Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí Gia Lâm

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng iv

Danh mục sơ đồ v

Danh muc các thuật ngữ viết tắt vi

I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu 2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan tài liệu 3

2.1.1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất 3

2.1.2 Cơ sở lý luận về giá thành sản phẩm 7

2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 9

2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm 10

2.2. Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1. Phương pháp chung 29

2.2.2. Phương pháp cụ thể 29

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Cơ khí Gia Lâm 31

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Cơ khí Gia Lâm 31

3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 33

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 37

3.1.4. Tình hình tổ chức bộ máy công tác kế toán 39

3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 42

3.2. Kết quả nghiên cứu 48

3.2.1. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Cơ khí Gia Lâm 48

3.2.2. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ khí Gia Lâm 80

3.2.3. Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ khí Gia Lâm 83

IV. KẾT LUẬN 92

4.1. Kết luận 92

4.2. Khuyến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 95

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh, công ty May Nhà Bè, công ty VINATEX – Cần Thơ, công ty dịch vụ thương mại dệt may TP Hồ Chí Minh… 3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Doanh nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riêng của mình, để hiểu rõ thêm về tổ chức của Công ty, mời xem thêm phần phụ lục 1. - Phân xưởng sản xuất số 1: thực hiện quản lý và sử dụng phần lớn máy móc, thiết bị gia công cơ khí chính xác như máy tiện, máy phay, máy bào, máy mài… Với nhiệm vụ là làm các chi tiết, cụm chi tiết đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và độ chính xác cao phục vụ cho nguyên công lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Phân xưởng 1 bao gồm: Tổ tiện Tổ nguội. Tổ phay, bào. Tổ mài. Tổ cơ điện – nhiệt luyện và mạ. - Phân xưởng sản xuất sổ 2: Quản lý một số máy móc, thiết bị cần thiết cho việc lắp ráp; đồng thời hoàn chỉnh sản phẩm. Phân xưởng 2 bao gồm: Tổ nguội lắp ráp. Tổ nguội tĩnh. Tổ lắp đặt và bảo hành sản phẩm. Tổ điện – mộc – đóng gói. Tùy theo nhiệm vụ của từng phân xưởng được chia thành các tổ phù hợp với từng công đoạn, từng loại máy móc thiết bị theo quy trình công nghệ cụ thể sau: Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty CP Cơ khí Gia Lâm KCS, đóng gói Nhập kho Xuất hàng Nguyên vật liệu Tạo phôi Gia công chính xác Nhiệt luyện Gia công tĩnh, gia công bảo vệ, mạ, đánh bóng, sơn BTP mua ngoài Nguồn: Phòng kỹ thuật - Tạo phôi: đây là công đoạn đầu tiên để sản xuất sản phẩm. Tại đây, nguyên vật liệu được đưa vào để cắt theo kích thước từng bộ phận của sản phẩm, hoặc tùy theo NVL mà có thể sử dụng phương pháp tạo phôi cho phù hợp. - Gia công chính xác: phôi của giai đoạn đầu được đưa vào gia công theo đúng yêu cầu kỹ thuật của phòng kỹ thuật. Từ đó, một số phôi sau khi đã gia công chính xác sẽ phải tiến hành nhiệt luyện làm cứng lên, hay mềm đi , rồi đưa vào giai đoạn gia công tĩnh, gia công bảo vệ. Một số sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cần đến một số phôi đã gia công nhưng Công ty không tiến hành được sẽ phải mua ngoài sau đó đưa trực tiếp đến giai đoạn này, rồi tiếp tục qua giai đoạn gia công tĩnh. - Gia công tĩnh, gia công bảo vệ: là giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Ở đây, sản phẩm sẽ được gia công lại lần nữa ở mặt ngoài nhằm tạo độ bền đẹp, cũng như tăng cường thêm chất lượng của sản phẩm. Sau khi sản phẩm hoàn thành, bộ phận KCS sẽ tiến hành kiểm tra, nếu đạt chất lượng sẽ đóng gói tiến hành nhập kho, nếu chưa đạt sản phẩm sẽ quay trở lại khâu sản xuất nhằm hoàn thiện thêm. 3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh PHÓ CT HĐQT KIÊM P.GĐ SX-KD P.GĐ KỸ THUẬT CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TCHC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ ĐỘI BẢO VỆ PHÒNG KỸ THUẬT KTCL HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÂN XƯỞNG 1 PHÂN XƯỞNG 2 BAN KIỂM SOÁT Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý - công ty CP Cơ khí Gia Lâm Nguồn: Phòng tổ chức hành chính * Tổ chức bộ máy của công ty Công ty Cổ phần Cơ khí Gia Lâm là đơn vị thành viên của công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm, do công ty CP Cơ khí May Gia Lâm trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp tương đối đơn giản và gọn nhẹ. Bộ máy quản lý của công ty CP Cơ khí Gia lâm phân theo 2 cấp: + Cấp 1: Khối hành chính gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng chức năng. + Cấp 2: Khối phân xưởng sản xuất gồm: - Quản đốc phân xưởng và các bộ phận nghiệp vụ - Các tổ sản xuất. * Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận thuộc Công ty - Hội đồng quản trị: Cơ quan quản lý toàn công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty. - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty: Ông Lê Xuân Tuyến - Giám đốc Công ty, với chức năng:(i) trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty; (ii) lập chương trình, kế hoạch, hoạt động và theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. - Các Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc quản lý các hoạt động SXKD + Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh: thực hiện công việc: (i)tổ chức thực hiện, điều hành các công việc liên quan đến sản xuất – kinh doanh; (ii) phụ trách công tác thi nâng bậc đào tạo cán bộ;(iii) trực tiếp quản lý và điều hành phòng Kinh doanh…. Phó giám đốc sản xuất kinh doanh còn là đại diện lãnh đạo Hệ thống quản lý chất lượng theo chỉ thị của Giám đốc. + Phó giám đốc kỹ thuật: (i) theo dõi và chỉ đạo công tác kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm, (ii) nghiên cứu kỹ thuật và thị trường; (iii) trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. - Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, đánh giá thị phần công ty, năng lực đối thủ cạnh tranh, tìm các biện pháp để mở rộng thị trường.., lập kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu cho giám đốc nguồn cung ứng vật tư đầu vào hợp lý - Phòng kế toán – tài vụ: + Tổ chức hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty + Lập và thực hiện kế hoạch tài chính tổng hợp cho từng năm. + Cung cấp thông tin kế toán cho lãnh đạo Công ty, các cổ đông và cơ quan chức năng qua hệ thống báo cáo tài chính; đồng thời tham mưu cho giám đốc trong các hoạt động bảo đảm vốn sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác đầu tư, thực hiện các phương án đầu tư xây dựng. + Theo dõi công nợ và thu hồi công nợ, tránh tình trạng để xảy ra nợ khó đòi gây tổn thất cho Công ty. - Phòng Kỹ thuật và kiểm tra chất lượng: + Thiết kế các sản phẩm mới mang tính chiến lược, cải tiến sản phẩm cũ; lập kế hoạch sản xuất. Thực hiện chỉ đạo công tác an toàn trong tất cả các khâu từ chế tạo đến khâu sản xuất cho ra sản phẩm. + Thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm trên toàn quy trình; lấy ý kiến thăm dò khách hàng về chất lượng sản phẩm, giúp phòng kinh doanh trong công tác hậu mãi. Tham mưu cho giám đồc về vấn đề chất lượng sản phẩm. + Đề xuất và hỗ trợ các giải pháp khắc phục phòng ngừa, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phòng Tổ chức hành chính: làm công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, tiền lương và các chế độ đối với các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Tham mưu cho giám đốc về vấn đề tổ chức lao động, tuyển chọn đào tạo cán bộ. - Phân xưởng sản xuất: + Nhận và tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất sản phẩm theo lệnh của giám đốc thông qua hai phó giám đốc. + Trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc trong công tác điều hành sản xuất, quản lý sử dụng lao động, các loại tài sản, máy móc thiết bị nhà xưởng… đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch. 3.1.4. Tình hình tổ chức bộ máy công tác kế toán 3.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Do quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trải dài khắp cả ba miền nên công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều được tập hợp, xử lý thông tin tại phòng kế toán tài vụ. Do đó công tác kế toán tại công ty CP Cơ khí Gia Lâm tương đối gọn nhẹ, tiết kiệm, các thông tin được xử lý nhanh, nhạy, kịp thời có độ chính xác cao. Sơ đồ 3.3: Bộ máy kế toán - công ty CP Cơ khí Gia Lâm KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ, CCDC, TSCĐ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.) * Chức năng, nhiệm vụ của từng khâu: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các thông tin kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm trước tổ chức về hoạt động công tác kế toán tại đơn vị theo đúng chế độ nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra, tính toán xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo kế toán, đồng thời báo cáo trước Hội đồng quản trị - Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội: Tổ chức ghi chép tổng hợp số liệu hạch toán về lao động, kết quả lao động để kiểm tra giám sát và quyết toán lương, thưởng và các khoản trích nộp theo lương, đồng thời kết hợp với thủ quỹ chi trả lương cho CBCNV. - Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, TGNH, và các khoản vay dài hạn ngắn hạn, đồng thời kiêm theo dõi toàn bộ các khoản công nợ của Công ty. - Kế toán vật tư, CCDC, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư theo kế hoạch sản xuất của ban giám đốc, đồng thời theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ của Công ty, từ đó tính toán, phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng. - Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi tiến hành thu, chi tiền mặt chính xác, bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của Công ty. Hạch toán chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ quỹ tiền mặt. 3.1.4.2. Tổ chức nghiệp vụ kế toán Công tác kế toán được doanh nghiệp tổ chức theo hình thức tập trung, vận dụng đầy đủ, đúng chế độ kế toán hiện hành theo luật kế toán Việt Nam. Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính vụ chế độ kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Về hạch toán hàng tồn kho, doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Xác định giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Tính giá trị khấu hao tài sản theo phương pháp khấu hao đều. Nguyên giá đánh giá TSCĐ: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn. Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ là Việt Nam đồng. Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi ngoại tệ là theo tỷ giá hối đoái khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán để ghi sổ. Hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký chung. Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Mọi công việc xuất, nhập, tổng hợp, tính toán, lập các bảng biểu đều được thực hiện bởi chương trình kế toán máy – phần mềm SASINNOVA 5.5, do đó, quy trình ghi sổ kế toán bao gồm các bước cơ bản được biểu diễn trên sơ đồ sau: Sơ đồ 3.4: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung CHỨNG TỪ GỐC Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây Trong môi trường kinh doanh hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng quan tâm đến mọi nhân tố tác động đến công ty, nó không chỉ hiện hữu bên trong doanh nghiệp, mà còn cả bên ngoài doanh nghiệp. Đó là những đối thủ cạnh tranh – nhân tố bên ngoài, là chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp – nhân tố bên trong. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, là đòn bẩy hữu hiệu thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Nhờ có quá trình đánh giá kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, mà chủ thể quản lý kinh tế nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rồi từ đó tìm kiếm biện pháp tốt nhất nâng cao lợi nhuận. Cụ thể, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng 3.1. Qua bảng 3.1. cho thấy, tình hình kinh doanh của Công ty đạt được rất khả quan, hầu hết tất cả các chỉ tiêu thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, doanh thu của Công ty tăng đều qua 3 năm với tốc độ tăng trung bình là 10,60 %, trong đó, năm 2007 tăng 712.741 nđ, với mức tăng 3,16%, sang năm 2008 doanh số của công ty tăng vượt so với năm trước 18,58%. Theo xu thế thế giới, tình hình kinh doanh năm 2008 không được khả quan, vậy mà Công ty vẫn có mức doanh thu cao thậm chí còn vượt so với năm 2007. Điều này, đã nói lên rằng, Công ty có chính sách kinh doanh đạt hiệu quả. Doanh thu tăng đồng nghĩa giá vốn hàng bán cũng tăng, nhưng tỷ lệ tăng giá vốn lại cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu đã dẫn đến lợi nhuận gộp thu từ bán hàng giảm so với năm ngoái với mức giảm xấp xỉ 1 % so với năm 2007, so với tỷ lệ tăng của năm 2007/2006 là 12,84%, thì con số này lại không nói lên được tính hiệu quả của chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, năm 2008 lại có chi phí cao nhất, cụ thể là chi phí quản lý 1.021,614 tr.đ tăng 14,14% so với năm 2007 trong khi đó khoản chi phí này chỉ tăng 7,67% của năm 2007 so với năm 2006. Mặc dù vậy, chi phí quản lý năm 2008 tăng song lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tăng đều, tỷ lệ tăng này có sự đóng góp của doanh thu từ hoạt động tài chính với mức tăng cao nhất trong tất cả các chỉ tiêu 197,97% so với năm 2007. Tỷ lệ giá vốn trên tổng doanh thu năm 2008/2007 tăng. Điều này không nói lên rằng doanh nghiệp không cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất. Các tỷ lệ tính toán trên bảng còn lại của năm 2008 đều giảm so với năm 2007. Tóm lại, qua kết quả sxkd của Công ty cho thấy tình hình sxkd của doanh nghiệp đang có chiều hướng đi lên, bất chấp mọi rào cản của thị trường, đặc biệt là rào cản lớn nhất mà mọi doanh nghiệp trong năm 2008 phải gánh chịu – cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này đã chứng tỏ Công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên xem xét thêm khoản chi phí quản lý bởi hiện nay các khoản chi phí này tương đối cao. Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 – 2008) Đơn vị tính : 1000 đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 07/06 Năm 08/07 BQ (%) +/- % +/- % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.543.734 23.256.475 27.577.734 712.741 103,16 4.321.259 118,58 110,60 2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.543.734 23.256.475 27.577.734 712.741 103,16 4.321.259 118,58 110,60 4 Giá vốn hàng bán 20.064.575 20.458.960 24.794.238 394.385 101,97 4.335.278 121,19 111,17 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.479.159 2.797.515 2.783.496 318.356 112,84 (14.019) 99,50 105,96 6 Doanh thu hoạt động tài chính 154.205 89.769 267.484 (64.436) 58,21 177.715 297,97 131,70 7 Chi phí tài chính 0 52.770 19.800 - (32.970) 37,52 - 8 Trong đó : Chi phí lãi vay 0 0 19.800 0 19.800 - - 9 Chi phí bán hàng 137.863 185.115 139.624 47.252 134,27 (45.491) 75,43 100,64 10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 831.287 895.072 1.021.614 63.785 107,67 126.542 114.14 110,86 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.664.214 1.754.327 1.869.941 90.113 105,42 115.614 106,59 106,00 12 Thu nhập khác 0 0 106.364 0 0 106.364 - - 13 Chi phí khác 0 45.548 28.333 - (17.215) 62,20 - 14 Lợi nhuận khác 0 (45.548) 78.031 - 123.579 - - 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.664.214 1.708.779 1.947.972 44.565 102,68 239.193 114,00 108,19 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp 465.980 478.458 474.953 12.478 102,68 (3.505) 99,27 100,96 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.198.234 1.230.231 1.473.019 31.997 102,67 242.788 119,74 110,88 18 Giá vốn/Tổng doanh thu (%) 89,00 87,97 89,91 -1,03 1,94 19 Lợi nhuận gộp/Tổng doanh thu (%) 11,00 12,03 10,09 1,03 -1,94 20 ( CPBH+CPQL)/Tổng doanh thu (%) 4,30 4.65 4,21 0,35 -0,44 21 Lợi nhuận thuần/Tổng doanh thu (%) 7,38 7,54 6,78 0,16 -0,76 ( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ.) 3.1.5.2. Khái quát cơ cấu vốn và tài sản của công ty Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn – Công ty CP Cơ khí Gia Lâm ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 08/07 BQ A/ TÀI SẢN 1. TSLĐ và ĐTNH 14.196.667 15.706.103 14.618.523 110,63 93,08 101,48 - Tiền 377.210 928.894 225.334 246,25 24,26 77,29 - Các khoản phải thu 10.135.353 8.293.267 8.158621 81,83 98,38 89,72 - Hàng tồn kho 3.586.617 6.483.942 6.234.568 180,78 96,15 131,84 - TSNH khác 97.487 0 0 0 0 0 2. TSCĐ và ĐTDH 2.831.465 2.846.399 3.441.506 100,53 120,91 110,25 - TSCĐ 482.774 497.708 1.092.815 103,09 219,57 150,45 Nguyên giá TSCĐ 1.094.321 1.289.442 2.067.249 117,83 160,32 137,44 Giá trị hao mòn (611.547) (791.734) (974.434) 129.46 123,08 126,23 - Đầu tư TCDH 2.348.691 2.348.691 2.348.691 100,00 100,00 100,00 TỔNG TÀI SẢN 17.028.132 18.552.502 18.060.029 108,95 97,36 103,00 B/ NGUỒN VỐN 1. Nợ phải trả 4.393.165 5.419.158 5.379.306 123,35 99,26 110,65 - Nợ ngắn hạn 4.362.935 5.358.112 5.283.016 122,81 98,60 110,04 - Nợ dài hạn 30.230 61.046 96.290 201,94 157,73 178,47 2. Nguồn vốn CSH 12.634.967 13.133.344 12.680.723 103,94 96,55 100,18 - Vốn CSH, quỹ 10.045.968 10.727.695 10.669.882 106,79 99,46 103,06 - Nguồn kinh phí, quỹ khác 2.588.999 2.405.649 2.010.841 92,92 83,59 88,13 TỔNG NGUỒN VỐN 17.028.132 18.552.502 18.060.029 108,95 97,36 103,00 ( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ.) Qua bảng cho ta thấy, tình hình tài sản nguồn vốn tại Công ty có sự biến động khá lớn qua 3 năm. Cụ thể như sau: Tốc độ tăng tài sản lưu động bình quân qua 3 năm chỉ tăng 1,48%, con số này khá khiêm tốn đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất lại vừa kinh doanh như công ty CP Cơ khí Gia Lâm. Doanh nghiệp đạt tốc độ tăng như vậy là do năm 2008 TSLĐ của Công ty giảm, chỉ đạt 93,08% giảm gần 1,1 tỷ đồng, trong khi đó năm 2007 đạt 110,63%. Trong cơ cấu TSLĐ của Công ty, khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 55,81% (Số liệu năm 2008), con số này cao tập trung chủ yếu vào phần phải thu khách hàng, trong khi đó vốn bằng tiền lại chiếm không đáng kể. Nhận thấy, doanh nghiệp cần đưa ra thêm nhiều biện pháp giảm khoản phải thu khách hàng, tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Qua 3 năm tài sản dài hạn của Công ty tăng lên bình quân 10,25 là do năm 2005, doanh nghiệp có đầu tư vào công ty con một lượng vốn trên 2 tỷ đồng, con số này vẫn giữ nguyên qua 3 năm. Bên cạnh đó, năm 2008, Công ty cũng tiến hành mua sắm trang thiết bị phục vụ thêm cho sản xuất. Nguồn vốn của Công ty qua các năm có xu hướng giảm không chứng tỏ Công ty đang bất ổn về tài chính. Khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, cụ thể năm 2008 nợ phải trả người lao động của công ty giảm xuống từ 605.251.245 đồng xuống còn 66.439.125 đồng. Ngay trong năm 2008, doanh nghiệp cũng đã tận dụng triệt để cơ hội Nhà nước tạo ra nhằm kích thích doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, đó là lãi suất vay giảm 4 %, giảm 30% thuế TNDN cho quý 4,… nên Công ty đã tiến hành vay ngắn hạn với tổng tiền 287 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp của doanh nghiệp vẫn cao, điều này chứng tỏ công ty đã chiếm dụng được vốn của các đơn vị khác nhưng vẫn luôn chủ động về mặt tài chính. 3.1.5.3. Tình hình lao động hiện nay tại công ty Công ty CP Cơ khí Gia Lâm hiện đang có 112 công nhân viên – một quy mô vừa được phân bố phù hợp với đặc điểm, tính chất và trình độ của từng người tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Công ty Chỉ tiêu Số lượng ( người) Tỷ lệ ( %) Tổng sổ công nhân viên 112 100 Lao động trực tiếp 90 80,36 Lao động gián tiếp 22 19,64 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính. Qua bảng 3.3 cho ta thấy rõ được đặc trưng của một doanh nghiệp sản xuất. Đó chính là số lao động trực tiếp chiếm đại đa số trong tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, cụ thể là 80,36%. Đây là nguồn lao động chính tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp. Một điểm khá hợp lý trong việc sử dụng và phân phối nguồn lực trong công ty. Lực lượng lao động gián tiếp chỉ chiếm 1/5 tổng số lao động tập trung chủ yếu vào những cán bộ viên chức có trình độ đáp ứng cho công tác chế tạo và điều hành doanh nghiệp. Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty Chỉ tiêu Số lượng ( người) Tỷ lệ ( %) Tổng số công nhân viên 112 100 Lao động nữ 17 15,18 Lao động nam 95 84,82 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua bảng 3.4 đã thể hiện rõ đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất cơ khí. Ngành cơ khí không chỉ đòi hỏi sự nhanh nhạy, hoạt bát mà còn cần sự dẻo dai, bền bỉ của cơ thể. Điều này rất phù hợp với lực lượng lao động là nam giới. Lao động nam trong công ty chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động toàn doanh nghiệp.Tuy nhiên, không phải chỉ có lao động nam là phù hợp với ngành nghề này, đồng thời, một số khâu trong quá trình sản xuất của công ty cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo của người phụ nữ để hoàn thiện hơn cho sản phẩm. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ xét đến khía cạnh số lượng lao động làm việc tại công ty mà phải cả khía cạnh chất lượng lao động nữa. Điều này thể hiện rõ qua bảng 3.5 – Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty. Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty Chỉ tiêu Đại hoc Cao đẳng Trung cấp Bậc tay nghề 1 2 3 4 5 6 7 Số lượng (người) 16 6 0 0 0 46 24 17 0 3 Tỷ trọng (%) 14,29 5,36 0 0 0 41,07 21,43 15,18 0 2,67 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính. Qua bảng cho thấy, trình độ lao động tại công ty khá cao. Lực lượng lao động có trình độ đại học chiếm một phần tương đối, tuy nhiên lại tập trung chủ yếu vào lực lượng lao động gián tiếp, quản lý. Lực lượng lao động trực tiếp tại công ty với trình độ tay nghề khá cao tập trung chủ yếu là công nhân bậc 3/7 và 4/7. Tuy nhiên, tại công ty, lao động bậc 7/7 chiếm tỷ lệ 2,67%, với 3 công nhân. Nó cũng đã phản ánh thực chất lực lượng lao động tại Công ty – một phần lao động do công ty CP Cơ khí May Gia Lâm chuyển sang. Hiện tại trong công ty không có lao động nào có bậc tay nghề ở mức 1,2, tức không có lao động nào mới tuyển dụng; nó đã phản ánh mức độ gắn bó của công nhân với doanh nghiệp đồng thời cũng thể hiện chế độ đãi ngộ của ban giám đốc với công nhân. Vấn đề thời gian làm việc và tiền lương của người lao động, công ty cũng đã thực hiện đúng chế độ quy định của doanh nghiệp cũng như của Nhà nước. Lao động làm việc tại Công ty có cảm giác như ở nhà, tất cả các chế độ ban giám đốc hưởng như thế nào thì công nhân viên cũng hưởng tương xứng với công sức mình bỏ ra. Thời gian làm việc trong tuần là 7 ngày, mỗi ngày 8 tiếng, từ 7h30’ đến 5h với 1h30’ nghỉ trưa- một thời gian nghỉ khá lâu so với một số công ty đóng cùng trên địa bàn đã tạo điều kiện cho công nhân làm việc được thoải mái đạt hiệu quả cao trong công việc. Tùy từng đơn hàng mà thời gian làm thêm kéo dài hay ít. Với nhiều hoạt động tích cực như về văn hóa xã hội, y tế, các đối tượng chính sách, chế độ khen thưởng … kích thích người lao động làm việc hăng say hơn và có nhiều sáng kiến trong công việc, làm cho công ty ngày càng phát triển hơn. 3.2. Kết quả nghiên cứu 3.2.1. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Cơ khí Gia Lâm 3.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất phát sinh tại Công ty Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất tại công ty CP Cơ khí Gia Lâm hiện nay được xác định là các chi phí phát sinh tại phân xưởng, tổ sản xuất liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, do công tác quản lý thiết bị, máy móc cũng như việc bố trí tại các phân xưởng là không đồng đều. Theo yêu cầu của bộ phận quản lý doanh nghiệp, Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành, Công ty thực hiện việc phân loại chi phí sản xuất theo công dụng, mục đích chi phí. Hiện nay, các khoản mục chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ: Sắt thép các loại, bu lông, ốc vít… - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các chi phí về tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí về nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất ở các phân xưởng tổ sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. - Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong toàn Xí nghiệp như: lương cán bộ quản lý, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý, các chi phí khác phục vụ cho quản lý… Trong các khoản mục chi phí trên thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được dùng để tập hợp để tính giá thành sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Cụ thể bao gồm: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu động lực: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, động lực như: sắt thép, bu lông… - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số trích khấu hao TSCĐ trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà Công ty trả cho các nhà cung cấp về điện, nước, điện thoại… - Chi phí bằng tiền khác: gồm toàn bộ chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản trên. Để tổ chức tốt công tác quản lý chi phí sản xuất, Công ty đã xây dựng định mức nguyên vật liệu và đơn giá tiền lương sản xuất từng loại sản phẩm cũng như chi tiết đơn giá tiền lương cho từng bộ phận công việc. Điều này đã giúp Công ty q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan