện các sản phẩm huy động do Trụ sở chính nghiên cứu và ban hành. - Tại Agribank CN TT-Huế công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ do Trụ sở chính đảm nhiệm, tại chi nhánh chỉ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình huy động vốn theo đúng quy định của ngành. Việc ban hành các sản phẩm, chương trình huy động vốn tại đơn vị rất ít, chủ yếu là vào các thời điểm cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động, cần có những sản phẩm có khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng thì chi nhánh mới ban hành các sản phẩm dịch vụ huy động vốn xen kẻ hoặc song song với các sản phẩm, chương trình huy động vốn của Trụ sở chính để thực hiện. 2.2.1.2. Kênh phân phối huy động vốn a. Kênh truyền thống trực tiếp Chi nhánh, Phòng giao dịch là kênh HĐV truyền thống, Agribank CN TT-Huế có 11 chi nhánh loại 3 trực thuộc và hội sở Agribank tỉnh, bên cạnh đó có 15 Phòng Giao dịch trực thuộc các chi nhánh loại 3. Hệ thống mạng lưới lớn nhất tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung, là lợi thế lớn của Agribank CN TT-Huế trong hoạt động HĐV. Tuy nhiên, hệ thống mạng lưới chưa được khai thác hiệu quả trong phát triển HĐV, chưa tương xứng với tiềm năng của Agribank CN TT-Huế. Thị phần HĐV của Agribank CN TT-Huế giảm sút, mặc dù mạng lưới của Agribank CN TT-Huế được mở rộng. Hiệu quả huy động thể hiện qua tiêu chí nguồn vốn huy động bình quân trên 1 chi nhánh và phòng giao dịch, năm 2012 Agribank CN TT-Huế chỉ đạt 134 tỷ đồng/1 chi nhánh và phòng giao dịch, thấp rất nhiều so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Cụ thể chỉ bằng 1/2 so với Vietinbank, BIDV, 1/3 Vietcombank. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 67 Bảng 2.4: Vốn huy động bình quân các NHTM trên địa bàn TT-Huế năm 2012 Chỉ tiêu Agribank VCB Vietinbank BIDV Tổng nguồn vốn huy động(tỷ đồng) 3.487 2.581 2.452 1.225 Tổng số chi nhánh và PGD 26 6 11 6 Nguồn vốn huy động BQ (tỷ đồng/1 chi nhánh,phòng giao dịch) 134,12 430,17 222,91 204,17 (Nguồn: Tổng hợp thông tin mạng lưới các NHTM trên Website) Hệ thống mạng lưới sâu rộng trên toàn tỉnh là một trong những khó khăn trong công tác triển khai các sản phẩm dịch vụ HĐV mới, khó khăn về đường truyền mạng và hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin trong giao dịch HĐV. Các chi nhánh có tâm lý ngại khó khăn khi triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. b. Kênh phân phối hiện đại Kênh phân phối càng hiện đại, an toàn, bảo mật, tiết kiệm thời gian, chi phí, sử dụng đơn giản, tiện lợi thì khách hàng càng an tâm mở và gửi nhiều tiền tại tài khoản tiền gửi thanh toán, từ đó ngân hàng huy động thêm nhiều nguồn vốn lãi suất thấp, thu phí và phát triển dịch vụ. Bảng 2.5: Số lượng ATM, EDC/POS của Agribank so với toàn tỉnh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số lượng % Số lượng % Số lượng % (+/-) % (+/-) % Toàn tỉnh ATM 180 100 190 100 204 100 10 5 14 7 EDC/POS 550 100 655 100 860 100 105 19 205 31 Agribank ATM 24 13,3 26 13,7 26 12,7 2 8 0 0 EDC/POS 18 3,3 35 5,3 65 7,6 17 94 30 86 (Nguồn: số liệu tổng hợp phòng Dịch vụ & Marketting) Đến 31/12/2012, Agribank CN TT-Huế có 26 ATM, chiếm 12,7% thị phần ATM hệ thống NHTM trên địa bàn và 65 EDC/POS chiếm 7,6% thị trường. Qua hệ thống ATM của Agribank, khách hàng có thể rút tiền, chuyển khoản trong hệ thống Trư ờng Đạ i họ Kin tế H uế 68 và thực hiện một số giao dịch khác như: vấn tin số dư tài khoản; Sao kê giao dịch và các dịch vụ tiện ích khác. So sánh với các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_huy_dong_von_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_chi_nhanh_thua_th.pdf
Tài liệu liên quan