Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty TNHH Sản phẩm Kim loại Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Thực trạng công tác quản lý nhân sự tại Công ty TNHH Sản phẩm kim loại Hà Nội 2

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội. 2

II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác QTNS của Công ty 3

1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty 3

2. Đặc điểm về sản phẩm: 4

3. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 5

4. Đặc điểm về thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất. 6

5. Đặc điểm về lao động. 6

III. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội (2000-2003) 8

IV. Thực trạng quản lý nhân sự tại Công ty: 10

1. Hoạch định nguồn nhân sự 10

2. Tuyển dụng 10

2.1. Nội dung và phương pháp tuyển dụng 10

2.2. Hợp đồng lao động 11

3. Phân công lao động đã được tuyển chọn 12

4. Công tác vệ sinh, an toàn lao động 12

5. Tạo động lực cho người lao động 13

5.1. Hình thức trả lương, khen thưởng, kỷ luật 13

5.2. Thuyên chuyển, đề bạt và sa thải người lao động. 19

5.3. Thực hiện các nghĩa vụ xã hội về việc đảm bảo an toàn và đời sống vật chất cho người lao động. 20

 

V. Nhận xét chung về hoạt động quản lý nhân sự tại Công ty 23

1. Những thành tích đạt được 23

2. Những hạn chế và nguyên nhân 24

 

Chương II: Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QTNS của Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội 25

I. Các mục tiêu của doanh nghiệp trong việc hoàn thiện qtns trong các năm tới 25

1. Phương hướng chung của Công ty. 25

2. Phương hướng nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động. 25

3. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty. 26

II. Một Số biện pháp hoàn thiện công tác QTNs tại Công ty. 27

1. Chú ý phân tích công việc: 27

2. Cải tiến công tác tuyển dụng nhân lực . 28

3. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nhân lực. 29

4. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ người lao động. 30

 

Kết luận 32

Tài liệu tham khảo 33

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty TNHH Sản phẩm Kim loại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Do vậy hàng năm, Công ty ít chú ý đến việc xác định nhu cầu nhân sự cho bộ phận này. Chỉ khi nào ai đó xin chuyển công tác hay vì một lý do nào đó xin được nghỉ việc thì Công ty mới tuyển thêm người thay thế. Lao động của Công ty tăng lên chủ yếu ở bộ phận liên quan đến sản xuất, kinh doanh. Việc xác định nhu cầu cho bộ phận này dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của năm đó và kế hoạch sản xuất kinh doanh dự tính ở năm sau. 2. Tuyển dụng 2.1. Nội dung và phương pháp tuyển dụng Việc tuyển dụng nhân viên của Công ty TNHH Sản phẩm Kim loại Hà Nội xuất phát từ nhu cầu lao động. Chẳng hạn như: những năm gần đây, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng nhờ việc tăng đầu tư mở rộng sản xuất, tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng; do đó, hàng năm số lượng nhân viên cho bộ phận tiếp thị bán hàng và công nhân trực tiếp sản xuất tăng lên rất nhanh để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác tuyển dụng nhân viên của Công ty được thực hiện chủ yếu từ 4 nguồn chính, đó là: Những cán bộ và công nhân viên chuyển từ các đơn vị khác sang; Những người thân của công nhân viên trong Công ty; Những sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp kỹ thuật; Những người được giới thiệu bởi các trung tâm giới thiệu việc làm. Phương pháp tuyển dụng: Công ty tuyển chọn nhân viên trước tiên thông qua xem xét hồ sơ xin việc và các văn bằng chứng chỉ kèm theo xem có đáp ứng đủ yêu cầu không. Công việc này do Phòng Tổ chức Hành chính tiến hành. Nếu hồ sơ đầy đủ và đạt được các yêu cầu tối thiểu cần thiết về các văn bằng chứng chỉ thì trưởng Phòng Tổ chức Hành chính sẽ trình Ban giám đốc xem xét và duyệt. Sau khi hồ sơ đạt được yêu cầu của Ban giám đốc thì ứng viên sẽ được thông báo hẹn đến thi tuyển hoặc phỏng vấn. Đây chính là bước sơ tuyển đầu tiên. Những công đoạn của bước sơ tuyển này dài hay ngắn, nhiều hay ít tùy thuộc vào công việc mà người đó đăng ký dự tuyển. Sau các bước thi tuyển ban đầu, nếu khả năng đạt yêu cầu thì người đó sẽ được ký hợp đồng thử việc. Thời gian thử việc từ 1 tháng đến 3 tháng tùy theo công việc được giao. Đây là thời gian thử thách giúp người lao động làm quen với công việc mới, đồng thời thể hiện khả năng làm việc và ý thức lao động của mình. Trong thời gian thử việc, người lao động được nhận mức lương tương đương 75% lương mà người đó sẽ nhận được nếu qua được thời gian thử việc. 2.2. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là hình thức đảm bảo cho người lao động những quyền lợi và trách nhiệm khi được tuyển chọn vào Công ty. Trong hợp đồng lao động của Công ty có nêu rõ các điều khoản về nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động sẽ được hưởng và phải thực hiện trong quá trình làm việc tại Công ty. Thông thường tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn, lao động được tuyển vào theo hình thức lao động theo hợp đồng chứ không có biên chế chính thức. Tại Công ty TNHH Sản phẩm Kim loại Hà Nội cũng vậy, tất cả cán bộ và công nhân viên, từ Giám đốc trở xuống, đều là những lao động hợp đồng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nòng cốt được ký hợp đồng dài hạn, số còn lại hợp đồng từ 1 - 3 năm. Khi hết thời hạn hợp đồng, nếu người lao động có nhu cầu và nguyện vọng xin tiếp tục làm việc tại Công ty thì Công ty sẽ xem xét và hai bên sẽ thỏa thuận ký tiếp hợp đồng lao động. 3. Phân công lao động đã được tuyển chọn Tại Công ty TNHH Sản phẩm Kim loại Hà Nội, công tác quản lý và sử dụng lao động hiện có luôn được chú trọng. Hàng năm, bên cạnh công tác tuyển mộ lao động mới, Công ty luôn có những phương án sắp xếp bố trí lại cơ cấu tổ chức và vị trí công tác theo khả năng, sở trường của mỗi người trong Công ty, tạo điều kiện để mọi người phát huy được tối đa năng lực của mình trong công việc. Cơ sở của công tác này là dựa vào những kết quả công việc của mỗi cá nhân thời gian qua và những nhận xét đánh giá của các cán bộ trực tiếp phụ trách quản lý. Điều này đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 4. Công tác vệ sinh, an toàn lao động Vệ sinh, an toàn lao động là công tác đảm bảo cho người lao động được làm việc trong một môi trường với điều kiện an toàn nhất có thể, hạn chế tối đa mức rủi ro cho người lao động trong khi đang làm việc và cả về sau này. Đây là một công việc quan trọng và cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Hiện nay, theo tìm hiểu và nhận xét thì công tác vệ sinh an toàn lao động ở Công ty TNHH Sản phẩm Kim loại Hà Nội chưa được xem trọng đúng mức. Vấn đề bảo hộ lao động cho công nhân còn rất kém. Công nhân làm việc trong phân xưởng hầu như không hề sử dụng đồng phục bảo hộ lao động; các thiết bị bảo hộ lao động cũng thiếu. Thêm vào đó, ý thức tự bảo hộ của công nhân còn kém, đôi khi có đầy đủ thiết bị bảo hộ cho công việc của họ nhưng họ vẫn cố tình không sử dụng. Điều này cũng cần có sự quan tâm hơn nữa của ban lãnh đạo Công ty, đặc biệt là bộ phận quản lý lao động. Bởi vì, việc hạn chế rủi ro cho người lao động cũng là hạn chế thiệt hại cho Công ty. 5. Tạo động lực cho người lao động Lợi ích tạo ra động lực cho con người hoạt động. Khi nhận thấy được những lợi ích đủ thoả mãn và hợp lý với công việc mình làm thì con người sẽ nỗ lực cố gắng hết mình để hoàn thành công việc được giao. Do đó, việc tạo ra lợi ích chính đáng để thúc đẩy người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất cũng chính là một vấn đề quan trọng trong công tác quản trị. Đối với người lao động, các mức lương, thưởng, các chính sách đãi ngộ, các tính chất, nội dung công việc, điều kiện lao động... chính là những yếu tố mang lại lợi ích và tạo động lực cho người lao động. Để kích thích người lao động, người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng nhìn chung là nhằm vào lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người lao động. Dưới đây là kết quả tình công tác thực hiện tạo động lực cho người lao động ở Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội qua một số hình thức sau: 5.1. Hình thức trả lương, khen thưởng, kỷ luật Cũng giống như các Công ty khác, tổ chức tiền lương, tiền thưởng ở Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội trở thành một yếu tố quan trọng, là một nhân tố chủ yếu kích thích người lao động. Là một Công ty liên doanh, công tác tiền lương, tiền thưởng và các chế độ ưu đãi của Công ty đối với người lao động luôn phải tuân thủ những quy định của Nhà nước và pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời còn phải phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Hàng năm, Công ty tiến hành sắp xếp lại mức lương, phụ cấp cho người lao động tuỳ thuộc vị trí công tác, năng lực làm việc của mỗi cá nhân, đồng thời có chính sách khen thưởng đối với những cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong công tác. 5.1.1. Chế độ tiền lương. + Phần lương cơ bản là mức lương cố định phụ thuộc vào chức vụ, cấp bậc, nội dung công việc, thâm niên làm việc và cấp bậc công nhân. Đây không phải là mức lương hàng tháng người lao động nhận được, mà nó được dùng làm cơ sở để tính lương tháng và mức đóng góp BHXH của CBCNV đó. + Phần lương thực lĩnh là phần thu nhập thực tế của CB CNV. Khoản thu nhập này biến đổi theo từng tháng, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của con người. Hiện nay Công ty đang thực hiện áp dụng 2 hình thức trả lương chính, đó là: Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể và Hình thức trả lương theo mức doanh thu. a. Đối với khu vực sản xuất trực tiếp tại phân xưởng. Đối với khối công nhân sản xuất trực tiếp tại phân xưởng, việc trích lương được thực hiện bằng phương pháp tính lương theo sản phẩm tập thể. Hàng ngày, tổ trưởng và quản đốc có nhiệm vụ chấm công cho từng lao động. Số ngày công này là cơ sở tính lương cho mỗi công nhân vào cuối tháng. Cuối tháng, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng cùng nghiệm thu số lượng và khối lượng sản phẩm và công việc thực tế của cả tổ trong tháng. Từ số lượng và khối lượng sản phẩm trong tháng của tổ và bảng đơn giá tiền lương sản phẩm, kế toán tính tiền lương cho cả tổ và từng cá nhân. Công thức tính: Tiền lương thực lĩnh trong tháng của tổ = Số sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lương Tổng mức phụ cấp của cả tổ + Đơn giá tiền lương mỗi đơn vị sản phẩm là do Công ty quy định. Từ tổng số tiền lương của cả tổ và số ngày công lao động hàng tháng, kế toán tính ra tiền lương cho mỗi cá nhân. Tiền lương thanh toán cho công nhân sản xuất tại phân xưởng được tính như sau: Lương của mỗi công nhân Tổng lương của tổ Số ngày công của mỗi công nhân Phụ cấp (nếu có) Tạm ứng (nếu có) = -------------------------- x + - Tổng số ngày công cả tổ Để hiểu rõ hơn về phương thức tính lương của Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội, cần xem xét các bảng sau: Bản nghiệm thu sản phẩm sản xuất Tổ sản xuất tôn lợp 5 và 11 sóng (tháng 05/2003) Stt Sản phẩm Đ.vị Số lượng Đ. giá lương Thành tiền Ghi chú 1 Tôn lợp 11 sóng M2 10.426,10 120 1.251.132 2 Tôn lợp 5 sóng M2 7.825,30 150 1.173.795 3 Máng nước M2 863,66 500 431.830 4 Phụ kiện M2 821,34 400 328.536 5 ống thu nước Cái 214 1.000 214.000 6 Cửa chớp M2 59,58 10.000 595.800 7 Bốc hàng sang xe Cái 13 32.000 416.000 8 Cẩu phục vụ SX Cái 16 32.000 512.000 120.000 Tiền PCTN Cộng 5.043.093 Bảng chia lương sản phẩm Tổ: sản xuất tôn lợp 5 và 11 sóng Tháng 5/2003. Stt Họ tên Ngày công Lương SP Tiền PCTN Tạm ứng Thanh toán lần cuối 1 Vũ Thanh Tuệ 8 466.092 120.000 644.445 2 Hoàng Quốc Chính 23 1.340.013 600.000 740.013 3 Đỗ Xuân Đức 22,5 1.310.883 600.000 710.883 4 Ngọ Quang Đoàn 10 582.614 291.357 5 Trần Đức Tuấn 21 1.223.491 600.000 623.491 Cộng 84,5 4.923.093 120.000 3010189 b. Đối với công nhân xây lắp. Đối với công nhân làm việc trực tiếp tại các công trường thì lương là do đội trưởng thi công chấm. Mức lương của mỗi công nhân phụ thuộc vào mức khoán công trình mà Công ty giao cho đội và số ngày công làm việc của chính công nhân ấy. Mỗi công trình có một mức khoán riêng, tuỳ thuộc vào tầm cỡ công trình, địa điểm thi công và một số yếu tố khác. Với mỗi công trình Công ty nhận được, Đội trưởng và Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ tính toán các chi phí thi công, nhân công và tất cả các chi phí khác, sau đó đưa ra mức khoán đề nghị rồi trình lên Phó tổng giám đốc và Tổng giám đốc duyệt. Từ mức khoán ấy, đội trưởng sẽ tự hạch toán mọi chi phí trong quá trình thi công với số tiền khoán cố định ấy, kể cả việc thanh toán lương công nhật cho mỗi công nhân. Lương của công nhân thi công công trường được quyết toán sau khi công trình hoàn thành. Mức lương của công nhân thi công được tính như sau: Lương công trình = Mức lương công nhật x Ngày công - Tạm ứng * Mức lương công nhật được tính theo công thức sau: Lương công nhật = Mức lương cơ bản x Hệ số khoán - Mức lương cơ bản của mỗi công nhân được Công ty quyết định và ghi rõ trong hợp đồng lao động để làm cơ sở tính lương và BHXH cho công nhân ấy. Mức lương cơ bản không được thấp hơn 45 USD được quy đổi ra VND. - Hệ số khoán của mỗi công trình là do Công ty tính toán trước khi giao khoán và nó được dựa vào các điều kiện thi công tại công trình đó. c. Đối với khối gián tiếp sản xuất . Việc tính lương cho khu vực gián tiếp sản xuất bao gồm ban quản lý điều hành, lãnh đạo Công ty được trả lương theo thời gian. Tiền lương ở đây được tính theo công thức: TLtg = Lcb (1 + x) + Lnn + Lcđ + Lbhxh - HBXH - BHYT Trong đó: TLtg: là lương cán bộ tính theo thời gian. Lcb: là lương cơ bản trong tháng tính theo công thức sau: Lcb = SLN x SN SLN: Suất lương ngày = 290.000 x HSi/26 SN: Số ngày thực tế làm việc. X% : là hệ số (%) hoàn thành kế hoạch giá trị tổng số lượng. Lnn : là lương tính theo thời gian nghỉ làm những công việc khác như đi họp, báo cáo, làm công tác khác. Lcđ : Lương tính cho những ngày nghỉ theo chế độ hưởng 100% lương như nghỉ phép, nghỉ lễ tết, đi học... Lbhxh : là lương BHXH được nhận trong những ngày nghỉ ốm đau, được hưởng 75% lương cơ bản. Lbhxh = SLN x NN x 75% NN : là số ngày nghỉ ốm Cùng là cán bộ quản lý, cùng phòng ban, những người vào làm mới sẽ hưởng lương thấp hơn người trước đó. Nhưng qua một thời gian, nếu người đó làm việc tốt hơn, được đề bạt, thì cấp bậc công việc cao hơn. Lúc đó tiền lương nhận được có thể cao hơn so với người làm lâu nhưng do làm việc không hiệu quả. * Nhận xét tình hình trả lương theo thời gian: Trong quá trình làm việc của CBCNV thuộc các phòng ban, một số người trong giờ làm việc bỏ sang bộ phận khác làm việc riêng, do vậy thời gian không làm việc nhưng vẫn được tính và hưởng lương. Hình thức này có các ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Chính sách lương khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ ngày công trong tháng. ở Công ty có sự kiểm tra chặt chẽ thời gian đi làm, do ban bảo vệ theo dõi, ghi vào sổ, đến cuối tháng căn cứ vào đó để tính số ngày làm việc. Đối với một số bộ phận, phòng ban, ban giám đốc giao kế hoạch cho toàn bộ phòng ban thực hiện, làm cho CBNV tích cực hơn trong công tác. Nhược điểm: Do cách trả lương cho người lao động gắn liền với cấp bậc công việc và ngày công thực tế cho nên lương nhận được chưa gắn với hiệu quả sản xuất và chất lượng công việc của người lao động. Tiền lương của người lao động chỉ phụ thuộc vào hiệu quả, chất lượng công việc của từng người dẫn đến tình trạng người làm việc với chất lượng cao cũng chỉ nhận lương ngang với người làm việc với chất lượng thấp miễn là đi làm đầy đủ. Từ đó xuất hiện tình trạng giảm hiệu suất lao động, không khai thác được hết khả năng của người lao động, CBCNV, chất lượng hiệu quả chưa cao. 5.1.2. Về công tác khen thưởng. Nếu lương được xem là lợi ích để đảm bảo đời sống về vật chất cho người lao động, thì khen thưởng là lợi ích về tinh thần của người lao động. Nếu đời sống về vật chất và tinh thần của người lao động được đảm bảo thì họ sẽ luôn cảm thấy thanh thản, vui vẻ, lao động hăng say, nhiệt tình, từ đó hiệu quả lao động luôn cao. Hiện nay, công tác khen thưởng của Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Mỗi năm một lần vào dịp tổng kết, Công ty tổ chức bình chọn những cá nhân và tập thể lao động suất sắc để khen thưởng, còn lại Công ty không có một hình thức khen thưởng hàng tháng nào khác. Như vậy công tác khen thưởng của Công ty ít có tác dụng khuyến khích, động viên kịp thời những nỗ lực, cố gắng của người lao động. Bên cạnh đó, mỗi năm vào dịp lễ tết, Công ty có trích lợi nhuận thưởng cho mỗi nhân viên trong toàn Công ty một khoản tiền, mức thưởng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian ấy và ý nghĩa quan trọng của ngày lễ. Như vậy, mặc dù chế độ khen thưởng của Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội con nhiều hạn chế, nhưng xét chung về loại hình doanh nghiệp và thời gian hoạt động của doanh nghiệp thì điều này cũng dễ hiểu và chấp nhận được. 5.1.3. Về kỷ luật Khen thưởng và kỷ luật là hai vấn đề không thể thiếu và tách rời trong công tác giáo dục và quản trị lao động. Khen thưởng đề động viên, khích lệ con người hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, còn kỷ luật làm cho con người có ý thức hơn trong công việc. Tại Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội, công tác kỷ luật được thực hiện khá nghiêm túc. Đối với những nhân viên vi phạm nội quy, quy định của Công ty như: giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động... Công ty thực hiện các hình thức kỷ luật từ cảnh cáo đến đuổi việc, đồng thời áp dụng hình thức phạt tiền bằng cách khấu trừ vào lương đối với những cá nhân, tổ, phân xưởng nào làm lãng phí nguyên vật liệu quá định mức cho phép, hay số sản phẩm hỏng vượt quá phần trăm quy định. Trong năm qua, Công ty kỷ luật và buộc thôi việc 7 công nhân sản xuất. Đối với những sản phẩm hỏng vượt quá mức cho phép thì bộ phận có sản phẩm đó bị phạt tiền bằng giá trị nguyên vật liệu hỏng đã sử dụng để sản xuất sản phẩm đó. Số tiền phạt đó được phân bổ trách nhiệm bồi thường như sau: - Người trực tiếp gây hư hỏng chịu 40% - Toàn tổ chịu 40% - Tổ trưởng chịu 20% Qua thực tiễn kiểm nghiệm cho thấy công tác kỷ luật hiện nay ở Công ty được thực hiện khá tốt, người lao động trong Công ty đều chấp hành đầy đủ. Tuy nhiên để kích thích người lao động làm việc nhiệt tình hơn Công ty cần áp dụng thêm một số hình thức thi đua khên thưởng khác nữa như: thi đua giữa các cá nhân, tiến hành khen thưởng kịp thời đối với các phát minh sáng kiến mới. Như thế sẽ có tác dụng khuyến khích rất lớn đối với người lao động trong qúa trình sản xuất. 5.2. Thuyên chuyển, đề bạt và sa thải người lao động. Hàng năm, Công ty luôn chủ động tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức trong bộ máy quản lý và đội ngũ lao động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của họ. + Đối với các phòng ban quản lý, Công ty đánh giá năng lực, trình độ của các nhân viên qua từng năm, kết hợp với nhận xét đánh giá của các cán bộ trực tiếp quản lý từ đó có thể thực hiện: - Thuyên chuyển vị trí làm việc từ bộ phận này tới bộ phận kia đối với những nhân viên có vị trí công tác chưa phù hợp với năng lực của mình. - Đề bạt lên nắm giữ chức vụ cao hơn đối với những cán bộ và nhân viên có tiến bộ đặc biệt trong công việc, đưa ra được những ý tưởng, sáng kiến làm lợi cho Công ty. - Sa thải, cắt hợp đồng lao động đối với những nhân viên không đủ phẩm chất nghề nghiệp cũng như không đủ năng lực đảm nhận công việc của mình. + Đối với công nhân lao động trực tiếp, việc thuyên chuyển, thay đổi diễn ra thường xuyên và ít gây biến động hơn, bởi vì nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến các hoạt đông của Công ty. Công việc này được thực hiện bởi quản đốc và các tổ trưởng, đội trưởng. Do là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên trong qúa trình thực hiện công tác này không đòi hỏi phải thông qua nhiều sự phê chuẩn, xét duyệt của cấp trên. Vì thế những vấn đề trong công tác khen thưởng, kỷ luật ở Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội được thực hiện rất kiên quyết. Tuy nhiên, việc làm đó của Công ty đã góp phần làm cho người lao động trở nên tích cực hơn, nâng cao hiệu quả làm việc, tăng năng suất lao động của Công ty lên rất nhiều. 5.3. Thực hiện các nghĩa vụ xã hội về việc đảm bảo an toàn và đời sống vật chất cho người lao động. Thực hiện các nghĩa vụ xã hội về việc đảm bảo an toàn và đời sống vật chất cho CBCNV, lao động trong Công ty là một điều khoản đã được thoả thuận và ký kết trong hợp đồng của hầu hết các Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới đi vào hoạt động kinh doanh chưa lâu nên việc thực hiện đầy đủ các điều khoản này ngay lập tức là điều hết sức khó khăn. Nhưng trong những năm gần đây, Công ty cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện công tác này. a. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Theo chế độ hiện hành, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ được tính trên tổng số tiền lương của công nhân sản xuất và được xác định là một khoản chi phí cơ bản gắn liền với lao động sống trong quá trình sản xuất. Công tác này giải quyết những vấn đề về quyền lợi của bản thân người lao động trước mắt và lâu dài (lúc đã nghỉ hưu). Thực tế hiện nay Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội đã thực hiện được việc đóng BHXH cho CB CNV toàn Công ty theo đúng quy định của Nhà nước. Hàng tháng, kế toán trích một khoản tiền tương đương 20% tổng số tiền lương cơ bản của toàn bộ CNV trong Công ty để đóng BHXH, trong đó15% Công ty hạch toán vào chi phí giá thành sản phẩm, còn 5% trừ vào tiền lương người lao động. Về vấn đề đóng BHYT cho CB CNV thì hiện nay Công ty chưa thực hiện, nhưng đối với tất cả những công nhân trực tiếp sản xuất (kể cả tại phân xưởng và trong các đội thi công xây lắp), Công ty đều thực hiện mua bảo hiểm thân thể. Việc này xuất phát từ vấn đề bảm bảo hạn chế rủi ro trong công tác sử dụng lao động của Công ty nhưng cũng một phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Về tổ chức công đoàn, Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội hiện chưa tham gia vào tổ chức công đoàn chung, nhưng tại Công ty cũng thành lập một tổ chức công đoàn riêng. Nhiêm vụ của tổ chức này là chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ CNV trong Công ty. Hàng năm vào những ngày lễ tết hoặc những dịp dặc biệt, Công đoàn Công ty thường tổ chức các phong trào để CNV được vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, như: tổ chức các hội thi thể thao, những buổi toạ đàm trong ngày 8/3, 26/3, 30/4-1/5, 2/9...; tổ chức cho nhân viên đi chơi, nghỉ mát vào sau Tết Nguyên đán và vào dịp hè; tổ chức thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, sinh đẻ hoặc khi gia đình gặp việc khó khăn... Kinh phí hoạt động của tổ chức này là do CB CNV toàn Công ty và Công ty đóng góp. Hàng tháng mỗi người trích ra một số tiền tương đương 1% lương tháng của mình và Công ty cũng trích ra số tiền tương đương 0,5% tổng lương tháng của CB CNV để đóng quỹ, gọi là đoàn phí công đoàn. b. Trợ cấp và phụ cấp. Phụ cấp và trợ cấp các khoản mà Công ty thanh toán thêm cho người lao động nhằm hỗ trợ thêm kinh phí cho họ trong cuộc sống và trong công việc. Các khoản phụ cấp được chi cho người lao động hiện nay ở Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội gồm: * Phụ cấp độc hại: Được áp dụng cho các đối tượng công nhân sản xuất làm việc trong môi trường độc hại, nhiều tiếng ồn ở dưới các phân xưởng như tổ hàn, tổ sơn, tổ cắt tiện... Mức phụ cấp tuỳ thuộc mức độ độc hại trong công việc của mỗi người, từ 30.000 - 50.000 đồng. * Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp công tác. Đối với bộ phận nhân viên văn phòng, mỗi tháng Công ty hỗ trợ cho mỗi người 55.000 đồng (Tương đương 10 lít xăng) được xem là chi phí đi lại và 130.000 đồng công tác phí cố định. Đối với các lãnh đạo ở các phòng ban, các phân xưởng, tổ sản xuất, còn được nhận thêm một khoản tiền phụ cấp trách nhiệm, từ 120.000 - 200.000 đồng tuỳ thuộc vào vị trí công tác của người đó. * Phụ cấp thêm giờ: Đối với những người được yêu cầu làm thêm giờ trong những ngày bình thường thì được hưởng phụ cấp thêm 50% lương công nhật tháng ấy. Còn trường hợp làm thêm giờ trong các ngày nghỉ, ngày lễ thì người lao động được hưởng phụ cấp bằng 100% lương công nhật tháng ấy. Trong trường hợp Công ty huy động đi làm ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao thì giám đốc qui định chế độ bồi dưỡng riêng. Mỗi ngày người lao động làm việc 8h theo qui định của Nhà nước, mỗi tuần làm việc 6 ngày. * Trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ phép: Trong các năm qua, mỗi khi gặp phải trường hợp khó khăn đột xuất trong gia đình và bản thân, ngoài những chế độ được hưởng theo quy định, người lao động đã đều được Công ty tiến hành xét trợ cấp. Điều này đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của Công ty đối với người lao động và giúp họ nhanh chóng trở lại với công việc. - Khi người lao động lấy vợ, lấy chồng, Công ty tặng quà trị giá 200.000 đồng. - Khi người lao đông sinh con, Công ty trợ cấp 200.000 đồng - Người lao động chết hoặc bị thương tật, gia đình được trợ cấp 500.000 đồng. - Bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, chồng, vợ, con của người lao động chết được trợ cấp 200.000 đồng. - Trợ cấp khó khăn đột xuất từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng do công đoàn đề nghị giám đốc và các phòng ban liên quan xét duyệt. Tất cả chi phí trên đều được trích từ quỹ công đoàn Công ty. Như vậy, qua các công tác trên Công ty đã tạo ra được động lực cho người lao động, giúp người lao động yên tâm công tác lao động sản xuất. Điểm qua những nét thực trạng của công tác QTNS tại Công ty TNHH sản phẩm kim loại Hà Nội chúng ta thấy rằng Công ty đã phần nào tạo ra được một công cụ quan trọng để thu hút lực lượng lao động xã hội. Việc thanh toán tiền lương luôn đúng kỳ hạn làm cho người lao động cảm thấy thoải mái, kịp thời đáp ứng được các nhu cầu của họ. Công tác đoàn thể cũng tạo ra được sự gắn bó giữa những người lao động với nhau và với Công ty. Song bên cạnh những thành công đã đạt được, Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định như cách trả lương ở một số bộ phận chưa được hợp lý, đặc biệt là ở các phân xưởng sản xuất còn mang nặng tính bình quân hoặc chưa gắn sát với công việc của họ. Nó mới chỉ đánh giá được số ngày người lao động có đi làm đầy đủ hay không, chưa đánh giá được cấp bậc công nhân, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ lao động của họ trong ngày như thế nào. Bên cạnh đó công tác thực hiện các nghĩa vụ xã hội và việc bảo đảm an toàn lao động và đời sống cho người lao động vẫn chưa được hoàn thiện. Điều này Công ty sẽ cần phải cố gắng nhiều trong thời gian tới. V. Nhận xét chung về hoạt động quản lý nhân sự tại Công ty 1. Những thành tích đạt được Sau 4 năm thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Sản phẩm Kim loại Hà Nội đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong những năm đầu. Tuy nhiên, đến nay Công ty đã dần đi vào ổn định và đã đạt được những thành quả đáng khích lệ: quy mô sản xuất kinh doanh không ngừng mở rộng, sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể, Công ty đã đầu tư và có trong tay những dây chuyền sản xuất hiện đại cùng với đội ngũ lao động có chất lượng, đem lại năng suất cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Mức thu nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36204.doc
Tài liệu liên quan