MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .
I. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .
1. CƠ SỞ HẠCH TOÁN NVL TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm NVL . . .
1.2. Đặc điểmvà vai trò của NVL trong quá trình sản xuất .
1.3. Phương pháp phân loại NVL .
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NVL VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NVL .
2.1. Đánh giá NVL .
2.2. Nhiệm vụ kế toán NVL .
2.3. Kế toán chi tiết NVL
2.4. Kế toán tổng hợp NVL
II. CHƯƠNG 2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CP ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT .
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT
1.1. Giới thiệu chung về công ty . .
1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ SP .
1.4. Bộ máy kế toán vào tổ chức kế toán tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát .
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT .
2.1. Khái quát chung về NVL tại Công ty Cổ phần Ống đồng Toàn Phát .
2.2.Hạch toán chi tiết NVL tại Công ty Cổ phần Ống đồng Toàn Phát.
2.3. Hạch toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ống đồng Toàn Phát .
2.4. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng NVL tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT .
3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán NVL tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát .
3.2. Hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát .
III. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CP ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT .
1. Xây dựng hệ thống danh điểm NVL và Sổ danh điểm NVL .
2. Về hệ thống sổ sách kế toán . .
3. Áp dụng phương pháp hạch toán trong tính giá NVL
4. Hạch toán tổng hợp NVL: .
5. Việc áp dụng kế toán máy trong các phần hành kế toán .
KẾT LUẬN
1
1
1
1
1
3
3
6
7
11
17
17
17
19
22
29
35
35
38
50
62
63
63
66
68
68
70
74
76
79
81
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Ống đồng Toàn Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Công ty.
- Kế toán bàng hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ phân phối sản phẩm, theo dõi các khoản thanh toán, ứng trước, công nợ của toàn bộ khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Kế toán tiền gửi Ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp, lập và quản lý các sổ chi tiết có liên quan. Thực hiện các giao dịch được ủy quyền với Ngân hàng…
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu được phản ánh từ các nghiệp vụ của kế toán chi tiết, lên bảng cân đối các tài khoản, các báo cáo tài chính có liên quan
- Thủ quỹ: Quản lý két quỹ của Công ty theo dõi thu chi tiền mặt hàng ngày, cuối ngày đối chiếu với số liệu của kế toán tiền mặt cho khớp với số dư và chuyển toàn bộ chứng từ đã nhận trong ngày cho kế toán tiền mặt.
- Kế toán Nguyên vật liệu: Theo dõi trực tiếp việc nhập nguyên vật liệu từ ngoài vào và theo dõi việc xuất nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, lập thẻ kho, các chứng từ kế toán có liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kế toán tài sản cố định: Tập hợp phản ánh đầy đủ mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phân bổ chi phí, tính toán giá thành sản phẩm đã hoàn thành và lập báo cáo chi phí sản xuất
- Kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng:
Quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận trong Công ty:
Với cấp trên:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty về mội mặt của công tác quản lý tài chính. Báo cáo và tư vấn cho Ban giám đốc Công ty về tình hình tài chính công ty, các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
b. Với các phòng ban khác:
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Cung cấp các báo cáo thống kê, báo cáo kế hoạch tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu. Ngược lại Phòng kế hoạch kinh doanh cũng cung cấp cho phòng kế toán các tài liệu như: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm vật tư, nguyên liệu…
- Các phân xưởng: Các phân xưởng sản xuất, cơ điện chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác kế toán – thống kê theo quy định, chịu sự kiểm tra đôn đốc của phòng tài chính kế toán
- Ngoài ra với các phòng ban chức năng khác, phòng kế toán có quan hệ qua lại khi cần tìm hiểu các thông tin, cung cấp các số liệu phục vụ cho công tác quản lý tài chính và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình…
Tổ chức Công tác kế toán:
Hệ thống chứng từ:
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động, việc sử dụng kinh phí, thu chi ngân sách của đơn vị, kế toán đều phải lập chứng từ. Các chứng từ được sử dụng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải có đầy đủ các yếu tố bắt buộc của một chứng từ cùng các yếu tố bổ sung của đơn vị, các chứng từ sử dụng phải thể hiện được thông tin cần thiết cho quản lý và ghi sổ kế toán phải lập theo đúng quy định của chế độ và ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty CP Ống đồng Toàn Phát hiện đang áp dụng chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng bộ tài chính đồng thời cũng cập nhật những thay đổi của chế độ mới ban hành gần đây vào từng phần hành kế toán cụ thể, các kế toán viên vẫn sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộ dành cho phần hành đó.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty bao gồm các bước sau:
- Lập chứng từ kế toán theo các yếu tố của chứng từ ( hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài)
- Kiểm tra chứng từ: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý của chứng từ như: Chữ ký, tính chính xác của số liệu…
- Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán
- Bảo quản và sử dụng chứng từ kế toán trong kỳ hạch toán
- Chuyển chứng từ vào lưu trữ và hủy
Hệ thống chừng từ kế toán tại Công ty:
- Phần hành kế toán tiền mặt : Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, phiếu thu, phiếu chi.
- Phần hành kế toán tiền gửi Ngân hàng: Bảng kê nộp séc, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản hoặc ủy nhiệm chi.
- Phần hành tài sản cố đinh: Biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ để theo dõi và hạch toán TSCĐ
- Phần hành kế toán tiền lương: Bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Phần hành hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho..
- Phần hành kế toán bán hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng, hoán đơn thông thường…
Hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty hiện nay đang áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quy định mới nhất của bộ tài chính, tài khoản của Công ty được mở chi tiết đến cấp 2 để phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý của đơn vị. Hệ thống tài khoản của đơn vị gồm các tài khoản: 111, 112, 113, 131, 133, 136, 138, 139, 141, 142, 144, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 159, 211, 214, 288, 241, 311, 331, 333, 334, 335, 338, 341, 344, 411, 413, 414, 415, 421, 431, 511, 521, 531, 532, 621, 622, 627, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 911, 001, 002, 003, 004, 007, 009. Do việc hạch toán của Công ty theo phương pháp kê khai thường xuyên nên không sử dụng đến các tài khoản như: 611, 631.
Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Để phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ lao động kế toán, Công ty CP Ống đồng Toàn phát đã và đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong tổ chức sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ được lập định kỳ 3 ngày 1 lần. Cụ thê:
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ, thẻ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi thường xuyên
Kiểm tra, đối chiếu
Ghi định kỳ
Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan và các báo cáo tập hợp chi tiết từ các phân xưởng. Từ chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào sổ cái các tài khoản.
- Hệ thống sổ chi tiết được công ty sử dụng bao gồm: Sổ theo dõi sản xuất, sổ chi tiết thành phẩm hàng hóa, sổ chi tiết vật tư, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết công nợ.
- Hệ thống sổ tổng hợp bao gồm: Sổ cái các tài khoản: 111, 112, 131, 152, 153,… Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:…….
Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng có chứng từ gốc đính kèm và được kế toán trưởng duyệt trước khi vào sổ kế toán. Tất cả các loại sổ sách mà công ty sử dụng đều tuân thủ theo đúng quy định về mặt hình thức và kết cấu. Tuy nhiên trình tự ghi sổ kế toán của Công ty đã không lập Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như theo quy định của chế độ
Hiện nay Công ty đã và đang áp dụng hệ thống máy tính để phục vụ cho công tác kế toán. Hàng ngày các hóa đơn, phiếu thu chi, nhập xuất… được nhập liệu vào máy bằng phần mềm Fast được thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Hệ thống báo cáo kế toán:
Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống báo cáo theo quyết định số 167/2000/QĐ – BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 đồng thời bổ sung thực hiện theo thông tư số 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 và thông tư số 105/2003/TT – BTC ngày 04/11/2003/TT – BTC về việc ban hành chế độ Báo cáo tài chính Doanh nghiệp.
Công ty có hai hình thức báo cáo là Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị
- Báo cáo tài chính: Định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm kế toán tổng hợp sẽ tiến hành cân đối sổ sách, từ những sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối số phát sinh từ đó lập Báo cáo kết quả họa động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính.
- Hệ thống báo cáo quản trị: Được lập vào ngày cuối cùng của tháng và theo từng bộ phận, từng phân xưởng để phục vụ cho kế toán trưởng trong việc xác định kết quả kinh doanh và tư vấn hỗ trợ cho Ban giám đốc CÔng ty trong quá trình ra quyết định quản trị sản xuất. Báo cáo quản trị bao gồm: Báo cáo chi phí và giá thành; báo cáo bán hàng, báo cáo hiệu quả kinh doanh của Công ty.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT
Khái quát chung về NVL tại Công ty Cổ phần Ống đồng Toàn Phát
Khái niệm, đặc điểm và vị trí của NVL trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị NVL được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. NVL có thể coi là tài sản lưu động được mua sắm, dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh bằng vốn lưu động.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể của sản phẩm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất NVL không giữ lại nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Công ty CP Ống đồng Toàn Phát là một doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm ống đồng phục vụ cho các công trình, kiến trúc đa dạng về kích cỡ và hình dạng theo yêu cầu thực tế của thị trường đầu ra. Với đặc điểm riêng của sản phẩm sản xuất mà trong quá trình sản xuất Công ty luôn sử dụng rất nhiều loại NVL cùng với rất các hóa chất kèm theo. Hầu hết các NVL công ty sử dụng đều có giá thành rất cao, đôi khi phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, thời gian sử dụng không nhiều khó bảo quản. Do vậy công tác quản lý NVL ở Công ty được thực hiện rất chặt chẽ trên tất cả các khâu từ: Thu mua – Bảo quản – Đưa vào sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng NVL đồng thời tiết kiệm, hạn chế thấp nhất việc hư hỏng, thất thoát.
Ở khâu thu mua: Do sản xuất nhiều chủng loại về ống đồng, nhu cầu sử dụng NVL, vật liệu phụ đi kèm là tương đối nhiều về chủng loại và số lượng nên tất cả các vật liệu của Công ty đều được mua theo kế hoạch của phòng kế hoạch kinh doanh. Vật liệu trước khi nhập kho được kiểm tra chặt chẽ về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Khâu bảo quản: Đây là công việc được quan tâm chú trọng bởi tính chất lưu trữ của từng loại nguyên vật liệu. Hiện tại do số lượng và chủng loại NVL rất lớn nên việc bảo quản rất phức tạp. Để thuận lợi cho công tác sản xuất Công ty thiết kế kho chứa thành 2 hệ thống: Kho chứa nguyên vật liệu và kho thành phẩm. Đối với kho chứa NVL được tách riêng bao gồm: Kho chứa NVL chính, kho chứa vật liệu phụ, kho chứa nhiên liệu và kho chứa công cụ dụng cụ phụ tùng thay thế.
Khâu dự trữ: Tất cả các loại vật liệu trong Công ty đều được xây dựng định mức dự trữ tối đa, đáp ứng cho quá trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, định theo kế hoạch sản xuất được cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh, tránh tình trạng ứ đọng vốn và phát sinh chi phí bảo quản.
Khâu sử dụng: Do chi phí NVL chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (60-70%) nên để tiết kiệm NVL, Công ty đã cố gắng thực hiện việc hạ thấp định mức tiêu hao NVL mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Việc sử dụng NVL tại các phân xưởng sản xuất được Công ty khuyến khích việc tiết kiệm, hiệu quả bằng việc đưa ra các chế độ khen thưởng thích hợp.
Phân loại NVL tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, Doanh nghiệp luôn phải sử dụng rất nhiều loại NVL với nội dung kinh tế, công dụng và tính năng lý hóa khác nhau. Để có thể quản lý NVL một cách chặt chẽ và đạt hiệu quả cao đồng thời hạch toán chi tiết NVL phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết phải tiến hành phân loại NVL.
Trong quá trình hạch toán, NVL của Công ty không được chi tiết hóa theo tài khoản để hạch toán nhưng trong công tác quản lý, dựa trên vai trò và tác dụng của chúng trong sản xuất, NVL của Công ty được phân thành các loại sau:
- NVL chính: là những NVL cấu thành lên thực thể của sản phẩm một cách ổn định và trực tiếp. Như: Hợp kim đồng – photpho (Cu –P)
- Vật liệu phụ: là những vật liệu tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng được kết hợp với NVL chính làm thay đổi hình dáng, chất lượng sản phẩm như: Photpho, Khí Nitơ, Khí hydro, nước…
- Nhiên liệu: Bao gồm: than, củi, dầu động cơ, dầu bôi trơn.. cung cấp nhiệt lượng, hoạt động của hệ thống máy phục vụ cho sản xuất cũng như làm sạch, bôi trơn sản phẩm.
- Phụ tùng thay thế: Bao gồm: Dây cu roa, con lăn, bánh tỳ, trục xoay, vòng bi,…phục vụ cho việc thay thế , sửa chữa thiết bị…
Với cách phân loại trên giúp cho quá trình quản lý, kiểm tra, hạch toán NVL được thuận lợi hơn, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên việc hạn chế trong việc Công ty chưa xây dựng Sổ điểm danh NVL và đặt mã quản lý cũng như chưa có tài khoản để theo dõi phế liệu thu hồi sau quá trình sản xuất nên việc hạch toán chi tiết NVL gặp nhiều khó khăn, bỏ sót chi phí, công tác quản lý bị phân tán, dễ xảy ra nhầm lẫn, mất mát
Tính giá NVL tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
Nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo nguyên tắc ghi giá thực tế (Giá gốc) theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành
*. Đối với NVL nhập kho:
NVL nhập kho của Công ty chủ yếu là mua ngoài. Giá thực tế của NVL mua ngoài được xác định theo công thức:
Giá thực tế NVL mua ngoài
Giá trên HĐ (chưa VAT)
Chi phí thu mua trực tiếp
Thuế nhập khẩu (nếu có)
Giảm giá mua hàng
=
+
+
+
Chi phí thu mua trực tiếp bao gồm: CP vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…Tuy nhiên tùy theo từng hợp đồng kinh tế ký kết với nhà cung cấp mà các loại chi phí thu mua có thể được cộng hoặc không cộng vào giá thực tế của NVL nhập kho. Nếu chi phí vận chuyển do bên bán chịu trách nhiệm thì giá trị thực tế của NVL mua ngoài nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển.
*. Đối với NVL xuất kho:
Giá thực tế NVL xuất kho tại Công ty được xác định theo phương pháp bính quân gia quyền. Trị giá NVL xuất kho được tính căn cứ vào số lượng NVL xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân thực tế của số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Đơn giá bình quân gia quyền được tính trong một tháng.
Cụ thể: Toàn bộ NVL sử dụng ở Công ty được theo dõi trên thẻ kho, trên cơ sở theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị của từng lần nhập. Sau một tháng, kế toán vật tư tính ra đơn giá bình quân gia quyền để tính giá xuất kho cho số NVL xuất ra trong tháng theo công thức:
Đơn giá bình quân
=
Giá thực tế tồn ĐK + Giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn ĐK + Nhập trong kỳ
Hạch toán chi tiết NVL tại Công ty Cổ phần Ống đồng Toàn Phát
Tổ chức chứng từ ban đầu:
Đối với NVL nhập kho:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự trữ, phòng kinh doanh tìm tiến hành tìm kiểm, đảm phán và gửi đơn đặt hàng với nhà cung cấp. Khi hàng về, cán bộ vật tư đưa hàng phải báo cáo cho phòng kỹ thuật để tiến hành kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm được ghi vào phiếu kiểm nghiệm và nếu đạt chất lượng thì phòng kinh doanh sẽ lập lệnh nhập kho.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu kiểm nghiệm, lệnh nhập kho phòng kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 04 liên, 1 liên kế toán vật tư giữ, 1 liên thủ kho giữ để làm căn cứ ghi thẻ kho (biểu số 06), 1liên được lưu lại, liên còn lại Cán bộ thu mua chuyển cho kế toán thanh toán cùng với Hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và ghi sổ
Ví dụ: Khi nhập 1 lô hàng theo Hóa đơn (GTGT) số 0099228 (Biểu số 02) của Công ty Thịnh Phát ngày 22 tháng 03 năm 2010, phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành lập lệnh nhập kho (Biểu số 03) và từ đó phòng kế toán tiến hành nhập kho (Sơ đồ số 04 )
Phiếu nhập kho (Biểu số 04) được Công ty lập để phù hợp với yêu cầu quản lý của mình và thuận lợi cho công tác Hạch toán. Vì vậy, trong phiếu nhập kho, Công ty đã tách giá trị thực tế của NVL, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán của NVL đó. Như vậy kế toán thanh toán cũng tiến hành như kế toán vật tư sẽ dễ dàng hơn trong việc hạch toán thanh toán cũng như hạch toán giá vật tư vì giá trị NVL, thuế GTGT và tổng giá thanh toán đã được xác định rõ ràng:
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 22 tháng 03 năm 2010
Mẫu số: 01 GTKT
CQ/2009B
0099228
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thịnh Phát
Địa chỉ: Số 35 Đường Tôn Đức Thắng – Ba Đình – HN
Số tài khoản:
Điện thoại MST
Họ tên người mua hàng: Hồ Anh Xuân
Tên đơn vị: Công ty CP Ống đồng Toàn Phát
Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng – Ba Đình – HN
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán. MST
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Hợp kim CU-P
Kg
100
175.171
17.517.100
Cộng tiền hàng: 17.517.100
Thuế suất GTGT:10%*5% Tiền thuế GTGT: 875.855
Tổng cộng tiền thanh toán: 18.392.955
Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu, ba trăm chín mươi hai nghìn, chín trăm năm mươi năm đồng
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu số 02 : Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)
CÔNG TY CP ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT
LỆNH NHẬP KHO
Có giá trị hết ngày / / 2010
Số: 02
22/03/2010
Căn cứ Hóa đơn số 0099228 ngày 22/03/2010. Yêu cầu
Nhập của: Công ty TNHH Thịnh Phát. Địa chỉ: Số 35 Tôn Đức Thắng – HN
Do ông, bà:…………..Số CMTDN………..Cấp ngày../../.. cấp tại…………..
Nhập những mặt hàng dưới đây:
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
Quy cách
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Hợp kim CU-P
Kg
100
Cộng 01 khoản: (Bằng chữ: Một)
Ngày 22/03/2010
Người thực hiện Người ra lệnh
Biểu số 03 : Lệnh nhập NVL Công ty CP Ống đồng Toàn phát
CÔNG TY CP
ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 22 tháng 03 năm 2010
Mẫu số: 01 - VT
QĐ: 1141/TC/QĐ/CĐTK
Họ, tên người giao hàng: Công ty TNHH Thịnh Phát Số:
Theo Hóa đơn số: 0099228 ngày 22 tháng 03 năm 2010 Nợ:
Nhập tại kho: Vật liệu chính Có:
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Hợp kim CU-P
Kg
100
100
175.171
17.517.100
Tiền hàng
17.517.100
Thuế GTGT
875.855
Tổng cộng
18.392.955
(Bằng chữ: Mười tám triệu, ba trăm chín hai nghìn, chín trăm năm năm đồng)
Ngày 22 tháng 03 năm 2010
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán
Thủ trưởng đvị
41
Biểu số 04 : Phiếu nhập kho NVL Công ty CP Ống đồng Toàn phát
Nghiệp
vụ nhập kho
P. KH kinh doanh
Người giao hàng
P. Kỹ thuật
P. kế toán
Thủ kho
K.toán vật tư
Tìm kiếm, đặt hàng
Đề nghị nhập kho
Kiểm nghiệm, lập phiếu
Lập phiếu nhập kho
Nhập kho , ghi thẻ kho
Ghi sổ kế toán
Bảo quản, lưu
kho
Sơ đồ 05: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL
Đối với NVL xuất kho:
Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch SXKD được giao và định mức tiêu hao vật tư cho từng loại sản phẩm, hàng tháng phòng kỹ thuật lập định mức vật tư cho từng phân xưởng. Dựa vào định mức vật tư của từng phân xưởng, khi có nhu cầu về NVL tại phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức và Kế toán NVL dựa vào đây để tiến hành lập phiếu xuất kho (biểu số 05), phiếu xuất kho gồm 4 liên: 1iên lưu tại sổ, 1 liên giao cho thủ kho, 1 liên giao cho kế toán phân xưởng có liên quan, 1 liên giao cho quản đốc phân xưởng. Ngoài ra Công ty còn sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đối với các NVL nhập xuất giữa các kho với nhau. Phiếu xuất kho này chỉ theo dõi nội bộ đối với các NVL nhập xuất giữa các kho với nhau và chỉ theo dõi về mặt số lượng NVL đã xuất (không theo dõi về mặt đơn giá, thành tiền) vì giá trị NVL được tính theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Vì thế giá trị NVL xuất kho sẽ không được ghi vào phiếu xuất kho mà chỉ đến cuối tháng thì giá trị NVL xuất kho mới được tính và ghi vào thẻ kho, bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Tuy nhiên trong một số trường hợp do yêu cầu của quản lý đơn vị và dựa trên việc giá nhập của một số NVL rất ổn định nên phiếu xuất kho lạp có theo dõi cả về mặt giá trị bằng cách lấy giá thực tế nhập của NVL đó.
Phiếu xuất kho được lập ngay khi các phân xưởng có nhu cầu hay có nghiệp vụ phát sinh về xuất NVL trả nọ hoặc xuất bán. Riêng đối với hoạt động xuất bán NVL thì ngoài phiếu xuất kho, phòng kế hoạch, kinh doanh còn lập Hóa đơn GTGT phản ánh nghiệp vụ xuất bán. Hóa đơn GTGT được lập thành 03 liên trong đó: 1 liên lưu tại phòng kinh doanh, 1 liên giao cho khách hàng sau khi đã tiến hành thanh toán hay chấp nhận thanh toán với kế toán tiền mặt, 1 liên do kế toán giữ.
Nhìn chung, hệ thống chứng từ được sử dụng tại Công ty đều có các chứng từ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, bảo đảm đầy đủ các chỉ tiêu, yếu tố cần thiết cho công tác quản lý và kế toán. Các chứng từ này đều được kiểm tra chặt chẽ về tính hợp lệ, hợp pháp trước khi dùng làm căn cứ ghi sổ.
CÔNG TY CP
ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 22 tháng 03 năm 2010
Mẫu số: 02 - VT
QĐ: 1141/TC/QĐ/CĐTK
Họ, tên người nhận hàng: Phân xưởng sản xuất Số:
Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất Nợ:
Xuất tại kho: Vật liệu chính Có:
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Hợp kim CU-P
Kg
100
100
Tiền hàng
Thuế GTGT
Tổng cộng
(Bằng chữ: )
Ngày 22 tháng 03 năm 2010
Phụ trách cung tiêu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán
Thủ trưởng đvị
44
Biểu số 05 : Phiếu xuất kho NVL Công ty CP Ống đồng Toàn phát
Nghiệp
vụ
xuất kho
Các phân xưởng
P. kỹ thuật
P. Kế toán
Thủ kho
Kế toán vật tư
Yêu cầu về NVL
Duyệt lệnh xuất
Lập phiếu xuất kho
Xuất kho
Ghi sổ kế toán
Bảo quản, lưu
kho
Sơ đồ 06: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL
CÔNG TY CP ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT
Tên kho: NVL chính
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 31/03/2010
Mẫu Số:
06-VT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Hợp kim CU – P
Đơn vị tính: Kg
Mã số:
TT
Chứng từ
Trích yếu
Ngày N-X
Số lượng
Ghi chú
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn kho
100
1
X115
1/3
Xuất PX1
1/3
100
0
2
N60
3/3
Mua hàng nhập kho
3/3
5.000
5.000
3
X 116
4/3
Xuất PX2
4/3
300
4.700
…
…
…
…
…
…
…
…
30
N70
22/3
Mua hàng nhập kho
22/3
100
1.200
31
X150
22/3
Xuất PX1
22/3
100
1.100
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
15.300
12.300
3.100
Ngày 31 tháng 03 năm 2010
Kế toán trưởng Thủ kho Người lập
Biểu số 06 : Thẻ kho
Quy trình kế toán chi tiết NVL
Tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát, việc tổ chức hạch toán chi tiết NVL tiến hành theo phương pháp thẻ song song, nhằm mục đích đơn giản cho việc ghi chép và thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết hoặc cuối kỳ.
Tại kho: Để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn NVL, hàng ngày thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép. Mỗi thẻ kho mở cho một loại NVL có cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng mộ kho và thẻ này chỉ phản ánh mặt số lượng của từng loại NVL theo từng lần nhập xuất. Khi có các nghiệp vụ nhập xuất NVL phát sinh thủ kho thực hiện việc nhập xuất NVL và ghi số lượng thực tế nhập xuất vào các chứng từ nhập xuất. Căn cứ vào các chứng từ này thủ kho ghi số lượng nhập xuất vào thẻ kho của loại NVL vừa nhập, xuất. Mỗi chứng từ này được ghi trên một dòng của thẻ kho và cuối tháng thủ kho mới tính ra số lượng tồn kho để ghi vào cột tồn của thẻ kho.
Tại phòng tài vụ: Việc hạch toán chi tiết NVL ở đây được thực hiện bởi kế toán của các phân xưởng và kế toán NVL
Kế toán Phân xưởng: Cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập kho nhận được từ các phân xưởng và giá trị NVL tiêu hao thực tế tại các phân xưởng tương ứng, kế toán phân xưởng lập bảng kê nhập – xuất – tồn cho các phân xưởng:
CÔNG TY CP
ỐNG ĐỒNG TOÀN PHÁT
BẢNG TỔNG HỢP
NHẬP - XUẤT - TỒN
Tài khoản Nguyên vật liệu
Mã TK: 152
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Tên vật tư, quy cách, chủng loại
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
Slg
T.tiền
Slg
T.tiền
Slg
T.tiền
Slg
T.tiền
1.
Hợp kim CU-P
100
17,517
15.300
2.680,116
12.300
2.154,6
3.100
543
2
Đồng nguyên chất
20
3,4
50
8,5
60
10,2
10
1,7
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
n
Khí Hydro
100
2,85
200
5,7
250
7,125
50
1,425
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
150
5.640.
5.050
740
Ngày 31 tháng 03 năm 2010
Kế toán trưởng Người lập
Biểu số 07 : Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn NVL
Bảng kê này là một bảng tổng hợp chỉ phản ánh về mặt giá trị của số lượng NVL nhập – xuất – tồn của từng phân xưởng. Ngoài ra sau khi sản phẩm hoàn thành kế toán phân xưởng lập phiếu sản xuất cho từng sản phẩm dựa vào tài liệu từ sổ sách từng phân xưởng tuy nhiên việc lập phiếu vào sản xuất phải khớp với số liệu trên bảng kê nhập, xuất tồn của các phân xưởng
Tổng giá trị NVL xuất cho sản xuất từng loại trong phiếu sản xuất phải bằng tổng giá trị NVL xuất trong bảng kê Nhập – Xuất – Tồn.
Cuối tháng, kế toán phân xưởng phải nộp bảng kê Nhập – Xuất – Tồn và phiếu sản xuất cho kế toán NVL để tiến hành kiểm tra đối chiếu
Kế toán NVL: Do tại Công ty CP Ống đồng Toàn Phát tất cả các phiếu nhập kho, xuất kho đều do kế toán vật tư lập thành 04 liên trong đó kế toán vật tư luôn giữ lại 1 liên nên kế toán vật tư không cần phải đợi đến cuối tháng để lấy các chứng từ nhập xuất từ các thủ kho, và để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu với thẻ kho gửi lên kế toán NVL cũng lập thẻ kho. Việc lập các thẻ kho do kế toán NVL làm cũng giống như lập thẻ kho do thủ kho làm nhưng chỉ khách là thẻ kho do kế toán NVL lập có theo dõi cả về đơn giá của mỗi loại NVL nhập xuất tồn. Thẻ kho được ghi hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập xuất và các chứng từ có liên quan khác.
Cuối tháng kế toán vật tư tiến hành phân loại các phiếu xuất kho cho từng phân xưởng, từ đó lập nên bảng kê xuất NVL cho các phân xương (Biểu số 12) và cho các hoạt động bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp. Bảng kê phản ánh toàn bộ số NVL đã xuất trong 1 th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26693.doc