MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG . viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1
2 Mục tiêu nghiên cứu.2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4 Phương pháp nghiên cứu.3
5 Bố cục của luận văn .5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.6
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại .6
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại .6
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại.7
1.1.3 Hoạt động và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.9
1.1.4 Tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM
1.1.4.1 Khách hàng doanh nghiệp của NHTM
1.2 Rủi ro và Rủi ro tín dụng của NHTM
1.2.1 Rủi ro và phân loại rủi ro
1.2.2. Rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng cho vay của NHTM.
1.3. Quản lý rủi ro tín dụng cho vay tại NHTM.
1.3.1 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
1.3.2 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng cho vay tại NHTM.
1.3.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cho vay:
1.4 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng cho vay tại một số NHTM và bài học cho
BIDV Quảng Trị .
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng cho vay KHDN tại một số NHTM
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho BIDV Quảng Trị .
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV QUẢNG TRỊ.
2.1 Tổng quan về BIDV Quảng Trị .
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
2.1.3 Tình hình lao động của Chi nhánh qua 3 năm 2015-2017:
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị .
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng cho vay KHDN tại BIDV Quảng Trị . 2.2.1 Quy trình và chính sách cấp tín dụng cho vay KHDN tại BIDV Quảng Trị
.2.2.2 Đặc điểm KHDN vay vốn tại BIDV Quảng Trị.
28 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng doanh
nghiệp tại BIDV Quảng Trị theo ý kiến của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý
...................................................................................Error! Bookmark not defined.
xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM........................................................10
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Quảng Trị.......Error! Bookmark not
defined.
Hình 2.2: Quy trình cấp tín dụng cho vay KHDN tại BIDV Quảng Trị Error! Bookmark
not defined.
Hình 2.3: Phân loại dư nợ KHDN theo nhóm nợ.............. Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4: Tình hình nợ xấu KHDN qua 3 năm 2015 - 2017 ...........Error! Bookmark not
defined.
1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động,
tạo ra hơn 50 triệu việc làm, là động lực chính để phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Chính vì vậy, phát triển, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của cộng đồng
doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong
những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách, đặc biệt là các
chính sách về ưu đãi tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
Vốn tín dụng từ Ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò hết sức quan
trọng đối với doanh nghiệp, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn
kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động
chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của các NHTM (thường
chiếm tỷ lệ trên 70%). Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cho vay KHDN lại tồn tại
nhiều rủi ro ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các NHTM và sức khỏe của cả nền
kinh tế. Trong thời gian qua, công tác QLRRTD cho vay KHDN chưa được các
NHTM xem trọng và thực hiện một các khoa học, có hệ thống. Vì vậy, nâng cao
hiệu quả công tác QLRRTD cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp (KHDN),
nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chính bản thân các ngân hàng là sức
cấp thiết.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói chung và Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị (BIDV Quảng
Trị) nói riêng là Ngân hàng tiên phong trong việc hỗ trợ, tài trợ tín dụng đối với
KHDN (Tổng số KHDN có quan hệ tín dụng hiện nay tại BIDV là khoảng gần
300.000 doanh nghiệp, đứng đầu trong số các NHTM tại Việt Nam). Bên cạnh đó,
thu nhập từ tín dụng cho vay KHDN và dư nợ tín dụng cho vay KHDN luôn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu thu nhập và tổng dư nợ vay của BIDV (chiếm khoảng 60%
tổng thu nhập và hơn 70% tổng dư nợ). Nên công tác QLRRTD cho vay KHDN đóng
vai trò quan trọng, quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV.
2Chính vì những lý do trên, kết hợp với quá trình làm việc thực tế, tôi quyết
định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh
Quảng Trị” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi
nhánh Quảng Trị, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại Chi
nhánh trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi
nhánh Quảng Trị.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi
nhánh Quảng Trị trong những năm tiếp theo.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan
đến Công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị.
- Phạm vi về thời gian: Các thông tin thứ cấp được thu thập trong giai đoạn
từ năm 2015-2017; Các thông tin sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ
tháng hai (02) đến hết tháng năm (5) năm 2018; Các giải pháp đề xuất áp dụng cho
giai đoạn đến năm 2022.
34 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ Báo cáo thường niên BIDV, các số liệu
thống kê và các tài liệu có liên quan do các bộ phận chuyên môn thuộc BIDV
Quảng Trị cung cấp, qua các năm 2015-2017. Ngoài ra tác giả còn tham khảo các
loại sách báo, giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đã được
công bố.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Được thu thập qua việc khảo sát ý kiến trực tiếp theo
bảng câu hỏi đối với các đối tượng gồm:
(1) Cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và quản lý
rủi ro tín dụng KHDN của Chi nhánh:
Số lượng mẫu khảo sát: 32 người (toàn bộ Cán bộ nhân viên trực tiếp thực
hiện các nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng KHDN của Chi nhánh); Nội
dung khảo sát gồm thông tin cơ bản về đội ngũ làm công tác tín dụng KHDN tại chi
nhánh về: chuyên môn, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, số năm kinh
nghiệm; Ý kiến của họ về các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng
cho vay KHDN tại Chi nhánh; Mục đích khảo sát đối tượng này là nhằm có được
những thông tin cơ bản về đặc điểm đội ngũ làm công tác tín dụng KHDN tại chi nhánh
về: chuyên môn, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm. Đồn thời
có được những đánh giá của họ về mức độ phổ biến của các nguyên nhân dẫn đến
RRTD cho vay KHDN theo ý kiến của các cán bộ làm công tác tín dụng KHDN tại
Chi nhánh.
(2) Đại diện doanh nghiệp là khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng cho vay
của BIDV Quảng Trị:
Số lượng mẫu khảo sát đối với nhóm đối tượng này là: 126 doanh nghiệp;
Số lượng mẫu điều tra được xác định theo công thức:
4Trong đó:
n : kích thước mẫu
: giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1-α),
với mức ý nghĩa α = 0,05, thì độ tin cậy (1-α) = 0,95 nên = 1,96.
p : tỷ lệ tổng thể
ε: sai số mẫu, với ε = 0,1
Để đảm bảo kích thước mẫu là đủ lớn nhất và tin cậy, chúng tôi chọn p = 0,5
thì (1-p) = 0,5 và kích thước mẫu tối thiểu sẽ là:
n = 1,962 x 0,5(1-0,5)/0,12 = 96 (mẫu)
Nội dung khảo sát bao gồm thông tin cơ bản về KHDN đang có quan hệ tín
dụng tại BIDV Quảng Trị về: thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh, quy mô;
tình hình vay vốn của khách hàng; khảo sát về tình hình thực hiện quy trình kiểm
tra, giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng theo ý kiến của khách hàng; Mục đích
khảo sát đối với đối tượng này là nhằm thu thập những thông tin cơ bản về khách
hàng (loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh), tình hình vay vốn của doanh
nghiệp như: mục đích vay vốn, thời gian quan hệ tín dụng, tình hình quan hệ ở các
TCTD, biện pháp bảo đảm tín dụng; Đồng thời có được những ý kiến đánh giá của
họ về việc tuân thủ các quy trình trước, trong và sau khi cấp tín dụng có được cán bộ
QLKH và khách hàng tuân thủ theo đúng quy định của BIDV hay không.
(3) Cán bộ lãnh đạo và quản lý (Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng ban có
liên quan đến hoạt động tín dụng KHDN) của Chi nhánh; Số lượng mẫu khảo sát:
17 người (toàn bộ Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng ban có liên quan đến hoạt
động tín dụng KHDN tại Chi nhánh); Nội dung khảo sát bao gồm: Khảo sát những
thông tin cơ bản về: Lĩnh vực quản lý, trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm;
Khảo sát thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay KHDN tại BIDV
Quảng Trị giai đoạn 2015- 2017; Thông qua việc khảo sát này nhằm thu thập
những thông tin cơ bản về: Lĩnh vực quản lý, trình độ chuyên môn, số năm kinh
nghiệm của cán bộ lãnh đạo và quản lý, đồng thời có được những ý kiến của họ về
thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay KHDN tại BIDV Quảng Trị giai
đoạn 2015- 2017.
54.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích
Tác giả sử dụng một số phương pháp tổng hợp và phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê phân tổ, tổng hợp số liệu từ các báo
cáo, thống kê kết quả điều tra từ các khách hàng doanh nghiệp, thống kê đánh giá ý
kiến của các cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp.
- Các phương pháp phân tích thông kê số tương đối, số tuyệt đối, số bình
quân; phương pháp so sánh, tổng hợp để phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng
đối với KHDN tại BIDV Quảng Trị qua các năm, sau đó tổng hợp rút ra điểm
mạnh, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với KHDN tại BIDV
Quảng Trị.
4.3 Công cụ xử lý số liệu: Việc xử lý và tính toán các số liệu được tiến hành trên
máy tính bằng phần mềm EXCEL.
5 Bố cục của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng cho vay
khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Quảng Trị
6PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tính chất tổng hợp. Các nhà
nghiên cứu ghi nhận rằng, NHTM hình thành trên cơ sở của sự phát triển sản xuất
và trao đổi hàng hoá. Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất
giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tăng lên, để khắc phục sự khác biệt về
tiền tệ giữa các khu vực thì thì xuất hiện các thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao
đổi hàng hoá phát triển quay trở lại kích thích sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát
triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần như giữ tiền hộ, chi trả hộ... trên cơ sở
đó thực hiện hoạt động tín dụng.
Từ lịch sử hình thành hệ thống NHTM cho thấy, các NHTM chỉ xuất hiện
trong điều kiện nền kinh tế đã phát triển đến một trình độ nhất định, dẫn đến tính tất
yếu khách quan của việc hình thành hệ thống ngân hàng gắn bó chặt chẽ với sự phát
triển kinh tế. Với trọng trách là một ngành kinh tế huyết mạch trong quá trình vận
động nền kinh tế, ngành ngân hàng đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Với chức
năng nhà trung gian tài chính trong nền kinh tế, NHTM là cầu nối giữa chủ thể kinh
tế sẵn có vốn và các chủ thế thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu
dùng, hay nói cách khác là nhà “cung vốn” và nhà “cầu vốn”. Điều này không thể
thiếu đối với một nền kinh tế lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững.
Theo Peter S.Rose, “ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một
danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch
vụ thanh tóan. Và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ
chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. [4,5]
Theo Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (luật số 47/2010/QH12),
“Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
7hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”.
“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận”. [10,2]
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng
vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín
dụng và dịch vụ ngân hàng liên quan đến mọi ngành.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản:
Thứ nhất, chức năng trung gian tín dụng
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là "cầu nối"
giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng
cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là
người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.
Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả
các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế.
Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của
mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn
đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán
tiện lợi.
Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi
tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm
nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
Đối với NHTM, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận
này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của NHTM.
8Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất
được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, NHTM
đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình
luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để
thực hiện các chức năng khác.
Thứ hai, chức năng trung gian thanh toán
NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các
khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây NHTM đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho
các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.
NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức
năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân
hàng chính là một phần tiền gửi trước đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_rui_ro_tin_dung_cho_vay.pdf