LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . i
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU . iv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ . vi
MỤC LỤC. viii
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu.2
5. Đóng góp của luận văn.3
6. Bố cục của Luận văn .3
CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .4
1.1. Những vấn đề lý luận chung về NSNN, chi NSNN.4
1.1.1. Khái niệm về NSNN .4
1.1.2. Đặc điểm, phân loại, vai trò, hình thức chi NSNN .4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN .10
1.2.1. Chức năng của KBNN .10
1.2.2. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước .11
1.3. Nội dung của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN .12
1.3.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN .12
1.3.2. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.12
1.3.3. Yêu cầu đối với công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.13
1.3.4. Nguyên tắc kiểm soát chi NSNN qua KBNN .14
121 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Triệu Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vẫn phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước bao gồm :
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
- Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
- Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại
di động;
- Chế độ công tác phí nước ngoài;
- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam;
- Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm
quyền giao;
- Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN;
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa
chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
Ki
h tế
Hu
ế
42
+ Đơn vị sự nghiệp do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động được
quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động chuyên môn song không được
vượt quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi qua KBNN: Đơn vị sự nghiệp có thu
phải mở tài khoản tại KBNN và chịu sự kiểm soát của KBNN đối với các khoản
kinh phí thuộc NSNN như thu, chi phí, lệ phí thuộc NSNN; kinh phí NSNN cấp cụ
thể như sau:
+ Đối với các khoản thu - chi sự nghiệp và kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động
thường xuyên (đối với những đơn vị đảm bảo một phần chi phí), thì việc KSC được
căn cứ vào dự toán thu - chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đối với tiền lương, tiền công cho người lao động thì việc kiểm tra, kiểm soát
được căn cứ vào kết quả hoạt động sự nghiệp; báo cáo kết quả tài chính; phương án
chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị.
+ Đối với phần chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức từ nguồn
kinh phí tiết kiệm của đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động, được quyết định tổng
mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sau khi
đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Đối với đơn vị sự nghiệp
tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng
thêm trong năm cho người lao động, nhưng mức tối đa không quá 02 lần quỹ tiền
lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích
lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định.
+ Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu
quốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng; các nhiệm vụ đột
xuất được giao; kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế; vốn đối ứng của NSNN và
vốn viện trợ, thì việc kiểm tra, kiểm soát được căn cứ vào dự toán hoặc đơn giá,
định mức được cấp có thẩm quyền giao.
Ưu điểm của các đơn vị có cơ chế tài chính riêng
- Tạo ra tính độc lập tự chủ tự chịu trách nhiệm của chủ tài khoản, thúc đẩy và
nâng cao tính hiệu quả công việc nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm, và các chế độ chính
sách Nhà nước vẫn tuân thủ.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
- Tiết kiệm được biên chế, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, góp phần
nâng cao thu nhập người lao động trong lúc NSNN còn khó khăn, thu nhập một bộ
phận công chức còn thấp.
- Từng bước xã hội hoá lĩnh vực sự nghiệp văn hoá xã hội, sự nghiệp công lập
theo chủ trương của Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân, tiết
kiệm NSNN.
Tồn tại:
- Giao quyền tự chủ nhưng còn ràng buộc mức thu nhập và định mức, chế độ
Nhà nước.
- Còn một số chế độ, định mức chi tiêu không được tự chủ phải theo định mức
chung của Nhà nước.
2.4. Kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Triệu Phong
Luật NSNN ra đời đã tạo cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh để KBNN thực
hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán các khoản chi của NSNN. Từ chỗ, KBNN chỉ
đơn thuần thực hiện nhiệm vụ xuất quỹ NSNN theo lệnh chuẩn chi của cơ quan Tài
chính hoặc đơn vị dự toán mà chưa kiểm soát chi dẫn đến tình trạng nguồn lực tài
chính bị phân tán; NSNN chưa được thanh toán trực tiếp đến các đơn vị cung cấp
hàng hoá, dịch vụ mà thường được tạm ứng về quỹ của các đơn vị để chi tiêu; tạo
nên bức tranh tài chính thiếu lành mạnh và dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình
quản lý.
Luật NSNN sửa đổi năm 2002 với việc chuyển đổi hình thức cấp phát theo hạn
mức kinh phí sang thanh toán theo dự toán (đối với chi thường xuyên) đã cải cách
công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng giảm bớt thủ tục
hành chính, tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng
NSNN. Nhưng các đơn vị sử dụng NSNN không được tự do rút tiền để chi tiêu, chỉ
khi có nhu cầu thực sự và có đầy đủ các điều kiện chi theo quy định thì KBNN mới
thực hiện cấp phát, thanh toán. Chính vì vậy, tồn quỹ NSNN luôn đáp ứng được mọi
nhu cầu chi thường xuyên cũng như đột xuất; tránh được tình trạng căng thẳng giả
tạo của NSNN như trước đây.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
Bảng 2.1 Số liệu chi NSNN tại KBNN Triệu Phong năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh (%)
2011/2010 2012/2011
- Chi ngân sách TW 48.478 56.788 67.168 117.14 118.28
- Chi ngân sách tỉnh 32.985 41.590 64.965 126.09 156.20
- Chi ngân sách huyện 135.895 191.769 247.643 141.12 129.14
- Chi ngân sách xã 28.644 42.283 56.338 147.62 133.24
Tổng chi ngân sách 246.022 332.430 436.114 135.12 131.19
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN tại KBNN Triệu Phong)
Qua số liệu trên ta thấy số chi ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Chi
ngân sách trung ương năm 2011 tăng so với 2010 là 17%, năm 2012 tăng 18% so
với năm 2011; chi ngân sách tỉnh năm 2011 tăng 26% so với 2010, năm 2012 tăng
56% so với năm 2011; chi ngân sách huyện năm 2011 tăng 41% so với 2010, năm
2012 tăng 29% so với năm 2011; chi ngân sách xã năm 2011 tăng 47% so với năm
2010, năm 2012 tăng 33% so với năm 2011. Tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 so
với năm 2011 chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 do
Chính phủ có những biện pháp thắt chặt chi tiêu công kiềm chế lạm phát ổn định
kinh tế vĩ mô. Trong các tháng cuối năm 2011 và 2012 các đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước phải thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên từ nguồn
ngân sách. KBNN Triệu Phong đã siết chặt công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN, thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn
định nền kinh tế.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
Minh họa số liệu chi NSNN qua KBNN Triệu Phong giai đoạn 2010 – 2012 qua
bảng 2.1:
246.022
332.430
436.114
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
450.000
Số tiền (triệu đồng)
2010 2011 2012 Năm
Đồ thị 2.3: Số liệu chi NSNN qua KBNN Triệu Phong giai đoạn 2010 - 2012
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN tại KBNN Triệu Phong)
Bảng 2.2 Chi thường xuyên ngân sách các cấp tại KBNN Triệu Phong
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh (%)
2011/2010 2012/2011
Ngân sách trung ương 46.783 54.451 67.154 116.39 123.33
Ngân sách tỉnh 26.293 37.036 47.790 140.86 129.04
Ngân sách huyện 116.572 155.375 213.828 133.29 137.62
Ngân sách xã 28.397 41.358 54.411 145.64 131.56
Tổng cộng 218.045 288.220 383.183 132.18 132.95
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN tại KBNN Triệu Phong)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
Qua số liệu chi thường xuyên 4 cấp ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Triệu
Phong ở bảng 2.2 ta thấy chi thường xuyên năm sau luôn cao hơn năm trước và tỷ
trọng chi thường xuyên chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng chi ngân sách nhà nước được
thể hiện ở bảng 2.1. Tỷ trọng chi thường xuyên năm 2011 tăng so với năm 2010 là
32,18%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 32,95%. Nguyên nhân của việc kinh phí
thường xuyên tăng này là do có sự biến động mức lương tối thiểu theo lộ trình cải
cách tiền lương hằng năm của Chính phủ và do sự thay đổi các chế độ, định mức,
tiêu chuẩn liên quan đến các nội dung chi thường xuyên. Nhìn vào bảng số liệu 2.1
và 2.2 ta thấy tỷ trọng chi thường xuyên năm 2010 chiếm 88,62% so với tổng chi
ngân sách, năm 2011 chiếm 86,7% và năm 2012 tỷ trọng chi thường xuyên chiếm
87,86% so với tổng chi ngân sách.
Bảng 2.3 Số liệu chi NSNN cấp huyện hình thức chi tại KBNN Triệu Phong
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh (%)
2011/2010 2012/2011
- Chi TX bằng dự toán 109.931 143.868 198.332 130.87 137.86
- Chi đầu tư phát triển 19.323 36.394 33.815 188.35 92.91
- Chi bằng Lệnh chi tiền 6.641 11.507 15.496 173.27 134.67
Tổng cộng 135.895 191.769 247.643 141.12 129.14
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN tại KBNN Triệu Phong)
Từ số liệu của chi ngân sách cấp huyện, có thể đánh giá được tỷ trọng chi ngân
sách giữa các hình thức chi. Tuy nhiên qua số liệu chi của 3 năm ta thấy hình thức
chi bằng lệnh chi tiền năm sau đều tăng so với năm trước, đặc biệt là năm 2011 tăng
73% so với năm 2010. Khi hình thức chi bằng Lệnh chi tiền còn cao thì công tác
kiểm soát chi chưa thật sự hiệu quả.
Kết thúc năm ngân sách, KBNN Triệu Phong phối hợp với Phòng Tài chính
thực hiện khóa sổ chi NSNN, xử lý các khoản chi ngoài ngân sách (các khoản tạm
ứng, ứng trước) và thực hiện quyết toán sơ bộ thu chi NSNN các cấp. Trong thời
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
47
gian chỉnh lý quyết toán ngân sách (từ 01/01 đến 31/01 năm sau) nếu có phát sinh
các khoản thu hồi giảm chi, điều chỉnh số liệu thu chi năm trước thì tổng hợp báo
cáo để tiến hành thực hiện quyết toán.
Tuy nhiên trên thực tế, thời gian quyết toán ngân sách hằng năm thường bị kéo
dài do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ phía các đơn vị sử dụng ngân
sách cũng như từ phía cơ quan tài chính. Năm 2012 đến thời điểm tháng 11 vẫn
chưa có quyết toán chính thức của Hội đồng nhân dân tỉnh về quyết toán ngân sách
địa phương.
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động kế toán tại KBNN Triệu Phong
Các chỉ tiêu 2010 2011 2012
- Số lượng các đơn vị giao dịch 121 132 145
- Số lượng các tài khoản mở tại KB 350 475 655
- Số lượng chứng từ phát sinh bình
quân/ngày
254 276 320
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tại KBNN Triệu Phong)
Qua số liệu trên cho thấy hoạt động của KBNN Triệu Phong năm sau luôn cao
hơn năm trước. Do vậy, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN sẽ tăng về khối
lượng công việc, việc kiểm soát chi đảm bảo chất lượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn
định mức chi là rất khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi của KBNN Triệu Phong.
Việc thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Triệu Phong đã
góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, loại bỏ tiêu cực, phòng chống tham
nhũng, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Công tác kiểm soát chi những năm vừa
qua đã góp phần rất tích cực vào việc tăng cường chế độ quản lý tiền mặt. Thông
qua công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đã thực hiện thanh toán tiền lương
của cán bộ, công nhân viên qua tài khoản ATM, thanh toán trực tiếp cho người cung
cấp hàng hóa dịch vụ. Công tác kiểm soát chi triển khai một số chủ trương quan
trọng của Chính phủ như giảm chi thường xuyên để chống lạm phát...
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
48
Bảng 2.5 Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên
tại KBNN Triệu Phong năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Số đơn vị
chưa
chấp
hành
đúng
Số chi từ
chối
thanh
toán
Trong đó
Chi vượt
dự toán
Sai mục
lục ngân
sách
Sai các
yếu tố
trên
chứng từ
Sai chế độ
tiêu
chuẩn
định mức
Thiếu
hồ sơ
thủ tục
2010 37 347 57 61 64 64 101
2011 45 444 59 78 75 107 125
2012 44 441 64 59 77 104 137
Tổng cộng 126 1.232 180 198 216 275 363
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tại KBNN Triệu Phong)
Từ thực tế KSC thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Triệu Phong, đội
ngũ cán bộ của KBNN Triệu Phong được giao nhiệm vụ hiện KSC thường xuyên
NSNN đã nắm chắc chế độ và cơ chế kiểm soát, từ đó luôn chủ động trong kiểm
soát, giao dịch với khách hàng, yêu cầu khách hàng hoàn tất các hồ sơ chứng từ và
chi theo đúng chế độ quy định.
Qua số liệu trên ta thấy công tác kiểm soát chi tại KBNN Triệu Phong thật sự
có hiệu quả. Số tiền từ chối thanh toán qua các năm đều tăng cao đặc biệt là trong
năm 2011, KBNN Triệu Phong đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Chính
phủ về thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm phát. Qua đó, cũng nói lên rằng các
đơn vị sử dụng ngân sách còn rất lỏng lẻo trong khâu chuẩn chi và những người làm
công tác kế toán ở các đơn vị trình độ vẫn còn có nhiều hạn chế.
Trong những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
và Nhà nước như: cải cách quản lý hành chính nhà nước, tăng chi cho giáo dục đào
tạo, cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lương,... đã làm cho
chi thường xuyên có sự gia tăng đáng kể. Do tăng quy mô chi thường xuyên NSNN
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp thời, vai trò kiểm soát chặt chẽ
các khoản chi thường xuyên của KBNN càng được thể hiện ngày một rõ nét.
2.5. Khảo sát các đơn vị sử dụng vị sử dụng ngân sách Nhà nước về công tác
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở địa bàn huyện Triệu Phong
Để có cơ sở đánh giá một cách khách quan về công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước, tác giả phải tiến hành điều tra khảo sát thực tế các đối
tượng là các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Triệu Phong, trên cơ sở
đó tiến hành tổng hợp phân tích để có nhận xét đúng đắn khách quan thông qua kết
quả điều tra trên địa bàn.
2.5.1. Mô tả mẫu và phương pháp chọn mẫu
Nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho công tác nghiên cứu được điều tra tại 90
đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Triệu Phong. Đây là những
mẫu đại diện cho các đơn vị khối cơ quan, trường học, xã thị trấn trên địa bàn. Việc
thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra được gửi đến cho
các đơn vị.
Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê được áp dụng để tính toán
và so sánh với các chỉ tiêu kinh tế được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ
việc xử lý số liệu được tiến hành trên chương trình SPSS.
Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS for Window, sử dụng các công
cụ phân tích được định sẵn trong SPSS nhằm có được những kết luận chắc chắn
có ý nghĩa về mặt thống kê những vấn đề còn đang vướng mắc cũng như những
tồn tại trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại KBNN
Triệu Phong.
Trư
ờ g
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
50
2.5.2 Thông tin chung về người được phỏng vân và các đơn vị phỏng vấn
Bảng 2.6 Cơ cấu mẫu điều tra
Tiêu thức phân loại Số lượng %
Giới tính
Nam 55 60.0
Nữ 35 40.0
Tổng 90 100.0
Số năm công tác
Dưới 5 năm 5 5.6
Từ 5 năm đến dưới 10 năm 20 22.2
Từ 10 năm trở lên 65 72.2
Tổng 90 100.0
Trình độ học vấn
Trung cấp 1 1.1
Cao đẳng 16 17.8
Đại học 70 77.8
Trên đại học 3 3.3
Tổng 90 100.0
Loại đơn vị hành chính
Trường học 43 47.8
Cơ quan quản lý cấp Huyện 33 36.7
Xã 14 15.6
Tổng 90 100.0
Đơn vị thuộc đối tượng
thụ hưởng ngân sách
Trung ương 6 6.7
Tỉnh 10 11.2
Huyện 60 66.3
Xã 14 15.7
Tổng 90 100.0
Đơn vị thuộc loại hình
Khoán chi theo NĐ 130 22 24.4
Khoán chi theo NĐ 43 50 55.6
Đơn vị khác 18 20.0
Tổng 90 100.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
- Về giới tính:
Qua số liệu tập hợp ở bảng 2.6 ta thấy trong số 90 phiếu phát ra, tỷ lệ nam
chiếm 60%, nữ chiếm 40%.
- Về số năm công tác:
Theo thông tin thu thập được thì phần lớn những người được hỏi có số năm
công tác trong các đơn vị sử dụng ngân sách là từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao
nhất 72,2%; qua đó cũng có thể khẳng định rằng đây là những người có tuổi đời và
tuổi nghề cao và họ đã có những hiểu biết nhất định về các văn bản cũng như các
chế độ chính sách của Nhà nước.
- Về trình độ học vấn:
Từ số liệu điều tra 90 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Triệu
Phong ta thấy phần lớn những người được điều tra có trình độ Đại học chiếm
77.8%. Qua đó có thể thấy rằng những người được phỏng vấn đều là những người
có trình độ, vì vậy những ý kiến của họ là địa chỉ tin cậy để làm cơ sở cho việc phân
tích và đánh giá.
- Về loại hình đơn vị hành chính:
Theo số liệu điều tra thu thập được thì các đơn vị sử dụng ngân sách khối
trường học chiếm tỷ lệ 47,8%, các cơ quan quản lý cấp huyện chiếm 36,7%, các xã
chiếm 14%. Đây cũng chính là những mẫu điều tra mang tính đại diện cho các đơn
vị sử dụng ngân sách trên địa bàn.
- Về đối tượng thụ hưởng ngân sách:
Qua số liệu điều tra ở bảng 2.6 các đơn vị thụ hưởng ngân sách trung ương
chiếm 6,7%, đơn vị ngân sách tỉnh chiếm 11,2%, đơn vị thụ hưởng ngân sách xã
chiếm 15,7% và chiếm tỷ lệ cao nhất là các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách
huyện 66,3%. Đây là những mẫu đại diện và phản ánh đúng thực chất về công tác
quản lý trên địa bàn là phục vụ phần lớn các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện.
- Về loại hình đơn vị:
Qua số liệu điều tra thì các đơn vị khoán chi theo Nghị định 130 chiếm tỷ lệ
24,4%, khoán chi theo Nghị định 43 chiếm tỷ lệ 55,6%, các đơn vị khác chiếm tỷ lệ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
20%; điều đó cũng nói lên rằng các đơn vị được điều tra chủ yếu là khối trường học
đây là số lượng đơn vị rất lớn đóng trên địa bàn huyện Triệu Phong nên số phiếu
điều tra chiếm tỷ lệ cao là hoàn toàn hợp lý.
2.5.3 Thực trạng về công tác kiểm soát chi qua kết quả điều tra
Bảng 2.7 Ý kiến đánh giá của các đối tượng thụ hưởng ngân sách về
giải thích của nhân viên kho bạc trong nghiệp vụ giao dịch
Các yếu tố
(%)
Trung
ương
Tỉnh Huyện Xã
Giải thích cụ thể 2 6 72 20
Bình thường 13.9 16.7 61.1 8.3
Giải thích không rõ ràng 0 0 50 50
Không nhiệt tình giải thích 0 100 0 0
Tỷ lệ bình quân chung (%) 6.7 11.2 66.3 15.7
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Kết quả phân tích ở bảng 2.7 ta thấy các đối tượng thụ hưởng ngân sách khác
nhau đều có cách đánh giá khác nhau về những vướng mắc trong quá trình thực
hiện giao dịch tại Kho bạc. Các đơn vị thuộc ngân sách huyện đánh giá rất cao việc
trả lời những vướng mắc của đơn vị trong quá trình giao dịch chiếm 72% trả lời
những vướng mắc được cán bộ Kho bạc giải thích cụ thể, tỷ lệ bình quân chung về
những vướng mắc được giải đáp ở các đơn vị thuộc ngân sách huyện là 66,3%. Kho
bạc Nhà nước Triệu Phong là đơn vị trung ương đóng trên địa bàn huyện thực hiện
chức năng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn, để thực hiện tốt chức năng đó
mỗi cán bộ công chức phải phải thường xuyên nghiên cứu các chế độ chính sách
của Nhà nước, cập nhật các thông tin để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
Bảng 2.8 Ý kiến đánh giá của các nhóm đối với kiến thức chuyên môn
của cán bộ kho bạc
Phân tổ các đối tượng
điều tra
Kiến thức
chuyên môn tốt
Kiến thức
chuyên môn
khá
Kiến thức
chuyên môn
trung bình
Bình quân
chung
Theo trình độ chuyên môn
Trung cấp 0 0 33.3 1.1
Cao đẳng 17.2 17.2 33.3 17.8
Đại học 82.8 77.6 33.3 77.8
Trên đại học 0 5.2 0 3.3
Theo nhóm đối tượng thụ hưởng
Trường học 62.1 41.4 33.3 47.8
Cơ quan cấp huyện 20.7 46.6 0 36.7
Xã 17.2 12.1 66.7 15.6
Theo loại hình đơn vị khoán chi
Theo NĐ 130 10.3 32.8 0 24.4
Theo NĐ 43 69.0 50.0 33.3 55.6
Đơn vị khác 20.7 17.2 66.7 20.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Qua ý kiến đánh giá của các nhóm đối với kiến thức chuyên môn của cán bộ
Kho bạc ở bảng 2.8 ta thấy các đối tượng khác nhau có cách đánh giá khác nhau vì
trình độ chuyên môn của cán bộ Kho bạc. Đối với đối tượng Đại học thì đánh giá
trình độ chuyên môn của cán bộ Kho bạc rất cao 82,8% kiến thức chuyên môn tốt
và 77,6% kiến thức chuyên môn khá trong khi đó đối với những người có trình độ
chuyên môn trung cấp thì đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ Kho bạc ở mức
trung bình chiếm 33,3%. Theo nhóm đối tượng thụ hưởng thì khối trường học đánh
giá kiến thức chuyên môn của cán bộ Kho bạc tốt chiếm 62,1% và khá chiếm
41,4%, khối cơ quan đánh giá kiến thức chuyên môn của cán bộ Kho bạc khá chiếm
Trư
ờn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
54
46,6% trong khi đó đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã thì đánh giá kiến thức chuyên
môn của cán bộ Kho bạc chỉ mang tính trung bình đạt tỷ lệ 66,7%.Theo loại hình
khoán chi thì các đơn vị theo Nghị định 130 và 43 đánh giá kiến thức cán bộ Kho
bạc đa số là khá và tốt tuy nhiên các đơn vị khác thì đánh giá kiến thức chuyên môn
chỉ mang tính trung bình chiếm tỷ lệ cao 66,7% và cũng nói thêm rằng các đơn vị
khác này chủ yếu nằm ở đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã.
Bảng 2.9 Tần suất cập nhật các văn bản, chế độ chính sách của Nhà nước
về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
Mức độ Số lượng (%) Tỷ lệ
Thường xuyên 50 55.6
Không thường xuyên 40 44.4
Không cập nhật 0 0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Phải nói rằng qua việc điều tra các đơn vị sử dụng ngân sách ta thấy được sự
tâm huyết với nghề, với công việc mà họ đang phụ trách, thể hiện ở việc cập nhật
các văn bản, chế độ chính sách của Nhà nước về chi thường xuyên. Qua số liệu điều
tra ở bảng 2.9 việc cập nhật thường xuyên chiếm tỷ lệ 55,6%, không thường xuyên
chiếm tỷ lệ 44,4%. Qua việc cập nhật đó các chế độ chính sách của Nhà nước được
thông tin một cách kịp thời, nắm kỷ các chế độ chính sách của Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi nhất trong việc lập dự toán và quyết toán kinh phí đã sử dụng.
Bảng 2.10 Các kênh thông tin cập nhập các văn bản, chế độ chính sách
của Nhà nước về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
Kênh thông tin Số lượng (%) Tỷ lệ
Cơ quan cấp trên gửi về 65 72.2
Internet 11 12.2
Công báo 14 16.5
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
55
Việc tìm hiều các văn bản, chế độ chính sách của Nhà nước về chi thường
xuyên được các đơn vị cập nhật qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau, tuy nhiên
các văn bản được cấp trên gửi về vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 72,2% trong số các kênh
thông tin cập nhật được thể hiện ở bảng 2.10. Qua đây cũng có thể nói rằng các đơn
vị sử dụng ngân sách có chấp hành đúng chế độ hay không thì phần lớn vẫn phụ
thuộc vào sự quan tâm của đơn vị chủ quản, của cơ quan quản lý cấp trên.
Bảng 2.11 Đánh giá sự hướng dẫn của cán bộ Kho bạc về các thủ tục
Số lượng (%) Tỷ lệ
Giải thích cụ thể 50 55.6
Bình thường 37 41.1
Giải thích không rõ 2 2.2
Không nhiệt tình giải thích 1 1.1
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11.năm 2013)
Kết quả điều tra ở bảng 2.11 cho thấy phần lớn các đơn vị được hỏi trả lời
các vướng mắc trong quá trình giao dịch tại Kho bạc được cán bộ Kho bạc giải
thích cụ thể, chiếm tỷ lệ 55,5%; bên cạnh đó một số cán bộ Kho bạc giải thích cũng
chưa thật sự thấu đáo hay chưa thật sự thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng
đặt ra thậm chí cũng có người đánh giá là cán bộ Kho bạc không nhiệt tình giải
thích, chiếm tỷ lệ 1,1%. Qua đó có thể thấy rằng bố trí cán bộ giao dịch thường
xuyên với khách hàng cần phải biết chọn lọc, cán bộ phải có những hiểu biết cơ bản
về nghiệp vụ và quan trọng đó chính là thái độ phục vụ khách hàng.
Bảng 2.12. Đánh giá cán bộ Kho bạc giải quyết hồ sơ đúng thời hạn
Số lượng (%) Tỷ lệ
Luôn đúng thời hạn 29 32.2
Đôi lúc không đúng thời hạn 60 66.5
Luôn không đúng thời hạn 1 1.1
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
56
Việc giải quyết hồ sơ đúng thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng, nó là một
trong những yếu tố cơ bản nhất để đánh giá được quá trình sắp xếp công việc, trình
độ năng lực của người đảm nhiệm công việc đó. Kết quả điều tra ở bảng 2.12 cho
thấy việc giải quyết hồ sơ đôi lúc không đúng thời hạn chiếm tỷ trọng lớn 66,5%.
Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại việc chậm trễ này là do nguyên nhân nào, xuất
phát từ đơn vị hay là do cán bộ Kho bạc trong quá trình tiếp nhận hồ sơ còn để
chậm trễ. Nếu do nguyên nhân từ cán bộ Kho bạc trong quá trình tác nghiệp gây
phiền hà cho khách hàng thì cần phải có biện pháp xử lý phù hợp.
Bảng 2.13 Đánh giá kiến thức chuyên môn của cán bộ Kho bạc
Số lượng (%) Tỷ lệ
Tốt 29 32.2
Khá 58 64.4
Trung bình 3 3.3
Chưa đáp ứng công việc 0 0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Qua các phiếu điều tra đánh giá kiến thức chuyên môn của cán bộ Kho bạc ở
bảng 2.13 ta thấy phần lớn các đơn vị đều đánh giá cán bộ Kho bạc có kiến thức khá
và tốt về nghiệp vụ chuyên môn, khá chiếm tỷ lệ 64,4% và tốt chiếm tỷ lệ 32,2%
bên cạnh đó thì cũng còn một số đơn vị đánh giá những hiểu biết về chuyên môn
của cán bộ Kho bạc chỉ ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 3,3%.
Bảng 2.14 Đánh giá việc minh bạch công tác tài chính thông qua
việc kiểm soát chi
Số lượng (%) Tỷ lệ
Có 76 84.4
Bình thường 14 15.6
Không 0 0
Không biết 0 0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 10 - 11 năm 2013)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
57
Từ bảng số 2.14 ta thấy đây là dấu hiệu rất đáng mừng, đa số các đơn vị
được hỏi đều trả lời là việc kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước góp
phần tích cực trong việc minh bạch công tác tài chính công, chiếm 84,4% số lượng
được hỏi. Qua đó ta thấy những người làm công tác kiểm soát chi tại Kho bạc ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_kiem_soat_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc_tai_kho_bac_nha_nuoc_trieu_phong_9.pdf