Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1 2
Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp. 2
1.1 Sự cần thiết phải quản lý và kế toán tiêu thụ thành phẩm 2
1.1.1.Tiêu thụ thành phẩm 2
1.1.2. Yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm. 3
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ. 4
1.2. Nội dung chủ yếu của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. 4
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến kế toán tiêu thụ. 4
1.2.2. Tính giá thành phẩm nhập, xuất kho. 5
1.2.2.1. Tính giá thành phẩm nhập kho theo giá thực tế. 5
1.2.2.2. Tính giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho. 5
1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm 7
1.3.1. Phương pháp thẻ song song. 8
1.3.2. Phương pháp số dư: 8
1.3.3. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 9
1.4 Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 10
1.4.1. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX (Sơ đồ 1.4) 10
1.4.2. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kkđk.(Sơ đồ 1.5) 11
1.4.3 Hạch toán tiêu thụ TP. 12
1.4.3.1 Kế toán doanh thu tiêu thụ TP. 12
1.4.3.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. 14
1.4.3.3 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 14
1.4.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 15
1.5 Đặc điểm kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại một số nước 16
1.5.1 Đặc điểm kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Bắc Mỹ. 16
1.5.1.1.Các phương thức tiêu thụ. 16
1.5.1.2. Kế toán tiêu thụ: 17
1.5.1.3. Kế toán chiết khấu bán hàng. 20
1.5.1.4. Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. 22
1.5.1.5. Kế toán giá vốn hàng bán. 22
1.5.1.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 23
1.5.2 Hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Tây Âu 24
CHƯƠNG 2 28
THựC TRạNG CÔNG TáC Kế TOáN TIÊU THụ thành phẩm Và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm TạI CÔNG TY cổ phần VĂN HOá PHẩM Và BAO Bì Hà NộI. 28
2.1. Khái quát chung về công ty 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 28
2.1.2. Nhiệm vụ ngành nghề, mặt hàng và thị trường của công ty. 28
2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh sản phẩm. 30
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 31
2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 34
2.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán. 34
2.2.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. 35
2.3. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 36
2.3.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm 36
2.3.1.1. Đặc điểm thành phẩm của công ty. 36
2.3.1.2. Kế toán chi tiết thành phẩm: 37
2.3.1.3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 41
2.3.1.4. Kế toán các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty 53
2.3.1.5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm: 57
Chương 3 60
một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty văn hoá phẩm và bao bì hà nội 60
3.1 Nhận xét và đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty. 60
3.1.1. Nhận xét chung. 60
3.1.2. Ưu điểm. 60
3.1.3.Nhược điểm 61
3.2 Một số ý kiến đề xuất 62
Kết luận 68
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty văn hoá phẩm và bao bì Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có TTTP tổng hợp thu nhập
1.5.2 Hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Tây Âu
a / Nguyên tắc ghi nhận nghiệp vụ bán hàng.
Giá bán hàng hoá được xác định là giá bán thực tế, tức là giá ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua
Giá bán được xác định là thu nhập không bao gồm thuế GTGT thu hộ Nhà nước.
Nếu có chiết khấu chấp nhận cho người mua thì chiết khấu được hạch toán vào chi phí tài chính TK 665-chiết khấu đã chấp nhận.
Chứng từ bán hàng sử dụng là hoá đơn báo đòi.
b/ Tài khoản sử dụng.
TK 70- Bán sản phẩm chế tạo, cung cấp lao vụ, hàng hoá.
Bên Nợ: Giá trị hàng hóa bị trả lại
Kết chuyển giảm giá, bớt giá, hồi khấu( từ TK 709)
Kết chuyển thu nhập từ bán hàng để xác định kết quả.
Bên Có: Giá trị hàng hoá bán ra theo giá bán chưa tính thuế GTGT .
TK 70 có các TK chi tiết sau:
TK 701- bán sản phẩm chế tạo (TP).
TK 702- bán sản phẩm trung gian
TK 703- bán phế phẩm
TK 704- công tác
TK 705- công trình nghiên cứu
TK 706- cung cấp dịch vụ
TK 707- bán hàng hoá
TK 708- thu nhập họat động phụ.
TK 709- giảm giá, bớt gía, hồi khấu, chấp thuận cho người mua.
Theo phương pháp kkđk, khi bán sản phẩm, hàng hoá chỉ ghi nhận giá bán hàng hoá, sản phẩm vào TK 70 mà không ghi định khoản xuất kho hàng hoá, sản phẩm theo giá vốn.
TK 41- Khách hàng và các tài khoản liên quan là TK tập hợp bao gồm nhiều đơn vị có giao dịch mua sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá của doanh nghiệp. TK 41 sử dụng các TK chi tiết sau:
TK 411: khách hàng
TK 413: khách hàng- thương phiếu sẽ thu.
TK 426: khách hàng khó đòi đang tranh chấp
TK 418: khách hàng- hàng hoá chưa lập hoá đơn
TK 419: khách hàng có số dư Có: TK 4191: khách hàng tiền ứng trước
TK 4198: giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận và các khoản phải trả khác.
TK 4457- TVA thu hộ Nhà nước: phản ánh số TVA ghi trên hoá đơn đã thu của khách hàng.
TK 665- Chiết khấu đã chấp thuận: phản ảnh số chiết khấu thanh toán khi khách hàng trả tiền trước thời gian quy định.
Ngoài ra còn sử dụng một số TK khác như: TK 512, TK 531...
c/ Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
+ Bán hàng thu tiền ngay hoặc chưa thu tiền, căn cứ vào hoá đơn báo đòi để ghi (các khoản giảm giá, bớt giá lập ngay trên hoá đơn không được ghi nhận là thu nhập).
TK 512: Ngân hàng
Nợ TK 531: Tiền mặt
Nợ TK 411: Khách hàng
Có TK 701-708: Giá bán không thuế GTGT
Có TK 4457-TVA thu hộ Nhà nước.
+ Bán hàng cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán.
Chiết khấu chấp thuận cho khách hàng xảy ra sau khi lập hoá đơn bán hàng. Căn cứ vào hóa đơn báo Có gửi cho khách hàng để ghi:
Nợ TK 665: chiết khấu đã chấp thuận
Nợ TK 4457: TVA thu hộ nhà nước.
Có TK 512, 531, 411:
Chiết khấu lập ngay trên hoá đơn bán hàng:
Nợ TK 512, 531, 411
Nợ TK 665: chiết khấu đã chấp thuận
Có TK 701-708
Có TK 4457: TVA thu hộ nhà nước.
+ Thực hiện giảm giá, bớt gía, hồi khấu cho khách hàng sau khi đã lập hoá đơn bán hàng. Căn cứ vào hoá đơn báo Có gửi cho khách hàng để ghi:
Nợ TK 709: giảm giá bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua
Nợ TK 457: TVA thu hộ nhà nước
Có TK 512, 531,411
+ Khi bán hàng, hàng đã giao cho khách hàng nhưng chưa lập hoá đơn.
Nợ TK 418: Khách hàng- hàng chưa lập hóa đơn
Có TK 701-708
Có TK 4457: TVA thu hộ nhà nước.
+ Khách hàng ứng trước tiền hàng.
Nợ TK 512, 531
Có TK 419-3191: Khách hàng tiền ứng trước.
+ Cuối niên độ doanh nghiệp chấp thuận cho khách hàng hưởng giảm giá, bớt giá, hồi khấu nhưng chưa gửi hoá đơn báo Có.
Nợ TK 709 : Giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua.
Nợ TK 44587 : TVA hoá đơn chưa lập.
Có TK 4198 : Giảm giá bớt giá, hồi khấu chấp thuận và các khoản phải trả khác.
+ Khách hàng thanh toán tiền mua hàng.
Nợ TK 512, 531 :Nếu thanh toán bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt
Nợ TK 413 : Khách hàng- thương phiếu sẽ thu
Có TK 411 :Khách hàng
+ Khách hàng trả lại hàng,
Nợ TK 701-708
Nợ TK 4457: TVA thu hộ nhà nước
Có TK 512, 531,411
+ Cuối niên độ, kết chuyển giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua ghi bên Nợ TK 709 sang TK 701-708
Nợ TK 701-708
Có TK 709 : Giảm giá bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua.
CHƯƠNG 2
THựC TRạNG CÔNG TáC Kế TOáN TIÊU THụ thành phẩm Và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm TạI CÔNG TY cổ phần VĂN HOá PHẩM Và BAO Bì Hà NộI.
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty văn hoá phẩm và bao bì Hà Nội, trước đây là xí nghiệp kẻ giấy Ngọc Xuân, xí nghiệp được thành lập theo quyết định 6372 QĐ ngày 30/12/62 của UBND thành phố Hà Nội với tên gọi là kẻ giấy Ngọc Xuân.
Năm 1982 xí nghiệp đổi tên là xí nghiệp văn hoá phẩm Hà Nội theo quyết định số 3015 QĐ-UB ngày 10/1982 của UBND thành phố Hà Nội đến năm 1993 được thành lập lại theo quyết định số 956 QĐ-UB ngày 8/3/1993 của UBND thành phố Hà Nội.
Trước tình hình các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả: 43.7% thua lỗ, 25% có lãi còn lại lãi lỗ không ổn định. Trong bối cảnh đó ,thực hiện NĐ64/2002/NĐ-CP của chính phủ về đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Xí nghiệp văn hóa phẩm Hà Nội đã thành lập ban đổi mới doanh nghiệp nhằm thực hiện NĐ nêu trên.
Ngày 25/11/2002 UBND thành phố HN có QĐ số 8083 QĐ-UB về việc chuyển xí nghiệp văn hoá phẩm thành công ty cổ phần văn hóa phẩm và bao bì Hà Nội.
Ngày 13/2/2003 công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư cấp. Công ty chính thức hoạt động từ 3/2003.
Cơ quan trủ quản của Công ty cổ phần văn hoá phẩm và bao bì Hà Nội là sở công nghiệp Hà Nội .
Vốn điều lệ của công ty là: 15 tỉ đồng
Trong đó: Vốn của Nhà nước tham gia: 15%
Vốn của người lao động tham gia: 40%
Vốn của các pháp nhân tham gia: 45%
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất là: 84 người
Cán bộ nhân viên quản lý: 14 người
2.1.2. Nhiệm vụ ngành nghề, mặt hàng và thị trường của công ty.
Công ty có địa thế mặt bằng nhà xưởng phù hợp với sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ.
Hiện nay công ty đang kinh doanh các loại mặt hàng chủ yếu sau:
Các loại giấy vở học sinh như: vở ô ly, vở dòng kẻ ngang, vở bìa cứng.
Bao bì carton.
Đây đều là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn là đại lý bán giấy cuộn cho công ty giấy Bãi Bằng, kinh doanh kho bãi và cho thuê nhà xưởng.
Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất trên của công ty và do đặc tính của người tiêu dùng Hà Nội là thích dùng những sản phẩm vừa và có chất lượng cao, lại có tính thẩm mỹ, còn người tiêu dùng ở các vùng sâu vùng xa, lại quan tâm nhiều hơn tới giá cả và số lượng nên công ty phải thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã quan tâm tới những yếu tố đầu vào cuả sản xuất và đề ra một quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
Đầu vào của công ty lấy vào của công ty lấy từ tổng công ty giấy Việt Nam và công ty giấy Bãi Bằng, đây là hai đầu vào đáng tin cậy trong nhiều năm qua, vì vậy mà chất lượng sản phẩm của công ty luôn luôn ổn định, còn về mặt kỹ thuật được sự đầu tư của nước ngoài, công ty đã trang bị được dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nên sản phẩm của công ty có chất lượng cao có thể cạnh tranh với thị trường bên ngoài. Công ty đã xác định thị trường cho mình khá cụ thể đó là: Hà nội và các cùng sâu vùng xa. Tuy nhiên Hà Nội vẫn là thị trường trọng điểm của công ty, còn thị trường ở vùng sâu vùng xa như Cao Bằng, Lạng Sơn... sẽ làm cơ sở để công ty tiến vào thị trường còn lại. Để đạt được điều đó công ty đã có những cách sau:
Đối với thị trường Hà Nội, công ty hiện đang kinh doanh các mặt hàng cao cấp, các loại vở trắng láng bóng, dòng kẻ đều rõ nét. Để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, hàng năm công ty lại cho ra đời khoảng 10 sản phẩm mới. Cho tới nay công ty đã có trên 30 loại vở khác nhau, từ những quyển vở mỏng đến những quyển đóng dày như những quyển sổ kích cỡ khác nhau. Từ những quyển sổ bìa cứng tới các quyển sổ bìa bọc da hay các quyển sổ bìa ảnh... Đối với mặt hàng là bìa thùng carton thì khách hàng chủ yếu là các công ty: công ty may Đức Giang, công ty may 40, công ty giầy Thượng Đình, công ty giầy Ngọc Hà.., đây là những khách hàng thường xuyên của công ty, một mặt công ty sản xuất các sản phẩm cartton theo yêu cầu của họ, mặt khác công ty tiến hành sản xuất những sản phẩm tương tự để cạnh tranh và tìm kiếm bạn hàng mới.
Đối với thị trường vùng sâu vùng xa thì sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty ít đa dạng hơn, sản phẩm được bán chủ yếu ở đây là các loại vở, những quyển vở được đóng mỏng hơn, để đảm bảo giá thành thấp hay những quyển vở đóng dày nhưng chất lượng giấy thấp hơn đảm bảo vừa rẻ tiền lại vừa dùng lâu hơn. người tiêu dùng ở đây nhạy cảm hơn về số lượng chứ không quan tâm nhiều đến thẩm mỹ của sản phẩm. Công ty đã dựa vào yếu tố tâm lý này mà đưa sản phẩm của mình vào, nhưng khi thấy thị trường có nhu cầu về hàng hoá có chất lượng cao thì công ty sẵn sàng đáp ứng. Hiện nay công ty đang dần định hướng người tiêu dùng chuyển dần sang sử dụng những hàng hoá có chất lượng cao hơn.
Cụ thể:
- Sản phẩm giấy vở học sinh: công ty có truyền thống xén kẻ giấy vở học sinh từ trên 40 năm nay. Thời kỳ bao cấp là một trong những doanh nghiệp khá của thành phố, công ty đã được nhà nước thưởng huân chương lao động hạng hai và hạng ba.
Hàng năm công ty đã sản xuất tiêu thụ từ 3 đến 4 triệu sản phẩm giấy vở các loại. Doanh thu mặt hàng giấy vở hiện nay đạt từ 3,5 đến 4 tỷ đồng.
- Sản phẩm bao bì cartton sóng 3 lớp- 5 lớp: đây là một trong những sản phẩm chủ yếu của công ty được đưa vào sản xuất từ những năm 94. Thiết bị đồng bộ khép kín, công suất 700 tấn/năm. Sản phẩm của công ty hiện đang cung cấp cho một số doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu các mặt hàng giầy dép, may mặc của ngành công nghiệp Hà nội.
Đối tượng cạnh tranh chủ yếu là công ty bao bì Phú Thượng, công ty bao bì Nhật Quang và một số doanh nghiệp khác tại Hà nội. Doanh thu hàng năm của phân xưởng này đạt từ 2.5 đến 3 tỷ đồng.
- Sản phẩm in offset và sau in: đây là công nghệ mới, xí nghiệp đưa vào sản xuất từ năm 2001, công nghệ in offset hoàn toàn xa lạ mới mẻ, do vậy công ty vừa làm vừa học hỏi nắm bắt công nghệ. Hiện nay công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân biết sử dụng thiết bị công nghệ này, sản phẩm sản xuất ra đã được thị trường chấp nhận, sản phẩm hiện nay là in dòng kẻ vở ô ly chất lợng cao, in các loại bìa học sinh, nhãn mác bao bì.
2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.
Sản phẩm của công ty hiện nay chủ yếu là giấy vở học sinh, bao bì carton, giấy ram. Đặc điểm sản xuất ngắn, tỷ trọng nguyên liệu chiếm tới 85% giá trị TP, điều công ty quan tâm bây giờ là làm sao tăng được giá trị hàng hoá sản xuất ra và giảm được chi phí nguyên liệu, nhằm cung cấp những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng. Công ty đã thực hiện được một loạt các biện pháp trong chính sách sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã đầu tư một dây truyền sóng tăm ở phân xưởng carton, cải tiến thiết bị in flexo và mua thêm máy bốc hàng để tăng năng suất lao động và giảm lao động chân tay. Công ty đã có ý thức để lựa chọn lao động đầu vào, những lao động mới phải có trình độ hiểu biết chuyên môn, những lao động cũ phải được đào tạo lại để thích ứng với công nghệ sản xuất.
Công ty đã cùng với người lao động nghiên cứu để tạo ra hai quy trình sản xuất sư phạm nghiêm ngặt là quy trình sản xuất thùng carton và giấy vở học sinh.
Quy trình sản xuất thùng carton.
Lô cuộn
Đính hồ
Sấy nhiệt
ép phôi
Cắt phôi
Thành phẩm
In hộp
Ghim hộp
Xẻ rãnh phôi
Cắt mép phôi
Quy trình sản xuất giấy vở học sinh.
Tạo gáy
In dòng kẻ
Ghim gáy
Lồng bìa
Lô cuộn
đếm tờ
Cắt thành phẩm
Đóng bao
Thành phẩm
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo đúng yêu cầu.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của CT
Hội đồng quản trị
Công đoàn
Đảng uỷ
Phó GĐ
Cửa hàng giới thiệu và bán sp
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc
Phòng tổ chức, hành chính bảo vệ
Phòng tài chính kế toán
Phòng sản xuất kinh doanh
Phòng kỹ thuật công nghệ
PX sản xuất giấy
PX sản xuất cotton
PX sản xuất dở lô
PX in offset
CT tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức trực tuyến-chức năng, theo hình thức này thì GĐ được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng và các chuyên gia, các hội đồng tư vấn đối với việc bàn bạc, nghiên cứu để tìm giải pháp cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về GĐ. Tổ chức theo cơ cấu này vừa phát huy được những năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến từ trên xuống
HĐQT của CT bao gồm 5 người:
Ông Đinh Ngọc Hội nguyên giám đốc xí nghiệp văn hoá phẩm và bao bì Hà Nội được bầu là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty.
2. Ông Vũ Tiến Thu nguyên phó giám đốc xí nghiệp được bầu là phó giám đốc công ty.
3. Ông Đỗ Hùng nguyên trưởng phòng sản xuất kinh doanh được bầu là uỷ viên ban kiểm sát và trưởng phòng nghiệp vụ.
4. Bà Nguyễn Thị Hằng nguyên trưởng phòng tài vụ được bâù là uỷ viên HĐQT kiêm trưởng phòng tài vụ.
5. Ông Trần Xuân Đức nguyên quản đốc PX cotton được bầu là uỷ viên HĐQT kiêm quản đốc PX.
Về phía các pháp nhân có cử ông Đỗ Văn Sâm đại diện cho các pháp nhân được cử giữ chức phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Khi chuyển sang CTCP bộ máy quản lý được giữ nguyên do vậy không bị xáo trộn về tổ chức, khi chuyển mô hình quản lý, cơ cấu và cơ chế quản lý bắt tay được ngay vào công việc không bỡ ngỡ lúng túng như một số DN khác.
Các thành viên trong HĐQT đều có năng lực, 100% tốt nghiệp đại học chuyên ngành, có kinh nghiệm trong quản lý.
Sau đây là chức năng từng phòng ban trong CTCP văn hoá phẩm và bao bì Hà Nội: Giám đốc là người quản lý toàn bộ nhân sự của CT và chịu trách nhiệm toàn bộ trong những quyết định và có nghĩa vụ trước pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước, là người trực tiếp theo dõi phòng tổ chức hành chính và các phòng ban khác trong CT.
Phó GĐ phụ trách một số phần việc giúp cho GĐ trong các quyết định và có trách nhiệm phụ trách sản xuất kỹ thuật, theo dõi các phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật và các phân xưởng sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính bảo vệ :
-Thực hiện các chính sách chủ trương đối với người lao động.
-Nghiên cứu hình thức tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất.
-Xây dựng định mức sản xuất, đơn giá sản phẩm.
Phòng tài chính kế toán: Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của CT, sau đó tổng hợp thông tin kinh tế để lập các báo cáo tài chính nêu rõ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ cho lãnh đạo, từ đó lãnh đạo đưa ra các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó phòng kế toán còn có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh để phát hiện những bất hợp lý, những chi phí không hợp lý, hợp lệ kịp thời báo cáo với lãnh đạo. Ngoài ra phòng kế toán còn có trách nhiệm lập các báo cáo trình với các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế.
Phòng sản xuất kinh doanh: Phòng kinh doanh có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu thị trường để tìm thêm thị trường mới, củng cố thị phần đang chiếm giữ , đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Phòng kỹ thuật công nghệ: Chịu trách nhiệm về công nghệ sản xuất, kiểm tra giữ gìn thiết bị máy móc để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm tạo ra. Hơn nữa phòng còn phải nghiên cứu chế thử mẫu mã sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Một nhiệm vụ quan trọng nữa là phòng phải lập kế hoạch sửa chữa, đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ trình lên lãnh đạo.
Các PX sản xuất có trách nhiệm sản xuất ra những sản phẩm theo quy định của CT.
Hai cửa hàng dịch vụ và giới thiệu sản phẩm: chuyên giới thiệu và bán sản phẩm CT.
2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
2.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán tại CTCPVHPVBBHN gồm 7 người, hầu hết có trình độ đại học, có trách nhiệm, gắn bó với công việc mình làm. Là một doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho nên bộ máy kế toán của công ty cũng được tổ chức một cách hợp lý và phù hợp với cơ chế kinh doanh.
Bộ máy kế toán của công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Cụ thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của CT:
Trưởng phòng tài vụ
Kế toán tổng hợp
Kế toán NH thủ quỹ
Kế toán lương BHXH
Kế toán thanh toán, giá thành
Kế toán TSCĐ, vật tư
Kế toán chi tiết công nợ,tiêu thụ
Trưởng phòng tài vụ: Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc. Trưởng phòng tài vụ chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp cho các nhân viên kế toán phần hành, thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán.
Kế toán ngân hàng, thủ quỹ: Là người được giao trọng trách thu, chi tiền mặt trong CT, còn là người làm việc với ngân hàng về các khoản vay, trả và thanh toán qua ngân hàng.
Kế toán lương: Là người phụ trách về việc tính lương, trả lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong CT.
Kế toán TSCĐ, vật tư: Là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao của TSCĐ, vật tư hiện có trong CT, từ đó tiến hành trích khấu hao, xác định giá trị còn lại của TS, vật tư để có biện pháp tối ưu trong việc sử dụng TSCĐ.
Kế toán chi tiết công nợ: Có trách nhiệm theo dõi tình hình công nợ của khách hàng để báo cáo về tình hình thu nợ từ đó để lập các khoản dự phòng khoản phải thu khó đòi.
Kế toán thanh toán, giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi các chứng từ thanh toán của khách hàng để vào sổ chi tiết. Ngoài ra người này còn có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trong tháng, tính giá trị sản phẩm dở dang, từ đó tính giá thành của sản phẩm.
2.2.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Chứng từ -Ghi sổ.(Sơ đồ 2.3)
Công ty thực hiện mở và ghi chép theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.
Sơ đồ 2.3: Hình thức ghi sổ kế toán.
Tổng số tiền trên sổ đăng ký CTGS
Tổng số phát sinh bên nợ(hoặc bên có) của tất cả các tài khoản trong sổ cái
(hay bảng cân đối tài khoản)
Chứng từ gốc
(bảng tổng hợp CTG)
Sổ thẻ hạch toán chi tiết
Sổ quỹ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Chứng từ ghi sổ
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
Ghi hàng ngày
=
Công ty áp dụng phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp KKTX. Theo phương pháp này việc nhập, xuất hàng tồn kho TP được thể hiện trên sổ kế toán một cách thường xuyên liên tục có hệ thống
2.3. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty
2.3.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.3.1.1. Đặc điểm thành phẩm của công ty.
Là một công ty chuyên sản xuất giấy vở học sinh các loại, giấy ram, các loại bao bì carton. Do vậy sản phẩm đa dạng phong phú để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy là lô cuộn và ram, các vật tư phụ như: mực, dây thép, ghim, bao bì mỗi sản phẩm được một xưởng chuyên nhiệm vụ sản xuất, mỗi loại đều có dây chuyền riêng.
Đối với giá thực tế của TP nhập kho tại công ty được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế: theo định kỳ là cuối tháng, kế toán phụ trách phần hành chi phí và tính giá thành sẽ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của số thành phẩm xuất trong kỳ để tính ra tổng giá thành sản xuất thực tế của từng loại thành phẩm trong tháng.
Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính theo phương pháp" giá bình quân cả kỳ dự trữ".
Giá thực tế TP xuất trong kỳ
=
Số lượng TP xuất kho
*
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế TP tồn đầu tháng + Giá thực tế TP nhập trong tháng
Số lượng TP tồn đầu tháng + Số lượng TP nhập trong tháng
Cụ thể đối với sản phẩm giấy vở kẻ ngang 80 trang trong tháng 6/2003:
Số lượng xuất kho là 50.100(quyển)
Số lượng nhập trong tháng 52.500 (quyển), đơn giá: 1.150,5 đồng /quyển
Số lượng tồn đầu tháng: 1.250 (quyển), đơn giá: 1.170,4 đồng /quyển
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào số liệu trên để xác định:
Giá đơn vị bình quân SP giấy KN 80 trang (đồng/quyển)
=
1.250*1.170,4+ 52.500*1.150,5
=
1.150,96
1.250+52.500
Giá thực tế thành phẩm xuất kho trong tháng = 50.100*1.150,96 = 57.636.096 đồng.
2.3.1.2. Kế toán chi tiết thành phẩm:
* Thủ tục lập và luân chuyển chứng từ.Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được phản ánh vào chứng từ kế toán kịp thời và đầy đủ. Kế toán chi tiết thành phẩm cần lập chứng từ để theo dõi sự biến động và tình hình hiện có của thành phẩm. Đây là khâu ban đầu của hạch toán thành phẩm.
Kế toán chi tiết thành phẩm ở Công ty sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Thẻ kho.
Khi nhập kho thành phẩm (mẫu số 1):
Thành phẩm sau khi hoàn thành được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo tiêu chuẩn quy định thì được nhập kho. Sau khi thành phẩm đã được nhập kho, nhân viên hạch toán phân xưởng lập phiếu nhập kho cho số thành phẩm đó. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
Một liên thủ kho giữ lại để làm thủ tục nhập kho thành phẩm và ghi vào thẻ kho.
Một liên thủ kho chuyển cho phòng kế toán để hạch toán chi tiết thành phẩm
Một liên giao cho phân xưởng giữ để thanh toán định mức với ban định mức.
Khi nhận được phiếu nhập kho, kế toán TP và tiêu thụ TP vào sổ chi tiết TP số lượng, số tiền ứng với phiếu nhập kho. Cuối tháng tổng hợp từng loại đối chiếu.
Mẫu số 1:
Đơn vị : CTCPVHPVBBHN Mẫu số 01 - VT
Địa chỉ: 27B PHùNG HƯNG QĐ: 1141 TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
phiếu nhập kho Số:171
Ngày 12/08/2003
Nợ: ..........
Có: ..........
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Tiến
Theo phiếu kiểm nghiệm NK ngày12/08/2003
Nhập tại kho: PX 40 Hàng Cót
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
(vât tư, sản phẩm,hàng hoá )
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Vở KN
Quyển
2.200
2.200
2
Vở kẻ ô ly 32 trang
Quyển
3.500
3.500
3
Vở kẻ ô ly 96 trang
Quyển
2.700
2.700
...
....
.
...
...
...
...
Cộng
10.300
10.300
Nhập, ngày 12/08/2003
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho TP vào thẻ kho sau đó gửi phiếu nhập kho TP cho kế toán TP - tiêu thụ TP .
Khi xuất kho thành phẩm (mẫu số 2):
Các loại thành phẩm được xuất kho tại công ty chủ yếu là bán buôn cho các đại lý, ngoài còn xuất kho cho các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.
Khi có khách đến mua hàng hoặc có lệnh xuất hàng của giám đốc, trưởng phòng kế hoạch thì căn cứ vào nhu cầu của khách và lượng hàng tồn kho để nhân viên thống kê kế hoạch của phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho (mẫu số 02),phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu ở phòng kế hoạch làm chứng từ theo dõi chi tiết tình hình biến động của thành phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý, thống kê của phòng kế hoạch.
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán ghi vào cột 3, 4 của sổ kế toán
Liên 3: Khách hàng giữ
Mẫu số 2:
Đơn vị: CTCPVHPVBBHN Mẫu số 02 VT
Địa chỉ: 27B Phùng Hưng QĐ: 1141 TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
phiếu Xuất kho Số B52
Ngày 10/08/2003
Nợ: ..........
Có: ..........
Họ tên người nhận hàng: Chị Thanh
Địa chỉ : Cửa hàng dịch vụ 40 Hàng Cót
Lý do xuất: Bán hàng
Xuất tại kho: PX 40 Hàng Cót
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất (vật tư, sản phẩm,hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Vở KN
Quyển
2.000
2.000
1.163,6
2.327.200
2
Vở kẻ ô ly 32 trang
Quyển
2.200
2.200
543,2
1.195.040
3
Vở kẻ ô ly 96 trang
Quyển
2.500
2.500
894.2
2.235.500
...
....
...
...
...
...
.....
Cộng
9.800
9.800
8.689.920
Nhập ngày 10/8/2003
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng
đơn vị
Kế toán tiêu thụ căn cứ vào tính hợp lý hợp pháp của phiếu xuất kho để viết hoá đơn (GTGT) cho khách hàng.
Khi bán hàng công ty sử dụng hoá đơn GTGT (mẫu số 03) :
Hoá đơn được lập làm 3 liên:
Liên 1: lưu tại quyển ở phòng kế toán (hoá đơn tím)
Liên 2: được giao cho khách hàng (hoá đơn đỏ)
Liên 3: dùng để thanh toán (hoá đơn xanh)
Mẫu số 3
Mẫu số : 01 gtgt 3ll
BK 058669
Hoá đơn (GTGT)
Liên 1: (Lưu)
Ngày 10 tháng 08 năm 2003
Đơn vị bán: CTCPVHPVBBHN
Địa chỉ: 27B Phùng Hưng- Hà Nội
Số TK - MS T: 0100100897
Họ tên người mua hàng: Công ty sách thiết bị trường học Hải Dương.
Địa chỉ: Hải Dương
Số TK - MS : 8000010448
Hình thức thanh toán: Tiền mặt.
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Vở KN
Cộng tiền hàng
chiết khấu 0.7%
Quyển
2.000
1.261,1
2.522.200
2.522.200
17.655
Cộng tiền hàng: 2.504.545
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế : 250.454,5
Tổng số tiền thanh toán: 2.754.999,5
Số tiền viết bằng chữ: hai triệu bảy trăm năm mươi tư ngìn chín trăm chín mươi chín phẩy năm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) gh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32770.doc