Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất gạch ốp lát tại Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu 1

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 5

1.1. Lý thuyết cơ bản về quản lý doanh nghiệp sản xuất 5

1.1.1. Khái niệm quản lý, quản lý sản xuất 5

1.1.2. Các mục tiêu của quản lý sản xuất 5

1.2. Nội dung tổ chức quản lý sản xuất 7

1.2.1. Quản lý lao động 8

1.2.2. Quản lý việc cung ứng, dự trữ, cấp phát, sử dụng vật tư 10

1.2.3. Quản lý máy móc thiết bị 12

1.3. Quản lý doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát 14

1.3.1. Đặc điểm sản phẩm gạch ốp lát 14

1.3.2. Đặc điểm quản lý sản xuất gạch ốp lát 16

1.3.2.1. Đặc điểm nhân công lao động của ngành sản xuất gạch ốp lát ảnh hưởng đến công tác quản lý sản xuất 16

1.3.2.2. Đặc điểm nguyên liệu-vật liệu sản xuất gạch ốp lát ảnh hưởng đến công tác quản lý sản xuất 18

1.3.2.3. Đặc điểm dây chuyền thiết bị-công nghệ sản xuất gạch ốp lát ảnh hưởng đến công tác quản lý sản xuất 21

1.4. Xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát 22

1.5. Sự cạnh tranh của các đơn vị sản xuất trong ngành 23

Chương 2. Thực trạng về quản lý sản xuất tại Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 26

2.1. Giới thiệu tổng quan về Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 26

2.2. Thực trạng quản lý sản xuất của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 27

2.3. Tình hình lao động của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 32

2.3.1. Cơ cấu theo độ tuổi 32

2.3.2. Cơ cấu theo trình độ văn hoá 33

2.4. Thực trạng về cung cấp và dự trữ nguyên liệu cho sản xuất 34

2.5. Thực trạng về máy móc thiết bị và công nghệ 40

2.6. Thực trạng về sản phẩm của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 47

2.7. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất của nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 51

2.7.1. Sản lượng sản xuất 51

2.7.2. Tiêu hao vật tư và giá thành sản phẩm 52

2.7.3. Chất lượng sản phẩm 56

2.7.4. Dự trữ vật tư 56

2.8. Đánh giá thực trạng công tác quản lý sản xuất tại nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 59

2.8.1. Những ưu điểm 59

2.8.2. Những tồn tại 59

2.8.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý 59

2.8.2.2. Cơ chế quản lý 60

2.8.2.3. Trình độ lao động 61

2.8.2.4. Quản lý việc dự trữ, cấp phát vật tư 62

2.8.2.5. Kết quả khai thác công suất thiết bị 64

2.8.2.6. Quản lý kho vật tư và sản phẩm 64

Chương 3. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 66

3.1. Hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý 67

3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý 67

3.1.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý 69

3.1.2.1. Tổ chức lại phòng kỹ thuật sản xuất 69

3.1.2.2. Thành lập phòng cơ điện 71

3.2. Công tác đào tạo huấn luyện 73

3.3. Hoàn thiện quản lý vật tư 73

3.3.1. Định mức tồn kho hợp lý 73

3.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý kho vật tư 76

3.3.3. Sử dụng nguyên liệu chi phí thấp 77

3.4. Hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị 78

3.4.1. Công tác quản lý máy móc thiết bị 78

3.4.2. Đầu tư cải tiến máy móc thiết bị 80

3.5. Hợp lý hoá sản xuất 83

3.5.1. Quản lý quy trình sản xuất 83

3.5.2. Sử dụng hợp lý chi phí điện năng 85

3.5.3. Công tác sáng kiến, cải tiến, hợp lý hoá sản xuất 89

3.5.3.1. Giảm hao hụt trên các công đoạn 89

3.5.3.2. Giảm thời gian nghiền hồ 90

3.5.3.3. Giảm chu kỳ nung 91

3.6. Thúc đẩy công tác tiêu thụ 93

Kết luận 96

Danh mục tài liệu tham khảo 99

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất gạch ốp lát tại Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thích ứng với thị trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra phải tổ chức quản lý nguyên liệu vật liệu sao cho không có sự thất thoát để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế tại nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ, với các nguyên liệu xương (đất sét, feldspar...) luôn luôn được cung ứng kịp thời. Các nguyên liệu men màu nhập ngoại, và các nguyên liệu mua lẻ khác thường cung ứng không kịp thời cho sản xuất. Trong kho luôn xảy ra hiện tượng, nguyên liệu này thì thừa, nguyên liệu kia lại thiếu. Nguyên liệu được dự trù và đặt hàng phục vụ đủ cho khoảng 3 tháng sản xuất. Sau khi đặt hàng gần 2 tháng thì nguyên liệu mới về tới Nhà máy. Trong thời gian 5 tháng này, tình hình sản xuất đã có nhiều biến động do thị hiếu thị trường thay đổi, và trình độ công nghệ thay đổi. Mặt khác, nguyên liệu nhập ngoại thường được mua theo giá FOB bằng đồng EURO hoặc USD sẽ chịu sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Các nguyên liệu mua lẻ của các nhà cung ứng trong nước thường gặp phải tình huống không có hàng ngay. Điều này rất ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. 2.5. Thực trạng về máy móc thiết bị và công nghệ Sơ đồ hệ thống máy móc thiết bị trên dây chuyền sản xuất chính của Nhà máy được trình bày trong sơ đồ 2.2. Đặc điểm hoạt động của các thiết bị trên dây chuyền chính. + Hệ thống xe xúc lật, cân điện tử, băng tải, máy nghiền hồ, và bể chứa: Hệ thống xe xúc lật, cân điện tử, băng tải, và các máy nghiền hồ, hoạt động gián đoạn theo từng mẻ. Máy xúc lật xúc các loại nguyên liệu xương lên phễu cân điện tử để cân định lượng theo bài phối liệu, với mỗi mẻ cân là 21 tấn phối liệu khô (khoảng 28 tấn nguyên liệu ẩm). Khi cân đủ, hệ thống băng tải nạp vận chuyển nguyên liệu từ phễu cân nạp vào máy nghiền. Khi nạp đầy, máy nghiền hoạt động cho đến khi hồ nghiền đạt độ mịn thì xả xuống bể khuấy qua hệ thống ống dẫn và sàng rung. Khi xả hết thì lại lặp lại chu trình mới. Ba máy nghiền hoạt động với chu trình so le nhau. Ba bể chứa dùng để lưu chứa hồ nghiền và ủ đồng nhất hồ. + Bơm màng, bơm pittông, tháp sấy phun, băng tải, gầu nâng, cylo: Hệ thống bơm màng, bơm pittông, và tháp sấy phun hoạt động gián đoạn theo từng đợt. Các máy này hoạt động đồng thời và phụ thuộc lẫn nhau. Bơm màng hút hồ từ các bể khuấy bơm qua sàng rung xả vào bể chứa trung gian, bơm pittông hút hồ từ bể chứa trung gian bơm lên tháp sấy phun sấy khô tạo hạt bột. Bột ra khỏi máy sấy phun được hệ thống băng tải, gầu nâng nạp vào cylo chứa. Bốn cylo dùng để chứa bột sấy phun và ủ đồng nhất bột. + Hệ thống băng tải, gầu nâng, phễu chứa bột, máy ép, sấy đứng, dây chuyền tráng men, máy in lưới, và máy nạp tải: Từ hệ thống băng tải, gầu nâng ở đáy cylo chứa bột cho đến phễu chữa bột ép, máy ép, máy sấy đứng, dây chuyền tráng men, máy in lưới, và máy nạp tải hoạt động liên tục, đồng thời, và phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống băng tải, gầu nâng lấy bột ở các cylo đưa sang phễu chứa bột cho máy ép. Phễu chứa bột cung cấp bột cho máy ép, ép tạo hình thành viên gạch mộc. Mộc ra khỏi máy ép đi thẳng vào máy sấy đứng để sấy khô đến độ ẩm cần thiết. Mộc ra khỏi sấy đứng đi qua các máy phun ẩm, chuông tráng engobe, chuông tráng men, máy in lưới trang trí hoa văn và đi vào xe nạp tải. Máy nạp tải có nhiệm vụ nạp gạch mộc vào các xe goòng lưu chứa sản phẩm. Bảng 2.5 Số lượng, năng suất và đặc điểm hoạt động của các máy móc thiết bị chính Tên máy Số lượng Năng suất Đặc điểm hoạt động Máy nghiền hồ xương 3 21 tấn/mẻ.máy Hoạt động gián đoạn theo từng mẻ nghiền Máy nghiền men 2 2tấn/mẻ.máy Hoạt động gián đoạn theo từng mẻ nghiền 2 0,7tấn/mẻ.máy Bể chứa hồ 3 105tấn/bể Chứa theo 5 mẻ nghiền Máy sấy phun 1 8,5tấn/h Hoạt động gián đoạn theo từng đợt sấy hồ xương Cylo chứa bột 3 120tấn/cylo Chứa theo đợt sấy bột Máy ép 2 250hộp/h.máy Hoạt động liên tục từng máy hoặc cả hai máy Máy sấy đứng 1 250hộp/h Hoạt động liên tục Dây chuyền tráng men 2 250hộp/h.dây chuyền Hoạt động liên tục từng dây chuyền hoặc cả hai dây chuyền Xe nạp tải 2 250hộp/h.máy Hoạt động liên tục Sấy môđun 1 300hộp/h Hoạt động liên tục Máy dỡ tải 1 300hộp/h Hoạt động liên tục Lò nung 1 300hộp/h Hoạt động liên tục Máy phân loại 1 250hộp/h Hoạt động liên tục Bảng 2.6 Các thiết bị phụ phục vụ cho dây chuyền sản xuất Máy Số lượng Đặc điểm hoạt động Máy lạnh 2 Hoạt động liên tục theo dây chuyền chính Máy nén khí 2 Hoạt động liên tục theo dây chuyền chính Máy phát điện 1 Chỉ hoạt động khi mất điện lưới Trong hệ thống máy móc thiết bị của Nhà máy, chỉ có máy nghiền hồ xương, máy nghiền men, và máy sấy phun là hoạt động gián đoạn theo từng mẻ, từng đợt. Còn tất cả máy móc thiết bị khác đều hoạt động liên tục. Trong đó: Máy ép, máy sấy đứng, dây chuyền tráng men-in lưới, và xe nạp luôn hoạt động đồng thời cùng một lúc. Nếu bất kỳ máy nào bị sự cố không hoạt động được thì các máy còn lại cũng phải dừng theo. Rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước, Nhà máy không đầu tư chắp vá, mà đầu tư một dây chuyền thiết bị hiện đại và đồng bộ của Italia. Các máy móc thiết bị thuộc model mới nhất trong những năm 2000. ở tất cả các nhà máy, dây chuyền tráng men rất hay bị sự cố gây thiếu gạch mộc vào. Để khắc phục tình trạng này, Nhà máy đã lắp đặt 2 dây chuyền tráng men in lưới, 2 máy nạp tải, và 2 hệ thống đường day kéo xe goòng. Khi một dây chuyền có sự cố cần dừng để sửa chữa thì dây chuyền thứ hai vẫn duy trì hoạt động, đảm bảo cung cấp gạch mộc cho lò nung. Máy sấy phun có công suất lớn gấp 1,5 lần công suất của lò nung đáp ứng cho việc nâng cao năng suất dây chuyền. Máy ép là loại máy ép thủy lực, với lực ép tối đa 2500 tấn. Với máy ép này, Nhà máy có thể sản xuất nhiều loại kích cỡ sản phẩm khác nhau, đặc biệt là sản phẩm kích thước lớn. Tóm lại máy móc thiết bị của nhà máy được trang bị khá hoàn thiện, kết quả mang lại khả quan. Nguồn gốc trang thiết bị chủ yếu nhập từ nước ngoài thông qua việc mua hoặc được chuyển giao công nghệ từ nhiều nước phát triển. Nhưng với nhu cầu ngày càng đa dạng, người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, mẫu mã đẹp, phong phú, do đó nhà máy cần phải khai thác tốt hơn nữa công suất máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động liên tục với năng lực sản xuất ngày càng tăng. Do dây chuyền sản xuất hiện đại mang tính chất liên hoàn, máy móc thiết bị luôn được đầu tư đổi mới đã tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo sự uy tín của nhà máy trên thị trường, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm đi vào sản xuất, một số máy móc thiết bị đã bắt đầu xảy ra các hư hỏng gây ảnh hưởng đến sản xuất. Công nghệ của Nhà máy đang áp dụng được các chuyên gia công nghệ Tây Ban Nha chuyển giao. Công nghệ sản xuất gạch ốp lát Ceramic của Tây Ban Nha, từ trước cho đến nay, đứng hàng đầu thế giới (Tây Ban Nhà là quê hương của sản phẩm gốm). Bên cạnh việc sử dụng Know-how, đội ngũ kỹ thuật của Nhà máy tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, Nhà máy còn duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tuy nhiên, điều kiện thực tế không cho phép tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Hiện nay nhà máy chưa phát huy hết công suất của máy móc thiết bị, do khả năng khai thác công suất thiết kế phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ vận hành công nghệ, tiêu thụ sản phẩm. Các cán bộ kỹ thuật và công nhân chưa hoàn toàn nắm vững và làm chủ việc vận hành thiết bị công nghệ trên dây truyền sản xuất. Trong dây chuyền thiết bị - công nghệ sản xuất gạch ốp lát không có máy móc, thiết bị tại công đoạn nào được coi là then chốt hơn công đoạn khác. Trong dây chuyền, hầu như bất kỳ một máy móc thiết bị nào bị sự cố thì đều làm ngừng trệ sản xuất. Do đặc điểm công nghệ, hầu hết tại các công đoạn, bán thành phẩm sau khi đi qua công đoạn này phải đi vào công đoạn liền kề ngay hoặc sau một thời gian rất ngắn. Điều này làm cho các thiết bị có tác động qua lại lẫn nhau rất lớn, thiết bị tại một công đoạn không những khống chế sản lượng của các công đoạn sau nó, mà còn khống chế sản lượng của các công đoạn trước nó. Quan hệ giữa các công đoạn chủ yếu là quan hệ nối tiếp. Quy trình sản xuất gạch men Ceramic là công nghệ khép kín mang tính chất liên hoàn. Các thiết bị không những tác động đến công suất của dây chuyền, mà còn tác động đến chất lượng sản phẩm rất lớn. Thiết bị hoạt động phải đảm bảo hai thông số: thông số công nghệ và thông số thiết bị. Thường thì các thông số thiết bị có thể kiểm soát trực tiếp thông qua các thông số thiết bị cài đặt và thông số thực tế hiển thị. Các thông số công nghệ có nhiều thông số không kiểm tra định lượng trực tiếp được và phải kiểm tra định tính gián tiếp qua chất lượng sản phẩm tại công đoạn khác. Dây chuyền thiết bị thường xuyên phải thay thế mấy chục loại dây đai, vòng bi, thanh dẫn hướng...Một mặt, phải luôn có phụ tùng dữ trữ thay thế kịp thời. Mặt khác, khối lượng phụ tùng dữ trữ trong kho phải tối thiểu, Phân xưởng cơ điện được giao nhiệm vụ thường xuyên phải theo dõi sự hoạt động của các máy móc thiết bị trên toàn dây chuyền. Từ đó, lập dự trù danh mục các phụ tùng thiết bị sắp phải thay thế để Nhà máy có kế hoạch mua dự phòng hoặc tìm nguồn cung ứng trước. Từ đặc điểm dây chuyền thiết bị như trên đòi hỏi phải có phương án quản lý máy móc thiết bị như thế nào để khai thác tối đa công suất của dây chuyền. Để vận hành khai thác có hiệu quả và tiến tới chủ động điều hành được dây truyền sản xuất có mức tự động hoá cao là yếu tố cần thiết và quyết định đối với quá trình sản xuất. Do vậy việc tổ chức đào tạo cán bộ công nhân cho nhà máy tại nước ngoài về phương pháp vận hành tối ưu các thiết bị dây truyền có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất của nhà máy. Tổng lượng tiêu hao Sản lượng Lượng tiêu hao riêng Lượng tổn thất = x + Với bất kỳ dây chuyền sản xuất nào, nhà quản lý đều mong muốn khai thác tối đa công suất để giảm chi phí khấu hao tài sản cố định trên một đơn vị sản phẩm. Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch ốp lát thì còn có một mục tiêu quan trọng nữa, đó là giảm tiêu hao nhiên liệu tính trên một đơn vị sản phẩm. Điều này là vì, trong dây chuyền có hệ thống lò nung sản phẩm- nó được ví như chiếc dạ dầy của nhà máy-lượng tiêu hao nhiên liệu được tính theo công thức toán học sau: Ngoài lò nung ra, thì tiêu hao nhiên liệu của thiết bị sấy phun cũng tuân theo công thức trên. Theo công thức trên cho thấy, lượng nhiên liệu tổn thất không đổi khi sản lượng thay đổi. Như vậy, nếu tăng sản lượng lên thì lượng tổn thất tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm, tương ứng với lượng nhiên liệu tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Mặt khác, do đặc điểm cấu tạo đặc biệt của lò nung, việc tăng hay giảm nhiệt độ trong lò không thể tăng giảm đột ngột được, mà phải thay đổi từ từ theo thời gian. Trong quá trình thay đổi nhiệt độ, hay giữ ổn định ở một nhiệt độ, lò vẫn tiếp tục tiêu thụ nhiên liệu cho dù có hay không có sản phẩm. Thực tế nhà máy thời gian trống lò hàng tháng từ 80 –100h. Do đó, các nhà quản lý luôn luôn phải tìm mọi biện pháp để giảm tối thiểu thời gian trống lò-thời gian không có sản phẩm vào và ra lò. Khi xảy ra trống lò phải đánh giá xem khoảng thời gian trống xảy ra trong bao nhiêu thời gian. Từ đó, quyết định nên hạ nhiệt độ lò xuống nhiệt độ môi trường hay duy trì ở một nhiệt độ nhất định nào đó. 2.6. Thực trạng về sản phẩm của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là gạch lát nền kích thước 400x400mm. Chất lượng sản phẩm đứng vào loại trung bình khá trên thị trường. Mẫu mã, hoa văn, màu sắc phong phú phù hợp thị hiếu của các khu vực khác nhau (Thành phố và nông thôn). Nhà máy chưa sản xuất được nhiều loại kích thước khác nhau như: 300x300mm, 500x500, và lớn hơn. Đặc biệt, Nhà máy chưa sản xuất sản phẩm gạch ốp tường. Bảng 2.7 Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm Chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn Việt nam TCVN6414 Tiêu chuẩn châu âu EN177 Sản phẩm Nhà máy Độ hút nước % 3 – 6 3 – 6 4 - 5 Cường độ bền uốn KG/cm2 > 200 > 200 > 245 Độ cứng bề mặt Mosh > 4 > 5 4 Độ chịu mài mòn Cấp II II II Độ bền hóa A A A Độ bền nhiệt Loại 1 Loại 1 Loại 1 Sai lệch kích thước < 0,6% < 0,6% 0,6 – 0,7% Sản phẩm của Nhà máy đảm bảo các chỉ tiêu về độ hút nước, độ cứng bề mặt, độ chịu mài mòn, độ bề hoá, và độ bền nhiệt. Riêng chỉ tiêu độ bền uốn, thì sản phẩm của Nhà máy vượt trội rất nhiều. Tuy nhiên, việc cường độ bền uốn quá cao đã gây khó khăn cho việc cắt nhỏ. Vì vậy, Nhà máy không thể sản xuất gạch chân tường. Mặt khác, người thợ xây dựng cũng rất ngại khi phải cắt ghép ở các vị trí góc, cạnh của công trình do mất nhiều thời gian, và khó khăn. Về độ phẳng và kích thước thì sản phẩm của Nhà máy đã vượt phạm vi cho phép. Lớp men phủ và các chất màu trang trí sản phẩm hoàn toàn sản xuất từ nguyên liệu nhập ngoại của Tây Ban Nha. Vì vậy, sản phẩm có độ bóng, độ chịu mài mòn và độ bền màu hơn hẳn sản phẩm của một số nhà máy khác. Hệ thống kho lưu chứa gồm nhiều kho nằm ở các vị trí khác nhau. Kho sản phẩm chỉ có sức chứa khoảng 300.000 hộp sản phẩm, ngoài ra, sản phẩm phải xếp ngoài trời. Hiện nay, trên thị trường nội địa thương hiệu gạch Redstar đang phải đối mặt với rất nhiều thương hiệu khác đã có uy tín trên thị trường. Đó là sản phẩm của các hãng: Vĩnh Phúc, Viglacera, CMC, Long Hầu, Thanhcera, Hồng Hà ... Với tình hình tiệu thụ gạch ốp lát như hiện nay, nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ cần rà soát lại những mẫu tiêu thụ tốt và không tốt để sớm có hướng đi đúng, nên cắt lô ngay những mẫu cũ, không phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm thu hồi vốn để quay vòng sản xuất. Đồng thời đây cũng là điều kiện tốt để nhà máy chiếm lĩnh thị phần và nâng cao thương hiệu. Theo số liệu về Báo cáo thị trường của nhà máy đầu năm 2005, thị phần tiêu thụ của nhà máy với khu vực thị trường 5 tỉnh bao gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Việt Trì có những thuận lợi và khó khăn sau: + Thuận lợi: đây là khu vực dân cư có thu nhập trung bình trong cả nước đặc biệt là khu vực Quảng Ninh, Bắc Ninh là 2 tỉnh hiện nay có xu hướng phát triển kinh tế cao, thu nhập bình quân trên một đầu người hai tỉnh này ngày một cao, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng từ nông thôn đến thành thị tiềm năng rất lớn, đây là những thị trường triển vọng để phát triển lâu dài của Nhà máy. Ngoài ra Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ được xây dựng giữa 2 trung tâm của khu vực trên, nên các tuyến đường vận chuyển tới đại lý rất thuận lợi. + Khó khăn: * Với 2 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ là trung tâm sản xuất gạch Ceramic lớn nhất trong cả nước với bao gồm 7 thương hiệu là : Đại Việt, Hoàn Mỹ, Vĩnh Phúc, Hoa Cương, Thăng Long – Viglacera, CMC, Thanh Hà. Với 7 thương hiệu hoạt động tại 2 tỉnh này do vậy thị trường này cạnh tranh rất khốc liệt. * Với thị trường Quảng Ninh là tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, do đó gạch Trung Quốc tập trung tiêu thụ chiếm 50% thị phần, còn lại 50% thị phần của gần 40 hãng gạch khác nhau Do đó thị trường của nhà máy tập trung chủ yếu là 2 tỉnh còn lại là Bắc Ninh, Bắc Giang. Với 5 tỉnh có tổng dân số: 5.738.900 người. Trong đó: Bắc Ninh: 930.000 người, Quảng Ninh: 1.028.000 người, Bắc Giang: 1.476.228 người, Vĩnh Phúc: 1.062.000 người, Phú Thọ: 1.242.000 người. Theo cách tính của hiệp hội gốm sứ Việt Nam thì khả năng tiêu thụ bình quân 1m2 người/năm, thì tổng số nhu cầu tại khu vực 5 tỉnh này là: 5,7 triệu m2/ năm. Căn cứ vào tổng sản lượng ta có thể chia nhu cầu thị trường làm 3 nhóm để phân định rõ thị phần của từng loại sản phẩm Ceramic nói chung và sản phẩm Redstar nói riêng như sau: - Nhóm 1: Nhóm người có thu nhập thấp (Vì tại các khu vực này vẫn chiếm 70% dân số làm nông nghiệp) Nhóm khách hàng có nhu cầu sản phẩm có giá bán lẻ khoảng: 40.000 đến 47.000đ/hộp chiếm 50% bao gồm các thương hiệu: Vĩnh Phúc, Hoa Cương, Hoàn Mỹ, gạch Trung Quốc và gạch phế phẩm, cắt lô của các nhà máy trong khu vực, ước tính sản lượng tiêu thụ ở nhóm này tại 5 tỉnh khoảng 2,85 triệu m2/năm. - Nhóm 2: Nhóm người có thu nhập trung bình Nhu cầu sản phẩm của nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình giá trong khoảng từ 50.000 đến 65.000đ/m2 chiếm khoảng 35% thị phần bao gồm các thương hiệu Viglacera, CMC, Coveco, Vitaly, Long Hầu, Milalos, Thanhcera, Hồng Hà, Redstar và khoảng 10 đến 15 nhà máy trong khu vực phía nam, ước tính sản lượng tiêu thụ ở nhóm này tại khu vực 5 tỉnh khoảng 2 triệu m2/năm. - Nhóm 3: Nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao Nhóm này chiếm khoảng 15% có giá bán lẻ trên 70.000 đ/hộp là thị phần của sản phẩm cao cấp như: Các hãng Granit, Đồng Tâm,Whitehous, Eurotiels ... ước tính sản lượng tiêu thụ của nhóm này tại 5 tỉnh khoảng 0,85 triệu m2/năm. Như vậy, sản phẩm của nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ phải cạnh tranh trong nhóm thứ 2 nơi có mức cạnh tranh cao nhất, đây là một điều tương đối khó đối với tất cả các hãng đứng trong nhóm thứ 2, và Redstar phải cạnh tranh với ít nhất 20 nhà sản xuất khác. 2.7. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ Nhà máy được đầu tư một dây chuyền đồng bộ, tiên tiến và hiện đại của Italia với công suất 2.000.000 hộp sản phẩm/năm, trung bình 182.000 hộp sản phẩm/tháng (tính mỗi năm sản xuất 11 tháng). Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhà máy chưa phát huy được công suất tối đa của máy móc thiết bị, hao hụt tại các công đoạn sản xuất lớn, tiêu hao vật tư cao, chất lượng sản phẩm A1 thấp, giá thành sản phẩm của Nhà máy luôn cao hơn các nhà máy khác, gây khó khăn trong công tác tiêu thụ và giảm hiệu quả sản xuất. 2.7.1. Sản lượng sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm 2005, Nhà máy chưa khai thác tối đa công suất của dây chuyền thiết bị. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 2.8, 2.9. Bảng 2.8 sản lượng sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2005 Sản lượng (Hộp) Trung bình Tháng1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 164.000 159.000 168.000 166.000 165.000 167.000 165.000 Bảng 2.9 Hao hụt tại các công đoạn sản xuất Tỷ lệ hao hụt tại các công đoạn (%) ép - sấy đứng Tráng men - in lưới Nạp - dỡ tải Lò nung 0,5 1,5 0,5 3,5 Theo số liệu trong bảng 2.8 và 2.9, sản lượng bình quân 6 tháng đầu năm chỉ đạt 90,7% năng suất thiết kế của dây chuyền, tổng hao hụt tại các công đoạn là 6,0%. Đặc biệt là số liệu hao hụt ở công đoạn lò nung là 3,5% làm tăng chi phí, vì bán thành phẩm ở công đoạn lò nung đã chứa đến 90% chi phí sản xuất. Một số nguyên nhân gây hao hụt và giảm năng suất. + Các máy móc thiết bị thường xảy ra sự cố đột xuất, công tác khắc phục chậm gây thiếu bán thành phẩm vào lò nung phải để trống lò. + Trình độ công nhân vận hành máy in còn thấp làm giảm năng suất làm việc của các máy in. + Cường độ của gạch mộc thấp do chưa đưa ra được các thông số công nghệ phù hợp. Với năng suất thấp, hao hụt lớn đã làm tăng tiêu hao vật tư cho sản xuất. 2.7.2. Tiêu hao vật tư và giá thành sản phẩm Kết quả tiêu hao một số vật tư chính trong 6 tháng đầu năm 2005 được trình bày trong bảng 2.10. Bảng 2.10 tiêu hao vật tư chính Chỉ tiêu ĐVT Định mức Thực hiện 6 tháng đầu năm 2005 Nguyên liệu xương Kg/hộp 20,000 20,089 Nguyên liệu men màu Kg/hộp 0,840 0,859 Bao bì Cái/hộp 1,002 1,010 Gas Kg/hộp 1,050 1,130 Dầu Lít/hộp 0,700 0,780 Điện KW/hộp 3,000 2,900 Số liệu trích trong bảng tổng kết kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 6 tháng đầu năm 2005 của phòng kỹ thuật sản xuất Nhà máy Qua số liệu trong bảng 2.10 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2005, một số chỉ tiêu tiêu hao vật tư có giá trị lớn như: men màu, gas, và dầu đều vượt giá trị định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Để có thể đánh giá một cách chính xác ảnh hưởng của năng suất dây chuyền, tiêu hao vật tư đến giá thành sản phẩm, ta xem xét kết cấu giá thành của sản phẩm nêu trong bảng 2.11. Bảng 2.11 Kết cấu giá thành 6 tháng đầu năm 2005 Khoản mục chi phí ĐVT Tiêu hao Đơn giá Thành tiền (đồng/hộp) Nguyên vật liệu chính đ 12.597,0 Nguyên liệu xương Kg 20,089 158,992 3.194,0 Nguyên liệu men, màu Kg 0,859 9.001,746 7.732,5 Bao bì Cái 1,010 1.654,000 1.670,5 Nguyên vật liệu phụ đ 0,754 284,881 214,8 Nhiên liệu, động lực đ 19.045,2 Gas hoá lỏng Kg 1,130 10.424,000 11.779,1 Dầu diesel Lít 0,780 6.527,000 5.091,1 Điện KW 2,900 750,000 2.175,0 Tiền lương CNSX đ 1.128,3 Các khoản trích theo lương đ 179,1 Chi phí sản xuất chung đ 2.445,6 KHTSCĐ đ 5.162,1 Lãi vay phải trả đ 1.725,9 Chi phí QLDN đ 651,4 Cộng đ 43.149,4 Theo nguồn số liệu thống kế của phòng kế toán Nhà máy Qua số liệu trong các bảng 2.8, 2.9, 2.10 và 2.11 cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa sản lượng sản xuất, hao hụt tại các công đoạn, tiêu hao vật tư với giá thành sản phẩm. Nhìn vào bảng kết cấu giá thành ta thấy chi phí vật tư, chi phí tiền lương (Nhà máy áp dụng biện pháp trả lương theo đơn giá sản phẩm) tính trên 1 hộp sản phẩm không thay đổi nhiều theo năng suất dây chuyền. Nhưng trái lại, các khoản chi phí trích theo lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay tính trên 1 hộp sản phẩm sẽ phụ thuộc rất lớn vào sản lượng sản xuất hàng tháng, hàng năm. Cụ thể ta so sánh giá thành sản phẩm 6 tháng đầu năm 2005 (sản lượng bình quân đạt 165.000hộp/tháng) với giá thành sản phẩm khi đạt năng suất 180.000hộp/tháng. Số liệu trong bảng 2.12. Bảng 2.12 So sánh giá thành sản phẩm khi sản lượng đạt 165.000 hộp/tháng và khi sản lượng đạt 180.000 hộp/tháng Khoản mục chi phí ĐVT Tiêu hao Thành tiền (đồng/hộp) 165.000 hộp/tháng 180.000 hộp/tháng Nguyên vật liệu chính đ 12.597,0 12.597,0 Nguyên liệu xương Kg 20,089 3.194,0 3.194,0 Nguyên liệu men, màu Kg 0,859 7.732,5 7.732,5 Bao bì Cái 1,010 1.670,5 1.670,5 Nguyên vật liệu phụ đ 0,754 214,8 214,8 Nhiên liệu, động lực đ 19.045,2 19.045,2 Gas hoá lỏng Kg 1,130 11.779,1 11.779,1 Dầu diesel Lít 0,780 5.091,1 5.091,1 Điện KW 2,900 2.175,0 2.175,0 Tiền lương CNSX đ 1.128,3 1.128,3 Các khoản trích theo lương đ 179,1 164,2 Chi phí sản xuất chung đ 2.445,6 2.241,8 KHTSCĐ đ 5.162,1 4.731,9 Lãi vay phải trả đ 1.725,9 1.582,1 Chi phí QLDN đ 651,4 597,1 Cộng đ 43.149,4 42.302,4 Chênh lệch giá thành giữa 2 sản lượng là 847,0đ/hộp Theo số liệu ở bảng trên, khi tăng sản lượng sản xuất từ 165.000 hộp /tháng đến 180.000 hộp/tháng (tăng 9,091%) thì giá thành sản phẩm giảm từ 43.149,4đ/hộp xuống còn 42.302,4đ/hộp (giảm 847,0đ/hộp – 1,963%). 2.7.3. Chất lượng sản phẩm Ngoài các yếu tố nêu trên thì tỷ lệ chất lượng thấp. Sản phẩm loại A1 chỉ chiếm 65,0%, loại A2 chiếm 15,0%, còn lại là loại A3 và A4. Điều này cũng góp phần làm giảm giá bán bình quân, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất. Theo kết quả thống kê các loại khuyết tật gây hạ loại sản phẩm của Phòng kỹ thuật Nhà máy thì các yếu tố làm giảm chất lượng sản phẩm như sau: + Khuyết tật sứt góc, mẻ cạnh, nứt xương chiếm 45% - do yếu tố thiết bị. + Khuyết tật lệch lưới, lệch màu chiếm 35%- do trình độ tay nghề của công nhân vận hành máy in lưới. + Khuyết tật kích thước, độ phẳng chiếm khoảng 5%-do trình độ công nhân vận hành lò nung. 2.7.4. Dự trữ vật tư Nhà máy đang thực hiện dự trữ vật tư phục vụ sản xuất theo hàng quý. Trên cơ sở từ số liệu tiêu hao vật tư của kỳ trước, dự kiến độ biến động, và sản lượng kế hoạch để mua vật tư phục vụ sản xuất cho cả quý tiếp theo. Điều này thường dẫn đến tình trạng có vật tư tồn kho lớn, có vật tư lại phải mua bổ sung riêng lẻ giữa kỳ. Do đó, một mặt gây chậm tiến độ sản xuất, mặt khác gây tăng chi phí tồn kho. Trong sản xuất, Nhà máy sử dụng rất nhiều chủng loại vật tư. Do điều kiện không thu thập được đầy đủ các chủng loại vật tư nhỏ lẻ, vật tư giá trị thấp, nên ta chỉ nghiên cứu các vật tư nhập ngoại, có giá trị cao. Số liệu tồn kho một số vật tư nhập ngoại với giá trị lớn tại 3 thời điểm kiểm kê kho của Nhà máy được thể hiện trong bảng 2.13. Bảng 2.13 một số vật tư tồn kho Nhà máy Loại vật tư ĐVT Các thời điểm kiểm kê năm 2005 Đơn giá (đ/Kg) 7h00/1/1 7h00/1/4 7h00/1/7 Men engobe Kg 35000 52000 95000 12000,0 Men trong Kg 135000 271000 173000 9500,0 Men đục Kg 128000 73550 153000 11000,0 Men in Kg 17000 25000 21000 25000,0 Dung môi Kg 11000 17000 13000 23000,0 Keo định vị Kg 5000 13000 9000 18000,0 Màu vàng Kg 750 630 570 183000,0 Màu cam Kg 550 1270 1170 161000,0 Màu đỏ Kg 730 1320 830 247000,0 Màu nâu Kg 310 330 520 122000,0 Màu đen Kg 270 1600 1100 283000,0 Xanh Kg 155 870 770 265000,0 Giá trị đ 4.439.915.000 6.626.960.000 6.528.980.000 Nguồn số liệu của phòng kế toán Nhà máy Theo thông tin từ phòng kế hoạch vật tư, Nhà máy thường ký các hợp mua vật tư nhập ngoại một cách gối đầu theo hàng quý. Do đó, giá trị các vật tư nhập ngoại tồn kho hàng tháng luôn duy trì ở mức 4,4 đến 6,7tỷ. Bảng 2.14 kết quả sử dụng vật tư Loại vật tư ĐVT Lượng sử dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van hoan thien.doc
  • xlsDo-thi.xls
  • doclam trinh chieu.doc
  • docLuan van da hoan thien.doc
  • docPhan mo dau.doc
  • docSo do.doc
Tài liệu liên quan