MỤC LỤC. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.v
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC.4
1.1. Chi ngân sách nhà nước và vai trò của quản lý chi NSNN đối với phát triển
nền kinh tế.4
1.1.1. Các khái niệm. 4
1.1.2. Đặc điểm của quản lý chi NSNN. 7
1.1.3. Vai trò của quản lý chi NSNN đối với phát triển nền kinh tế. 8
1.2. Nội dung của quản lý chi Ngân sách nhà nước .11
1.2.1. Lập dự toán chi NSNN. 11
1.2.2. Chấp hành dự toán chi NSNN . 15
1.2.3. Quyết toán chi NSNN. 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi NSNN .21
1.3.1. Các nhân tố bên trong. 21
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài. . 22
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN trong nước và quốc tế.23
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trên thế giới . 23
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước . 27
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra. 29
Kết luận chương 1 .31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .32
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh .32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. 32
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh. 34
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội . 37
107 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cân đối
ngân sách
Số chi
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số chi
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
2008 4.911,70 1.610,50 32,79% 2.174,90 44,28%
2009 6.751,40 2.907,60 43,07% 2.782,90 41,22%
2010 10.578,80 4.739,70 44,80% 3.411,10 32,24%
2011 16.003,30 5.981,80 37,38% 5.764,30 36,02%
2012 18.368,80 6.532,10 35,56% 7.320,90 39,86%
Tổng cộng 56.614,00 21.771,70 38,46% 21.454,10 37,90%
(Nguồn: Sở Tài chính Quảng Ninh)
Hình 2.4. Chi ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, chi ngân sách địa phương của tỉnh Quảng Ninh
tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2008, quy mô chi NSĐP mới đạt 4.911,7 tỷ
đồng thì đến năm 2012 quy mô chi NSĐP đã tăng lên đến 18.368,8 tỷ đồng, tăng
373,9%. Trong 5 năm từ 2008-2012, chi cân đối NSĐP thực hiện 56.614 tỷ đồng,
tăng bình quân 40%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng bình quân 45%/năm,
chi thường xuyên tăng bình quân 36,6% năm. Về cơ bản chi NSNN đã đáp ứng
được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chi thường xuyên trong 5 năm 2008-2012 đã thực hiện đạt 21.454,10 tỷ
đồng, chiếm 37,9% tổng chi cân đối NSĐP. Các khoản chi nhằm đảm bảo các hoạt
động của các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; các khoản chi đảm bảo an ninh quốc
phòng và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội được đảm bảo.
43
Chi đầu tư phát triển trong 5 năm 2008-2012 thực hiện 21.771,7 tỷ đồng,
chiếm 38,46% tổng chi cân đối NSĐP. Đầu tư hạ tầng cơ sở được củng cố và tăng
cường, các tuyến đường, đê biển, kè biên giới, cảng biển, hạ tầng du lịch... nhờ đó được
tăng cường lên một mức mới. Giao thông nông thôn khá phát triển, đặc biệt là giao
thông ở các vùng miền núi, vùng có nguyên liệu chế biến. Các khu công nghiệp như:
Khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và thành phố Móng Cái
được quan tâm bố trí vốn để đầu tư.
Nhìn chung, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm chỉ đạo
các cấp các ngành, các địa phương khai thác nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách
và thực hiện phân bổ cơ cấu nguồn lực cho các nhiệm vụ chi ngân sách tương đối
hợp lý nên đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giữ
vững ổn định tài chính. Việc phân bổ vốn đầu tư theo hướng ưu tiên cho kết cấu hạ
tầng kinh tế như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước trên địa bàn đã tạo điều kiện hình
thành các ngành then chốt, các công trình thuộc ngành kinh tế mũi nhọn ... đã tác
động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo ra môi trường và điều kiện
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn.
2.2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên
Bảng 2.3. Kế hoạch giao dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2008 -2012
ĐVT: Tỷ đồng
TT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Cộng 1.968,80 2.362,20 3.157,20 5.379,80 6.595,41
1 Chi sự nghiệp kinh tế 206,5 277,9 396,3 1.018,20 1.150,43
2 Chi SN giáo dục, đào tạo 891,9 997 1.296,30 1.702,80 2.154,67
3 Chi SN y tế 196,3 232,8 369,9 627,5 1.159,14
4 Chi SN khoa học và CN 13,2 14,8 16,6 26,3 34,66
5 Chi đảm bảo xã hội 99,6 116 133,8 264 267,79
6 Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể 365,4 505,3 677 1.252,60 1.324,31
7 Chi SN văn hoá thông tin 95 104 130 198,00 162,00
8 Chi an ninh - quốc phòng 55 72,3 88,4 138,2 254,68
9 Chi bù lỗ, trợ giá mặt hàng CS 12,6 12,6 12,6 50,4
10 Chi khác ngân sách 33,3 29,9 36,2 101,5 87,91
44
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện so với kế hoạch giao dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2008-2012
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
TT CHỈ TIÊU Thực hiện (tỷ
đồng)
%
so
KH
Thực
hiện (tỷ
đồng)
% so
KH
Thực
hiện (tỷ
đồng)
% so
KH
Thực
hiện (tỷ
đồng)
% so
KH
Thực
hiện (tỷ
đồng)
% so
KH
Cộng 2.174,90 110 2.782,90 118 3.411,10 108 5.764,40 104 7.320,90 111
1 Chi sự nghiệp kinh tế 280,9 136 503,4 181 409,6 103 801,8 74 1.058,40 92
2 Chi SN giáo dục, đào tạo 903,3 101 1.019,60 102 1.304,90 101 1.785,70 105 2.305,50 107
3 Chi SN y tế 228,4 116 273,5 117 405,4 110 918,3 146 1.217,10 105
4 Chi SN khoa học và công nghệ 15 114 16,4 110 18,7 113 28,2 107 50,6 146
5 Chi đảm bảo xã hội 101,6 102 117,2 101 145,5 109 297,3 113 302,6 113
6 Chi QL hành chính, Đảng, Đoàn thể 406,6 111 587,7 116 808,4 119 1.318,40 105 1.652,20 116
7 Chi SN văn hoá thông tin 104,5 110 135,6 130 146,2 112 238,20 120 305,30 138
8 Chi an ninh - quốc phòng 85,8 156 80,6 111 120,6 136 269,4 124 315,8 124
9 Chi bù lỗ, trợ giá mặt hàng CS 14,6 115 16,2 129 5,7 45 5 33
10 Chi khác ngân sách 34,2 103 32,7 109 46,1 128 102,1 101 113,4 129
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Ninh
45
Trong các năm qua việc thực hiện dự toán chi thường xuyên luôn đạt và vượt kế
hoạch đề ra so với dự toán Trung ương giao, dự toán tỉnh giao và năm sau luôn tăng hơn
so với năm trước. Chi thường xuyên trong 5 năm 2008-2012 đã thực hiện đạt 21.454,1 tỷ
đồng, trong đó đã quan tâm bố trí kinh phí cho sự nghiệp phát triển kinh tế; kinh phí chi
sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính...
Số liệu Bảng 2.4 cho thấy chi thường xuyên hàng năm cũng được tính toán
cân đối và bảo đảm mức chi hợp lý. Năm 2008 chi thường xuyên của tỉnh Quảng
Ninh đạt 110% dự toán, chiếm 44,28% tổng chi cân đối NSĐP. Năm 2009 thực hiện
đạt 118% dự toán, chiếm 41,22% tổng chi cân đối NSĐP. Năm 2010 thực hiện đạt
108% dự toán, chiếm 32,24% tổng chi cân đối ngân sách địa phương. Năm 2011
thực hiện đạt 104% dự toán, chiếm 36,02% tổng chi cân đối ngân sách địa phương .
Năm 2012 thực hiện đạt 111% dự toán, chiếm 39,86% tổng chi cân đối ngân sách
địa phương. Bình quân hàng năm chi thường xuyên chiếm khoảng 37,90% tổng chi
cân đối NSĐP. Bên cạnh đó, việc quản lý chi thường xuyên vẫn còn một số tồn tại ở
tất cả các khâu lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách:
2.2.3.1. Thực trạng việc lập dự toán chi thường xuyên.
Trong giai đoạn 2008-2012, quá trình lập dự toán chi thường xuyên tại tỉnh
Quảng Ninh đã chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, căn cứ mà Bộ Tài chính
đã quy định. Xây dựng định mức chi các lĩnh vực dựa vào nhiệm vụ phát triển KT-
XH của tỉnh, căn cứ vào đặc điểm của từng vùng và định mức chi do UBND tỉnh
Quy định, cụ thể:
a) Định mức chi quản lý hành chính giai đoạn 2007 - 2010.
Thực hiện theo Nghị quyết số 10/2006/NQ-HĐND ngày 13/12/2006 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách, bao gồm Tỷ lệ (%) điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách; Định mức
phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2007 và thời kỳ ổn
định ngân sách 2007 - 2010;
46
Bảng 2.5. Định mức chi quản lý hành chính cấp tỉnh giai đoạn 2007 - 2010
TT Tiêu chí Định mức phân bổ (Trđ/biên chế/năm)
1 - Trên 50 biên chế 37,5
2 - Từ 41 đến 50 biên chế 39,5
3 - Từ 31 đến 40 biên chế 41,5
4 - Từ 21 đến 30 biên chế 43,5
5 - Từ 11 đến 20 biên chế 45,5
6 - Từ 10 biên chế trở xuống 53,5
Bảng 2.6. Định mức chi quản lý hành chính cấp huyện giai đoạn 2007 - 2010
TT Vùng Định mức phân bổ (Trđ/biên chế/năm)
1 Thành phố trực thuộc tỉnh 37,5
2 Núi thấp, vùng sâu 39,5
3 Núi cao, hải đảo 41,5
4 Vùng còn lại 43,5
Bảng 2.7. Định mức chi quản lý hành chính cấp xã giai đoạn 2007 - 2010
TT Lĩnh vực chi ĐVT Phường Thị trấn
Xã miền
núi cao,
hải đảo
Các xã
còn lại
1 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo Trđ/XP 10 10 12 10
2 Sự nghiệp văn hoá thông tin Trđ/XP 10 18 18 15
3 Chi đảm bảo xã hội Trđ/XP 10 20 18 15
4 Chi an ninh Trđ/XP 20 25 20 20
5 Chi Quốc Phòng Trđ/XP 10 15 20 15
6 Sự nghiệp kinh tế Trđ/XP 20 20 25 30
7 Chi khác ngân sách xã Trđ/XP 15 15 10 12
8 Chi quản lý hành chính , Đảng, đoàn thể
- Lương và các khoản có tính chất như lương được tính trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao và các quy định hiện hành
- Chi khác đảm bảo bộ máy được tính tối thiểu bằng 70% trên tổng quỹ lương
- Các khoản phụ cấp: Trưởng thôn, khu; Bí thư, ... được tính theo chế độ hiện hành.
47
Nhìn chung, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2007-2010 ban hành
theo Nghị quyết số 10/2006/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh về cơ bản đã
quán triệt được nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng
cân đối địa phương, đồng thời khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tạo điều kiện
chủ động cho các ngành, các cấp, các đơn vị xây dựng và quyết định ngân sách của
mình, khuyến khích các địa phương tăng cường công tác quản lý tài chính ngân
sách, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng ngân sách có hiệu quả, góp phần
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa
phương theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp.
Hệ thống định mức giai đoạn 2007-2010 cũng còn một số hạn chế sau:
- Căn cứ để xây dựng định mức phân bổ ngân sách chưa có cơ sở khoa học
vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều
khi vẫn còn mang tính bình quân. Việc sử dụng các công cụ phân tích, thống kê
trong quá trình xây dựng định mức còn rất hạn chế. Định mức phân bổ ngân sách
cho khối huyện phần lớn dựa trên tiêu chí dân số, chưa xem xét đến điều kiện kinh
tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng vùng. Một số nội dung chi không có định
mức cụ thể mà chỉ quy định một tỷ lệ % nhất định (như chi sự nghiệp kinh tế được
tính 10%/chi thường xuyên, chi khác ngân sách tính tối đa bằng 2%/tổng chi thường
xuyên) là chưa hợp lý. Hiện nay việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách thực
chất là cân đối ngân sách chung toàn tỉnh rồi mới phân bổ lại cho cấp huyện.
- Còn một số định mức phân bổ chưa sát thực tiễn nên trong quá trình chấp
hành dự toán một số đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn. Thể hiện rõ nhất
là định mức chi trong lĩnh vực chi quản lý hành chính thấp, nên một số nhu cầu chi
chưa được đáp ứng, nhất là đối với các đơn vị có tổng hệ số lương cao. Hạn chế này
khiến ngành tài chính phải xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên mới đảm bảo
kinh phí hoạt động của các cơ quan, đơn vị dẫn đến việc thực hiện chi quản lý hành
chính thực tế thường cao hơn so với dự toán được giao.
- Một số nội dung chi chưa xây dựng được định mức phân bổ như mua sắm,
sửa chữa lớn tài sản cố định. Việc bố trí kinh phí cho các nội dung chi này chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm và trình độ đàm phán của đơn vị dự toán với cơ quan tài
48
chính. Nguyên nhân của hạn chế này thường là do khả năng ngân sách chưa thể cân
đối được khi xây dựng định mức.
- Định mức phân bổ chưa phân định rõ những nội dung chi nào đã có trong định
mức, những nội dung nào phát sinh không thường xuyên được tính ngoài định mức.
Ngoài ra, định mức chậm được sửa đổi dẫn đến hàng năm phải bố trí thêm dự toán
ngoài định mức, kể cả bổ sung cho những nội dung chi có tính chất thường xuyên.
- Đối với việc xây dựng định mức sử dụng ngân sách: Theo quy định của
Luật NSNN số 01/2002/QH11 (Điều 25) quy định HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ,
quyền hạn: “Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ”. Tuy nhiên cho đến nay Trung
ương vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết cho các địa phương được ban hành
những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nào. Thực tế hiện nay, HĐND tỉnh Quảng
Ninh cũng đã tự quy định một số chế độ, định mức chi tiêu riêng ngoài quy định của
Trung ương như: trợ cấp cho giáo viên mầm non ngoài công lập, chế độ đào tạo thu
hút nhân tài, chế độ đào tạo cho lao động nông thôn
b) Định mức chi quản lý hành chính giai đoạn 2011 - 2015.
Thực hiện theo Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của
HĐND khoá XI, kỳ họp thứ 22 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp
ngân sách; tỷ lệ (%) điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách; định mức phân bổ
dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân
sách 2011 - 2015.
Bảng 2.8. Định mức chi quản lý hành chính cấp tỉnh giai đoạn 2011 - 2015
TT Tiêu chí Định mức phân bổ (Trđ/biên chế/năm)
1 - Trên 50 biên chế 77
2 - Từ 41 đến 50 biên chế 80
3 - Từ 31 đến 40 biên chế 83
4 - Từ 21 đến 30 biên chế 86
5 - Từ 11 đến 20 biên chế 88
6 - Từ 10 biên chế trở xuống 100
49
Bảng 2.9. Định mức chi quản lý hành chính cấp huyện giai đoạn 2011 - 2015
TT Vùng Định mức phân bổ (Trđ/biên chế/năm)
1 Thành phố trực thuộc tỉnh 73
2 Núi thấp, vùng sâu 70
3 Núi cao, hải đảo 75
Bảng 2.10. Định mức chi quản lý hành chính cấp xã giai đoạn 2011 - 2015
TT Lĩnh vực chi
Định mức phân bổ (triệu
đồng/xã, phường, thị
trấn/năm)
1 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I 25
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II & III 30
Xã, phường, thị trấn khu vực còn lại 15
2 Sự nghiệp văn hoá thông tin
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I 22
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II & III 18
Xã, phường, thị trấn khu vực còn lại 15
3 Chi đảm bảo xã hội
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I 30
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II & III 24
Xã, phường, thị trấn khu vực còn lại 20
4 Chi an ninh
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I 52,5
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II & III 42
Xã, phường, thị trấn khu vực còn lại 35
5 Chi Quốc Phòng
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I 52,5
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II & III 42
Xã, phường, thị trấn khu vực còn lại 35
6 Sự nghiệp kinh tế
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I 52,5
Xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II & III 42
Xã, phường, thị trấn khu vực còn lại 35
7 Chi quản lý hành chỉnh , Đảng, đoàn thể
- Lương và các khoản có tính chất như lương được tính trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao và các quy định hiện hành
- Chi khác đảm bảo bộ máy được tính tối thiểu bằng 70% trên tổng quỹ lương
- Các khoản phụ cấp: Trưởng thôn, khu; Bí thư... được tính theo chế độ hiện hành
Nhìn chung, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2011-2015 ban hành
theo Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh về cơ bản đã
kế thừa, phát huy được những ưu điểm, khắc phục cơ bản những tồn tại của hệ
50
thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2007-2010, đảm bảo
nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng cân đối địa
phương, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tạo điều kiện chủ động cho các
ngành, các cấp, các đơn vị xây dựng và quyết định ngân sách của mình; khuyến
khích các địa phương tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách, phấn đấu
tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng ngân sách có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương theo Nghị
quyết Hội đồng nhân dân các cấp.
Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện, hệ thống định mức theo Nghị quyết
35/2010/NQ-HĐND cũng còn một số hạn chế sau:
- Định mức quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện được tính
điều chỉnh thêm hệ số từ mức 1,5 định mức chung trở lên, song chưa tính điều chỉnh
cho định mức cấp xã, là cấp cơ sở triển khai tất cả các nhiệm vụ liên quan trực tiếp
đến nhân dân, gây khó khăn cho cấp xã trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; mặt
khác do định mức thấp không thuận lợi trong việc triển khai giao thực hiện chế độ tự
chủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở cấp xã.
- Định mức phân bổ chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục vẫn tính theo quỹ
lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, không tính trên kết quả đầu
ra là học sinh được đào tạo, gây ra tình trạng phân bổ giáo viên thừa so với nhu cầu,
đồng thời lãng phí sử dụng NSNN.
- Một số nội dung chi vẫn chưa xây dựng được định mức phân bổ dự toán
như chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định. Việc bố trí kinh phí cho các nội
dung chi này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trình độ đàm phán của đơn vị dự toán
với cơ quan tài chính, trong nhiều trường hợp là quan hệ “xin-cho” giữa các đơn vị
dự toán với cơ quan tài chính.
- Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên QLNN tính theo biên chế là
chưa phù hợp vì trong thực tế gây ra tình trạng cơ quan được giao ít biên chế hơn lại
được giao dự toán cao hơn. Ví dụ: cơ quan có 10 biên chế, được giao dự toán 1 tỷ
đồng; có 11 biên chế được giao dự toán 968 triệu đồng; cơ quan có 30 biên chế,
được giao dự toán 2,58 tỷ đồng; với 31 biên chế được giao dự toán 2,573 tỷ đồng;
51
- Chưa tính cân đối các khoản thu viện phí, học phí vào định mức chi các
đơn vị sự nghiệp theo quy định chế độ sử dụng học phí, viện phí theo quy định. Các
đơn vị sự nghiệp có khoản thu học phí, viện phí ngoài việc trích lập theo tỷ lệ dự
phòng nguồn tăng lương, được để lại đơn vị chi ngoài phần ngân sách cân đối.
Trong giai đoạn 2008-2012, việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách
được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ các địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân
sách. Tuy nhiên chất lượng lập dự toán còn thấp, như:
- Sở Y tế lập dự toán không bám sát nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, dẫn
đến trong quá trình điều hành thực tế đều phải bổ sung dự toán với kinh phí lớn,
năm 2011: bổ sung dự toán 5,4 tỷ đồng, bằng 154% dự toán giao đầu năm (10 tỷ
đồng); năm 2012 bổ sung dự toán 4,3 tỷ đồng bằng 132% dự toán giao đầu năm.
- Trung tâm Công nghệ thông tin: năm 2011 bổ sung dự toán 1,7 tỷ đồng,
bằng 72% dự toán giao đầu năm (2,39 tỷ đồng); năm 2012 bổ sung dự toán 4,97 tỷ
đồng bằng 138% dự toán đầu năm (3,6 tỷ đồng)...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng công tác lập dự toán chưa cao là do:
- Nhiều khoản chi bố trí dự toán chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, năng lực
triển khai thực hiện của cơ sở, mà xuất phát từ các chỉ đạo của cấp trên mang nặng
tính áp đặt song không phù hợp với thực tiễn, khi thực hiện không khả thi, gây lãng
phí nguồn lực, ví dụ như bố trí dự toán 2012 chi nhiệm vụ quy hoạch 400 tỷ đồng;
chi bảo vệ môi trường 350 tỷ đồng; bổ sung vốn sự nghiệp chi khoa học công nghệ
300 tỷ đồng.
- Trình độ xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn
yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị không được đào
tạo có hệ thống về NSNN, khi lập dự toán không căn cứ vào chế độ tài chính, tiêu
chuẩn định mức chi quy định dẫn đến dự toán của nhiều đơn vị chưa đủ cơ sở để Sở
Tài chính tổng hợp. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng
tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.
- Một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn có tư tưởng đối phó, đề
phòng dự toán “bị cắt” nên đã lập dự toán cao hơn rất nhiều so với định mức và nhu
cầu chi thực tế.
52
- Các địa phương chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn và dài
hạn, chưa gắn kết được kế hoạch ngân sách với định hướng phát triển kinh tế xã hội
trong tương lai. Các kế hoạch phát triển 5-10 năm của ngành, của địa phương chưa
gắn chặt với các nguồn lực có thể huy động được hay sự thay đổi về chính sách và
tổ chức cần thiết để thực hiện chúng. Do đó khi dự toán khó xác định thứ tự ưu tiên,
cơ cấu và nội dung chi thường xuyên của ngân sách.
- Quảng Ninh áp dụng mô hình quản lý, cấp phát dự toán đến các đơn vị dự
toán trực tiếp thuộc cấp ngân sách, mô hình này dẫn những ngành, lĩnh vực quản lý
chuyên môn theo ngành, lĩnh vực (như ngành Y tế cấp tỉnh, giáo dục ở cấp huyện;
quản lý hoạt động văn hóa TDTT ...) dẫn đến sự không thống nhất giữa triển khai
nhiệm vụ chuyên môn của ngành với nguồn lực tài chính, gây phân tán nguồn lực,
giảm hiệu quả sử dụng NSNN.
- Phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp
ngân sách, tỷ lệ điều tiết (%) giữa NSTW và NSĐP, các định mức phân bổ ngân
sách của cấp trên nên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối
NSĐP, dễ dẫn tới tình trạng nếu có nguồn thu nhiều thì sẽ chi nhiều, ngược lại nếu
khả năng thu ít thì sẽ khó có nguồn chi. Nhu cầu chi thì rất nhiều, đa dạng và bức
xúc, nhưng nguồn lực thì có hạn, vì vậy dễ xảy ra khả năng phân bổ nguồn lực tài
chính chưa thực sự hợp lý và rất khó có thể đưa ra được thứ tự ưu tiên trong phân
bổ ngân sách, khó xóa được tình trạng phân bổ ngân sách dàn trải, không có trọng
tâm, trọng điểm.
2.2.3.2. Thực trạng việc chấp hành ngân sách chi thường xuyên
Số liệu tại bảng 2.4 cho thấy, chi cân đối ngân sách địa phương trong giai
đoạn 2008-2012 có xu hướng tăng dần qua các năm và đều vượt dự toán được giao,
cụ thể: năm 2008 thực hiện: 4.911,7 tỷ đồng, đạt 155% so với dự toán và tăng 5%
so với cùng kỳ (đây là năm bị suy giảm về kinh tế); năm 2009 thực hiện: 6.751,4 tỷ
đồng đạt 160% so dự toán, tăng 37% so với cùng kỳ; năm 2010 thực hiện là
10.578,8 tỷ đồng đạt 198% so với dự toán, tăng 56% so với cùng kỳ; năm 2011 thực
hiện 16.003,3 tỷ đồng bằng 186% dự toán và tăng 51% với cùng kỳ; năm 2012 thực
hiện 18.368,8 tỷ đồng bằng 107% dự toán và tăng 14% với cùng kỳ
Chi thường xuyên được cân đối và bảo đảm mức chi hợp lý:
53
- Năm 2008 thực hiện: 2.174,9 tỷ đồng, bằng 110% dự toán; trong đó chi sự
nghiệp kinh tế 280,9 tỷ đồng, chiếm 13% tổng chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo
dục đào tạo 903,2 tỷ đồng, chiếm 41% tổng chi thường xuyên; chi quản lý hành
chính 406,5 tỷ đồng chiếm 18,6% tổng chi thường xuyên.
- Năm 2009 thực hiện: 2.782,9 tỷ đồng, bằng 118% dự toán; trong đó chi sự
nghiệp kinh tế 503,3 tỷ đồng, chiếm 18% tổng chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo
dục đào tạo 1.019,6 tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng chi thường xuyên; chi quản lý hành
chính 587,6 tỷ chiếm 21% tổng chi thường xuyên.
- Năm 2010 thực hiện: 3.411 tỷ đồng, bằng 108% dự toán; trong đó chi sự
nghiệp kinh tế 409,5 tỷ đồng, chiếm 12% tổng chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo
dục đào tạo 1.304,8 tỷ đồng, chiếm 38% tổng chi thường xuyên; chi quản lý hành
chính đạt 808,4 tỷ đồng, chiếm 23% tổng chi thường xuyên.
- Năm 2011 thực hiện: 5.764,4 tỷ đồng, bằng 104% dự toán; trong đó chi sự
nghiệp kinh tế 801,8 tỷ đồng, chiếm 14% tổng chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo
dục đào tạo 1.785,7 tỷ đồng, chiếm 31% tổng chi thường xuyên;
- Năm 2012 thực hiện: 7.320,9 tỷ đồng, bằng 111% dự toán; trong đó chi sự
nghiệp kinh tế 1.058,8 tỷ đồng, chiếm 14% tổng chi thường xuyên; chi quản lý
hành chính đạt 1.652 tỷ đồng, chiếm 23% tổng chi thường xuyên.
Nhìn vào số liệu phân tích trên chúng ta sẽ thấy chi thường xuyên của tỉnh
Quảng Ninh qua các năm từ 2008-2012 đều tăng so với kế hoạch. Có nhiều nguyên
nhân dẫn tới tăng chi ngân sách thường xuyên, trong đó có những nguyên nhân
khách quan do thay đổi chính sách tiền lương cho cán bộ công chức của Chính phủ,
tăng chế độ trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội, chế độ phụ cấp đối với cán bộ
không chuyên trách cấp xã, thôn Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân chủ
quan dẫn tới tăng chi ngân sách, đặc biệt là tăng chi trong lĩnh vực quản lý hành
chính. Đó là do công tác lập dự toán chi chưa sát với tình hình thực tế của địa
phương, chưa nắm bắt được hết các nhiệm vụ chi phải thực hiện trong năm dẫn đến
bố trí chi không đồng đều phải điều chỉnh dự toán chi giữa các ngành. Có một
nguyên nhân khác nữa làm tăng chi ngân sách đó là tăng chi từ tăng thu ngân sách
để cân đối chi thường xuyên.
Trong các khoản chi thường xuyên thì chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là
54
chỉ tiêu chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi thường xuyên của NSĐP, điều đó
chứng tỏ tỉnh Quảng Ninh đã rất tích cực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo
nhằm không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thu hút nhân tài phát triển
nền kinh tế. Xếp ở vị trí cao thứ hai là chỉ tiêu chi quản lý hành chính: hàng năm chỉ
tiêu này đều tăng so với dự toán với tỷ lệ rất cao (trên 15%) và cơ cấu trong tổng chi
thường xuyên cũng có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ tỉnh Quảng Ninh chưa có
giải pháp cụ thể để hạn chế chi tiêu cho lĩnh vực này. Mặc dù có những nguyên
nhân chủ quan và khách quan có thể thuyết minh được song trong giai đoạn tới
Quảng Ninh cần có kế hoạch quy hoạch lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và
thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách bộ máy hành chính, triệt để thực hiện tiết
kiệm chi ngân sách cho quản lý hành chính, nhất là các khoản chi tiếp khách, hội
nghị, khánh tiết...
Về cơ bản, các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, đảm bảo
xã hội đã được đáp ứng đầy đủ, kịp thời các vấn đề phát sinh đột xuất như: dịch
cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc về
môi trường, cấp, thoát nước, ma tuý, mại dâm; đảm bảo an ninh - quốc phòng và
một số nhiệm vụ phát sinh khác.
Việc thực hiện dự toán ngân sách ở các cấp, đơn vị ở tỉnh Quảng Ninh trong
lĩnh vực chi thường xuyên thời gian qua tương đối tốt, mặc dù vậy vẫn còn một số
bất cập như sau:
- Một số đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ theo nghị định
43/2006/NĐ-CP và nghị định số 130/NĐ-CP còn chưa phân định rõ nội dung chi từ
nguồn kinh phí tự chủ và không tự chủ.
- Khả năng kiểm soát chi của một số KBNN cấp huyệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272158_2106_1951949.pdf