MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VÁN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 2
1.1 Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản 2
1.1.1 Ngân sách nhà nước và Chi Ngân sách Nhà nước 2
1.1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 4
1.1.3 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước 5
1.1.4 Vai trò vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước 6
1.1.5 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước 8
1.2 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9
1.2.1 Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9
1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9
1.2.3 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 11
1.3 Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 12
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước 12
1.3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước 12
1.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước 15
1.3.1.3 Phân cấp quản lý và kiểm soát thanh toán qua KBNN: 18
1.3.2 Nội dung và đặc điểm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước 19
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước 19
1.3.4 Vai trò của Kho bạc nhà nước trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 22
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 24
2.1 Cơ chế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay 24
2.1.1 Những nguyên tắc chung 24
2.1.1.1 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản 24
2.1.1.2 Đối tượng kiểm soát thanh toán 25
2.1.1.3 Trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan có liên quan 25
2.1.2 Kiểm soát thanh toán vốn quy hoạch 29
2.1.2.1 Nội dung chi phí dự án quy hoạch 29
2.1.2.2 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn quy hoạch 29
2.1.2.3 Tạm ứng và thanh toán khối lượng quy hoạch hoàn thành 30
2.1.3 Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư 33
2.1.3.1 Nội dung chi phí công tác chuẩn bị đầu tư 33
2.1.3.2 Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán chuẩn bị đầu tư 34
2.1.3.3 Tạm ứng và thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành 34
2.1.4 Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện dự án 35
2.1.4.1 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn thực hiện dự án 35
2.1.4.2. Tạm ứng và thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành 38
2.1.4.3 Quy định việc ủy nhiệm kiểm soát thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư 43
2.2 Đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2001-2007 45
2.2.1 Những thành công đạt được 45
2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại 49
2.2.2.1 Định mức đơn giá còn nhiều bất cập 49
2.2.2.2 Hạn chế trong việc áp dụng quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 51
2.2.2.3 Hạn chế trong thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng 52
2.2.2.4 Hạn chế trong quy định mở tài khoải tiền gửi của các ban quản lý dự án 54
2.2.2.5 Quy định chưa rõ ràng về các loại dự toán làm căn cứ thanh toán khối lượng hoàn thành 55
2.2.2.6 Hạn chế trong kiểm soát chi ủy nhiếm vốn bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng 56
2.2.3 Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế 57
2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan 57
2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 60
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA KBNN TRONG CÔNG TÁC QUẢN KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 62
3.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB 62
3.1.1 Mục tiêu chung 62
3.1.2 Mục tiêu đối với hệ thống thanh toán 62
3.1.3 Mục tiêu đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 63
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 63
3.2.1 Giải pháp trong quản lý giá xây dựng 63
3.2.2 Cải tiến mô hình giao dịch một của trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay 64
3.2.3 Quy định tạm ứng và thu hồi tạm ứng 66
3.2.4 Điều chỉnh qui định về mở tài khoản tiền gửi của các Ban quản lý dự án 66
3.2.5 Qui định cụ thể về căn cứ cho kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành 67
3.2.6 Kiểm soát thanh toán vốn ủy nhiệm bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng 68
3.2.7 Hoàn thiện công tác kiểm tra trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 68
3.3 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tương lai 69
KẾT LUẬN 74
82 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7000 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng) và Giấy rút vốn đầu tư.
- Đối với từng lần thanh toán của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng), KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng (Giám đốc KBNN các cấp chủ động tổ chức, chỉ đạo các bộ phận có liên quan đảm bảo thời gian thanh toán nói trên).
Trước khi làm thủ tục thanh toán, cán bộ thanh toán VĐT kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác), số vốn đề nghị thanh toán trong phạm vi kế hoạch năm được thông báo, hạng mục nội dung công việc thanh toán có trong hợp đồng hoặc dự toán được duyệt ( trường hợp chỉ định thầu); xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi, tên, tài khoản đơn vị được hưởng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, cán bộ thanh toán vốn đầu tư thực hiện kiểm tra, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu hay phải đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác), đối chiếu công việc, khối lượng hoàn thành theo nội dung ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng để đảm bảo khối lượng hoàn thành đó thuộc dự toán được duyệt ( trường hợp chỉ định thầu), hoặc dự toán bổ sung được duyệt (đối với các hạng mục mới phát sinh ngoài dự toán), các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều kiện thanh toán), đối chiếu với kế hoạch vốn năm được thông báo.
Trường hợp kết quả kiểm soát có sự chênh lệch, số vốn chấp nhận thanh toán khác với số vốn đã thanh toán, KBNN để thông báo cho Chủ đầu tư và trừ vào những lần thanh toán tiếp theo ( nếu số chấp nhận thanh toán nhỏ hơn số vốn đã thanh toán).
- Đối với hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần, KBNN thực hiện kiểm soát trước, thanh toán sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng
Khi nhận được đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, cán bộ thanh toán vốn đầu tư thực hiện kiểm tra, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác), đối chiếu công việc, khối lượng hoàn thành theo nội dung ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng để đảm bảo khối lượng hoàn thành đó thuộc dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu), hoặc dự toán bổ sung được duyệt (đối với các hạng mục mới phát sinh ngoài dự toán), các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều kiện thanh toán), đối chiếu với kế hoạch vốn năm được thông báo; xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi; tên, tài khoản đơn vị được hưởng;
Trường hợp kết quả kiểm soát có sự chênh lệch, KBNN thông báo cho Chủ đầu tư biết và đề nghị Chủ đầu tư giải thích, bổ sung, hoàn chỉnh.
Để thanh toán khi dự án quy hoạch được phê duyệt quyết toán, KBNN căn cứ vào các tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến như thanh toán khối lượng quy hoạch hoàn thành nêu trên và quyết định phê duyệt quyết toán dự án quy hoạch tiến hành kiểm tra; trên cơ sở kế hoạch vốn để xác định số vốn thanh toán cho dự án hoặc thu hồi lại nếu số vốn thanh toán lớn hơn quyết toán được duyệt.
Số vốn thanh toán phải trong phạm vi dự toán được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu và tự thực hiện) hoặc trong phạm vi giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu).
Thu hồi tạm ứng: Trong quá trình thanh toán, vào từng lần thanh toán, kể từ kỳ thanh toán đầu tiên, KBNN tiến hành thu hồi tạm ứng và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.; Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.
2.1.3 Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư
2.1.3.1 Nội dung chi phí công tác chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình.
Chi phí công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: chi phí khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, phân tích, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, lựa chọn phưng án xây dựng, địa điểm xây dựng . . .và Chi phí thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.1.3.2 Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán chuẩn bị đầu tư
Để có căn cứ Kiểm soát thanh toán, KBNN nơi mở Tài khoản cho dự án cần có các Tài liệu sau:
Tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
Tài liệu để mở tài khoản; Dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư; Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu.
Tài liệu bổ sung hàng năm :
Kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm ( hay còn gọi là Kế hoạch khối lượng ) và Thông báo danh mục dự án và vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm.
Khi nhận được Tài liệu dự án, KBNN kiểm tra ngay sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, và trả lời Chủ đầu tư kèm theo phiếu giao nhận tài liệu; yêu cầu một lần để Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; chuyển các tài liệu mở tài khoản sang phòng Kế toán để làm thủ tục mở tài khoản.
2.1.3.3 Tạm ứng và thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành
Chủ đầu tư được cấp vốn tạm ứng để thực hiện các công việc thuộc đối tượng được cấp vốn tạm ứng theo chế độ quy định hiện hành. Mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị hợp đồng. Việc tạm ứng trong năm tối đa không vượt kế hoạch vốn hàng năm.
Để được tạm ứng và thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành, ngoài các tài liệu đã quy định tại điểm 2 trên đây, Chủ đầu tư còn gửi đến Kho bạc Nhà nước các tài liệu sau:
Đối với tạm ứng: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và Giấy rút vốn đầu tư và Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng Chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).
Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát tạm ứng vốn được thực hiện tương tự như quy định tại kiểm soát thanh toán vốn quy hoạch ở trên.
Đối với thanh toán khối lượng hoàn thành: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng) và Giấy rút vốn đầu tư.
Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành được thực hiện tương tự như quy định kiểm soát thanh toán vốn quy hoạch ở trên.
Thu hồi tạm ứng: Trong quá trình thanh toán, vào từng lần thanh toán, kể từ kỳ thanh toán đầu tiên, KBNN tiến hành thu hồi tạm ứng và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.; Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.
2.1.4 Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện dự án
2.1.4.1 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn thực hiện dự án
Tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
Tài liệu để mở tài khoản; Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu; Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu,Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng;
Đối với dự án ODA có vốn đối ứng tham gia còn bổ sung thêm các tài liệu là bản dịch tiếng Việt có chữ ký và dấu của Chủ đầu tư: Hiệp định tín dụng, sổ tay giải ngân (nếu có). Riêng hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của Chủ đầu tư; Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng.
Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án: Tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); Dự toán chi tiết được duyệt cho từng công việc, hạng mục công trình; văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (nếu có quyết định riêng) hoặc nằm trong Quyết định đầu tư dự án; văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.
Thông tư 27/2007/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết tài liệu cho công tác chuẩn bị đầu tư và công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong thực tế.
Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: Quyết định phê duyệt dự toán kèm theo dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt hoặc dự toán cho từng công việc được duyệt.
Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được duyệt; Quyết định phê duyệt dự toán kèm theo dự toán chi phí cho các công việc công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt hoặc dự toán cho từng công việc được duyệt;Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.
Tài liệu bổ sung hàng năm :
Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của dự án ( hay còn gọi là Kế hoạch khối lượng ) và Thông báo danh mục dự án và vốn đầu tư hàng năm của dự án Khi nhận được Tài liệu dự án, KBNN kiểm tra ngay sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, và trả lời Chủ đầu tư kèm theo phiếu giao nhận tài liệu; yêu cầu một lần để Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; chuyển các tài liệu mở tài khoản sang phòng Kế toán để làm thủ tục mở tài khoản.
Ngày 13 tháng 6 năm 2007 Chính phủ ban hành nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã quy định các công trình phải xây dựng dự toán công trình. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để Chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. Đối với dự án có nhiều công trình, Chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án.
Về Hợp đồng, Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng có quy định các loại hợp đồng và các hình thức của giá hợp đồng như sau:
- Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau, cụ thể:
Hợp đồng tư vấn xây dựng: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện các công việc tư vấn
Hợp đồng thi công xây dựng: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhân thầu để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Hợp đồng thi công xây dựng: được ký kết giữa Chủ đầu tư với một nhà thầu hoặc một liên danh nhà thầu ( gọi chung là tổng thầu ) để thực hiện một loại công việc, một số loại công việc hoặc toàn bộ các công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình
Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng
Hợp đồng EPC là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình
Khi ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu có thể thoả thuận về giá hợp đồng với các hình thức sau đây:Giá hợp đồng theo giá trọn gói; Giá hợp đồng theo đơn giá cố định; Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh; Giá hợp đồng kết hợp .
2.1.4.2. Tạm ứng và thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
Đối với tạm ứng, đối tượng được cấp tạm ứng là tất cả các dự án hoặc gói thầu, dù là đấu thầu hay chỉ định thầu ( gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án và chi phí khác); các dự án cấp bách như: đê điều. công trình vượt lũ, công trình giống; các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt; các hợp đồng tư vấn; Công việc đền bù Giải phóng mặt bằng và một số công việc thuộc chi phí khác
Tuỳ theo nội dung, công việc mà mức tạm ứng được quy định khác nhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu hoặc cho công việc đó. Theo bảng dưới đây:
Bảng 1: Quy định về mức tạm ứng đối với các nội dung thanh toán
Nội dung
Mức tạm ứng
1. Gói thầu, dự án thực hiện theo hợp đồng EPC
+ Tạm ứng Thiết bị
Theo HĐ
+ Phần còn lại
Tối thiểu 15% giá trị HĐ
2. Dự án, Gói thầu thi công xây dựng
+ Giá trị gói thầu < 10 tỷ đồng
Tối thiểu 20% giá trị HĐ
+ Giá trị gói thầu từ 10 - 50 tỷ đồng
Tối thiểu 15% giá trị HĐ
+ Giá trị gói thầu > 50 tỷ đồng
Tối thiểu 10% giá trị HĐ
3. Gói thầu mua sắm thiết bị
Theo HĐ; Tối thiểu 10% giá trị HĐ
4. Hợp đồng tư vấn
Tối thiểu 25% giá trị HĐ
5.Đền bù GPMB và một số việc chi khác
Tiến độ T/hiện, theo HĐ
6.Dự án cấp bách: XD& tu bổ đê điều, C/trình vượt lũ, thoát lũ, C/trìng giống, các dự án khắc phụ ngay hậu quả lũ lụt thiên tai
50% giá trị HĐ
Nguồn: Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Ngoài mức tạm ứng quy định trên, nếu Chủ đầu tư đề nghị thì KBNN xem xét để tạm ứng trong phạm vi kế hoạch năm, theo đề nghị của Chủ đầu tư đối với:
+ Một số cấu kiện, bán thành phẩm cần sản xuất trước.
+ Một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa
Kho bạc Nhà nước nơi dự án mở tài khoản xem xét, quyết định ( Bao gồm cả dự án do Trung ương quản lý, đự án do địa phương quản lý); đối với dự án nhiều nguồn, nhiều cấp ngân sách do Kho bạc Nhà nước kiểm soát xem xét, quyết định.
Để được tạm ứng, ngoài tài liệu tại điểm nói trên, Chủ đầu tư gửi tới KBNN các Tài liệu sau : Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy rút vốn đầu tư và Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng Chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).
Ngoài ra đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác Chủ đầu tư còn gửi các tài liệu theo từng loại chi phí phù hợp theo quy định: Dự toán chi phí quản lý dự án được duyệt (đối với trường hợp phải lập dự toán và dự án có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì không phải lập dự toán chi phí quản lý dự án. ) hoặc hợp đồng (nếu thuê tư vấn quản lý dự án); Đối với công việc phải thuê tư vấn (trừ tư vấn quản lý dự án) gửi văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; hợp đồng.
Trường hợp vốn tạm ứng chưa đủ theo mức quy định do kế hoạch vốn năm bố trí thấp hơn mức vốn được tạm ứng, dự án được tiếp tục tạm ứng trong kế hoạch năm sau cho đến khi đạt mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định.
Việc tạm ứng vốn được thực hiện trong thời hạn thanh toán của kế hoạch vốn và có thể tạm ứng một hoặc nhiều lần căn cứ vào nhu cầu thanh toán vốn tạm ứng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định nêu trên.
Thanh toán khối lượng hoàn thành
Đối với việc thanh toán khối lượng hoàn thành, không phân biệt cơ cấu xây dựng, thiết bị. Chi phí khác, hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước như sau:
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (khối lượng xây dựng, thiết bị hoàn thành, tư vấn ): ngoài các tài liệu đã gửi theo quy định tại điểm nói trên, Chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư. Trường hợp này áp dụng cho cả hình thức tự làm.
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng xây dựng, Chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Chủ đầu tư có thể lập bảng kê nội dung chi đề nghị thanh toán kèm theo); Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư.
Thu hồi tạm ứng: Trong quá trình thanh toán, vào từng lần thanh toán, kể từ kỳ thanh toán đầu tiên, KBNN tiến hành thu hồi tạm ứng và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.; Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.
Đối với thanh toán chi phí quản lý dự án
Về hồ sơ, tài liệu:
* Trường hợp không mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án.
Dự toán chi phí quản lý được duyệt (trường hợp phải lập dự toán); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Chủ đầu tư có thể lập bảng kê nội dung chi phí kèm theo); Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư ( nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư .
* Trường hợp mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án.
- Trích chi phí quản lý dự án: Dự toán chi phí quản lý được duyệt (trường hợp phải lập dự toán); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Chủ đầu tư có thể lập bảng kê nội dung chi phí kèm theo); Giấy rút vốn đầu tư.
Trình tự và nội dung công việc được thực hiện như sau:
Căn cứ vào dự toán, kế hoạch được giao (nếu có),KBNN thực hiện kiểm soát trích chi phí quản lý dự án;
Trường hợp Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án đầu tư, thanh toán tại nhiều Kho bạc khác nhau thì KBNN nơi kiểm soát thanh toán vốn cho dự án thực hiện trích chi phí quản lý dự án chuyển về tài khoản tiền gửi của Ban quản lý dự án mở tại KBNN nơi Ban quản lý dự án thanh toán chi phí quản lý dự án đầu tư.
- Thanh toán chi phí quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi:Bảng kê thanh toán chi phí quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi do Chủ đầu tư lập; Uỷ nhiệm chi, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi hoặc Séc lĩnh tiền mặt.
Căn cứ vào dự toán , Bảng kê thanh toán chi phí quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi,, số dư tài khoản tiền gửi hiện có, thực hiện kiểm soát và làm thủ tục chuyển tiền.
Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án toàn bộ hoặc thuê tư vấn quản lý một phần công việc quản lý dự án thì thanh toán theo hợp đồng.
Bảng 2: Vốn đầu tư đã kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước
giai đoạn 2001-2008.
Đơn vị : tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
VỐN THANH TOÁN
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng số
36,941
42,088
45,724
54,183
66,450
69,682
82,565
93,667
Vốn TN
30,042
37,803
41,364
47,408
58,937
62,457
75,487
85,637
Vốn NN
6,899
4,285
4,360
6,775
7,513
7,225
7,078
8,030
I
NSTW
14,833
13,700
14,231
13,630
17,005
17,195
17,563
19,925
Vốn TN
8,655
10,266
10,546
8,266
10,775
11,203
12,947
14,668
Vốn NN
6,178
3,434
3,685
5,364
6,230
5,992
4,616
5,237
II
NSĐP
22,108
28,388
31,493
40,553
49,445
52,487
65,002
73,742
Vốn TN
21,387
27,537
30,818
39,143
48,162
51,254
62,540
70,949
Vốn NN
721
851
675
1,411
1,283
1,233
2,462
2,793
Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư hàng năm của KBNN.
2.1.4.3 Quy định việc ủy nhiệm kiểm soát thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư
Nguyên tắc uỷ nhiệm
- Khi Chủ đầu tư đề nghị KBNN nơi dự án mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư (KBNN ủy nhiệm) chuyển tiền giải phóng mặt bằng về tài khoản tiền gửi theo HĐKT giữa Chủ đầu tư với hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc tổ chức kinh tế được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (gọi chung là hội đồng BTHTTĐC) mở tại KBNN địa phương khác (KBNN nhận ủy nhiệm), thì KBNN nơi dự án mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư (KBNN ủy nhiệm) thực hiện việc ủy nhiệm kiểm soát thanh toán vốn giải phóng mặt bằng,TĐC .
- Việc uỷ nhiệm giải phóng mặt bằng,TĐC có thể được thực hiện giữa các KBNN tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là KBNN tỉnh) và KBNN tỉnh có thể uỷ nhiệm vốn giải phóng mặt bằng,TĐC cho các KBNN quận, huyện (sau đây gọi chung là KBNN huyện) trực thuộc.
- Tài khoản tiền gửi này có thể do Chủ đầu tư làm chủ tài khoản đối với trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp chi trả, hoặc Hội đồng BTHTTĐC địa phương làm chủ tài khoản đối với trường hợp Chủ đầu tư ký hợp đồng với Hội đồng BTHTTĐC địa phương về việc thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.
Trình tự uỷ nhiệm
Tại KBNN ủy nhiệm: Tại KBNN ủy nhiêm, để đảm bảo kiểm soát thanh toán cần có các hồ sơ, tài liệu và việc kiểm soát, luân chuyển chứng từ như sau:
- Hồ sơ lần đầu: Ngoài hồ sơ cơ sở quy định tại Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư gửi đến KBNN uỷ nhiệm những tài liệu sau: Quyết định phê duyệt phương án BTHTTĐC; Dự toán chi phí tổ chức thực hiện BTHTTĐC được duyệt;Văn bản giao nhiệm vụ thực hiện công tác BTHTTĐC của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp Chủ đầu tư không trực tiếp thực hiện công tác BTHTTĐC ); Hợp đồng kinh tế ký kết giữa Chủ đầu tư và hội đồng BTHTTĐC hoặc tổ chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ; Phân khai kế hoạch vốn đền bù giải phóng mặt bằng, chia theo tỉnh, thành phố.
- Hồ sơ tạm ứng: Để tạm ứng Chủ đầu tư cần gửi KBNN các tài liệu: Bản đăng ký kế hoạch thực hiện giải phóng mặt bằng của Chủ đầu tư với KBNN; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy rút vốn đầu tư.
Căn cứ vào đề nghị của Chủ đầu tư, hồ sơ chứng từ, KBNN uỷ nhiệm thực hiện tạm ứng trong phạm vi kế hoạch vốn năm của dự án vào tài khoản tiền gửi của hội đồng BTHTTĐC mở tại KBNN nhận uỷ nhiệm.
- Khi thanh toán khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đến KBNN: Bản xác nhận thanh toán vốn giải phóng mặt bằng,TĐC; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư ; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (để thu hồi vốn tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư (nếu có thanh toán thêm ) và Giấy nộp tiền vào ngân sách (nếu có nộp chênh lệch giữa tạm ứng và thanh toán vào NSNN).
Việc kiểm soát thanh toán và luân chuyển chứng từ tương tự như quy định tại phần kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành đối với hợp đồng thanh toán 1 lần hoặc lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần (hỡnh thức kiểm soát trước, thanh toán sau)
Trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư và các hồ sơ chứng từ theo qui định, KBNN uỷ nhiệm thực hiện chuyển vốn vào tài khoản tiền gửi thanh toán vốn uỷ nhiệm giải phóng mặt bằng, TĐC của Chủ đầu tư hoặc hội đồng BTHTTĐC mở tại KBNN nhận uỷ nhiệm.
Tại KBNN nhận ủy nhiệm: Tại KBNN nhận ủy nhiêm, để đảm bảo kiểm soát thanh toán cần có các hồ sơ, tài liệu và việc kiểm soát, luân chuyển chứng từ như sau:
- Hồ sơ cơ sở: Ngoài công văn ủy nhiệm kiểm soát thanh toán vốn giải phóng mặt bằng, TĐC do KBNN ủy nhiệm gửi; Chủ đầu tư, Hội đồng BTHTTĐC cũn gửi đến KBNN nhận ủy nhiệm tài liệu: Hồ sơ mở tài khoản; Phương án BTHTTĐC được duyệt; Dự toán chi phí tổ chức thực hiện BTHTTĐC được duyệt;Văn bản giao nhiệm vụ thực hiện công tác BTHTTĐC của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp Chủ đầu tư không trực tiếp thực hiện công tác BTHTTĐC );Hợp đồng kinh tế ký kết giữa Chủ đầu tư và hội đồng BTHTTĐC
- Hồ sơ tạm ứng: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Ủy nhiệm chi, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi hoặc Séc lĩnh tiền mặt
- Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành: Biên bản xác nhận khối lượng bồi thường, hỗ trợ đó thực hiện; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
2.2 Đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2001-2007
2.2.1 Những thành công đạt được
Thứ nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ thanh toán vốn đầu tư XDCB:
Theo chức năng nhiệm vụ được giao, tuân thủ theo sự chỉ đạo điều hành của các cấp có thẩm quyền, hệ thống KBNN trong những năm qua đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát cũng như thanh toán vốn đầu tư XDCB. Hệ thống KBNN đã tổ chức và thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB một cách chặt chẽ, đúng quy định trong từng thời kì.
KBNN đã tiếp nhận kiểm soát chặt chẽ kế hoạch vốn đầu tư XDCB, điều hành sử dụng tốt các nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư X
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước hiện nay.doc