Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý giá sản phẩm lưu trú tại Khách sạn Đại Hoàng Gia

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Sự cần thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Giới hạn đề tài 1

4. Phương pháp nghiên cứu 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM LƯU TRÚ 3

TRONG KHÁCH SẠN 3

1.1 Đặc điểm kinh doanh khách sạn 3

1.1.1 Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn 3

1.1.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn 3

1.1.3 Các loại cơ sở kinh doanh lưu trú 5

1.1.4 Các hình thức sở hữu và quản lý 6

1.1.5 Thị trường kinh doanh khách sạn 8

1.2. Quản lý giá sản phẩm dịch vụ tại khách sạn 10

1.2.1 Quan niệm về giá sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 10

1.2.2 Tầm quan trọng của giá cả 11

1.2.3 Đặc điểm về giá trong kinh doanh khách sạn 11

1.2.3.1 Đặc điểm chung 11

1.2.3.2 Đặc điểm riêng 12

1.2.4 Quản lý giá sản phẩm dịch vụ khách sạn 12

1.2.4.1 Sự cần thiết phải quản lý giá 12

1.2.4.2 Vai trò của quản lý giá 13

1.2.4.3 Nội dung quản lý giá 14

1.2.5 Phương pháp quản lý giá sản phẩm lưu trú trong kinh doanh khách sạn 16

1.2.5.1 Nguyên tắc định giá 16

1.2.5.2 Mục tiêu định giá 16

1.2.5.3 Quản lý phương pháp xác định giá: 17

1.2.5.4 - Quản lý giá đầu vào nguyên liệu hàng hóa 19

1.2.5.5 Quản lý phần tính giá 20

1.2.5.6 Quản lý khâu bán sản phẩm dịch vụ 20

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý giá trong kinh doanh lưu trú 21

CHƯƠNG II 23

THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM LƯU TRÚ 23

TẠI KHÁCH SẠN ĐẠI HOÀNG GIA 23

2.1. Vài nét về khách sạn Đại Hoàng Gia 23

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của khách sạn Đại Hoàng Gia 23

2.1.2 Điều kiện kinh doanh của khách sạn 24

2.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Đại Hoàng Gia 30

2.1.4 Các sản phẩm, thị trường của khách sạn Đại Hoàng Gia 34

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Đại Hoàng Gia 9 tháng cuối năm 2003 36

2.2 - Thực trạng quản lý giá tại khách sạn Đại Hoàng Gia 38

2.2.1 Mục tiêu quản lý giá của khách sạn Đại Hoàng Gia 39

2.2.2 - Cơ sở quản lý giá của khách sạn Đại Hoàng Gia 40

2.2.3 - Nội dung quản lý giá của khách sạn Đại Hoàng Gia 41

2.3 - Đánh giá việc quản lý giá tại khách sạn Đại Hoàng Gia 44

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 44

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 45

CHƯƠNG 3 46

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 46

CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ LƯU TRÚ 46

TẠI KHÁCH SẠN ĐẠI HOÀNG GIA 46

3.1 Xu hướng giá cả sản phẩm khách sạn trong những năm tới 46

3.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn Đại Hoàng Gia 48

3.2.1 Mục tiêu kinh doanh năm 2004 48

3.2.2 Phương hướng kinh doanh của khách sạn 48

3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý giá sản phẩm dịch vụ lưu trú 49

3.3.1 Phân cấp trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên 50

3.3.2 Thay đổi bộ phận tính giá 51

3.3.3 Lợi dụng tình thế thị trường khách trong khi định giá 52

3.3.4 Tăng cường nghiên cứu khách hàng 54

3.3.5 Tính giá chi tiết cho khách quốc tế 54

3.3.6 Khuyến khích nhân viên trong khâu quản lý giá 55

3.3.7 Thường xuyên nghiên cứu giá cả của đối thủ cạnh tranh 57

3.4 Một số kiến nghị đối với nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên và ngành có liên quan 57

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý giá sản phẩm lưu trú tại Khách sạn Đại Hoàng Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ phía Đảng và Nhà nước thông qua một loạt các chính sách về thu hồi vốn và đầu tư từ bên ngoài, phát triển du lịch …đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các khách sạn nói chung và khách sạn Đại Hoàng Gia nói riêng. Hiện nay Việt Nam lại được biết đến như một quốc gia có nền kinh tế, chính trị ổn định trong khu vực và thế giới. Đây sẽ là lợi thế cho du lịch Việt nam cạnh tranh với các nước khác. Văn hóa Việt Nam là sự tổng hợp tinh hoa của văn hóa ấn độ và Trung hoa. Do đó, nó mang nhiều nét đặc trưng và rất hấp dẫn du khách. Thêm vào đó, con người Việt nam hiền hòa và mến khách , nếu tiếp tục phát huy được yếu tố này Việt nam sẽ trở thành một điểm nóng về du lịch. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do áp dụng chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trường, nền văn hóa Việt nam phần đã bị lai tạp không còn giữ được nguyên vẹn như xưa, các di tich văn hóa cũng bị xuống cấp nhiều. Trước tình hình đó Đảng và Nhà Nước đã phối hợp với các ban ngành liên quan liên tục tổ chức các lễ hội truyền thống, tìm kiếm nguồn vốn để tôn tạo tu bổ các khu di tich văn hóa…tạo đà cho du lịch Việt nam phát triển. Trong giai đoạn hiện nay cạnh tranh trên thị trường khách sạn du lịch Việt nam vẫn đang diễn ra gay gắt, ngày càng có nhiều khách sạn với vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất hiện đại tham gia vào thị trường. Điều này buộc các khách sạn như Đại Hoàng Gia phải luôn nỗ lực trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và không ngừng tìm tòi sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới. * Điều kiện kinh doanh bên trong: - Về cơ cấu lao động: Đây là một ngành kinh doanh dịch vụ nên trong quá trình sản xuất kinh doanh ngành sử dụng lao động sống là chủ yếu. Do vậy chất lượng của đội ngũ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong kinh doanh khách sạn du lịch. Nhận rõ tầm quan trọng của lao động sống trong kinh doanh khách sạn nên ban lãnh đạo khách sạn Đại Hoàng Gia đã luôn nỗ lực trong công tác tuyển dụng, bố trí và quản lý nhân sự. Biểu 1 : Cơ cấu lao động của khách sạn Đại Hoàng Gia năm 2003 Lao động các bộ phận Số lao động Trình độ CM Trình độ NN Độ tuổi bình quân Giới tính ĐHDL TCDL CN kỹ thuật Anh văn Trung văn Nam Nữ Ban lãnh đạo 3 3 3 47 2 1 Lễ tân 8 2 4 2 6 2 25 4 4 Buồng 4 4 4 30 4 KT viên massage 6 6 6 24 6 Bàn bar 4 4 4 1 27 2 2 Bảo vệ 4 2 2 45 4 Bếp 4 4 4 30 4 Phòng kinh doanh 1 1 1 Kế toán 2 1 35 2 Nhà hàng 9 9 2 5 2 27 5 4 Cộng : 45 5 21 16 36 5 32,22 21 24 Qua biểu 1 ta có thể nhận thấy tổng số lượng lao động trong khách sạn Đại Hoàng Gia là 45 người. Chất lượng lao động của khách sạn được thể hiện thông qua trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của tập thể cán bộ công nhân viên trong khách sạn Đại Hoàng Gia. Trong quá trình kinh doanh, đội ngũ lao động có trình độ học vấn chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cao sẽ tạo được sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho khách sạn trong tình hình cạnh tranh như hiện nay. Khách sạn Đại Hoàng Gia là khách sạn phục vụ cho cả khách nước ngoài. Do đó để đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách sạn, đòi hỏi đại bộ phận nhân viên trong khách sạn phải có trình độ ngoại ngữ ở mức tối thiểu để có thể giao tiếp được với khách. Chính vì vậy trình độ ngoại ngữ được xếp là một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu của người lao động trong khách sạn. Trong ngành kinh doanh khách sạn du lịch, hầu hết mọi hoạt động đều mang tính chuyên môn cao. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình thì khách sạn phải có đội ngũ lao động có tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên môn trong công việc. - Về cơ sở vật chất : Để thực hiện các hoạt động kinh doanh thì bất cứ khách sạn nào cũng phải có các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu tương ứng với các loại hình dịch vụ phục vụ cho các loại khách hàng. Là khách sạn mới thành lập nên các trang thiết bị được đầu tư mới toàn bộ. Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn được chia làm các khu vực chính sau: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực quản lý hành chính Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực lưu trú Hệ thống Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực đón tiếp Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực nhà hàng Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực kinh doanh các dịch vụ bổ sung Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực quản lý hành chính Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực quản lý hành chính gồm một dãy nhà 5 phòng được dùng là nơi làm việc của của phòng giám đốc, phòng phó giám đốc phòng kế toán trưởng, phòng kinh doanh , phòng hành chính tổng hợp. Mỗi phòng đều được trang bị các tiện nghi đầy đủ phục vụ cho công việc như máy vi tính, máy photo, máy in, máy fax… Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực lưu trú Hiện nay khách sạn Đại Hoàng Gia có tổng số phòng được dùng cho hoạt động kinh doanh lưu trú là 21 phòng, với tiện nghi đầy đủ sẵn sàng phục vụ khách. Các phòng của khách sạn được chia làm 3 loại: Biểu 2 : Cơ cấu , số lượng và giá công bố của các loại phòng như sau STT Hạng phòng Số lượng phòng Giá bán VNĐ(1000) USD 1 VIP 6 250 16 2 Đặc biệt 6 200 13 3 Standard 9 150 10 Cơ cấu hạng phòng của khách sạn Đại Hoàng Gia Mỗi phòng có diện tích từ 20m2 đến 30m2 , và phòng vệ sinh có diện tích từ 4m2 đến 5m2 được bố trí khép kín với với đầu đủ các trang thiết bị tiện nghi như: Máy điều hòa, điện thoại, két sắt điện tử, tủ lạnh, tủ đứng, bàn phấn, bàn làm việc, bàn ghế tiếp khách và giường ngủ cho khách … Ngoài ra mỗi phòng còn được trang bị các đồ đặt phòng như khăn tắm, thảm chân, xà phòng tắm, dầu gội đầu. Phòng sang trọng hơn được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện hơn và và hiện đại hơn. Các phòng ngủ của khách sạn được trang bị hài hòa và trang nhã, nội thất được thiết kế độc đáo trong kiến trúc. Các trang thiết bị phòng của khách sạn được thể hiện chi tiết ở bảng sau: Biểu 3 : Bảng các trang thiết bị phòng của khách sạn Đại Hoàng Gia Các loại thiết bị Đơn vị Nhãn hiệu Số lượng VIP Đặc biệt Standard Máy điều hòa Chiếc National 1 1 1 điên thoại Chiếc Simens 1 1 1 Tivi Chiếc JVC 1 1 1 Két sắt điện tử Chiếc Japan 1 Bàn nghế làm việc Đồng kỵ 1 1 Giường đôi ( hai đơn ) Singapo 1 1 1 Máy sấy tóc Chiếc Zeha 1 1 1 Lavabo Chiếc Japan 1 1 1 Vòi tắm hoa sen Japan 1 1 1 Tủ đứng Chiếc đồng kỵ 1 1 1 Bàn phấn đồng kỵ 1 1 1 Tranh nghệ thuật Chiếc 2 1 1 Bồn tắm Chiếc Singapo 1 1 1 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực đón tiếp Quầy đón tiếp của khách sạn nằm ngay bên phải của cửa chính, trước mặt quầy lễ tân là sảnh chờ có diện tích khoảng 25m2, bên trái là phòng bán đồ lưu niệm. Tiền sảnh tiếp khách được thiết kế hài hòa, đẹp mắt, có đầy các trang thiết bị, dụng cụ như tủ treo chìa khóa phòng cho khách và các tủ nghiệp vụ khác, tại tiền sảnh có treo đồng của 5 nước Việt Nam, Anh, Pháp, Trung quốc, Đài Loan, có phòng tổng đài, máy vi tính, máy fax, và hệ thống điện thoại trực tiếp liên tỉnh và quốc tế. Bên cạnh quầy lễ tân là quầy bán hàng lưu niệm với nhiều loại mặt hàng khác nhau phục vụ nhu cầu mua hàng của khách. Sảnh chờ của khách sạn có kê bàn ghế, có tivi để khách xem giải trí trong lúc chờ đợi. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực nhà hàng Khách sạn Đại Hoàng Gia có 1 nhà hàng để phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách. Nhà hàng có 01 phòng ăn đa năng có sức chứa từ 150 đến 200 ngưòi, với hệ thống thực đơn phong phú, trong mỗi phòng ăn đều được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống cách âm, cách nhiệt tốt. Nhà hàng được thiết kế hài hòa, độc đáo phù hợp với nhiều đối tượng khách. Trong nhà hàng có đặt quầy Bar với đầy đủ các đồ uống để phục vụ khách hàng. Nhà hàng có hệ thống nhà bếp riêng biệt, sạch sẽ, thoáng đãng, có hệ thống thông gió, tủ lạnh lớn để bảo quản thức ăn. Hệ thống nhà bếp và nhà kho đuợc bố trí hợp lý thuận tiện trong việc phục vụ các nhu cầu ăn uống cho khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực kinh doanh các dịch vụ bổ sung Khách sạn có tổng đài điện thoại đảm bảo mọi nhu cầu liên lạc nội bộ trong nước và quốc tế. Các dịch vụ bổ sung của khách sạn bao gồm dịch vụ massage, xông hơi, dịch vụ giặt là và các dịch vụ khác. Khách sạn có một hệ thống gồm 16 phòng massage và 2 phòng tắm hơi. Về vốn: Biểu 4: Cơ cấu vốn kinh doanh của khách sạn Đại Hoàng Gia năm 2003 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 7.800 - Vốn lưu động Triệu đồng 6.450 - Vốn cố định Triệu đồng 1.350 Theo biểu 4 năm 2003 tổng vốn kinh doanh của khách sạn Đại Hoàng Gia là 7 tỷ 800 triệu trong đó vốn cố định là 6 tỷ 450 triệu chiếm 83% tổng số vốn kinh doanh. Vốn lưu động là 1.350 triệu chiếm 17% tổng vốn kinh doanh. 2.1.3 – Bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Đại Hoàng Gia Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đồng thời đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn đạt hiệu quả cao, khách sạn Đại Hoàng Gia đã nhận rõ tầm quan trọng của bộ máy tổ chức quản lý. Do đó đã quyết định hoàn thiện sơ đồ tổ chức các bộ phận trong khách sạn theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với nhu cầu tiến bộ của công việc. Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận như sau: Phó giám đốc I P giám đốc II Khối lưu trú Tổ lễ tân Nhà hàng Tổ bàn bar Bảo vệ Massage Bếp nhân viên Bếp Kế toán Kinh doanh Hành chính tổng hợp VP Du lịch Giám đốc KS Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Đại Hoàng Gia Theo sơ đồ 1 khách sạn Đại Hoàng Gia tổ chức bộ máy hoạt động theo cơ cấu mô hình trực tuyến: Giám đốc Là người đứng đầu bộ máy tổ chức, lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước công ty TNHH DVDL và TM Nga Hằng. Đặc biệt chịu trách nhiệm đối với toàn thể cán bộ công nhân viên và các tài sản của khách sạn Đại Hoàng Gia. Phó giám đốc I Là người giúp đỡ và và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Có trách nhiệm giải quyết mọi công việc mà giám đốc giao phó trong phạm vi quyền hạn của mình và có quyền hạn như giám đốc khi được sự ủy quyền của giám đốc. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo và quản lý một số bộ phận của khách sạn như bộ phân bàn bar, bộ phận nhà hàng, bộ phận lưu trú, bộ phận lễ tân. Phó giám đốc II Là người giúp đỡ và và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Có trách nhiệm thực hiện tốt mọi công việc trong phạm vị quyền hạn của mình và có vai trò như giám đốc khi nhận được sự ủy quyền của giám đốc. Là người trực tiếp giám sát và quản lý một số bộ phận trong khách sạn Đại Hoàng Gia như bộ phận bảo vệ , bộ phận saunna - massage, bộ phận bếp, bộ phận bếp nhân viên. Phòng hành chính – tổng hợp Chức năng tham mưu cho giám dốc khách sạn về công tác tổ chức , đào tạo tuyển dụng, quản lý lao động, thực hiện phân phối tiền lương, tiền thưởng, trang phục, khen thưởng, kỷ luật, và công tác quản trị hành chính trong khách sạn Đại Hoàng Gia. Đồng thời thực hiện tốt mọi công việc trong phạm vị quyền hạn của mình. Phòng kế toán Phụ trách các vấn đề về ngân quỹ, theo dõi thu chi, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo chế độ hiện hành giúp giám đốc khách sạn quản lý và điều hành tốt các hoạt động tài chính trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh. Bộ phận lễ tân Đây là bộ phận được coi là “ Bộ mặt “ của khách sạn. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ khách trong các công việc như: Làm đầy đủ các thủ tục nhập phòng cho khách, hướng dẫn giới thiệu với khách về các dịch vụ của khách sạn, thu thập bảo quản chìa khóa cho khách, cung cấp các thông tin liên quan tới các dịch vụ khách chuyển lời nhắn thư, fax cho khách hoặc khách nhắn lại, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình khách lưu trú trong khách sạn, chịu trách nhiệm bao quát khu vực sảnh, báo cáo với giám đốc các việc bất thường xảy ra mà bản thân không đủ thẩm quyền giải quyết, làm đầy đủ các thủ tục khi khách trả phòng, lên hóa đơn cho khách. Đồng thời thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng về các dịch vụ của khách sạn với ban giám đốc về các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Bộ phận kinh doanh Bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện các công tác tổ chức bán các sản phẩm dịch của khách sạn (bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành …) tổ chức giao dịch và ký kết hợp đồng với các cơ quan cung ứng dịch vụ, các đơn vị cung cấp khách hàng. Duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bạn hàng cũ, tìm kiếm bạn hàng mới để phát triển nguồn khách cho khách sạn. Nắm bắt cập nhật chính xác tình hình thị trường như số lượng khách, giá cả…Nhận, trả lời các thư, fax của các hãng du lịch, cơ quan. Cung cấp đầy đủ các thông tin nhằm phục vụ cho việc bán hàng và bán các dịch vụ trong khách sạn. Đồng thời, đề xuất với ban lãnh đạo các biện pháp nhằm kinh doanh thông qua các phản hồi của khách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín của khách sạn trong phạm vi ngày càng rộng lớn. Văn phòng du lịch Có chức năng tổ chức các dịch vụ tham quan du lịch cho mọi đối tượng khách theo yêu cầu. Có nhiệm vụ thiết kế ra các tour du lịch để cung cấp cho khách hàng, đồng thời tổ chức thực hiện các kế hoạch tham quan nghỉ mát của khách sạn cho toàn thể cán bộ công nhâ viên khách sạn. Bộ phận buồng Bộ phận này có nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh phòng khách và cung ứng các dịch vụ phòng cho khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn, đảm bảo công tác vệ sinh buồng theo đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt các quy chế chỉ thị của cấp trên. Đáp ứng nhu cầu phục vụ phòng cho khách theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tổ bảo vệ Tổ bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong và ngoài khách sạn, đảm bảo an toàn về tài sản của khách và tài sản của khách sạn. Có chức năng tham mưu cho giám đốc khách sạn về công tác bảo vệ bên trong cũng như khu vực bên ngoài xung quanh khách sạn. Ngoài ra, tổ bảo vệ còn có nhiệm vụ giám sát và quản lý những người ra vào khách sạn. Bộ phận sauna - massage Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xông hơi, xoa bóp, vật lý trị liệu cho các đối tượng khách trong và ngoài khách sạn. Đảm bảo thực hiện đúng các các quy định của ngành về các loại hình dịch vụ này. Đây chính là bộ phận tạo ra một trong các dịch vụ bổ sung cho khách sạn. Bộ phận này có nhiệm vụ xoa bóp tẩm quất … giúp khách thư giãn giải trí sau những thời gian làm việc căng thẳng. Nhà hàng Có nhiệm vụ tổ chức cung ứng các dịch vụ ăn uống cho mọi đối tượng khách theo yêu cầu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu cung ứng. Thực hiện tốt nội quy, quy chế của khách sạn. Bộ phận bếp Đây là bộ phận có chức năng chế biến và cung cấp các món ăn phù hợp với khẩu vị của khách, phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày hoặc tổ chức các bữa tiệc theo nhu cầu của khách. Bộ phận bar Trong khách sạn bộ phận Bar có chức năng kinh doanh các loại đồ uống như rượu, bia, nước khoáng, nước ngọt … Bộ phận bếp nhân viên Đây là nơi đảm nhận việc ăn ca của nhân viên trong toàn công ty là nơi đảm nhận cả công việc giặt là cho khách, giặt khăn, áo phòng nghỉ, phòng massge đóng một vai trò phục vụ rất lớn cho khách sạn. Nhờ cơ cấu tổ chức theo mô hình này khách sạn đã giảm bớt được các khâu chồng chéo và phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận. Theo đó mỗi tổ bộ phận đều có một tổ trưởng và tổ trưởng chịu trách nhiệm trước phó giám đốc, Giám đốc về kết quả hoạt động của tổ bộ phận mình phụ trách. Các nhân viên khác có nghĩa vụ tuân thủ các quyết định của cấp trên mình. 2.1.4 - Các sản phẩm, thị trường của khách sạn Đại Hoàng Gia 1. Dịch vụ lưu trú Đây là sản phẩm chính của khách sạn là một trong những nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của khách sạn. Hiện nay số phòng của khách sạn có khả năng đón tiếp khách là 21 phòng, do đó khả năng cung cấp sản phẩm lưu trú của khách sạn còn nhiều hạn chế. Mặc dù các phòng được trang bị tiện nghi hài hòa, hiện đại và trang nhã nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để đón các quan khách cao cấp của nhà nước. Hơn nữa đối với các đoàn khách lớn hay số lượng khách trong một thời điểm đông thì khách sạn cũng không có khả năng đáp ứng do số lượng phòng của khách sạn còn hạn chế. Mặc dù khả năng cung ứng các sản phẩm lưu trú tại một thời điểm còn hạn chế nhưng doanh số thực hiện so với kế hoạch đề ra đạt 100%. Qua đó có thể đánh giá hoạt động kinh doanh sản phẩm lưu trú của khách sạn đạt hiệu quả cao. 2. Các sản phẩm ăn uống Sản phẩm ăn uống của khách sạn vừa là sản phẩm bổ xung cho sản phẩm lưu trú nhưng đồng thời nó cũng đóng vai trò là một sản phẩm kinh doanh chính của khách sạn. Khả năng cung ứng các dịch vụ ăn uống của khách sạn còn hạn chế do nhà hàng có sức chứa nhỏ và hệ thống bếp của khách sạn còn chật hẹp. 3. Các sản phẩm dịch vụ bổ sung khác Để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh sản phẩm lưu trú và ăn uống của mình, khách sạn Đại Hoàng Gia đã kinh doanh thêm một loạt các dịch vụ bổ sung khác. Các dịch vụ bổ sung này có tác dụng hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu trú của khách hàng. Đồng thời đây cũng là một lợi thế cạnh tranh rất có hiệu quả của các khách sạn. Trong Khách sạn Đại Hoàng Gia các dịch vụ bổ sung là dịch vụ giặt là, dịch vụ massage, tắm hơi … 4. Thị trường của khách sạn Đại Hoàng Gia Hiện nay thị trường mục tiêu của khách sạn Đại Hoàng Gia là thị trường khách Trung quốc, khách Đài Loan. Ngoài ra lượng khách đáng kể thường là khách công vụ thương mại. Khách này chủ yếu là khách của 2 Khu Công Nghiệp lớn gần với khách sạn như khu Công Nghiệp Bắc Thăng Long, Khu Công nghiệp Quang Minh, đa số là các chuyên gia người nước ngoài như Nga, Philippin, Trung Quốc, Malaixia …đã thu hút được một lượng khách không chỉ có nhu cầu về nghỉ ngơi mà còn có nhu cầu về ăn uống đã đem lại nguồn thu về dịch vụ ăn uống là rất lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khách sạn. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng khách sạn đã thu hút được một nguồn thị trường khách tương đối ổn định. Từ đó có thể đánh giá khách sạn Đại Hoàng Gia đã thực hiện các chiến lược nhằm thu hút khách rất hiệu quả trong đó phải kể đến việc quản lý giá. Quản lý giá của khách sạn Đại Hoàng Gia rất linh hoạt và mền dẻo do đó cũng góp phần quan trọng trong việc thu hút khách đến khách sạn Đại Hoàng Gia. 5 - Sự cạnh tranh và thu hút khách của khách sạn Đại Hoàng Gia Trong chiến lược kinh doanh lâu dài, khách sạn Đại Hoàng Gia luôn đặt mục tiêu thu hút khách lên hàng đầu. Vì thế toàn thể cán bộ công nhân viên của khách sạn luôn tận tâm, tận tụy với khách hàng, cố gắng làm tốt không xảy ra những sai sót trong quá trình phục vụ khách. Bên cạnh đó nhiều khách sạn mới xây đưa vào hoạt động ngày một nhiều, do đó khách sạn Hoàng Gia phải đối mặt với các đối thủ mới. Nên để hấp dẫn và thu hút được ngày càng nhiều khách. Một chính sách giá hợp lý sẽ đem lại một lượng khách lớn cho khách sạn. Việc quản lý giá là một công cụ cạnh tranh rất hiệu quả, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của khách sạn. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Đại Hoàng Gia 9 tháng cuối năm 2003 Năm 2003 các khách sạn trên địa bàn Hà nội nói chung và Khách sạn Đại Hoàng Gia nói riêng đều gặp phải rất nhiều khó khăn, do vậy những kết quả kinh doanh đạt được qua 9 tháng cuối năm thực sự là những cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong khách sạn. Công ty đã vượt khó khăn để đạt kết quả cao nhất. Theo số liệu biểu 5 tình hình kinh doanh của khách sạn trong 9 tháng năm 2003 là tương đối tốt. Tổng doanh thu 9 tháng cuối năm năm 2003 là 2 tỷ 660 triệu chiếm 92,3% so với kế hoạch. Các số liệu về lợi nhuận, nộp ngân sách, tiền lương người lao động đã thể hiện kết quả kinh doanh của khách sạn, đảm bảo đồng thời các lợi ích của Nhà nước, khách sạn và của người lao động. Biểu 5 : Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Đại Hoàng Gia 9 tháng cuối năm 2003 Các chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh KH với TH ( ± ) ( % ) 1 – Tổng doanh thu tr.đ 2.880.000 2.660.000 -220 92,3 - Phòng nghỉ tr.đ 630.000 630.000 0 100 - ăn uống tr.đ 1.530.000 1.440.000 -90 94,1 - Massage tr.đ 540.000 450.000 -90 83 - Du lịch tr.đ 180.000 140.000 -40 77 2 – Tổng chi phí tr.đ 2.473.000 2.323.100 -149,9 93,9 - Tổng tiền lương tr.đ 410.000 364.500 -45,50 88,9 Tiền lương bình quân Tháng 912.000đ/T 900.000đ/T -12 98,6 - Tổng số lao động Người 50 45 -5 9 - Chi phí kinh doanh tr.đ 2.063.000 1.958.600 -104,4 94,9 3 – Thuế các loại tr.đ 378.000 311.000 -67 82,2 4 – Lợi nhuận tr.đ 20.000 17.900 -2.100 89,5 Nộp thuế TNDN tr.đ 9.000 8.000 -1.000 88 Công suất phòng % 65 65 0 Doanh thu phòng nghỉ: Do công ty mới đi vào hoạt động, tình hình kinh doanh và thị trường còn gặp nhiều khó khăn nên chưa đạt được kế hoạch đề ra nhưng tổng doanh thu bước đầu đã đạt 92,3% so với kế hoạch. Đặc biệt là doanh số buồng nghỉ đạt 100% so với kế hoạch. Doanh thu buồng dự kiến 70 triệu/tháng thì đã đạt 70 triệu/tháng. Trong 9 tháng tổng số là 630.000.000đ. Có tháng còn vượt chỉ tiêu do công suất phòng đạt 65 đến 70%. Doanh thu ăn uống: Theo kế hoạch dự kiến doanh thu ăn uống đạt 170 triệu/tháng. Qua 9 tháng đi vào hoạt động kinh doanh doanh số chỉ đạt được 160 triệu /tháng chiếm 94,1% so với kế hoạch đề ra, như vậy mỗi ngày doanh số hàng ăn phải đạt 5.300.000đ trở lên. Điều đó trên thực tế đã đạt được mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu massage xông hơi: Theo kế hoạch doanh số massage phải đạt 60 triệu/tháng thì doanh số thực hiện đã đạt 50 triệu/tháng, đạt 83% so với kế hoạch. Doanh thu về du lịch: Vì đây chỉ là ngành kinh doanh phụ trợ cho các hoạt động kinh doanh chính như buồng, bar, ăn uống massage nên doanh số về kinh doanh du lịch rất khiêm tốn, chỉ hoạt động trong lĩnh vực du lịch nội địa. Chính những yếu tố này đã hạn chế việc kinh doanh du lịch của công ty. Doanh số theo kế hoạch ước tính là 20 triệu/tháng nhưng qua hoạt động mới chỉ đạt 15,56 triệu/tháng chiếm 77%. Doanh thu này 100% thu từ khách nước ngoài đến cư trú tại khách sạn và có nhu cầu đi thăm quan ngắm cảnh du lịch , nhiều khi khách muốn đi theo tuor du lịch sang các nước thì chính công ty lại phải bán tuor cho những công ty cạnh tranh cùng mình vì đó là thị trường công ty không đăng ký đảm nhiệm, hoạt động du lịch nội địa còn mỏng, thị trường khách chưa nhiều chưa đi sâu khai thác được thị trường tiềm năng như tạo được sự thu hút của tuor để lấy khách đi nghỉ mát từ các ban ngành lân cận, lại gần cả những khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Bắc Thăng Long và khu công nghiệp Quang Minh, một thị trường tiềm năng rất lớn. Qua kết quả doanh thu ta thấy: Tổng số doanh thu của 9 tháng đạt 92,3% so với kế hoạch vì là đơn vị mới thành lập nên mức kế hoạch trên ban giám đốc cũng khẳng định đó chính là bước đầu thử thách cần phải phấn đấu trong năm tới. Còn với những năm tiếp theo sẽ là mức đột phá nhanh chóng chiếm lĩnh một lượng khách đáng kể. Tuy nhiên, đây là ngành dịch vụ nên chi phí sẽ là rất lớn cụ thể là: Doanh số 2.660.600.000đ thì chi phí chiếm 2.323.100.000đ. Trong đó mức lương của cán bộ nhân viên trong khách sạn được đảm bảo, bình quân đạt 900.000đ/ người / tháng. Tuy mới là bước khởi đầu còn không ít khó khăn nhưng công ty đã đóng góp và ngân sách nhà nước một lượng thuế đáng kể. Nộp đầy đủ theo nghĩa vụ. Hoạt động kinh doanh 9 tháng năm 2003 đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 8.000.000 đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và 311.000.000 đồng thuế các loại bao gồm thuế môn bài, thuế VAT, thuế tiêu thu đặc biệt. Lợi nhuận đạt được là 17.900.000 đồng thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 20.000.000 đồng chiếm 89,5%. Ngay khi thành lập được hơn 2 tháng công ty đã gặp phải biến cố lớn như dịch Sart hoành hành ngay tại địa bàn Hà Nội, lượng khách giảm mạnh . ngay cả với du lịch Việt Nam còn tưỏng rằng khó vượt qua được. Dịch sart khiến khách du lịch quốc tế rất hạn chế, ngay cả khách Trung quốc một thị trường phần lớn của Công ty cũng vắng ngắt. Sự trở lại khi Sở y tế chính thức công bố đến thời điểm Việt Nam đã khống chế hoàn toàn dịch sart thì du lịch mới bắt đầu trở lại. Từ khi khống chế được dịch sart hoạt động của công ty đã dần trở lại. Tóm lại chúng ta thấy hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn của các sự kiện kinh tế chính trị trong năm. Từ nhận thức đó thì ngành kinh doanh khách sạn du lịch phải cố gắng đề ra các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên để không ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của ngành mình. 2.2 - Thực trạng quản lý giá tại khách sạn Đại Hoàng Gia Trong giai đoạn hiện nay, quản lý giá các sản phẩm dịch vụ lưu trú với mục đích ổn định và tăng uy tín của mình trên thị trường là công việc cấp thiết đối với khách sạn Đại Hoàng Gia. 2.2.1 Mục tiêu quản lý giá của khách sạn Đại Hoàng Gia Quản lý giá là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nên nó cũng nhằm mục tiêu phục vụ cho chiến lược kinh doanh của khách sạn. Khách sạn Đại Hoàng Gia là đơn vị hạch toán độc lập do đó mục tiêu đầu tiên của khách sạn là mục t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 118.doc
Tài liệu liên quan