Mục Lục
Lời mở đầu .1
Nội dung .3
Chương 1: Một số vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp xây lắp 3
1.1- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất .3
1.1.1- Khái niệm và phân loại .3
1.1.1.1- Khái niệm .3
1.1.1.2- Phân loại 3
1.1.2- Vị trí vai trò của ké toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp
1.1.3- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .5
1.1.4- Nội dung phương pháp kế toán chi phí sản xuất .5
1.1.3.1- Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621).
1.1.3.2- Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp. (TK 622).
1.1.3.3- Phương pháp kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK 623).
1.1.3.4- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (phục vụ trực tiếp thi công xây lắp ) (TK627).
1.2- Kế toán giá thành sản phẩm
1.2.1- Khái niệm và phân loại
1.2.1.1- Khái niệm
1.2.1.2- Các loại giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2- Vị trí vai trò của kế toán giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp
1.2.3- Đối tượng tính giá thành.
1.2.4- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
1.2.3.1- Phương pháp giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp )
1.2.3.2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
1.2.3.3- Phương pháp tổng cộng chi phí.
1.2.3.4- Phương pháp định mức chi phí sản xuất và tính giá thành.
1.2.3.5 Phương pháp tỷ lệ.
Chương 2: Tình hình thực tế về kết toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh
2.1- Quá trình hình thành và phát triển
2.2- Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại công ty xây dung số 4 chi nhánh Bắc Ninh
2.2.1- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
2.2.1.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
2.2.1.3- Kế toán chi phí sử dụng máy ( TK 623).
2.2.1.4- Chi phí sản xuất chung: TK 627.
2.2.2- Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm
2.2.3- Đánh giá sản phẩm dở dang.
2.2.4- Tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dưng số 4 chi nhánh Bắc Ninh
Chương 3: Một số kién nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh
3.1- Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
3.1.1- Những kết quả đã đạt được
3.1.2- Một số hạn chế và tồn tại
3.1.2.1- Về việc trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân trrực tiếp sản xuất
3.1.2.2- Về việc hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
3.1.2.3- Về việc trích trước sủa chữa lớn TSCĐ
3.1.2.4- Về kì tính giá thành
3.2- Một số kiến nghị đề xuất đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh
3.2.1- Về việc trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân trrực tiếp sản xuất
3.2.2- Về việc hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
3.2.3- Về việc trích trước sủa chữa lớn TSCĐ
3.2.4- Về kì tính giá thành
3.2.5- Về việc áp dụng maý vi tính trong việc hạch toán kế toán :
Kết luận
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược mục đích là sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm . Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp .
Giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt , mỗi công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng . Hơn nữa , giá thanh toán công trình là giá doanh nghiệp nhận thầu . Như vậy giá thành thực tế của công trình sản phẩm xây lắp không có chức năng lập giá . Do đó giá thành thực tế của công trình chỉ quyết định tới lãi (lỗ) của doanh nghiệp do thi công công trình đó mà thôi . Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng một số công trình như nhà ở , văn phòng , cửa hàng ... sau đó bán lại cho các đói tượng có nhu cầu sử dụng với giá cả hợp lý . Khi đó giá thành thực tế sản phẩm xây lắp mới có chức năng lập giá .
Các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tính đúng , tính đủ các khoản chi phí vào giá thành sản phẩm , tránh tình trạng hạch toán các khoản chi phí không thuộc nội dung giá thành vào giá thành , phấn đấu hạ giá thành , tăng chất lượng phục vụ , đảm bảo cạnh tranh chiếm ưu thế trên thị trường .
1.2.3- Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.
Khác với hoạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định được giá thực tế từng loại sản phẩm được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất... để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
1.2.4- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định.
Trong đó thời kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn, sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng.
Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
1.2.4.1- Phương pháp giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp ).
Phương pháp này được áp dụng trong các xí nghiệp xây lắp cá số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng thường có khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất tương đối ngắn không có hoặc chỉ có một số ít sản phẩm dở dang.
Giá thành từng công trình, giai đoạn công việc hoàn thành theo phương pháp này được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất đã tập hợp cho công trình, giai đoạn công việc đó.
Công thức tính: Z = C
Trong đó:
Z - là tổng giá thành sản phẩm xây lắp
C - là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
Nếu đầu kỳ và cuối kỳ có sản phẩm dở dang thì công thức được tính như sau:
Z = C + DĐK DCK
Trong đó:
DĐK: là sản phẩm dở dang đầu kỳ.
DCK: là sản phẩm dở dang cuối kỳ.
1.2.3.2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này thích hợp thực hiện các công trình, giai đoạn công việc phức tạp.Đối tượng tính giá thành của phươmg pháp này là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng.
Đặc điểm của phương pháp này là tất cả các chi phí sản xuất đều được tập hợp theo mỗi đơn đặt hàng không kể sản phẩm ghi trong đơn nhiều hay ít, cũng không kể trình độ phức tạp của việc sản xuất đó như thế nào. Khi bắt đầu sản xuất theo mỗi đơn đặt hàng, bộ phận kế toán mở ra một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuất theo từng khoản mục giá thành.
1.2.4.3- Phương pháp tổng cộng chi phí.
áp dụng đối với các xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Z = DĐK + (C1 + C2 + .... + Cn) - DCK
Trong kỳ:
+ Z: là giá thành sản phẩm xây lắp.
+ C1, ..., Cn : là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất xây dựng hay
từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Phương pháp này tương đối dễ dàng, chính xác. Với phương pháp này yều cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh chi phí trực tiếp được tập hợp ngay, các chi phí gián tiếp ( chi phí chung ) phải được phân bổ theo tiêu thức nhất định.
1.2.4.4- Phương pháp định mức chi phí sản xuất và tính giá thành.
Phương pháp này vận dụng một cách hiệu quả ưu việt của nền kinh tế kế hoạch và trên cơ sở hệ thống định mức để quản lý và kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành.
Giá thành thực
Tế của sản phẩm
Giá thành định mức của sản phẩm
Chênh lệch
định mức
Thay đổi
định mức
Để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả đòi hỏi: qui trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định
1.2.3.5 Phương pháp tỷ lệ.
Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhưng đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Trong trường hợp này căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Tỷ lệ điều chỉnh
sản phẩm (hay dự toán) (tỷ lệ phân bổ)
Chương 2:
Tình hình thực tế về kết toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh
2.1- Quá trình hình thành và phát triển
Trong sự nghiệp phát triển chung của ngành xây dựng trên 45 năm qua - Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh thuộc Công ty xây dựng số 4 - Tổng Công ty xây dựng Hà nội đã có những đóng góp và những thành tích đáng kể 46 năm ấy là một chặng đường đủ để cho các thế hệ cán bộ , công nhân viên Công ty xây dựng số 4 kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của một Công ty đã có nhiều công trình tiêu biểu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và kiến thiết nước nhà , đánh dấu từng giai đoạn phát triển của Công ty trong 43 năm qua .
Công ty xây dựng số 4 thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà nội - Bộ xây dựng được thành lập ngày 18/10/1959. Tiền thân từ 2 đơn vị Công trường xây dựng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc và Công ty Kiến trúc Khu bắc Hà Nội - Công ty xây dựng số 4 có vị trí quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng thi công các công trình công nghiệp dân dụng, quốc phòng , an ninh và văn hoá xã hội ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội ( Từ Hà nội đến Lạng sơn). Là một đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của trên giao .
Sự trưởng thành và phát triển của Công ty trên 45 năm qua có thể khái quát bằng 4 giai đoạn :
- Thời kỳ 1959 - 1965 : Khôi phục kinh tế Miền Bắc XHCN
Công ty xây dựng số 4 ra đời vào lúc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1695) Đảng và nhà nước ta chủ trương hàn gắn các vết thương chiến tranh. Với tinh thần đó nhiệm vụ đầu tiên của Công ty là xây dựng Nhà máy Phân Đạm Hà Bắc , với tinh thần cần cù sáng tạo vừa lao động vừa học tập nên đã hoàn thành tốt kế hoạch , chỉ tiêu đặt ra và đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng , Nhà nước đến thăm công trình và biểu dương khen ngợi chứng minh sự trưởng thành của Công ty xây dựng số 4 .
- Thời kỳ 1965 - 1975 : Thời kỳ chiến đấu chống chiến tranh sâm lược , vừa xây dựng CNXH , đánh dấu một thời kỳ khó khăn , ác liệt song cũng nhiều thành tích trong lao động , chiến đấu của tập thể Công ty xây dựng số 4. Thời kỳ này Công ty được giao hàng loạt các công trình quân sự như: Sân bay Kép ; Sân bay Gia Lâm ; Sân bay Hoà Lạc ; kho vật tư kỹ thuật quân sự ; Đài phát thanh 69 - 14, đường Hữu nghị... hàng ngàn thanh niên công nhân của Công ty hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Cùng với các công trình quốc phòng , Công ty vẫn đảm nhận thi công các công trình công nghiệp, dân dụng khác như: Nhà máy Xe lửa Gia Lâm , Nhà máy Cơ khí Đông Anh, Nhà máy gạch Tân xuyên, Bệnh viện Lạng sơn, Nhiệt điện Hà bắc .
- Thời kỳ 1975 - 1986: Xây dựng trong hoà bình, thống nhất và bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước. Hoạt động của Công ty trải dài từ Thanh Hoá đến Lạng Sơn với nhiệm vụ thi công trên 6 tỉnh, thành phố trực thuộc . Hàng loạt các công trình được Công ty đảm nhận đều đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và được đánh giá cao như: Nhà máy cơ khí Hà Bắc, Nhà máy Kính Đáp cầu, Nhà mày gạch chịu lửa Tam Tầng, Nhà máy ô tô 1/5, Nhà máy in sách giáo khoa, Nhà máy Bê tông Xuân Mai, Nhà máy Xi măng Bỉm sơn, Trại giống lúa Đồng Văn, Trung tâm giống Trâu sữa Phùng Thượng, Học viện kỹ thuật quân sự, Đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen
- Thời kỳ 1986 - 2005 : Đổi mới hội nhập và phát triển
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Để tăng cường nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước, đủ thế mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường, tháng 5/1995 Công ty Xây dựng số 4 được BXD quyết định trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội. Những công trình đạt chất lượng cao của Công ty trong thời gian này như: Nhà họp chính phủ, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư, Văn phòng Quốc hội, Nhà hát lớn Thành phố, Khách sạn Opera Hilton Hà Nội, Đại sứ quán Pháp, Trung tâm điều hành thông tin di động VMS, Nhà máy chế biến thức ăn Hoa kỳ, Thư viện Quốc gia Hà nội, Bưu điện Phủ lý, Khách sạn Mêlia - 44 Lý Thường Kiệt Hà nội, Dự án thoát nước Hà nội giai đoạn 1, Đường tỉnh lộ 291 và đường Lý Thái Tổ Bắc ninh, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bắc ninh, Nhà máy may Tiên sơn Bắc ninh,Trường chính trị Bắc Giang, Ban dân vận Bắc giang,Trạm biến thế 200 kw Bắc giang, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc giang, Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc giang...
Công ty đã có trên 25 công trình đoạt Huy chương vàng chất lượng và sự đánh giá tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nướcvà những phần thưởng cao quí của Đảng, nhà nước và Bộ xây dựng trao tặng:
- 1 Huân chương độc lập hạng 3
- 9 huân chương lao động các hạng
- Nhiều cờ thưởng luân lưu, bằng chứng nhận, bằng khen của Chính phủ, Bộ xây dựng và các tỉnh, thành phố trực thuộc.
- Có 2 đồng chí được tuyên dương Anh hùng lao động: Vũ Tất Ban, Võ Ngọc và nhiều chiến sỹ thi đua, tập thể lao động giỏi các cấp .
2.2- Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dung số 4 chi nhánh Bắc Ninh
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, điều kiện và trình độ quản lý của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung . Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung lại tại phòng tài chính kế toán của Công ty .
Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập trung , đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung thống nhất , đối với công tác kế toán kiểm tra sử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời , chính xác giúp cho sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh . Đặc biệt trong những năm gần đây Công ty đã ứng dụng hệ thống phần mềm kế toán vào sản xuất , nên việc tính toán của Công ty rất chính xác và thuận tiện trong việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với nhân viên kế toán, nâng cao trình độ nghiệp vụ và sử dụng phương tiện tin học trong công tác kế toán , nâng cao hiệu suất công tác kế toán .
Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kế toán trong công tác quản lý ở Công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng . Cơ cấu và chức năng của từng nhân viên phòng kế toán như sau:
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán,
kiêm kế toán TSCĐ
Kế toán tiền lương, vật tư
Kế toán thanh toán, ngân hàng
Thủ quĩ
- Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng): Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện . Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và nhà nước về các thông tin kế toán .
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp , kế toán TSCĐ theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ hàng ngày, nhập các chứng từ gốc vào máy vi tính , tập hợp chi phí sản xuất phát sinh đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm , tiến hành tổng hợp số liệu để ghi sổ cái và lập báo cáo tài chính gửi các cấp có thẩm quyền .
- Kế toán thanh toán , ngân hàng : Theo dõi tình hình tiêu thụ và công nợ với người mua , người bán , tình hình nợ vay ngân hàng , thanh toán tiền vay, lãi tiền gửi , lãi tiền vay, viết phiếu thu , chi , séc , uỷ nhiệm chi...
- Kế toán tiền lương , vật tư : Theo dõi nhập xuất vật tư , công cụ dụng cụ. Hàng tháng tập hợp chi tiết nhập xuất nguyên vật liệu , tính lương và trích các khoản BHXH , BHYT , KPCĐ và lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm cho các đối tượng tập hợp .
- Thủ quĩ : Quản lý tiền mặt , phát lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản khác. Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quĩ tiền mặt của Công ty.
2.2.1- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh được tập hợp theo các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sản xuất chung.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là phương pháp trực tiếp. Chi phí sản xuất trực tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng công trình , hạng mục công trình.
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính tổng sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Vì vậy khi công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành sẽ được gá thành thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Các khoản mục chi phí phát sinh ở Công ty được tiến hành tập hợp một cách cụ thể sau.
2.2.1.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty, chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn (60 % - 80%)và có vai trò quan trọng trong giá thành sản phẩm. Do vậy việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu quản lý hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Xác định được tầm quan trọng đó, Công ty luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trưòng.
Vật liệu ở Công ty bao gồm nhiều loại, chủ yếu là Công ty mua ngoài theo giá thị trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bởi vì công trình xây dựng thường kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động cung cầu trên thị trường.
Đối với vật tư mua ngoài : khi đội có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì các đội sẽ gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình kế hoạch cung cấp vật tư của tháng hoặc quý trước hết về phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội công trình, ở từng công trình dựa vào nhiệm vụ sản xuất thi công, kế hoạch cung cấp vật tư của Công ty (đội) cho công trình và nhu cầu vật liệu trong từng giai đoạn thi công cụ thể, nên vật tư khi mua về thường đem xuất dùng ngay, chủ nhiệm công trình ( hoặc đội trưỏng ) được phép uỷ quyền của Công ty chủ động đi mua vật tư về nhập kho phục vụ cho nhu cầu thi công công trình.
Đối với công trình UBND tỉnh Bắc Giang do ông Nguyễn Đăng Thời làm chủ nhiệm công trình nhập vật tư. Khi nhập kho , thủ kho công trình với người giao vật liệu tiến hành cân đo đong đếm số lượng vật liệu nhập kho để lập phiếu nhập kho (Mẫu: 1a)
Theo yêu cầu thi công, chỉ huy trưởng công trình (chủ nhiệm công trình)căn cứ khối lượng vật tư cần thiết sử dụng rồi lập phiếu yêu cầu cho các tổ trưởng tổ sản xuất làm thủ tục lĩnh vật tư và được chỉ huy trưởng công trình ký, thủ kho tiến hành xuất kho cho các đội xây dựng và lập phiếu xuất kho (Mẫu: 1b)
Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho được lập thành 2 liên :1 liên thủ kho đội giữ để theo dõi số lượng tại kho công trình, 1 liên gửi lên phòng tài vụ để thanh toán kèm theo hoá đơn bán hàng của người bán và phiếu đề nghị thanh toán của chủ ( hoặc đội trưởng) công trình để xin thanh toán.(Mẫu: 2)
Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét , xác nhận của kỹ thuật , kế toán trưởng và giám đốc, kế toán thanh toán viết phiếu chi cho đối tượng được thanh toán.( Mẫu: 3)
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc về phiếu nhập xuất vật tư, hoá đơn đòi tiền của khách hàng, bảng thanh toán ... kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung của tháng theo điều kiện:
Nợ TK 621
Nợ TK 133 ( nếu có )
Có TK 331
Có TK 152
Trường hợp vật liệu sử dụng luân chuyển, CCDC phục vụ thi công, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 621
Nợ TK 133 ( nếu có )
Có TK 331
Có TK 153
Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chứng từ, hàng ngày kế toán ghi vào sổ cái TK 621 theo từng chứng từ. Ngày cuối tháng, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu vào TK 154.
Nợ TK 154
Có TK 621
Và số liệu kết chuyển được ghi tiếp vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính tổng cho từng công trình theo khoản mục chi phí vật liệu trong tháng.
Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ kế toán chi tiết - chi phí NVLTT.
2.2.1.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
ở Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh, chi phí nhân công chiếm trên dưới 10% trong giá thành sản phẩm. Do đó việc quản lý chi phí nhân công ở Công ty cũng là một khâu quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí , hạ giá thành .
Hiện nay, Công ty xây dựng số 4 chi nhánh Bắc Ninh số lao động trong biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là để thực hiện những công việc quản lý kỹ thật đốc công ... Còn lại đa số là lao động hợp đồng và Công ty tiến hành khoán gọn trong từng phần việc. Đội trưởng và chủ nhiệm công trình là căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công và công việc thực tế để tiến hành giao khoán cho các tổ sản xuất.
Khoản mục nhân công ở Công ty bao gồm các bộ phận:
- Tiền lương các tổ sản xuất của Công ty.
- Tiền lương công nhân thuê ngoài.
Việc hạch toán thời gian lao động được tiến hành theo từng loại công nhân viên chức, theo từng công việc được giao và theo từng hạng mục công trình, từng đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành.
Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục nhân công là các bản chấm công đối với những công việc tính lượng theo thời gian như: quản lý kỹ thuật, đốc công... Bảng chấm công cho biết rõ ngày làm việc thực tế, số ngày ngừng vắng, của từng người. Căn cứ này sau khi được kiểm tra, xác nhận ở tổ, đội sản xuất, các ban , phòng được chuyển về phòng lao động tiền lương, ghi chép, theo dõi. Sau đó chuyển về phòng kế toán làm cơ cấu tính lương và phân bổ chi phí tiền lương vào các khoản chi phí có liên quan.
Còn đối với việc hạch toán khối lượng công việc giao khoán và tiền lương thì chứng từ ban đầu để hạch toán khối lượng công việc giao khoán là sử dụng hợp đồng làm khoán.
Hợp đồng làm khoán có thể được ký theo từng phần công việc hay tổ hợp công việc, giai đoạn công việc được dự toán theo hạng mục công trình hay toàn bộ.
Tuỳ theo tính chất công việc, quy mô của công trình nhận khoán mà thời gian thực hiện hợp đồng làm khoán gói gọn trong một tháng hay kéo dài một vài tháng.
Trên hợp đồng làm khoán phải ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, họ tên tổ trưởng, nội dung công việc giao khoán, đơn vị tính, khối lượng đơn giá, thời gian giao và hoàn thành, chất lượng đạt và thành tiền...Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao với sự tham gia của thành viên giám sát kỹ thuật bên A, giám sát kỹ thuật bên B chủ nhiệm công trình và các thành viên khác. Riêng đơn vị hợp đồng làm khoán với bên ngoài, khi các đội ký hợp đồng phải thông qua Công ty, trên hợp đồng phải có chữ kỹ của giám đốc. Khi kết thúc công việc, phải có biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu . Công ty sẽ thanh toán cho bên nhận khoán theo phương thức thoả thuận trước.
Tổ trưởng các đội tiến hành chấm công và chia lương cho từng người ở mặt sau của hợp đồng làm khoán và gửi về đội. Chủ nhiệm công trình chấm công vào bản chấm công, hợp đồng làm khoán để tổng hợp, phân loại theo từng công trình và cuối tháng gửi về phòng tài chính- kế toán Công ty. Tiền công phát sinh ở công trình nào được hạch toán trực tiếp vào cho công trình đó.
Cuối tháng, dựa vào bản chấm công, hợp đồng làm khoán ...do chủ nhiệm công trình ( hoặc đội trưởng) gửi lên. Kế toán phân loại , tổng hợp theo từng công trình, HMCT và ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 334
Đến cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công vào TK 154 theo định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 6232
Số liệu cụ thể công trình BĐNA được chuyển, ghi tiếp vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng công trình theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong tháng.
2.2.1.3- Kế toán chi phí sử dụng máy ( TK 623).
Công ty là một DNXL nên phương tiện, thiết bị máy móc ... chiếm phần đáng kể trong tài sản của công ty
Máy thi công của Công ty hiện nay khá phong phú đáp ứng khá tốt nhu cầu thi công mặc dù hệ số hao mòn còn khá lớn (khoảng 0.7%). Đó là một cố gắng lớn của Công ty trong việc quản lý sử dụng và bảo quản máy, đặc biệt là xí nghiệp cơ giới, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, bảo quản máy thi công, chủng loại máy của Công ty gồm có:
- Máy làm đất như: máy ủi, máy san, máy xúc...
- Máy xây dựng như: máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, máy đóng cọc.
- Máy vận chuyển ngang như: máy kéo bánh xích, máy kéo bánh lốp, ô tô...
- Máy vận chuyển cao như: cần cẩu tháp, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích...
Xí nghiệp cơ giới là một trong những 8 xí nghiệp trực thuộc Công ty xây dựng số 4 có tổ chức kế toán riêng. Do vậy, hầu hết máy thi công của Công ty được giao cho XNCG quản lý, sử dụng. Nhiệm vụ của XNCG là bảo quản, sử dụng máy phục vụ cho tiến độ thi công toàn công ty. Toàn bộ chi phí sử dụng máy phát sinh như: tiền lương công nhân điều khiển máy ,nguyên vật liệu, khấu hao... do XNCG tính.
Công ty có nhu cầu sử dụng máy thi công phải ký hợp đồng thuê máy với XNCG và phải thanh toán với XNCG về dịch vụ sử dụng máy và XNCG đã cung cấp. Các khoản này sẽ được thanh toán thông qua TK 336 ”phải trả nội bộ” và TK 136 ”phải thu nội bộ”
Đối với đội trực thuộc Công ty, khi có nhu cầu sử dụng máy thì đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình ký hợp đồng với XNCG về thuê máy phải trả XNCG. Công ty sẽ đứng ra thanh toán số tiền mà Công ty phải trả cho XNCG về sử dụng máy cho các công trình thuộc đội trực thuộc Công ty thi công là khoản mục chi phí sử dụng máy.
Trình tự hạch toán khoản mục chi phí sử dụng sản xuất của các công trình thuộc đội trực thuộc Công ty như sau:
Hàng tháng, căn cứ vào hợp đồng thuê máy và giấy báo nợ do xí nghiệp cơ giới gửi lên. Kế toán ghi sổ Nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 623
Có TK 336
Cuối quý kế toán Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi vào TK154 theo định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 623
Số liệu cụ thể công trình UBND tỉnh Bắc Giang được chuyển, ghi tiếp vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng công trình theo khoản mục chi phí sử dụng máy trong tháng.
2.2.1.4- Chi phí sản xuất chung: TK 627.
Chi phí SXC ở Công ty bao gồm các khoản mục sau:
+ Chi phí nhân viên quản lý : TK 6271
+ Chi phí công cụ dụng cụ : TK 6273
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định : TK 6274
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : TK 6277
+ Chi phí bằng tiền khác : TK 6278
* Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương,các khoản trích theo lương ( BHXH, KPCĐ, BHYT ) để trả cho đội trưởng, đội phó, nhân viên kỹ thuật, thủ kho...Kế toán ghi sổ NKC theo định khoản:
Nợ TK 6271
Có TK 334
Có TK 338
* Căn cứ vào phiếu xuất CCDC phục vụ cho từng công trình nào thì kế toán ghi cho công trình đó. Kế toán ghi sổ NKC theo định khoản:
Nợ TK 6273
Có TK 153
* Căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi sổ NKC theo định khoản:
Nợ TK 6274
Có TK 214
* Căn cứ cước phí thu tiền điện, nước, điện thoại... kế toán ghi sổ NKC theo định khoản:
Nợ TK 6277
Có TK 141
* Căn cứ vào chi phí bằng tiền khác bao gồm:
+ Chi phí vận chuyển vật liệu ngoài cự lythi công do mặt bằng thi công hẹp
+ Chi phí, điện, nước, điện thoại dùng cho thi công kể cả dùng cho thi công ban đêm
+ Chi phí chuẩn bían bãi để vật liệu và mặt bằng thi công
+ Chi phí đào hố vôi và tôi vôi
+ Chi phí về vét bùn và tát nước khi có mưa và có mạch ngầm
Kế toán ghi vào sổ NKC theo định khoản:
Nợ TK 6278
Có TK 141
* Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí SXC vào sổ NKC theo định khoản:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42.doc