Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

MỤC LỤC

Trang

 

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ 1

1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB trong các Ngân hàng thương mại 2

1.1.3 Phân loại kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại 5

1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.2.1 Hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại 9

1.2.2. Kiểm soát nộ bộ đối với hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại 16

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 25

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 25

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội 25

2. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 28

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội 33

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 38

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội 38

2.2.2. Nội dung kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội 42

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. 56

2.3.1. Những kết quả đạt được: 56

2.3.2. Những mặt hạn chế 57

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 59

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 61

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014 61

3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2010- 2014 của Ngân hàng TMCP Quân đội 61

3.1.2 Định hướng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Quân đội 63

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 64

3.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ 64

3.2.2. Xây dựng đội ngũ Kiểm soát viên nội bộ có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức và gắn bó với Ngân hàng Quân đội 65

3.2.3 Nâng cao kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng 69

3.2.4 Tăng cường công tác giám sát từ xa và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng 71

3.2.5 Tăng cường công tác giám sát sau kiểm tra 72

3.2.6 Một số giải pháp khác 73

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội 74

3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước 74

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội 75

3.2.3 Kiến nghị với Khối kiểm soát nội bộ Ngân hàng TMCP Quân đội 77

KẾT LUẬN

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Quân đội còn nhận vốn ủy thác và đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Tài khoản khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: mở tài khoản tại Ngân hàng, khách hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ: nhận tiền, gửi tiền, chuyển tiền nhanh chóng và hiện đại. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 58.271 tỷ VNĐ, bằng 180% kế hoạch năm. Đây là một kết quả tăng trưởng rất khá, thể hiện uy tín và hình ảnh tốt của Ngân hàng Quân đội đối với khách hàng. Đặc biệt, lượng tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân tăng trưởng cao, đạt 877 tỷ đồng, tăng 210% so với đầu năm. Tiền gửi của các TCKT tính đến 31/12/2009 đạt 24.800 tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm. Số dư tiền gửi tại các TCTD đạt 13.861 tỷ đồng. Với các kết quả như trên, tổng tài sản của ngân hàng đến 31/12/2009 đạt 67.780 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008. Tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 8% theo quy định của NHNN. * Đối với công tác điều hành vốn: Ngân hàng Quân đội thường xuyên cân đối và sử dụng vốn hàng ngày một cách linh hoạt, tiết kiệm đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như phục vụ tốt nhu cầu chi trả, thanh toán của khách hàng, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó Ngân hàng Quân đội luôn theo sát và phân tích diễn biến thị trường huy động vốn, tích cực thu hút nguồn tiền gửi từ các tổ chức dân cư với chính sách lãi suất phù hợp với từng khách hàng. Đặc biệt Ngân hàng Quân đội làm tốt công tác khách hàng đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp Quân đội, một số tập đoàn kinh tế lớn của quốc gia, tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ nhằm giảm chi phí huy động vốn và tăng cường hiệu quả kinh doanh. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng – Bảo lãnh: Với việc chủ động về nguồn vốn huy động, Ngân hàng TMCP Quân đội sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn đa dạng của khách hàng, góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Đối với tổ chức kinh tế, Ngân hàng Quân đội cung cấp các sản phẩm tín dụng gồm: Cho vay ngắn hạn; cho vay trung dài hạn; cho vay xuất nhập khẩu; cho vay sản xuất; cho vay thương mại; cho vay xây dựng; cho vay dựa trên khoản phải thu và hàng tồn kho… Đối với khách hàng cá nhân, Ngân hàng Quân đội cung cấp các sản phẩm tín dụng: Cho vay tiêu dùng; cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay cổ phần hoá; cho vay mua, sửa chữa và xây dựng mới nhà cửa; cho vay mua ô tô trả góp; cho vay du học và cho vay cầm cố giấy tờ có giá… Kết quả đạt được từ hoạt động tín dụng: Đến 31/12/2009, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng là 28.222 tỷ đồng, tăng 88% so với đầu năm, tăng 34% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 11.130 tỷ đồng. Trong năm 2009, NHQĐ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng bán lẻ. Về cơ cấu cho vay theo thời hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 56.39%, cho vay trung hạn chiếm 27,84%, cho vay dài hạn chiếm 15,77% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng vẫn tiếp tục được đảm bảo, thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định 493 của NHNN. Đến 31/12/2009, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2%. Đồng thời có giải pháp thu hồi nợ xấu. Tổng giá trị thu hồi nợ xấu năm 2009 đạt 579 tỷ đồng. Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 15.400 28.222 Tỷ lệ nợ nhóm 2,3,4,5 8,72% 4,68% Tỷ lệ nợ nhóm 3,4,5 1,87% 1.69% Tỷ lệ an toàn vốn 12,35% 12% * Hoạt động bảo lãnh Bảo lãnh ngày càng trở thành một trong những loại hình dịch vụ quan trọng trong việc đem lại doanh thu lớn cho Ngân hàng TMCP Quân đội. Năm 2009, hoạt động bảo lãnh vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2009 đạt 5.671 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo lãnh năm 2009 đạt 110 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2008, bằng 125% kế hoạch điều chỉnh. Chất lượng bảo lãnh cơ bản tốt. Kể từ khi cung cấp dịch vụ, Ngân hàng chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào. 2.1.3.3 Các hoạt động khác Hướng tới mục tiêu ngân hàng thương mại hiện đại, Ngân hàng Quân đội luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ chính là: thanh toán trong nước, quốc tế; kinh doanh ngoại tệ; dịch vụ thẻ… * Dịch vụ thanh toán quốc tế Đây là những sản phẩm dịch vụ đặc trưng của một NHTM hiện đại. Với hệ thống mạng lưới hơn 500 ngân hàng đại lý trải rộng khắp châu lục, Ngân hàng Quân đội cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán quốc tế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả với các dịch vụ: chuyển tiền ra nước ngoài; chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam; Nhờ thu; Thư tín dụng xuất khẩu; Thư tín dụng nhập khẩu; Phát hành bảo lãnh quốc tế. Kết quả đạt được trong năm 2009: tổng giá trị Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Quân đội đạt 3.1 tỷ USD, vượt 20% kế hoạch. Thu phí thanh toán quốc tế đạt 77.4 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái. * Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Hiện nay Ngân hàng Quân đội có quan hệ giao dịch nghiệp vụ ngoại hối trên thị trường Liên Ngân hàng với nhiều Ngân hàng tại thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Ngân hàng Quân đội cung cấp các dịch tư vấn, mua bán, hợp tác với các tổ chức tín dụng, ngân hàng phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như cung cấp các công cụ giao dịch ngoại hối phái sinh nhằm giúp phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Các sản phẩm của thị trường ngoại hối bao gồm: Sản phẩm mua bán ngoại tệ giao ngay; Sản phẩm mua bán ngoại tệ kỳ hạn; Sản phẩm quyền chọn ngoại tệ với Ngoại tệ. Kết quả đạt được trong năm 2009: lợi nhuận từ hoạt động thị trường vốn đạt 169,6 tỷ đồng vượt 152% kế hoạch. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ trong năm đạt 4,7 tỷ USD, tăng 1,3 lần so với năm 2008. Lợi nhuận từ hoạt động Treasury đạt trên 500 tỷ đồng( trong đó bao gồm nguồn thu từ kinh doanh trái phiếu). * Dịch vụ thẻ: Từ năm 2004, Ngân hàng TMCP Quân đội đã triển khai dịch vụ thẻ ATM Active Plus cho khách hàng với những tính năng ưu việt hơn hẳn như cung cấp cho chủ thẻ dịch vụ bảo hiểm cá nhân tại Công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Ngoài ra, nhờ việc kết nối thành công với hệ thống NHTMCP khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại tất cả những điểm chấp nhận thẻ của Ngân hàng TMCP Quân đội và hệ thống ATM của các NHTMCP khác trên toàn quốc. Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Mobile banking, Internet banking… Kết quả đạt được trong năm 2009: số thẻ phát hành mới trong năm 2009 đạt 101.000 thẻ, hoàn thành 113% kế hoạch, nâng tổng số thẻ lũy kế đạt khoảng 265.300 thẻ. Triển khai dịch vụ trả lương qua tài khoản 101 đơn vị Quốc phòng. Trong năm, phát triển mới 484 máy POS, lũy kế đạt 1.550 POS; lắp đặt mới 50 máy ATM, nâng tổng số máy toàn hệ thống lên 234 máy. * Hoạt động đầu tư: Các hoạt động đầu tư góp vốn được thực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua cổ phần Doanh nghiệp nhà nước bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hoá, mua cổ phần cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn Quỹ đầu tư chứng khoán, giao dịch trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội và các hoạt động ủy thác, giao dịch thông qua Công ty chứng khoán Thăng Long. Tổng danh mục đầu tư trong năm 2009 là 2.716 tỷ đồng tạo thu nhập từ hoạt động đầu tư là 202,35 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đặt ra. * Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn được đề cao. Trong năm 2009, khối KSNB đã tiến hành kiểm tra trực tiếp 15 đợt tại 88 điểm giao dịch và toàn bộ các Chi nhánh online về công tác tài chính, kế toán, an toàn kho quỹ, hoạt động ngoại hối, kinh doanh tiền tệ, hoạt động cho vay, chất lượng tín dụng, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất. Khối KSNB cũng đã phối hợp với Công ty kiểm toán Ernst & Young trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực quốc tế. 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội 2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội Trong những năm vừa qua, diễn biến trên thị trường vốn có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Nhiều giai đoạn các Ngân hàng thương mại có sự ganh đua mạnh mẽ về lãi suất huy động nhằm thu hút nguồn vốn huy động kéo theo đó là lãi suất cho vay tăng mạnh. Do đó hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi các Ngân hàng phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tín dụng. Năm 2009 ngân hàng Quân đội đã tổ chức triển khai tích cực Chính sách kích cầu, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tổng dư nợ tín dụng đạt 28.222 tỷ đồng, tăng 88% so với năm 2008 và vượt 34% kế hoạch đề ra. Trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 11.130 tỷ đồng. Để đánh giá được đầy đủ tình hình hoạt động của ngân hàng Quân đội, ta có thể phân tích qua một số chỉ tiêu sau: 2.2.1.1. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn Theo thời hạn thì cơ cấu dư nợ được phân bổ thành dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn. Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội theo kỳ hạn Đơn vị: tỷ đồng Kỳ hạn Năm 2008 Năm 2009 % tăng giảm so với năm 2008 Dư nợ % Dư nợ % (1) (2) (3) (4) (5) = (3)/(1)*100% Ngắn hạn 9,320 60.5% 15,913 56.4% 170.74% Trung, dài hạn 6,079 39.5% 12,309 43.6% 202.48% Tổng cộng 15,400 100% 28,222 100% 183.26% (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân đội năm 2008, 2009) Cơ cấu dư nợ tín dụng của Ngân hàng Quân đội năm 2009 có sự thay đổi so với năm 2008, cụ thể: Năm 2009 dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đạt 15.913 tỷ đồng, đạt 170.74% so với năm 2008 và chiếm 56.4% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 12.309 tỷ đồng, đạt 202.48% so với năm 2008 và chiếm 43.6% tổng dư nợ. Hoạt động cho vay trong năm 2009 của Ngân hàng Quân đội tăng mạnh dưới cả hai hình thức cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Một trong những lý do về tăng trưởng tín dụng năm 2009 là Ngân hàng Quân đội đã triển khai tích cực chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng ngắn hạn để sản xuất kinh doanh và vay vốn trung dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân hàng Quân đội tập trung vốn cho hoạt động tín dụng vừa hỗ trợ khó khăn về vốn cho các khách hàng truyền thống vừa tham gia ủng hộ chính sách kích cầu, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Qua đó tạo sự gắn kết lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng Quân đội là việc thu lãi hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ. Do đó Ngân hàng phải đảm bảo các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là những đối tượng thuộc diện được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. 2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế Các sản phẩm cho vay phụ thuộc nhiều vào địa điểm kinh doanh của từng chi nhánh và đặc thù kinh tế tại mỗi khu vực. Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo các ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2009 Đơn vị:tỷ đồng Ngành kinh tế Dư nợ Tỷ lệ % so với tổng dư nợ Sản xuất và kinh doanh sản phẩm dầu khí, hoá dầu 8,762 31.05% Kinh doanh vận tải biển,hàng không, kho bãi 2,968 10.52% Thương mại 4,015 14% Xây dựng, vận tải xây dựng 1,824 6.46% Giao thông vận tải bộ 3,856 10.68% Sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực thực phẩm 1,592 5.7% Các ngành khác 5,205 21.43% Ngân hàng Quân đội cho vay ở 22 ngành kinh tế khác nhau nhưng dư nợ tập trung vào một số ngành kinh tế. Cụ thể: dư nợ về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm dầu khí, hoá dầu chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là đến dư nợ liên quan đến lĩnh vực thương mại; dư nợ kinh doanh vận tải biển, hàng không, kho bãi; giao thông vận tải bộ… chủ yếu tập trung vào một số khách hàng lớn: Tổng công ty xăng dầu Quân đội, Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần dầu khí Mekong, Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, Công ty hoá chất Lâm Thao… Xét về mặt nhu cầu khách hàng thì khách hàng thuộc ngành nghề nào có nhu cầu vay vốn, ngân hàng đều phải có trách nhiệm đáp ứng trên cơ sở phân tích nhu cầu đó có tính khả thi. Tuy nhiên cơ cấu ngành nghề tại Ngân hàng Quân đội chưa thực sự cân đối, ngân hàng nên cố gắng đạt được cơ cấu dư nợ mới, không tập trung vốn vào một số khách hàng, một ngành kinh tế nào nhằm giảm rủi ro trong kinh doanh tín dụng. 2.2.1.3. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng giảm so với năm 2008 Dư nợ % Dư nợ % (1) (2) (3) (4) (5) = (3)/(1)*100% Dư nợ có TSĐB 9,987 64.9% 20,534 72.8% 205.61% Dư nợ không có TSĐB 5,413 35.1% 7,688 27.2% 142.03% Tổng cộng 15,400 100% 28,222 100% 183.26% (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng Quân đội năm 2008, 2009) Dư nợ có tài sản đảm bảo sẽ hạn chế rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng trong việc định giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo; việc ký kết hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo phải tuân thủ đúng theo quy định của ngân hàng. Định kỳ kiểm tra hiện trạng và đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo cho phù hợp với dư nợ hiện tại. Dư nợ không có tài sản đảm bảo là chính sách ưu đãi của ngân hàng dành cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Quân đội và nhân viên tại một số doanh nghiệp có quan hệ gắn bó và sử dụng nhiều dịch vụ tại MB, hoặc đối với một số khoản vay của các khách hàng lớn, có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng Quân đội, được đánh giá tốt trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng. Năm 2009, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo tại ngân hàng cao hơn năm 2008. Điều đó chứng tỏ ngân hàng Quân đội đã làm khá tốt công tác tăng cường tài sản đảm bảo nợ vay, góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng tại ngân hàng. 2.2.2. Nội dung kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội 2.2.2.1. Giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Hàng tháng, KSV tín dụng thực hiện giám sát hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc Hội sở theo sự phân công của Trưởng phòng KSNB. Công tác giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng yêu cầu KSV tín dụng phải lấy dữ liệu từ hệ thống tin học của ngân hàng để hoàn thiện các mẫu báo cáo giám sát về toàn bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh, cụ thể: báo cáo giám sát về tình hình nợ quá hạn, giám sát về các giới hạn an toàn tín dụng, giám sát về cơ cấu dư nợ của khách hàng, về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng…Căn cứ vào các báo cáo giám sát tín dụng, KSV làm báo cáo bằng lời để phân tích, đánh giá, nhận xét về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. KSV dựa vào các Quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong các TCTD, các Quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, kế hoạch được giao về hoạt động tín dụng của chi nhánh… làm cơ sở cho công tác giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng. Trưởng bộ phận tín dụng có trách nhiệm tập hợp toàn bộ báo cáo giám sát từ xa về hoạt động tín dụng tại chi nhánh của các KSV để tổng hợp lên báo cáo về hoạt động tín dụng tại các chi nhánh theo khu vực. Riêng trưởng bộ phận tín dụng Hội sở có trách nhiệm tổng hợp về giám sát hoạt động tín dụng toàn hệ thống Ngân hàng Quân đội. Mục tiêu của công tác giám sát từ xa của các KSV tín dụng là kiểm soát hoạt động tín dụng của chi nhánh, phát hiện sai phạm và cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn về hoạt động tín dụng của chi nhánh: KSV tín dụng kiểm soát tổng dư nợ của một khách hàng có vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Quân đội? Kiểm soát mức cho vay và bảo lãnh tối đa với một khách hàng có vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng Quân đội. KSV kiểm tra tình hình nợ quá hạn, nợ xấu và công tác thu hồi nợ của chi nhánh? Tỷ lệ nợ quá hạn có quá cao, vượt mức kiểm soát của chi nhánh? Nợ quá hạn, nợ xấu tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề nào? Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có thực hiện đúng theo thông báo của Tổng Giám đốc về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh… KSV kiểm tra cơ cấu dư nợ của chi nhánh có tập trung nhiều vào một đối tượng khách hàng? một ngành nghề kinh tế? Tỷ trọng dư nợ của các khách hàng lớn tại chi nhánh?... Qua công tác giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh, KSV nắm bắt, đánh giá về hoạt động tín dụng tại chi nhánh? phát hiện ra các sai phạm và đưa ra những cảnh báo về chất lượng tín dụng nghề tại chi nhánh…Dựa trên báo cáo giám sát về hoạt động tín dụng của từng khu vực, của toàn hệ thống, Giám đốc Khối KSNB báo cáo những sai phạm và chất lượng tín dụng tại các chi nhánh cho Tổng Giám đốc. Trên cơ sở đó Tổng Giám đốc sẽ đưa ra quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra nội bộ xuống kiểm tra trực tiếp tình hình tín dụng tại chi nhánh có sai phạm lớn hoặc chất lượng tín dụng thấp để khẳng định sát thực hơn nữa về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. 2.2.2.2. Kiểm soát tại chỗ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Kiểm soát tại chỗ đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh tại Ngân hàng TMCP Quân đội là một hoạt động mang tính định kỳ hoặc đột xuất và được thực hiện thông qua các Đoàn kiểm tra nội bộ. Thông thường, cuộc kiểm tra đã nằm trong kế hoạch hoạt động tổng thể của Khối KSNB được xây dựng theo năm trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Quá trình kiểm soát tại chỗ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Quân đội được Đoàn kiểm tra nội bộ thực hiện như sau: Bước 1: Kiểm tra tình hình chung về hoạt động tín dụng Căn cứ vào thời hiệu kiểm tra của từng kỳ kiểm tra mà Đoàn kiểm tra nội bộ lấy dữ liệu trên hệ thống tin học của ngân hàng về phân hệ tín dụng và bảo lãnh, cùng với các báo cáo về hoạt động tín dụng do chi nhánh cung cấp, Đoàn kiểm tra có đánh giá sơ bộ về hoạt động tín dụng: Đánh giá tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh dựa trên tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ thời điểm. Đánh giá cơ cấu dư nợ tại chi nhánh theo thời hạn cho vay, theo đối tượng khách hàng, theo ngành nghề kinh tế… Đánh giá về tỷ lệ dư nợ của các khách hàng lớn. Đánh giá về số lượng khách hàng vay vốn và số lượng cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách các khoản vay. Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, công tác thu hồi nợ tại chi nhánh. Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về kết quả về hoạt động tín dụng của chi nhánh Hoàn Kiếm- Ngân hàng Quân đội Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Thời điểm 31/12/2009 Kế hoạch 2010 Thời điểm 28/02/2010 So sánh 2009 So sánh Kế hoạch 2010 (%) Giá trị (%) Giá trị 1 2 3 4 5 6=5/3 7=5-3 8=5/4 9=5-4 1 Dư nợ cho vay thời điểm 1,396,518 1,727,000 1,642,191 118% 245,673 95% (84,809) Cho vay cá nhân 176,007 218,000 174,591 99% (1,415) 80% (43,409) Cho vay Doanh nghiệp 1,220,511 1,509,000 1,467,599 120% 247,088 97% (41,401) 2 Số lượng khách hàng thời điểm 492 497 Khách hàng doanh nghiệp 347 359 Khách hàng cá nhân 145 138 3 Nợ quá hạn 24,796 35,900 25,599 103% 803 69.4% (11,301) 4 Nợ xấu 21,301 22,341 20,360 95.6% (941) 91% (1.981) 5 Dư nợ cho vay BQ 1,322,473 1,375,740 1,479,279 112% 156,806 108% 103,539 Cho vay Doanh nghiệp 1,122,440 1,167,650 1,255,528 112% 133,088 108% 87,878 Cho vay cá nhân 200,033 208,090 223,751 112% 23,718 108% 15,661 6 Dự Phòng rủi ro tín dụng 37,645 51,260 39,145 104% 1,500 76% (12,115) 7 Giá trị Bảo lãnh(phát sinh trong kỳ) 511,493 606,280 474,997 93% (36,496) 78% (131,283) Nguồn: Báo cáo kiểm tra hoạt động tín dụng tại chi nhánh Hoàn Kiếm-2010 Bước 2: Sau khi kiểm tra tổng thể nghiệp vụ tín dụng, KSV tiến hành kiểm tra và đánh giá cụ thể nghiệp vụ cho vay đối với từng khách hàng. * Kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ vay vốn Trong quy định về cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội đã nêu rõ các giấy tờ cần thiết phải có trong bộ hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ về tài liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống, tài liệu về khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, phương án kinh doanh, tờ trình thẩm định…Trên thực tế chỉ là những thiếu sót nhỏ như thiếu một số giấy tờ, vì vậy rủi ro ở khâu này là rất nhỏ. Mỗi cán bộ phòng QHKH làm nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ tín dụng đầy đủ đúng theo quy định. Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ tín dụng, trưởng phòng QHKH kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ trước khi trình lên giám đốc ký duyệt vay. KSV tín dụng tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn và từng loại giấy tờ trong hồ sơ đó. Tuy nhiên, theo các báo cáo về công tác kiểm tra hoạt động tín dụng của Đoàn kiểm tra nội bộ Ngân hàng Quân đội: Đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân, giấy tờ thường thiếu như bản sao chứng minh nhân dân của khách hàng xin vay, hộ khẩu của vợ (chồng) của người xin vay, xác nhận của chủ doanh nghiệp nơi cá nhân làm việc (trường hợp vay lương)... Đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, giấy tờ thường thiếu như điều lệ doanh nghiệp, báo cáo tài chính, biên bản họp HĐTV/HĐQT, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ…Hồ sơ vay vốn của khách hàng còn sắp xếp chưa khoa học gây khó khăn trong công tác kiểm tra của các KSV. Nguyên nhân đôi lúc cũng xuất phát từ phía ngân hàng, chấp nhận làm tắt để thu hút khách hàng. Giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện bước đầu kiểm tra hồ sơ vay vốn là việc các KSV tín dụng đưa ra kiến nghị phải bổ sung tài liệu còn thiếu vào hồ sơ tín dụng. Cập nhật thông tin về giá trị tài sản thế chấp, hay mua bảo hiểm đối với tài sản dùng làm thế chấp. * Kiểm tra việc thẩm định tín dụng: Cán bộ QHKH tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thực hiện thẩm định hồ sơ rồi trình lên cấp có thẩm quyền để ra quyết định cấp tín dụng. Việc thẩm định nhằm xác định lại các thông tin đã có trong hồ sơ vay vốn, đồng thời xem xét các thông tin đã có liên quan đến khách hàng để từ đó đánh giá về khả năng tài chính của khách hàng cũng như tính khả thi trong dự án của khách hàng nêu ra. KSV tín dụng căn cứ vào các quy định về bảo đảm tiền vay của NHNN, quy chế cho vay của Ngân hàng Quân đội làm cơ sở kiểm tra như: Nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/03/2000 về đăng ký giao dịch đảm bảo; Quyết định số 521/QĐ-MB-HĐQT quy định về tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Quân đội, Quyết định số 5539/QĐ-MB-HS ban hành quy trình nhận và quản lý tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Quân đội… Thông qua các quy chế làm cơ sở kiểm tra và hoạt động đánh giá của cán bộ QHKH về bộ hồ sơ vay vốn. KSV tín dụng nắm được mức độ phù hợp của hợp đồng. Đồng thời cũng kiểm tra đánh giá được mức độ phù hợp trong đánh giá giá trị TSĐB, việc thực hiện chế độ bảo đảm tiền vay của các cán bộ QHKH. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát việc thẩm định tín dụng trực tiếp tại chi nhánh Ngân hàng Quân đội cho thấy còn những tồn tại: Có những dự án vay chưa đủ điều kiện, đặc biệt là chất lượng công tác thẩm định chưa cao, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng chưa chính xác. Về việc xác định thời hạn vay: một số hồ sơ của khách hàng, cán bộ QHKH xác định thời hạn vay chưa sát thực tế, chưa phù hợp với quy trình luân chuyển vật tư hay quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, thường xác định thời hạn vay dài hơn quá trình luân chuyển vật tư, quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, điều này gây thiệt hại chủ yếu cho Ngân hàng. Chẳng hạn trong trường hợp tháng 12 là hết một vòng quay luân chuyển vốn sản xuất của khách hàng và cũng là thời điểm khách hàng có doanh thu, nếu Ngân hàng định kỳ hạn nợ chính xác thì khi khách hàng có thu nhập, nộp vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng sẽ thu được nợ đúng hạn. Ngược lại, nếu Ngân hàng định kỳ hạn nợ cho khách hàng đó sai và trong trường hợp khách hàng đó có doanh thu nhưng không nộp vào tài khoản cho vay tại ngân hàng mà lại dùng để đầu tư vào lĩnh vực khác, đến kỳ hạn trả nợ rõ ràng khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn, vì thực tế chưa hết chu kỳ sản xuất kinh doanh mới( hay đã qua chu kỳ sản xuất kinh doanh cũ). * Kiểm tra quyết định cho vay và cam kết giải ngân Trước hết các cán bộ QHKH tiếp nhận hồ sơ vay vốn, có những đánh giá đưa ra tờ trình đề nghị cho vay, nếu không cho vay thì nêu rõ lý do. Quyết định tín dụng đối với khoản vay trước tiên phụ thuộc vào chính khả năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH, vào trình độ và kỹ nghệ đánh giá của riêng cán bộ đó cũng như sự nhạy cảm nghề nghiệp. Điều đó thể hiện qua khả năng độc lập của cán bộ QHKH trong việc ra quyết định tín dụng. Tiếp đó, cán bộ QHKH lập tờ trình kèm hồ sơ trình trưởng phòng QHKH. Trưởng phòng QHKH chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và ghi trực tiếp ý kiến đánh giá, đề xuất cho vay hay không cho vay vào tờ trình do cán bộ QHKH lập. Trường hợp khoản vay nằm trong hạn mức phán quyết cho vay của Giám đốc chi nhánh thì Giám đốc chi nhánh là người đưa ra Quyết định có cho vay hay không trên tờ trình đã được phê duyệt của Trưởng phòng QHKH. Ngược lại, khoản vay vượt mức phán quyết cho vay của Giám đốc chi nhánh, hồ sơ vay vốn của khách hàng phải được Phòng Quản lý tín dụng hội sở tái thẩm định lại và người đưa ra quyết định tín dụng sẽ là Giám đốc khối khách hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31523.doc
Tài liệu liên quan