Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm , tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Rau quả I - Hà Nội

MỤC LỤC

TIÊU ĐỀ TRANG

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SX 1

I – SỰ CẦN THIẾT CỦA THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1

1. Ý nghĩa của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 1

2. Vai trò của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công tác quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 2

3. Nhiệm vụ của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. 2

II - NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 4

1. Nội dung kế toán thành phẩm 4

1.1. Khái niệm thành phẩm. 4

1.2. Đánh giá thành phẩm. 4

2. Nội dung kế toán giá vốn hàng bán 6

2.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán 6

2.2. Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán 7

3. Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm 7

3.1. Một số vấn đề về tiêu thụ thành phẩm 7

3.2. Một số khái niệm về doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 8

4. Nội dung kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN 9

4.1. Kế toán chi phí bán hàng 9

4.2. Kế toán chi phí QLDN 9

5. Nội dung kế toán xác định kết quả tiêu thụ 11

III - TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 12

1. Kế toán thành phẩm 12

1.1. Kế toán chi tiết thành phẩm 12

1.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm 12

1.2.1. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX 12

1.2.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK 13

2. Kế toán giá vốn hàng bán 13

2.1. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 13

2.2. Kế toán giá vốn bán hàng theo phương pháp KKĐK 13

3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 14

3.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 14

3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKĐK 14

4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN 15

4.1. Kế toán chi phí bán hàng 15

4.2. Kế toán chi phí QLDN 16

5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 17

IV - TỔ CHỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 18

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I HÀ NỘI 19

I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 19

1. Lược sử phát triển 19

2. Ngành nghề, sản phẩm và thị trường kinh doanh: 19

II - CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 20

1. Chức năng, quyền hạn 20

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: 21

3. Tổ chức bộ máy kế toán: 21

4. Đặc diểm của công tác kế toán của Công ty cổ phần XNK Rau quả I 22

5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây: 23

III – THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I 25

1. Đặc điểm về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I 25

2.Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I 26

3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN tại Công ty 29

3.1. Kế toán chi phí bán hàng: 29

3.2.Kế toán chi phí QLDN: 30

4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 31

Chương III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I 33

1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I

33

2. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I 34

2.1. Những ưu điểm: 34

2.2. Những nhược điểm: 35

3. Một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I 37

3.1. Ý kiến về tổ chức bộ máy kế toán: 37

3.2. Ý kiến về việc lập “Sổ chi tiết thanh toán với người mua”: 37

3.3. Ý kiến về việc mở sổ chi tiết tiêu thụ: 37

3.4. Ý kiến về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi 37

3.5. Ý kiến về trường hợp bán hàng trả chậm 38

3.6. Ý kiến về hạch toán doanh thu tiêu thụ nội bộ: 39

 

 

 

 

 

 

 

 

docx48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm , tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Rau quả I - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện theo từng loại thành phẩm, từng kho thành phẩm và tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán giống như kế toán chi tiết vật tư hàng hoá. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động SXKD, trình độ quản lý mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết cho những thành phẩm, có thể áp dụng một trong các phương pháp sau. Phương pháp ghi thẻ song song Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển Phương pháp sổ số dư 1.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm 1.2.1. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX * Tài khoản sử dụng: Để phản ánh số hiện có và sự biến động của thành phẩm, kế toán sử dụng TK 155, TK 157, TK 632 và các TK liên quan TK 138, TK 338… TK 155 “thành phẩm” + Nội dung: Phản ánh giá trị hiện có và sự biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. + Kết cấu: - Bên Nợ: + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm nhập kho. + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm thừa khi kiểm kê - Bên Có: + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm thiếu khi kiểm kê - Số dư bên Nợ: giá trị thực tế thành phẩm tồn kho TK 632 “Giá vốn hàng bán” + Nội dung: phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ + Kết cấu: - Bên Nợ: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã bán - Bên Có: kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ sang TK kết quả - TK 632 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 1 (Xem phần Phụ lục) 1.2.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK * Tài khoản sử dụng: TK 155, TK 157, TK 632… * Phương pháp hạch toán: Việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK chỉ khác với việc hạch toán theo phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn của thành phẩm. dịch vụ hoàn thành nhập, xuất kho và tiêu thụ sản phẩm, còn lại giống phương pháp KKTX và được thể hiện qua sơ đồ 2 , (xem phần Phụ lục) Trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ + Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất trong kỳ - Trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ * Trong cả hai trường hợp hạch toán theo phương pháp KKTX và KKĐK, cuối kỳ kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho đã được xác định là tiêu thụ để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán ghi: Nợ TK911: xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: giá vốn hàng bán 2. Kế toán giá vốn hàng bán 2.1. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX * Tài khoản kế toán sử dụng: - TK 632: Nội dung, kết cấu như đã nêu ở trên - Các tài khoản liên quan khác *Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 3 (xem phần Phụ lục) 2.2. Kế toán giá vốn bán hàng theo phương pháp KKĐK * Tài khoản sử dụng : TK 155, 157, 632 Nội dung, kết cấu các TK như đã nêu ở trên * Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 4 (xem phần Phụ lục) Cuối kỳ, kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho đã được tiêu thụ để xác định kết quả tiêu thụ theo công thức: Trị giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ + Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất trong kỳ - Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ Và kết chuyển : Nợ TK 911: Xác định KQKD Có TK 632: Giá vốn hàng bán 3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 3.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ * Tài khoản sử dụng: - TK 155, 157, 632 : Nội dung, kết cấu đã trình bày ở trên - TK 511, 521, 532 - Các TK có liên quan: TK 154, 3331(1), 338(7), 512, 515, 635… TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” + Nội dung: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. +Kết cấu: -Bên Nợ: + Các khoản giảm trừ doanh thu: CKTM, GGHB, HBBTL + Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế XNK phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế (nếu có) + kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định KQKD - Bên Có: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ - TK 511: không có số dư cuối kỳ + TK 511 mở chi tiết 4 TK cấp II: TK 511(1): Doanh thu bán hàng hoá TK 511(2): Doanh thu bán thành phẩm TK 511(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 511(4): Doanh thu trợ cấp, trợ giá 3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKĐK Đối với các doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp KKĐK chỉ khác so với các doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn của thành phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập – xuất kho và tiêu thụ thành phẩm. Còn việc phản ánh về giá bán, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu thì được hạch toán tương tự phương pháp KKTX như đã nêu ở trên (1)- Đầu kỳ kinh doanh kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm Có TK 157: Hàng gửi bán (2)- Trong kỳ kinh doanh, phát sinh: + Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 631: Giá thành sản phẩm + Các trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại, hàng thiếu… Nợ TK 138(1): Hàng thiếu Nợ TK 334,111,112: Số bắt bồi thường Có TK 632: Giá vốn hàng bán (3)- Cuối kỳ kinh doanh, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ: Nợ TK 155: Thành phẩm Nợ TK 157: Hàng gửi bán Có TK: 632: Giá vốn hàng bán Đồng thời xác định trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ theo công thức: Trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ + Trị giá thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ - Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ Sau đó, kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định KQKD 4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN 4.1. Kế toán chi phí bán hàng * Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 – “Chi phí bán hàng” để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác định KQKD TK này cuối kỳ không có số dư + TK 641 được mở chi tiết cho 7 TK cấp II: TK 641(1): Chi phí nhân viên TK 641(2): Chi phí vật liệu TK 641(3): Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 641(4): Chi phí khấu hao TSCĐ TK 641(5): Chi phí bảo hành TK 641(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 641(8): Chi phí bằng tiền khác * Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 5 (xem phần Phụ lục) 4.2. Kế toán chi phí QLDN * Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh tính hình tập hợp và phân bổ chi phí QLDN, quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp. TK này cuối kỳ không có số dư + TK 642 mở chi tiết cho 8 TK cấp II TK 642(1): Chi phí nhân viên quản lý TK 642(2): Chi phí vật liệu quản lý TK 642(3): Chi phí đồ dùng văn phòng TK 642(4): Chi phí khấu hao TSCĐ TK 642(5): Thuế, phí và lệ phí TK 642(6): Chi phí dự phòng TK 642(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 642(8): Chi phí khác bằng tiền * Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 6 (xem phần Phụ lục) 5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm * Tài khoản kế toán sử dụng: - TK911: Xác định QKKD - TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh ” + Nội dung: Dùng để xác định KQKD của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định + Kết cấu: - Bên Nợ: + Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ + Chi phí bán hàng, chi phí QLDN tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ + Chi phí tài chính và chi phí khác trong kỳ + Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ - Bên Có: + Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ + Kết chuyển thu nhập khác trong kỳ + Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + TK 911: không có số dư cuối kỳ TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” + Nội dụng: Phản ánh KQKD và tình hình phân phối KQKD của doanh nghiệp + Kết cấu: - Bên Nợ: + Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + Phân phối tiền lãi - Bên Có: + Số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + Số lãi được cấp dưới nộp, số lỗ được cấp trên bù + Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh + Số dư bên Có: Số lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phân phối + Số dư bên Nợ: Số lỗ chưa xử lý hoặc phân phối quá số lãi * Phương pháp kế toán: được thể hiện qua Sơ đồ 7 (xem phần Phụ lục) IV - TỔ CHỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Hệ thống sổ sách kế toán là tài liệu để ghi chép tổng hợp, hệ thống hoá số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi sổ nhất định. Hệ thống sổ sách kế toán bao gồm: số lượng các loại sổ kế toán, sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu mã sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép các loại sổ và tổng hợp số liệu để lập báo cáo. Các sổ tổng hợp theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp vận dụng phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản về loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán. Các sổ chi tiết mang tính chất hướng dẫn, doanh nghiệp có thể cụ thể hoá để phản ánh thông tin chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hiện nay trong doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hình thức sổ kế toán sau: Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”, sơ đồ 8 Hình thức sổ kế toán “Nhật ký - sổ cái”, sơ đồ 9 Hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”, sơ đồ 10 Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”, sơ đồ 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I HÀ NỘI I – Quá trình hình thành và phát triển công ty 1. Lược sử phát triển Công ty cổ phần XNK Rau quả I là một doanh nghiệp hình thành từ việc cổ phần hoá một doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu Rau quả I Hà Nội. Việc cổ phần hoá bắt đầu từ năm 2000 theo quyết định số 31/2000 QĐ/BNN- TCCB, ngày 24-3-2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Công ty xuất khẩu Rau quả I được thành lập theo quyết định số 49/CNTP/ TCCB ngày 12-6-1985 của Bộ Công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ NN&PTNN). Mục đích của việc thành lập công ty này là để phục vụ chương trình hợp tác về rau quả với Liên Xô cũ, khi Liên Xô tan rã, công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, số lượng lao động đông (năm 1999 còn tới 1.006 người), thị trường Nga thập niên 90 bất ổn định, nhiều hàng tồn kho không bán được, sản xuất bị đình trệ, mỗi năm chỉ sản xuất 600 tấn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Có thể nói việc cổ phần hoá Công ty XNK Rau quả I thành Công ty cổ phần XNK Rau quả I về bản chất là sự thay đổi sở hữu của doanh nghiệp từ sở hữu hoàn toàn của Nhà nước chuyển sang sở hữu của các cổ đông, trong đó sở hữu của Nhà nước chỉ còn 21% vốn điều lệ. Khi bắt đầu cổ phần hoá, công ty đã thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: phục hồi sản xuất, phục hồi thị trường cũ, phát triển thị trường mới; Cải cách công tác tổ chức trong doanh nghiệp. Hiện nay công ty hoạt động dưới tên gọi: - Tên tiếng Anh: Vegetable and Fruit Export – Import Joint – Stock Company No I - Tên giao dịch: VEGETEXCO I HANOI - Trụ sở chính: 389 Đường Trương Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)6622200 - Fax: (84-4)6621398 - Email: Vegetexco@hn.vnn.vn; fruitmanu@hn.vnn.vn - Website: www.vietnamcanfoot.com 2. Ngành nghề, sản phẩm và thị trường kinh doanh: * Ngành nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh kế thừa ngành nghề cũ theo Giấy đăng ký kinh doanh số 105813 CNĐKKD ngày cấp 9-1-1998 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp. Công ty cổ phần XNK Rau quả I đã được phép hoạt động kinh doanh trên những lĩnh vực sau: Thương nghiệp bán buôn bán lẻ, ngoại thương, cung ứng vật tư Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty là các mặt hàng chế biến từ tre, trúc, đặc sản rừng (quế hồi, thảo quả, sa nhân, cách kiến, song mây), aga, hải sản Nhập khẩu: nguyên liệu để gia công xuất khẩu (lá sắt tráng thiếc, phân bón thuốc trừ sâu, vỏ hộp, hạt giống, chất dẻo làm bao bì, sắt trong xây dựng). Hàng rau quả tươi và chế biến (khi có nhu cầu đổi hàng) phục vụ siêu thị và khách sạn cao cấp, hàng tiêu dùng ( xe máy, hàng điện tử, vải sợi, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng), vận tải đường bộ. Công nghệ chế biến rau quả và thịt; Công nghệ nước uống có cồn và không có cồn. Công nghệ chế biến cá và các thuỷ sản khác. Thương nghiệp bán buôn bán lẻ các mặt hàng nông sản thực phẩm, vật tư. Bắt đầu từ ngày 6-1-2000, Công ty đăng ký bổ sung thêm ngành nghề: sản xuất các loại bao bì; in trên bao bì và nhãn hiệu hàng hoá do Công ty sản xuất. * Sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là các mặt hàng rau quả đồ hộp xuất khẩu như: dứa khoanh hộp, dứa miếng đóng hộp, vải hộp, dưa chuột dầm giấm, ngô ngọt đóng hộp và một số mặt hàng khác như: hạt tiêu, tỏi…Đây là những mặt hàng mang lại doanh thu lớn cho Công ty. * Thị trường kinh doanh: Thị trường xuất khẩu của công ty từ nhiều năm nay chủ yếu là Liên Xô. Tuy nhiên có sự thay đổi của môi trường kinh doanh, và kể từ khi Liên Xô tan rã, Công ty đã khai thác thế mạnh về sản phẩm của mình sang một số thị trường khác ở châu Á như: các nước trong khu vực Đông Nam Á, khu vực Nam Á, khu vực Đông Á.Và Công ty đang có xu hướng tiếp tục đầu tư phát triển các mặt hàng chủ chốt của mình sang các nước châu Âu. II. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 1. Chức năng, quyền hạn 1.1. Chức năng, nhiệm vụ: - Thương nghiệp bán buôn bán lẻ, ngoại thương, cung ứng vật tư - Xuất nhập khẩu, gia công hàng xuất nhập khẩu - Công nghệ chế biến rau quả và thịt - Sản xuất các loại bao bì 1.2. Quyền hạn: Công ty cổ phần XNK Rau quả I là một doanh nghiệp cổ phần, có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ), được sử dụng con dấu để giao dịch làm kinh tế. Công ty được phép liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Mọi hoạt động của Công ty phải theo đúng luật pháp kinh tế của Nhà nước. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: Hội đồng quản trị Ban giám đốc Ban kiểm soát P.QLSX P.KH-TT P.HC-QT P.D.A P.KT-KCS P.KT-TV P.KD C.ty CP Việt – Xô H.Phòng C.ty CP Tân Mai N.máy CB Rau quả TD Đại hội cổ đông 3. Tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ, NVL và CCDC Kế toán vốn bằng tiền và tiêu thụ thành phẩm Kế toán thanh toán Thủ quỹ - Trưởng phòng - kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty, cấp trên và cơ quan Nhà nước về độ trung thực và hợp lý của thông tin kế toán cung cấp. - Kế toán tổng hợp kiêm tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Là người chịu trách nhiệm phần hành kế toán của kế toán viên. Đồng thời còn có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi , kiểm tra việc tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp khác và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty. - Kế toán TSCĐ, NVL và CCDC: có nhiệm vụ theo dõi ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ cho các đối tượng tập hợp chi phí. - Kế toán vốn bằng tiền, thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi thu, chi qua các phiếu thu. Phiếu chi, các chứng từ gốc, thực hiện toàn bộ những giao dịch, thu – chi, thanh toán với ngân hàng. - Kế toán thanh toán: làm nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng, thanh toán tạm ứng với nhà cung cấp, với ngân hàng Nhà nước, với ngân sách Nhà nước. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý, đảm bảo tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp. 4. Đặc diểm của công tác kế toán của Công ty cổ phần XNK Rau quả I 4.1. Hình thức công tác tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I : - Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm - Công ty thực hiện tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp Bình quân gia quyền - Kỳ hạch toán của công ty là 1 tháng 4.2. Hệ thống chứng từ sổ sách công ty sử dụng: - Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ Cái - Sổ kế toán chi tiết: các bảng phân bổ, các sổ chi tiết như: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ TSCĐ, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, Sổ chi tiết chi phí SXKD… - Các chứng từ sử dụng: + Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi… + Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… + Chứng từ tiền lương: Bảng chấm công , bảng thanh toán tiền lương… + Hoá đơn thuế GTGT + Chứng từ TSCĐ: Sổ theo dõi TSCĐ tăng giảm, Sổ theo dõi tính khấu hao 4.3. Hệ thống tài khoản kế toán ở công ty: Hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo tài chính được công ty áp dụng theo đúng quy định của Bộ tài chính (áp dụng theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, chính thức áp dụng ngày 01/01/1996. Cùng với các văn bản quy định sửa đổi bổ sung như thông tư 10 TC/CĐKT ngày 20/03/1997, Thông tư 100/1998/TC-BTC ngày 15/07/1998… Quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006) 4.4. Hệ thống báo cáo kế toán tại công ty: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động SXKD - Lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây: Trong 2 năm qua công ty đã nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn ban đầu sau khi cổ phần hoá. Công ty đã nhanh chóng ổn định về mọi mặt, tháo gỡ những khó khăn, từng bước xây dựng công ty đi lên một cách vững chắc. Công ty đã mạnh dạn năng động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Từ những kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực của công ty, những năm qua Công ty đã khẳng định là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đang trên đà tăng trưởng, phát triển. Đặc biệt là 2 năm gần đây đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Các kế hoạch, chỉ tiều đề ra Công ty đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước; Vốn, tài sản không những được đảm bảo mà còn được phát triển tăng lên; doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hàng năm đều tăng đáng kể; Đời sống sinh hoạt, thu nhập của người lao động được đảm bảo, từng bước được cải thiện và nâng lên. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy: hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể sau khi hoàn thành cổ phần hoá vào năm 2004, tổng doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 674 triệu đồng tương ứng tăng 0,71%; tổng doanh thu năm 2006 tăng hơn 36 tỷ đồng tương ứng tăng 37,71% so với năm 2005. Như vậy tỷ lệ tăng của năm sau cao gấp 37 lần so với năm trước, một con số đáng kinh ngạc! Chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi cổ phần hoá. Tổng doanh thu năm 2006 tăng đột ngột là do mỗi thành viên của Công ty đều nhận thức được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn gắn chặt với lợi ích của mỗi cá nhân; khi Công ty kinh doanh có lãi đồng nghĩa với cổ tức của họ tăng lên. Do đó, họ khắc phục tính trì trệ, chỉ đâu đánh đấy, mà chủ động bảo vệ tài sản của Công ty, tích cực tham gia sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều sáng kiến nhằm giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu hạ giá thành sản phẩm,… Do đó chi phí bán hàng, chi phí QLDN của năm sau thường giảm hơn năm trước. Nếu như năm 2004 lợi nhuận sau thuế là 203 triệu đồng thì đến năm 2005 đã tăng lên 2.869.000.000 đồng tương ứng 1.313%, và năm 2006 tăng thêm 255 triệu nữa tương ứng 8,88%. Do đó thu nhập bình quân đầu người tăng từ 970.000 đồng năm 2004 lên 1.117.000 đồng năm 2006. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước hàng năm tăng đáng kể: năm 2004 nộp NSNN 79.000.000 đồng, năm 2005 nộp 1.116.000.000 đồng, năm 2006 nộp 1.215.000.000 đồng tăng 8.88% so với năm 2005. Từ bảng so sánh trên cho ta thấy Công ty làm ăn kinh doanh có hiệu quả, hoạt động SXKD có lãi, đặc biệt trong năm 2006. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của Công ty không những thể hiện được quy mô và và vị trí của Công ty trên thị trường mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển đi lên. III – THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I 1. Đặc điểm về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I Thành phẩm là những sản phẩm đã được gia công chế biến xong ở giai đoạn cuối cùng của quá trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho và giao bán trực tiếp cho khách hàng. Đánh giá thành phẩm là biểu hiện thành tiền của giá trị thành phẩm theo nguyên tắc nhất định là: thành phẩm được đánh giá theo giá vốn thực tế. Theo phương pháp này trị giá của thành phẩm phản ánh trong kế toán tổng hợp phải được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế hay giá vốn thực tế. * Giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho: Công ty thực hiện tính trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền và thực hiện tính cho từng loại thành phẩm. Theo phương pháp này: Trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền thực tế sản xuất Trong đó: Đơn giá bình quân gia quyền thực tế sản xuất = Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ * Ví dụ: - Đầu tháng 6/2006, tồn kho Vải hộp 152 thùng với trị giá vốn thực tế là: 127.900đ x 152 = 19.440.800 (đồng) - Trong tháng 6/2006, nhập kho 186 thùng với trị giá vốn thực tế nhập kho là : 111.000đ x 186 = 20.646.000 (đồng) Khi đó kế toán tính được đơn giá thực tế của Vải hộp xuất kho là: 19.440.800 + 20.646.000 = 118.600 152 + 186 Căn cứ vào số lượng xuất kho trong tháng, kế toán tính được trị giá vốn thực tế của 272 thùng Vải hộp xuất kho trong tháng: 272 x 118.600 = 32.259.200 Công ty thực hiện tính đơn giá thực tế và trị giá vốn thực tế của các loại đồ hộp khác xuất kho tương tự như trên. Biểu số 03: Thẻ kho (xem Phụ lục) Biểu số 04: Sổ chi tiết thành phẩm (xem Phụ lục) Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ PNK, PXK các sổ chi tiết về các loại thành phẩm, cùng với số liệu do kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành chuyển sang, kế toán tính được số liệu để vào “Bảng kê số 8” – Bảng kê nhập – xuất – tồn kho thành phẩm. Biểu số 05: Bảng kê số 8 (xem Phụ lục) Căn cứ vào “Bảng kê số 8” tổng hợp số liệu trong tháng 6/2006 kế toán hạch toán thành phẩm như sau: Nhập kho thành phẩm trong kỳ: Nợ TK 155 Có TK 154 Giá vốn thành phẩm xuất bán trong kỳ: Nợ TK 632 Có TK 155 2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ * Tài khoản kế toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty sử dụng: Để hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm ở Công ty sử dụng các TK sau: TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các TK khác có liên quan: TK 111,112,131,521,531,532,3331(1),632,911… * Chứng từ kế toán sử dụng: - Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán hàng - Chứng từ thanh toán - Chứng từ kế toán liên quan khác * Sổ kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi tiết phải thu của khách hàng - Bảng kê số 11 – Phải thu của khách hàng - Nhật ký chứng từ số 8 - Sổ Cái TK 511,131,333 * Trình tự hạch toán: Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng như sau: + Khi xuất kho thành phẩm, dịch vụ giao cho khách hàng, kế toán ghi sổ: - Phản ánh giá vốn của hàng xuất bán Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm - Phản ánh doanh thu của hàng bán: Nợ TK 111,112,131,… - Tổng giá thanh toán Có TK 511 – Giá bán chưa thuế Có TK 3331(1) – Thuế GTGT đầu ra + Nếu phát sinh khoản chiết kháu thanh toán chấp nhận cho khách hàng được hưởng thì kế toán ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 111,112,131… - Số tiền chiết khấu thanh toán + Nếu phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như: CKTM, GGHB, HBBTL, thuế GTGT thì căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi sổ: Nợ TK 521 – Số CKTM Nợ TK 531 – Doanh thu HBBTL Nợ TK 532 – Số GGHB Nợ TK 3331(1) – thuế GTGT đầu ra được khấu trừ Có TK 111,112,131,… Trường hợp HBBTL, ngoài bút toán trên còn phản ánh trị giá vốn của số hàng trả lại nhập kho: Nợ TK 155 – Trị giá thực tế thành phẩm trả lại Có TK 632 – Giá vốn của hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác kế toán thành phẩm , tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Rau quả I - Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan