Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Doanh nghiệp sản xuất - Lấy ví dụ minh hoạ tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội

Điều đó đã khẳng định phần nào chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Cùng với các đơn vị khác trong ngành như Dệt Minh Khai, Dệt 8-3. cùng các sản phẩm dệt - may nhâp khẩu khác, nhưng Công ty vẫn vươn lên khẳng định mình bằng chính chất lượng sản phẩm.

Do đặc điểm thành phẩm của Công ty chủ yếu là hàng tiêu dùng nên nó được tiêu thụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy chất lượng cũng như mẫu mã thành phẩm đóng vai trò quyết định tới số lượng hàng bán ra trên thị trường. Thành phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường được kiểm tra rất chặt chẽ từ chất lượng cho tới khâu bao gói sản phẩm cho nên sản phẩm của Công ty đã được nhiều bạn hàng nước ngoài tín nhiệm.

Công ty sản xuất với quy mô lớn, chủng loại thành phẩm đa dạng, phong phú song Công ty lại sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước (chủ yếu là bông) để sản xuất, như vậy giá bán sản phẩm của Công ty thấp hơn so với sản phẩm nhập khẩu trong khi chất lượng vẫn đảm bảo. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ thành phẩm.

Với chất lượng ngày càng được nâng cao, sản phẩm của Công ty không chỉ tiêu thụ trên thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu với số lượng khá lớn.

- Với sản phẩm xuất khẩu: khách hàng sẽ đến giao dịch trực tiếp tại Công ty hoặc qua các đơn đặt hàng để thoả thuận về phương thức thanh toán và vận chuyển. Việc xác định giá bán do 2 phòng: nghiệp vụ và kế toán quyết định và chủ yếu Công ty bán hàng xuất khẩu theo giá FOB. Khi việc mua, bán đã được thoả thuận, Công ty sẽ chuyển hàng đi và sau một thời gian nhất định khách hàng sẽ chuyển trả tiền hàng cho Công ty bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Công ty tại ngân hàng Ngoại thương.

 

doc89 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Doanh nghiệp sản xuất - Lấy ví dụ minh hoạ tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tài khoản phản ánh số thành phẩm nhập trong tháng. Phần ghi “Nợ” các tài khoản khác đối ứng với “Có” TK 155 phản ánh số xuất kho trong tháng của thành phẩm. - Bảng kê số 9: Dùng để tính giá thực tế thành phẩm - Bảng kê số 10- Hàng gửi bán: Dùng để phản ánh các loại thành phẩm gửi đại lý nhờ bán hộ và chuyển đến cho người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán theo từng hoá đơn bán hàng. - Bảng kê số 11: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng của khách hàng - Nhật ký chứng từ số 8: Phản ánh số phát sinh bên Có TK 155,157,131,511,512,521,531,532,632 căn cứ vào bảng kê số 8,9,10,11. - Sổ cái TK 155,157,131,511,512,521,531,532,632 được ghi vào ngày cuối quý, số phát sinh bên Có theo tổng số được lấy từ Nhật ký chứng từ số 8, số phát sinh bên Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các Nhật ký chứng từ có liên quan. Mỗi hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán đều có những điều kiện áp dụng nhất định kèm theo, vì vậy người làm công tác kế toán trong đơn vị phải căn cứ vào tình hình thực tế và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình để lựa chọn hình thức sổ kế toán cho phù hợp. Một mặt vẫn đảm bảo cung cấp thông tin rõ ràng, đầy đủ, mặt khác có khả năng đơn giản hoá, giảm nhẹ việc ghi chép, đối chiếu, nâng cao hiệu suất công tác kế toán. Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bố Nhật ký chứng từ số 8 Sổ cái TK 511, 632, 641, 642,... Báo cáo tài chính Bảng kê số 8,9,10,11 Sổ chi tiết TK 511, 632,131,... Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Chương II Tình hình thực tế về công tác tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại công ty dệt kim đông xuân Hà nội 1. đặc điểm chung của công ty. 1.1. Quá trình hình thành và cơ sở vật chất của Công ty. Công ty dệt Kim Đông Xuân Hà Nội, địa chỉ 67 Ngô Thì Nhậm - Hà Nội là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. Là một thành viên của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, Công ty Dệt kim Đông Xuân có nhiệm vụ sản xuất, xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dệt kim hoặc gia công sản phẩm tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Được thành lập ngày 13/4/1959 với tên ban đầu là Nhà máy Dệt kim Đông Xuân và là nhà máy dệt kim tròn đầu tiên ở nước ta, nhiệm vụ ban đầu của nhà máy là sản xuất các sản phẩm dệt kim đáp ứng nhu cầu nội địa. Lúc đó cơ sở vật chất của nhà máy còn nghèo nàn, địa chỉ chật hẹp, trang thiết bị dây chuyền sản xuất từ khâu dệt, xử lý vải đến cắt may chỉ gồm 37 loại với 180 máy móc được chế tạo tại Trung Quốc, Anh, Tiệp Khắc. Từ năm 1963 Nhà máy được giao thêm nhiệm vụ làm hàng xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực I như: Liên xô (cũ), Hungari, Ba Lan, Mông cổ, Lào ... nhưng với số lượng còn hạn chế. Đến năm 1970 - 1980, trang thiết bị già cỗi lại cộng thêm nhu cầu mở rộng xuất khẩu, Nhà nước quyết định đầu tư mở rộng nhà máy, cải tạo qui trình công nghệ - dệt - nhuộm may với số tiền 5 triệu Rúp. Năm 1980, một số lớn thiết bị của Nhà máy được đổi mới theo phương án đầu tư mở rộng tại quyết định 213 ngày 01/7/1980 . Lúc này thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy đã thay đổi về cơ bản, từ chủ yếu tiêu thụ nội địa sang lấy thị trường nước ngoài làm thị trường chính. Năm 1975 sản lượng xuất khẩu chiếm 30% giá trị tổng sản lượng của nhà máy, hiện nay là trên 90%, sản phẩm tiêu thụ nội địa chủ yếu là sản phẩm xuống loại không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc theo những đơn đặt hàng nhỏ, đơn lẻ. Từ năm 1987 trở lại đây việc cải tạo và mở rộng nhà máy được tiến hành với tốc độ nhanh và trên quy mô rộng lớn. Từ chỗ chỉ có 5.620m2 đến nay tổng diện tích đất xây dựng đã lên tới 21.740 m2 với trên 30.000 m2 nhà xưởng tại cơ sở 1 - số 67 Ngô Thì Nhậm, cơ sở 2 - số 250 Minh Khai và cơ sở 3 - số 524 Minh Khai. Hệ thống máy móc, thiết bị được nâng cấp và cải tạo cùng với đầu tư đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, đầu tư thêm khu vực xử lý vải, lắp đặt mới hệ thống lò hơi dầu Nhật bản, hệ thống điện lạnh khu vực dệt và may, nâng cao công suất trạm biến áp điện, bổ sung, nâng cấp trên 600 máy móc các loại trên các dây chuyền. So sánh trong toàn nghành dệt - may Việt Nam trình độ công nghệ và tính đồng bộ của máy móc, trang thiết bị của nhà máy thuộc loại trung bình khá. Thực hiện quyết định 338/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc đăng ký lại Doanh nghiệp. Ngày 19/8/1992, Nhà máy Dệt kim Đông xuân được đổi tên thành Công ty Dệt kim Đông xuân với tên giao dịch là DOXIMEX. 1.2. Sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ. ở buổi ban đầu sản phẩm của Công ty là các loại áo vệ sinh, áo xuân thu, may ô, dây đai thắt lưng, dây chun, màn tuyn, bít tất... tiêu thụ trong nước. Đến nay, Công ty đã có đủ khả năng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với các loại sản phẩm như áo may ô, áo T-shirt, Polo- shirt, quần áo lót các loại, phong phú về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Trên 80% giá trị hàng xuất khẩu của Công ty được xuất sang thị trường Nhật bản, phần còn lai xuất sang thị trường EU ... theo đơn đặt hàng. Cho đến nay, Công ty đã thiết lập được quan hệ buôn bán truyền thống với các hãng Sanshin/Katakura, Ryo/Marubeni, Daiei/Sanyo (Nhật Bản), Stummer/Beau (áo / Đức). Đặc biệt với Sanshin/Katakura Công ty đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất trong vòng 20 năm (1989 - 2009). Các loại sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty được phân phối qua mạng lưới đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng thời trang. Quá trình sản xuất của Công ty Dệt kim Đông xuân được tổ chức theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm cho đến khi được hoàn thành phải trải qua 3 giai đoạn chế biến ở 5 xí nghiệp khác nhau, đó là: - Xí nghiệp dệt. - Xí nghiệp xử lý hoàn tất - Các xí nghiệp may: 1, 2, 3. * Xí nghiệp dệt: Là đơn vị đầu tiên trong dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ dệt ra các loại vải phù hợp với yêu cầu thị trường hoặc của người đặt hàng về số lượng, chủng loại. Sản phẩm của xí nghiệp dệt là nguyên liệu của xí nghiệp xử lý hoàn tất. * Xí nghiệp xử lý hoàn tất: Là đơn vị kế tiếp trong dây chuyền, có nhiệm vụ xử lý vải như tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa ... theo các yêu cầu khác nhau của khách hàng. Giữ vai trò trọng yếu trong toàn bộ dây chuyền. * Ba xí nghiệp may: Là khâu cuối cùng của dây chuyền có nhiệm vụ cắt, may các loại sản phẩm, đóng gói sản phẩm theo đúng quy cách cũng như chất lượng mà khách hàng yêu cầu. Tuy sản phẩm của Công ty được chế biến chủ yếu tại các xí nghiệp trên nhưng để duy trì được tính hiệu quả và liên tục được quá trình sản xuất có sự đóng góp không thể thiếu của xí nghiệp cơ khí sửa chữa. Là xí nghiệp phụ trợ nhưng nó đóng góp phần đảm bảo các điều kiện sản xuất cho các xí nghiệp sản xuất chính bao gồm các bộ phận: Lò hơi, cấp nước, làm lạnh, nén khí, tổ nguội - tiện - phay- bào... để sửa chữa, gia công chế tạo các phụ tùng cho dây chuyền. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau: 1. 3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty được áp dụng theo hình thức trực tuyến chức năng nhằm đáp ứng kịp thời thông tin, số liệu cho các cấp lãnh đạo và ngược lại các chỉ thị mệnh lệnh từ lãnh đạo sẽ được truyền đạt trực tiếp và nhanh chóng đến những người tổ chức thực hiện. Đứng đầu bộ máy là Ban lãnh đạo gồm 3 người, Tổng giám đốc và 2 Phó tổng giám đốc. - Tổng giám đốc: Là người có quyền cao nhất, quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Công ty, Bộ công nghiệp và Nhà nước. - Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật - thương mại: Phụ trách kỹ thuật công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ, đàm phán với khách hàng và nắm bắt mọi diễn biến xảy ra trong quá trình hoạt động của Công ty. - Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật - sản xuất: phụ trách về vấn đề thực hiện sản xuất, thiết bị máy móc và đời sống của công nhân viên trong Công ty. Ngoài ra Công ty còn có các trợ lý trực tiếp tham mưu giúp việc cho lãnh đạo về công tác tổ chức đào tạo, thi đua và công tác đầu tư phát triển cùng với một số lĩnh vực khác. * Các phòng ban trực thuộc Công ty có các chức năng sau: - Phòng Kỹ thuật: Quản lý về kỹ thuật bao gồm các quy trình công nghệ của toàn bộ dây chuyền: Từ khâu dệt, xử lý hoàn tất cho đến các khâu may và bao gói sản phẩm. Quản lý về thiết bị máy móc, thiết kế các kiểu mẫu dệt, may theo mục đích đa dạng hoá mặt hàng và cũng nhằm đáp ứng mọi yêu cầu về mẫu mã, kiểu cách, về chất lượng sản phẩm của khách hàng, tham gia đàm phán với khách hàng về phương diện kỹ thuật và cũng từ đó xây dựng các quy trình sản xuất theo từng loại sản phẩm. - Phòng Nghiệp vụ: Quản lý tổng hợp một số mặt hoạt động bao gồm: xây dựng giá thành, lên kế hoạch hàng tháng, điều độ tiến trình thực hiện, quản lý vật tư và tiêu thụ sản phẩm, quản lý kho tàng, theo dõi và tập hợp các hợp đồng, quản lý lao động, xây dựng chế độ lao động tiền lương... - Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn về mọi mặt của sản phẩm, nghiên cứu đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời là nơi kiểm nghiệm các tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra từ nguyên liệu là sợi cho đến sản phẩm về kích cỡ, màu sắc, độ bền màu... - Phòng Tài chính - Kế toán: Có trách nhiệm điều hoà, phân phối, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn, tính toán, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, hạch toán lỗ lãi và phân phối theo lao động đồng thời thực hiện các chế độ và nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước. - Văn phòng Công ty: Bao gồm các bộ phận văn thư, đánh máy, phục vụ tiếp khách, hội nghị, bảo vệ trị an, góp phần giữ nghiêm kỷ luật lao động trong Công ty. - Đảng uỷ, Công đoàn, đoàn thanh niên: Giáo dục công tác tư tưởng của quần chúng, phát động phong trào thi đua để đẩy mạnh sản xuất, thực hiện hoàn thành sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi mà công nhân viên được hưởng đồng thời duy trì nghĩa vụ của các thành viên. Ngoài ra Công ty còn có một số bộ phận khác như: y tế, nhà ăn, nhà trẻ... để duy trì các hoạt động thường xuyên, góp phần phát triển sản xuất. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty đuợc khái quát ở trang sau: 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán tại Công ty dệt kim Đông Xuân Hà Nội được tổ chức theo hình thức tập trung với phòng kế toán là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, xử lý và luân chuyển chứng từ đến khâu lập báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn kiểm tra kế toán trong toàn bộ đơn vị. * Nhiệm vụ cụ thể của từng phần hành kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán tài chính của Công ty, là người theo dõi quản lý và tổ chức điều hành bộ máy Công ty trước Tổng giám đốc. Kế toán trưởng phân công nhiệm vụ cho từng phần hành và có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của mình mà điều lệ tổ chức kế toán đã ban hành. - Hai phó phòng có nhiệm vụ hỗ trợ và đôn đốc các thành viên trên nguyên tắc là người giúp việc cho kế toán trưởng. - Kế toán thanh toán: Hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền gửi ngân hàng của Công ty. Làm thủ tục thanh toán với khách hàng trong và ngoài nước đồng thời theo dõi chi tiết công nợ. - Kế toán nguyên vật liệu: Hạch toán chi tiết, tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, theo dõi sự biến động, xuất, nhập, tồn sai hỏng vật tư trong Công ty. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH): Thanh toán tiền lương, BHXH cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Kế toán giá thành: Tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và lên giá thành cho từng mặt hàng. - Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hạch toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ tại Công ty. - Kế toán thuế: Tính trích các mức thuế cho mỗi chủng loại vật tư, hàng hóa từ đó xác định được số thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. - Kế toán tổng hợp và tài sản cố định (TSCĐ): Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ tại đơn vị, lên sổ sách có liên quan. Đồng thời là người thực hiện các nghiệp vụ hạch toán cuối cùng xác định kết quả kinh doanh của Công ty để vào sổ kế toán tổng hợp, lập sổ cái, bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và lên bảng công khai tài chính... - Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của Công ty và thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo các phiếu thu, phiếu chi. Các nhân viên thống kê ở các Xí nghiệp thành viên có nhiệm vụ thống kê và hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra, tổng hợp phân loại chứng từ phát sinh ở đơn vị mình sau đó gửi về phòng kế toán - tài chính. * Chế độ kế toán mà Công ty Dệt kim Đông Xuân áp dụng như sau: - Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/ 1/ n và kết thúc vào ngày 31/12/ n. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ. + Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo QĐ 1061 của Nhà nước. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Cuối niên độ kế toán lập báo cáo quyết toán theo chế độ hiện hành bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Sơ đồ bộ máy kế toán được khái quát tổng quát ở trang sau. 1.4.2. Tổ chức sổ sách, chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty. Xuất phát từ đặc điểm về loại hình sản xuất của Công ty là phức tạp, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đa dạng, số lượng tài khoản sử dụng nhiều cùng yêu cầu về trình độ quản lý và kế toán cao, nên việc áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ là phù hợp. Bao gồm: - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết về TSCĐ, vật liệu, chi phí kinh doanh, thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết doanh thu bán hàng, bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng phân bổ NVL- CCDC, bảng tính lương và BHXH... - Sổ kế toán tổng hợp: + NK-CT số: 1,2,4,5,7,8,9,10. + Bảng kê số: 1,2,4,5,7,8,9,10,11. + Sổ cái các tài khoản mà Doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng. * Trình tự luân chuyển, ghi sổ kế toán tại Công ty. Chứng từ gốc và bảng phân bổ Nhật ký-Chứng từ Số (thẻ) kế toán chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. 2.1. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm. Công ty Dệt kim Đông Xuân là một trong những Doanh nghiệp làm ăn tương đối có hiệu quả của ngành Dệt - May Việt Nam. Sản phẩm của Công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng nước ngoài. Điều đó đã khẳng định phần nào chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Cùng với các đơn vị khác trong ngành như Dệt Minh Khai, Dệt 8-3... cùng các sản phẩm dệt - may nhâp khẩu khác, nhưng Công ty vẫn vươn lên khẳng định mình bằng chính chất lượng sản phẩm. Do đặc điểm thành phẩm của Công ty chủ yếu là hàng tiêu dùng nên nó được tiêu thụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy chất lượng cũng như mẫu mã thành phẩm đóng vai trò quyết định tới số lượng hàng bán ra trên thị trường. Thành phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường được kiểm tra rất chặt chẽ từ chất lượng cho tới khâu bao gói sản phẩm cho nên sản phẩm của Công ty đã được nhiều bạn hàng nước ngoài tín nhiệm. Công ty sản xuất với quy mô lớn, chủng loại thành phẩm đa dạng, phong phú song Công ty lại sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước (chủ yếu là bông) để sản xuất, như vậy giá bán sản phẩm của Công ty thấp hơn so với sản phẩm nhập khẩu trong khi chất lượng vẫn đảm bảo. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ thành phẩm. Với chất lượng ngày càng được nâng cao, sản phẩm của Công ty không chỉ tiêu thụ trên thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu với số lượng khá lớn. - Với sản phẩm xuất khẩu: khách hàng sẽ đến giao dịch trực tiếp tại Công ty hoặc qua các đơn đặt hàng để thoả thuận về phương thức thanh toán và vận chuyển. Việc xác định giá bán do 2 phòng: nghiệp vụ và kế toán quyết định và chủ yếu Công ty bán hàng xuất khẩu theo giá FOB. Khi việc mua, bán đã được thoả thuận, Công ty sẽ chuyển hàng đi và sau một thời gian nhất định khách hàng sẽ chuyển trả tiền hàng cho Công ty bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Công ty tại ngân hàng Ngoại thương. - Với sản phẩm tiêu thụ nội địa thì các thu tục giao dịch mua bán thực hiện tại phòng kế toán. Sau khi hợp đồng mua bán kết thúc hàng hoá có thể được chuyển đi theo đúng thời gian và địa điểm đã thoả thuận hoặc được giao nhận trực tiếp tại kho của Công ty. Thành phẩm của Công ty đươc tiêu thụ thông qua các hình thức sau: - Bán buôn qua kho bao gồm bán buôn theo hình thức gửi hàng và bán buôn theo hình thức nhận hàng trực tiếp. Hình thức bán hàng này thường áp dụng cho các hợp đồng xuất khẩu hoặc các đơn đặt hàng lớn, số lượng hàng bán nhiều. - Bán lẻ thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng thời trang hoặc bán trực tiếp cho khách hàng đến mua sản phẩm tại Công ty. - Công ty còn có hình thức bán hàng gửi đại lý và nhận đại lý. Với các phương thức tiêu thụ phong phú sẽ giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ đẩy mạnh lượng hàng bán ra, nâng cao doanh thu và thị phần của Công ty trên thị trường. * Về phương thức thanh toán: Công ty Dệt kim Đông Xuân cho phép hàng có thể thanh toán theo những phương thức khác nhau sau đây: - Thanh toán trực tiếp: Khách hàng nhận đủ số hàng cần mua và thanh toán đầy đủ, trực tiếp số tiền hàng. Phương thức này chủ yếu áp dụng với các khách hàng mua trực tiếp với số lượng ít và không thường xuyên. - Khách hàng mua chịu: thường xảy ra với những khách hàng truyền thống, có quan hệ mua bán lâu dài với Công ty. Thông thường thời gian chậm trả từ 10-15 ngày sau khi giao hàng. Đến khi khách hàng trả hết nợ cho Công ty thì quá trình tiêu thụ mới coi là kết thúc. - Khách hàng ứng trước tiền hàng: thường áp dụng với những khách hàng lần đầu mua sản phẩm của Công ty. - Phương thức hàng đổi hàng: sản phẩm của Công ty được tiêu thụ để đổi về các sản phẩm khác của đơn vị mua, có thể là NVL, MMTB... có giá trị tương đương đã thoả thuận giữa Công ty và đơn vị đó. Ngoài ra để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng đã tiêu thụ do kém phẩm chất, không đúng quy cách, chủng loại... đã ghi trong hợp đồng. Công ty còn thực hiện các biện pháp khác như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại... Tóm lại, bằng các phương thức thanh toán nhanh gọn, các chính sách giá cả mềm dẻo, linh hoạt cùng những phương thức tiêu thụ hợp lý, Công ty Dệt kim Đông Xuân đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay với doanh số bán hàng không ngừng tăng lên, đủ bù đắp các chi phí và có lãi, nâng cao thu nhập cho Công ty , cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong đơn vị. * Phương pháp tính giá vốn hàng bán ở Công ty. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thực tế bình quân gia quyền. Căn cứ vào giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán tiêu thụ xác định giá bình quân của một đơn vị thành phẩm để từ đó xác định giá thực tế thành phẩm xuất trong kỳ. Giá thành đơn vị thực tế bình quân cả kỳ = Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá thành thực tế sản phẩm xuất trong kỳ = Giá thành đơn vị thực tế bình quân cả kỳ x Sản lượng thực tế thành phẩm xuất trong kỳ Ví dụ: Tính giá thành thực tế áo 203 GHERUNING XL quý IV năm 2000 như sau: - Trị giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ : 229.586.700 - Trị giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ : 98.394.300 - Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ : 24.540 - Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ : 7.615 - Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ : 32.155 Đơn giá bình quân 1 đơn vị thành phẩm = 229.586.700+98.394.300 = 10.200(đ/áo) 24.540+9.615 Giá thực tế của áo GHERUNING XL xuất trong kỳ = 32.155x10.200 = 327.981.000 2.2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. 2.2.1. Hạch toán ban đầu. Trong công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm, Công ty Dệt kim Đông Xuân sử dụng các loại chứng từ sau: * Phiếu xuất kho: Hiện nay Công ty đang sử dụng 3 mẫu chứng từ sau dùng cho nghiệp vụ xuất kho thành phẩm đó là: "Phiếu xuất kho" được lập trong trường hợp xuất thành phẩm để bán, "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ" được lập trong trường hợp xuất thành phẩm để bán, "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ" được lập trong trường hợp Công ty chuyển thành phẩm vào kho cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng thời trang chờ tiêu thụ và "Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý" được lập trong trường hợp thành phẩm của Công ty được chuyển vào kho của đại lý chờ tiêu thụ. Cả 3 chứng từ trên đều do thủ kho ở các xí nghiệp lập khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho. - Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu tại quyển gốc Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho Liên 3: Người nhận giữ để ghi sổ kế toán bộ phận sử dụng. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu tại quyển Liên 2: Giao cho người vận chuyển Liên 3: Dùng thanh toán nội bộ. - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu tại quyển Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Dùng để thanh toán. Trường hợp khách hàng thanh toán bằng séc thì chứng từ ban đầu mà kế toán phải lập là bảng kê nộp séc, thông thường khách hàng thanh toán bằng séc bảo chi hay séc chuyển khoản. Bảng kê nộp séc được thành 2 liên. Liên 2: Lưu tại Công ty Liên 2: Ngân hàng giữ Khi Ngân hàng nhận tiền, quyết định chuyển vào tài khoản của Công ty, Ngân hàng sẽ gửi giấy báo có về cho Công ty. Biếu số 11 Bảng kê nộp séc Tên người hưởng thụ: Công ty Dệt kim Đông Xuân Số bảng kê: Số hiệu TK: 710A - 00004 Tại: Ngân hàng công thương 2 - Hai Bà Trưng - Hà nội. TT Số séc Tên người phát hành Số TK người phát hành Tên đơn vị thanh toán Số tiến AB 00022 Công ty Dệt vải công nghiệp 710A-00052 Ngân hàng CT2-HBT-HN 200.000.000 Số tiền bằng chữ: Hai trăm triệu đồng chẵn Số tiền: 200.000.000 Đơn vị nộp séc (Ký, dấu) Đã nhận đủ ..... tờ séc của ...... Số TK ..... tại Đơn vị thanh toán (Ký, dấu) Đơn vị thu hộ (Ký, dấu) Ngoài ra để theo dõi số lượng hàng bán cũng như doanh thu bán hàng thì tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng thời trang, cửa hàng đại lý Công ty có yêu cầu nhân viên bán hàng tại các cửa hàng ghi bảng kê bán lẻ hàng hoá cho từng ngày. Mỗi một tờ bảng kê được ghi cho từng ngày riêng biệt, mỗi một mặt hàng trên bảng kê phải ghi rõ cả số lượng, đơn giá của mặt hàng đó. Mẫu bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ như sau: 2.2.2. Tài khoản sử dụng và trình tự kế toán 2.2.2.1. Tài khoản sử dụng: Công ty Dệt kim Đông Xuân áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài Chính ban hành. Dựa trên đặc điểm chính của Doanh nghiệp là sản xuất nên các sản phẩm bán ra chủ yếu là các loại thành phẩm do bộ phận sản xuất, kinh doanh của Công ty thực hiện. Do vậy kế toán hoạt động tiêu thụ thành phẩm ở Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau để hạch toán: - Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng Trong đó TK 511 được mở cho 4 TK cấp 2 như sau: + TK 5111: Doanh thu bán sản phẩm + TK 5112: Doanh thu bán phế liệu + TK 5113: Doanh thu bán vải + TK 5114: Doanh thu bán đại lý - TK 531: Hàng hoá bị trả lại - TK 532: Giảm giá hàng bán - TK 632: Giá vốn hàng bán - TK 141: Tạm ứng - TK 155: Thành phẩm - TK 157: Hàng gửi bán - TK 131: Phải thu của khách hàng - TK 331: Phải trả người bán - TK 111: Tiền mặt - TK 112: Tiền gửi Ngân hàng - TK 138: Phải thu khác - TK 333: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách - TK 721: Các khoản thu thập bất thường - TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính 2.2.2.2. Trình tự kế toán. a. Kế toán nghiệp vụ bán buôn qua kho. * Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. Khi xuất kho thành phẩm giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng và thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi: l BT1: Phản ánh doanh thu của lô hàng đã xác định tiêu thụ: Nợ TK 111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp l BT2: Phản ánh giá vốn của lô hàng Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm + Nếu khách hàng chấp nhận nợ: Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra + Khi nhận được tiền do khách hàng thanh toán Nợ TK 111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 131: Phải thu của khách hàng Ví dụ: Ngày 13/1/2001 Công ty xuất bán cho Crown Vinalimex (Văn Điển) 1 lô hàng theo hoá đơn GTGT số 009550. Công ty Crown đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán tiến hành ghi số như sau: l BT1: Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 111 : 51.181.493 Có TK 511 (51111) : 46.528.630 Có TK 3331 : 4.652.863 l BT2: Phản ánh giá vốn hàng bán (dựa vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán). Nợ TK 632: 43.053.820 Có TK 155: 43.053.820 * Bán buôn qua kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1393.doc
Tài liệu liên quan