Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp xe máy Quảng Sơn thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Quảng ninh

Công ty XNK Quảng Ninh có tên giao dịch quốc tế là QUANG NINH IMPORT - EXPORT COMPANY. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 86 Lê Thánh Tông - Hạ Long - Quảng Ninh.

Công ty XNK Quảng Ninh tiền thân là Công ty liên hiệp xuất khẩu Quảng Ninh được thành lập ngày 27/3/1964 theo quyết định số 128/BNT/QĐ - TCCB của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) trên cơ sở hợp nhất hai Công ty: Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hồng Quảng và Công ty xuất khẩu biên giới Hải Ninh

Công ty XNK Quảng Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân và là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Từ ngày thành lập cho đến nay Công ty đã không ngừng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. quá trình phát triển của Công ty có thể tóm tắt thành 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1964 - 1975: Đây là thời kỳ sản xuất phục vụ chiến tranh. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong giai đoạn này là tổ chức sản xuất, khai thác, thu mua hàng xuất khẩu giao cho Tổng Công ty thuộc Bộ Ngoại thương, đồng thời tổ chức buôn bán. trao đổi với Tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc.

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp xe máy Quảng Sơn thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Quảng ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán. Bên nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trong kỳ. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu Tài khoản 532: Cuối kỳ không có số dư. * Tài khoản 632: “Giá vốn hàng bán” Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm , lao dịch, dịch vụ , dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc giá trị mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo háo đơn( đã được coi là tiêu thụ trong kỳ) Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng têu thụ trong kỳ vào tài khoãnác định kết quả. Tài khoản 632: cuối kỳ không có số dư. Ngoài các tài khoản nói trên, trong quá trình hạch toan stiêu thụ thành phẩm kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như: 131, 111, 333, 334, 421, 811... Hạch toán quá trình tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 155: “Hàng gửi bán”: Dùng để theo dõi gía vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ hoặc cuôi kỳ. Bên nợ: Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ Bên có: Kết chuyên trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ. Dư nợ: Giá trị thành phẩm tồn kho tại tài điểm kiểm kê. * Tài khoản 157: “Hàng gửi bán” Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng gửi bán , chưa bán được tại thời điểm kiểm kê. Bên nợ: Trị giá hàng gửi bán cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển tri giá hàng gửi bán đầu kỳ Dư nợ: Trị giá hàng gửi bán chưa bán được tại thời điểm kiểm kê. * Tài khoản 632: “Giá vốn hàng bán”: Dùng để xác định giá vốn hàng tiêu thụ Bên nợ: -Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ - Tổng giá thành phẩm hoàn thành trong kỳ Bên có: :- Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ trong kỳ - Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả. Các tài khoản phản ánh doanh thu và các tai khoản có liên quan khác tương tựu nhưu phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán ; - Đầu kỳ: Kết chuyển giá trị hàng chưa tiêu thụ: Nợ TK 632 Có TK 155,157. - Trong kỳ; Mọi nghiệp vụ liên quan đến oanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu, hạch toán giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Riêng đối vơi sphần giá vốn của hàng bán bị trả lại đã xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 1388: Phần các nhân bồi thường Nợ TK 334 : Quyết định trừ vào lương Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường Nợ TK 415: Trừ vào quỹ dự phòng tài chính Nợ TK 111,112...: Bán phế liệu thu bằng tiền Có TK 632: Giá vốn của hàng bán bị trả lại đã sử lý.- - Cuối kỳ trên cơ sở kết quả kiểm kê hàng tồn kho , kế toán ghi các bút toán sau: Xác định giá vốn hàng bán , ghi bút toán kết chuyển: Trị giá thành phẩm đã hoàn thành trong kỳ Nợ TK 632 Có TK 631 Trị giá thành phẩm chưa tiêu thụcuối kỳ Nợ TK 155,157 Có TK 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ. Nợ TK 911 Có TK 632 - Các bút toán kết chuyển toàn bộ các khoản làm giảm doanh thu vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. 4.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản được phép ghi giảm doanh thu bao gồm: + Hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm hàng hóa , dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hang trả lại do các nguyên nhân như: Vi phạm hợp đồng kinh tế , hàng bị mất , hàng kém phẩm chất không đúng qui cách. + Giảm giá hàng bán: là một khoản tiền được người bán chấp nhận giảm một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì hàng kém chất lượng hay không đúng quai cách ghi trên hợp đồng. + Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc nguwoif mua hàng đã mua hàng hóa , sản phẩm, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế. + Thuế tiêu thụ đằc biệt:, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp trực tiếp + Tài khoản kế toán sử dụng: - TK 521 - Chiết khấu thương mại Kết cấu của TK 521 như sau: Bên nợ: Phản ánh số chiết khấu cho khách hàng hưởng Bên có: Kết chuyển chiết khấu thương mại vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. TK 521 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành 3 TK cấp 2 như sau: + TK 5211: Chiết khấu hàng hóa + TK 5212: Chiết khấu thành phẩm + TK 5213: Chiết khấu dịch vụ - TK 531- Hàng bán bị trả lại Nội dung phản ánh của TK này như sau: Bên nợ: Tập hợp doanh thu hàng bán bị trả lại chấp nhận cho người mau trong kỳ. Bên có: kết chuyển số doanh thu hàng bán bị trả lại sang doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khỏan 531 cuối kỳ không có dư. - TK 532- Giảm giá hàng bán Nội dung của TK này như sau: Bên nợ: Tập hợp các khỏan giảm giá bán chấp thuận cho người mua trong kỳ Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá bán trừ vào doanh thu . TK cuối kỳ không có số dư. - TK 3331 _ Thuế GTGT phải nộp - TK 3332_ Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp - TK 3333_ Thuế xuất khẩu phải nộp * Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.( Sơ đồ 7) 4.4. Kế toán giá vốn hàng bán 4.4.1 Khái niệm giá vốn hàng bán Giá vốn của sản phẩm là trị giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ. 4.4.2 Phương pháp tính giá thực tế xuất kho của sản phẩm. Do sản phẩm sản xuất ra nhập kho hoặc bán ngay được sản xuất và hoàn thành ở những thời điểm khác nhau nên giá thực tế của chúng ở những thời điểm khác nha có thể là không giống nhau. Do vậy, khi xuất kho hàng bán kế toán cần phải tính được giá thực tế xuất kho của sản phẩm hàng hóa. Tùy theo đặc điểm kinh doanh , yêu cầu quản lý, trình độ kế toán mà các doanh nghiệp sản xuất có thể chọn một trong các phương pháp tính giá vốn của hàng xuất kho như sau: - Phương pháp nhấp trước - xuất trước ( FIFO) - Phương pháp nhập sau - xuất trước ( LIFO) - Phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp giá đích danh. + Phương pháp nhập trước - xuất trước.: Theo phương pháp này, số thành phẩm mà nhập trước thì sẽ đuwocj xuất bán trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo gia slần lượt của từng lôhàng. Phương pháp nhập trước xuất trước chỉ dùng để tính giá vốn cho hàng bán mà không nhất thiết snr phẩm, hàng hóa phải vận động theo phương pháp đó. Giá vốn hàng bán theo phương pháp này được tính theo công thức: Giá trị sản phẩm xuất kho = Đơn giá của lô sản phẩm nhập trước x Số lượng xuất Khi nào xuất hết số lượng sản phẩm nhập trước thì kế toán sẽ tính theo đơn giá của lô sản phẩm nhập ngay sau đó. + Phương pháp nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết rằng số sản phẩm nhập sau sẽ được xuất bán trước, xuất hết số nhập sau mới sang số nhập trước đó. Cũng như với phương pháp tính gia snhập trước - xuất trước thì đối với phương pháp này sản phẩm hàng hóa cũng không nhất thiết phải vận động theo đúng trình tự như tính giá. Giá vốn hàng bán được tính theo công thức. Giá trị của sản phẩm xuất kho = Đơn giá của lô sản phẩm nhập kho x Số lượng xuất + Phương pháp bình quân gia quyền.: Giá thực tế sản phẩm xuất kho trong kỳ được tính theo đơn giá bình quân Giá thực tế sản phẩm xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng xuất Đơn giá bình quân = Giá thực tế sản phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Lượng sản phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Tùy theo yêu cầu hạch toán nội bộ mà kế toán có thể sử dụng phương pháp tính giá bình quân sau mỗi lần nhập, xuất hoặc bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ + Phương pháp giá thực tế đích danh: theo phương pháp này thì gia sxuất kho của nó sx là giá thực tế nhập vào. Muốn tính được giá xuất bán theo phương pháp này thì doanh nghiệp phải quản lý đuợc từng lô hàng riêng biệt, thường đựoc áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng số lượng ít và gái trị cao. Giá thực tế xuất bán = Đơn giá thực tế nhập x Số lượng bán 4.4.3 Tài khoản kế toán sử dụng Để phản ánh giá vốn của hàng bán kê stoán sử dụng tài khoản 632- Giá vốn hàng bán. Kết cấu nội dung của TK 632 như sau: Bên nợ: - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thuờng và chi phí sản xuất chung cô sđịnh không phân bổ , không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Phản ánh khoản hao hụt , mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân. - Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thườngkhông đượctính vào nguyên giá tài sản cố định. - Phản ánh số chênh lệch giữa dự phòng giảm giá hàng tồn kho phỉa lập năm nay lớn hơn tài khoản đã dự phòng lập năm trước Bên có: - Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước) - Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa , dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư 4.4.4. Trình tự kế toán giá vốn của sản phẩm xuất bán .( Sơ đố 8) 5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ thành phẩm trong phạm vi nhất định có thể gọi là bán hàng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt , số lượng nhà cung cấp cùng một loại sản phẩm với doanh nghiệp ra thị trường không phải là ít. Chất lượng là tốt, giá cả phải chăng nhưng làm sao để thu hút được khách hàng, tạo ra được uy tín không phải là dễ. Để thực hiện điều này phải tính đến các chi phí bán hàng mà doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra để kích cầu người tiêu dùng. Mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều không thể tự có và không thể tự hoạt động theo đúng yêu cầu và mong muón. Mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức công tác quản lý điều hành doanh nghiệpngay từ khi thành lập mới đi vào hoạt động . Những khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh chung liên quan đến mọi quá trình sản xuất kinh doanh trong đó có cả quá trình tiêu thụ . Như thế các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có liên quna đến quá trình tiêu thụ thành phẩm và việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5.1 Kế toán chi phí bán hàng. 5.1.1 - Khái niệm và nội dung chi phí bán hàng * Khái niệm: Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí về lao động sống , lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. * Nội dung chi phí bán hàng - Chi phí nhân viên bán hàng bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên bán hàng. - Chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho bảo quản và tiêu thụ hàng hóa , nhiên liệu dùng cho vận chuyển hàng hóa đi bán. - Chi phí về công cụ, dụng cụ , đồ dùng phục vụ bán hàng. - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng như: cửa hàng, nhà kho, các phương tiện vận chuyển, các thiết bị tính toán đo lường. - Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền thuê kho, bến bãi , thuê ngoài vận chuyển, bóc dỡ hàng hóa , thành phẩm, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ bán hàng, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng , trả cho đơn vị ủy thác xuất khẩu... - Chi phí bằng tiềnkhác phục vụ bán hàng: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phục vụ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên( điện , nước, điện thoại, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí tham gia triển lãm...) 5.1.2- Chứng từ kế toán sử dụng - Bảng thanh toán lương, bảng tính trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Phiéu xuất kho vật liệu, công ụ dụng cụ phục vụ bán hàng - Bảng phân bổ số 1,2,3. - Các chứng từ chi tiền mặt , tiền gửi ngân hàng. 5.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng Để xác định chi phí bán hàng , kế toán sử dụng tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Nội dung kết cấu của TK này như sau: Bên nợ: -Tập hợp chi ơphí bán hàng phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản được phép ghi giảm chi phí bán hnàg - Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 7 TK câpớ 2 như sau: - TK 641.1 Chi phí nhân viên - TK 641.2 Chi phí vật liệu,bao bì - TK 641.3 Chi phí dụng cụ đồ dùng - TK 641.4 Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 641.5 Chi phí bảo hành sản phẩm - TK 641.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 641.8 Chi phí bằng tiền khác 5.1.4 Trình tự kế toán chi phí bán hàng(Sơ đồ 9) 5.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 5.2.1- Khái niệm và nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp. * Khái niệm: chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra phục vụ cho quá trình và điều hành hoạt động sản xút kinh doanh của doanh nghiệp * Nội dung chi phí và quản lý doanh nghiệp ban gồm: - Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm: Các khoản lương phải trả , tiền phụ cấp phải trả , các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp. - Chi phí vật liệu phục vụ quản lý: giấy, bút, văn phòng phẩm... - Chi phí đồ dùng văn phòng - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. - Thuế, phí và các khoản lệ phí : Thuế môn bài, thuế nhà đất, lệ phí cầu đường, thuế GTGT ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp ỷức tiếp. - Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi - Chi phí dịch vụ mua ngoài như : Điện, nước ,điện thoại... - Chi phí bằng tiền khác. 5.2.2- Chứng từ kế toán sử dụng - Bảng thanh toán lương , bảng tính và trích BHYT, BHXH, KPCĐ - Phiếu xuất kho vật liệu phục vụ quản lý doanh nghiệp. - Bảng phân bố số 1,2,3. - Các chứng từ chi tiền mặt , tiền gửi ngân hàng. 5.2.3- Tài khoản kế toán sử dụng Để tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên nợ: - Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Tài khỏan 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 8 tài khoant cấp 2 như sau: - TK 642.1 Chi phí nhân viên quản lý - TK 642.2 Chi phí vật liệu quản lý - TK 642.3 Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 642.4 Chi pơhí khấu hao TSCĐ -TK 642.5 Thuế , phí và lệ phí - TK 642.6 Chi phí dự phòng - TK 642.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 642.8 Chi phí bằng tiền khác. 5.2.4- Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Sơ đồ 10). Cuối kỳ kế toán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Việc kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào xác định kêt quả căn cứ vào mức độ phát sinh chi phí , vào doanh thu bán hàng và vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đảm bảo nguyên tắc kế toán phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Trường hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ lớn trong khi doanh thu nhỏ hoặc chưa có thì chi phí này được tạm thời kết chuyển vào TK 1422 - Chi phí chờ kết chuyển. Số chi phí này sẽ được kết chuyển trừ vào thu nhập của các kỳ kế toán sau. 6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm 6.1. Khái niệm Để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong kỳ ta thường xem xét về chỉ tiêu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Hai chỉ tiêu này không những thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn cả sự quan tâm của các cơ quan như cơ quan thuế, cơ quan tài chính, các nhà đầu tư và đông đảo người lao động trong doanh nghiệp. Kết quả tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận (lỗ hoặc lãi) về tiêu thụ. Kết quả tiêu thụ được xác định như sau: Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nếu kết quả lớn hơn 0 thì doanh nghiệp có lãi Nếu kết quả nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp bị lỗ 6.2. Tài liệu kế toán sử dụng kế toán xác định kết quả tiêu thụ sử dụng bảng tính kết quả hoạt động tiêu thụ để hạch toán 6.3. Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán kết quả kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh và tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Kết cấu của TK 911 như sau: Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ - kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ - Cuối kỳ kết chuyển số lãi hoạt động kinh doanh sang tài khoản lãi chưa phân phối - Cuối kỳ doanh thu thuần của hàng hoá, sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ - Cuối kỳ số lỗ hoạt động kinh doanh sang tai khoản lãi chưa phân phối Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư Tài khoản 421 - Lãi chưa phân phối - số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp - Trích lập các quỹ - Chia lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh, cho các cổ đông - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh - Nộp lợi nhuận lên cấp trên - Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh trong kỳ - Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh Dư nợ: Phản ánh số lỗ hoặc số phân phối vượt quá số lãi tạo ra Dư có: Số lợi nhuận chưa phân phối TK 421 được chi tiết thành 2 TK cấp hai như sau: TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm sau 6.4. Trình tự kế toán xác định kết quả tiêu thụ(Sơ đồ 11) 7. Tổ chức sổ kế toán cho các nghiệp vụ về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm Trong thực tế có 4 hình thức ghi sổ khác là: - Hình thức Nhật ký - sổ cái - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký chứng từ Chương II: thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp xe máy quảng sơn thuộc công ty xuất nhập khẩu quảng ninh I. Đặc điểm chung của Công ty xuất nhập khẩu quảng ninh 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty XNK Quảng Ninh có tên giao dịch quốc tế là QUANG NINH IMPORT - EXPORT COMPANY. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 86 Lê Thánh Tông - Hạ Long - Quảng Ninh. Công ty XNK Quảng Ninh tiền thân là Công ty liên hiệp xuất khẩu Quảng Ninh được thành lập ngày 27/3/1964 theo quyết định số 128/BNT/QĐ - TCCB của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) trên cơ sở hợp nhất hai Công ty: Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hồng Quảng và Công ty xuất khẩu biên giới Hải Ninh Công ty XNK Quảng Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân và là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Từ ngày thành lập cho đến nay Công ty đã không ngừng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. quá trình phát triển của Công ty có thể tóm tắt thành 4 giai đoạn sau: Giai đoạn 1964 - 1975: Đây là thời kỳ sản xuất phục vụ chiến tranh. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong giai đoạn này là tổ chức sản xuất, khai thác, thu mua hàng xuất khẩu giao cho Tổng Công ty thuộc Bộ Ngoại thương, đồng thời tổ chức buôn bán. trao đổi với Tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc. Giai đoạn 1976 - 1985: Đây là giai đoạn sản xuất kinh doanh trong cơ chế bao cấp. Tháng 3/1982 Công ty là một trong ba doanh nghiệp ở Miền Bắc được mở rộng xuất nhập khâu trực tiếp với thị trường nước ngoài. Giai đoạn 1986 - 1992: Đây là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, bước đầu chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Công ty đã xúc tiến hoạt động kinh doanh với thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản… Ngoài ra, Công ty còn lập các chi nhánh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Móng Cái và hệ thống các cửa hàng bán lẻ ở Hòn Gai và Yên Hưng nhằm khai thác tối đa nhu cầu thị trường địa phương và chú trọng cải tạo nguồn hàng, nâng cao chất lượng hàng hoá. Giai đoạn 1993 đến nay: Tháng 11/1993, Công ty đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh. Tháng 8/1998, Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hòn Gai được sáp nhập vào Công ty. Trong thời kỳ này, đứng trước những biến động lớn của thị trường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, Công ty đã tiến hành đa dạng hoá các hoạt động như: Tạm nhập - Tái xuất, Kho ngoại quan, mở thêm các Xí nghiệp sản xuất như: Xí nghiệp xe máy Quảng Sơn, Xí nghiệp sản xuất khung và phụ tùng xe máy Hạ Long và các trung tâm: Trung tâm đào tạo và xuất khẩu lao động, Trung tâm dịch vụ và du lịch Tùng lâm. 2. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty - Trực tiếp xuất khẩu hàng hoá và nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá - Tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết, góp vốn đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển hàng xuất nhập khẩu và hàng tiêu dùng trong nước. - Bán buôn, bán lẻ, làm đại lý bán các loại hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước (cả bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam) - Làm các loại dịch vụ chuyển khẩu hàng hóa, tạm nhập, tái xuất, kho ngoại quan, khách sạn, du lịch. 3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Sơ đồ 13) Công ty XNK Quảng Ninh là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập chung vừa phân tán. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ thực hiện công tác của Công ty, từ đó giúp ban giám đốc có căn cứ tin cậy để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và quyết định đúng đắn trong kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. Phòng kế toán Công ty gồm 6 thành viên với nhiệm vụ như sau: - Trưởng phòng kế toán: Điều hành công việc chung, tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về tính trung thực và pháp lý của các Báo cáo tài chính. - Phó phòng kế toán: Giúp trưởng phòng kế toán theo dõi tình hình vốn, tài chính, tính lãi vay cho các đơn vị, theo dõi công nợ trong toàn Công ty, phối hợp với trưởng phòng báo cáo tổng hợp. - Kế toán thanh toán: Thanh toán tiền mặt, tài khoản tạm ứng, chi tiết chi phí, công cụ dụng cụ, thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê nhà, kho tàng, điện nước, điện thoại… - Kế toán ngân hàng: Theo dõi việc mở L/C, tài khoản tiền gửi, tiền vay ngắn hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Kế toán thuế và công nợ: Theo dõi thuế đầu vào, đầu ra phải nộp, theo dõi công nợ của Công ty với khách và của khách với Công ty. -Kế toán theo dõi các đơn vị: Theo dõi các phòng, hợp đồng nội bộ, thuế nhập khẩu của Xí nghiệp xe máy và Xí nghiệp khung. 4. Một số kết quả Công ty đạt được trong những năm gần đây Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty XNK Quảng Ninh Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu 275.514.455.594 280.768.295.640 207.928.400.208 Chi phí 263.628.595.974 274.930.461.198 203.527.840.652 Lợi nhuận trước thuế 11.885.859.620 5.837.834.442 4.400.559.556 Thuế thu nhập DN 1.432.775.346 660.361.936 1.100.259.899 Lợi nhuận sau thuế 10.453.084.274 5.177.427.506 3.300.299.657 Nguồn: Phòng kế toán Công ty XNK Quảng Ninh Qua Bảng tổng kết ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2001 là cao nhất trong 3 năm đạt: 11.883.859.620 lợi nhuận trước thuế. Sở dĩ Công ty có kết quả trên là do Ban lãnh đạo Công ty đã nắm bắt được nhu cầu thị trường về mặt hàng xe máy nên đã xây dựng và đưa Xí nghiệp xe máy Quảng Sơn đúng lúc nhu cầu xe máylên cao. Trong tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty lợi nhuận của Xí nghiệp xe máy Quảng Sơn chiếm 11.224.342.234đ. Bước sang năm 2002 và năm 2003, tốc độ tăng trưởng của Công ty có phần chậm lại, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có phần giảm sút do ảnh hưởng yếu tố môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Cụ thể là do chính sách nới lỏng hoạt động XNK đối với các thành phần kinh tế của Nhà nước nên Công ty phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và do chính sách hạn chế mặt hàng xe máy của Nhà nước nên doanh số bán và lợi nhuận về mặt hàng xe máy cũng giảm sút. Mặt khác, năm 2001 thế giới xảy ra nhiều sự kiện chính trị làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Công ty. 5. Giới thiệu chung về Xí nghiệp Xí nghiệp xe máy Quảng Sơn – trực thuộc Công ty XNK Quảng Ninh + Trụ sở chính: 86 Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh + Địa chỉ xưởng sản xuất: Xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh + Điện thoại: 033.825599 + Mã số thuế: 5700101517066 Là đơn vị hạch toán độc lập, được thành lập theo quyết định số 203QĐ/XNK ngày 16/06/1999 của Công ty XNK Quảng Ninh, với chức năng chính là sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy. Hiện nay, tổng số CBCNV của Xí nghiệp là 80 người, trong đó: + Giám đốc : 01 người + Phó giám đốc : 02 người + Quản đốc : 01 người + Dây truyền sản xuất linh kiện : 28 người + Dây truyền lắp ráp : 26 người + Nghiệp vụ : 02 người + Kế toán văn phòng Hạ Long : 05 người + Thủ kho + Kế toán trưởng : 05 người + Bảo vệ + Hành chính : 10 người Những ngày đầu mới thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp rất khó khăn vất vả nhưng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể CBCNV, Xí nghiệp đã từng bước đi lên, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Hiện nay, ngoài lắp ráp xe hai bánh gắn máy, Xí nghiệp còn sản xuất một số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33875.doc
Tài liệu liên quan