MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm: 3
1.1.1. Chi phí sản xuất: 3
1.1.1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất: 3
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: 4
1.1.2. Giá thành sản phẩm: 8
1.1.2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm: 8
1.1.2.2. Phân loại giá thành: 9
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 11
1.1.4. Ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm: 12
1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 14
1.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất: 14
1.2.1.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: 14
1.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: 15
1.2.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: 23
1.2.3. Tính giá thành sản phẩm: 27
1.2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: 27
1.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 28
1.3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một
số nước trên thế giới: 32
1.3.1. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Pháp: 33
1.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm
tại Mỹ 35
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 36
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần may Thăng Long: 36
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 36
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 40
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 45
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: 45
2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ: 47
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 48
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 48
2.1.4.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: 49
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần may Thăng Long: 52
2.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 52
2.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán: 54
2.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán: 54
2.1.5.4. Hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán: 55
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 55
2.2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 55
2.2.2 Trình tự hạch toán Chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 57
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 57
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 73
2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 80
2.2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: 87
2.2.3 Tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long: 87
2.2.3.1 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 87
2.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm: 91
PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 95
3.1 Đánh giá khái quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long: 95
3.1.1 Những ưu điểm: 95
3.1.2 Những tồn tại: 98
3.2 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty may Thăng Long: 101
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty may Thăng Long: 101
3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cao su Việt Trung. 103
3.2.4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long: 104
3.2.2.1 Hoàn thiện về hình thức ghi sổ: 104
3.2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí: 105
3.2.2.3 Tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí: 105
3.2.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang: 107
3.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 108
3.2.2.6 Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 108
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các cửa hàng, đại lý.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu một cách đầy đủ và phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty theo chế độ kế toán hiện hành. Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị, qua đó cung cấp các thông tin tài chính của công ty cho các đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Phòng kế hoạch sản xuất: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất.
Ngoài bộ máy quản lý ở công ty còn có hệ thống cửa hàng thời trang bao gồm: các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm của công ty; là nơi giới thiệu các sản phẩm và thương hiệu của công ty đến với khách hàng đồng thời cũng là nơi tiếp nhận những ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty vì thế ở công ty còn có một Xí nghiệp dịch vụ đời sống: Xí nghiệp được tổ chức ra với nhiệm vụ là làm công tác dịch vụ phục vụ cho đời sống của công nhân viên trong công ty như quản lý trường mầm non, nhà xe, các dịch vụ vệ sinh, bảo vệ, y tế…
Thứ hai là bộ máy quản lý ở cấp xí nghiệp: bộ máy quản lý ở các xi nghiệp sẽ trực tiếp điều hành công việc ở xí nghiệp theo yêu cầu của cấp trên. Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc Xí nghiệp và bộ phận giúp việc cho giám đốc xí nghiệp – đó là các nhân viên thống kê phân xưởng, các tổ trưởng sản xuất, nhân viên lao động tiền lương, cấp phát thống kê… Đây là những người trực tiếp điều hành và theo dõi, giám sát quá trình sản xuất sản phẩm. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý được khái quát trong sơ đồ 1:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật
Văn phòng công ty
Giám đốc xí nghiệp
Nhân viên thống kê XN,….
Phó tổng giám đốc điều hành nội chính
Phó tổng giám đốc điều hành tài chính
Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất
HT cửa hàng thời trang
Phòng kinh doanh nội địa
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kinh doanh XNK
Phòng kỹ thuật chất lượng
Xí ngiệp dịch vụ, đời sống
Sơ đồ 8 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hoạt động sản xuất truyền thống ban đầu của công ty là các sản phẩm may mặc. Sau khi được cổ phần hoá công ty đã mở rộng và đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh mới. Theo đó, các ngành nghề kinh doanh mà công ty đăng ký bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc; nguyên liệu, phụ liệu,thuốc nhuộm…và các sản phẩm khác của ngành dệt may.
- Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ phẩm. rượu, kinh doanh cho thuê nhà đất, cho thuê văn phòng.
- Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông lâm, hải sản.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Khi đăng ký giấy phép kinh doanh công ty đã đăng ký rất nhiều ngành nghề để tiện cho việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh sau này. Trên thực tế hiện nay Công ty mới chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước, ngoài ra công ty cũng tham gia kinh doanh cho thuê nhà đất, văn phòng.
Hiện nay đặc điểm sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất và gia công hàng may mặc theo các hợp đồng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, với số lượng và quy mô lớn. Do đó quy trình sản xuất trong công ty được tổ chức theo một dây chuyền khép kín với đầy đủ các công đoạn hoạt động liên tục. Hiện tại công ty có 5 xí nghiệp may:
- 3 xí nghiệp may I,II,III tại Hà Nội
- 1 xí nghiệp may ở Hà Nam (xí nghiệp may Phủ Lý)
- 1 xí nghiệp may ở Nam Định (xí nghiệp may Nam Hải)
Trong đó mỗi xí nghiệp này lại được chia thành 5 bộ phận có nhiệm vụ khác nhau gồm: văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ là, kho công ty.
Ngoài ra công ty còn có một xí nghiệp phụ trợ (gồm một phân xưởng thêu, một bộ phận xưởng mài); một xí nghiệp dịch vụ đời sống tại trụ sở chính của công ty và một xí nghiệp tại Hải Phòng (tại 226 Lê Lai – Ngô Quyền - Hồng Bàng - Hải Phòng), hiện nay nhà xưởng của công ty đang cho thuê. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2:
Bảo vệ, Vệ sinh
Công ty
XN III
XN I
XN II
XN Phủ Lý
XN Phụ Trợ
CH thời tranggg
XN DV ĐS
Văn phòng XN
Tổ cắt
Tổ là
Tổ may
PX Mài
PX thêu
Nhà trẻ, Nhà ăn
Kho công ty
Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chủ yếu nhận sản xuất, gia công các mặt hàng may mặc theo các đơn đặt hàng, các hợp đồng với số lượng và quy mô lớn do đó quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình đồng bộ khép kín, bao gồm nhiều công đoạn liên quan chặt chẽ đến nhau. Mỗi sản phẩm đều phải qua các công đoạn phức tạp và quan trọng theo một trình tự liên tục và nhất định từ khâu cắt – may – là – đóng gói - nhập kho. Trong mỗi công đoạn đó lại bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, ví dụ như ở công đoạn may, để có thể may được một chiếc áo cần phải có các công đoạn: may thân, may tay, may cổ…
Quy trình sản xuất sản phẩm được bắt đầu từ sau khi hợp đồng được ký kết. Từ yêu cầu của khách hàng trong hợp đồng, phòng kỹ thuật có cơ sở để xác định mẫu mã và chất liệu cũng như định mức của các loại vải cần thiết. Từ đó phòng vật tư sẽ cân đối lại vật tư và có lệnh sản xuất cho các xí nghiệp. Khi nhận được lệnh sản xuất, nguyên vật liệu và mẫu mã của sản phẩm, tổ kỹ thuật của các xí nghiệp sẽ ráp sơ đồ để thực hiện cắt theo mẫu mã. Đối với các sản phẩm có yêu cầu thêu hay in thì sau khi cắt rời sẽ được chuyển xuống phân xưởng thêu sau đó mới được đưa đến tổ may. Tại tổ may, mỗi công nhân chỉ thực hiện may một bộ phận nào đó ( may tay, may cổ, may thân..) rồi chuyển cho bộ phận khác. Sau khi các bộ phận của sản phẩm may xong, sẽ được ghép lại và may thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với các sản phẩm cần tẩy, mài thì sau khi may xong sẽ được chuyển xuống phân xưởng mài để giặt, tẩy, mài. Công đoạn tiếp theo, sản phẩm sẽ được đưa sang tổ là để là ủi. Sau đó các sản phẩm hoàn thành sẽ được đưa đến bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS) để kiểm tra phát hiện hàng bị lỗi, bị hỏng hay sai quy cách…Các sản phẩm đủ tiêu chuẩn sẽ được đóng gói theo từng lô rồi mới được nhập vào kho công ty. Mỗi công đoạn sản xuất đều rất quan trọng và có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Sai sót ở bất kỳ công đoạn nào cũng làm cho sản phẩm kém chất lượng. Do đó ở tất cả các công đoạn đều cần được thực hiện thật nghiêm túc. Quy trình công nghệ sản xuât có thể được khái quát theo sơ đồ 3:
NVL (Vải)
Cắt
Trải vải, Đặt mẫu
Cắt phá
Cắt gọt
Đánh số
đồng bộ
Là
May
May thân
May tay
…
Ghép thành thành phẩm
Thêu
Đóng gói
Nhập kho
Kiểm tra
Vật liệu phụ
Tẩy Mài
Sơ đồ 10: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của một công ty được tổ chức phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty đó. Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp thống nhất độc lập, có quy mô lớn, các đơn vị thành viên trực thuộc hoàn toàn, không có sự phân tán quyền lực quản lý hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính. Do đó bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Phòng kế toán tài vụ tại công ty là trung tâm, là nơi thực hiện toàn bộ công tác kê toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Ở các xí nghiêp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh ở phân xưởng đó.
2.1.4.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành hai cấp: Cấp công ty và cấp xí nghiệp.
*Tại cấp công ty là phòng kế toán tài vụ của công ty:
Hiện nay phòng kế toán tài vụ của công ty gồm có 9 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán sau:
Đứng đầu là Kế toán trưởng: Là người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là người kiểm soát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kế toán trưởng của công ty có nhiệm vụ tổng hợp và lập các Báo cáo thuế và là người phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty.
Tiếp đến là Phó phòng kế toán: Là người làm kế toán tổng hợp. Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho ban quản trị của công ty.
Sau đó là các kế toán viên và thủ quỹ được phân công như sau:
Kế toán tiền lương &các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp chi phí kiêm kế toán kho bao bì: Có nhiệm vụ hạch toán tiền lương&các khoản trích theo lương, tính và lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH. Đồng thời cũng có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp chi phí từ các báo cáo của các xí nghiệp.Và thực hiện công tác kế toán kho bao bì.
Kế toán vật tư và kế toán kho thành phẩm nội địa: Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song. Cuối tháng, lập bảng kê nhập, xuất, tồn đối với từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, sau đó nộp báo cáo cho kế toán tính giá thành. Đối với kho thành phẩm nội địa cũng cần phải theo dõi tình hình nhập, xuât, tồn đối với từng loại hàng hóa để tiêu thụ trong nước. Theo dõi giá vốn hàng bán, tình hình xuất hàng cho đại lý, hàng quý tính giá xuất cho từng mặt hàng.
Kế toán tính giá thành kiêm kế toán công nợ phải trả người bán: Có nhiệm vụ hàng tháng nhận báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tổn hợp phần chế biến bán thành phẩm, nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác để tính giá thành sản phẩm cho từng mã hàng. Đồng thời cũng có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ phải trả người bán.
Kế toán vốn bằng tiền, kế toán TSCĐ, Kế toán tiền vay và chi phí chờ phân bổ: Có trách nhiệm theo dõi tất cả các khoản thu, chi có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tháng phải lập bảng kê tổng hợp Sec, sổ chi tiết tiền mặt, đối chiếu sổ sách với thủ quỹ, với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng hàng tháng. Theo dõi các khoản vay (vay dài hạn, vay ngắn hạn) của công ty
Kế toán kho nguyên vật liệu, kho phụ liệu và kho thành phẩm xuất khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu, phụ liệu và của từng hàng hoá đem xuất khẩu. Đồng thời cũng theo dõi giá vốn hàng bán của từng loại hàng xuất khẩu.
Kế toán công nợ (xuất khẩu và nội địa) và kế toán các khoản tạm ứng: Theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán đối với các khách hàng nội địa và các khách hàng nước ngoài. Đồng thời có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ tạm ứng.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hằng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ, cuối tháng đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền.
*Tại các xí nghiệp thành viên:
- Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chê độ ghi chép ban đầu căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho làm căn cứ ghi vào sổ kho. Thủ kho có trách nhiệm lập các báo cáo xuất, nhập, tồn của các vật tư, hàng hóa vào cuối tháng và nộp lên phòng kế toán.
- Các nhân viên thống kê xí nghiệp: Là những người phải trực tiếp theo dõi nguyên vật liệu từ lúc đưa vào sản xuất cho đến lúc giao thành phẩm. Nhân viên thống kê phân xưởng phải theo dõi: từng chủng loại nguyên vật liệu được đưa vào các xưởng sản xuất, số lượng thành phẩm hoàn thành, số lượng bán thành phẩm giao cho công nhân đầu ca sản xuất và số lượng thành phẩm hoàn thành vào cuối ca sản xuất, làm căn cứ tính lương cho công nhân viên. Cuối tháng, các nhân viên thống kê phân xưởng có trách nhiệm phải lập các báo cáo về tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm hoàn thành nhập kho, thống kê tính lương theo sản phẩm cho công nhân và nộp cho phòng kế toán tài vụ.
Bộ máy kế toán của công ty được mô tả trên sơ đồ 4 sau:
Phó phòng kế toán
KT vốn bằng tiền; KT TSCĐ; KT tiền vay
Thủ quỹ
KT công nợ XK, nội địa; công nợ phải trả
KT kho thành phẩm XK; kho NVL
KT giá thành ; KT công nợ PTNB
KT Vật tư; KT kho thành phẩm nội địa
KT Lương; KT tập hợp chi phí
Thủ kho; Nhân viên thống kê xí nghiệp
Kế toán trưởng
Sơ đồ 11 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTY CP May Thăng Long
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty cổ phần may Thăng Long là công ty cổ phần với 100% vốn góp của các cổ đông. Chế độ kế toán áp dụng ở công ty là chế độ kế toán được ban hành theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006. Các chính sách kế toán áp dụng ở công ty đều tuân thủ theo hệ thống các chuẩn mực kế toán, Luật kết toán và các quy định hiện hành có liên quan.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính ở công ty là Đồng Việt Nam(ký hiệu là VNĐ). Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức bộ máy kế toán ở công ty nên hình thức ghi sổ được công ty lựa chọn áp dụng để phù hợp với đặc điểm của công ty là hình thức “Nhật ký chứng từ”. Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ số 5:
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
B¸o c¸o tµi chÝnh
Chứng từ gốc
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng phân bổ
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
Hiện nay công ty đã áp dụng kế toán máy để thuận tiện hơn trong việc hạch toán và ghi sổ kế toán. Trước đây công ty sử dụng phần mêm kế toán EFFECT, nhưng để có thể đáp ứng được công tác kế toán của công ty và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy kế toán của công ty, công ty đã đặt hàng Tổng công ty điện lực Hà Nội viết riêng một phần mềm kế toán sử dụng phù hợp với đặc điểm của công ty:
(Giao diện phần mềm kế toán tại công ty)
2.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán:
Hiện nay công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do bộ tài chính ban hành. Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán đồng thời cũng là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm: Chứng từ liên quan đến quá trình hạch toán đầu vào; Chứng từ TSCĐ; Chứng từ liên quan đến việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương; Chứng từ liên quan đến quá trình tiêu thụ,…
2.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản kế toán theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm tổ chức công tác kế toán nên công ty không sử dụng một số tài khoản như: TK 113,TK 121, TK 151, TK 221, TK 228, TK 611. Ngoài ra để phục vụ việc hạch toán, ghi sổ kế toán, công ty có mở các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4…phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giúp cho công việc ghi chép được dễ dàng hơn.
2.1.5.4. Hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán:
Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức NK-CT , do đó hệ thống sổ sách mà công ty sử dụng bao gồm: Nhật ký chứng từ, sổ cái, các bảng kê, các sổ chi tiết, Bảng tổng hợp.
Về hệ thống báo cáo kế toán, có các báo cáo ở xí nghiệp và báo cáo tại công ty. Tại công ty, phòng kế toán tài vụ phải lập các báo cáo sau:
- Các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính).
- Các báo cáo quản trị
Tại xí nghiệp, cuối tháng các nhân viên thống kê xí nghiệp phải lập các báo cáo như: Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên vật liệu”; Báo cáo chế biến nguyên vật liệu; Báo cáo hàng hóa; Bảng doanh thu chia lương.
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào để có thể hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm thì công việc đầu tiên là phải xác định được đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX và tính GTSP. Xác định đúng đối tượng hạch toán và phương pháp hạch toán phù hợp là điều kiện đầu tiên giúp cho việCPSX hạch toán CPSX và tính GTSP được chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác kế toán cũng như công tác quản lý. Việc xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chiụ chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm,bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.
Để có thể xác định được đúng đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX và tính GTSP cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. Đó là đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Tại công ty cổ phần may Thăng Long với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là quy trình đồng bộ, khép kín, phức tạp bao gồm nhiều công đoạn liên quan chặt chẽ với nhau; với nhiều loại sản phẩm nên đối tượng hạch toán chi phí được xác định là hạch toán chung cho toàn bộ quy trình sản xuất của tất cả các sản phẩm và đối tượng tính giá thành là tính cho từng sản phẩm, từng mã hàng.
Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối lớn của công ty với nhiều loại mặt hàng may mặc, được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ. Hiện nay công ty có hai loại hình sản xuất: Thứ nhất là sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết; Thứ hai là sản xuất theo phương thức mua đứt bán đoạn (tức là công ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu để sản xuất đồng thời cũng tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ các sản phẩm đó). Do đó toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp và hạch toán chung cho tất cả các loại sản phẩm. Vì vậy để có thể tính giá thành cho từng loại sản phẩm công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp hệ số. Với phương pháp này công ty có thể dễ dàng phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm để tính giá thành một cách chính xác, kịp thời.
Sản phẩm của công ty là các mặt hàng may mặc nên đơn vị tính giá thành ở công ty là “cái”, “chiếc”. Do đặc điểm tổ chức và chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nên kỳ tính giá thành sản phẩm ở công ty được xác định là hàng quý, vào thời điểm kết thúc mỗi quý kế toán sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm.
2.2.2 Trình tự hạch toán Chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
2.2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty cổ phần may Thăng Long:
Nguyên vật liệu trực sử dụng tại công ty bao gồm:
Nguyên vật liệu chính trực tiếp: Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành cơ bản nên sản phẩm, đó là các loại vải như vải ngoài (vải bò, vải kaki, vải thô..), vải lót, mec, xốp… với nhiều chủng loại, màu sắc và đặc tính khác nhau.
Nguyên vật liệu phụ trực tiếp: Là các loại vật liệu đi kèm với nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, làm phong phú hình dáng bên ngoài và tăng giá trị sử dụng của sản phẩm như chỉ, khuya, nhãn mác, chun…
Nhiên liệu: Được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như điện (để thắp sáng, để là..), dầu mỡ cho máy khâu…
Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy khâu, máy cắt như: kim khâu, bàn đạp, dây curoa,…
Hoá chất: Là các loại hoá chất được sử dụng chủ yếu ở các phân xưởng tẩy mài, phân xưởng nhuộm như: Javen, thuốc nhuộm..
Bao bì: Là các loại vật liệu được sử dụng để đóng gói, làm đẹp cũng như bảo quản sản phẩm như hộp cáctông, túi nilông,…
Phế liệu thu hồi: Các loại vải thừa, vải vụn, bông vụn còn lại sau quá trình sản xuất sản phẩm.
Tài khoản sử dụng để theo dõi NVL là TK 152 và được chi tiết như sau:
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
TK 1525: Văn phòng phẩm
TK 1526: Bao bì
Tk 1528: Hoá chất
Công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để theo dõi chi tiết NVL. Tuy nhiên do công ty có hai loại hình sản xuất nên việc tổ chức quản lý cũng như hạch toán nguyên vật liệu của mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng:
Đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc: Công ty sản xuất theo các đơn đặt hàng theo hợp đồng đã ký kết. Theo đó phía khách hàng sẽ phải cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu cần thiết cho lô hàng. Nguyên vật liệu sẽ được giao cho công ty tại kho hoặc tại cảng Hải Phòng. Lượng nguyên vật liệu này xác định dựa trên căn cứ định mức tiêu hao nguyên vật liệu của một sản phẩm và số sản phẩm của lô hàng:
NVL cần thiết để
sản xuất SP
=
Định mức tiêu hao NVL đơn vị SP
X
Số lượng SP cần hoàn thành
Trong đó định mức tiêu hao NVL được xây dựng dựa trên đặc điểm của sản phẩm do cả hai bên xem xét và thoả thuận.
Theo đó công ty chỉ phải chịu chi phí vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu (nếu có). Do đó tại công ty chỉ theo dõi, quản lý NVL về mặt số lượng NVL nhập kho, xuất dùng trong kỳ, giám sát việc thực hiện định mức tiêu hao NVL để làm cơ sở phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại sản phẩm. Nguyên giá NVL được tính theo giá gốc, trong trường hợp sản xuất gia công thì công ty chỉ ghi nhận nguyên giá NVL nhập kho là các chi phí vận chuyển phát sinh mà công ty phải chịu chứ không phải giá vốn thực tế của NVL. Kế toán khi hạch toán sẽ chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển này vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm thực tế trong kỳ.
Ngoài ra, phía khách hàng còn phải đảm bảo chuyển cho công ty thêm một lượng NVL bằng 3% lượng NVL cần thiết để sản xuất sản phẩm, lượng NVL này để bù đắp cho lượng NVL kém phẩm chất và mất mát trong quá trình vận chuyển.
Đối với loại hình sản xuất “mua đứt-bán đoạn”: Công ty tự tìm kiếm nguồn cung cấp NVL và thị trường tiêu thụ khi sản phẩm hoàn thành. Do đó, NVL nhập kho được tính theo giá gốc bao gồm chi phí mua và các khoản chi phí phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại:
Nguyên giá NVL nhập kho
=
Giá mua NVL
+
Các loại thuế không được hoàn lại
+
Chi phí vận chuyển,bốc xếp, bảo quản
+
Các chi phí khác có liên quan
Đơn giá NVL xuất kho
Số lượng NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
Trị giá NVL nhập trong kỳ
Trị giá NVL tồn đầu kỳ
=
+
+
Đối với NVL công ty mua ngoài sẽ được theo dõi, quản lý cả về mặt chất lượng và số lượng. Giá vốn NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng ngày khi xuất NVL chỉ theo dõi về mặt số lượng. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào trị giá NVL tồn kho đầu kỳ và trị giá NVL nhập trong kỳ để tính đơn giá NVL xuất kho. Từ đó sẽ tính được trị giá NVL xuất kho trong kỳ để hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm thực tế.
Trị giá NVL xuất kho
=
Đơn giá NVL xuất kho
X
Số lượng NVL xuất kho
2.2.2.1.2. Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Khoản mục CP NVL trực tiếp tại công ty cổ phần may Thăng Long có đặc điểm đó là: Đối với loại hình sản xuất gia công, khoản mục CP NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành, do công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển NVL của khách hàng giao đến kho công ty.
Tài khoản sử dụng để hạch toán CP NVL là TK 621 – Chí phí CP NVL trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết theo loại NVL:
TK 6211: Chi phí NVL chính trực tiếp
TK 6212: Chi phí NVL phụ trực tiếp
TK 6213: Chi phí bao bì
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp:
Tài khoản sử dụng đế hạch toán CP NVL chính trực tiếp là TK 6211, tài khoản này lại được chi tiết theo từng xí nghiệp:
TK 6211.1: CP NVL chính trực tiếp tại xí nghiệp 1
TK 6211.2: CP NVL chính trực tiếp tại xí nghiệp 2
……
Do có hai loại hình sản xuất nên việc hạch toán CP NVL chính cho từng loại hình sản xuất cũng có những điểm khác biệt.
* Đối với các mặt hàng tự sản xuất (sản xuất theo loại hình “mua đứt – bán đoạn):
Căn cứ để hạch toán CP NVL chính là các phiếu xuất kho (hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ) và các báo cáo hàng tháng do xí nghiệp gửi về (Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn, Báo cáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10775.doc