Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh

MỤC LỤC

Lời mở đầu: 1

Chương I: Quản lý và hiệu quả quản lý ngân sách 3

1.1. Khái quát NSNN, tổ chức hệ thống, phân cấp quản lý 3

1.1.1.Tổ chức hệ thống NSNN .3

1.1.2 Phân cấp ngân sách nhà nước . 6

1.1.2.1 sự cần thiết và tác dụng của phân cấp NSNN. 6

1.1.2.2 Nội dung phân cấp Ngân sách.7

1.1.2.3 Các nguyên tắc phân cấp ngân sách . 8

1.2. Ngân sách Quận, Huyện và quản lý ngân sách Quận-Huyện .10

1.2.1. Ngân sách Quận- Huyện: 10

1.2.1.1Khái niệm và lịch sử hình thành.10

1.2.1.2Vai trò của Ngân sách Quận- Huyện. 12

1.2.1.3. Nội dung Ngân sách Quận, Huyện. 14

1.2.2 Quản lý Ngân sách Quận- Huyện 22

1.2.2.1 Tính tất yếu của công tác quản lý Ngân sách Quận, Huyện. 22

1.2.2.2. Nội dung quản lý ngân sách Quận- Huyện. 23

 

Chương II: Thực trạng công tác quản lý ngân sách Huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh . 30

2.1 Một số đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Quế Võ: . 30

2.2 Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Quế Võ. 34

2.2.1 Công tác lập dự toán ngân sách của huyện Quế Võ. 34

2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách huyện Quế Võ. 35

2.2.2.1 Công tác thu ngân sách. 36

2.2.2.2 Công tác chi ngân sách. 44

2.2.3 Quyết toán Ngân sách huyện Quế Võ. 49

2.3 Đánh giá về công tác quản lý Ngân sách huyện Quế Võ. 50

2.3.1 Những thành tựu . 50

2.3.2 Hạn chế: 54

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế: 56

Chương III: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Huyện Quế Võ: 59

3.1 Định hướng chung: 59

3.2 Một số giải pháp: . 60

3.2.1 Xây dựng, lập dự toán Ngân sách phải chính xác chi tiết, tránh thâm hụt. 60

3.2.2 Không ngừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát lại tất cả các nguồn thu. 62

3.2.3 Tạo dựng, khai thác, phát triển nguồn thu mới.63

3.2.4 Tổ chức quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản dễ hiểu.63

3.2.5 Tăng cường hiệu quả chi Ngân sách Huyện, giám sát, giảm thiểu những khoản chi lãng phí, vô ích. Chấp hàn đúng dự toán.64

3.2.6 Phòng chống, khắc phục triệt để các sai phạm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Huyện. 64

3.2.7 Nâng cao vai trò kiểm soát chi qua Chi cục Kho bạc. 65

3.2.8 Hoàn thiện một số vấn đề chủ yếu trong cơ chế quản lý Ngân sách xã, phường. 66

3.2.9 Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực. 67

 

3.3 Kiến nghị. 68

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ: 68

3.3.2. kiến nghị với các cơ quan Tài chính cấp trên: .69

Kết luận: 70

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách của các đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền không được quyết toán chi lớn hơn thu. - Cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của Ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán Ngân sách cấp mình. Phòng Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi Ngân sách cấp Quận - Huyện; tổng hợp báo cáo thu NSNN trên địa bàn; quyết toán thu, chi Ngân sách Quận -Huyện trình UBND Quận - Huyện để gửi Sở tài chính - Vật giá và HĐND Quận - Huyện phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm do HĐND Quận - Huyện phê chuẩn có thay đổi so với quuết toán năm do UBND Quận - Huyện đã gửi Sở tài chính - Vật giá thì UBND Quận - Huyện phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi Sở tài chính - Vật giá. Chương II: Thực trạng công tác quản lý ngân sách Huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh 2.1 Một số đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Quế Võ Quế Võ là một huyện được thành lập năm 1961, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện lỵ là thị trấn Phố Mới. Huyện Quế Võ ở phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Phía Nam của huyện là sông Đuống; qua sông là các huyện Thuận Thành và Gia Bình. Phía Bắc huyện là sông Cầu; qua bên kia sông là các huyện Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang. Ở phía Đông giáp huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương. Địa hình cơ bản của Quế Võ là đồng bằng. Có một số đồi xót. Huyện có một diện tích nhỏ rừng trồng. Quế Võ có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thị trấn Phố Mới 20 xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Chi Lăng, Đức Long, Châu Phong, Đào Viên, Đại Xuân, Hán Quảng, Mộ Đạo, Nhân Hoà, Ngọc Xá, Phượng Mao, Phương Liễu, Phù Lãng, Phù Lương, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống và Yên Giả. Ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu của huyện Quế Võ là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Quế võ là huyện nông nghiệp, nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội. Với diện tích đất tự nhiên rộng 170,74 km2, được bao bọc bởi 2 con sông đã tạo cho Quế Võ những lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, Quế Võ còn là một miền đất giàu truyền thống văn hiến, khoa cử với những sắc thái riêng đã tạo nên những nét văn hoá truyền thống của vùng Kinh Bắc đại linh nhân kiệt xưa kia. Con người Quế Võ cần cù chịu khó, khéo léo trong sản xuất. Vì thế, dưới đôi bàn tay tài hoa của người dân Quế Võ, nhiều sản phẩm truyền thống như: sành sứ và gốm mỹ nghệ Phù Lăng, mộc dân dụng đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Đây chính là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp cho người dân Quế Võ đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích tự nhiên: 170,74 km2 Dân số: trên 150 nghìn người. Đơn vị hành chính: có 20 xã và 1 thị trấn Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 12%/năm. Lương thực bình quân: 611kg/người/năm Thành công từ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp  Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (10,5%/năm), cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ nói chung, cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, đa dạng hoá sản phẩm và từng bước gắn với nhu cầu của thị trường. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng được thay đổi mạnh mẽ. Các giống lúa cũ, thoái hoá được thay thế bắng các giống lúa có năng suất cao như: Khang Dân, Q5, DV108, Xi23? Cơ cấu trà vụ cũng được bố trí hợp lý hơn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được chú trọng. Do vậy, đến hết năm 2001, năng suất lúa bình quân tăng gần 50%, sản lượng lương thực quy thóc tăng 48,6%, bình quân lương thực tăng 1,6 lần so với năm 1996. Nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa giống và lúa hàng hoá như Mộ Đạo, Cách Bi, Việt Hùng; sản xuất lúa Tám Thơm ở Quế Võ (Chi Lăng). Ngoài sản xuất lúa, ở nhiều cơ sở đã đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: trồng dưa chuột xuất khẩu ở Việt Hùng, Phượng Mao, Phương Liễu, Bằng An; cây cà chua ở Hàn Quảng, Phương Liễu; cây ớt xuất khẩu ở Mộ Đạo, Phương Liễu; khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân. Cùng với sự lớn mạnh của ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng từng bước phát triển. Trong năm 2001, đàn bò có 11,92 nghìn con, tăng 4%; đàn lợn có 72,3 nghìn con, tăng 1% so với năm 2000. Đặc biệt, chương trình nuôi bò lai Sind ở Đào Viên, Chi Lăng; lợn hướng nạc ở Nhân Hoà, Việt Thống, Việt Hùng, Quế Tân đang được đẩy mạnh và nhân rộng. Phong trào nuôi cá giống, cá thịt, ngan Pháp, vịt siêu trứng tiếp tục được mở rộng. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư chăn nuôi, cải tạo ruộng trũng để thả cá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình trồng rừng theo dự án 327 được duy trì đều đặn qua từng năm, nâng tổng diện tích che phủ rừng toàn huyện lên gần 350ha. Nhiều mô hình vườn đồi và hộ làm kinh tế giỏi xuất hiện ở Châu Phong và Phù Lãng. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Quế Võ còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, một bộ phận cán bộ nhân dân còn giữ nếp nghĩ, cách làm cũ. Đây chính là những lực cản, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quế Võ. Bảng 1: Tăng trưởng nông nghiệp huyện Quế Võ (Nguồn: Huyện Quế Võ)  Lĩnh vực 2003 2004 2005 2006 2007 1. Trồng trọt - Tổng diện tích gieo trồng (ha) + Trong đó, diện tích lúa (ha) - Năng suất lúa (tạ/ha) - Tổng sản lượng lương thực quy thóc (tấn) 2. Chăn nuôi (con) - Ðàn bò - Ðàn trâu - Ðàn lợn 19.790 15.588 37,2 66.576 11.000 6.000 55.000 20.032 16.014 41,7 70.815 10.553 5.727 66.843 20.284 16.315 45,7 74.629 10.979 5.766 68.848 21.190 16.967 51,8 87.917 11.222 5.708 70.900 20.640 17.334 52,5 91.725 11.920 5.700 72.300 Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Với thế mạnh là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc, chế biến hàng lương thực - thực phẩm, CN , TTCN Quế Võ trong những năm qua vẫn được duy trì và phát triển. Giá trị sản lượng giai đoạn 2006 - 2007 tăng bình quân 15,5%/năm. Riêng năm 2007 đạt 37,07 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2006. Trong đó khu vực hợp tác xã đạt 484 triệu đồng, hộ cá thể 36,191 tỷ đồng và doanh nghiệp hỗn hợp là 215 triệu đồng. Nhằm phát huy thế mạnh từ những sản phẩm truyền thống, huyện Quế Võ đã và đang tiến hành quy hoạch và xây dựng 4 cụm tiểu thủ công nghiệp là Phố Mới, Bông Lai, Đông Du và Đại Xuân với mục đích đưa các ngành nghề này đi vào hoạt động tập trung và hướng tới sản xuất hàng hoá. Cùng với việc quy hoạch các làng nghề thành những cụm tiểu thủ công nghiệp, được Bộ Xây dựng phê duyệt, KCN Quế Võ đã hình thành vào tháng 7/ 2001 và đến nay thu hút được 14 nhà đầu tư đăng ký hoạt động. Trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài là Kính nổi Việt Nhật, Nhà máy Lắp ráp Xe máy Piaggo và Nhà máy Phân vi sinh của Trung Quốc. Đến nay các cụm công nhiêp Phương Liễu-Nhâm Hoà,Châu Phong -Ngọc Xá ….cũng đã được hình thành và đi vào hoạt động .Có thể nói, việc hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp và khu công nghiệp đã tạo cho kinh tế Quế Võ một nhân tố mới cho sự phát triển nhanh mạnh trong thời gian tới. Kết quả hoạt động của các ngành kinh tế khác Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng đang từng bước được củng cố và tăng cường. Hệ thống giao thông nông thôn với 500km đường liên xã, liên thôn , xóm đã được hoàn thành. Mạng lưới bưu điện , thông tin liên lạc có những bước phát triển rộng khắp và đa dạng về loại hình dịch vụ. Hiện toàn huyện Quế Võ có 20/21 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã, bình quân 100 người dân có 2 máy điện thoại. Hoà nhịp với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng, kho bạc đã đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ, phục vụ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Các hộ vay vốn sản xuất kinh doanh đều đạt hiệu quả cao. Tổng dư nợ tín dụng quá hạn năm 2001 là 43 triệu đồng, trong đó có 34 triệu đồng dành cho 7.580 hộ vay để kinh doanh và phát triển sản xuất, góp phần tích cực trong chương trình xoá đói, giảm nghèo. Thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng với nhiều thành phần tham gia, thị trường mở rộng đến các thôn, xã trong huyện. Tổng mức bán lẻ năm 2001 đạt 85 tỷ đồng, trong đó ngoài quốc doanh chiếm 80%. Công tác giáo dục, đào tạo cũng đạt được những tiến bộ đáng kể với quy mô các cấp học, ngành học được mở rộng. Chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm đạt 99%, trung học cơ sở 98%, trung học phổ thông 96,6%. Số giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi tăng đáng kể. Hoạt động văn hoá được duy trì. Thể dục - thể thao quần chúng phát triển mạnh và đạt thành tích cao tại các giải của tỉnh ở những môn như: vật, việt dã, bóng chuyền, cầu lông. Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, huyện Quế Võ đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 với một số chỉ tiêu quan trọng. Theo đó, nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 14%/năm, đảm bảo an toàn về lương thực và từng bước chuyển diện tích cây lương thực sang trồng lúa hàng hoá. Cơ cấu các thành phần kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp ,tăng nhanh sản xuất công nghiệp , TTCN và thương mại dịch vụ. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh bắc ninh nói chung, huyện Quế võ nói riêng có bước phát triển đáng kể. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm kinh tế (GDP) tăng bình quân 15%/ năm, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ hàng năm đều tăng đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2007 huyện ta phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 16% đạt cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng 68%, nông nghiệp 8%, dịch vụ 24%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2.596 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,3 triệu USD, thu ngân sách nhà nước đạt trên 89,4 tỷ đồng nhịp độ tăng trưởng kinh tế 16% giá trị sản xuất giá trị sản xuất nông nghiệp 177 tỷ đồng... hầu hết các chỉ tiêu đều vượt so với mục tiêu của HĐND huyện đề ra. 2.2 Thực trạng quản lý Ngân sách huyện Quế Võ 2.2.1 Công tác lập dự toán ngân sách của huyện Quế Võ Ngân sách Huyện Quế Võ là một bộ phận của Nhà nước nên việc hình thành ngân sách của mình Huyện cũng phải thực hiện đúng, đầy đủ về yêu cầu, căn cứ và phương pháp xây dựng dự toán ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng công tác lập dự toán Ngân sách Huyện Quế Võ vẫn luôn được đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu của từng thời kì phát triển cũng như nhiệm vụ được giao của cơ quan Huyện và các cơ quan Tài chính cấp trên. Phòng Tài chính- Kế hoạch tổ chức làm việc với UBND cấp dưới, các cơ quan cùng cấp về dự toán Ngân sách. Trong quá trình thỏa thuận để tổng hợp và lập dự toán Ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau, cơ quan tài chính ở cấp địa phương phải báo ngay cho UBND cùng cấp quyêt định. Phòng Tài chính xem xét dự toán Ngân sách của các đơn vị thuộc Huyện, dự toán thu do cơ quan thuế lập; dự toán thu, chi ngân sách của các xã phường; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách Huyện ( gồm có dự toán Ngân sách cấp xã và dự toán ngân sách Huyện), dự toán các khoản kinh phí ủy quyền trình UBND Huyện để báo cáo thường trực HĐND xem xét báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính- Kế hoạch và các cơ quan cấp trên quản lý lĩnh vực đặc thù. Sau khi Huyện nhận được Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách của UBND tỉnh, phòng Tài chính có trách nhiệm giúp UNBND Huyện trình HĐND Huyện quyết định dự toán thu, chi Ngân sách Huyện; phương án phân bổ Ngân sách cấp Huyện; UBND Huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, sở Tài chính- Kế hoạch về dự toán Ngân sách Huyện và dự toán phân bổ Ngân sách Huyện đã được HĐND huyện quyết định. Căn cứ vào Nghị Quyết của HĐND Huyện, UBND Huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho từng xã, thị trấn. 2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách huyện Quế Võ Trong giai đoạn từ 2004- 2007 công tác thu – chi ngân sách có những biến động khác nhau nguyên nhân cơ bản là do các chính sách mới của Chính phủ đã tác động đến hoạt động thu- chi của các đơn vị. Bên cạnh đó trong năm 2007 có 3 xã là Vân Dương, Nam Sơn và Kim Chân của Huyện đã được chuyển về Thành Phố Bắc Ninh theo Nghị Định của Chính phủ. Mặc dù vậy nhưng với sự cố gắng và tập trung chỉ đạo của Huyện ủy, UBND Huyện và các cơ quan ban ngành có liên quan thì công tác thu- chi ngân sách trong giai đoạn này trên vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng được các yêu cầu của thu- chi Ngân sách đúng quy định. Bảng 2: Kết quả thu - chi ngân sách của huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh Đơn vị tính: Triệu đồng SốTT Chỉ tiêu Thực hiện QT 2004 QT 2005 QT 2006 DT 2007 I Tổng thu ngân sách nhà nước 98.169 152.150 156.276 129.007 1 Tổng thu ngân sách địa phương 39.692 65.911 61.668 30.971 2 Thu trợ cấp từ ngân sách tỉnh 47.642 64.741 63.389 71.698 3 Thu kết dư 523 8.472 13.924 8.513 4 Thu các khoản không cân đối NS 10.332 13.026 17.295 17.398 II Tổng chi ngân sách địa phương 65.661 95.490 96.790 129.007 1 Chi theo dự toán trong cân đối 63.661 85.362 91.250 111.609 2 Chi không cân đối 2.000 10.128 5.500 17.598 ( Nguồn Báo cáo Quyết toán Thu- Chi ngân sách các năm 2004- 2007) 2.2.2.1 Công tác thu ngân sách Dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội kết hợp với Nghị quyết của huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện về quản lý ngân sách, UBND huyện Quế Võ đã tập trung chỉ đạo, điều hành mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách huyện đảm bảo đúng chính sách, chế độ và luật NSNN. Bảng 3: Cơ cấu thu Ngân sách trên địa bàn Huyện Quế Võ Đơn vị % Năm Các chỉ số 2004 2005 2006 2007 Tổng thu NSNN Thu trên địa bàn Thu kết dư Thu không qua cân đối Thu trợ cấp NS cấp trên 100 40,4 0,5 10,3 48,8 100 43,4 3,75 8,55 44,3 100 46,6 2,0 11,0 40,4 100 27 4,1 13,4 55,5 ( Nguồn: Báo Cáo Quyết toán thu- chi ngân sách huyện Quế Võ các năm 2004- 2007) */Năm 2004 Đơn vị tính: Việt nam đồng Tổng thu ngân sách Nhà nước là 98.168.556.422 Trong đó: - Thu trên địa bàn: 39.691.967.045 Thu kết dư năm 2003( huyện+ xã): 523.489.654 Các khoản quản lý qua NS không cân đối NS: 10.311.829.723 Thu trợ cấp NS cấp trên: 47.641.270.000 Tổng thu ngân sách huyện là 50.527.286.422 đồng đạt 167,45% dự toán giao, bằng 380,0% năm trước. Trong đó thu trong cân đối là 39.691.967.045 đồng đạt 162,24% dự toán giao và bằng 298,64% so với năm trước. Các khoản thu trên địa bàn đạt cao so với dự toán giao: + Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (tăng 2,7%). Do sự nỗ lực của ngành thuế, sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ngành liên quan đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu, chống thất thu. + Thu phí và lệ phí (tăng 19,05) căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu giao thu cho các xã, thị trấn và các đơn vị có nhiệm vụ, nên các xã thị trấn đã khai thác tích cực các nguồn thu có tại địa phương để đáp ứng nhiệm vụ chi của đơn vị. + Thu lệ phí trước bạ (tăng 355,52%) do các phương tiện phát triển mạnh, ý thức người dân và công tác quản lý thu thuế trước bạ nhà đất được nâng cao. + Thu thuế chuyển quyền sử dụng đất ( tăng 187,71%) do việc mua bán chuyển nhượng nhà đất diễn ra rất sôi động và công tác quản lý thu được chặt trẽ. + Thu tiền khi giao đất (tăng 208,28%) do việc giao đất ở cho dân ở các xã, thị trấn thuận lợi, một số quyết định giao đất được thực hiện nghiêm túc. + Thu tiền thuê đất (tăng 455 triệu đồng) do huyện có khu công nghiệp nên có nhiều doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp đến thuê đất để phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó là công tác quản lý ngày càng chặt trẽ hơn. */ Năm 2005 Tổng thu Ngân sách địa phương: 152.150.567.276 Trong đó: - Thu trên địa bàn: 65.911.483.454 Thu kết dư năm 2004 xã: 5.713.488.270 Thu chuyển nguồn 2004 sang: 2.757.726.554 Các khoản quản lý qua NS không cân đối NS: 13.026.478.998 Thu trợ cấp NS cấp trên: 64.741.390.000 Tổng số thu ngân sách huyện là 87.409.177.276 đồng đạt 357,09 % so với kế hoạch tỉnh và đạt 97,35% so với kế hoạch của Hội đồng nhân dân huyện giao, bằng 172,99% so với năm trước. Trong đó thu trong cân đối: 74.382.698.272 đồng đạt 106,7% so với kế hoạch, bằng 187,39% so với năm trước. - Các khoản thu trên địa bàn đạt cao so với dự toán giao: + Thuế ngoài quốc doanh (tăng 36,14%) : do sự thông thoáng về luật doanh nghiệp, đồng thời cơ chế chính sách được địa phương từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, năm 2005 số doanh nghiệp mới thành lập tăng rất nhanh (từ 26 doanh nghiệp cuối năm 2004 đến cuối năm 2005 là 38 doanh nghiệp) nên tạo điều kiện tăng thu ở khu vực này. + Thuế nhà đất (tăng 3,39%) do huyện ra quyết định điều chỉnh hệ số tính thuế, chỉ đạo các xã bổ sung lập bộ hồ sơ các hộ được cấp đất kịp thời. + Tiền thuê đất (tăng 2,033%) nguyên nhân do các chủ trang trại thực hiện nộp tiền thuê đất các dự án chuyển đổi sử dụng đất… + Thuế nông nghiệp (tăng 31,9%) do có sự điều chỉnh về giá. + Thuế trước bạ (tăng 12,2%) do công tác cấp đất cho dân đã được huyện quan tâm và ý thức của người dân, trách nhiệm của đội thuế xã, của chi cục thuế đã tập trung đôn đốc thu. + Thu hoa lợi công sản (tăng 107,4%) do có sự hỗ trợ và đền bù của các doanh nghiệp, công ty thu hồi đất. -Các khoản thu không đạt so với dự toán: + Thu phí, lệ phí đạt 66,42% nguyên nhân do thực hiện Quyết định số 171/2004/QĐ- UB ngày 15 tháng 10 năm 2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chuyển sang quỹ chuyên dùng của xã. + Thu tiền khi giao đất đạt 82,03% nguyên nhân do ý thức của người dân ở một số xã, thị trấn chưa chấp hành nghiêm túc Quyết định của UBND huyện và chính quyền ở một số nơi chưa có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong dân. + Thu biện pháp tài chính đạt 84,26% nguyên nhân do chỉ tiêu này UBND tỉnh giao quá cao so với khả năng của địa phương. */ Năm 2006 Tổng thu Ngân sách địa phương là: 156.276.434.023 Trong đó: - Thu điều tiết + 100%: 45.451.672.260 Thu bổ sung huyện trợ cấp cho xã: 16.215.712.000 Thu kết dư NS xã: 3.004.637.819 Thu chuyển nguồn: 10.920.511.200 Các khoản thu không qua cân đối: 17.294.648.744 Thu trợ cấp NS cấp trên: 63.389.252.000 Tổng số thu ngân sách huyện là: 84.765.262.950 đồng đạt 161,48% so với kế hoạch của tỉnh giao và đạt 104,32% so với năm trước. Trong đó thu trong cân đối là 67.470.614.206 đồng đạt 153,02% so với kế hoạch của tỉnh giao và đạt 92,80% so với kế hoạch của HĐND giao, bằng 90,70% so với năm trước. -Các khoản thu trên địa bàn đạt cao so với dự toán: + Thuế môn bài tăng 3,69% do số hộ kinh doanh các ngành nghề phát triển và một số doanh nghiệp mới thành lập do tỉnh chuyển về có số môn bài bộ lập. + Thuế VAT tăng 12,36% do có sự điều chỉnh hàng loạt đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn lên có sự thay đổi về doanh số và số hộ kinh doanh. + Thuế sử dụng đất nông nghiệp tăng 47,08% do có sự điều chỉnh giá thuế năm 2006 cao hơn giá thuế dự toán năm kế hoạch. + Thuế nhà đất tăng 10,86% do có sự kiểm tra của các ngành chuyên môn nên một số diện tích được đưa vào sổ bộ quản lý thu thuế. + Thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng 19,48% nguyên nhân là do thực hiện Quyết định số 225/2005/QĐ- UB về điều chỉnh giá đất. + Lệ phí trước bạ tăng 203,75% nguyên nhân tăng là do theo quy định tại thông tư 95 của Bộ Tài chính lên một số doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh do đó đã tạo lên tăng thu lớn về lệ phí trước bạ so với dự toán. + Thu tiền thuê đất tăng 563,60% nguyên nhân tăng lớn là do tập trung thu ở các hộ thuê đất để làm trang trại trên địa bàn. + Thu hoa lợi công sản, công ích, thu phạt và thu khác tại xã tăng 50,50% nguyên nhân là do có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp khi thu hồi đấ để sản xuất kinh doanh. - Các khoản thu không đạt so với dự toán: + Thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 71,21% là do việc giao dự toán không cân đối giữa chỉ tiêu thuế VAT và thuế TNDN cả hai chỉ tiêu này số hộ kinh doanh phải đồng thời nộp theo thắng, mặt khác một số doanh nghiệp do chi cục quản lý thuộc diện được diện miễn giảm thuế TNDN theo chính sách. Một số doanh nghiệp có số thuế TNDN tạm nộp năm 2005 cao sang năm 2006 quyết toán thừa do vậy được trừ đi trong số thuế tạm nộp năm 2006. + Thu tiền khi giao đất đạt 82,31% nguyên nhân do thị trường bất động sản bị đóng băng trong thời gian dài. Bên cạnh đó là ý thức của chính quyền ở một số xã, thôn chưa thực hiện nghiêm túc quyết định của UBND huyện. + Thu biện pháp tài chính đạt 88,13% nguyên nhân do chỉ tiêu này UBND tỉnh giao quá cao so với khả năng của địa phương. */ Năm 2007 Tổng thu Ngân sách địa phương: 129.006.762.000 Trong đó: Các khoản thu 100% xã hưởng: 3.000.000.000 Thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm: 28.398.064.000 Thu kết dư:5.344.973.000 Thu chuyển nguồn: 3.167.150.000 Thu trợ cấp từ ngân sách cấp từ NS tỉnh: 20.537.620.000 Thu bổ sung cân đối từ NS tỉnh: 51.161.000.000 Các khoản thu không cân đối: 17.397.955.000 Tổng thu NSNN trên địa bàn 2007 đạt là 53.498.335.000 đồng đạt 204,22% so với dự kiến tỉnh giao và đạt 86,02% so với dự toán Huyện và bằng 62,87% cùng kì năm trước. Một số khoản thu vượt dự toán Thu ngân sách Nhà nước Huyện thu: Thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 110,61% so với dự toán giao và tăng 2,915% so với cùng kì; Nguyên nhân là do một số cơ sở sản xuất bia và một số cơ sở sản xuất rượu đã chiếm được thương hiệu trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận vì vậy số thu nộp vào ngân sách của thuế TTĐB tăng đột biến so với các năm trước. Thuế nhà đất đạt 105,21% so với dự toán giao và bằng 126,96% so với cùng kì nguyên nhân do có sự kiểm tra của các ngành chuyên môn nên một số diện tích được đưa vào sổ bộ quản lý thu thuế. Thuế chuyển quyền sử dụng đất đạt 114,38% so với dự toán giao và bằng 162,56% so với cùng kì. Nguyên nhân là do thị trường mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt đầu sôi động trở lại. Tiền thuế đất đạt 103,78% so với dự toán và bằng 139,28% so với cùng kì. Chỉ tiêu này tăng do tập trung thu ở các hộ thuê đất để làm trang trại trên địa bàn. Thuế ngoài quốc doanh tỉnh thu trên địa bàn: Ước đạt 174,42% so với dự toán giao và bằng 117,75% so với cùng kỳ. Do có sự cố gắng và tích cực của ngành thuế nên chỉ tiêu thu thuế ngoài quốc doanh đạt xấp xỉ 200% so với kế hoạch. Các khoản thu không hoàn thành dự toán - Thuế môn bài đạt 95,43% dự toán năm và bằng 115,69% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do các ngành chức năng chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp xã tập trung thu triệt để các hộ kinh doanh trên địa bàn. - Lệp phí trước bạ ( bao gồm cả ô tô, xe máy, lệ phí trước bạ đất) đạt 96,38% dự toán năm và bằng 177,95% so với cùng kì. Số thu nay đạt thấp là do ngày 08/01/2007 Bộ Tài chính đã có Thông tư số 02/2007/TT- BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 95/2005/TT- BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính, vì thế mà các doanh nghiệp thuê đất của các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyệ đã không phải nộp lệ phí trước bạ 1% so với các năm trước. Vì vậy mà số thu giảm đi đáng kể. Một nguyên nữa là do có ba xã tách về thành phố Bắc Ninh theo Nghị Định của Chính phủ nên số lệ phí ô tô, xe máy cũng giảm đi. - Các loại phí, lệ phí đạt 90,87% dự toán năm và bằng 99,57% so với cùng kì. Nguyên nhân là do các cấp các ngành chưa phối hợp chặt chẽ việc thu phí, lệ phí trên địa bàn huyện. - Thu đất công ích và hoa lợi nông sản, thu khác tại xã ước đạt 22,12% dự toán năm và bằng 72,01% so với cùng kì. Nguyên nhân là do đền bù giải phóng đường sắt tại xã Đức Long có khả năng không hoàn thành trong năm nay. Vì số thu đền bù xây dựng cơ sở vật chất trường tiểu học, trung học, mầm non… chiếm hơn 10 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương :Ước thực hiện được 129.006.000 đồng đạt 93,56% so với dự toán nguyên nhân chủ yếu là giảm tỷ lệ 100% thu của Ngân sách xã: 10.562 triệu đồng . Nguyên nhân chủ yếu là do thu tiền đền bù đường sắt xã Đức Long không đạt chỉ tiêu đề ra. 2.2.2.2 Công tác chi ngân sách Bảng 3: Cơ cấu chi NSNN trên địa bàn Huyện giai đoạn 2004- 2007 Đơn vị :% Diễn giải Năm Tổng chi NSNN Trong đó Chi trong cân đối Chi không cân đối 2004 2005 2006 2007 100 100 100 100 96,8 89,4 94,3 86,5 3,2 10,6 5,7 13,5 ( Nguồn: Báo Cáo Quyết toán thu- chi Ngân sách các năm 2004- 2007; Tập kế hoạch kinh tế xã hôi Huyện Quế Võ 2007- 2008)) */ Năm 2004 Tổng chi ngân sách cấp huyện là 65.735.145.347 đồng trong đó: Chi trong cân đối: 63.661.156.347 đồng đạt 103,85% dự toán và bằng 142,12% so với năm trước. Các khoản chi trong cân đối: + Chi sự nghiệp kinh tế đạt 103,02% so vơi dự toán. Do đó bổ sung kinh phí cho công tác phònh chống lụt bão, rải cấp phối mặt đê, sửa chữa duy tu các tuyến đường do huyện quản lý. + Chi cho sự nghiệp giáo dục đạt 100% dự toán bằng 113,04% năm trước. + Chi đảm bảo xã hội đạt 93,97% dự toán. Do tỉnh cấp kinh phí tăng so với thực tế. + Chi y tế đạt 102,32% dự toán. Do bổ sung kinh phí sửa chữa, mua sắm thiết bị. + Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh, thể dục thể thao đạt 101,89% dự toán do bổ sung ngân sách cho mua sắm, sửa chữa phương tiện làm việc để phục vụ nhiệm vụ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2622.doc
Tài liệu liên quan