Luận văn Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2010

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iii

Danh mục các bảng biểu v

Danh mục các biểu đồ vi

 

MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5

1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước 5

1.1.2.1 Thu ngân sách nhà nước 5

1.1.2.2 Nội dung chi ngân sách nhà nước 6

1.1.2.2.1 Chi đầu tư phát triển 6

1.1.2.2.2 Chi thường xuyên 8

1.1.3 Cơ cấu ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội 11

1.2 QUI TRÌNH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15

1.2.1 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 15

1.2.2 Lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước 17

1.2.2.1 Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư phát triển 17

1.2.2.1.1 Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán 17

1.2.2.1.2 Phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển 18

1.2.2.2 Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên 19

1.2.2.2.1 Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên 19

1.2.2.2.1 Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên

của ngân sách nhà nước 21

1.2.2.3 Quy trình lập dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước 26

1.2.3 Chấp hành ngân sách nhà nước 28

1.2.3.1 Mục tiêu của chấp hành ngân sách nhà nước 28

1.2.3.2 Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước 28

1.2.3.3 Quản lý quá trình sử dụng ngân sách nhà nước 29

1.2.3.3.1 Yêu cầu 29

1.2.3.3.2 Biện pháp quản lý 30

1.2.4 Định hướng xây dựng, hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách nhà nước và phương thức phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả ở Việt Nam 30

1.2.4.1 Về lập ngân sách theo đầu ra, kết quả 30

1.2.4.2 Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả 31

1.2.4.3 Những vấn đề đặt ra khi xây dựng định mức phân bổ ngân sách

nhà nước và chuyển dần quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả 33

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 37

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội 37

2.1.1.1 Vị trí địa lý 37

2.1.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính 37

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 38

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006 39

2.1.2.1 Những thành tựu đã đạt được 39

2.1.2.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội 39

2.1.2.1.2 Về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39

2.1.2.1.3 Về kết quả đầu tư 42

2.1.2.1.4 Về kết cấu hạ tầng 42

2.1.2.1.5 Văn hóa - xã hội tiến bộ, kết hợp hài hòa với bảo tồn và phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt 43

2.1.2.2 Những tồn tại 44

2.1.2.2.1 Qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, đổi mới kinh tế thiếu đồng bộ, chưa tạo được những đột phá mới 44

2.1.2.2.2 Văn hóa - xã hội phát triển chưa ngang tầm với lợi thế so sánh của tỉnh, chưa giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội bức xúc 46

2.2 CÁC CƠ QUAN THAM GIA QUÁ TRÌNH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC 46

2.2.1 Cơ quan tham mưu phân bổ 46

2.2.1.1 Cơ quan tài chính các cấp 46

2.2.1.1.1 Sở Tài chính 46

2.2.1.1.2 Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố 49

2.2.1.1.3 Ban Tài chính xã, phường, thị trấn 49

2.2.1.2 Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư 50

2.2.1.3 Ủy ban nhân dân các cấp 50

2.2.1.4 Hội đồng nhân dân các cấp 51

2.2.1.5 Đơn vị dự toán ngân sách 52

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 53

2.3.1.1 Số liệu 53

2.3.1.2 Tài liệu 53

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 53

2.3.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 53

2.3.2.2 Phương pháp phân tích thống kê 54

 

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TỈNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 56

3.1 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC 56

3.1.1 Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương 56

3.1.2 Phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia 58

3.2 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 59

3.2.1 Thực trạng về tuân thủ về thời hạn lập và phân bổ dự toán 59

3.2.2 Thực trạng tuân thủ về qui trình lập và giao dự toán 61

3.2.2.1 Ban hành văn bản hướng dẫn dự toán 61

3.2.2.2 Về căn cứ lập dự toán 63

3.2.2.2.1 Vốn đầu tư phát triển 63

3.2.2.2.2 Chi thường xuyên 64

3.2.3 Thực trạng về chất lượng của các báo cáo dự toán 65

3.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 66

3.3.1 Kết quả điều tra, đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước 66

3.3.2 Tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển 67

3.3.3 Tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên 67

3.3.3.1 Định mức chi quản lý hành chính 68

3.3.3.2 Định mức chi sự nghiệp giáo dục 69

3.3.3.3 Chi sự nghiệp đào tạo 70

3.3.3.4 Chi sự nghiệp chi sự nghiệp y tế xã 71

3.3.3.5 Định mức chi các sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao 71

3.3.3.6 Định mức chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 72

3.3.3.7 Định mức chi đảm bảo xã hội 72

3.3.3.8 Định mức chi quốc phòng, an ninh 73

3.3.3.9 Định mức chi sự nghiệp kinh tế 74

3.3.4. Đánh giá hệ thống định mức phân bổ 75

3.3.4.1 Những điểm tích cực của định mức phân bổ chi thường xuyên 75

3.3.4.2 Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu 76

3.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 77

3.4.1 Thực trạng phân bổ vốn đầu tư phát triển 77

3.4.1.1 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư 78

3.4.1.1.1 Kết quả 78

3.4.1.1.2 Những bất cập, tồn tại 79

3.4.2 Thực trạng phân bổ ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên 80

3.4.2.1 Thực trạng phân bổ kinh phí chi thường xuyên của ngân sách

nhà nước 80

3.4.2.1.1 Những kết quả tích cực 81

3.4.2.1.2 Những bất cập, tồn tại 82

3.4.3 Thực trạng phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia và vốn bổ sung theo mục tiêu của Chính phủ 83

3.4.4 Nhận diện những nhu cầu chi quan trọng nhưng chưa được quan tâm bố trí vốn hợp lý 85

3.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2006 86

3.5.1 Khu vực nông lâm thuỷ sản 88

3.5.2 Khu vực công nghiệp xây dựng 89

3.5.3 Khu vực dịch vụ 90

3.5.4 Phân tích cơ cấu theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và

theo dự toán 93

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 96

4.1 HOÀN THIỆN PHÂN CẤP CÁC NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 96

4.1.1 Về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương 96

4.1.2 Về phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và một số nhiệm vụ chi theo mục tiêu 97

4.2 HOÀN THIỆN QUI TRÌNH LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 98

4.2.1 Về thời hạn lập và phân bổ dự toán 98

4.2.2 Về qui trình lập và giao dự toán 98

4.2.3 Về căn cứ lập dự toán 99

4.2.4 Nâng cao chất lượng các báo cáo dự toán 100

4.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010 100

4.4 HOÀN THIỆN CÁC CĂN CỨ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO

CÁC NHIỆM VỤ CHI GIAI ĐOẠN 2007 -2010 104

4.4.1 Hoàn thiện công tác phân bổ vốn đầu tư phát triển 104

4.4.1.1 Công tác phân bổ chi đầu tư phát triển đối với các công trình, dự án do tỉnh trực tiếp quản lý 104

4.4.1.1.1 Hoàn thiện việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ 104

4.4.1.1.2 Những ưu tiên phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh 105

4.4.1.2 Quản lý quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của Chính phủ 108

4.4.1.3 Xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi ĐTPT cân đối ngân

sách của các huyện 109

4.4.1.3.1 Yêu cầu đối với tiêu chí và định mức phân bổ 109

4.4.1.3.2 Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách huyện 110

4.4.1.3.3 Xác định số điểm của từng tiêu chí cụ thể 111

4.4.1.3.4. Xác định mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách

của từng huyện 113

4.4.2 Công tác phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước 114

4.2.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ 114

4.4.2.2 Phương pháp xây dựng định mức phân bổ ngân sách 114

4.4.2.3 Định mức phân bổ chi thường xuyên cho giai đoạn ổn định

năm 2007 - 2010 117

4.4.2.3.1 Lĩnh vực chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 118

4.4.2.3.2 Lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 120

4.4.2.3.3 Lĩnh vực chi sự nghiệp y tế 122

4.2.2.3.4 Lĩnh vực chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh

truyền hình, thể dục thể thao 122

4.4.2.3.5 Lĩnh vực chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 123

4.4.2.3.6 Lĩnh vực chi sự nghiệp an ninh quốc phòng 124

4.4.2.3.7 Lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế 125

4.5 CƠ CẤU PHÂN BỔ NHẰM GÓP PHẦN SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 126

4.5.1 Cân đối thu chi ngân sách nhà nước 126

4.5.2 Xây dựng cơ cấu phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh góp phần

thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế và xã hội đến năm 2010 127

4.5.2.1 Phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 127

4.5.2.2 Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2007 - 2010 129

4.5.2.3.1 Khu vực nông lâm thủy sản 130

4.5.2.3.2 Chi cho khu vực công nghiệp xây dựng 131

4.5.2.3.3 Chi cho khu vực dịch vụ 132

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135

1. KẾT LUẬN 135

2. KIẾN NGHỊ 136

2.1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh 136

2.2 Cơ quan Tài chính các cấp 138

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư 138

2.4. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước 139

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

doc168 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính mức chi bình quân 11 triệu đồng/xã mà chưa tính đến qui mô của mỗi xã trong từng huyện là chưa hợp lý. 3.3.3.6 Định mức chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình Tiêu thức phân bổ: tính theo số đài, trạm Định mức : - Đài Truyền thanh cấp huyện: 60-70 triệu đồng/năm. - Đài truyền thanh xã: Miền núi, vùng sâu: 4,7 triệu đồng/xã/năm. Đồng bằng, thành phố: 4,5 triệu đồng/xã/năm. Riêng kinh phí hoạt động các trạm phát lại truyền hình, trạm tiếp sóng vùng lõm của một số huyện xã miền núi được xem xét bổ sung riêng. Qua khảo sát ở các huyện, chúng tôi nhận thấy định mức này còn có sự khác biệt khá lớn so với nhu cầu chi thực tế nên cần phải xem xét, điều chỉnh trong quá trình xây dựng định mức của những năm sau. 3.3.3.7 Định mức chi đảm bảo xã hội Do số lượng đối tượng chính sách không đồng đều giữa các vùng nên địa phương đã tính theo mức chi thực tế theo chế độ cho số đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa… qui định tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ…. Chi thăm hỏi, chúc tết… nhân ngày thương binh, liệt sỹ, lễ, tết các gia đình và đối tượng có công cách mạng do NS tỉnh bổ sung. Ngoài chi theo chế độ nêu trên, bổ sung thêm kinh phí cho các hoạt động xã hội khác của huyện từ 90 - 100 triệu đồng/huyện/năm. Mức bổ sung cụ thể cho từng huyện căn cứ vào số dân, điều kiện KTXH, số đối tượng gia đình chính sách trên địa bàn của từng huyện… và khả năng cân đối của NS địa phương để xác định. Với cách tính định mức trên, qua điều tra chúng tôi nhận thấy các huyện chưa thực hiện nghiêm túc việc xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội đã làm cho mức tăng các đối tượng xã hội trong ba năm qua không tương đồng với mức tăng của số dân, tỉ lệ hộ nghèo, gia đình có công giữa các huyện. Với mức trợ cấp cho các đối tượng này lên đến 19,4 tỉ đồng/năm thì việc đảm bảo công bằng xã hội cho các đối tượng này giữa các huyện là điều cần xem xét để có hướng điều chỉnh hợp lý, triệt để. 3.3.3.8 Định mức chi quốc phòng, an ninh Chi hoạt động an ninh, quốc phòng ở cấp huyện chủ yếu là chi cho công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân, giáo dục phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo an ninh chính trị và an toàn trật tự, chi tuyển quân, công tác huấn luyện, tập huấn dân quân tự vệ, quân dự bị động viên,…. Địa phương đã tính theo huyện và số xã. - Chi hỗ trợ cho hoạt động quốc phòng, an ninh của mỗi huyện từ 120 - 150 triệu đồng/năm. Riêng chi cho diễn tập phòng thủ khu vực trên địa bàn được bổ sung riêng. - Chi an ninh - quốc phòng bình quân mỗi xã 16 triệu đồng (chưa gồm chi từ quỹ quốc phòng - an ninh). Riêng các xã có biên giới là 25 triệu đồng/xã/năm. Căn cứ qui mô dân số, đặc điểm tình hình KTXH, tình hình an ninh quốc phòng của mỗi huyện để xác định mức phân bổ phù hợp cho từng huyện. Qua ý kiến của UBND các huyện, chúng tôi có cơ sở để nhận định rằng khung định mức chi vừa thấp, vừa hẹp nên chưa thể hiện hết sự lệch nhu cầu chi cho hoạt động này giữa các huyện, nhất là các huyện có tình hình an ninh chính trị phức tạp Riêng chi NS thành phố Huế: mức chi bổ sung cho một số hoạt động sự nghiệp trong khung định mức chi nêu trên được tăng từ 1,8 đến 3,0 lần so với mức bình quân chung của các huyện tùy theo đặc thù của từng lĩnh vực. Với qui mô của đô thị loại I, việc qui định hệ số như trên là phù hợp. 3.3.3.9 Định mức chi sự nghiệp kinh tế Tiêu chí phân bổ: căn cứ khả năng của NSNN tỉnh có tính đến các chỉ tiêu kinh tế như diện tích đất nông nghiệp, số km đường giao thông, số km đê do địa phương quản lý, huyện xã có điều kiện KTXH khó khăn... Phân tích dự toán phân bổ cho thấy khó có thể kết hợp được các chỉ tiêu nêu trên trong khi xác định định mức nên việc phân bổ thực tế còn mang tính bình quân giữa các huyện và tất nhiên điều đó đã làm các huyện có cơ sở hạ tầng lớn có khó khăn về kinh phí. Đối với NS các huyện, trường hợp tính theo định mức nêu trên mà dự toán chi 2004 thấp hơn dự toán HĐND tỉnh giao năm 2003 (đã gồm bổ sung chêch lệch tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 03/NĐ-CP của Chính phủ) thì được tính lại bằng dự toán của năm 2003 nhằm tránh những biến động quá lớn về mức phân bổ NS đối với các huyện từng có mức chi lớn do thu NS tăng nhanh trong những năm trước là cần thiết có tác dụng khuyến khích động viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện, do một số định mức chi còn thấp; hơn nữa, do nhà nước ban hành nhiều chính sách, chế độ mới, giá cả có xu hướng tăng nhanh, nhiều nhiệm vụ chi đột xuất nên trong các năm 2005 và 2006, UBND tỉnh đã bổ sung thêm kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ ngoài định mức như chi trả chênh lệch tiền lương và phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP, Nghị định số 119/2005/NĐ-CP; tăng phụ cấp cán bộ xã không chuyên trách theo Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh, tăng 10% định mức chi hành chính; các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin để đảm bảo kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, …hoạt động cho sự nghiệp y tế xã, kinh phí phòng chống dịch bệnh; hỗ trợ kinh phí cho một số huyện để đảm bảo cho các hoạt động khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ phát triển làng nghề, phòng chống hạn mặn, kiến thiết thị chính huyện lỵ và đô thị Huế, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đường giao thông... Việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán khá lớn cho thấy cần có sự điều chỉnh cả về định mức chi NS lẫn việc rút kinh nghiệm điều hành thực hiện dự toán đã được HĐND tỉnh thông qua. 3.3.4. Đánh giá hệ thống định mức phân bổ 3.3.4.1 Những điểm tích cực của định mức phân bổ chi thường xuyên - Góp phần tăng cường tính pháp lý, tính minh bạch, tính ổn định của quá trình phân bổ chi thường xuyên NSNN tỉnh. - Tạo điều kiện để thực hiện phân phối công bằng, hợp lý các nguồn lực của NSNN cho các ngành, các huyện nhằm đạt được một số mục tiêu về phát triển xã hội, huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển, xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa, xã hội và thể dục thể thao. - Phân bổ phù hợp với khả năng NS, đảm bảo nhu cầu chi tối thiểu hợp lý. Ưu tiên tăng định mức chi cho một số ngành giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ theo chủ trương của Nhà nước. Đồng thời bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ KTXH, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Vận dụng vào tình hình thực tế, khả năng tài chính NS của mình, địa phương đã lựa chọn tiêu chí phân bổ dễ thực hiện được, có thể chấp nhận được đối với lần đầu tiên xây dựng ĐMPBNS. - Việc phân định “vùng ngân sách” thành các vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) là một ưu điểm của hệ thống ĐMPBNS. Góp phần hạn chế sự bất bình đẳng về nguồn tài chính giữa các vùng lãnh thổ một cách tốt hơn, sát thực hơn. - Việc quy định phân bổ NS cho từng lĩnh vực cụ thể, theo vùng miền và cho đến những đối tượng thụ hưởng về cơ bản đã hướng tới việc phân bổ NS hợp lý giữa các địa phương. Khi thực hiện phân bổ NS cho các cấp theo từng lĩnh vực cụ thể đã bước đầu giảm dần tình trạng “xin - cho” NS vốn tồn tại đã lâu trong cơ chế quản lý NS nói chung ở nước ta. - Chưa xây dựng được tiêu chí phân bổ vốn ĐTPT và vốn sự nghiệp kinh tế. Nhiều lĩnh vực chi ban hành khung định mức rộng và các nguyên tắc, tiêu thức, chỉ tiêu KTXH làm căn cứ để phân bổ chưa được lượng hóa cụ thể. 3.3.4.2 Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu Mức chi cụ thể cho từng đơn vị, từng địa phương trong khung định mức được xác định cùng với việc phân bổ dự toán chi NSNN tỉnh hàng năm để trình HĐND tỉnh là chưa thật hợp lý và đảm bảo chặt chẽ trong chừng mực phát sinh vận dụng. - Tiêu chí phân bổ NS chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào (biên chế, quỹ lương, số đơn vị..) mà chưa chú trọng đến hiệu quả phân bổ theo đầu ra, kết quả. - Chưa xây dựng định mức chi cho một số sự nghiệp của tỉnh mà có thể tính định mức như hoạt động đào tạo của các trường, một số hoạt động y tế, mỗi khoảng chênh lệch hoạt động của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh… Những sự nghiệp này được xem xét bố trí mức chi cụ thể theo nhiệm vụ và khả năng cân đối NS hàng năm do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định là chưa thật hợp lý. Cần nghiên cứu định mức của các cơ quan Trung ương và các tỉnh bạn để xem xét qui định định mức chi phù hợp [36]. - Các khoản chi cho con người chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu chi thường xuyên hoạt động quản lý hành chính nên việc xây dựng ĐMPBNS huyện có thể theo chỉ tiêu biên chế - tiền lương làm chỉ tiêu chủ yếu nhưng đồng thời phải tính đến số dân như là chỉ tiêu bổ sung khi xem xét mức chi cụ thể. - Việc xây dựng định mức chi dựa trên yếu tố đầu vào trong một số trường hợp làm cho đơn vị SDNS có suy nghĩ rằng mục tiêu quan trọng nhất của công tác phân bổ NSNN trong nhiều trường hợp là để tiêu hết tiền mà không quan tâm đầy đủ đến kết quả. Việc điều chỉnh linh hoạt giữa các mục tiêu, nội dung sử dụng NS, thậm chí ngay trong một đơn vị sử dụng NS để nâng cao hiệu quả còn bị hạn chế bởi thủ tục hành chính và các những cản trở khác. * Về việc lựa chọn các tiêu chí xác định ĐMPBNS: + Tiêu chí dân số: Mỗi địa phương có những đặc thù riêng về cơ cấu, mật độ dân số, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa nên chỉ phân bổ căn cứ theo tiêu chí dân số đơn thuần thì khó đảm bảo được sự công bằng, đôi khi còn mang tính cào bằng trong phân bổ nguồn lực. Do vậy, ngoài tiêu chí dân số, hệ thống ĐMPBNS hiện hành cần dựa vào các tiêu chí quan trọng khác phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể. + Tiêu chí biên chế: Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế, số đối tượng xã hội, số đài trạm dễ gây ra hiện tượng xin tăng biên chế hoặc tự xét duyệt tăng đối tượng trợ cấp xã hội, không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt ở một số ngành còn thiếu căn cứ xây dựng định mức biên chế hợp lý thì việc phân bổ kinh phí theo biên chế càng bộc lộ nhiều nhược điểm. 3.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 3.4.1 Thực trạng phân bổ vốn đầu tư phát triển Chi ĐTPT giai đoạn 2001 – 2006 đạt 4.272,1 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 51,1% tổng chi NSNN của tỉnh. Tuy tỉ trọng chi ĐTPT từ NSNN trên chi đầu tư toàn xã hội có giảm so với kỳ trước (26,1% xuống còn 24,1%) nhưng tỉ lệ tăng chi ĐTPT vẫn đạt 178,1%, trong đó chi cho các chương trình trọng điểm lên đến 276 %, cao hơn tỉ lệ tăng chi đầu tư toàn bộ xã hội là 201,8%. Bảng 3.7: Chi đầu tư phát triển qua các giai đoạn TT Chỉ tiêu Giai đoạn 1995 – 2000 (tỉ đồng) Giai đoạn 2001 – 2006 (tỉ đồng) Tỉ lệ tăng giữa hai giai đoạn (%) 1 Tổng chi NSNN tỉnh 3.271,0 8.361,2 155,6 Trong đó: - Chi ĐTPT - Chi chương trình trọng điểm 1.536,0 691,0 4.272,1 2.605,0 178,1 276,0 2 Chi đầu tư toàn xã hội 5.886,0 17.762,0 201,8 3 Tỉ trọng (%) - Chi ĐTPT/tổng chi NSNN tỉnh - Chi ĐTPT/chi ĐT toàn xã hội 47,0 26,1 51,1 24,1 - Chi CT trọng điểm/ Chi ĐTPT 45,0 61,0 Nguồn: Sở Tài chính, Cục Thống kê 3.4.1.1 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư 3.4.1.1.1 Kết quả Nhờ nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nói chung và vốn ĐTPT giai đoạn 2001 – 2006 tăng mạnh so với giai đoạn 1995 – 2000 đi đôi với chuyển dịch cơ cấu phân bổ vốn đầu tư, nâng cao một bước chất lượng, hiệu quả đầu tư nên theo báo cáo của địa phương về một số thành tựu KTXH đã đạt được như sau: - Đã ưu tiên đến 61% tổng chi ĐTPT để đầu tư theo các chương trình KTXH trọng điểm. Phần lớn các công trình quan trọng về giao thông, thủy lợi, điện, nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, thể dục thể thao... đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng. - Tăng kinh phí cho công tác quy hoạch và rà soát qui hoạch, từ qui hoạch phát triển tổng thể KTXH toàn tỉnh, các huyện đến các qui hoạch ngành, lĩnh vực, qui hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn tỉnh và các huyện... (tỉ trọng vốn cho công tác qui hoạch tăng từ 0,7% năm 2001 lên 1,05% năm 2006). Riêng vốn qui hoạch phát triển ngành, lãnh thổ tăng gấp 3,1 lần so với giai đoạn 1996 – 2000. - Cơ cấu chi ĐTPT chuyển dần theo hướng NSNN tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội; chi đầu tư cho giáo dục đào tạo, y tế, ứng dụng khoa học công nghệ có tỉ lệ ngày càng cao (tỷ trọng tăng từ 72,7% năm 2001 lên 92,8 % năm 2006). - Chi đầu tư phục vụ phát triển kinh tế (khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…) tăng 5,1 lần so với cùng kỳ các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. - Thông qua nguồn vốn chương trình mục tiêu về giảm nghèo, vốn của các dự án giảm nghèo, vốn chương trình 5 triệu ha rừng, đã đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa góp phần xóa đói giảm nghèo, khai thác tiềm năng thế mạnh về phát triển ngành nghề, khai thác tài nguyên của các vùng đất còn nhiều tiềm năng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. 3.4.1.1.2 Những bất cập, tồn tại Tuy đạt được những kết quả tương đối khả quan nêu trên, thực trạng công tác phân bổ NSNN cho ĐTPT đối chiếu với các qui định quản lý vốn đầu tư hiện hành, theo chúng tôi vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế do nhiều nguyên nhân cần phải sớm khắc phục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. - Tổng mức vốn đầu tư từ nguồn NSNN còn hạn chế (chiếm 24,1% tổng mức đầu tư toàn xã hội). Ngân sách tỉnh vay đầu tư còn lớn (dư nợ vay đầu tư bằng 1,2 lần vốn XDCB hàng năm của NSĐP, vượt 4 lần so với qui định của Luật NSNN). - Do kế hoạch KTXH giai đoạn 2001 - 2006 còn thiếu cụ thể, chưa gắn chặt kế hoạch với tác động thị trường, chưa cân đối được nguồn lực một cách vững chắc nên việc phân bổ vốn chủ yếu theo kế hoạch của từng công trình, dự án mà chưa tính đến sự phù hợp qui hoạch, định hướng kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh đã được phê duyệt. - Chưa xây dựng được cơ cấu phân bổ vốn đầu tư của NSNN tỉnh trong dài hạn một cách hiệu quả; chưa có tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư theo lãnh thổ, định hướng phân bổ theo ngành chưa rõ ràng. - Thiếu vốn cho việc đầu tư đồng bộ một số chương trình, công trình cơ sở hạ tầng chủ lực, cấp thiết phục vụ đẩy nhanh phát triển KTXH của tỉnh, nhất là hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ và du lịch, công nghệ thông tin và phụ trợ. - Chưa quan tâm bố trí vốn đầu tư nhằm hỗ trợ thực hiện mạnh mẽ chính sách xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao… NSNN tiếp tục đầu tư ở một số lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa mà trên thực tế có thể huy động nguồn vốn đầu tư khác. - Có gần 42% công trình nhóm C bố trí vốn thanh toán trên 2 năm, trên 185 công trình nhóm C đã hoàn thành đưa vào sử dụng trên 1 năm nhưng chưa có đủ vốn thanh toán; phần lớn các công trình giao thông lớn nội đô thị mới bố trí được vốn bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đã triển khai đầu tư,... đã cho thấy việc phân bổ vốn đầu tư dàn trải chậm được khắc phục, quá trình đầu tư kéo dài nên hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Nhiều dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng vượt quá khả năng bố trí vốn của NSĐP nên chậm được triển khai hoặc triển khai kéo dài. - Chưa xác định rõ cơ quan đầu mối làm nhiệm vụ lồng ghép các nguồn vốn (vốn NSTW, NSĐP, vốn tài trợ…) để đầu tư hoàn chỉnh các dự án, nhất là các dự án thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo, hạ tầng đô thị... của các ngành, các cấp chưa được quan tâm đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Các cơ quan tham mưu phân bổ vốn đầu tư chưa làm tốt công tác chuẩn bị số liệu, tình hình, các chỉ tiêu KTXH, thuyết minh tính hiệu quả, tính cấp thiết nhằm tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh quyết định việc phân bổ vốn đầu tư. Chưa thực sự coi trọng việc nghiên cứu chuẩn bị đầu tư và đánh giá hiệu quả KTXH của dự án trước khi quyết định đầu tư. - Việc ghi vốn đầu tư hàng năm của nhiều công trình khi chưa được phê duyệt dự án hoặc phê duyệt thiết kế, dự toán, đấu thầu (23% số công trình),… là không theo đúng qui định của Chính phủ về điều kiện được ghi vốn đầu tư và đó là nguyên nhân đã gây ra tình trạng tập trung xây dựng vào cuối năm, chậm giải ngân vốn, thường xuyên phải điều chỉnh dự toán phân bổ vốn đầu tư.Việc điều chỉnh dự án đầu tư, thiết kế, dự toán còn khá phổ biến đã ảnh hưởng không tốt đến thực hiện kế hoạch đầu tư. - Còn xảy ra tình trạng chạy vốn đầu tư. Việc phân bổ vốn đầu tư chưa được công khai, minh bạch đầy đủ. 3.4.2 Thực trạng phân bổ ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên 3.4.2.1 Thực trạng phân bổ kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước Kết quả số liệu chi thường xuyên phân theo ngành giai đoạn 2001 – 2006. Biểu 3.8: Chi thường xuyên phân theo ngành giai đoạn 2001- 2006 Chỉ tiêu Tổng NSNN phân bổ GĐ 2001- 2006 Trong đó Giá trị (tỉ đồng) TTr (%) Năm 2001 (tỉ đồng) Năm 2006 (tỉ đồng) Tốc độ tăng BQ năm (%) Tổng chi thường xuyên 4.089,1 100,0 471,4 1.005,5 16,4 Trong đó: Giáo dục đào tạo 1583,9 38,7 166,1 411,9 20,0 Y tế và hoạt động xã hội 487,4 11,9 57,3 120,9 16,1 Khoa học công nghệ 44,1 1,1 6,4 9,9 9,8 Văn hóa và thể thao 278,7 6,8 30,0 41,5 6,7 Sự nghiệp kinh tế 671,8 16,4 94,1 153,2 10,2 Quản lý NN, Đảng, ĐT 941,9 23,0 107,8 242,3 17,5 Hỗ trợ cho các hội 81,3 2,0 9,7 25,8 21,6 Nguồn: Sở Tài chính Qua số liệu trên, từ đánh giá, khảo sát thực tế và phân tích chi tiết dựa trên các báo cáo tổng hợp, báo cáo quyết toán NSNN của các ngành, chúng tôi rút ra những nhận xét về kết quả và các vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh như sau: 3.4.2.1.1 Những kết quả tích cực - Tổng mức và cơ cấu chi thường xuyên cho các sự nghiệp giáo dục, y tế tăng khá nhanh trong giai đoạn 2001 – 2006. Trong đó, tỉ trọng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng từ 35,2% trên chi thường xuyên năm 2001 lên đến 41% năm 2006, tỉ lệ tăng 20%/năm đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cho hoạt động dạy và học; tăng chi sự nghiệp y tế đảm bảo ở mức 16,1%; đủ kinh phí mua BHYT cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; kinh phí khoa học công nghệ đảm bảo ở mức 1,1% chi NSĐP, bước đầu đã có một số dự án khoa học công nghệ được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả. - Trong từng sự nghiệp, tỉ trọng chi trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp ngày càng cao (ngành giáo dục đào tạo tăng từ 94,7% trên tổng chi sự nghiệp của ngành năm 2001 lên đến 97,6% năm 2006, khoa học công nghệ từ 62% lên 78%, y tế từ 93% lên 96,9%, văn hóa thông tin từ 87% lên 94%, chi sự nghiệp kinh tế từ 87% lên 91,7%). - Tăng kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư (năm 2001, 2002 chưa bố trí nhưng đến năm 2006 đạt khoảng 3,75 tỉ đồng); kinh phí khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp từ 300 triệu đồng lên 1.950 triệu đồng; tăng kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu sử dụng giống mới trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp từ 2.600 triệu đồng lên 5.760 triệu đồng… 3.4.2.1.2 Những bất cập, tồn tại - Tỉ trọng chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể trên chi thường xuyên tăng từ 22,9% năm 2001 lên 24,1% năm 2006, tỉ lệ tăng chi hàng năm đạt 17,5 % cao hơn tỉ lệ tăng các sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý chưa đạt hiệu quả mong muốn là không hợp lý. Chi tiêu cho bộ máy quản lý hành chính còn khá lớn do tăng biên chế, tăng đầu mối và lãng phí còn nhiều (chi quản lý ngoài quỹ lương chiếm tỉ trọng 55% trên tổng chi hành chính). Chi tiếp khách đoàn ra đoàn vào, hội họp chiếm tỉ trọng lên đến 18% chi quản lý hành chính là khá cao so với mức chi bình quân chung cả nước. - Chi cho hoạt động đảm bảo an ninh chính trị và quốc phòng ở địa phương có xu hướng ngày càng lớn (tỉ trọng chi hỗ trợ cho hoạt động quốc phòng an ninh, không tính phần NSTW đảm bảo tăng từ 2% lên đến 3,5%) là chưa phù hợp, mức tăng còn lớn. - Huế là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước nhưng tỉ trọng chi cho sự nghiệp văn hóa giảm từ 6,4% xuống còn 4,1%, mức tăng chi hàng năm còn thấp là không tương xứng. - Chi hỗ trợ cho một số tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có tỉ lệ tăng ở mức cao nhất (21,6 %/năm) cho thấy có sự không phù hợp với xu hướng điều chỉnh cơ cấu chi NSNN, cần phải xem xét giảm. - Các cơ chế, chính sách về giao quyền tự chủ tài chính về thực chất đã trao quyền chủ động cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong việc phân bổ NS nhằm thúc đẩy phát triển các hoạt động sự nghiệp đi đôi với gắn kết quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ được giao chưa được triển khai đồng bộ ở phần lớn các đơn vị sự nghiệp có thu của tỉnh, năm 2006 chỉ mới triển khai được 35% số đơn vị. Việc thí điểm triển khai khoán chi hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tiết kiệm chi, tăng thu nhập chưa được các Sở, UBND các huyện quan tâm nên qua ba năm chỉ có 6 đơn vị triển khai. - Các khoản chi NSNN còn mang tính bao cấp, bao biện tiếp tục còn tồn tại ở một số lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, y tế, thể dục thể thao… làm cho khả năng đảm bảo kinh phí NSNN ở một số ngành KTXH có nhiều khó khăn, đồng thời cũng làm giảm cơ hội đầu tư của các các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào lĩnh vực này. 3.4.3 Thực trạng phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia và vốn bổ sung theo mục tiêu của Chính phủ Kết quả số liệu phân bổ như sau: Bảng 3.9: Phân bổ vốn CTMTQG và vốn TW cấp theo mục tiêu Chỉ tiêu Tổng NSNN phân bổ GĐ 2001 - 2006 Trong đó Giá trị (tỉ đồng) TTr (%) Năm 2001 (tỉ đồng) Năm 2006 (tỉ đồng) Tốc độ tăng BQ năm (%) Tổng chi NSNN 8.361,2 100,0 1.036,6 2.028,9 14,4 Trong đó: chi CT MT QG, MT khác 1.096,0 13,1 64,8 272,6 33,1 - Chi CTMTQG 394,5 4,7 51,3 93,9 12,8 - Mục tiêu XDCB 701,5 8,4 13,5 178,7 67,5 Nguồn: Sở Tài chính Đối chiếu với dự toán vốn của các chương trình do Trung ương giao, chúng tôi nhận thấy UBND tỉnh đã sử dụng vốn đúng mục đích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mang lại cũng có một số điểm tồn tại về phân cấp quản lý, cần có sự điều chỉnh. Những kết quả đạt được: - Nguồn vốn CTMTQG, vốn XDCB theo mục tiêu với mức tăng bình quân 33,1%/năm và chiếm tỉ trọng 13,1% trên tổng chi NSNN, trong đó chi CTMTQG có tỉ lệ tăng bình quân hàng năm 12,8 % và vốn XDCB có tỉ lệ tăng 67,5 % là một kênh vốn hết sức quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số mục tiêu cấp bách về phát triển KTXH của tỉnh, nhất là mục tiêu về giáo dục, đào tạo, văn hóa, phòng chống các bệnh xã hội, xóa đói giảm nghèo… - Vốn trung ương bổ sung có mục tiêu cho ĐTPT hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, hạ tầng thủy sản, kiến cố hóa trường học, hạ tầng các xã nghèo bãi ngang, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin với qui mô vốn tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt tỉ trọng 58% chi ĐTPT từ nguồn NSNN cho thấy ý nghĩa to lớn của các chương trình này đối với địa phương. Những bất cập: - Do Chính phủ quyết định cơ cấu các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia nên HĐND, UBND tỉnh chỉ phân bổ chi tiết nhằm triển khai thực hiện chương trình, không có thẩm quyền điều hòa nguồn vốn giữa các chương trình nên việc phân bổ vốn có lúc chưa sát nhu cầu vốn thực tế ở địa phương. - Nhiều chương trình mục tiêu trùng lắp với nhiệm vụ chi đầu tư và chi thường xuyên của NSĐP nên việc lồng ghép của các nguồn vốn trong khâu lập, phân bổ dự toán, giải ngân, quyết toán của cơ quan tài chính nói chung và đơn vị sử dụng NS nói riêng còn nhiều khó khăn. Một số huyện, xã miền núi được tập trung quá nhiều nguồn lực, gây chồng chéo trong quá trình thực hiện đầu tư trong lúc một số xã nghèo trung du ven biển khác lại rất thiếu vốn. - Các chủ chương trình có xu hướng muốn sử dụng hết vốn nhằm tránh bị mất vốn mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và mục tiêu tổng thể mà chương trình đã đặt ra. - Việc phân bổ vốn của Chính phủ cho các tỉnh còn mang tính bình quân, chưa tính đến các yếu tố đặc thù của một số tỉnh cần ưu tiên tăng mạnh vốn đầu tư để thực hiện nhanh chóng một số mục tiêu cần vốn lớn như trùng tu di tích, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch,… 3.4.4 Nhận diện những nhu cầu chi quan trọng nhưng chưa được quan tâm bố trí vốn hợp lý Qua đánh giá, tổng hợp các nhu cầu chi chưa được giải quyết kịp thời ở các Sở, các đơn vị sử dụng NS và phân tích của mình, chúng tôi nhận thấy: - Hệ thống thủy lợi chủ yếu tập trung đầu tư cho cây lúa, chưa đủ khả năng thực hiện đa chức năng, phục vụ cho các cây trồng khác, cho phòng chống cháy rừng. NSNN chỉ mới đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên thiết yếu nhất cho phần lớn hoạt động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, công tác duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi còn cần kinh phí khá lớn. Chi sự nghiệp thủy sản chưa đáp ứng kinh phí tăng cường cho hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đầu tư cho bảo vệ môi trường, kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh chưa cao. - Thừa Thiên Huế có địa bàn phức tạp, chia cắt mạnh, qui hoạch các tuyến giao chưa hợp lý… nên nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển giao thông là rất lớn. Thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông nhằm mở rộng khai thác quỹ đất phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Do thiên tai lũ lụt nên hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh chóng làm chi phí duy tu bảo dưỡng phát sinh lớn. - Công tác xã hội hóa còn yếu. Cán bộ có trình độ cao trong toàn hệ thống giáo dục còn ít. Cơ sở vật c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010.doc
Tài liệu liên quan